Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

NGHIÊN cứu KIẾN THỨC, THÁI độ và HÀNH VI của NGƯỜI HIẾN máu TÌNH NGUYỆN tại TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

HOÀNG THỊ NHƯ MINH

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI
CỦA NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN
TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HUẾ- 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

HOÀNG THỊ NHƯ MINH

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI
CỦA NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN
TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Chuyên ngành : HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU
Mã số: 60 72 25
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN DUY THĂNG

HUẾ- 2012




CHỮ VIẾT TẮT
HBV

Human B virus (vi rút viêm gan B)

HCK

hồng cầu khối

HIV

Human Immunodeficiency Virus

HMTN
HT

Hiến máu tình nguyện
Huyết tương

KBC

Khối bạch cầu

KTC

Khối tiểu cầu

WHO


World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)


Lời Cảm Ơn
Hoàn thành luận văn tốt nghiệp nầy, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới:
- Đảng Ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Trung Ương Huế
- Ban giám đốc Trung Tâm Huyết học-Truyền Máu- Bệnh
viện Trung Ương Huế
- UBND Tỉnh, Ban Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế
- Tất cả những người hiến máu đã tham gia vào mẫu nghiên
cứu của chúng tôi, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập số liệu
làm luận văn.
- Tôi xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS. Nguyễn Duy
Thăng Phó Giám đốc BV Trung ương Huế, Giám đốc Trung Tâm
Huyết học-Truyền Máu- Bệnh viện Trung Ương Huế đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đở tận tình để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả quý Thầy Cô giáo Trường
Đại học Y Dược Huế đã tận tình hướng dẫn và giúp đở tôi trong
suốt quá trình học tại trường.
Hoàng Thị Như Minh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực
và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
nào khác.

Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Như Minh


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1
Chƣơng I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 3
1.1.Giới thiệu khái quát về máu và truyền máu ............................................ 3
1.2.Các sản phẩm máu an toàn ...................................................................... 5
1.3 nhiễm các tác nhân gây bệnh lây qua đường máu .................................. 9
1.4.Quy trình hiến máu................................................................................ 11
1.5.Những vấn đề cơ bản về hiến máu tình nguyện .................................... 13
1.6. Can thiệp chuyển đổi hành vi trong vận động hiến máu HMTN ......... 17
1.7. những nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi hiến máu ............. 22
Chƣơng II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 26
2.1. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 26
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ........................................................ 34
Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 35
3.1. đặc điểm chung của người hiến máu .................................................... 35
3.2. kiến thức, thái độ và hành vi cho máu ................................................ 38
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ............................................................................. 54
4.1. đặc điểm chung của người hiến máu tự nguyện .................................. 54
4.2. kiến thức, thái độ và hành vi cho máu ................................................ 57
KẾT LUẬN ................................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHIẾU NGHIÊN CỨU



1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhu cầu về máu và các dịch vụ hiến máu là một trong những lĩnh vực
quan trọng nhất của ngành huyết học truyền máu nói riêng và ngành y tế nói
chung. Mặc dù y học đang tiến bộ như vũ bão, song máu và sản phẩm của
máu vẫn còn là một trong những liệu pháp chính nhằm cứu giúp người bệnh
trong những trường hợp nghiêm trọng như chấn thương, phẫu thuật lớn, liệu
pháp điều trị hóa học.....[]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm
nước ta cần khoảng gần 2 triệu đơn vị máu để cấp cứu và điều trị. Nhưng trên
thực tế, các bệnh viện mỗi năm chỉ thu gom được khoảng 700.000 đơn vị
máu, trong đó tỉ lệ máu hiến tình nguyện đạt 59%, chỉ mới đáp ứng được
khoảng 30% nhu cầu điều trị của người bệnh. Chính vì vậy, hiện nay các bệnh
viện luôn luôn ở trong tình trạng thiếu máu để điều trị. Trên thế giới, cũng
như ở nước ta, nguồn máu cung ứng cho bệnh viện, được cung cấp từ ba
nhóm đối tượng chính đó là: hiến máu tình nguyện, người nhà hiến và người
hiến máu lấy tiền. Trong đó, hiến máu tình nguyện là nguồn quan trọng nhất
[2]. Mặc dù truyền máu là quan trọng nhưng nó cũng có thể lây các bệnh
truyền nhiễm như HIV/AIDS, viêm gan do nhiễm virus B, C. bệnh giang mai,
sốt rét.... Như vậy truyền máu được xem là một trong những con đường
truyền bệnh truyền nhiễm. Do đó, công tác sàng lọc và tuyền truyền với người
hiến máu là hết sức quan trọng. Theo Jackson (2002), ở nhiều nước đang phát
triển, một số người dân sinh sống bằng cách bán máu cho người cần truyền
máu và đây là một trong những nghề nguy hiểm nhất, nếu không được sàng
lọc kĩ, sẽ đe dọa an toàn truyền máu. Các dịch vụ truyền máu cần phải cẩn
thận đối với các đối tượng này trước khi lấy máu của họ.
Ngoài ra, như chúng ta biết, hiện nay hiến máu dâng dần trở thành một



2

phong trào mang tính nhân đạo sâu sắc, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Sau hơn 15 năm triển khai nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của
việc tham gia hiến máu, của nguồn máu an toàn đối với sức khỏe của người
bệnh cần truyền máu ngày càng tăng. Ðến nay, 63/63 tỉnh, thành phố đã có
Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện, nhiều nơi đã có ban chỉ đạo cấp quận,
huyện. Sự ra đời của ban chỉ đạo đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ và có
vai trò quan trọng của hoạt động hiến máu nhân đạo. Bên cạnh đó, thách thức
lớn nhất đối với dịch vụ truyền máu, đó là giáo dục cộng đồng bằng các thông
tin, tờ rơi.. nhắm tới đối tượng chính là những người hiến máu tình nguyện.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (2004), đó là động lực thúc đẩy các nhà tài trợ
nhằm có chiến lược thay đổi kiến thức, thái độ và hành vi đối với người cho
máu []. Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới phong trào hiến máu tình
nguyện. Những yếu tố chính là hành vi và nhận thức của người dân đối với
công tác hiến máu tình nguyện và các yếu tố liên quan đến tín ngưỡng văn
hóa, kinh tế xã hội...[]. Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi của người
hiến máu tình nguyện rất hữu ích trong việc xác định những ưu tiên của công
tác tuyên truyền về hiến máu, và truyền thông giáo dục sức khoẻ phải thường
xuyên duy trì tính bền vững của chương trình này. Người dân cũng được giáo
dục để có những biện pháp nhằm đạt an toàn truyền máu có thể cho người
bệnh []. Kiến thức thái độ và hành vi của người dân đối với hiến máu tự
nguyện thường khác nhau ở mỗi quốc gia, vùng sinh thái.... Sự khác biệt này
là do khác nhau về văn hóa, phong tục tập quán ở mỗi vùng. Xuất phát từ
những cơ sở trên đây, chúng tôi muốn thực hiện đề tài này với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi của người hiến máu tự
nguyện tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và hành vi của

người hiến máu tự nguyện tại địa bàn nghiên cứu.


3

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÁU VÀ TRUYỀN MÁU
1.1.1. Lƣợng máu có trong cơ thể
Lượng máu trong cơ thể người khỏe mạnh tương đối ổn định và phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, giới, trọng lượng cơ thể,… Bình thường tổng
lượng máu trong cơ thể người trưởng thành bằng khoảng 1/13 trọng lượng cơ
thể. Nếu tính theo thể tích máu thì tổng thể tích máu của cơ thể là 77ml/kg
cân nặng đối với nam và 66 ml /kg cân nặng đối với nữ. Lượng máu trong cơ
thể tương đối ổn định nhờ cơ chế điều hòa của cơ thể giữa lượng máu sinh ra
ở tủy xương bằng với lượng máu mất đi. Tuy vậy, nếu mất một lượng máu
quá lớn hoặc chức năng sinh máu của tủy xương bị rối loạn thì lượng máu
trong cơ thể mất ổn định [10]
1.1.2. Chức năng và các thành phần của máu
Máu gồm hai phần là phần tế bào (phần hữu hình) và phần huyết tương
(phần vô hình). Các tế bào máu bao gồm:
- Hồng cầu: là tế bào không có nhân, chiếm số lượng nhiều nhất,
khoảng 4,2 triệu đến 4,5 triệu/mm3 máu đối với nữ và 4,5 triệu đến 5,0 triệu/
mm3 máu đối với nam. Hồng cầu chứa huyết sắc tố là chất vận chuyển oxy từ
phổi đến các mô và nhận co2 từ các mô lên đào thải ở phổi. Hồng cầu sống tối
đa là 120 ngày, trung bình là 90 ngày [5]
- Bạch cầu: là tế bào to, có nhân, chiếm số lượng từ 4 nghìn đến 10
nghìn/ mm3. Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu
diệt các” vật lạ” gây bệnh. Có nhiều loại bạch cầu khác nhau với đời sống từ

một tuần đến vài tháng. Bình thường ngoài lưu hành trong máu, một lượng
lớn bạch cầu cư trú ở các mô của cơ thể để làm nhiệm vụ bảo vệ [10]


4

Tiểu cầu: là những mảnh tế bào rất nhỏ, số lượng từ 150 nghìn đến
350nghìn/ mm3. Tiểu cầu tham gia vào chức năng cầm máu, tham gia tạo cục
máu đông bịt các vết thương thành mạch. Ngoài ra, tiểu cầu làm cho thành
mạch mềm mại, dẻo dai nhờ chức năng nhờ chức năng tiểu cầu làm trẻ hóa
thành mạch. Đời sống tiểu cầu khoảng một đến hai tuần.[5]
Huyết tương: là phần vô hình, có màu vàng, chứa rất nhiều chất như:
Albumin là protein giúp cơ thể phát triển, tái tạo và sinh sản của tế
bào, các mô,…
- Các yếu tố đông máu tham gia vào quá trình cầm máu.
- Các kháng thể làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể.
- Các chất mỡ, đường, vitamin, muối khoáng, hormone, các men,… và
đặc biệt huyết tương chứa chủ yếu nước. Các chất này là các chất rất
quan trọng đối với sự phát triển, chuyển hóa của cơ thể.
Huyết tương theo các mạch máu đến ruột hấp thu các chất dinh dưỡng rồi
đi nuôi khắp cơ thể. Đồng thời nhận các cần đào thải từ các mô, các tế bào để
đưa đến chuyển hóa ở gan, đào thải ở thận, tuyến mồ hôi, phổi,…Huyết tương
thay đổi từng giờ trong cơ thể, ví dụ sau bữa ăn huyết tương có màu vàng đục
và trở nên trong màu vàng chanh sau khi ăn từ một đến hai giờ. Vì vậy không
nên ăn no, ăn nhiều các thức ăn nhiều mỡ ngay trước khi hiến máu. Máu có
huyết tương đục sẽ không được sử dụng vì có thể gây sốc, gây dị ứng cho
người bệnh [10]
1.1.3 Hiệu quả của truyền máu
Truyền máu là hoạt động không thể thiếu trong cấp cứu và điều trị cho
người bệnh khi bị mất máu nhiều hoặc do thiếu hụt các thành phần của máu

gây hậu quả lâm sàng nặng nề mà nếu không được truyền máu, bệnh nhân sẽ
bị tử vong.


5

- Nhờ có truyền máu mà các phương pháp điều trị hiện đại như ghép
tạng, điều trị ung thư, phẫu thuật tim mạch, điều trị các bệnh về máu,…được
mở rộng và đạt hiệu quả cao.
- Tuy nhiên truyền máu cũng có môt số bất lợi: truyền máu có thể gây
nguy hiểm đến tính mạng cho người bệnh khi có sai sót về kĩ thuật (như định
nhầm nhóm máu), có thể lây nhiễm một số tác nhân gây bệnh truyền qua
đường máu (như HIV, viêm gan virus B, viêm gan virus C, giang mai, sốt
rét,..) và có thể gây các phản ứng miễn dịch sau truyền máu.
- Các hình thức truyền máu: dựa theo các tiêu chí khác nhau mà người
ta cũng chia truyền máu thành nhiều hình thức khác nhau:
+ Dựa vào thành phần máu đưa vào cơ thể: chia thành truyền máu toàn
phần
(truyền các thành phần của máu) và truyền máu từng phần (như khối hồng cầu
, khối tiểu cầu, khối bạch cầu, huyết tương,..). Ngày nay nhờ sự tiến bộ của
truyền máu hiện đại nên chủ yếu là truyền máu từng phần.
+ Dựa vào sự tương đồng giữa người hiến máu và người nhận máu: chia
thành truyền máu tự thân, và truyền máu khác cá thể. Truyền máu tự thân đảm
bảo an toàn hơn truyền máu khác cá thể nhưng rất ít người bệnh đủ tiêu chuẩn
để áp dụng nên đa số vẫn là truyền máu khác cá thể. .
1.2. CÁC SẢN PHẨM MÁU AN TOÀN
+ Máu toàn phần
- Các loại máu toàn phần: Máu toàn phần, máu toàn phần lọc bạch cầu,
máu toàn phần tia xa…
- Chỉ định sử dụng: Sử dụng trong điều trị và cấp cứu các tình trạng

thiếu máu. Suy giảm khả năng vận chuyển ô xy và/hoặc đi kèm với các triệu
chứng giảm thể tích tuần hoàn. Máu toàn phần cũng được sử dụng trong
truyền thay máu.


6

+ Khối hồng cầu
- Các loại hồng cầu khối (HCK): là chế phẩm hồng cầu sử dụng rộng rãi
nhất, chiếm phần lớn trường hợp có chủ động truyền máu.HCK được dùng
trong mọi trường hợp thiếu máu nặng đơn thuần để tăng cường khả năng vận
chuyển o2 của cơ thể.Các loại HCK bao gồm: HCK đậm đặc, HCK có dung
dịch nuôi dưỡng, HCK lọc bạch cầu, HCK tia xa, HCK rửa…
- Chỉ định sử dụng: Sử dụng trong điều trị và cấp cứu các tình trạng
thiếu máu. Suy giảm khả năng vận chuyển ô xy và/hoặc đi kèm với các triệu
chứng giảm thể tích tuần hoàn.
+ Khối tiểu cầu
- Các loại khối tiểu cầu (KTC): KTC pool, KTC đơn, KTC gạn tách từ 1
người cho bằng máy, KTC lọc bạch cầu, KTC tia xạ…
- Chỉ định sử dụng: Mục đích của truyền tiểu cầu là cung cấp một lượng
thích hợp tiểu cầu có chức năng tốt để làm ngừng chảy máu hoặc phòng chảy
máu trong các trường hợp xuất huyết hoặc có nguy cơ xuất huyết mà nguyên
nhân do tiểu cầu điều trị, dự phòng cho bệnh nhân phẫu thuật có số lượng tiểu
cầu thấp…
+ Khối bạch cầu
- Các loại khối bạch cầu (KBC): KBC hạt pool, khối bạch cầu hạt gạn
tách từ 1 người cho bằng máy.
- Chỉ định sử dụng: Những trường hợp nhiễm trùng nặng có bạch cầu
trung tính thấp.
+ Khối huyết tƣơng

- Các loại khối huyết tương (HT): HT tươi, HT tươi đông lạnh, HT
đông lạnh…
- Chỉ định sử dụng: Thiếu hụt các yếu tố đông máu thì huyết tương như
yếu tố VIII hoặc IX. Thiếu hụt đồng thời nhiều yếu tố đông máu gây chảy
máu: Đông máu rải rác trong long mạch, bệnh lý gây mất chức năng gan...


7

+ Tủa lạnh (Cryo)
Tủa lạnh được điều chế từ huyết tương tươi đông lạnh.Được sản xuất từ
máu người, có thể sản xuất được ở ngân hàng máu địa phương. Nó chứa nồng
độ yếu tố VIII ở mức trung bình, fibrinogen. Chế phẩm này có thể chưa được
xử lí để bất hoạt hoặc loại trừ virus và cần được bảo quản lạnh (-560C).
Chỉ định sử dụng: Các bệnh hemophilia A, bệnh von Willebrand, các
trường hợp chảy máu do thiếu fibrinogen, yếu tố VIII
+ Các sản phẩm sản xuất từ huyết tƣơng
Từ huyết tương người ta có thể sản xuất được các sản phẩm tinh khiết
đông khô như: Albumin, Gamma globulin, yếu tố VIII, yếu tố IX… sử dụng
trong các trường hợp thiếu yếu tố đó hoặc tăng cường miễn dịch…
Yếu tố VIII/IX cô đặc : là chế phẩm tốt điều trị hemophilia. Chúng có
thể được sản xuất từ máu người hoặc sản xuất bằng công nghệ gen (yếu tố tái
tổ hợp). Yếu tố cô đặc được sản xuất bằng kĩ thuật hiện đại. Tất cả các loại
yếu tố cô đặc trên thị trường đều được xử lí để bất hoạt hoặc loại bỏ virus
truyền qua đường truyền máu, tuy nhiên, chưa loại trừ được 100% nguy cơ
lây nhiễm các bệnh này.
1.2.1. Hệ thống nhóm máu
Các kháng nguyên có tính miễn dịch cao được xếp thành hệ thống các
nhóm máu ABO, Rh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong truyền máu.
Những nhóm máu quan trọng trong truyền máu

- Hệ thống nhóm máu ABO: Năm 1901, bác học Landsteiner phát hiện
ra hiện tượng: huyết thanh của người này làm ngưng kết hồng cầu của người
kia và ngược lại. Sau đó các nhà khoa học đã tìm được kháng nguyên A và
kháng nguyên B có mặt trên màng hồng cầu, còn kháng thể a và kháng thể b
có mặt trong huyết tương. Kháng thể a sẽ làm ngưng kết hồng cầu mang
kháng nguyên A, kháng thể b sẽ làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên


8

B. Do cơ thể có trạng thái dung nạp với kháng nguyên bản thân nên trong
huyết tương không bao giờ có kháng thể chống lại kháng nguyên có trên bề
mặt hồng cầu của chính mình.
- Dựa vào kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu, người ta chia ra 4
nhóm máu là: A, B, AB và O. Người nhóm máu A có kháng nguyên A trên bề
mặt hồng cầu và có kháng thể chống B trong huyết tương. Người nhóm máu
B có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể chống A trong
huyết tương. Người có nhóm máu AB có kháng nguyên A và B trên bề mặt
hồng cầu và không có kháng thể chống A và chống B trong huyết tương.
Người có nhóm máu O không có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu,
nhưng trong huyết tương có cả kháng thể chống A và chống B. Các kháng thể
chống A và B là những kháng thể tự nhiên trong huyết thanh.
- Hệ thống nhóm máu Rh: Hệ Rh có 3 loại kháng nguyên chính: kháng
nguyên D (Rh0), kháng nguyên C (Rh'), kháng nguyên E (Rh''). Nhưng chỉ có
kháng nguyên D có tính kháng nguyên mạnh và có tính sinh miễn dịch cao.
Do đó chỉ khi có kháng nguyên D thì mới gọi là Rh+. Kháng nguyên hệ thống
nhóm máu Rh có tính di truyền, còn kháng thể chống Rh chỉ có ở cơ thể
những người có nhóm máu Rh- khi được miễn dịch bằng hồng cầu có kháng
nguyên D (Rh+). Nếu một người có nhóm máu Rh- , chưa hề được truyền
máu Rh+ bao giờ thì khi truyền máu Rh+ lần đầu cho họ sẽ không bị xảy ra

phản ứng phản vệ. Nhưng sau 2 - 4 tháng truyền máu Rh+, nồng độ kháng thể
chống Rh+ trong máu người nhận Rh- mới đạt tối đa. Từ đây nếu truyền máu
Rh+ cho họ lần thứ 2, có thể gây ra sốc nặng. Vì vậy phải hết sức chú ý tới
người đã được truyền máu nhiều lần, phải xác định nhóm máu hệ Rh cho họ
để tránh các trường hợp xảy ra phản ứng truyền máu nguy hiểm [5]
1.2.2. Truyền máu an toàn
Quy tắc truyền máu cơ bản là: không để kháng nguyên và kháng thể


9

tương ứng gặp nhau trong máu người nhận. Đối với hệ thống nhóm máu
ABO, thoả mãn qui tắc trên là phải truyền cùng nhóm, ví dụ máu nhóm A
truyền cho nhóm A... Đồng thời với việc xác định nhóm máu thuộc hệ ABO,
cần phải làm các phản ứng chéo: trộn hồng cầu người cho với huyết thanh
máu người nhận và trộn hồng cầu người nhận với huyết thanh máu người cho,
nếu không có hiện tượng ngưng kết hồng cầu thì máu đó mới được truyền.
Trường hợp cần truyền máu khác nhóm, phải theo một qui tắc tối thiểu:
không để xảy ra ngưng kết hồng cầu của người cho trong máu của người
nhận. Vì khi xảy ra tai biến này thì chỉ cần truyền nhầm 2ml máu đã có thể
gây tử vong do tắc mạch, tan máu, suy thận cấp... Do đó truyền máu khác
nhóm bắt buộc phải theo nguyên tắc sau: nhóm O truyền được cho 3 nhóm:
A, B, AB; Nhóm A và nhóm B truyền được cho nhóm AB. Nhóm AB không
truyền được cho nhóm O, A, B. Trường hợp truyền máu khác nhóm chỉ được
truyền khoảng 250ml máu, với tốc độ rất chậm, khi đó tai biến do truyền máu
rất khó xảy ra vì kháng thể trong máu người cho ngay lập tức bị pha loãng
trong máu của người nhận, do đó nồng độ kháng thể rất thấp. Các kháng thể
này sẽ bị các enzym phân giải. Đối với hệ thống nhóm máu Rh, kháng thể
chống Rh chỉ hình thành ở người Rh- khi được miễn dịch bằng hồng cầu của
người Rh+. Vì tỷ lệ Rh- của người Việt Nam rất thấp nên người ta chỉ cần xét

nghiệm nhóm máu hệ Rh cho người đã được truyền máu nhiều lần và phụ nữ
có tiền sử sảy thai, đẻ non, đẻ con có hội chứng vàng da huỷ huyết. Nếu bệnh
nhân cần truyền máu là người Rh+ thì truyền máu Rh+ hoặc Rh- đều được.
Ngược lại, bệnh nhân cần truyền máu là người Rh- thì nhất thiết phải được
truyền máu là Rh-.
1.3 NHIỄM CÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH LÂY QUA ĐƢỜNG MÁU
1.3.1. Nhiễm các virus viêm gan
+ Nhiễm virus viêm gan B (HBV), tuy có sàng lọc huyết thanh nhưng
vẫn có thể lây do lấy máu ở giai đoạn cửa sổ [6]. Nhiều nghiên cứu cho thấy


10

tỷ lệ cao ( 12-14%) nhiễm HBV ở những người hiến máu lần đầu. Theo
Nguyễn Chí Tuyển ( 2004), tỷ lệ nhiễm HBV ở người hiến máu la 4,58%.
+ Nhiễm virus viên gan C (HCV), đây là virus có cấu trúc thuộc nhóm
ribonucleotic acid [4]. Dzieckowski J.S. (2001) cho rằng viêm gan C rất nguy
hiểm có nguy cơ trở thành viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan [4]. Nguyễn
Chí Tuyển ( 2004) cho biết tỷ lệ nhiễm viêm gan do virus này ở nguwoif hiên
máu là 0,99%[9]
1.3.2 Nhiễm virus HIV
Đây là nguy cơ do truyền máu, máu nguwoif bị nhiễm HIV nhưng giai
đoạn chưa có chuyển đổi huyết thanh hoặc đã có những kĩ thuật chưa đủ độ
nhạy và chưa có kỹ thuật để phát hiện. Do vậy khi sàng lọc huyết thanh vẫn
chi kết quả âm tính [7]. máu này truyền cho bệnh nhân sẽ cho kết quả dương
tính vơi HIV lây nhiễm này gọi là nhiễm trùng cửa sổ[8]. Ting P.H. (2005)
cho rằng nguy cơ lây nhiễm HIV do truyền máu giao động từ 1/ 250.000 –
1/2.000.000[3].
1.3.3. Nhiễm các tác nhân lây bệnh khác
+ Nhiễm ký sinh trùng sốt rét

+ Nhiễm xoắn khuẩn giang mai
+ Vi khuẩn thông thường do máu bị nhiếm bẩn
1.3.4. Một số tác nhân mới cần lƣu ý
+ Các tác nhân lây qua truyền máu mà đã biết nhưng chưa đưa vào sàng
lọc thường quy: CMV, EBV, HTLV1-2, HHV-8, HAV, …[3]
+ Các tác nhân lây qua truyền máu mà trước kia chưa biết: virus Tây
sông Nile, bệnh chagas ( ở Nam Mỹ do loài ký sinh trùng Trypanosma cruzi)
[3], [4]
+ Các tác nhân chưa biết rõ về bệnh lý: TTV (gây viêm gan sau truyền
máu).


11

1.4. QUY TRÌNH HIẾN MÁU
1.4.1 Quy trình hiến máu chung áp dụng tại Việt Nam
Quy trình hiến máu ở mỗi quốc gia, mỗi cơ sở truyền máu và mỗi hình
thức hiến máu có sự khác nhau nhất định. Nhưng quy trình chung hiện nay
đang được áp dung phổ biến tại các điểm hiến máu ở nước ta là:
Đăng ký hiến máuTư vấn , khám, xét nghiệm tuyển chọn nghỉ uống
nước hiến máunghỉ , ăn nhẹ , nhận quà tặngtư vấn sau hiến máu [11].
Một số thông tin cần căn dặn người hiến máu:
+ Ngày hôm trước khi hiến máu, người hiến máu nên ăn uống, nghỉ
ngơi đầy đủ. Tránh làm việc quá sức, thức đêm , bỏ ăn , say rượu,..gây mệt
mỏi căng thẳng trước khi hiến máu.
+ Ngày hiến máu: ăn nhẹ trước khi hiến máu 1 giờ đến 2 giờ, không ăn
thức ăn nhiều mỡ, không uống rượu, đem theo chứng minh nhân dân hoăc hộ
chiếu
Tại điểm hiến máu: cần thực hiện đúng hướng dẫn của Ban tổ chức và
nhân viên y tế, chỉ rời khỏi điểm hiến máu khi cảm thấy mình hoàn toàn bình

thường.
+ Sau khi hiến máu: trong 3 ngày đầu nên giữ sạch nơi chọc ven, không
nên làm việc quá sức, tránh làm những việc đặc biệt nguy hiểm, không say
rượu, cần ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, liên hệ với cơ sở truyền máu khi thấy
có bất thường về sức khỏe.
Người hiến máu cần tiếp tục bảo vệ sức khỏe tốt để hiến máu nhắc
lại an toàn và vận động mọi người cùng tham gia hiến máu tình nguyện
(HMTN) [11]
1.4.1. Sự cần thiết phải vận động hiến máu tình nguyện
- Nhiều người, nhiều cơ quan, tổ chức đến nay vẫn quan niệm cần phải
bồi dưỡng bằng tiền mặt cho người hiến máu, càng nhiều càng tốt. Mới nghe


12

sẽ thấy quan niệm này thể hiện tốt sự quan tâm, động viên người hiến máu
tình nguyện. Xét về mặt nào đó, nó cũng động viên, khuyến khích được người
hiến máu và có thêm chút tiền để bồi dưỡng sức khỏe hoặc mua môt vật gì đó
làm kỷ niệm cho một lần hiến máu. Tuy vậy, nếu dùng tiền để khuyến khích
người hiến máu tình nguyện sẽ tạo ra nhiều tiêu cực, thu hút những người cần
tiền nên đi hiến máu và khi ấy sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an Toàn truyền
máu. Yêu cầu cơ bản khi xây dựng các quy định về quyền lợi, chế độ đối với
người hiến máu tình nguyện là:
+ Phải đảm bảo an toàn cho người hiến máu, người bệnh nhận máu và
không quá phức tạp cho các trung tâm tâm truyền máu.
+ Phải khuyến khích, động viên được đông đảo người dân tham gia
hiến máu tình nguyện.
+ Phải thể hiện được sự công bằng xã hội.
- Cần phải vận động hiến máu không lấy tiền vì;
+ Chỉ có HMTN không lấy tiền thì chất lượng máu và an toàn truyền

máu mới được đảm bảo. Nếu dùng tiền để khuyến khích việc hiến máu thì sẽ
tăng nguồn người cho máu không an toàn là người cho máu chuyên nghiệp.
+ Chỉ có HMTN không lấy tiền thì mới tôn vinh được nghĩa cử cao đẹp
của HMTN, loại bỏ được sự mua bán trong việc hiến máu, đưa các giá trị của
hiến máu cứu người lên mức không thể đo đếm bằng một số tiền cụ thể. Hành
động HMTNđược tôn vinh sẽ thể hiện được ý nghĩa thiêng liêng, cao đẹp của
hiến máu cứu người sẽ thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo người dân.
+ Thực tế trên thế giới và ở Việt Nam đã chứng minh: chỉ khi HMTN
không lấy tiền mới thu hút được đông đảo người dân tham gia hiến máu, loại
bỏ” cảm giác bị xúc phạm “ khi các cơ sở truyền máu trao tiền bồi dưỡng sau
khi HMTN như đã từng xảy ra một cách phổ biến ở người HMTN trước
đây.[11]


13

1.5. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN
+ Máu an toàn
Máu an toàn là máu được lấy từ người khỏe mạnh, đã được xét nghiệm,
lưu trữ và được cung cấp kịp thời, đầy đủ cho người bệnh.[11]
+ Yêu cầu về sức khoẻ của ngƣời hiến máu tình nguyện
- Là người khỏe mạnh, không có tiền căn bệnh về máu, có tinh thần nhân
đạo, tự nguyện, cứu giúp người bệnh.
- Là người hiểu biết về hiến máu, có ý thức về hiến máu an toàn cho
người bệnh.
- Là người có trách nhiệm vận động thêm người khỏe mạnh đến hiến
máu.[11]
+ Mục đích hiến máu
- Hiến máu là tăng cường số lượng máu cung cấp cho các bệnh viện để cấp
cứu, điều trị cho bệnh nhân, ngoài ra còn để dự phòng thảm họa.

- Hiến máu là cho máu tốt, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường
truyền máu như nhiễm HIV/AIDS, siêu vi gan B, C, giang mai, sốt rét… vì
những người hiến máu là những người khỏe mạnh thực sự.[11]
+ Điều kiện hiến máu
Điều kiện quan trọng nhất là người hiến máu thực sự khỏe mạnh, trước đây
không mắc bệnh nguy hiểm nào. Ngoài ra, để được hiến máu, người hiến máu
phải có: tuổi từ 18 đến 60 với nam, 18 đến 55 với nữ. Cân nặng trên 45kg với
nam và trên 43kg với nữ. Mạch và huyết áp đều bình thường, không cao quá
cũng không thấp quá. Người phụ nữ đang mang thai, có kinh, điều hòa kinh
nguyệt, đang cho con bú không được hiến máu.[11]
+ Lƣợng máu dự trữ của ngƣời bình thƣờng
Thường ở Nữ 43 kg có khoảng 3000 ml máu và Nam 45 kg có 3150 ml máu.
- Lượng máu hiến 250ml, so với lượng máu cơ thể của mỗi người


14

không đáng là bao nhiêu, mỗi kg trọng lượng cơ thể, trung bình có 70 ml
máu, nếu lấy 250ml máu của 3.000ml máu bằng 8% số lượng máu cơ thể, nên
không ảnh hưởng đến sức khỏe.[7]
- Lượng máu hiến mất đi được phục hồi nhanh sau 3-5 ngày. Máu được
tái tạo lại là máu mới do cơ thể sinh ra, các thành phần trong máu được trẻ
hóa, có sức đề kháng chống bệnh tật và tạo sự phấn chấn trong người, như
vậy hiến máu làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn.[11].
+ Ảnh hƣởng của hiến máu tới sức khỏe
Máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và
luôn được đổi mới hàng ngày.
Lượng máu trong cơ thể mỗi con người khoảng 70ml/kg cân nặng: như
vậy, một người 50kg có khoảng 3500ml máu, người 65kg có khoảng 4500ml.
Qua nghiên cứu và thực tế đã chứng minh, nếu bạn hiến dưới 1/10 máu

trong cơ thể (từ 350-450ml) theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc thì hoàn
toàn không có hại cho sức khỏe[11].
+ Những xét nghiệm cần thiết
Tất cả những đơn vị máu thu được sẽ được kiểm tra nhóm máu (OAB-Rh),
HIV, Virus viêm gan B, Virus viêm gan C, IgMHbC, Giang mai, Sốt rét,
kháng thể bất thường.
Bạn sẽ được thông báo kết quả, được giữ kín và được tư vấn (miễn phí)
khi được phát hiện ra các bệnh nhiễm trùng nói trên.[11]
+ Số lần hiến máu
Cơ thể người khỏe mạnh, có thể hiến máu nhắc lại nhiều lần. Tuy nhiên
cần đảm bảo thời gian tối thiểu giữa hai lần hiến máu là 3 tháng. Hiến máu
cứu người là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện sự hiểu biết, lòng nhân ái và trách
nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng. Máu có thể cứu được tính mạng người
bệnh, mang lại niềm vui hạnh phúc cho gia đình họ.


15

+ Yếu tố quyết định trong việc tuyển chọn ngƣời hiến máu mới
Có mối quan hệ tốt giữa người vận động hiến máu với người hiến máu.
- Giải tỏa những nỗi lo sợ (đau, ngất, mệt mỏi, kim tiêm, nhiễm siêu vi,
mất máu...)
- Truyền thông, giáo dục trước hết đối với những người dễ tiếp nhận
kiến thức như: sinh viên, giáo viên, công nhân viên chức Nhà nước, lãnh đạo
các ban ngành đoàn thể, Đảng và chính quyền, các chức sắc tôn giáo… Cung
cấp cho họ đầy đủ thông tin về hiến máu tình nguyện.
- Tạo được mối thân thiện với những người hiến máu để người hiến
máu cảm thấy như là một thành viên của trung tâm sẵn sàng cho máu.
+ An toàn máu
“An toàn máu bắt đầu từ tôi” có ý nghĩa là : An toàn máu bắt đầu từ chúng ta.

- Cán bộ vận động tuyên truyền HMTN phải là người hiểu rõ về hiến máu,
có ý thức an toàn máu, họ chỉ vận động những đối tượng thật sự khỏe mạnh.
- Bác sĩ là người trực tiếp khám tuyển chọn người cho máu, luôn luôn
có ý thức an toàn máu, loại bỏ những trường hợp không khỏe mạnh, nghi ngờ
có bệnh lây nhiễm theo đường máu trong khi khám sức khỏe tổng quát.
- Y tá lấy máu cũng có ý thức về an toàn máu trong khi làm việc, báo
ngay cho bác sĩ khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ.
- Quan trọng nhất là chính bản thân người hiến máu phải có ý thức về
an toàn máu bởi vì chính bản thân người hiến máu mới biết mình có mắc bệnh
gì từ trước đến nay hay không.
+ Ý nghĩa của chỉ tiêu về chất lƣợng trong HMTN
Trong phong trào hiến máu tình nguyện, máu được xét nghiệm sau khi
hiến máu. Nếu tỉ lệ máu bệnh vượt quá tỷ lệ cho phép, chứng tỏ rằng: “An
toàn máu bắt đầu từ tôi, từ chúng ta” (Người hiến máu, Người vận động, Bác
sĩ, Y tá…) thực hiện sự tuyển chọn không hiệu quả và tốn kém do hủy máu,


16

tiền xét nghiệm và túi máu phải bỏ ra, tỉ lệ bệnh cho phép là dưới 6 – 8% trên
tổng số máu nhận được, thì mới đạt chỉ tiêu chất lượng trên giao.
+ Lực lƣợng hiến máu dự bị
Mục đích thành lập lực lượng hiến máu dự bị là để cung cấp máu tốt cho
các trường hợp mổ cấp cứu, mổ đột xuất, hỗ trợ cho người nghèo có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn khi ngân hàng máu bệnh viện không còn máu.
Điều kiện để vào lực lượng hiến máu dự bị là: nữ tuổi từ 18 – 45, cân nặng
trên 45 kg; nam tuổi từ 18 – 50, cân nặng trên 50 kg; đã hiến máu nhân đạo từ
03 lần liên tiếp trở lên đều có kết quả xét nghiệm máu tốt và phải có số điện
thoại để tiện cho việc liên lạc [5]
+ Vận động hiến máu lập lại

Vận động những người đã từng hiến máu lặp lại chắc chắn có 2 điều lợi:
- Dễ dàng vận động hơn vì họ đã có ý thức và kinh nghiệm về hiến máu.
- Tỉ lệ bệnh sẽ rất thấp, số lượng máu tốt sẽ được dùng nhiều hơn.
Tạo mối quan hệ tốt giữa người vận động, Bác sĩ, Y tá, nhân viên,
tuyên truyền viên, tình nguyện viên đối với người hiến máu, gây được lòng
tin, tình cảm thân thiết đối với họ.
- Tổ chức sơ, tổng kết để động viên, biểu dương, khen thưởng thích đáng.
- Thông tin, tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức, kiến thức về hiến máu
cho họ.
- Quan tâm đến sức khỏe của người hiến máu, có hỗ trợ giúp đỡ khi
cần thiết[5].
+ Đối tƣợng cần vận động HMTN
- Người vận động hiến máu cần tập trung các đối tượng sau: Thanh
niên, Sinh viên, CBCNV, Giáo viên, nông dân những người có cuộc sống và
việc làm ổn định.


17

- Người vận động HMTN tốt là người từng hiến máu và hiến máu nhiều
lần, đội viên HMTN, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, công ty, xí nghiệp,
các vị Linh mục, các vị trụ trì các chùa.[11]
1.6. CAN THIỆP CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI TRONG VẬN ĐỘNG HMTN
1.6.1. Khái quát về kiến thức, thái độ và hành vi của ngƣời hiến máu
Mối quan hệ giữa nhận thức, thái độ và hành vi của một con người nói
chung và của người hiến máu nói riêng có liên quan mật thiết đối với môi
trường sống (bao gồm cả tự nhiên và xã hội) của họ. Đó là mối quan hệ tương
hỗ, tác động và chi phối lẫn nhau được thể hiện rất đa dạng.
- Nhận thức đầy đủ, thái độ đúng đắn của người HMTN:
Lý do để một cá nhân hiến máu tình nguyện:

Về mặt lý thuyết thì lý do duy nhất là để cứu chữa bệnh. Thực tế: có thể
còn có những lý do khác: kiểm tra sức khỏe, bạn bè lôi kéo , tò mò…
- Người có nhận thức đầy đủ về HMTN:
Nêu đầy đủ về sự cần thiết và giá trị của HMTN. Giải thích được hiến
máu theo hướng dẫn của bác sĩ thì không có hại đến sức khỏe. Trình bày tiêu
chuẩn, điều kiện của người hiến máu để hiến máu được an toàn. Biết cách tự
rèn luyện nâng cao sức khỏe để có thể tiếp tục hiến máu an toàn.
- Người có thái độ đúng đắn về HMTN:
Hoàn toàn tự nguyện hiến máu cứu người. Trung thực, sẵn sàng phối
hợp với trung tâm truyền máu và tuyên truyền viên. Nghiêm túc thực hiện
theo hướng dẫn của cán bộ y tế và tuyên truyền viên. Cởi mở, tôn trọng mọi
người tại điểm hiến máu. Có trách nhiệm đối với bệnh nhân nhận máu.
- Hành vi phù hợp về HMTN:
Chỉ thấy hiến máu nếu thấy mình đủ điều kiện. Nhất định không hiến máu
nếu thấy mình không đủ điều kiện. Tự rèn luyện nâng cao sức khỏe để hiến
máu nhắc lại an toàn. Vận động người khác cùng tham gia hiến máu [12]


18

1.6.2. Mối quan hệ giữa kiến thức, thái độ và hành vi của ngƣời hiến máu
Nhận thức, thái độ và hành vi của một người có liên quan mật thiết với
nhau và chịu ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường sống. Trong đó, nhận thức
đóng vai trò quyết định đến thái độ và hành vi cuả đối tượng về HMTN.
Muốn thay đổi nhận thức về HMTN thì trước hết phải thay đổi thái độ và thay
đổi nhận thức phải bằng những hành vi cụ theerthoong qua các giác quan là
thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác.Hoạt động trải nghiệm có
vai trò kiểm định để củng cố nhận thức. không thể có nhận thức đầy đủ khi
chưa có trải nghiệm. Ngược lại, rất khó thay đổi nhận thức khi vấn đề ấy đã
được trải nghiệm. Không có sự tương xứng hoàn toàn giữa nhận thức, thái độ

và hành vi vì môi trường sống có vai trò rất quan trọng. Cụ thể là không phải
tất cả những người có nhận thức đầy đủ, thái độ đúng đắn đều tham gia
HMTN và ngược lại. Như vậy môi trường sống trong những điều kiện nhất
định cũng có vai trò quyết định đến việc chuyển đổi hành vi của đối tượng
vận động hiến máu [12]
1.6.3. Những yếu tố ảnh hƣởng tới việc chuyển đổi thái độ và hành vi HMTN
Một người có nhận thức đầy đủ về HMTN nhưng chưa chắc họ sẽ có
thái độ đúng đắn và hành vi phù hợp. Sau đây là các yếu tố ảnh hưởng tới thái
độ , hành vi của người có nhận thức đầy đủ:
- Các yếu tố liên quan trực tiếp tới tuyên truyền viên và nhân viên y tế:
Thái độ của tuyên truyền viên và nhân viên y tế: thái độ của đối tượng
được thể hiện trước hết là với tuyên truyền viên và nhân viên truyền máu, sau
đó là thái độ với người bệnh cần truyền máu. Như vậy để đối tượng có thái độ
đúng đắn thì trước hết người tuyên truyền viên và nhân viên truyền máu phỉa
có thái độ đúng đắn với họ và với bện nhân cần truyền máu.
- Kỹ năng tiếp xúc với đối tượng của tuyên truyền viên và nhân viên y
tế: Việc tổ chức, sắp xếp các quy trình làm việc tại các điểm hiến máu một


19

cách hợp lý và đảm bảo tôn trọng bí mật riêng tư của đối tượng là rất cần thiết
để tạo thái độ đúng đắn và hành vi phù hợp ở đối tượng. Tuyên truyền viên và
nhân viên y tế có kĩ năng giao tiếp không tốt đối với đối tượng sẽ tạo cho đối
tượng những thái độ không tốt và hành vi không phù hợp mặc dù họ có nhận
thức đầy đủ.
Các yếu tố không thuộc về tuyên truyền viên và nhân viên y tế:
+ Các yếu tố tích cực:
Sự ủng hộ và động viên của người xung quanh. Sự trân trọng quan tâm
của xã hội. Các điều kiện cho phép: tình trạng sức khỏe, công việc, học

tập…Điểm tổ chức hiến máu:thời gian, địa điểm và chất lượng phục vụ tốt,
thuận lợi và hấp dẫn và tin cậy. Có thư mời và thông báo rõ ràng. Lòng nhân
ái cao ( có trách nhiêm đối với cộng đồng ). Được thôi thúc bởi những hoàn
cảnh cụ thể, thông tin khẩn cấp và nhu cầu điều trị…
- Các yếu tố cản trở:
+ Các yếu tố ngược lại với các yếu tố tích cực
+ Được nghe, được chứng kiến những thông tin sai lệch về HMTN.
- Những yếu tố ảnh hưởng tới duy trì hành vi hiến máu nhắc lại:
Các yếu tố tích cực: Ấn tượng tốt đẹp khi hiến máu. Sức khỏe sau hiến
máu hoàn toàn bình thường. Thường xuyên tiếp xúc với các thông tin tích
cực. Sự ủng hộ và động viên những người xung quanh. Được tư vấn sau khi
hiến máu một cách chu đáo. Có thư mời, thông bảo rõ ràng; điểm tổ chúc hiến
máu thuận lợi, hấp dẫn, tin cậy [12]
1.6.4. Quy trình thay đổi kiến thức, thái độ và hành vi của ngƣời hiến máu
Giai đoạn thờ ơ: là giai đoạn mà đối tượng không quan tâm, không
chú ý tới hoạt động HMTN, giai đoạn này có thể gặp ở những người:
- Chưa tiếp xúc hoặc tiếp xúc chưa đầy đủ để gây sự chú ý về HMTN.
- Số ít người cho rằng HMTN là việc của xã hội, không liên quan gì đến họ.


×