Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học nông nghiệp tại hai xã tênh phông và quài tở, huyện tuần giáo, tỉnh điện biên phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.64 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

--------------------------

Trần Anh Tuấn

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC
NÔNG NGHIỆP TẠI HAI XÃ TÊNH PHÔNG VÀ QUÀI TỞ,
HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 01/2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

--------------------------

Trần Anh Tuấn

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC
NÔNG NGHIỆP TẠI HAI XÃ TÊNH PHÔNG VÀ QUÀI TỞ,
HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI BỀN VỮNG
Chuyên ngành:
Mã số:


Sinh thái học
60420120

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trương Ngọc Kiểm
TS. De Haan Stefan

Hà Nội - 01/2018


LỜI CẢM ƠN
Để có được điều kiện nghiên cứu, thực hiện Luận văn cao học và hoàn thành chương trình học
Thạc sĩ tại Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN, tôi đã nhận được sự chỉ dạy tận tình, sự giúp đỡ và
ủng hộ với những kinh nghiệm quý báu của các Thầy Cô trong Phòng thí nghiệm Sinh thái học và Sinh
học môi trường nói riêng cũng như khoa Sinh học nói chung. Tôi luôn luôn trân trọng, ghi nhớ tất cả
những điều này.
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Trương Ngọc Kiểm, người Thầy tận
tuỵ đã dìu dắt tôi trên con đường khoa học, nhiệt tình chỉ bảo những điều học trò vướng mắc. Học trò xin
chúc Thầy sức khoẻ, thành công, hạnh phúc, mong Thầy tiếp tục viết ước mơ, xây tương lai cho các thế hệ
học trò trên những bước đường khoa học.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. De Haan Stefan đã luôn quan tâm, động viên,
đóng góp ý kiến và tận tình chỉ bảo tôi. Tôi cũng xin cảm ơn các Anh Chị nghiên cứu viên tại Trung tâm
Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thực
địa cũng như trong việc tổng hợp, xử lý số liệu.
Trong quá trình nghiên cứu tại thực địa, tôi cũng nhận được sự hỗ trợ, ủng hộ và hợp tác tích cực
của các cấp ban ngành, các phòng ban, các đơn vị, các tổ chức và cá nhân tại địa phương, nhân dịp này,
tôi cũng xin được cảm ơn vì sự giúp đỡ quý báu ấy.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Quỹ nghiên cứu IMMANA và Quỹ học bổng NAGAO đã
cấp học bổng, tài trợ một phần nghiên cứu thực địa của đề tài.

Và sau tất cả, tôi xin được cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, là chỗ dựa
vững chắc cho tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2018
Học viên

Trần Anh Tuấn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 2
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC NÔNG NGHIỆP ...................... 2
1.1.1. Khái niệm........................................................................................................ 2
1.1.2. Đặc điểm, thành phần ..................................................................................... 3
1.1.3. Vai trò ............................................................................................................. 7
1.2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC NÔNG
NGHIỆP ...................................................................................................................... 9
1.2.1. Trên thế giới.................................................................................................... 9
1.2.2. Ở Việt Nam ................................................................................................... 13
1.3.

TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU .............................................. 23

1.3.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 23
1.3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ............................................................................... 27
Chương 2 - PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 30
2.1. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 30
2.1.1. Địa điểm........................................................................................................ 30
2.1.2. Thời gian ....................................................................................................... 30

2.1.3. Đối tượng ...................................................................................................... 31
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 31
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 31
2.3.1. Phương pháp kế thừa .................................................................................... 31
2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu điều tra thực địa (ngoại nghiệp).................... 31
2.3.3. Các phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu ................................ 33
2.3.4. Các phương pháp thành lập bản đồ .............................................................. 35
Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................. 38
3.1. TÍNH ĐA DẠNG CÁC GIỐNG CÂY TRỒNG ......................................... 38
3.1.1. Đa dạng các giống cây lương thực ............................................................... 40
3.1.2. Đa dạng các giống cây trong vườn nhà ........................................................ 46
3.2. TÍNH ĐA DẠNG GIỐNG VẬT NUÔI ........................................................ 48
3.3. PHÂN BỐ VÀ DIỆN TÍCH CÁC KHU VỰC CANH TÁC ...................... 51


3.4. BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI ĐA DẠNG SINH HỌC NÔNG
NGHIỆP Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................ 58
3.4.1. Sự thay đổi Đa dạng sinh học nông nghiệp .................................................. 58
3.4.2. Nguyên nhân suy giảm Đa dạng sinh học nông nghiệp ............................... 61
3.4.3. Đề xuất giải pháp bảo tồn Đa dạng sinh học nông nghiệp tại khu vực nghiên
cứu ....................................................................................................................... 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 67


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CIAT…………………………….……….Centre Internacional de Agricultura Tropical
……………………………………………(Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế)
CIMMYT………………….....…..International Maize and Wheat Improvement Center
……………………………………………..(Trung tâm cải tiến ngô và lúa mỳ Quốc tế)

CIP…………………………………………………………..International Potato Centre
…………………………………………………………..(Trung tâm cây có củ Quốc tế)
ĐDSH……………………………………………………….……..….Đa dạng sinh học
FAO……………………….. Food and Agriculture Organization of the United Nations
………………………………..(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)
HST……………………………………………………………………...….Hệ sinh thái
IBPGR………………………………..International Board for Plant Genetic Resources
……………………….…………(Uỷ ban nguồn tài nguyên di truyền thực vật Quốc tế)
ICARDA……………..International Centre for Agricultural Research in the Dry Areas
…………………………………….(Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp vùng khô hạn)
ICRISAT……………International Crops Research Institute for the Semi-Arid Tropics
……………………………….(Viện nghiên cứu cây trồng vùng Nhiệt đới bán khô hạn)
IITA…………………………………The International Institute of Tropical Agriculture
……………………………………………….(Viện nghiên cứu Nông nghiệp Nhiệt đới)
IRRI………………………………………………International Rice Research Institute
…………………………………………………………..(Viện nghiên cứu lúa Quốc tế)
IUCN ……………………………….…International Union for Conservation of Nature
…………………………………………...….(Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế)
UNEP ……………………………………..…United Nations Environment Programme
…………………………………………….(Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc)
WARDA…………………….…………….West Africa Rice Development Association
…………………………………………………………(Hiệp hội phát triển lúa Tây Phi)
WWF……………………………….……………………………...World Wildlife Fund
…………………………………………………...….(Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên Nhiên)


DANH LỤC BẢNG
Bảng 1.1 - Các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam năm 2005 .................................15
Bảng 1.2 - Số lượng giống vật nuôi bản địa của Việt Nam ..........................................17
Bảng 2.1 - Thời gian các đợt khảo sát thực địa……………………………………….30

Bảng 3.1 – Thành phần loài theo họ cây trồng tại khu vực nghiên cứu………………38
Bảng 3.2 – Mức độ phổ biến của các giống cây lương thực tại khu vực nghiên cứu ...41
Bảng 3.3 - Các giống cây lương thực được trồng phổ biến tại từng xã ........................45
Bảng 3.4 – Các giống cây phổ biến trong vườn nhà tại khu vực nghiên cứu ...............47
Bảng 3.5 - Đa dạng thành phần các giống vật nuôi tại khu vực nghiên cứu ................49
Bảng 3.6 - Diện tích các khu vực canh tác tại địa điểm nghiên cứu ............................. 55
Bảng 3.7 – Sự khác biệt trong tập quán canh tác của người Mông và Thái tại hai xã Tênh
Phông và Quài Tở, huyện Tuần Giáo ............................................................................56


DANH LỤC HÌNH
Hình 1.1 - Thành phần, chức năng và các chiến lược tăng cường ĐDSH ......................4
Hình 1.2 – Vị trí hành chính huyện Tuần Giáo ............................................................ 23
Hình 1.3 - Vị trí hai xã Tênh Phông và Quài Tở, huyện Tuần Giáo ............................ 24
Hình 2.1 - Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu………………………………….………..30
Hình 3.1 - Phân bố theo độ cao và diện tích các khu vực canh tác……………….…..52
Hình 3.2 - Các khu vực canh tác của người Mông xã Tênh Phông .............................. 53
Hình 3.3 - Các khu vực canh tác của người Thái xã Quài Tở ......................................54


MỞ ĐẦU
Đa dạng sinh học nông nghiệp là kết quả của sự tương tác qua lại giữa vốn
gen, điều kiện môi trường với phương thức quản lý, vận hành của người nông dân.
Đa dạng sinh học nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất lao
động, giảm thiểu những tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến
môi trường đồng thời bảo đảm an ninh lương thực, bảo vệ sự ổn định cấu trúc và tính
đa dạng loài của hệ sinh thái nông nghiệp. Cập nhập và đối chiếu thông tin trong đa
dạng sinh học nông nghiệp sẽ giúp theo dõi sự thay đổi cơ cấu các giống, loài cây
trồng, vật nuôi trong tương lai. Vì vậy, điề u tra, khảo sát, nghiên cứu mức đô ̣ đa dạng
sinh học nông nghiê ̣p ở các điạ phương của Viê ̣t Nam phục vụ phát triển bền vững là

điều cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn cao.
Tênh Phông và Quài Tở là hai xã nằm ở phía Đông huyện Tuần Giáo, tỉnh
Điện Biên thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, nơi mà người dân sống dựa trên nguồn thu
chủ yếu đến từ các hoạt động nông lâm nghiệp nên kinh tế còn nhiều khó khăn. Việc
nghiên cứu đa dạng sinh học nông nghiệp không chỉ bảo tồn, nâng cao tính đa dạng
các giống cây trồng vật nuôi mà quan trọng hơn còn phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội, cải thiện chất lượng đời sống của người dân địa phương. Đây là hướng đi quan
trọng và là nhu cầu tất yếu tại hai xã Tênh Phông và Quài Tở hiện nay.
Từ những luận điểm trên, nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh
học nông nghiệp tại hai xã Tênh Phông và Quài Tở, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện
Biên phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững” được thực hiện với mục tiêu cung
cấp các các dẫn liệu ban đầu về tính đa dạng các giống cây trồng, vật nuôi tại hai xã
Tênh Phông và Quài Tở thuộc huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên góp phần bảo tồn đa
dạng sinh học nông nghiệp nói chung và các loài cây con bản địa nói riêng.

1


Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm
❖ Đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học (ĐDSH) là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trên phạm vi
toàn cầu. Thuật ngữ ĐDSH xuất hiện lần đầu tiên trong ba bài viết của Myers (1979),
Lovejoy (1980), Norse và McManus (1980) [44, 46, 47]. Sau đó, công trình của
Wilson (1985) đã nhấn mạnh sự cần thiết trong các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn
tính đa dạng và phong phú của sự sống trên Trái đất [52].
WWF (1989) quan niệm “ĐDSH là sự phồn thịnh của sự sống trên Trái đất, là
hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các
loài và là những hệ sinh thái (HST) vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”

[53].
Theo Công ước ĐDSH năm 1992 “ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống
có từ tất cả các nguồn trong các HST trên cạn, ở biển, các HST dưới nước khác và mọi
tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên [14].
Theo Luật ĐDSH của Việt Nam năm 2008, “ĐDSH là sự phong phú về gen, loài
sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên” [19].
ĐDSH bao gồm:
- Đa dạng di truyền được hiểu là tần số và sự đa dạng của các gen, bộ gen trong
mỗi quần thể, giữa các quần thể với nhau;
- Đa dạng loài là tần số và sự phong phú về trạng thái của các loài khác nhau;
- Đa dạng HST là sự phong phú về trạng thái và tần số của các HST khác nhau [1].
Từ ba góc độ này, người ta có thể tiếp cận ĐDSH ở cả ba mức độ: mức độ
phân tử (gen), mức độ cơ thể và mức độ HST [1].
❖ Đa dạng sinh học nông nghiệp
ĐDSH nông nghiệp là một bộ phận của ĐDSH, bao gồm tất cả các thành phần
của ĐDSH ở cấp độ gen, cấp độ loài, cấp hệ sinh thái liên quan đến thực phẩm và
nông nghiệp, các hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm các giống cây trồng và vật nuôi.

2


Đây là các giống địa phương hoặc giống cải tiến. Giống địa phương là giống được
người dân chọn lọc và phát triển qua một thời gian dài, chúng biểu hiện mức độ đa
dạng di truyền cao. Giống cải tiến là kết quả chọn tạo giống hiện đại, có năng suất
cao nhưng khá đồng nhất về di truyền [15].
Để duy trì ĐDSH nông nghiệp cần bảo tồn nguồn gen động thực vật, vì đây là
nguồn nguyên liệu phát triển giống cây trồng, vật nuôi. Sự đa dạng về nguồn gen
mang lại nhiều lợi ích như phát triển nông nghiệp bền vững, đảm bảo an ninh lương
thực, tăng khả năng chống chịu và thích nghi với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, với sự
phát triển của nông nghiệp hiện đại thì ĐDSH nông nghiệp ngày càng giảm sút và

thiếu quan tâm đầy đủ. Vì vậy làm thế nào để nâng cao tính ĐDSH nông nghiệp, phát
triển nông nghiệp một cách bền vững đang là bài toán cần tìm lời giải thích đáng.
1.1.2. Đặc điểm, thành phần
ĐDSH nông nghiệp là sản phẩm của mối tương tác chặt chẽ giữa nguồn gen,
môi trường, hệ thống quản lý và canh tác của người nông dân. Do vậy, ĐDSH nông
nghiệp phát triển như là kết quả của cả quá trình chọn lọc tự nhiên và sự tác động của
con người [15].
Thành phần của HST nông nghiệp rất đa dạng (hình 1.1). Về hệ động vật, HST
nông nghiệp thường bao gồm động vật cỡ trung bình và nhỏ, các loài bắt mồi và kí
sinh, các loài côn trùng, các loài ăn cỏ, giun đất... Trong đó, các loài côn trùng giúp
thụ phấn, thiên địch; giun đất là những thành phần chính hỗ trợ ĐDSH, đóng vai trò
như các dịch vụ sinh thái quan trọng: cầu nối của các quá trình tổ hợp gen, kiểm soát
HST theo các quy luật tự nhiên, tuần hoàn dinh dưỡng và phân huỷ. Hệ thực vật
thường bao gồm giống được trồng trọt, các loài cỏ trong khu vực canh tác... Bên cạnh
đó, HST nông nghiệp còn chịu sự tác động mạnh mẽ từ con người như xen canh, luân
canh, nông - lâm kết hợp, bón phân, chắn gió... Tất cả những yếu tố này góp phần
hình thành nên một HST nông nghiệp bền vững. Nếu sự suy giảm về hệ động thực
vật trong HST nông nghiệp xảy ra, tính bền vững của HST nông nghiệp sẽ bị lung
lay [21].

3


Các
loài
thụ
phấn

Loài
bắt

mồi và
ký sinh

Loài
ăn cỏ

Cỏ dại
hoang


Giun
đất

ĐVĐ
trung
bình

ĐVĐ
cỡ nhỏ

ĐA DẠNG SINH HỌC HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP

Chức năng
tổ hợp gen
qua thụ
phấn

Kiểm soát
quần thể,
biện pháp

sinh học

Sự cạnh
tranh với
các loài xâm
lấn, các loài
thiên địch
và cỏ dại

Cấu trúc của
đất; chu
trình dinh
dưỡng

Sự phân
giải, sự bắt
mồi và chu
trình dinh
dưỡng

Chu trình
sinh dưỡng
và diệt trừ
sâu bệnh

Tăng cường xen canh, nông, lâm kết hợp, luân canh, cây che bóng, ủ phân, phân
xanh, bón phân hữu cơ, chắn gió.

Hình 1. 1 - Thành phần, chức năng và các chiến lược tăng cường ĐDSH
trong HST nông nghiệp

(Nguồn: Võ Thanh Sơn (2015) [21])
Các cảnh quan ĐDSH nông nghiệp chính bao gồm: HST đất ngập nước; các
HST đồng cao; HST cây thân gỗ và khoảnh rừng; HST vườn nhà [1].
❖ Hệ sinh thái đất ngập nước
HST đất ngập nước bao gồm các sinh cảnh: mương nội đồng, kênh tưới tiêu,
sông, ruộng lúa, đất ngập nước, ao hồ. Đây là tập hợp các sinh cảnh có giá trị vô cùng
quan trọng cho ĐDSH nông nghiệp, đặc biệt là trong mùa khô [1]. Trong đó:
• Mương nội đồng là nơi cư trú của các loài thực vật, loài thụ phấn, loài săn
mồi, loài ký sinh… có tác dụng làm cầu nối liên kết đồng ruộng với những thủy vực
lớn hơn và là hệ thống tưới tiêu quan trọng cho ruộng đồng. Mương nội đồng thường
nhỏ và đứt quãng, tuỳ theo mùa mà có mức nước khác nhau. Hai bên và đáy mương
thường được dọn sạch cỏ.

4


• Kênh là những con đường dẫn nước, có nơi là đường dẫn nước chảy qua
cũng có nơi chứa nước quanh năm và thường được xây dựng để phục vụ cho mục
đích tưới tiêu. Kênh thường rộng, có mực nước sâu, có dòng chảy mạnh hơn so với
mương nội đồng và thường có mức ĐDSH ở trong và xung quanh dòng kênh.
• Sông là những hệ thống đường dẫn nước tự nhiên, là nguồn cung cấp nước
cho hầu hết các kênh và mương. Nước sông thường sâu hơn, có dòng chảy mạnh hơn,
mực nước dao động tuỳ thuộc vào mùa mưa và mùa khô. Hai bờ sông thường có
nhiều cây và có nhiều loài sinh vật sinh sống, đa dạng các loài động thực vật thuỷ
sinh dưới nước.
• Các cánh đồng lúa là một HST đất ngập nước quan trọng, có thể được coi
là một đại diện đặc trưng cho HST nông nghiệp tại Việt Nam và một số nước xuất
khẩu gạo lớn trên thế giới. Ruộng lúa hỗ trợ ĐDSH ở mức rất cao và có mức độ ảnh
hưởng rộng lớn bởi chúng kết nối trực tiếp hay gián tiếp với hệ thống nguồn nước.
• Các ao, hồ nhân tạo hay tự nhiên, có thể tìm thấy ở các vùng nông thôn,

miền núi gần các khu dân cư, các lều canh đồng hay ở ven ruộng. Phần lớn ao hồ do
con người đào để dự trữ nước cho tưới tiêu, nước uống cho các loài gia súc như trâu
và nuôi trồng thuỷ sản.
• Các sinh cảnh đất ngập nước còn lại là những vùng đầm lầy, than bùn hoặc
vùng nước, bất kể tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước chảy
hay nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả những vùng nước biển có độ
sâu không quá 6 m khi triều thấp [2].
Tất cả các sinh cảnh trên đều có mức độ ĐDSH cao, mang nhiều chức năng
và giá trị quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, việc thu hẹp và biến
đổi dần các vùng đất ngập nước thành các vùng sinh kế nông nghiệp của người dân,
cũng như việc sử dụng các loại hóa chất nông nghiệp làm tích tụ các hoá chất độc hại
và giảm thiểu các chất dinh dưỡng trong môi trường tự nhiên dẫn đến những tổn thất
đáng kể về ĐDSH.

5


❖ Hệ sinh thái đồng cao
HST nông nghiệp đồng cao là HST bao gồm những cánh đồng được trồng trọt
nhiều mùa vụ, những cánh đồng ít canh tác có năng suất thấp và những cánh đồng bỏ
hoang [1].
Mỗi cánh đồng đều đóng góp nhất định vào ĐDSH. Trong đó phải kể đến các
cánh đồng hoang, đây là môi trường có đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn
ĐDSH, ít bị tác động và ảnh hưởng bởi các yếu tố từ các mô hình canh tác và sản
xuất nông nghiệp. Các cánh đồng trồng trọt, tuy tạo ra các sản phẩm nông nghiệp
nhưng chất lượng của môi trường sống và mức độ ĐDSH tại đây bị giảm đi đáng kể
do nông dân sử dụng thuốc trừ sâu, các chất hoá học, kích thích tăng trưởng trong
quá trình canh tác và sản xuất.
Ngoài ra, bờ ruộng là nguồn quan trọng để tái tạo và phục hồi tính ĐDSH sau
mỗi mùa thu hoạch trước khi bắt đầu vụ mùa mới; là môi trường sống của nhiều loài

thực vật và nhiều loài côn trùng. Việc người nông dân tăng diện tích đồng ruộng mà
phá bỏ các bờ ruộng là một nguy cơ đối với ĐDSH trong nông nghiệp. Việc giảm
diện tích đất dành cho các khu ĐDSH cao và tăng khoảng cách giữa các khu vực này
với trung tâm của các cánh đồng sẽ dẫn đến những tác động xấu đối với quá trình tái
sinh các loài sinh vật tự nhiên quan trọng.
❖ Hệ sinh thái cây thân gỗ và khoảnh rừng
HST cây gỗ và khoảnh rừng là HST có giá trị rất quan trọng đối với ĐDSH
nông nghiệp, bao gồm các cây gỗ các cánh đồng, ven ruộng hay trong các trang trại,
mảnh rừng, vườn cây lâu năm. Mỗi sinh cảnh có sự khác nhau về khí hậu, tính chất
đất, địa hình, cường độ trồng trọt; đây là môi trường sống phù hợp của nhiều loài cây
và côn trùng trong thời gian dài.
Tại các trang trại và vườn cây gỗ, người nông dân rất ít quan tâm đến công tác
bảo tồn ĐDSH bởi họ quy hoạch sinh cảnh theo hướng làm sạch cỏ. Còn đối với các
mảnh rừng cây hoang dã, việc phá rừng mở rộng trang trại, đô thị hoá và lấy gỗ, v.v.
cũng như chặt phá các cây gỗ trên hệ thống ven đường để mở rộng khu vực ruộng

6


đồng làm cho các HST nông nghiệp trở nên bị chia cắt và khó đóng vai trò như những
hành lang kết nối các sinh cảnh.
❖ Hệ sinh thái vườn nhà
Các vườn nhà là sinh cảnh hỗ trợ ĐDSH rất lớn. Vườn nhà thường được chăm
sóc, quản lý theo hướng duy trì ĐDSH, tưới tiêu ổn định. Vườn nhà là nơi tập hợp
các loại cây chủ yếu là các loài cây bản địa và cây nhập nội, cây ăn quả, cây bụi, cây
leo, các loại cỏ. Đây cũng là nơi ẩn náu của nhiều loài động vật (cả hoang dã và vật
nuôi) lẫn côn trùng.
Vườn nhà ngoài việc bảo tồn những giá trị văn hoá là kinh nghiệm trồng trọt
của các thế hệ đi trước còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế tự cung
tự cấp. Chúng được biết đến như những HST nông nghiệp đa dạng nhất. Ở Nepal,

vườn nhà cung cấp 60% tổng số rau củ, hoa quả [49]. Ở Philippines, 20% thức ăn gia
đình được cung cấp từ vườn nhà. Trong khi đó, ở Việt Nam chỉ số này lên đến 51%
[51].
Tuy nhiên, ngày nay áp lực tăng dân số làm cho diện tích vườn quanh nhà
ngày càng hạn hẹp. Con người cũng phụ thuộc nhiều hơn vào các mặt hàng thương
mại có sẵn, từ đó mà các hộ gia đình thu hẹp các khu vườn lại. Điều này đồng nghĩa
với tính ĐDSH vườn nhà có xu hướng giảm sút nghiêm trọng.
1.1.3. Vai trò
Ngành nông nghiệp cung cấp nguồn lực, đầu vào cho các ngành kinh tế khác,
có mối quan hệ phụ thuộc qua lại với ngành công nghiệp, thúc đẩy công nghiệp hóa
nên có vai trò quan trọng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội [48]. Trong
đó, ĐDSH nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với nông nghiệp bền vững.
ĐDSH nông nghiệp bao gồm: tài nguyên di truyền thực vật, nguồn gen động
vật, nguồn tài nguyên di truyền vi khuẩn và nấm, đây là những đơn vị sản xuất chính
trong nông nghiệp phục vụ phát triển cây trồng, vật nuôi. Ngoài ra, biến đổi di truyền
và duy trì sự biến đổi di truyền trong cây trồng nông nghiệp mở rộng các mặt hàng
và dịch vụ thiết yếu hỗ trợ chức năng, khả năng phục hồi và năng suất của HST [38].

7


Vì thế nguồn tài nguyên di truyền đấy trở thành yếu tố cốt lõi của nông nghiệp bền
vững và nông nghiệp sinh thái [50].
Ngoài ra, các thành phần của ĐDSH nông nghiệp cung cấp các nguyên vật
liệu, các sinh vật trong các hệ thống sản xuất nông nghiệp góp phần lớn trong chu kỳ
dinh dưỡng, phân hủy các chất hữu cơ và duy trì độ màu mỡ của đất, quy định về
dịch hại và bệnh tật, duy trì và cải thiện cảnh quan sinh thái, duy trì các chu trình thuỷ
văn, kiểm soát thiên tai xói mòn, giảm thiểu nguồn thải cacbon và điều hoà khí hậu.
Việc kết hợp kiến thức và văn hoá canh tác bản địa cùng các kiến thức về ĐDSH
nông nghiệp trong các hoạt động quy hoạch, quản lý đất nông nghiệp cũng như

phương pháp gia tăng sự tham gia của người dân trong công tác bảo tồn ĐDSH là
giải pháp cho nền nông nghiệp bền vững. Gắn phát triển nông nghiệp với bảo tồn
ĐDSH nông nghiệp là mấu chốt của sự phát triển bền vững.
ĐDSH nông nghiệp còn đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc duy trì an
ninh lương thực. An ninh lương thực được duy trì từ sự đa dạng nguồn gen trong
nông nghiệp [37]. Nguồn gen chính là nguyên liệu cho các nguồn giống thương mại
hiện đại, việc bảo tồn nguồn gen ở các ngân hàng giống hay các vườn thực vật là cần
thiết. Tuy nhiên, ngân quỹ dành cho việc bảo tồn rất tốn kém. Chính vì vậy, việc duy
trì và bảo tồn chủ động các nguồn gen trong chính các ruộng, nương hay vườn nhà
của con người là điều hết sức cần thiết. Trong thời điểm dân số thế giới đang ngày
một gia tăng thì ĐDSH nông nghiệp càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.
Chính vì thế, việc duy trì và phát triển sự đa dạng cây trồng vật nuôi sẽ đảm bảo sự
bền vững cho nền nông nghiệp hiện đại, xa hơn nữa là hỗ trợ con người trong vấn đề
lương thực.
Không chỉ thế, ĐDSH nông nghiệp còn là một nhân tố giúp ứng phó và thích
nghi với biến đổi khí hậu. Sự đa dạng về nguồn gen và thành phần loài trong HST
đảm bảo rằng HST sẽ có khả năng chống chịu lại với những biến động về môi trường
tốt hơn [42].

8


Tóm lại, ĐDSH nông nghiệp có nhiều vai trò quan trọng đối với sự phát triển
của con người trên Trái đất. Chính vì thế, bảo tồn ĐDSH trong các HST nông nghiệp
là điều hết sức cần thiết và cần được tập trung nghiên cứu sâu rộng hơn nữa.
1.2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC NÔNG
NGHIỆP
1.2.1. Trên thế giới
Nói tới ĐDSH nông nghiệp tức là nói tới sự đa dạng nguồn gen cây trồng, vật
nuôi trên thế giới. Các loài cây trồng, vật nuôi cung cấp gần như toàn bộ lương thực,

thực phẩm cho con người.
❖ Đa dạng về ngân hàng giống
Tài nguyên di truyền là nguồn lương thực, thực phẩm của HST nông nghiệp,
bao gồm tài nguyên di truyền thực vật, nguồn gen động vật, nguồn tài nguyên di
truyền vi khuẩn và nấm, đây là những đơn vị sản xuất chính trong nông nghiệp phục
vụ phát triển cây trồng, vật nuôi. Trải qua quá trình chọn lọc nhân tạo của con người,
một lượng giống cây trồng, vật nuôi khổng lồ đã được tạo ra, mà mỗi loài đều được
đặc trưng bởi những dấu hiệu thích nghi duy nhất và có lợi. Bảo tồn nguồn tài nguyên
di truyền là cơ sở để nâng cao sản lượng nông nghiệp và phát triển nền nông nghiệp
bền vững, góp phần quan trọng vào xoá đói giảm nghèo, an toàn lương thực và bảo
vệ môi trường của toàn cầu.
Trên thế giới, tại nhiều quốc gia, việc thu thập và lưu giữ nguồn gen cây trồng,
vật nuôi để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội lâu dài đã được quan tâm từ đầu thế kỷ
XX. Năm 1960 Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) được thành lập, đến năm 1962
viện này đã bắt đầu thu thập quỹ gen lúa trên toàn thế giới. Trước năm 1965 chỉ có 3
giống lúa được phổ biến sản xuất nhưng đến năm 1976 đã có 222 giống lúa được sản
xuất qua sử dụng nguồn gen của chương trình INGER. Theo đó, năm 1977 IRRI đã
khai trương Ngân hàng gen lúa quốc tế (IRGB) để lưu giữ tập đoàn quỹ gen lúa thu
thập từ 110 quốc gia. Rất nhiều nguồn gen lúa của Việt Nam đã được thu thập và lưu
giữ tại đây [15, 20].

9


Hiện nay trên toàn thế giới có 140 nước và tổ chức có ngân hàng gen cây trồng,
đang lưu giữ trên 6 triệu mẫu giống, trong đó 83% là ở các ngân hàng gen cây trồng
cấp quốc gia, chủ yếu là ở các nước lớn như Trung quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ,
Đức, Canada; 11% ở các ngân hàng gen của các tổ chức quốc tế, phần còn lại ở khu
vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và một số tổ chức khác. Tiêu biểu các cây
trồng bản địa chính được lưu trữ và bảo quản tại các trung tâm, điển hình: ở Trung

tâm Trung Quốc lưu trữ 136 loài bản địa; Trung tâm Ấn Độ lưu trữ 117 loài bản địa
ở Hindustan (không bao gồm Bắc Ấn Độ, Punjab và các tỉnh biên giới phía Bắc) và
55 loài cây trồng ở Indo-Malay; tại Trung tâm Trung Á (gồm Bắc Ấn Độ,
Afghanistan, Tadjikistan, Uzzbekistan và miền tây Tian-Shan) lưu trữ 43 loài cây
trồng và rất nhiều lúa mỳ; Trung tâm cận Đông (bao gồm phần nhỏ Châu Á, toàn bộ
dãy Cáp Ca, Iran và cao nguyên Turkmenistan) có 83 loài; Trung tâm Địa Trung Hải
có 84 loài cây trồng bản địa quan trọng (Ô liu, rau và cỏ); Trung tâm Abixini (Ethiopia
và một phần Somali) có 38 loài; Trung tâm Nam Mỹ có 62 loài cây trồng [15].
Ngoài ra, những tập đoàn quỹ gen cây trồng mang tính toàn cầu được thu thập
và bảo quản tại các viện nghiên cứu nông nghiệp quốc tế như IRRI (nghiên cứu về
lúa; lưu giữ 83.000 mẫu nguồn gen), CIMMYT (nghiên cứu về ngô, lúa mỳ, lúa mạch;
lưu giữ 70.000 mẫu nguồn gen), IITA (nghiên cứu về ngô, lúa, đậu, khoai lang, củ
mỡ, sắn; lưu giữ 36.000 mẫu nguồn gen), CIAT (nghiên cứu về sắn, đậu, lúa, cỏ thức
ăn gia súc; lưu giữ 66.000 mẫu nguồn gen) , CIP (nghiên cứu về khoai tây và các cây
có củ khác; lưu giữ 12.000 nguồn gen), WARDA (nghiên cứu về lúa; lưu giữ 6.000
mẫu nguồn gen), ICRISAT (nghiên cứu đậu mỏ, đậu ngọc, kê, cao lương, lạc; lưu giữ
96.000 mẫu nguồn gen), IBPGR (nghiên cứu nguồn tài nguyên di truyền thực vật),
ICARDA (nghiên cứu lúa mỳ, lúa mạch, đậu faba, đậu lăng, đậu mỏ, cây thức ăn gia
súc; lưu giữ 87.000 mẫu nguồn gen) [15, 20].
Số mẫu nguồn gen cây lương thực được thống kê trong ngân hàng gen chính
bao gồm 400 mẫu lúa mỳ, 200 mẫu lúa, 70 mẫu ngô, 250 mẫu lúa mạch, 90 mẫu lúa
miến, 65 mẫu đậu, 33 mẫu lạc, 8 mẫu khoai lang, 42 mẫu khoai tây, 18 mẫu đậu đũa
[35].

10


Đối với nguồn gen động vật, theo FAO và UNEP, trên thế giới có 6.379 giống
vật nuôi tính đến năm 2000 [trích theo 41]. Đến năm 2006, theo hệ thống đa dạng vật
nuôi, tư liệu tổng hợp gồm 14.077 giống xét với 186 nước tham gia [57]. Năm 2007,

dữ liệu của FAO cập nhật nguồn gen vật nuôi của toàn thế giới có 42 loài sử dụng
cho mục đích nông nghiệp và cung cấp thực phẩm. Theo đó:
✓ Các loài gia súc: Trâu: 3%; Bò: 22%; Dê: 12%; Lợn: 12%; Lừa: 3%; Ngựa:
14%; Thỏ: 5%; Loài khác: 3%.
✓ Các loài gia cầm: Gà: 63%; Vịt: 11%; Gà tây: 5%; Ngỗng: 9%; Gà Sao:
3%; Bò câu: 3%; Loài khác: 6%.
Trong đó, loài vật nuôi có mặt nhiều trên thế giới là bò với khoảng 1,3 tỷ con
thuộc hàng trăm giống khác nhau đã được thuần hoá và chọn lọc, nhân thuần và lai
tạo hàng trăm năm, nhiều giống bò thuần địa phương nổi tiếng, như bò Red Sind
(Pakistan), bò Sahiwal (Ấn độ). Các giống bò nhiệt đới Châu Á này là những nguồn
gen quý để lai tạo với các giống bò ôn đới của Châu Âu như Santagestrudis, Charolais,
Limousin mục đích tạo nên những giống bò thịt nổi tiếng thế giới. Đồng thời chúng
cũng được chọn lọc nâng cao năng suất và tạo nên các dòng thuần bò khác nhau phù
hợp với môi trường nuôi dưỡng, điều kiện sinh thái của địa phương [20], ví dụ như
Bò Holstein (có mặt ở 128 nước), Bò Jersey (82 nước), Bò Charolais (64 nước), Bò
Lợn Ðại bạch (117 nước), Bò Brahman (45 nước), Lợn Duroc (93 nước), Lợn
Landrace (91 nước)…
❖ Đa dạng cây trồng
Hệ thống cây trồng bao gồm các loài cây được bố trí theo không gian và thời
gian của một vùng sinh thái nông nghiệp, nhằm tận dụng hợp lý các nguồn tài nguyên
kinh tế - xã hội [26]. Các HST nông nghiệp trên thế giới đều có mối tương tác lẫn
nhau. Tính ĐDSH của từng HST phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại hình sinh
cảnh, phương thức canh tác sử dụng và phương thức quản lý.
Diamond (2002) [trích theo 15] phân chia vai trò cung cấp lương thực, thực
phẩm của các nguồn gen thực vật bao gồm: 250.000 tổng số loại cây trồng, trong đó
có 30.000 loài có thể ăn được, 7.000 loài đã được sử dụng làm lương thực với 12 cây

11



trồng chủ yếu cung cấp năng lượng cho con người trên Trái đất là lúa mì, lúa nước,
ngô, kê, cao lương, khoai tây, mía, đậu tương, khoai lang, sắn, đậu thường, các loài
có liên quan (Phaseolus) và chuối.
Hiện nay, các giống cây trồng ngoại lai xâm hại và cây trồng biến đổi gen ngày
càng nhiều. Trong đó, các giống ngoại lai xâm hại là những loài đã tạo lập quần thể
và tự phân tán, hoặc có tiềm năng tạo lập quần thể và phát tán ở ngoài vùng phân bố
tự nhiên và sau đó đe doạ các HST, nơi ở của các loài khác hoặc đe doạ loài khác, có
tiềm năng gây hại về kinh tế và môi trường, có hại có sức khoẻ con người [17]. Bên
cạnh đó, nguồn giống cây trồng biến đổi gen được tạo ra trong phòng thí nghiệm bằng
cách thay đổi cấu trúc gen, lai tạo các giống cho năng suất kinh tế nhằm đáp ứng nhu
cầu và sản xuất của người tiêu dùng đang được đầu tư phát triển. Tuy nhiên để duy
trì ĐDSH trong hệ thống nông nghiệp, điều quan trọng là cần bảo tồn các giống cây
truyền thống bởi chúng có khả năng thích nghi với các điều kiện sinh cảnh địa
phương, các phương thức canh tác nông nghiệp đại trà, khác với canh tác các giống
cây trồng biến đổi gen về mặt sinh lý học, hình thái các loài giống và điều kiện sinh
cảnh phù hợp đối với cây trồng [43]. Cụ thể, những tác động không lường trước của
cây biến đổi gen đối với các sinh vật khác vốn không phải là đối tượng chính của nó;
bên cạnh đó chúng làm giảm hiệu quả của việc dùng thuốc trừ sâu; tạo ra loại cỏ
kháng thuốc diệt cỏ; gen được chuyển vào cây biến đổi gen sẽ phát tán và nhiễm tạp
các cây dại trong tự nhiên; cũng như tác động của một số cây trồng biền đổi gen ảnh
hưởng đến sức khoẻ của con người [8].
❖ Đa dạng về vật nuôi
Tính từ những năm 1900 đến nay, đã có 30% giống vật nuôi có nguy cơ bị
tuyệt chủng; trung bình 06 giống biến mất mỗi tháng. Theo đó, động vật đóng vai trò
quan trọng trong việc cung cấp khoảng 30% nhu cầu lương thực của con người và
12% dân số thế giới sống gần như hoàn toàn dựa vào các sản phẩm của các loài động
vật nhai lại [39].

12



Năm 2007, nguồn gen vật nuôi của toàn thế giới có 42 loài được sử dụng cho
mục đích nông nghiệp và cung cấp thực phẩm; số lượng các giống trong các loài đó
ít nhất là 3.550 thuộc loài chim và 10.512 thuộc loài thú [40].
1.2.2. Ở Việt Nam
Diện tích đất của nước ta đứng hàng thứ 58 trên thế giới. Trong đó có tới hơn
2/3 diện tích là đất đồi núi dốc, còn lại gần 1/3 là đồng bằng [18]. Việt Nam được thế
giới ghi nhận là một trong những quốc gia có mức độ ĐDSH cao với nhiều kiểu HST,
các loài sinh vật và nguồn gen phong phú, đặc hữu. Đến nay, Việt Nam đã xác định
được khoảng 49.200 loài sinh vật, bao gồm 7.500 chủng vi sinh vật; 20.000 loài thực
vật trên cạn và dưới nước; 10.500 loài động vật trên cạn; 2.000 loài động vật không
xương sống và cá ở nước ngọt; có trên 11.000 loài sinh vật biển. Bởi sự đa dạng đó,
Việt Nam được đánh giá là một trong 10 trung tâm ĐDSH phong phú nhất thế giới,
được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về sự đa dạng tài nguyên sinh vật/ tài nguyên di
truyền, là một trong những nơi có nguồn gen cây trồng và vật nuôi địa phương đa
dạng hàng đầu [33].
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam từ 1961 – 2014 tăng từ 6.292
triệu ha lên tới 10.873 triệu ha [55]. Diện tích sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam chủ
yếu là canh tác lúa cũng như canh tác các giống cây trồng lâu năm và ngày càng được
mở rộng. Do giá trị kinh tế mang lại nên diện tích cây trồng lâu năm có xu hướng
tăng nhanh từ 775.5 nghìn ha vào năm 2008 lên 779.7 nghìn ha vào năm 2010 [25].
Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước năm 2008 là 1.886 triệu ha tăng
lên 2.010 triệu ha vào năm 2010. Trong khi đó, diện tích trồng lúa có xu hướng giảm
và chuyển sang canh tác các giống cây lâu năm, cây hàng năm do trồng lúa kém hiệu
quả và năng suất thấp... Diện tích đất trồng lúa giảm từ 7.666 triệu ha năm 2000 xuống
7.493 triệu ha năm 2001 và 7.207 triệu ha năm 2007, tăng lên 7.400 triệu ha năm
2008, 7.437 triệu ha năm 2009, 7.489 triệu ha năm 2010 [25]. Bên cạnh đó, quá trình
đô thị hóa cũng tác động mạnh mẽ đến quy hoạch đất nông nghiệp, diện tích lúa và
cây nông nghiệp có xu hướng suy giảm chuyển đổi sang các loại đất với những chức
năng thay thế khác.


13


❖ Đa dạng về ngân hàng giống
Theo đánh giá của Jucovski (1970), Việt Nam là một trong 12 trung tâm lưu
giữ giống cây trồng (Vavilov center) cũng như là trung tâm lai tạo, thuần hoá vật nuôi
của thế giới [9, 11]. Tuy nhiên việc lưu trữ nguồn giống cây trồng, vật nuôi mới được
thực hiện ở một số cơ sở nghiên cứu. Hiện nay, ngành nông nghiệp Việt Nam có 4 cơ
quan có kho bảo quản lạnh: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Trường Đại học Cần Thơ, Viện Cây
Lương thực và Thực phẩm. Các kho bảo quản này đều đang ở quy mô nhỏ, cơ sở vật
chất chưa đầy đủ, mới đạt yêu cầu bảo quản ngắn hạn và trung hạn, chưa có kho đạt
tiêu chuẩn bảo quản dài hạn.
Tính đến nay, ngân hàng gen cây trồng quốc gia đang bảo quản tại kho hơn
14.300 giống của 115 loài, gồm 3 ngân hàng gen [11]:
• Ngân hàng gen hạt giống: 12.500 giống của 83 loài cây có hạt;
• Ngân hàng gen đồng ruộng: 1.720 giống của 32 loài cây sinh sản vô tính;
• Ngân hàng gen in vitro: bảo quản 102 giống khoai môn - sọ.
Tính đến 2013 Việt Nam đã lưu giữ và bảo quản chuyển chỗ 28.028 nguồn
gen, 3.340 kiểu gen với khoảng 5.000 giống của 50 loài cây trồng nông nghiệp tại 23
đơn vị lưu trữ [11].
Đối với các loài cây lâm nghiệp, 3.273 kiểu di truyền cây cao su ở Việt Nam,
42 loài cây rừng và cây nguyên liệu giấy đã được thu thập, bảo tồn; 905 nguồn gen
được bảo tồn nguyên vị và 630 loài cây dược liệu được bảo tồn chuyển vị trong đó
có 26 loài có nguy cơ tuyệt chủng [1].
Đối với nguồn gen vật nuôi: Hơn 10 năm qua, Việt Nam đã quan tâm đến bảo
tồn và phát triển nguồn ĐDSH của các giống vật nuôi bản địa. 50 giống vật nuôi bản
địa được nghiên cứu, phát hiện, bảo tồn và phát triển. Một số giống đã được phục hồi
và trở thành sản phẩm hàng hóa, mang lại lợi ích cho người nông dân [5]:

-

Các giống lợn bao gồm các giống lợn Ỉ, lợn Ba Xuyên, lợn Cỏ, lợn Mán,

lợn Táp Ná, lợn Vân Pa;

14


-

Các giống gia cầm bao gồm các giống gà (bao gồm gà Hồ, gà Mía, gà

Đông Tảo, gà Tè (lùn), gà Tre), các giống vịt (Vịt Bầu Bến, Bầu Quỳ, vịt Kỳ Lừa),
các giống ngan (Ngan Dé, ngan Trâu), các giống ngỗng (Ngỗng Cỏ, ngỗng Sư Tử);
-

Các giống bò bao gồm Bò Mèo (bò Mông), bò U đầu rìu;

-

Giống ngựa: Ngựa Bạch [5].

Đối với các giống gà, QĐ số 06/2012/TT-BNNPTNT đã bổ sung giống gà
nhiều cựa Phú Thọ (Gà 9 cựa) vào danh mục nguồn gen vật nuôi quỹ cần bảo tồn [7].
❖ Đa dạng cây trồng
Ở Việt Nam, ngành trồng trọt phát triển với nhiều phương thức canh tác như
các mô hình gieo trồng tự nhiên, đồng ruộng, vườn, trang trại cũng như gieo trồng
trong nhà kính, nhà lưới hay gieo trồng bằng phương thức gieo trồng hỗn hợp với
nhiều nhóm cây phổ biến (bảng 1.1).

Bảng 1. 1 - Các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam năm 2005
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Số loài

Nhóm cây
Nhóm cây lương thực chính
Nhóm cây lương thực bổ sung
Nhóm cây ăn quả
Nhóm cây rau
Nhóm cây gia vị
Nhóm cây làm nước uống
Nhóm cây lấy sợi
Nhóm cây thức ăn gia súc

Nhóm cây lấy dầu béo
Nhóm cây lấy tinh dầu
Nhóm cây cải tạo đất
Nhóm cây dược liệu
Nhóm cây cây cảnh
Nhóm cây bóng mát
Nhóm cây cây công nghiệp
Nhóm cây lấy gỗ
Tổng

41
95
105
55
46
14
16
14
45
20
28
181
62
7
24
49
802

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005) [6])


15


Đa dạng nhất là nhóm các cây dược liệu với 181 loài. Phần lớn các cây thuốc
mọc tự nhiên, 20% trong số đó được gieo trồng trong các hệ thống vườn cây thuốc
và các vườn gia đình làm nghề thuốc nam, thuốc bắc [16].
Đối với nhóm cây lương thực, lúa và ngô là hai loại cây được người dân cấy
vụ nhiều nhất. Năm 2014, đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng lúa lớn nhất
nước với 4.249,5 nghìn ha; tiếp theo là vùng đồng bằng sông Hồng với 1.122,7 nghìn
ha. Trung du miền núi phía Bắc với 689,2 nghìn ha là vùng có diện tích trồng lúa nhỏ
nhất nước ta, đặc biệt là các tỉnh Tây Bắc. Cây ngô đứng thứ hai về diện tích trồng
hàng năm. Cây ngô được trồng với diện tích lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ với tổng 515,3 nghìn ha năm 2014 và Tây Nguyên 249,6 nghìn ha [25].
Để đảm bảo sự phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như bảo tồn các giống cây
trồng bản địa, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành “Danh
mục giống cây trồng, giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu – Danh mục giống cây
trồng, giống vật nuôi được nhập khẩu” [4]. Trong đó:
• Danh mục giống cây trồng quý hiếm ở nước ta cấm xuất khẩu bao gồm: 6
giống lúa và giống lúa bố mẹ của các tổ hợp lúa lai, giống ngô bố mẹ của các tổ hợp
lai, 1 giống chè, 1 giống Cam, 4 giống bưởi, 2 giống nhãn, 1 giống vải thiều, 2 giống
xoài, 1 giống mơ, giống thanh long các loại.
• Cũng theo danh mục, các giống cây trồng được nhập khẩu bao gồm: 19
giống lúa thuần, 11 giống lúa lai, 12 giống ngô lai, 7 giống khoai tây, 1 giống dứa, 1
giống lạc, 4 giống cao su, 5 giống mía; 22 giống rau rau như rau ăn lá và hoa, 24
giống rau ăn củ quả, 13 giống hạt và rau làm gia vị, 70 giống cây cảnh làm hoa, 28
giống cây cảnh, 23 giống bạch đàn, 7 giống tre trúc, 5 giống thông, 3 giống phi lao,
6 giống tràm và các giống tếch, giống trám, giống hông, giống nêm, giống keo dậu,
giống dẻ ăn quả, giống hồi, giống quế, giống xoan, giống sở và giống muồng đen.
Như vậy, các giống cây trồng ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Việc lưu
giữ và bảo tồn nguồn giống bản địa cũng như tăng cường các giống lai có năng suất

và có hiệu quả kinh tế cao đã góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn ĐDSH
nông nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình đó, các vấn đề gây suy giảm ĐDSH nông

16


nghiệp là không tránh khỏi bởi các yếu tố như các yếu tố tự nhiên và con người, biến
đổi khí hậu, thiên tai, chuyển đổi quy hoạch và quản lý đất nông nghiệp, ô nhiễm môi
trường và sự du nhập của sinh vật ngoại lai xâm hại... Việc thúc đẩy sự tham gia của
người dân trong công tác bảo tồn ĐDSH nông nghiệp, bảo vệ các nguồn gen nông
nghiệp, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật để tạo ra những nguồn gen và loài
mới nhưng cũng đồng thời lưu giữ và bảo quản những giống gen bản địa, truyền
thống... là những nỗ lực đáng ghi nhận hiện nay.
❖ Đa dạng về động vật
Ngành chăn nuôi ở Việt Nam phát triển với các phương thức chăn nuôi gồm:
chăn thả nhỏ lẻ, thả rông, chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi công nghiệp. Trong
đó chăn nuôi nhỏ lẻ thả rông là phương thức chăn nuôi truyền thống phù hợp với điều
kiện tự nhiên cũng như kinh tế của các hộ nông dân. Chăn nuôi bán công nghiệp là
phương thức kết hợp kinh nghiệm truyền thống và kỹ thuật tiên tiến, mang lại sản
lượng thực phẩm và kinh tế cao. Chăn nuôi công nghiệp là hình thức tập trung chăn
nuôi của các doanh nghiệp, áp dụng các mô hình chăn nuôi tiên tiến, tuy nhiên không
phù hợp với các hộ nông dân có mức đời sống bình thường.
Trong quy chế bảo tồn nguồn gen Việt Nam năm 1997 có đề cập đến 20 loài vật
nuôi của Việt Nam với ít nhất là 88 giống bản địa và nhập nội đã thích nghi và có ý
nghĩa đối với Việt Nam (bảng 1.2) [trích theo 54].
Bảng 1. 2 - Số lượng giống vật nuôi bản địa của Việt Nam
Thú

Số giống


Trâu

Ngựa

Cừu
Hươu
Nai
Lợn
Tổng

3
4
2
2
1
1
1
24
38

Chim

Vịt
Ngan
Ngỗng
Chim cút
Chim Trĩ
Gà sao
Thỏ


Số giống
30
9
3
3
1
1
1
2
50

(Nguồn: Võ Văn Sự và CTV (2004) [54])

17


×