Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Luận văn sử dụng tác phẩm văn học trong nghệ thuật tạo hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.58 KB, 30 trang )

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1 – Lý do chọn đề tài:
Chúng ta đã bước sang một thế kỷ mới thế kỷ XXI là một thế kỷ với
nền văn minh thứ 3 (nền văn minh tin học) công nghệ sinh học, vật liệu mới,
năng lực mới, hướng vào nhiệm vụ chung của đất nghiên cứu ta, nền giáo dục
cần phải có những biến đổi mới về mục tiêu, cơ cấu, nội dung, phương pháp
giáo dục. Đại hội Đảng VIII đã khẳng định mục tiêu của nền giáo dục Việt
Nam vẫn là phát triển giáo dục để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Đào tạo những con người có kiến thức văn hoá, khoa học, có
kỹ năng nghề nghiệp lao động tự chủ, sáng tạo và có kỉ luật, giàu lòng nhân
ái, yêu nghiên cứu, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh.
Vì thế trẻ em có quyền sống và phát triển, có quyền được chăm sóc và
bảo vệ.
Các nhà tâm lí học đã khẳng định “Giáo dục Mầm non” là khâu đầu
tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy trường Mầm non là chiếc nôi
đầu tiên thuận lợi nhất để tạo ra tiền đề cho sự hình thành nhân cách con
người mới. Trong đó phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ tham gia vào hoạt động
nghệ thuật là một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra trong giáo dục Mầm
non đặc biệt là trẻ mẫu giáo.
Văn học là một bộ phận cơ bản để hình thành niêm tin đặc biệt nó làm
nảy sinh trí tưởng tượng và tình cảm của trẻ, cho trẻ làm quen với tác phẩm
văn học là nhiệm vụ rất quan trọng, đó là sự dẫn dắt và mở cửa cho con người
đi những bước đi đầu tiên vào thế giới văn học. Văn học trẻ em chưa đựng
trong các tác phẩm nghệ thuật cho trẻ tiếp xúc các tác phẩm văn học. Tiếp xúc
với thế giới văn học, trẻ được làm quen với các từ ngữ, hình ảnh giàu đẹp của


2
dân tộc. Mở mang nhận thức về thế giới xung quanh. Do vậy văn học góp
phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em.


Thông qua tác phẩm văn học góp phần mở rộng hiểu biết của trẻ về
thế giới tự nhiên, môi trường xung quanh và con người, nó giải thích những
hiện tượng sự vật theo lối riêng của trẻ, nó giúp trẻ đi ngược dòng thời gian
quay về với tổ tiên trong trong quá khứ, thông qua câu chuyện giúp trẻ biết
được ông cha ta sống ra sao, chống thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm như thế
nào và những chiến công oanh liệt của ông cha ta.
Thông qua tác phẩm văn học góp phần mở rộng hiểu biết của trẻ về
thế giới tự nhiên, môi trường xung quanh và con người, nó giải thích những
hiện tượng sự vật theo lối riêng của trẻ, nó giúp trẻ đi ngược dòng thời gian
quay về với tổ tiên trong quá khứ, thông qua câu chuyện giúp trẻ biết được
ông cha ta sống ra sao, chống thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm như thế nào
và những chiến công oanh liệt của ông cha ta.
Thông qua tác phẩm văn học còn đưa đứa trẻ đến các vùng núi, đồng
bằng, hải đảo xa sôi đến những danh lam thắng cảnh của đất nghiên cứu từ
thành phố đến các vùng quê hoẻ lánh, biết được vẻ đẹp của quê hương đất
nước mình.
Đặc biệt lứa tuổi Mẫu giáo lớn rất thích ham hiểu biết, thích tìm tòi
khám phá. Thông qua tác phẩm văn học giúp trẻ giải đáp những thắc mắc,
những câu hỏi về hiện tượng tự nhiên xã hội, môi trường sống của con người,
môi trường sống của các loại vật cỏ cây hoa lá từ đơn giản đến phức tạp.
Nhóm nhân vật truyền thuyết là những nhân vật lịch sử được hình
tượng hoá và mỹ hoá, quan niệm thẩm mỹ mang mầu sắc thần thoại họ được
xây dựng gắn với thực hiện hơn.
Để thực hiện mục tiêu đó trẻ em cần được tiếp xúc với tất cả các lĩnh
vực khoa học: Toán, tạo hình, âm nhạc, văn học. Tất cả các hoạt động trong


3
trường Mầm nin đều phát triển toàn diện nhân cách trẻ trong đó cho trẻ làm
quen với tác phẩm văn học giữ một vị trí quan trọng là hành trang cho các em

trên các chặng đường đời.
Việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trong nhà trường là vấn đề cần quan tâm
phát triển một cách toàn diện cho trẻ được thể hiện chương trình chăm sóc
giáo dục Mầm non được lồng ghép nội dung vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ.
VD: Câu chuyện “Sự tích Hồ Gươm” của trẻ Mẫu giáo 5 tuổi. Thông
qua câu chuyện mà trẻ được nghe cô giáo kể trẻ biết được những phong tục
tập quán của dân tộc Việt Nam mà trẻ được tiếp xúc đã mang lại cho trẻ
không ít những điều mới mẻ hấp dẫn.
Văn học mở mang cho trẻ những hiểu biết về thế giới tự nhiên mà còn
mở rộng cho trẻ về xã hội, trẻ tiếp xúc nhiều với tác phẩm văn học nảy sinh
nhu cầu năng lực tự hoạt động nghệ thuật phát triển cao. Văn học giáo dục
thẩm mỹ cho trẻ thông qua tác phẩm một cách cơ bản về hệ thống sẽ góp phần
hình thành phát triển nhân cách trẻ.
Vậy việc kể chuyện cho trẻ nghe phải kể như thế nào là một vấn đề
quan trọng, đối với tôi đó là nhiệm vụ quan trọng ở trường Mầm non. Nó
không những giúp trẻ phát triển ngôn nữ mà còn có khả năng sáng tạo ra theo
trí tưởng tượng của trẻ thông qua đó kích thích trẻ sáng tạo ra tác phẩm hoạt
động tạo hình. Nó gợi lên ở trẻ những rung cảm lành mạnh từ đó hình thành ở
trẻ tình cảm đạo đức tình cảm thẩm mỹ, trên cơ sở đó trẻ say mê sáng tạo
trong lĩnh vực nghệ thuật.
Việc sử dụng tác phẩm văn học trong hoạt động tạo hình là một dạng
hình thức tiết học đã được thực hiện ở các trường Mầm non. Nhưng trên thực
tế mục đích yêu cầu của dạng hình thức tiết học này đặt ra chưa sâu, chưa đáp
ứng được nhiệm vụ giáo dục.


4
* Để giải quyết vấn đề trên đáp ứng với nhu cầu phát triển của trẻ
Mầm non đặc biệt là trẻ Mẫu giáo lớn, đáp ứng với nhu cầu của sự nghiệp
giáo dục.

VD: Truyện truyền thuyết sự tích “Hồ Gươm” là một câu chuyện
truyền thuyết hay phù hợp với tình cảm đặc điểm tâm lý và cảm nghỉ của trẻ
các nhân vật thật gần gũi với trẻ giúp trẻ tư duy tưởng tượng phát triển mạnh
mẽ là một câu chuyện được tiến hành cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi.
Để giải quyết vấn đề trên đề tài chúng em chọn “Thực trạng việc sử
dụng tác phẩm văn học trong hoạt động tạo hình” theo hướng tích hợp. Có
ý nghĩa giáo dục cao đối với trẻ do đó chúng em mới chọn đề tài này.
2 - Mục đích nghiên cứu.
Trước đây tác phẩm văn học là 1 quá trình sư phạm được xây dựng
trên cơ sở cùng hợp tác hành động của tập thể trẻ và cô giáo còn là lớp Mẫu
giáo ghép 2 –3 độ tuổi, không có lớp riêng 3 – 4 tuổi và chỉ có lớp 5 tuổi theo
chương trình cải cách. Hoạt động văn học chưa sáng tạo còn dạy theo chương
trình cải cách không lồng ghép các nội dung bộ môn vào trong tiết học, trẻ
chưa khắc sâu được kiến thức vào trong các hoạt động.
Trong chương trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường
Mầm non nhiều giáo viên lại chưa giúp trẻ cảm nhận được đầy đủ tác phẩm
văn học chưa khắc sâu kiến thức cho trẻ.
VD: Trong câu chuyện “Sự tích Hồ Gươm” trong truyện trước đây
thực hiện một cách máy móc, dập khuôn chưa sáng tạo cô còn dạy trên 3 loại
tiết, tiết nào riêng tiết đó không tích hợp.
Tiết 1: Nghe kể chuyện: Giúp trẻ cảm nhận nội dung chính của truyện.
Tiết 2: Giúp trẻ hiểu nội dung, ghi nhớ trình tự câu chuyện phân biệt
ngữ điệu của các nhân vật, sự vật, hiện tượng.
Tiết 3: Dạy trẻ kể lại chuyện hoặc tập đóng kịch…


5
Nhưng hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả giờ học cô giáo đã dạy theo
hướng đổi mới giáo dục không còn loại 3 tiết như trên chỉ còn 1 tiết tức là cô
tích hợp trong hoạt động chung là sự đan xen hoà quyện, xen kẽ vào nhau chứ

không phải đặc cạnh nhau của nhiều môn học. Trong môn văn học giáo viên
có thể kết hợp tạo hình, âm nhạc, toán, MTXQ … vì vậy đòi hỏi giáo viên
phải chuyển đổi linh hoạt, đan xen sao cho trẻ vẫn hứng thú mà tiết học vẫn
đạt được hiệu quả cao.
Do đặc trưng của tuổi Mẫu giáo, dạy học cần phải linh hoạt, kết hợp
các hình thức tổ chức, có biện pháp cũng như các môn học khác nhau các tri
thức khác nhau để trẻ hăng say tích cực tìm tòi học tập, không bị nhàm chán.
VD: Truyện truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” trong chủ điểm “Qui
định – Bác Hồ” lồng ghép các nội dung tích hợp tạo hình, toán, âm nhạc, ….
Từ những lý do trên điều tra thực trạng việc sử dụng tác phẩm văn học
trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non Hoa Sen thị trấn
Yên Ninh nhằm mục đích nâng cao việc tổ chức thực hiện tác phẩm văn học
trong hoạt động tạo hình tại trường Mầm non giúp cho giáo viên biết trước
được, trước khi kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe giáo viên phải nắm chắc
được nội dung câu chuyện, bài thơ.
Hình thành ở trẻ sự cảm thụ văn học, sự sáng tạo của giáo viên trong
khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học để trẻ nhận ra vẻ đẹp trong các tác
phẩm giành cho các em. Thông qua đó trẻ phát triển óc thẩm mỹ.
Giúp cho phụ huynh thấy được vai trò của việc lồng ghép hoạt động
tạo hình trong tác phẩm văn học cho trẻ ở trường Mầm non và ở gia đình
thông qua câu chuyện như chuyện “Sự tích bành trưng, bánh dầy”. Xuất phát
từ đặc điểm, đặc trưng của truyện giáo viên phải đưa ra được những đặc trưng
của truyện khả năng sáng tạo của giáo viên trong khi đúc kết được. Thế giới
nghệ thuật hấp dẫn đối với trẻ, đặc điểm thẩm mĩ của truyện giáo dục các


6
cháu ngoan ngoãn, nghe lời cô giáo, ông bà, cha mẹ, anh chị và bạn bè xung
quanh.
Giáo dục các cháu hiểu biết được sự kết tinh và nghệ thuật hoá của

những quan niệm cổ xưa về thế giới và sự tôn sùng thần thành đó mà người ta
sáng tạo và tín ngưỡng nguyên thuỷ, khi tế lễ các thần không thể thiếu được
các vật chất tượng trưng cho các thần các tính cách của các nhân vật trong
truyện.
Trên cơ sở lý luận của các nhà khoa học liên ngành có liên quan đến
đề tài, từ thực tế khi sử dụng tác phẩm văn học trong hoạt động tạo hình ở các
trường Mầm non mà em chọn hệ thống hoá và đề xuất một số ý kiến khi sử
dụng tác phẩm văn học trong hoạt động tạo hình theo hướng tích hợp.
Điều tra về thực trạng sử dụng tác phẩm văn học trong hoạt động tạo
hình cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non Hoa Sen thị trấn Yên Ninh – Yên
Khánh –Ninh Bình.
3 – Nhiệm vụ nghiên cứu.
* Sách tuyển tập:
- Chương trình cải cách, đổi mới độ tuổi 3 – 4 tuổi, 4 – 5 tuổi, 5 – 6 tuổi.
- Tuyển tập thơ, truyện đổi mới ở độ tuổi 3– 4 tuổi, 4 – 5 tuổi, 5 – 6 tuổi.
* Sách giáo trình.
* Điều tra thực trạng trên cô.
* Đề xuất một số ý kiến và tiến hành thực nghiệm tại trường Mầm non
Hoa Sen thị trấn Yên Ninh – Yên Khánh – Ninh Bình.
4 – Phương hướng nghiên cứu.
+ Phương pháp lý luận, tổng hợp phân tích những tài liệu có liên quan.
+ Phương pháp điều tra thực trạng (bằng phiếu ankét).


7
+ Phương pháp thực nghiệm.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp trò chuyện, đàm thoại.
+ Phương pháp thống kê phân loại.



8

PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

I – Cơ sở giáo dục học Mầm non.
Giáo dục mẫu giáo nhằm đạt tới mục đích phát triển chung là sự phát
triển cơ sở và hình thành những thuộc tính tâm lý chung và những năng lực
chung nhất ở trẻ. Đó là sự tác động đồng bộ đến nhân cách toàn vẹn của trẻ
qua nhiều hình thức tổng hợp.
1.1 – Nhiệm vụ giáo dục mầm non.
Nhiệm vụ đặc ra trong quá trình giáo dục mầm non là phát triển con
người toàn diện chính vì vậy cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học mà
đặc biệt là thực trạng khi sử dụng tác phẩm văn học trong hoạt động tạo hình
góp phần giáo dục trẻ mầm non nhằm phát triển toàn diện nhân cách trẻ về
các mặt như trí tuệ, đạo đức, thể chất, thẩm mĩ và ngôn ngữ. Trong những
năm gần đây thì thơ, chuyện có giá trị nổi bật trong việc giáo dục thẩm mĩ
chung cho trẻ.
Xác định mục tiêu chỉ ra nội dung phương pháp và hình thức chăm
sóc và bảo vệ giáo dục trẻ ở độ tuổi 0 – 6 tuổi là giai đoạn ban đầu hình thành
và phát triển nhân cách trẻ.
1.2 – Giáo dục thẩm mĩ.
Mỗi con người chúng ta sống không thể thiếu được cái đẹp, vẻ đẹp
làm cho cuộc sống con người phong phú, sinh động và nhân bản hơn đối với
trẻ mẫu giáo thì việc giáo dục thẩm mỹ không thể thiếu được làm cho trẻ biết
yêu cái đẹp còn biết sáng tạo ra cái đẹp, nâng niu, giữ gìn cái đẹp.



9
Giáo dục thẩm mĩ là điều kiện không thể thiếu được trong quá trình
giáo dục và hình thành nhân cách trẻ.
Con người sống không thể thiếu cái đẹp, cái đẹp làm cho cuộc sống
trở nên phong phú, sinh động và nhân bản hơn. Nếu thiếu cái đẹp, cuộc sống
trở nên khô cằn, cái cứng, chỉ có cái đẹp thực sự mang tính nghệ thuật thì
cuộc sống của con người mới hoàn thiện – văn học là một loại nghệ thuật,
giáo dục nghệ thuật bằng tác phẩm văn học nhằm khơi gợi cái hay, cái đẹp
trong hình thức của tác phẩm. Truyện là phương tiện hữu hiệu để giáo dục
thẩm mỹ, bởi nó là kết tinh của nghệ thuật ngôn ngữ chọn lọc.
1.3 – Giáo dục thể chất.
Sự phát triển về thể chất là điều kiện vật chất quan trọng ảnh hưởng
trực tiếp đến mọi quá trình phát triển ở trẻ.
Giáo dục thể chất ở trẻ không chỉ đơn giản là phát triển chiều cao,
trọng lượng cơ thể mà điều chủ yếu và cần thiết là năng lượng làm dẻo dai, có
khả năng chống đỡ mọi sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, rèn luyện cho các
giác quan của trẻ trở nên tinh nhạy hơn và đó cũng là yêu cầu cơ bản của giáo
dục thể chất đối với trẻ mẫu giáo.
2 – Nguyên tắc sử dụng tác phẩm văn học trong hoạt động tạo hình.
Trong quá trình sử dụng tác phẩm văn học trong hoạt động tạo hình
phải đảm bảo các nguyên tắc sau.
2.1 – Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục.
Thực hiện nguyên tắc này khi xây dựng nội dung học tập, giáo viên
phải vạch ra những hiện tượng giáo dục cần phải giải quyết.
2.2 – Nguyên tắc dạy học mang tính phát triển.
Dạy học là phương tiện chủ đạo của trí dục, do đó muốn thực hiện tốt
các nhiệm vụ của trí dục thì dậy học phải mang tính phát triển. Đây là nguyên



10
tắc rất quan trọng trong dậy học ở mẫu giáo đòi hỏi ở các em sự nỗ lực khi
tiếp thu tri thức mới với sự giúp đỡ của người lớn khi dạy học không chỉ đưa
ra cho trẻ những nhiệm vụ đòi hỏi sự nỗ lực hoạt động trí tuệ.
Dạy học mang tính phát triển nhưng không quá cao so với khả năng
nhận thức của trẻ, dạy học chỉ đạt kết quả khi trẻ dễ hiểu, vừa sức.
2.3 – Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức.
Có nghĩa là nội dung dạy học (mức độ khối lượng tri thức) phương
pháp dạy học phải phù hợp với khả năng nhận thức.
3.2 – Nhóm phương pháp dạy học trực quan.
Các phương pháp dạy học trực quan. Dạy học đưa vào việc sử dụng
những đối tượng và hiện tượng hiện thực. Nhóm các phương pháp này bao
gồm phương pháp quan sát và trình bày trực quan.
3.3 – Nhóm phương pháp dạy học thực tiễn.
Các phương pháp này sử dụng rộng rãi khi dạy trẻ trong nhiều lĩnh
vực khác nhau. Tạo hình, văn học, âm nhạc … các phương pháp này thực
hiện sử dụng ở trường mẫu giáo là phương pháp luyện tập làm thí nghiệm đơn
giản.
3.4 – Các phương pháp trò chơi.
Trò chơi này nói chung và trò chơi học tập nói riêng có một vai trò
quan trọng trong giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo đặc biệt là mẫu giáo 3 tuổi.
Trò chơi học tập không chỉ là thủ thuật biện pháp của việc dạy học trong hoạt
động chung mà nó còn đóng vai trò như một biện pháp dạy học trong hệ
thống các phương pháp dạy học khác. Có nhiều loại trò chơi có thể làm trò
chơi học tập giao nhiệm vụ phân vai thi đua có khả năng chống đỡ mệt mỏi
của thần kinh cơ bắp, rèn luyện các giác quan của trẻ trở nên tinh nhạy hơn,
một cơ thể trẻ khoẻ mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu những tri
thức văn học của trẻ.



11
II – Cơ sở tâm lý học.
Thực tiễn cho thấy rằng lứa tuổi mầm non tâm sinh lý và ngôn ngữ
phát triển mạnh sự giao tiếp với người xung quanh được mở rộng, tốc độ tích
luỹ vốn từ của trẻ được tăng. Nhà sinh lý giải phẫu học cho biết bộ não của trẻ
5 – 6 tuổi không khác với bộ não người trưởng thành bao nhiêu với 15 tỷ tế
bào thầnh kinh và hàng vạn tế bào phụ trợ khác trong đại não trẻ đã biểu hiện
năng lực trí tuệ qua hoạt động của lời nói, qua suy nghĩ, qua quan sát, tập
trung chú ý, khả năng ghi nhớ, liên tưởng, tưởng tượng và khả năng giải quyết
hoạt động vui chơi, học, sinh hoạt của mình một cách sáng tạo, vốn kinh
nghiệm của trẻ đã tìm ra được những sự vật hiện tượng của thế giới xung
quanh bằng những câu chuyện mà trẻ đã phát triển được óc thẩm mỹ, tư duy,
sáng tạo.
Như vậy đến 5 – 6 tuổi trong hệ cơ quan trong cơ thể đã bắt đầu hoàn
thiện cả về cấu tạo và chức năng đây là điều kiện đầu tiên để giúp các nhà
giáo dục đưa ra một số ý kiến về thực trạng sử dụng tác phẩm văn học trong
hoạt động tạo hình phù hợp với trẻ.
1.1 – Tư duy.
Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực
khách quan mà ta chưa biết.
Trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi tư duy đã phát triển mạnh mẽ về kiểu loại,
các thao tác và thiết lập nhanh chóng mối quan hệ giữa các sự kiện hiện
tượng, thông tin giữa mới và cũ, giữa gần và xa.
Bên cạnh việc tồn tại tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh mẽ
đây là điều kiện thuận lợi để trẻ cảm thụ tốt hình tượng nhân vật, các hình
tượng nhân vật trong các tác phẩm văn học trẻ không chỉ dừng lại ở việc nhận
biết các nhân vật, sự vật, hiện tượng hay cả các động vật, thực vật, những vật



12
vô tri vô giác nhưng đã mang lại tâm trạng, tính cách con người và trẻ bắt đầu
so sánh, phân tích các nhân vật, trong các tác phẩm từ đó nhận xét các nhân
vật một cách sâu sắc hơn.
Đặc biệt giai đoạn này tư duy ngôn ngũ, tư duy trìu tượng đã hình
thành ở trẻ. Đây là bước phát triển mới trong phương thức tư duy và cũng tạo
ra cho trẻ bước phát triển mới trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học
sử dụng trong hoạt động tạo hình.
Với đặc điểm phát triển tư duy trên là điều kiện thuận lợi cho giáo
viên tổ chức thực hiện sử dụng tác phẩm văn học trong hoạt động tạo hình và
cũng dựa trên đặc điểm tư duy này của trẻ mà quá trình tổ chức thực hiện cô
giáo phải chú ý đến kết hợp sử dụng các phương pháp phù hợp đến sự phát
triển tư duy làm cho trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong các tác phẩm.
1.2 - Tưởng tượng.
Tưởng tượng là quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa có trong
kinh nghiệm bằng cách xây dựng nên hình ảnh mới dựa trên cơ sở những hình
ảnh đã có.
Trí tưởng tưởng đã nảy sinh phát triển sớm ở trẻ mẫu giáo là một thứ
rất quý giá, là tiền đề để cô giáo thực hiện khi sử dụng tác phẩm văn học trong
hoạt động tạo hình.
Trong thời gian đầu trí tưởng tượng phát triển sớm ở trẻ mẫu giáo với
sự tưởng tượng trong tác phẩm văn học là sự gặp gỡ của trẻ dễ dàng tiếp xúc
văn học tiếp thu sáng tạo nghệ thuật.
Tưởng tượng của trẻ là không chủ định nhưng tác động mạnh thì sẽ
thành đối tượng của tưởng tượng trẻ phóng to – thu nhỏ lại các sự vật.
VD: Khi nghe cô kể chuyện “Sự tích bánh trưng, bánh dầy” với cách
kể sáng tạo của cô trẻ đã thả hồn và trí tưởng tượng của mình bay bổng kỳ
diệu trẻ hình dung được những nét đẹp, văn hoá của dân tộc ta biết được



13
nguồn gốc ra đời của bánh trưng, bánh dầy làm cho các em có cảm xúc mới lạ
tràn đầy … Những hình ảnh trẻ đã tưởng tượng đều được thể hiện thông qua
việc tổ chức cho trẻ nặn, vẽ, xé, dán trong hoạt động tạo hình …
Với những đặc điểm riêng của câu chuyện, giáo viên là người khơi
ngợi ở trẻ những tình cảm trong sáng, giúp trí tưởng tượng của trẻ bay xa hơn,
bay cao hơn.
1.3 – Chú ý trí nhớ.
Chú ý là xu hướng là tập trung tư tưởng vào một đối tượng xác định,
chú ý là quá trình tổ chức định hướng cho các hoạt động tâm lý khác tư duy
tưởng tưởng.
Tuổi này chú ý và ghi nhớ giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống, tuổi
này năng lực ghi nhớ lại của trẻ tiếp tục phát triển ngôn ngữ của trẻ dần dần
hoàn thiện môi trường xã hội được mở rộng.
Trí nhớ chủ định chiếm ưu thế làm cho trẻ thích thú gây ấn tượng
mạnh mẽ về thế giới ta khó có thể đặt cho.


14

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG TÁC PHẨM VĂN HỌC
TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TRƯỜNG MẦM NON

I – Thực trạng trường Mầm non Hoa Sen và việc sử dụng tác
phẩm văn học trong hoạt động tạo hình.
Trường Mầm non Hoa Sen thị trấn Yên Ninh – huyện Yên Khánh –
tỉnh Ninh Bình là một trường có nhiều thuận lợi trường nằm trên địa bàn khu
phố 1 thị trấn Yên Ninh là khu trung tâm về kinh tế- xã hội của huyện, nơi tập
trung nhiều dân cư, địa bàn rộng, lớp học được xây dựng khang trang sạch

đẹp. Được sự quan tam của các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, các
nhà doanh nghiệp đã đầu tư cho trường có một cơ sở vật chất tương đối tốt, đã
có bộ đồ chơi ngoài trời như xích đu, đu quay, cầu trượt … có khu sân chơi …
trong lớp có đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho hoạt động học tập và hoạt động
vui chơi, sinh hoạt hàng ngày. Trẻ càng được tiếp xúc với nhiều đồ chơi bao
nhiêu thì sự hiểu biết của trẻ càng phong phú vốn từ, tư duy của trẻ càng phát
triển.
Cán bộ, giáo viên của trường 33 đồng chí, trong đó có 9 đồng chí dạy
trong độ tuổi Mẫu giáo, các đồng chí đều là giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp
huyện, cấp tỉnh, trẻ, khoẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, là người yêu nghề mến trẻ, say mê với nghề nghiệp. Trong quá trình giảng dạy các cô đã chú ý
đến việc dạy trẻ sáng tạo ra các sản phẩm tạo hình thông qua nội dung câu
chuyện, bà thơ. Không những thế mà các cô còn lồng ghép thông qua các hoạt
động khác như: Toán, môi trường xung quanh … giáo viên đã dạy trẻ xé, dán,
nặn, tô màu … và thông qua cả tiết học ngoài giờ …
Mặc dù cô giáo đã chú ý đến tất cả mọi trẻ song còn một số trẻ chậm,
nhút nhát, nên cô gặp nhiều khó khăn khi giảng dạy dẫn đến chất lượng của
trẻ thông qua sản phẩm chưa đạt kết quả cao.


15
Do đặc thù của lứa tuổi này trẻ rất hiếu động luôn muốn tìm tòi khám
phá những điều mới lạ ở thế giới bên ngoài nên trẻ luôn mồm hỏi, nói và kể,
chứng tỏ ngôn ngữ của trẻ phát triển không ngừng. Trẻ có thể nhận xét được
cái nào đẹp cái nào xấu về sự vật mà trẻ nhìn thấy.
Các cô giáo dạy trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo đã chú ý đến việc dạy trẻ sử
dụng các thao tác đơn giản để làm ra sản phẩm tạo hình đẹp vì đây là kiến
thức cơ bản để trẻ bước vào trường phổ thông nhưng đôi khi cô cũng chưa
bao quát được hết số trẻ.
Để thấy được việc sử dụng tác phẩm văn học trong hoạt động tạo hình
ra sao ở tôi sẽ mô tả kỹ thuật thực trạng trên cô mà tôi đã ghi chép được trong

quá trình thực hiện.
II – Quá trình nghiên cứu, đối tượng điều tra.
Trẻ mẫu giáo nói chung khả năng nhận thức của trẻ rất nhanh, trẻ bắt
trước và tiếp thu một cách dễ dàng. Thông qua sự hướng dẫn, gợi ý của cô.
VD: Khi cô đọc bài thơ “Hoa nở”, yêu cầu trẻ lên lấy hoa và tô màu
vào bức tranh có hình bông hoa giống bông hoa trẻ lấy.
Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi bám sát vào các tiêu chí để đánh
giá các cô cho phù hợp.
Thời gian tiến hành là 8 tuần chúng tôi đã chọn mỗi cô ở một độ tuổi
khác nhau không trùng lặp. Sau khi chọn cô song chúng tôi điều tra bằng
phương pháp nghiên cứu chính là quan sát và ghi chép tất cả các câu trả lời
của các cô thông qya phiếu câu hỏi.


16
Danh sách các cô dạy lớp mẫu giáo

Stt

Họ và tên

Năm
sinh

Trình độ

1

Vũ Thị Bích Thuỷ


1979

Trung cấp MN– đang học ĐHTC

2

Thịnh Thị Lan Hương

1974

Trung cấp MN– đang học ĐHTC

3

Phạm Thị Thuý Nga

1981

Cao đẳng MN – đang học ĐHTC

4

Lâm Bích Đào

1979

Trung cấp MN– đang học ĐHTC

5


Phạm Thị The

1972

Cao đẳng Mầm non

6

Trần Thị Huệ

1978

Trung cấp Mầm non

7

Đinh Như Nguyệt

1980

Cao đẳng Mầm non

8

Nguyễn Thị Thanh Phương

1976

Trung cấp MN– đang học ĐHTC


9

Phạm Thị Nguyên

1980

Trung cấp MN– đang học ĐHTC

III – Phương pháp điều tra.
Sử dụng phương pháp dùng phiếu câu hỏi,
Để hiểu thêm về việc sử dụng tác phẩm văn học trong hoạt động tạo
hình chúng tôi đã sử dụng phiếu cam kết đối với các cô giáo dạy lớp mẫu
giáo. Chúng tôi đã được các cô giáo giúp đỡ nhiệt tình trong việc trả lời phiếu
câu hỏi điều tra.
Nội dung phiếu điều tra (cô giáo)
1 - Họ và tên cô:
Ngày tháng năm sinh:
Trình độ học vấn:
Năm vào ngành:
2 - Việc sử dụng tác phẩm văn học trong hoạt động tạo hình cô có
thực hiện thường xuyên không?
3 – Khi thực hiện đồ dùng trực quan có đầy đủ tiết học không?


17
4 – Có gây hứng thú cho trẻ không?
5 – Các cháu có thích thú với tiết học này không?
6 – Khi dạy các cô có quan tâm tới tất cả các cháu không?
7 – Khi ứng dụng các hoạt động như vẽ, nặn, xé, dán thì biểu hiện của
các cháu như thế nào?

8 – Cô có thường xuyên cho trẻ tự sáng tạo ra các sản phẩm theo ý
của trẻ không?
9 – Cô đã sử dụng những tài liệu nào để xây dựng chương trình?
10 – Cô có đề xuất gì để giúp cho việc sử dụng tác phẩm văn học
trong hoạt động tạo hình đạt kết quả cao?
11 – Cô có chú ý đến các tư thế ngồi, tư thế cầm bút tô của trẻ không?
IV – Kết quả điều tra.
Chúng tôi đã phát cho mỗi giáo viên mẫu giáo ở 3 độ tuổi 3 – 4 tuổi, 4
– 5 tuổi, 5 – 6 tuổi một phiếu điều tra, chúng tôi được các cô giáo giúp đỡ
nhiệt tình trong công việc trả lời phiếu điều tra.
Phiếu điều tra gồm 11 mục và qua đó chúng tôi đã nắm bắt được cụ
thể những biểu hiện, hứng thú và sự hiểu biết của các cô từ những tìm hiểu
trên chúng thấy việc dạy dỗ các cháu trong độ tuổi mẫu giáo là khác nhau và
nhận thức cũng khác nhau.
Tất cả những yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến sự tiếp thu bài ở
trẻ mẫu giáo. Từ đó biết được khả năng thể hiện những gì mà trẻ biết ở lớp
mẫu giáo có thích thú với tiết học không.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã có nhiều thuận lợi đáng kể,
nhưng bên cạnh đó cũng còn một số khó khăn.
+ Khi nghiên cứu phương pháp quan sát là chủ yếu.


18
+ Giáo viên đã thường xuyên tổ chức cho trẻ hoạt động song còn
nhiều hạn chế do đồ dùng trang thiết bị cần thiết.
+ Giáo viên đã chú ý uốn nắn trẻ song còn một số trẻ nhút nhát.
Vậy đánh giá việc sử dụng tác phẩm văn học trong hoạt động tạo hình
là rất cần thiết cho trẻ. Song để đánh giá chính xác thì còn phải nghiên cứu
trong một quá trình khá dài và luôn bám sát giữa cô và trẻ.



19

CHƯƠNG III
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành theo từng loại tiết ở
3 độ tuổi mẫu giáo. Trong từng loại tiết các cô đã sử dụng các phương pháp,
biện pháp khác nhau để phù hợp với sự tiếp thu của từng độ tuổi.
Qua quan sát, dự giờ chúng tôi thấy thường thì mỗi bài học trẻ có
hứng thú riêng, sáng tạo riêng.
I - Đối với tiết 1: Cô sử dụng tác phẩm văn học là dạy trẻ đọc thơ.
Việc sử dụng tác phẩm văn học trong hoạt động tạo hình có thể tiến
hành theo nhiều hình thức khác nhau. Thông thường cô giáo sử dụng phương
pháp cho trẻ làm quen với tranh của bài thơ.
VD: Cho trẻ xem tranh về “Các loại hoa”.
VD: Tranh “Đàn gà” cho trẻ làm quen với con gà và màu sắc hình
dáng, bằng tranh ảnh mô phỏng mà trẻ tư duy nhận biết được các sự vật một
cách chính xác nhằm củng cố lại kiến thức đã có.
Dạy trẻ làm quen với đối tượng bằng vật thật và yêu cầu trẻ mô tả lại
đặc điểm của đối tượng như đầu, mình, đuôi …
VD: Cho trẻ quan sát “con gà”.
Cho trẻ mô tả lại đầu con gà có mắt, mào, mỏ … nhằm giúp trẻ khắc
sâu kiến thức.
Dạy trẻ mô tả lại đối tượng bằng màu sắc.
VD: Cho trẻ quan sát “Đàn gà”.
Cô hỏi trẻ lông có màu gì, mao có màu gì?


20

Cô dạy trẻ nhận biết hình dáng, cấu tạo, màu sắc nổi bật của đối tượng
từ đó giúp trẻ nhận biết chính sách từng đối tượng mà trẻ đã tri giác thấy.
VD: Chủ điểm gia đình cô kể chuyện “Cáo thỏ gà trống” để trẻ tạo
nên sản phẩm cua hoạt động tạo hình bằng cách cô lôi cuốn trẻ vẽ tặng cho
thỏ một ngôi nhà bằng các đường thẳng, nét nằm ngang đường chéo sau đó
cho trẻ tô màu theo sự cảm nhận vẻ đẹp về ngôi nhà cô hướng dẫn trẻ tô màu
sao cho đẹp là tô trùng khít không trờm ra ngoài.
Tuy trong tiết học cô giáo không thể phân tích được hết kết quả của
sản phẩm tạo hình mà trẻ làm ra nhưng cô sẽ nhận xét đánh giá ở ngoài tiết
học cho trẻ nhanạ xét kỹ hơn bài của bạn mình.
Nắm được điều tra này sẽ giúp cho cô giáo thuận lợi thi tổ chức tiết học.
Qua quan sát và dự giờ tại lớp mẫu giáo với các tiết học chúng tôi thấy:
Khi cô đưa đồ dùng, đồ chơi gây hứng thú để dẫn dắt trẻ vào nội dung
bài học trẻ rất hào hứng quan sát và chăm chú theo trình tự các bước mà cô
đưa ra (vật chất, tranh ảnh …) từ đó mà trẻ có thể tri giác lại các sự kiện để tái
tạo lại qua sản phẩm tạo hình.
Qua đó chúng tôi thấy các cháu tiếp thu bài tốt, nhận thức nhanh và
phát triển được óc thẩm mỹ không những thế đây còn là tiền đề để cho các tiết
học khác mở rộng hơn, nâng cao hơn.
* Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế.
Đồ dùng trực quan cô sử dụng chưa phong phú, đa dạng một số cháu
còn nhận biết chậm.
Bằng cách:
+ Đưa tranh ra hỏi lại về hình dáng, màu sắc.
+ Khi tham gia vào hoạt động còn một số cháu chưa chú ý.
* Kết quả điều tra.


21
Có 8/9 cô thường xuyên sử dụng tác phẩm văn học trong hoạt động

tạo hình, còn 01 cô đã sử dụng nhưng còn ở mức độ hạn chế.
Với kết quả trên tôi đã đánh giá được phần nào đó khả năng nhận thức
của các cô.
Qua phân tích ta thấy chứng tỏ rằng khả năng nhận biết về việc sử
dụng tác phẩm văn học trong hoạt động tạo hình là khác nhau ở các cô.
Để biết được khả năng của các cô về thực trạng này chúng tôi tiếp tục
quan sát và dự giờ tiết học của các cô ở độ tuổi mẫu giáo.
II – Những trò chơi sử dụng tác phẩm văn học trong hoạt động
tạo hình.
Với việc sử dụng tác phẩm văn học trong hoạt động tạo hình với tiết
học này tuỳ vào điều kiện thực tế của lớp học, chủ đề, chủ điểm để cô giáo lên
các trò chơi nhằm củng cố lại kiến thức kỹ năng của trẻ được cô hướng dẫn.
Có rất nhiều trò chơi như dán tranh, ghép tranh, tô tranh, vẽ tranh vẽ
tiếp chi tiếp còn thiếu trong tranh, nặn, xé, dán, … không những thế tôi còn
thấy các cô cho trẻ học và làm quen với các hoạt động này ở ngoài tiết học,
trong hoạt động góc, hoạt động vui chơi ngoài trời, hoạt động chiều …
VD: Tô màu tranh.
Hoặc cầm phấn vẽ cây, hoa …
Và điều thú vị hơn là ở tất cả các cây ở sân trường, đồ dùng đồ chơi
trong lớp, ngoài trời đều có màu sắc đẹp, hấp dẫn lôi cuốn trẻ như thế trẻ vừa
được học, vừa được chơi, tiếp xúc, làm quen với các sự vật, hiện tượng ở thế
giới xung quanh trẻ một cách tự nhiên thảo mái, còn cô giáo chỉ là người
hướng dẫn, gợi mở trẻ giúp trẻ hoàn thành nhiệm vụ.
Qua một thời gian chúng tôi được tiếp xúc với các cô, chúng tôi thấy
các cô giáo trong trường luôn luôn tìm kiếm học hỏi những phương pháp dạy


22
mới tiếp cận với cách giáo dục mới để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của
trẻ.

Sau 8 tuần chúng tôi đã thu được kết quả của các cô giáo như sau:
Kết quả điều tra
Stt

Họ và tên giáo viên

Năm

Mức độ điều tra

Ghi chú

si Thường xuyên Không thường xuyên
n
h
1

Vũ Thị Bích Thuỷ

1979

x

2

Thịnh Thị Lan Hương

1974

x


3

Phạm Thị Thuý Nga

1981

x

4

Lâm Bích Đào

1979

x

5

Phạm Thị The

1972

x

6

Trần Thị Huệ

1978


x

7

Đinh Như Nguyệt

1980

x

8

Nguyễn Thị Thanh Phương

1976

x

9

Phạm Thị Nguyên

1980

x

Qua bảng điều tra trên chúng tôi thấy việc sử dụng tác phẩm văn học
trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo đã được các cô sử dụng song vẫn
còn số ít cô chưa sử dụng thường xuyên.

Như vậy trẻ mẫu giáo là thời kỳ trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt từ
xúc cảm – tình cảm. Thông qua sự phân tích kết quả nghiên cứu trên cô trong
trường Mầm non chúng tôi thấy các cô đã sử dụng tác phẩm văn học trong
hoạt động tạo hình thường xuyên và lôi cuốn được trẻ tham gia thông qua đồ
dùng trực quan chính từ lý do trên mà trẻ đã làm cho khả năng nhận thức biểu
hiện của trẻ về thế giới xung quanh thật các sự vật hiện tượng và các mối
quan hệ giữa chúng ngày càng sinh động hơn. Bên cạnh đó một yếu tố như


23
trình độ văn hoá, nghề nghiệp sự quan tâm của bố mẹ trẻ vững có nhiều ảnh
hưởng đến sự nhận thức của trẻ.
Thông qua đây chúng tôi nắm được những đặc điểm phát triển và biết
cách tác động thích hợp thì sẽ thúc đẩy quá trình phát triển tốt hơn ở trẻ. Qua
đó cô giáo có các cách khắc phục những khó khăn mà trẻ thường gặp trong
khi cô sử dụng tác phẩm văn học trong hoạt động tạo hình. Để làm được điều
đó giáo viên mầm non là người đóng vai trò quan trọng và như chúng ta đã
biết trẻ mẫi giáo là thời kỳ có khả năng tri giác và nhận biết khác nhau. Do đó
có một biện pháp tốt nhất là cho trẻ tiếp xúc với bài thơ, câu truyện có vần,
điều, hình ảnh sinh động gắn liền với thế giới xung quanh trẻ. Từ đó cần giúp
trẻ sử dụng các nguyên liệu để làm ra sản phẩm hoạt động tạo hình. Vì thế
chúng ta thật sự quan tâm tới trẻ thì trong mọi hoạt động học tập, vui chơi của
trẻ để trẻ phát triển tốt khi bước vào trường phổ thông.


24

CHƯƠNG III
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA - ĐỀ XUẤT Ý KIẾN


I – Kết quả điều tra.
Qua việc nghiên cứu, điều tra thống kê và phân tích số liệu trên chúng
tôi rút ra kết quả sau.
1. Trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non Hoa Sen – thị trấn Yên Ninh –
Yên Khánh – Ninh Bình tiếp thu bài dạy của giáo viên khi sử dụng tác phẩm
văn học trong hoạt động tạo hình là khác tốt bằng nhiều hình thức dạy học của
cô giáo mà trẻ lĩnh hội một cách nhẹ nhàng, phù hợp với đặc điểm sinh lý của
trẻ.
2. Cô giáo nhẹ nhàng sử dụng linh hoạt đồ dùng trực quan giúp trẻ
nắm và tri giác bài tiết.
3. Ở lứa tuổi mẫu giáo khả năng tri giác linh hoạt của trẻ đang ở mức
độ thấp giúp trẻ nhận biết rõ hơn về sự vật, hiện tượng.
4. Cô giáo sử dụng các hình thức truyền tải bài là khác nhau sau trẻ
vẫn tiếp thu bài đạt kết quả cao.
5. Trên thực tế còn chênh lệch ở mức nhận thức của trẻ trong cùng 1
độ tuổi, có trẻ nắm bắt được nhiều, có trẻ tiếp thu được ít, chậm và do hoàn
cảnh giáo dục, điều kiện gia đình cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát
triển của cô.
Việc sử dụng tác phẩm văn học trong hoạt động tạo hình các vai trò
rất quan trọng trong việc phát triển chung của trẻ. Qua tìm hiểu nghiên cứu ở
trẻ chúng tôi nhận thấy để trẻ dễ hiểu và hiểu sâu hơn, đầy đủ và hệ thống hơn
về các bước phát triển của quá trinh nhận thức thì không ai hết chính là gia
đình, cô giáo là người giúp trẻ nhận thức rõ hơn về thế giới xung quanh trẻ.


25
Nghiên cứu mức độ phát triển sử dụng tác phẩm văn học trong hoạt
động tạo hình của cô truyền đạt tới trẻ một cách dễ hiểu, đầy đủ và có hệ
thống hơn về các bước phát triển của quá trình này cùng với các yếu tố ảnh
hưởng tác động đến chúng là 1 sự cần thiết để có thể sử dụng kết quả nghiên

cứu vào mục đích giáo dục phát triển hoạt động tạo hình, từ phạm vi nghiên
cứu này chúng ta có thêm các tư liệu khoa học để tiếp tục nghiên cứu các vấn
đề khác có liên quan tới việc sử dụng tác phẩm văn học trong hoạt động tạo
hình ở mẫu giáo.
II - Đề xuất ý kiến.
Tác phẩm văn học là món ăn tinh thần trong đời sống con người nói
chung và với trẻ em nói riêng các câu chuyện, bài thơ như một nốt nhạc trầm
bổng đầu tiêu đến với tâm hồn ngây thơ của trẻ nuôi dưỡng chúng thành nhân
cách con người toàn diện có đức có tài. Tuy nhiên để sử dụng tác phẩm văn
học trong hoạt động tạo hình để tiết học đạt kết quả cao thì đòi hỏi giáo viên
cần:
+ Có những hiểu biết về khoa học liên ngành, phải thường xuyên tự
bồi dưỡng khả năng cảm phụ tác phẩm văn học và cái đẹp trong mỗi sản
phẩm tạo hình, làm giàu ấn tượng về các tác phẩm của trẻ làm ra từ đó có thể
vận dụng các biện pháp và đề ra những biện pháp cụ thể phù hợp với trẻ nhằm
phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo ở trẻ và truyền thụ được những vẻ đẹp
trong thế giới xung quanh sang trẻ.
+ Xuất phát từ khả năng của trẻ cô giáo khuyến khích trẻ thực hiện
nhiệm vụ học tập không áp đặt gò ép trẻ.
+ Khi sử dụng tác phẩm văn học trong hoạt động tạo hình cô rèn cho
trẻ các kỹ năng như ngồi, cầm bút … và các thao tác khi làm sản phẩm tạo
hình cho phù hợp.


×