Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành của giáo viên tiểu học về phòng chống bệnh cận thị học đường tại thành phố hà nội năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.19 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
******


BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ





Tên đề tài :
Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành của
giáo viên tiểu học về phòng chống bệnh cận thị học đường
tại thành phố Hà nội năm 2008






Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Thị Thanh Xuân



Hà Nội tháng 5 năm 2010
Danh mục các từ viết tắt

BN Bệnh nhân
CTHĐ Cận thị học đường
GV Giáo viên


HĐ Học đường
HSTH Học sinh tiểu học
TH Tiểu học
THCS Trung học cơ sở
NXB Nhà xuất bản

MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề 1
II. Tổng quan 4
1.1. Khái niệm, hiểu biết về cận thị học đường: [1,7,10,12,14] 4
1.2. Tình hình nghiên cứu cận thị học đường trong và ngoài nước: 6
III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 10
2.1. Địa điểm nghiên cứu: 10
2.2. Đối tượng nghiên cứu: 11
2.3. Phương pháp nghiên cứu : 11
2.4. Xử lý và phân tích số liệu: 15
2.5. Thời gian nghiên cứu: 15
2.6. Đạo đức nghiên cứu: 15
IV. Kết quả nghiên cứu 16
3.1. Kiến thức về phòng bệnh cận thị học đường của giáo viên ở 4 trường tiểu học tại
thành phố Hà nội năm 2008: 16
3.2. Thái độ về phòng bệnh cận thị học đường của giáo viên ở 4 trường tiểu học tại
thành phố Hà nội năm 2008: 20
3.3. Thực hành về phòng bệnh cận thị học đường của giáo viên ở 4 trường tiểu học tại
thành phố Hà nội năm 2008: 21
V. Bàn luận 22
VI. Kết luận 28
6.1. Kiến thức, thái độ và thực hành của giáo viên 4 trường tiểu học về phòng bệnh
CTHĐ tại thành phố Hà nội năm 2008 28
6.2. Thái độ của giáo viên 4 trường tiểu học về phòng bệnh CTHĐ tại thành phố Hà

nội năm 2008 28
6.3. Thực hành của giáo viên 4 trường tiểu học về phòng bệnh CTHĐ tại thành phố Hà
nội năm 2008 28
VII. Khuyến nghị 29
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Sơ đồ cây vấn đề
I. Đặt vấn đề
Cận thị học đường (CTHĐ) là một trong những bệnh trường học, có
liên quan đến quá trình học tập ở tuổi học sinh. Bệnh dễ phát sinh trong quá
trình học tập và có tác động xấu đến sức khoẻ trước mắt cũng như lâu dài
của học sinh, làm giảm sút kết quả học tập, gây khó khăn trong sinh hoạt
hàng ngày, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, kinh tế (tốn tiền mua kính, đi khám mắt
thường xuyên, mua thuốc…) và có thể gây mù loà.
Ngày nay, tỷ lệ cận thị đang có xu hướng gia tăng trong các cấp học
phổ thông. Tại Hà nội, có lớp học tới 50% học sinh phải đeo kính [1]. Có
những em không biết mình bị cận thị nên không đeo kính [10]. Theo một số
nghiên cứu, tỷ lệ cận thị tăng dần theo cấp học, thấp nhất ở tiểu học (TH) và
cao nhất ở trung học cơ sở (THCS) [10]. Tuy nhiên, tỷ lệ cận thị ở học sinh
tiểu học (HSTH) đã gia tăng nhanh nhất trong vòng 1965-2000 (tăng gấp 5,5
lần) [10]. Trong nghiên cứu tại bệnh viện mắt trung ương năm 2006: nhóm
tuổi bắt đầu mắc cận thị cao nhất ở HSTH, chiếm 55,5% tổng số bệnh nhân.
Cũng theo nghiên cứu này, tuổi bắt đầu mắc cận thị trung bình là 10,01[6].
Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng cần có những biện pháp can
thiệp để phòng chống bệnh cận thị cho học sinh, đặc biệt là ở cấp tiểu học.
Nguyên nhân của thực trạng này là do môi trường học tập không đảm
bảo: điều kiện học tập ở trường không đầy đủ (bàn ghế không đúng quy
cách, độ chiếu sáng không phù hợp, vật phẩm học tập không đủ tiêu
chuẩn ), quá trình học tập ở nhà không đảm bảo vệ sinh (không có thời gian
biểu hợp lý giữa học và giải lao, học thêm quá nhiều môn, nhiều giờ ), sự

sinh hoạt và vui chơi không hợp lý (thức quá khuya, chơi điện tử, xem ti vi
nhiều, lười vận động ). Bên cạnh đó còn do thói quen không hợp vệ sinh
(nằm đọc sách, đọc sách trong chỗ tối, xem truyện tranh chữ nhỏ ) cũng

1
như sự nhận thức, quan tâm chưa đúng, chưa đầy đủ của học sinh và các bậc
phụ huynh về nguyên nhân, tác hại của cận thị gây ra. Không những thế, sự
phát triển của xã hội cùng với sự đô thị hoá kéo theo nhiều yếu tố bất lợi như
là thu hẹp diện tích không gian sống, diện tích vui chơi góp phần làm gia
tăng nguy cơ mắc cận thị của học sinh. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới
thực trạng cận thị ở học sinh phổ thông gia tăng chính là kiến thức, thái độ
và thực hành của giáo viên về phòng chống cận thị. Trong suốt quá trình học
tập từ lớp 1 đến lớp 12, các em phải học trên 1 vạn giờ ở trong lớp học và
người thường xuyên tiếp xúc với các em nhất chính là giáo viên. Đặc biệt là
cấp tiểu học, cấp học đầu tiên, các em còn nhỏ, rất hiếu động và chưa ý thức
được những thói quen tốt - không tốt nên rất cần được sự hướng dẫn của các
thầy cô giáo. Những gì các em tiếp thu được ở đây sẽ là nền tảng để hình
thành những thói quen, hành vi có lợi cần thiết cho sự phát triển sau này.
Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề cận thị ở học sinh.
Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào đối tượng học sinh hoặc cán
bộ y tế trường học, cũng như các mối liên quan với yếu tố học đường và
biện pháp can thiệp mà ít có nghiên cứu nào tập trung vào đối tượng giáo
viên, đặc biệt là giáo viên tiểu học, đối tượng có ảnh hưởng lớn đến vấn đề
cận thị học đường. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là các thầy cô giáo biết gì, có thái
độ và thực hành như thế nào về phòng chống bệnh cận thị ở học sinh? Chính
vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này với các mục tiêu sau:
• Mục tiêu chung:
Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của giáo viên tiểu
học về phòng chống bệnh cận thị học đường tại một số trường tiểu
học ở nội và ngoại thành tại thành phố Hà nội năm 2008.

• Mục tiêu cụ thể:

2
1. Mô tả kiến thức phòng bệnh CTHĐ của giáo viên ở 4 trường tiểu học
tại thành phố Hà nội năm 2008.
2. Mô tả thái độ phòng bệnh CTHĐ của giáo viên ở 4 trường tiểu học tại
thành phố Hà nội năm 2008.
3. Mô tả thực hành phòng bệnh CTHĐ của giáo viên ở 4 trường tiểu học
tại thành phố Hà nội năm 2008.
Trên cơ sở kết quả thu được sẽ đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao kiến
thức, thái độ và thực hành của giáo viên tiểu học về phòng chống bệnh
CTHĐ.

3
II. Tổng quan
1.1. Khái niệm, hiểu biết về cận thị học đường: [1,7,10,12,14]
1.1.1. Định nghĩa:
Cận thị học đường là một trong những bệnh trường học, có liên quan đến
quá trình học tập ở tuổi học sinh.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng định nghĩa trên khi đánh giá sự
hiểu biết của giáo viên về khái niệm cận thị học đường là gì.
1.1.2. Cơ chế:
Ở mắt cận thị, hình ảnh tạo thành trước võng mạc nên mắt chỉ nhìn rõ
những vật ở gần mà không thấy rõ vật ở xa.

H1a. Mắt chính thị H1b. Mắt cận thị
Hình 1. Cơ chế gây cận thị
1.1.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ:
1.1.2.1. Bẩm sinh:
- Nguyên nhân của cận thị thông thường là do sự sai lạc phát triển

xảy ra ở thời kỳ phôi thai và thời kỳ phát triển tích cực.
- Những rối loạn dẫn đến những bất thường của những thành phần
cấu tạo khúc xạ nhãn cầu như: Độ cong giác mạc, độ sâu tiền
phòng, độ cong, chỉ số khúc xạ của thể thuỷ tinh và trục trước sau
của nhãn cầu.
- Do di truyền (cận thị bẩm sinh và cận thị nặng).

4
1.1.2.2. Mắc phải:
Đối với lứa tuổi học sinh, các yếu tố từ trường học không hợp vệ sinh
có thể dẫn đến bệnh cận thị học đường. Cụ thể:
- Thiếu ánh sáng trong quá trình học tập (chiếu sáng tự nhiên và
nhân tạo) vì vậy mắt của học sinh phải điều tiết nhiều trong quá
trình lâu dài dẫn tới trục trước sau của mắt bị kéo dài, làm cho hình
ảnh của vật không hiện ở trên võng mạc mà lại hiện lên ở phía
trước võng mạc.
- Bàn ghế không hợp quy cách vệ sinh: Bàn cao, ghế thấp (làm
cho khoảng cách giữa mắt và vở quá gần, nên mắt phải điều tiết
nhiều) hoặc bàn thấp ghế cao (học sinh phải cúi xuống để viết làm
cho máu dồn vào hố mắt nhiều làm cho áp lực trong hố mắt tăng
lên, đẩy thuỷ tinh thể phồng ra phía trước).
- Thói quen học tập không hợp vệ sinh như học lúc bầu trời còn
thiếu ánh sáng (như lúc bình minh hoặc hoàng hôn), nằm để học,
vừa đi vừa đọc sách, kích thước chữ quá bé… đều làm cho mắt
phải điều tiết liên tục, lâu dần sẽ đưa đến cận thị.
- Tư thế sai khi học như cúi gần, nhìn gần, nằm, quỳ ôn bài ở nhà
làm cho khoảng cách giữa mắt và vở quá gần nhau khiến cho mắt
phải điều tiết nhiều, lâu dần sẽ đưa đến cận thị.
- Các yếu tố bất lợi khác như: nhìn gần liên tục, đọc sách, truyện
nhiều, sử dụng máy vi tính, chơi điện tử quá mức do đó mắt phải

điều tiết nhiều, gây mệt mỏi cho mắt.
- Yếu tố thể trạng: gày yếu, hay ốm đau, sức khỏe không tốt cũng
ảnh hưởng và có thể làm cho dễ bị cận thị cũng như làm cho cận
thị nặng thêm.


5
1.1.3. Tác hại:
- Ảnh hưởng đến quá trình học tập vì nhìn không rõ chữ và hình
vẽ ở trên bảng (do không đeo kính) dẫn đến kết quả học tập bị
giảm sút.
- Ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, thường là chậm chạp và dễ
gây ra các tai nạn.
- Ảnh hưởng tới lựa chọn ngành nghề: Một số ngành nghề không
sử dụng những người mắt kém như lái xe.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe (gây đau đầu, nhức mắt…). Biến chứng
nguy hiểm nhất của cận thị là bong võng mạc gây ra mù.
Ngoài ra cận thị còn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và kinh tế (tốn tiền
mua kính, đi khám mắt thường xuyên, mua thuốc…).
1.2. Tình hình nghiên cứu cận thị học đường trong và ngoài nước:
1.2.1. Tình hình cận thị trường học ở một số quốc gia trên thế giới:
Từ lâu trên thế giới, con người đã quan tâm đến cận thị và nghiên cứu về nó.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên thế giới về cận thị học đường chủ yếu tập
trung vào hai đối tượng là học sinh và giáo viên. Các nghiên cứu đã chỉ ra
rằng giáo viên là đối tượng có ảnh hưởng lớn đến vấn đề phòng chống cận
thị ở học sinh [15, 24].
Ngay từ rất sớm, năm 1912 W.H.Bates đã có nghiên cứu và thử nghiệm về
sự phòng tránh cận thị của giáo viên, nghiên cứu được tiến hành ở các
trường học công ở New York từ 1912- 1913 với sự tham gia của 121 giáo
viên và 5700 học sinh. Kết quả cho thấy: 31% học sinh có sự cải thiện thị

lực. Nghiên cứu này cũng cho kết luận: giáo viên phòng chống được cận thị
cho học sinh [15].
Năm 1995 Turacli M.E và cộng sự điều tra ở các vùng khác nhau ở Ankara
23810 học sinh ở 39 nhà trẻ và trường tiểu học. Trong đó có 10 trường tư

6
thục, 11 trường trung bình, 7 trường tốt và 11 trường ở nông thôn, kết quả
cho thấy tỷ lệ cận thị trong học sinh ở tuổi nhà trẻ và tiểu học là 3,53% [21].
Morgan K.S; Kenemer J.C (Mỹ 1997) điều tra 14075 trẻ em, tuổi nhà trẻ và
học sinh từ lớp 1 đến lớp 4 của 70 trường thuộc 5 bang phía Tây nam nước
Mỹ. Kết quả cận thị trong trẻ em ở lứa tuổi này là 4,5% [22].
Kali Kivayi và cộng sự điều tra 40029 trẻ tuổi từ 3-18 ở 9 trường thuộc vùng
Nam Ấn Độ thông báo tình hình cận thị là 8,16%. Tỷ lệ cận thị cao hơn một
cách có ý nghĩa ở trẻ lớn hơn hoặc bằng 10 tuổi [23].
Trong khi dân cư sống ở các quốc gia tại quần đảo Solomon, tỷ lệ cận thị chỉ
sấp sỉ 1%, thì cận thị ở các nước thuộc Châu Á lại khá phổ biến [20]. Cuộc
điều tra về cận thị ở học sinh trên phạm vi toàn lãnh thổ Đài Loan vào năm
2000, với 10889 học sinh tuổi từ 7 đến 18, bao gồm 5664 học sinh nam và
5225 học sinh nữ, đã cho kết quả: Tỷ lệ cận thị là 7% ở 7 tuổi, 61% ở 12
tuổi, 81% ở 15 tuổi, và 84% ở tuổi từ 16 đến 18. Sự phổ biến và mức độ
nặng của cận thị tăng lên so với điều tra trước đó vào năm 1995. Sự tăng
mức độ nặng nhất diễn ra ở các nhóm có lứa tuổi trẻ hơn, vì vậy, ngăn chặn
sự phát triển của cận thị ở nhóm tuổi trẻ có thể làm giảm mức độ nặng của
cận thị ở Đài Loan [16]. Tỷ lệ cận thị cao ở Trung Quốc, Nhật Bản nhưng
cao nhất ở Đài Loan và Singapore [18,19].
Năm 2006, nhóm tác giả Trung Quốc nghiên cứu về kiến thức, thái độ và
thực hành của các giáo viên tiểu học và trung học cơ sở về phòng chống
bệnh cận thị. Nghiên cứu được tiến thành trên 1411 giáo viên ở Thượng Hải,
đã cho kết luận: tỷ lệ giáo viên có kiến thức đúng về phòng chống cận thị
thấp hơn 75%. 40,2% giáo viên có thể sửa các thói quen không đúng của học

sinh khi đọc và viết. 80,9% giáo viên cho rằng hướng dẫn phòng tránh
CTHĐ là cần thiết. 61,7% cho rằng có thể phòng chống được cận thị nhưng
chỉ có 45,8% giáo viên muốn tham gia vào các hoạt động liên quan đến

7
phòng tránh cận thị. Tỷ lệ giáo viên TH có kiến thức, thái độ và thực hành
về phòng tránh CTHĐ cao nhất, thấp nhất là giáo viên THCS [24].
1.2.2. Tình hình cận thị ở Việt nam:
Ở nước ta mạng lưới y tế học đường, chăm sóc sức khoẻ cho học sinh,
phòng chống các bệnh trường học như cận thị đã được nhà nước quan tâm
và giao nhiệm vụ đó cho ngành Y tế và ngành Giáo dục. Cho đến nay có một
số nghiên cứu trong nước về tỷ lệ cận thị ở học sinh. Các nghiên cứu đã chỉ
ra rằng tỷ lệ cận thị ở học sinh đang có xu hướng gia tăng (tăng gấp 5-6 lần
giai đoạn từ 1960-2003) và tỷ lệ học sinh mắc vấn đề này tăng dần theo cấp
học và ở học sinh nội thành cao hơn nhiều so với học sinh ngoại thành. Tuy
nhiên tuổi bắt đầu mắc cận thị ở học sinh tiểu học lại ngày càng cao, có xu
hướng gia tăng [8].
Theo điều tra của Hà Huy Khôi (1960), tỷ lệ học sinh Hà nội bị cận thị là 4%
[6]. Theo Ngô Như Hoà (1964) và Đoàn Cao Minh (1975) thì tỷ lệ cận thị
trong học sinh là 4,2% [6,9]. Theo Trần Văn Dần và Phạm Năng Cường
(1980) thì học sinh trung học Hà nội có tỷ lệ cận thị từ 7-8% [6].
Theo Trần Văn Dần (1998) tỷ lệ cận thị ở học sinh tiểu học là 9,6%, trung
học cơ sở là 36,5%, trung học phổ thông là 24%. Tỷ lệ học sinh cận thị ở
thành phố Hồ Chí Minh cũng chiếm tỷ lệ cao như ở Hà nội [4].
Theo Vũ Đức Thu và Lê Thị Kim Dung cùng nhóm tác giả (2001), tại Hà
nội: tỷ lệ cận thị tăng dần theo cấp học. Tỷ lệ này ở bậc tiểu học là 11,3%,
cấp trung học cơ sở là 23,3% và trung học phổ thông là 29,8% [13].
Năm 2006, theo Nguyễn Thị Mai Lý những BN đến khám ở khoa Mắt trẻ
em – Bệnh viện Mắt trung ương; đã được chẩn đoán cận thị trước thời điểm
6 tháng từ 15 đến 18 tuổi: nhóm tuổi học sinh tiểu học có tỷ lệ BN bắt đầu

mắc cận thị cao nhất chiếm 55,5% tổng số BN, tuổi bắt đầu mắc cận thị
trung bình là 10,01. Mức độ cận thị tăng dần theo thời gian mắc cận thị của

8
BN, những BN bị cận thị nặng có tỷ lệ loạn thị kèm theo nhiều hơn BN bị
cận thị nhẹ. Thời gian mắc cận thị càng dài thì mức độ cận thị càng cao và
tăng càng nhiều [8].
Do đó, vấn đề đặt ra là phòng và tránh cận thị càng sớm càng tốt, hiệu quả
càng cao và càng giảm thiểu được các tác hại mà cận thị gây ra cho học sinh.
Để làm được điều này, cần có sự phối hợp của gia đình, xã hội và nhà
trường, cụ thể là các giáo viên, nhất là cấp tiểu học - ngưỡng cửa đầu tiên
trong quá trình học tập của học sinh. Giáo viên ở đây đóng vai trò quan
trọng, nếu hiểu đúng về bệnh cận thị học đường, biết các nguyên nhân và
yếu tố ảnh hưởng cũng như nắm được tác hại của bệnh gây ra thì sẽ làm
nâng cao thái độ thấy cần thiết phải phòng bệnh, từ đó có được các thực
hành, việc làm giúp phòng bệnh hiệu quả.
Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về bệnh cận thị ở học sinh, cũng như
mối liên quan giữa chúng với các yếu tố học đường từ đó đề xuất các biện
pháp phòng chống, thử nghiệm các can thiệp. Trên thế giới đã có nghiên cứu
về kiến thức, thái độ và thực hành của giáo viên đối với việc phòng tránh cận
thị. Nhưng ở nước ta chưa có nghiên cứu nào tập trung vào đối tượng giáo
viên, đề cập một cách cụ thể, rõ ràng kiến thức, thái độ và thực hành của
giáo viên - những người trực tiếp tiếp xúc và giáo dục các em hàng ngày về
phòng chống cận thị. Và nếu ngay từ những lớp học đầu tiên ngồi trên ghế
nhà trường, các em được phòng chống cận thị thì sẽ hình thành được những
thói quen tốt (đặc biệt là tư thế ngồi học) có lợi cho mắt và sức khỏe cho
những năm học sau này.


9

III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Địa điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành tại 2 quận/ huyện: một quận nội thành,
một huyện ngoại thành tại thành phố Hà Nội cũ (chưa bao gồm Hà Tây).

Hình 2. Bản đồ Hà nội và địa điểm nghiên cứu.
Hà Nội nằm ngay giữa vùng đồng bằng phía Bắc, bên bờ con sông
Hồng, với diện tích hơn 923,6 km
2
, bao gồm 9 quận, 5 huyện, dân số khoảng
3,4 triệu người. Dân cư chủ yếu làm trong các ngành dịch vụ và công
nghiệp.
Hà Nội là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam với hơn 50 trường
đại học và cao đẳng với khoảng 606.207 sinh viên (2007), 280 trường tiểu
học, 219 trường trung học cơ sở và 103 trung học phổ thông với tổng cộng
495.456 học sinh (2007). Cùng với sự phát triển của kinh tế, đời sống nhân
dân không ngừng được cải thiện. Tất cả đã góp phần tạo điều kiện để chăm
sóc sức khoẻ cho học sinh tốt hơn và nâng cấp cơ sở học tập phù hợp với
tiêu chuẩn vệ sinh học đường.

10
2.2. Đối tượng nghiên cứu:
Giáo viên trường tiểu học tại Hà nội.
2.3. Phương pháp nghiên cứu :
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu :
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh.
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:
2.3.2.1. Cỡ mẫu:
Xác định cỡ mẫu theo công thức:
p

1
(1- p
1
) + p
2
(1- p
2
)
n = Z
2
(α,β)

(p
1
- p
2
)
2
Trong đó:
n: số lượng giáo viên tiểu học cần nghiên cứu.
p
1
: Tỷ lệ giáo viên thực hiện hướng dẫn học sinh phòng chống CTHĐ tại nội
thành Hà nội, ước tính bằng 0,8.
p
2
: Tỷ lệ giáo viên cho rằng có thể phòng chống được CTHĐ tại ngoại thành
Hà nội, ước tính bằng: p
2
= 0,4.

α: Mức ý nghĩa thống kê, là xác suất của việc phạm phải sai lầm loại I, lấy α
= 0,01.
β: Mức ý nghĩa thống kê, là xác suất của việc phạm phải sai lầm loại II, lấy β
= 0,05.
Z
2
(α,β)
= 17,8 : Được tra từ bảng giá trị của Z
2
(α,β)
.

11
Thay vào công thức ta có:
17,8

x {0,8x(1- 0,8) + 0,4x(1- 0,4)}
n = = 44,5 ≈ 45 (GV).
(0,8- 0,4)
2
Trong nghiên cứu này, chúng tôi điều tra ở hai huyện/quận nên dự kiến
mỗi huyện/quận sẽ điều tra 45 giáo viên và cần chọn 2 trường tiểu học ở
mỗi địa bàn điều tra (ước tính mỗi trường tiểu học có từ 20-25 lớp tương
đương với 20-25 giáo viên chủ nhiệm). Thực tế đã điều tra được 100 giáo
viên (nội thành là 51 giáo viên, ngoại thành là 49 giáo viên).
2.3.2.2. Phương pháp chọn mẫu:
Chọn mẫu tầng:
- Chọn ngẫu nhiên một quận nội thành và một huyện ngoại thành: đã
chọn được quận Đống đa/ 9 quận, huyện Thanh trì/ 5huyện.
- Trong mỗi quận/ huyện, chọn ngẫu nhiên 2 trường tiểu học: Đống đa

chọn 2/19 trường (đã chọn được trường tiểu học Khương thượng và Tam
khương), Thanh trì chọn 2/17 trường (đã chọn được trường tiểu học Tam
hiệp và Tứ hiệp).
- Mỗi trường chọn tất cả các giáo viên chủ nhiệm từ khối 1 đến khối 5.
Phần trên đây mô tả cỡ mẫu và cách chọn mẫu để phỏng vấn giáo viên tiểu
học. Riêng đối với số lượng giáo viên quan sát, do điều kiện thời gian có
hạn, chúng tôi chỉ áp dụng số lượng mẫu tối thiểu (chọn quan sát ngẫu nhiên
3 lớp trong 3 buổi học liên tiếp) tại 4 trường nghiên cứu. Vì vậy, số lượt
quan sát thực tế là: 3x3x4 = 36 (lượt quan sát).
2.3.3. Các chỉ số chính trong nghiên cứu :
Mục tiêu 1: Mô tả kiến thức phòng bệnh CTHĐ của giáo viên ở 4
trường tiểu học tại thành phố Hà nội năm 2008.

12
- Tỷ lệ GV có khái niệm đầy đủ về CTHĐ: Số GV nêu được đầy đủ khái
niệm/ tổng số GV được hỏi.
- Tỷ lệ GV có hiểu biết đầy đủ về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của
CTHĐ: Số lượng GV nêu được 6 nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của
CTHĐ/ tổng số GV được hỏi.
- Tỷ lệ GV có hiểu biết đầy đủ về tác hại của CTHĐ: Số lượng GV kể được
4 tác hại của CTHĐ/ tổng số GV được hỏi.
- Tỷ lệ GV có kiến thức đầy đủ về tư thế ngồi học đúng: Số lượng GV trả
lời 2/2 ý về tư thế ngồi học đúng/ tổng số GV được hỏi.
- Tỷ lệ GV có kiến thức đầy đủ về các biện pháp phòng chống CTHĐ: Số
lượng GV trả lời đầy đủ cả 7 biện pháp/ tổng số GV được hỏi.
- Tỷ lệ GV có kiến thức đầy đủ về CTHĐ: Số lượng GV trả lời đầy đủ về
khái niệm, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ, tác hại và các biện pháp
phòng chống/ tống số GV được hỏi.
Mục tiêu 2: Mô tả thái độ phòng bệnh CTHĐ của giáo viên ở 4 trường
tiểu học tại thành phố Hà nội năm 2008.

- Tỷ lệ GV cho rằng CTHĐ phòng tránh được: Số lượng GV trả lời CTHĐ
phòng tránh được/ tổng số GV được hỏi.
- Tỷ lệ GV thấy rất cần thiết phải phát hiện sớm CTHĐ: Số lượng GV trả
lời rất cần thiết phải phát hiện sớm CTHĐ/ tổng số GV được hỏi.
Mục tiêu 3: Mô tả thực hành phòng bệnh CTHĐ của giáo viên ở 4
trường tiểu học tại thành phố Hà nội năm 2008.
- Tỷ lệ GV có hướng dẫn học sinh biện pháp phòng chống CTHĐ (qua quan
sát): Số lượng GV có hướng dẫn học sinh từ 1 biện pháp trở lên/ tổng số GV
được quan sát.
- Tỷ lệ GV hướng dẫn học sinh tư thế ngồi học (qua phỏng vấn): Số lượng
GV có hướng dẫn học sinh tư thế ngồi học/ tổng số GV được hỏi.

13
2.3.3. Kỹ thuật thu thập thông tin:
+ Sử dụng bộ câu hỏi thiết kế có sẵn: Phỏng vấn trực tiếp giáo viên các khối
1-5 (mẫu 1-phụ lục- trang 38)
+ Sử dụng bảng kiểm: Quan sát thực hành của giáo viên ở các khối 1,3,5
(mẫu 2-phụ lục- trang 41)
+ Dụng cụ điều tra:
• Bộ câu hỏi.
• Bảng kiểm.
• Giấy, bút.
2.3.6. Sai số và cách khống chế sai số:
2.3.6.1. Sai số do chọn mẫu:
- Xác định cỡ mẫu theo công thức.
- Chọn ngẫu nhiên 2 trường tiểu học ở huyện nội thành và 2 trường
tiểu học ở huyện ngoại thành. Sau đó mỗi trường chọn tất cả các giáo
viên.
2.3.6.2. Sai số do công cụ thu thập số liệu:
- Xây dựng bộ câu hỏi, bảng kiểm, biểu mẫu một cách chi tiết, kỹ

lưỡng và được thử nghiệm trước khi đi điều tra.
- Sử dụng thống nhất các bộ câu hỏi, bảng kiểm, biểu mẫu từ đầu đến
cuối nghiên cứu.
2.3.6.3. Sai số do người thu thập số liệu:
- Trước khi thu thập số liệu, các điều tra viên và giám sát viên đều
được tập huấn kỹ lưỡng, thống nhất cách hỏi, cách ghi chép số liệu,
cách quan sát.
2.3.6.4. Sai số do giáo viên trả lời sai:
- Tất cả các GV trước khi phỏng vấn đều được nhà trường và cán bộ nghiên
cứu trao đổi về chương trình và tầm quan trọng của nghiên cứu.

14
- Trong quá trình điều tra, các câu hỏi khó trả lời đều được giải thích rõ ràng.
2.3.6.5. Sai số do quan sát trực tiếp:
- Quan sát giáo viên hướng dẫn thực hành cho học sinh ở các lớp học
được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường và giáo viên các lớp
quan sát. Tuy nhiên tất cả các giáo viên quan sát không được biết về
nội dung quan sát (để tránh sai số do sự có mặt của người quan sát).
- Mỗi điều tra viên đứng ngoài lớp và quan sát liên tục cố định một
lớp trong 3 ngày liên tiếp.
- Điều tra viên không được can thiệp vào lớp học và tránh gây chú ý
cho giáo viên trong suốt quá trình quan sát.
2.4. Xử lý và phân tích số liệu:
Các số liệu trước khi nhập máy tính bằng chương trình EPI INFO 6.0 được
làm sạch, mã hóa (câu khác) để phân tích và xử lý các số liệu. Sử dụng test
Khi bình phương so sánh hai tỷ lệ.
2.5. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 09/2008 đến tháng 05/2009.
2.6. Đạo đức nghiên cứu:
- Nghiên cứu được chính quyền địa phương, Ban giám hiệu nhà

trường nơi nghiên cứu ủng hộ và tạo điều kiện.
- Tất cả các giáo viên được phỏng vấn, quan sát đều tự nguyện, không
ép buộc và có cơ hội tham gia vào nghiên cứu như nhau.
- Trong quá trình nghiên cứu các thông tin của đối tượng nghiên cứu
được giữ bí mật.

15
IV. Kết quả nghiên cứu
3.1. Kiến thức về phòng bệnh cận thị học đường của giáo viên ở 4 trường
tiểu học tại thành phố Hà nội năm 2008:
Bảng 3.1: Kiến thức của giáo viên ở 4 trường tiểu học về khái niệm
bệnh cận thị học đường tại thành phố Hà nội năm 2008
Nội thành Ngoại thành Chung Kiến thức về khái
niệm CTHĐ
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
Trả lời đầy đủ 24 47,1 18 36,7 42 42
Trả lời không đầy đủ 27 52,9 31 63,3 58 58
Tổng cộng 51 100 49 100 100 100
Nhận xét:
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ giáo viên có kiến thức hạn chế về khái
niệm CTHĐ. Tỷ lệ GV trả lời không đầy đủ về khái niệm CTHĐ chiếm
58%. Giáo viên ở nội thành có tỷ lệ hiểu biết đầy đủ về khái niệm CTHĐ
cao hơn ở ngoại thành (47,1% và 36,7%). Tuy nhiên sự khác biệt này
chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 3.2: Kiến thức của giáo viên ở 4 trường tiểu học về nguyên
nhân và yếu tố nguy cơ bệnh CTHĐ tại thành phố Hà nội năm 2008
Nội thành
n=51
Ngoại thành
n=49

Chung
n=100
Nguyên nhân và
yếu tố nguy cơ
CTHĐ
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
Giá trị
p
Tư thế ngồi học sai 51 100 47 95,9 98 98 > 0.05
Bàn ghế không hợp
quy cách
46 90,2 45 91,8 91 91 > 0.05
Thiếu ánh sáng 49 96,1 48 98 97 97 > 0,05
Học tập không hợp
vệ sinh
31 60,8 42 85,7 73 73 < 0,05
Mắt phải điều tiết
nhiều
47 92,2 47 95,9 94 94 > 0,05
Yếu tố thể trạng 43 84,3 32 65,3 75 75 < 0,05
Đủ 6 nguyên nhân
và yếu tố
25 49 26 53,1 51 51 > 0,05
Khác 2 3,9 5 10,2 7 7 > 0,05

16
Nhận xét:
Kết quả ở bảng trên cho thấy, trong 6 nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của
CTHĐ, tỷ lệ giáo viên biết được nguyên nhân do tư thế ngồi học sai là
cao nhất (98%), thấp nhất là yếu tố học tập không hợp vệ sinh (73%). Chỉ

có 51% giáo viên biết được đủ cả 6 nguyên nhân và yếu tố nguy cơ và
không có sự khác biệt giữa nội thành với ngoại thành (p > 0,05). Có 7%
giáo viên cho rằng có những nguyên nhân và yếu tố khác gây ra CTHĐ
(cầm bút sai, ngồi học bàn một lâu không được đổi chỗ, lớn nhanh nên
đáy mắt dài nhanh, gió, bụi). Tỷ lệ giáo viên biết học tập không hợp vệ
sinh có thể gây ra CTHĐ ở nội thành thấp hơn ngoại thành (60,8% và
85,7% ), tuy nhiên ở yếu tố thể trạng thì nội thành lại cao hơn ngoại
thành (84,3% và 65,3%). Sự khác biệt về hai tỷ lệ này giữa giáo viên nội
thành và ngoại thành có ý nghĩa thống kê với mức xác suất 0,05.
Bảng 3.3: Kiến thức của giáo viên ở 4 trường tiểu học về tác hại của
bệnh cận thị học đường tại thành phố Hà nội năm 2008
Nội thành
n=51
Ngoại thành
n=49
Chung
n=100
Hậu quả
n Tỷ lệ % N Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
Giá trị p
Đối với kết quả
học tập
51

100 49 100 100 100 > 0,05
Trong sinh hoạt 50 98 47 95,9 97 97 > 0,05
Trong nghề nghiệp 46 90,2 39 79,6 85 85 > 0,05
Đối với sức khoẻ 28 55 21 42,9 49 49 > 0,05
Đủ 4 tác hại
27 52,9 16 32,7 43 43 < 0,05

Khác 1 2 0 0 1 1 > 0,05

17
Nhận xét:
Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy, giáo viên có kiến thức khá tốt về tác hại của
CTHĐ đối với kết quả học tập và trong sinh hoạt. Tuy nhiên chỉ có 49%
giáo viên biết được ảnh hưởng của CTHĐ tới sức khoẻ. Đặc biệt chỉ có
43% giáo viên biết được đủ 4 tác hại của CTHĐ, trong đó tỷ lệ này ở nội
thành cao hơn ngoại thành (52,9% so với 32,7%). Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê ở mức xác suất 0,05.
Bảng 3.4: Kiến thức của giáo viên ở 4 trường tiểu học về các biện
pháp để phòng chống bệnh CTHĐ tại thành phố Hà nội năm 2008
Nội thành
n=51
Ngoại thành
n=49
Chung
n=100
Các biện pháp
Số
lượng

%
Số
lượng

%
Số
lượng
%

Giá trị p
Ngồi học đúng
tư thế
50 98 46 93,9 96 96 > 0,05
Cách chiếu
sáng lớp học
8 15,7 8 16,3 16 16 > 0,05
Bàn ghế phù
hợp
23 45,1 25 51 48 48 > 0,05
Vệ sinh trong
học tập
48 94,1 45 91,8 93 93 > 0,05
Tránh để mắt
điều tiết nhiều
44 86,3 44 89,8 88 88 > 0,05
Phòng bệnh
liên quan đến
thị giác
38 74,5 33 67,3 71 71 > 0,05
Ăn đủ chất 49 96,1 46 93,9 95 95 > 0,05
Đủ 7 biện
pháp
5 9,8 5 10,2 10 10 > 0,05
Khác 2 3,9 2 4,1 4 4 > 0,05


18
Nhận xét:
Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy chưa có sự khác biệt đáng kể giữa kiến thức

của giáo viên nội thành và ngoại thành về các biện pháp để phòng chống
bệnh cận thị học đường (p> 0,05). Trong số các biện pháp phòng chống
CTHĐ, tỷ lệ giáo viên có kiến thức đầy đủ về tư thế ngồi học đúng là cao
nhất (96%). Thấp nhất là tỷ lệ giáo viên có kiến thức đầy đủ về cách
chiếu sáng lớp học (16%). Tỷ lệ giáo viên có kiến thức đầy đủ về cả 7
biện pháp rất thấp (10%). Có 4% giáo viên nêu ra các biện pháp khác
(dùng đèn chống cận, uống thuốc bổ mắt, hướng dẫn cách cầm bút đúng,
hạn chế ăn các chất bột chế biến sẵn).
49%
53,1%
52,9%
32,7%
10,2%
9,8%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
6 nguyên nhân, yếu
tố
4 tác hại7 biện pháp
Nội thành
Ngoại thành
Biểu đồ 3.1: Phân bố tỷ lệ giáo viên của 4 trường tiểu học có kiến thức
đầy đủ về nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, tác hại, biện pháp phòng
chống CTHĐ tại Hà nội năm 2008.

19

3.2. Thái độ về phòng bệnh cận thị học đường của giáo viên ở 4 trường
tiểu học tại thành phố Hà nội năm 2008:
Bảng 3.5: Thái độ của giáo viên ở 4 trường tiểu học tại thành phố Hà
nội đối với việc phòng tránh CTHĐ năm 2008:
Nội thành Ngoại thành Chung
Biến số
n % n % n %
Rất cần thiết 51 100 49 100 100 100
Cần thiết 0 0 0 0 0 0
Không cần thiết 0 0 0 0 0 0
Phát hiện sớm
CTHĐ
Tổng cộng 51 100 49 100 100 100
Phòng được 51 100 49 100 100 100
Không phòng được/
không có ý kiến
0 0 0 0 0 0
Phòng tránh
được CTHĐ
Tổng cộng 51 100 49 100 100 100
Nhận xét:
Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy giáo viên tiểu học ở cả nội và ngoại thành đều
có thái độ tích cực đối với phòng bệnh CTHĐ. Tất cả 100 giáo viên được hỏi
đều cho rằng phòng tránh được và việc phát hiện sớm CTHĐ là rất cần thiết.

20
3.3. Thực hành về phòng bệnh cận thị học đường của giáo viên ở 4
trường tiểu học tại thành phố Hà nội năm 2008:
Bảng 3.6: Tỷ lệ giáo viên ở 4 trường tiểu học hướng dẫn học sinh các
biện pháp phòng bệnh CTHĐ (kết quả quan sát)

Nội thành
n=18
Ngoại thành
n=18
Chung
n=36
Hướng dẫn
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
Giá trị p


Ngồi học đúng
tư thế
3 16,7 15 83,3 18 50 < 0,05
Vệ sinh trong
học tập
3 16,7 6 33,3 9 25 > 0,05
Tránh để mắt
điều tiết nhiều
0 0 0 0 0 0
Phòng bệnh liên
quan đến thị giác
0 0 0 0 0 0
Ăn đủ chất 0 0 0 0 0 0
Chiếu sáng góc
học tập
0 0 0 0 0 0
Có hướng dẫn
≥ 1 biện pháp
3 16,7 15 83,3 18 50 < 0,05

Nhận xét:
Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy có 50% giáo viên có hướng dẫn học sinh từ
1 biện pháp phòng chống CTHĐ trở lên (tư thế ngồi học đúng, thói quen
học tập hợp vệ sinh, tránh để mắt điều tiết nhiều, ăn đủ chất, cách chiếu
sáng góc học tập, phòng các bệnh liên quan đến thị giác). Tỷ lệ này ở
ngoại thành là 83,3%, lớn hơn ở nội thành là 16,7%. Sự khác biệt này có
ý nghĩa thống kê với mức xác suất 0,05 (p < 0,05). Kết quả cũng cho thấy
giáo viên mới chỉ tập trung vào hai biện pháp như hướng dẫn cho học
sinh tư thế ngồi học đúng, vệ sinh trong học tập (nhắc nhở học lúc chiều
muộn là phải bật đèn để đủ ánh sáng, không được vừa đi vừa đọc sách ).
Các biện pháp còn lại (tránh để mắt điều tiết nhiều, ăn đủ chất, cách
chiếu sáng góc học tập, phòng các bệnh liên quan đến thị giác) không có
giáo viên nào thực hiện.



21
V. Bàn luận
Để trả lời hai mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 100
giáo viên ở 4 trường tiểu học nội và ngoại thành thành phố Hà nội và quan
sát trực tiếp 12 lớp tại 4 trường, mỗi lớp quan sát trong 3 buổi học liên tiếp.
Câu hỏi đầu tiên mà chúng tôi quan tâm trong nghiên cứu này đó là
giáo viên tiểu học biết gì về phòng chống cận thị học đường?
Kết quả từ bảng 3.1 đến bảng 3.4 cho thấy giáo viên tiểu học có kiến
thức rất hạn chế về vấn đề này, đặc biệt là về khái niệm. Trong nghiên cứu
này đa số giáo viên nằm trong độ tuổi trên 30 và có trên 10 năm kinh nghiệm
dạy học, vậy mà chưa đến 50% giáo viên biết đầy đủ thế nào là cận thị học
đường (chỉ có 42% giáo viên trả lời được đầy đủ thế nào là CTHĐ). Kiến
thức mà giáo viên hiểu biết nhiều nhất là các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
của CTHĐ (tỷ lệ giáo viên nêu đủ 6 nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ)

chiếm 51%. 43% giáo viên kể được đủ 4 tác hại mà CTHĐ gây ra, trong đó
nhiều nhất là ảnh hưởng tới kết quả học tập của học sinh: 100%. Tỷ lệ giáo
viên có kiến thức về các biện pháp phòng chống CTHĐ (nêu đủ 7 biện pháp)
là ít nhất, chỉ có 10%. Tuy nhiên, sự hiểu biết đầy đủ về tư thế ngồi học
đúng lại rất cao: 96%, có lẽ do giáo viên sống và làm việc trong môi trường
học đường nên những yếu tố hàng ngày trực tiếp tác động đến học sinh và dễ
quan sát sẽ làm họ chú ý hơn. Không có sự khác biệt giữa nội thành và ngoại
thành về những tỷ lệ này. Chứng tỏ điều kiện môi trường làm việc khó khăn
hơn của giáo viên ngoại thành không làm hạn chế khả năng tiếp cận và tìm
hiểu những thông tin về vấn đề cận thị ở học sinh so với nội thành hoặc là do
giáo viên nội thành không quan tâm đến vấn đề này như các giáo viên ở
ngoại thành. Điều đáng lo ngại nhất là tỷ lệ giáo viên có kiến thức đầy đủ về
CTHĐ (biết đầy đủ về khái niệm, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ, tác
hại, các biện pháp phòng chống) rất thấp: 2%. Tỷ lệ này trong nghiên cứu

22

×