Tải bản đầy đủ (.pdf) (784 trang)

Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học động vật thuỷ sản ở một số vườn quốc gia và khu bảo tồn vùng đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.38 MB, 784 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II























BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT
THỦY SẢN Ở MỘT SỐ VƯỜN QUỐC GIA VÀ KHU BẢO TỒN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG











Chủ nhiệm đề tài : Thạc sĩ Vũ Vi An











Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2011

ii


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II























BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT
THỦY SẢN Ở MỘT SỐ VƯỜN QUỐC GIA VÀ KHU BẢO TỒN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG




Chủ nhiệm đề tài Người cùng thực hiện:











Thạc sĩ Vũ Vi An

ThS.Đoàn Văn Tiến
KS. Nguyễn Nguyễn Du
KS. Lâm Phước Khiêm
CN. Trần Quốc Chương
ThS. Phan Thanh Lâm
ThS. Trần Kim Hằng
CN. Đặng Ngọc Thùy
KS. Nguyễn Văn Phụng
CN. Lê Thị Thanh Ngân







Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2011


iii


LỜI CẢM ƠN


Chúng tôi chân thành cảm ơn sự hỗ trợ Ban quản lý Vườn quốc gia Tràm Chim
tỉnh Đồng Tháp, Khu bảo vệ cảnh quan Trà Sư tỉnh An Giang và Vườn quốc gia U Minh
Hạ tỉnh Cà Mau đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện đề tài, đặc biệt là
những góp ý về việc đề xuất các giải pháp và mô hình quản lý trong việc quản lý khu bảo
tồn được hiệu quả hơn.
Nhóm đề tài cũng cảm ơn tất cả những đóng góp của các nhà khoa học đã đóng
góp các ý kiến thông qua các buổi hội thảo về phương pháp luận trước khi triển khai đề
tài cũng như các kết quả đạt được. Ngoài ra, chúng tôi cũng chân thành cảm ơn Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn và Ban Lãnh Đạo Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy
Sản II đã tạo điều kiện thuận lợi và chỉ đạo để đề tài này đạt kết quả tốt.
Cuối cùng chủ nhiệm đề tài cảm ơn tất cả các thành viên đề tài đã tham gia trong
suốt quá trình thu mẫu, khảo sát thực địa, tổng hợp số liệu viết báo cáo và các công việc
liên quan khác để đề tài được triển khai một cách thuận lợi.




























iv

TÓM TẮT

Đa dạng động vật thủy sản ở một số khu bảo tồn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
được nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn tài
nguyên động vật thủy sản rất đa dạng và phong phú, đã xác định được 132 loài cá (trong
đó có 7 loài cá quý hiếm đã được xác định), chiếm khoảng 50% thành phần loài cá nước
ngọt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tổng cộng 38 loài lưỡng cư bò sát đã được xác
định, trong đó có 13 loài quý hiếm. Đối với các loài giáp xác đã xác định được 12 loài,
chiếm 55,56% thành phần loài tôm nước ngọt trong vùng. Tổng cộng 8 loài nhuyễn thể đã
được xác định được. Nhìn chung, các khu bảo tồn góp phần quan trọng trong việc bảo tồn
và lưu giữ nguồn gien các loài động vật thủy sản và các loài động vật hoang dã khác, đặc
biệt là các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Kết quả phân tích tương quan cho thấy

sự đa dạng động vật thủy sản có mối liên hệ khá chặt chẽ đến chất lượng nước và nguồn
thức ăn tự nhiên.
Cộng đồng địa phương sống xung quanh các khu bảo tồn khá đông đúc và phụ
thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên của khu bảo tồn. Điều kiện kinh tế xã hội khó khăn: tỷ
lệ hộ thuộc diện nghèo chiếm 26,67%; thu nhập bình quân đạt 23,63 triệu đồng/hộ/năm;
hộ có vay mượn tiền chiếm 51,90% với số tiền trung bình là 5,70 triệu đồng; không có đất
nông nghiệp canh tác chiếm 53,33%. Trong cơ cấu nghề của nông hộ, chủ yếu tập trung
vào nghề làm mướn (69,05% số hộ có liên quan) và nghề khai thác thủy sản (63,66%).
Cơ chế quản lý các khu bảo tồn hiện nay chủ yếu là bảo vệ nghiêm ngặt theo hệ
thống quản lý Nhà Nước, chưa quan tâm đúng mức đến cộng đồng địa phương trong việc
ổn định đời sống và hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên của khu bảo tồn. Do đó
đã nảy sinh mâu thuẫn với ban quản lý khu bảo tồn. Chính vì thế, mô hình quản lý “Bảo
tồn kết hợp với phát triển bền vững đa dạng sinh học” được xây dựng và đề xuất nhằm
kiện toàn phương thức quản lý hiện tại. Trong đó, cộng đồng địa phương đóng vai trò
quan trọng và có tính quyết định. Nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các khu bảo tồn chỉ
có thể được bảo vệ một cách hiệu quả khi đời sống của người dân địa phương được ổn
định và nâng cao. Ngoài ra, mỗi khu bảo tồn cần thành lập Ban tư vấn gồm đại diện các
nhà khoa học/quản lý để tư vấn cho Ban quản lý khu bảo tồn các kế hoạch hành động
thích hợp trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Hệ động vật có mối liên hệ rất mật thiết đến hệ thực vật vì hệ thực vật là nơi cư trú
quan trọng đối với cá động vật rừng/động vật thủy sản. Dựa trên tất cả những yếu tố ảnh
hưởng đến hệ động vật và hệ thực vật (điều tiết nước, cháy rừng, khai thác trái phép, phát
triển kinh tế xã hội và phát triển du lịch sinh thái), các giải pháp quản lý đòi hỏi phải đáp
ứng được yêu cầu sinh thái của cả 2 hệ động và thực vật. Tổng cộng có 9 giải pháp được
đề xuất. Trong đó, có 4 giải pháp liên quan trực tiếp đến Ban quản lý khu bảo tồn (Điều
tiết nước thích hợp cho các mục tiêu bảo tồn, hạn chế cháy rừng, quản lý và phục hồi hệ
động vật, quản lý và phục hồi hệ thực vật); 4 giải pháp liên quan đến việc ổn định đời
sống của cộng đồng địa phương (sử dụng tài nguyên bền vững, đa dạng sinh kế, phát triển
du lịch sinh thái, phát triển các dịch vụ xã hội); và 1 giải pháp về nâng cao nhận thức bảo
vệ và phát triển hệ động thực vật cho cộng động địa phương và ban quản lý khu bảo tồn.



v

MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 3
1.3. Nội dung nghiên cứu 3
1.4. Giới hạn của đề tài 4
II. TỔNG QUAN 5
2.1. Hiện trạng phân khu chức năng ở các KBT nghiên cứu 5
2.1.1. VQG Tràm Chim 5
2.1.1.1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 5
2.1.1.2. Phân khu phục hồi sinh thái 6
2.1.1.3. Phân khu dịch vụ hành chánh 7
2.1.2. KBVCQ Trà Sư 7
2.1.2.1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 8
2.1.2.2. Phân khu phục hồi sinh thái 8
2.1.2.3. Phân khu dịch vụ hành chánh 9
2.1.3. VQG U Minh Hạ 9
2.1.3.1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 10
2.1.3.2. Phân khu phục hồi sinh thái 11
2.1.3.3. Phân khu dịch vụ hành chánh 12
2.2. Đa dạng động vật thủy sản 12
2.2.1. VQG Tràm Chim và vùng lân cận 12
2.2.1.1. Cá 12
2.2.1.2. Tôm cua 13
2.2.1.3. Lưỡng cư bò sát 13

2.2.1.4. Nhuyễn thể (Mollusca) 13
2.2.3. KBVCQ Trà Sư và vùng lân cận 14
2.2.3.1. Cá 14
2.2.3.2. Tôm cua 15
2.2.3.3. Lưỡng cư bò sát 15
2.2.3.4. Nhuyễn thể (Mollusca) 15
2.2.4. VQG U Minh Hạ và vùng lân cận 15
2.2.4.1. Cá 15
2.2.4.2. Tôm cua 16
2.2.4.3. Lưỡng cư bò sát 16
2.2.4.4. Nhuyễn thể (Mollusca) 17
2.3. Quản lý và sử dụng tài nguyên ĐDSH 17
2.3.1. Nguyên tắc quản lý nguồn tài nguyên có sự tham gia của cộng đồng 17
2.3.2. Quản lý nguồn tài nguyên ở một số khu bảo tồn 18
2.3.2.1. Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen 18
2.3.2.2. VQG U Minh Thượng 18
2.3.2.3. VQG Xuân Thủy 19

vi

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1. Cách tiếp cận 21
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22
3.3. Vị trí thu mẫu 24
3.4. Phương pháp thu và phân tích mẫu 27
3.4.1. Chất lượng nước 27
3.4.2. Thực vật và động vật nổi 28
3.4.3. Động vật thủy sản 28
3.4.4. Điều tra kinh tế xã hội 29
3.5. Thu thập số liệu thứ cấp 30

3.6. Chỉ số đánh giá đa dạng sinh học 30
3.7. Phân tích thống kê 32
3.8. Giải pháp và xây dựng mô hình quản lý 32
IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
4.1. Điều kiện tự nhiên, chất lượng nước và nguồn thức ăn tự nhiên ảnh hưởng
đến tính đa dạng động vật thủy sản 34
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 34
4.1.2. Chất lượng nước 35
4.1.2.1. Hiện trạng chất lượng nước 35
4.1.2.2. Ảnh hưởng đến động thực vật nổi 39
4.1.2.3. Ảnh hưởng đến động vật thủy sản 43
4.1.3. Nguồn thức ăn tự nhiên 49
4.1.3.1. Thực vật nổi 49
4.1.3.2. Động vật nổi 52
4.1.3.3. Ảnh hưởng đến động vật thủy sản 54
4.2. Đa dạng động vật thủy sản 56
4.2.1. Cá 56
4.2.1.1. VQG Tràm Chim 57
4.2.1.2. KBVCQ Trà Sư 61
4.2.1.3. VQG U Minh Hạ 63
4.2.1.4. So sánh đa dạng giữa các khu bảo tồn 65
4.2.2. Giáp xác 68
4.2.2.1. VQG Tràm Chim 68
4.2.2.2. KBVCQ Trà Sư 69
4.2.2.3. VQG U Minh Hạ 70
4.2.2.4. So sánh tính đa dạng giữa các khu bảo tồn 71
4.2.3. Nhuyễn thể 71
4.2.3.1. VQG Tràm Chim 72
4.2.3.2. KBVCQ Trà Sư 73
4.2.3.3. VQG U Minh Hạ 74

4.2.3.4. So sánh tính đa dạng giữa các khu bảo tồn 74
4.2.4. Lưỡng cư bò sát 75
4.2.4.1. VQG Tràm Chim 77
4.2.4.2. KBVCQ Trà Sư 78

vii

4.2.4.3. VQG U Minh Hạ 79
4.2.4.4. So sánh tính đa dạng giữa các khu bảo tồn 80
4.2.5. So sánh tính đa dạng giữa các khu bảo tồn 81
4.3. Kinh tế xã hội 82
4.3.1. Trình độ học vấn của nông hộ 82
4.3.2. Tình trạng cư trú và mức nghèo 82
4.3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 83
4.3.4. Nghề nghiệp của nông hộ 84
4.3.5. Thu nhập của nông hộ 84
4.3.6. Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của khu bảo tồn 85
4.3.7. Ảnh hưởng đến tính đa dạng động vật thủy sản 86
4.3.7.1. Khai thác trái phép 86
4.3.7.2. Thu hẹp môi trường sống 87
4.3.7.3. Cơ chế quản lý 87
4.4. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp và mô hình quản lý 88
4.4.1. Hiện trạng quản lý ở các khu bảo tồn 88
4.4.1.1. VQG Tràm Chim 91
4.4.1.2. KBVCQ Trà Sư 95
4.4.1.3. VQG U Minh Hạ 98
4.4.2. Đề xuất mô hình và giải pháp quản lý 101
4.4.2.1. Mô hình quản lý chung 101
4.4.2.2. Giải pháp quản lý chung 108
4.4.2.2.1. Điều tiết nước 109

4.4.2.2.2. Phòng và chữa cháy rừng 111
4.4.2.2.3. Quản lý và phục hồi thực vật rừng 112
4.4.2.2.4. Quản lý và phục hồi động vật thủy sản 114
4.4.2.2.5. Đào tạo nâng cao năng lực 116
4.4.2.2.6. Nâng cao nhận thức về ĐDSH 117
4.4.2.2.7. Phát triển du lịch sinh thái 117
4.4.2.2.8. Ứng phó biến đổi khí hậu 120
4.4.2.2.9. Sử dụng nguồn tài nguyên bền vững 121
4.4.2.2.10. Đa dạng sinh kế 124
4.4.2.2.11. Phát triển các dịch vụ xã hội 128
4.4.3. VQG Tràm Chim 128
4.4.3.1. Mô hình quản lý 128
4.4.3.2. Giải pháp quản lý 130
4.4.3.2.1. Quản lý nước để bảo tồn động thực vật và phòng cháy rừng 130
4.4.3.2.2. Sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi động vật thủy sản 131
4.4.3.2.3. Đa dạng sinh kế 132
4.4.3.2.4. Nâng cao nhận thức và các dịch vụ xã hội khác 133
4.4.4. KBVCQ Trà Sư 134
4.4.4.1. Mô hình quản lý 134
4.4.4.2. Giải pháp quản lý 136
4.4.4.2.1. Quản lý nước để bảo tồn động thực vật và phòng cháy rừng 136
4.4.4.2.2. Sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi động vật thủy sản 138

viii

4.4.4.2.3. Đa dạng sinh kế 140
4.4.4.2.4. Nâng cao nhận thức và các dịch vụ xã hội khác 140
4.4.5. VQG U Minh Hạ 141
4.4.5.1. Mô hình quản lý 141
4.4.5.2. Giải pháp quản lý 143

4.4.5.2.1. Quản lý nước để bảo tồn động thực vật và phòng cháy rừng 143
4.4.5.2.2. Sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi động vật thủy sản 145
4.4.5.2.3. Đa dạng sinh kế 146
4.4.5.2.4. Nâng cao nhận thức và các dịch vụ xã hội khác 147
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 149
5.1. Kết luận 149
5.1.1. Chất lượng nước 149
5.1.2. Thực vật nổi 151
5.1.3. Động vật nổi 152
5.1.4. Đa dạng sinh học động vật thủy sản 154
5.1.5. Điều kiện kinh tế xã hội 156
5.1.6. Tổ chức quản lý 158
5.1.6.1. VQG Tràm Chim 158
5.1.6.2. KBVCQ Trà Sư 159
5.1.6.3. VQG U Minh Hạ 160
5.2. Kiến nghị 161
5.2.1. Mô hình và giải pháp quản lý 161
5.2.2. VQG Tràm Chim 163
5.2.3. KBVCQ Trà Sư 164
5.2.4. VQG U Minh Hạ 166
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 168
6.1. Tài liệu tiếng Việt 168
6.2. Tài liệu tiếng Anh 172
VII. PHỤ LỤC 173
Phụ lục 1: Thành phần loài cá ở ba khu bảo tồn 173
Phụ lục 2: Thành phần loài giáp xác ở ba khu bảo tồn 177
Phụ lục 3: Thành phần loài nhuyễn thể giữa các khu bảo tồn 178
Phụ lục 4: Thành phần loài lưỡng cư và bò sát giữa các khu bảo tồn 179
Phụ lục 5: Áp phích Panô trưng bày nơi công cộng 181
Phụ lục 6: Mô hình nuôi cá đồng rừng U Minh (Cà Mau) 182

Phụ lục 7: Giới thiệu các sinh kế mới ở các khu bảo tồn 186
Phụ lục 8: Hình các loài cá các khu bảo tồn 189
Phụ lục 9: Hình các loài giáp xác ở các khu bảo tồn 200
Phụ lục 10: Hình các loài lưỡng cư bò sát ở các khu bảo tồn 201




ix

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Bản đồ ba khu bảo tồn nghiên cứu vùng ĐBSCL 23
Hình 2: Bản đồ thu mẫu ở VQG Tràm Chim 25
Hình 3: Bản đồ thu mẫu ở KBVCQ Trà Sư 26
Hình 4: Bản đồ thu mẫu ở VQG U Minh Hạ 27
Hình 5: Biến động một số yếu tố chất lượng nước ở VQG Tràm Chim 36
Hình 6: Biến động một số yếu tố chất lượng nước ở KBVCQ Trà Sư 37
Hình 7: Biến động một số yếu tố chất lượng nước ở VQG U Minh Hạ 38
Hình 8: Tương quan giữa số loài cá và pH ở VQG Tràm Chim năm 1992 43
Hình 9: Biến động pH ở VQG Tràm Chim trong giai đoạn 1992 – 2010 44
Hình 10: Biến động thành phần loài cá ở VQG Tràm Chim (1992 – 2010) 44
Hình 11: Tương quan NH
3
-N và độ trong với sản lượng mẻ khai thác ở VQG Tràm Chim
45
Hình 12: Tương quan TDS và độ kiềm với sản lượng mẻ khai thác ở VQG U Minh Hạ .48
Hình 13: Biến động thực vật nổi ở VQG Tràm Chim 50
Hình 14: Biến động thực vật nổi ở KBVCQ Trà Sư 51
Hình 15: Biến động thực vật nổi ở VQG U Minh Hạ 51

Hình 16: Biến động động vật nổi ở VQG Tràm Chim 53
Hình 17: Biến động động vật nổi ở KBVCQ Trà Sư 53
Hình 18: Biến động động vật nổi ở VQG U Minh Hạ 54
Hình 19: Tương quan động thực vật nổi và cá ở VQG U Minh Hạ 56
Hình 20: Phân khu chức năng của VQG Tràm Chim 91
Hình 21: Hệ thống cống điều tiết nước ở VQG Tràm Chim 92
Hình 22: Hướng dẫn điều tiết nước ở VQG Tràm Chim (Khu A1) 93
Hình 23: Phân khu chức năng của KBVCQ Trà Sư 96
Hình 24: Hệ thống cống điều tiết nước ở KBVCQ Trà Sư 97
Hình 25: Phân khu chức năng của VQG U Minh Hạ 99
Hình 26: Hệ thống cống điều tiết nước ở VQG U Minh Hạ 100
Hình 27: Sơ đồ tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hệ động vật của KBT 103
Hình 28: Sơ đồ tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thực vật của KBT 105
Hình 29: Mô hình bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH 107
Hình 30: Hệ thống các giải pháp quản lý ở KBT 109
Hình 31: Sơ đồ quản lý nước ở các KBT 111
Hình 32: Vòng đời của nhóm cá sông 115
Hình 33: Các yếu tố tác động đến mô hình du lịch sinh thái ở KBT 119
Hình 34: Cơ cấu tổ chức sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên của KBT 124
Hình 35: Sơ đồ quản lý kinh tế xã hội bền vững 126
Hình 36: Sơ đồ tổ chức hỗ trợ sinh kế ở KBT 127
Hình 37: Mô hình quản lý tổng hợp ở VQG Tràm Chim 129
Hình 38: Mô hình quản lý tổng hợp ở KBVCQ Trà Sư 135
Hình 39: Mô hình quản lý tổng hợp ở VQG U Minh Hạ 142




x


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1: Biến động số lượng loài cá ở VQG Tràm Chim 12
Bảng 2: Thành phần loài nhuyễn thể từ các nghiên cứu trước đây 14
Bảng 3: Xếp hạng ưu tiên về công tác bảo tồn một số vùng đất ngập nước 22
Bảng 4: Các chỉ tiêu chất lượng nước và phương pháp xác định 27
Bảng 5: Ý nghĩa của hệ số tương quan (r) 32
Bảng 6: So sánh yếu tố chất lượng nước bên trong và bên ngoài KBT 35
Bảng 7: So sánh yếu tố chất lượng nước theo mùa bên trong khu bảo tồn 39
Bảng 8: Tương quan (r) giữa chất lượng nước và thực vật nổi ở VQG Tràm Chim 40
Bảng 9: Tương quan (r) giữa chất lượng nước và động vật nổi ở VQG Tràm Chim 40
Bảng 10: Tương quan (r) giữa chất lượng nước và thực vật nổi ở KBVCQ Trà Sư 41
Bảng 11: Tương quan (r) giữa chất lượng nước và động vật nổi ở KBVCQ Trà Sư 41
Bảng 12: Tương quan (r) giữa chất lượng nước và thực vật nổi ở VQG U Minh Hạ 42
Bảng 13: Tương quan (r) giữa chất lượng nước và động vật nổi ở VQG U Minh Hạ 42
Bảng 14: Tương quan (r) giữa chất lượng nước và cá ở VQG Tràm Chim 45
Bảng 15: Tương quan (r) giữa chất lượng nước và cá ở KBVCQ Trà Sư 47
Bảng 16: Tương quan (r) giữa chất lượng nước và cá ở VQG U Minh Hạ 48
Bảng 17: Thành phần loài thực vật nổi 49
Bảng 18: So sánh thực vật nổi theo vị trí và theo mùa ở VQG Tràm Chim 50
Bảng 19: So sánh thực vật nổi theo vị trí và theo mùa ở KBVCQ Trà Sư 50
Bảng 20: So sánh thực vật nổi theo vị trí và theo mùa ở VQG U Minh Hạ 51
Bảng 21: Thành phần loài động vật nổi 52
Bảng 22: So sánh động vật nổi theo vị trí và theo mùa ở VQG Tràm Chim 52
Bảng 23: So sánh động vật nổi theo vị trí và theo mùa ở KBVCQ Trà Sư 53
Bảng 24: So sánh động vật nổi theo vị trí và theo mùa ở VQG U Minh Hạ 54
Bảng 25: Tương quan (r) giữa động thực vật nổi và cá ở VQG Tràm Chim 55
Bảng 26: Tương quan (r) giữa động thực vật nổi và cá ở KBVCQ Trà Sư 55
Bảng 27: Tương quan (r) giữa động thực vật nổi và cá ở VQG U Minh Hạ 55

Bảng 28: Cấu trúc thành phần loài cá ở ba KBT 56
Bảng 29: Cấu trúc thành phần loài cá ở VQG Tràm Chim 57
Bảng 30: Biến động thành phần loài theo mùa 57
Bảng 31: Các loài cá quý hiếm ở VQG Tràm Chim 59
Bảng 32: Sản lượng mẻ khai thác tiêu biểu bằng ngư cụ đáy 59
Bảng 33: Sản lượng mẻ khai thác tiêu biểu bằng dỡ chà 60
Bảng 34: Cấu trúc thành phần loài cá ở KBVCQ Trà Sư 61
Bảng 35: Biến động thành phần loài & cấu trúc thành phần loài theo mùa 61
Bảng 36: Các loài cá quý hiếm ở KBVCQ Trà Sư 62
Bảng 37: Sản lượng mẻ khai thác bằng lưới chụp ở KBVCQ Trà Sư 63
Bảng 38: Cấu trúc thành phần loài cá ở VQG U Minh Hạ 64
Bảng 39: Cấu trúc thành phần loài theo mùa VQG U Minh Hạ 65
Bảng 40: So sánh tính đa dạng thành phần loài cá giữa các khu bảo tồn 66
Bảng 41: Sự phong phú và kích thước cá sặc bướm giữa bên trong và bên ngoài 67
Bảng 42: Sự phong phú và kích thước cá rô đồng giữa bên trong và bên ngoài 68

xi

Bảng 43: Cấu trúc thành phần loài giáp xác 68
Bảng 44: Thành phần loài giáp xác ở VQG Tràm Chim 69
Bảng 45: Thành phần loài giáp xác ở KBVCQ Trà Sư 70
Bảng 46: Thành phần loài giáp xác ở VQG U Minh Hạ 70
Bảng 47: So sánh tính đa dạng thành phần loài tôm cua giữa các khu bảo tồn 71
Bảng 48: Cấu trúc thành phần loài nhuyễn thể giữa các khu bảo tồn 72
Bảng 49: Thành phần loài nhuyễn thể ở VQG Tràm Chim 72
Bảng 50: Thành phần loài nhuyễn thể ở KBVCQ Trà Sư 73
Bảng 51: Thành phần loài nhuyễn thể ở VQG U Minh Hạ 74
Bảng 52: So sánh tính đa dạng thành phần loài nhuyễn thể giữa các khu bảo tồn 75
Bảng 53: Mức độ tương đồng và dị biệt nhuyễn thể giữa các khu bảo tồn 75
Bảng 54: Cấu trúc thành phần loài lưỡng cư bò sát giữa các khu bảo tồn 76

Bảng 55: Cấu trúc thành phần loài lưỡng cư bò sát ở VQG Tràm Chim 78
Bảng 56: Cấu trúc thành phần loài lưỡng cư bò sát ở KBVCQ Trà Sư 79
Bảng 57: Cấu trúc thành phần loài lưỡng cư bò sát ở VQG U Minh Hạ 79
Bảng 58: Đa dạng thành phần loài lưỡng cư bò sát giữa các KBT 80
Bảng 59: So sánh tính đa dạng động vật thủy sản giữa các khu bảo tồn 81
Bảng 60: Trình độ học vấn của chủ hộ (%) 82
Bảng 61: Tình trạng cư trú nông hộ 82
Bảng 62: Mức độ nghèo của nông hộ (%) 83
Bảng 63: Tình hình sản xuất nông nghiệp của nông hộ 83
Bảng 64: Nghề nghiệp của nông hộ (%) 84
Bảng 65: Thu nhập của nông hộ 85
Bảng 66: Đánh giá tầm quan trọng của KBT của người dân địa phương 85
Bảng 67: Đề nghị của cộng đồng địa phương trong việc quản lý KBT 86
Bảng 68: Quy định quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các KBT 90
Bảng 69: Mực nước điều tiết nước ở VQG Tràm Chim 92
Bảng 70: Ma trận SWOT về công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH 102
Bảng 71: Tỷ lệ diện tích các thảm thực vật 112
Bảng 72: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của phát triển du lịch sinh thái 118
Bảng 73: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với cộng đồng địa phương 125
Bảng 74: Bảng tra cấp cháy rừng theo độ ẩm 145















xii



CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long
ĐDSH : Đa Dạng Sinh Học
VQG : Vườn Quốc Gia
KBVCQ : Khu Bảo Vệ Cảnh Quan
KBT : Khu Bảo Tồn
UBND : Ủy Ban Nhân Dân



















1

I. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có tổng diện tích tự nhiên
4.051.900ha, chiếm 12,2% tổng diện tích của cả nước. Trong đó, diện tích dành cho phát
triển lâm nghiệp là 357.837ha chiếm 8,83% (307.524ha có rừng và 50.313ha chưa có
rừng), tập trung nhiều nhất ở tỉnh Kiên Giang (113.854ha) và Cà Mau (108.471ha) (thống
kê 12/2010). Trong 357.837ha gồm: 77.115ha rừng đặc dụng, 110.985ha rừng phòng hộ
và 169.737ha rừng sản xuất. ĐBSCL có hai hệ sinh thái rừng ngập nước đặc trưng là hệ
sinh thái rừng ngập nước chua phèn với cây tràm (Melaleuca cajuputi) là tiêu biểu với
tổng diện tích khoảng 140.000ha và hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển đặc trưng là cây
đước (Rhizophora apiculata) với diện tích 92.627ha. Độ che phủ rừng vùng ĐBSCL hiện
nay đạt 10,71% (theo kết quả Dự án 661).
Đối với rừng ngập nước chua phèn vùng ĐBSCL hiện có 8 khu bảo tồn (KBT)
được thành lập với tổng diện tích 29.922ha rừng đặc dụng: VQG Tràm Chim (Đồng
Tháp), VQG U Minh Hạ (Cà Mau), VQG U Minh Thượng (Kiên Giang), Khu bảo vệ
cảnh quan Trà Sư (An Giang), Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (Hậu Giang),
Ban quản lý sân chim Bạc Liêu, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen và
Trung tâm bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười (Long An). Đối với rừng ngập mặn hiện
có hai KBT với tổng diện tích 16.414ha rừng đặc dụng: VQG Mũi Cà Mau và Khu bảo
tồn đất ngập nước Thạnh Phú (Bến Tre).
Việt Nam được xếp vào nhóm 12 quốc gia có tính ĐDSH cao nhất thế giới (John
và Nguyễn Đức Tú, 2007). ĐDSH bao gồm sự phong phú về loài sinh vật, kiểu gen, và hệ
sinh thái trong tự nhiên. Hiện nay Việt Nam đã thống kê và mô tả được 870 loài cá, 310

loài thú, 17,700 loài thực vật (Bộ TNMT et al., 2005), 822 loài chim (BirdLife
International 2006), 286 loài bò sát (Bộ TNMT et al., 2005) và 145 loài lưỡng cư (IUCN
et al., 2006) trong khu vực nội địa. Ngoài ra, nhiều loài mới cũng không ngừng được mô
tả trong thời gian gần đây.
Vùng ĐBSCL là vùng khai thác thủy sản trọng điểm của cả nước. Nguồn lợi thủy
sản rất đa dạng và phong phú và nghề khai thác thủy sản đóng một vai trò quan trọng
trong việc cung cấp thực phẩm cũng như việc làm cho hàng triệu người dân địa phương.
Hiện nay đã xác định được 255 loài cá thuộc 43 họ và 130 giống (Mai Đình Yên, 1992);
18 loài tôm nước ngọt (Nguyễn Văn Thường và Trương Quốc Phú, 2004), 54 loài lưỡng
cư bò sát (Hồ Thu Cúc và Nguyễn Thiên Tạo, 2009).
Các động vật thủy sản có một mối liên hệ hữu cơ mật thiết với nhau được biểu diễn
trong mắt xích chuỗi thức ăn, nếu một mắt xích bị mất đi, sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ
các sinh vật khác trong chuỗi thức ăn đó. Khi một số loài bị mất đi, một số loài khác có
thể lại chiếm ưu thế, điều này làm cho hệ thống sinh thái đó bị mất cân bằng. Do đó,
ĐDSH được xem là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá tính bền vững của một quần
xã sinh vật trong một thủy vực.
Mặc dù Việt Nam được xếp vào những quốc gia có tính sinh học cao nhất thế giới,
nhưng cũng được xếp vào quốc gia có tính ĐDSH bị đe dọa nặng nề nhất (John và
Nguyễn Đức Tú, 2007). Hiện nay có tổng cộng 522 sinh vật được xếp vào nhóm sinh vật

2

đang bị đe dọa (John và Nguyễn Đức Tú, 2007). Theo IUCN et al. (2006) Việt Nam có 8
loài chim đặc hữu (trong đó 6 loài bị đe dọa ở mức độ toàn cầu); 5 loài thú và 1 loài bò sát
đặc hữu bị đe dọa toàn cầu; 39 loài lững cư đặc hữu (trong đó có 4 loài đang bị đe dọa ở
mức độ toàn cầu).
Một số nguyên nhân chính cho vấn đề này đó là khai thác quá mức do nhu cầu
ngày càng tăng, đô thị hóa, diện tích tự nhiên bị thu hẹp dần, và công tác bảo tồn chưa đạt
hiệu quả cao. Điều này dẫn đến số lượng cá thể các loài hoang dã đang suy giảm mạnh, và
số lượng loài đang bị đe dọa ngày càng gia tăng, đặc biệt đối với những loài phân bố hẹp

như những loài đặc hữu. Trung bình mỗi năm diện tích rừng tự nhiên bị mất đi là
350,000ha trong thời gian 30 năm gần đây (Mai Văn Nam et al., 2001). Điều này tác động
mạnh mẽ đến tính đa dạng học trong khu vực.
Trước tình hình đó, công tác bảo tồn ĐDSH đã và đang được chú ý và đẩy mạnh.
Cụ thể là Việt Nam đã ban hành Luật Đa Dạng Sinh Học và có hiệu lực từ ngày
1/07/2009 quy định về bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH. Ngoài ra, hệ thống KBT
thiên nhiên ngày càng được mở rộng. Theo IUCN (2008) Việt Nam có 164 khu rừng đặc
dụng (30 vườn quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh quan, và 20 khu
nghiên cứu khoa học) bao gồm các hệ sinh thái và cảnh quan đặc trưng với giá trị ĐDSH
tiêu biểu cho hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nước, với tổng diện tích tự nhiên là
2.265.753,88ha, chiếm 6,8% diện tích tự nhiên.
Việc mở rộng hệ thống rừng đặc dụng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo
vệ môi trường, hệ sinh thái và nguồn tài nguyên thiên nhiên, đây là nơi cư trú quan trọng
cho các loài động vật hoang dã. Điều này đã đóng góp tích cực đối với việc bảo vệ môi
trường và ĐDSH trong nước và toàn cầu. Việt Nam đã tham gia vào một số công ước
quốc tế về bảo tồn như: Công ước Ramsar năm 1971, Công ước đa dạng sinh học (CBD)
năm 1992, Công ước về buốn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
năm 1975 (CITES), Công ước về các loài di cư; Công ước bảo tồn các di sản thiên nhiên
và văn hóa thế giới (UNESCO); và là thành viên của tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế
(IUCN).
Việc đánh giá hiện trạng ĐDSH động vật thủy sản ở các KBT được xem là một
công việc hết sức quan trọng. Đây cũng là một trong những lĩnh vực ưu tiên của quốc gia
nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn ĐDSH góp phần vào công tác bảo tồn của thế giới đề ra
như các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng
đa dạnh sinh học động vật thủy sản, sẽ đề xuất một số các giải pháp và mô hình quản lý
thích hợp trong một số KBT vùng ĐBSCL.








3

1.2. Mục tiêu của đề tài
− Xây dựng cơ sở khoa học phục vụ bảo tồn động vật thủy sản cho một số vườn quốc
gia và khu bảo tồn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
− Đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp để duy trì và bảo vệ sự đa dạng sinh học
các động vật thủy sản

1.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài có 4 nội dung sau:
– Nội dung 1: Xác định và đánh giá các yếu tố môi trường nước, điều kiện tự nhiên
và nguồn thức ăn tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố và ĐDSH động vật thủy sản.
Yêu cầu của nội dung này cần đánh giá hiện trạng các yếu tố tự nhiên (môi trường
nước, điều kiện tự nhiên và nguồn thức ăn tự nhiên) và đánh giá ảnh hưởng của các
yếu tố này đến tính ĐDSH động vật thủy sản. Để từ đó có kế hoạch bảo tồn ĐDSH
một cách hiệu quả.
– Nội dung 2: Điều tra và đánh giá hiện trạng ĐDSH động vật thủy sản. Yêu cầu của
nội dung này cần xác định mức độ đa dạng và phong phú động vật thủy sản thông
qua một số chỉ tiêu đánh giá. Dựa trên cơ sở đó có kế hoạch bảo tồn và phát triển
thích hợp.
– Nội dung 3: Điều tra và đánh giá điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng người dân
có đời sống gắn liền với vùng nghiên cứu. Yêu cầu của nội dung này cần đánh giá
các đặc điểm kinh tế xã hội của cộng đồng sống xung quanh KBT ảnh hưởng đến
việc bảo tồn động vật thủy sản.
– Nội dung 4: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp và mô hình quản lý thích hợp để bảo
vệ và phát triển bền vững ĐDSH động vật thủy sản. Dựa trên các kết quả của các
nội dung trên, tiến hành đánh giá tổng hợp và đề xuất các giải pháp và mô hình

quản lý thích hợp để bảo tồn ĐDSH một cách hiệu quả hơn.
Cấu trúc của báo cáo sẽ trình bày theo thứ tự từng nội dung trên. Ba nội dung đầu
tiên sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng: môi trường
nước, động thực vật phiêu sinh, đa dạng sinh học động vật thủy sản, điều kiện kinh tế xã
hội của cộng đồng người dân địa phương sống xung quanh các KBT và công tác quản lý ở
các KBT. Dựa trên cơ sở đó, nội dung 4 sẽ đề xuất các giải pháp và mô hình quản lý trong
việc bảo tồn ĐDSH bền vững ở các KBT vùng ĐBSCL.





4

1.4. Giới hạn của đề tài
Mặc dù ĐDSH bao gồm ba thành phần: đa dạng về thành phần loài sinh vật, phong
phú về kiểu gen, và đa dạng hệ sinh thái trong tự nhiên, nhưng Đề tài chỉ giới hạn ở đánh
giá về tính đa dạng thành phần loài.
Động vật thủy sản trong Đề tài này chỉ bảo gồm các động vật thủy sản sau: (1) Cá
thuộc lớp cá xương (Osteichthyes); (2) Tôm tép cua thuộc lớp giáp xác (Crustacea); (3)
Nhuyễn thể thuộc lớp chân bụng (Gastropoda) và lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia); (4) Lưỡng
cư bò sát thuộc lớp lưỡng cư (Amphibia) và lớp bò sát (Reptilia), tuy nhiên trong lớp bò
sát không bao gồm những loài sống chủ yếu trên cạn như: họ tắc kè (Gekkonidae), họ
nhông (Agamidae), họ thằn lằn bóng (Scincidae) và họ kỳ đà (Varanidae).
Ba KBT thuộc hệ sinh thái đất ngập nước chua phèn điển hình cho vùng ĐBSCL
nằm trong hệ thống rừng đặc dụng được chọn trong nghiên cứu này bao gồm: VQG Tràm
Chim; KBVCQ Trà Sư; và VQG U Minh Hạ. Ba KBT thiên thiên này đều thuộc vùng đất
ngập nước cần được ưu tiên cho công tác bảo tồn, trong đó VQG Tràm Chim được xếp ưu
tiên thứ 2, VQG U Minh Hạ xếp thứ 5, và KBVCQ Trà Sư xếp thứ 8 (Buckton et al.,
2000).





























5


II. TỔNG QUAN
2.1. Hiện trạng phân khu chức năng ở các KBT nghiên cứu
2.1.1. VQG Tràm Chim

Năm 1985, vùng ngập nước Tràm Chim được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Tháp
thành lập với tên gọi là Công ty Nông Lâm Ngư trường Tràm Chim, với mục đích
là trồng tràm và khai thác thủy sản, và vừa giữ lại được một phần hình ảnh của
vùng ngập nước Đồng Tháp Mười trước kia.

Năm 1986, phát hiện sếu đầu đỏ phân bố ở Tràm Chim.

Năm 1991, UBNN Tỉnh Đồng Tháp quyết định Tràm Chim trở thành Khu Bảo Tồn
Thiên Nhiên Tràm Chim cấp tỉnh, với mục đích là bảo tồn loài sếu đầu đỏ.

Năm 1994, Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Tràm Chim cấp tỉnh trở thành cấp quốc gia,
theo Quyết định số 47/TTg ngày 2 tháng 2 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ
kèm theo thông tư số 4991/KGVX, với diện tích 7.500 ha.

Năm 1998, trở thành VQG Tràm Chim theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg,
ngày 29 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích được điều
chỉnh lại là 7.588 ha.

2.1.1.1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
Phân khu này (A1) có diện tích là 4.942,8ha, chiếm 67,6%. Đây là nơi kiếm ăn của
rất nhiều loài chim với các thảm thực vật như: cỏ năng (Euleocharis spp.); tràm
(Melaleuca cajiputi); lúa ma (Oryza spp.); cỏ ống (Panicum spp.); cỏ mồm (Ischaemum
spp.); sen-súng-nghễ. Trong đó, diện tích đồng cỏ năng chiếm cao nhất với 37%, tiếp sau
đó là diện tích rừng tràm chiếm 20% diện tích phân khu này.
Đây là phân khu có hệ thống quản lý nước hoàn chỉnh cho phép chủ động điều tiết
nước mực nước bên trong. Phân khu này có hệ thống kinh mương − bờ đê xung quanh,

hiện tại có 4 cống điều tiết nước nằm ở hệ thống bờ đê này. Ngoài ra, một số kênh đã
được đào ở bên trong, do đó độ phèn và chu trình chất dinh dưỡng cũng bị thay đổi. Điều
này đã làm thay đổi về thành phần thực vật, phân bố, và tốc độ sinh trưởng của chúng
(VQG Tràm Chim, 2007).
Chức năng của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt gồm:
• Bảo tồn đa dạng sinh học của vùng Đồng Tháp Mười.
• Bảo tồn các loài chim nước, đặc biệt là sếu đầu đỏ (Sarus crane Sharpii).
• Bảo tồn sinh cảnh tự nhiên độc đáo như đồng cỏ, lúa trời, đầm sen, đầm súng,
đồng cỏ năng, các rạch nước tự nhiên.
• Bảo tồn quá trình sinh thái của đất ngập nước như tái tạo chế độ ngập nước tự
nhiên như trước đây nhằm bảo vệ đa dạng sinh học của đất ngập nước.


6

Các biện pháp quản lý:
• Tái tạo chế độ thủy văn và chất lượng môi trường nước phù hợp với nhu cầu bảo
tồn đa dạng sinh học. Thí dụ như nâng cấp và xây dựng các cống, đập tràn, cột đo
nước để phục vụ cho việc điều tiết mực nước được thích hợp, tạo điều kiện cho các
quần xã thực vật phát triển và tạo nơi cư trú và bãi ăn cho các loài chim nước.
• Phòng chống cháy rừng, thực hiện các biện pháp đốt có kiểm soát để hạn chế sự
phát triển của một số loài thực vật.
• Ngăn chặn sự phát triển các loài ngoại lai như cây Mai Dương (Mimosa pigra) và
ốc bưu vàng (Pomacea canaliculata).
• Quản lý tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững như việc khai thác nguồn lợi
thủy sản và thực vật với sự tham gia của cộng đồng.
• Phát triển khu lịch sinh thái như lập các tuyến du lịch sinh thái để nâng cao giá trị
tham quan và học tập nghiên cứu.
• Nghiêm cấm các hoạt động gây xáo trộn hệ sinh thái và xâm chiếm đất đai


2.1.1.2. Phân khu phục hồi sinh thái
Phân khu phục hồi sinh thái (A2, A3, A4, A5) có tổng diện tích 2.340ha, chiếm
31,9%. Trước đây phân khu A2, A3, A4 là khu bảo vệ nghiêm ngặt, tuy nhiên sau này
được chuyển thành phân khu phục hồi sinh thái nhằm thực hiện các biện pháp tái tạo các
quá trình sinh thái của dất ngập nước, điều tiết rừng tràm, và xử lý các vật liệu dễ cháy để
phòng chống cháy rừng.
Khu A2 có diện tích 112,7ha. Đây là phân khu cũng có hệ thống kiểm soát mực
nước bên trong phân khu và có các thảm thực vật như năng, tràm, cỏ ống, cỏ mồm, cây
mai dương, nghể.
Hiện nay diện tích khu A3 chỉ còn 44,5ha do một phần phía Đông-Nam của khu
này đã trả lại cho người dân địa phương. Trước đây, tiểu khu này là bãi ăn quan trọng của
sếu đầu đỏ, nhưng hiện tại đồng cỏ năng biến mất và cây mai dương xâm lấn phần lớn
diện tích khu vực này (VQG Tràm Chim, 2007).
Khu A4 có diện tích là 731,9ha. Trước đây đây là bãi ăn quan trọng của sếu, tuy
nhiên cây mai dương đã xâm lấn khu vực này và làm cho diện tích cỏ năng bị thu hẹp
đáng kể. Đây là phân khu có hệ thống kênh nối liên thông với các kênh bên ngoài, do đó
tiểu khu này thông thoáng trực tiếp với các vùng bên ngoài, đặc biệt là trong mùa lũ,
ngược lại không giữ được nước trong mùa khô. Đáng chú ý là sự xâm lấn của cây mai
dương trở nên rất nghiêm trọng.
Khu A5 có diện tích 440,5ha. Đây là khu không có hệ thống kênh-bờ đê điều tiết
nước. Hiện nay sếu đến kiếm ăn ở khu vực này khá nhiều, tuy nhiên cây mai dương đang
xâm lấn làm hạn chế sự phát triển của năng. Ngoài ra lượng phù sa nhiều trong mùa lũ,
cho nên làm giảm sự phát triển của đồng cỏ năng (VQG Tràm Chim, 2007).


7

Chức năng của khu phục hồi sinh thái bao gồm:
• Bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước.
• Bảo vệ nơi làm tổ, đẻ trứng, và chỗ kiếm ăn của các loài chim.

• Sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước thông qua các hoạt động điều tiết cấu
trúc rừng tràm.
• Phát triển du lịch sinh thái.
Các biện pháp quản lý:
• Bảo vệ và tái tạo, nơi cư trú, và kiếm ăn của các loài chim.
• Tái tạo bãi ăn, và nơi cư trú của Sếu bằng việc trồng năng kim.
• Nâng cấp hệ thống đê và cống để tái tạo chế độ thủy văn phù hợp với mục tiêu bảo
tồn nơi cư trú của các loài chim
• Phòng chống cháy rừng và sự xâm nhập của các sinh vật ngoại lai.
• Nghiêm cấm các hoạt động quy mô lớn làm gây xáo trộn cảnh quan giải trí.
• Nghiêm cấm, định cư và khai thác nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng các loại sinh vật
ngoại lai.

2.1.1.3. Phân khu dịch vụ hành chánh
Phân khu (C) có diện tích 30,6ha được quy hoạch xây dựng các công trình phục vụ
công tác quản lý hành chính, nghiên cứu khoa học, và phát triển du lịch sinh thái. Nghiêm
cấm định cư và lấn chiếm trái quát, xây dựng các công trình lớn gây tác động đến môi
trường

2.1.2. KBVCQ Trà Sư
• 23/6/2003: UBND tỉnh An Giang đề nghị Bộ NN&PTNT xây dựng Khu bảo tồn
rừng tràm Trà Sư theo Công Văn số 22/TT.UB.
• 25/6/2003: Bộ NN&PTNN đồng ý việc đề nghị của UBND tỉnh An Giang về việc
xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên Trà Sư theo công văn số: 1609/CV-BNN-KL.
• 5/3/2004: Chi cục kiểm lâm tỉnh đề nghị Phân Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng II
giúp xây dựng Dự án bảo tồn rừng Trà Sư theo Công văn số: 28/CV/ KL.
• 27/5/2005: UBND tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 1530/QĐ-CTUB về việc
phê duyệt thành lập “Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư” với tổng diện tích
845ha.





8

2.1.2.1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
Diện tích phân khu này là 441ha (chiếm 52% tổng diện tích) bao gồm các tiểu khu
2a, 2b, 5a, 5b, 6a, 6b. Các tiểu khu này được phân cách bằng hệ thống kinh mương, do đó
các tiểu khu độc lập với nhau. Phần lớn diện tích này rừng tràm (373ha), đất trống có cỏ
là bãi ăn của chim (36ha), diện tích mặt nước là 25ha.
Chức năng của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt gồm:
• Bảo vệ và tái tạo những cảnh quan tiêu biểu của vùng đất ngập lũ.
• Bảo tồn các quần xã thực vật, bảo vệ khu làm tổ nơi cư trú và kiếm ăn của các loài
động vật hoang dã, đặc biệt là các loài chim nước và dơi.
• Tạo nơi cư trú thích hợp cho các loài thủy sản và cung cấp nguồn giống thủy sản tự
nhiên cho những vùng lân cận.
• Cung cấp địa bàn du lịch sinh thái, giáo dục và bảo vệ môi trường.
Các biện pháp quản lý:
• Thực hiện các hoạt động quản lý nước để đảm bảo môi trường thích hợp cho các
quần xã thực vật, và duy trì được những cảnh quan và môi trường của vùng đất
ngập lũ này.
• Phòng chống cháy rừng, tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cấp các trang
thiết bị và huấn luyện cho các nhân viên quản lý, đặc biệt là có sự tham gia của
nhân dân địa phương vào các hoạt động quản lý bảo vệ rừng.
• Được phép khai thác nguồn lợi thủy sản nhưng không làm cạn kiệt, không gây ảnh
hưởng xấu đến môi trường, và không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên.
• Nâng cấp hệ thống đê và xây dựng thêm một số cống điều tiết nước phục vụ du
lịch sinh thái và tuần tra canh gác.
• Xây dựng một số tháp quan sát, cầu gỗ, và các điểm dừng chân phục vụ cho du
lịch sinh thái.

• Nghiêm cấm xây dựng các công trình lớn gây ảnh hưởng đến nơi cu trú và môi
trường sống của các loài động vật. Nghiêm cấm chặt phá rừng và săn bắn động vật
rừng.

2.1.2.2. Phân khu phục hồi sinh thái
Phân khu này bao gồm các tiểu khu 1a, 1b, 14a, 4b với tổng diện tích là 245ha,
chiếm 29% tổng diện tích. Trong đó diện tích rừng tràm là 186ha, đồng cỏ và lung đìa là
55ha.
Chức năng của phân khu phục hồi sinh thái gồm:
• Đây là vùng phụ cận với vùng lõi, là bãi ăn và nơi cư trú cho các loài động vật ở
vùng lõi.
• Phục hồi cảnh quan thiên nhiên của hệ sinh thái đất ngập nước.

9



Các biện pháp quản lý gồm:
• Thực hiện các biện pháp hợp lý để tránh làm thoài hóa và suy giảm tài nguyên
thiên nhiên.
• Thực hiện các phương thức lâm sinh phù hợp để nuôi dưỡng, tỉa thưa từng tràm.
• Trồng một số loài thực vật và thả một số loài động vật có nguồn gốc bản địa.
• Nghiêm cấm xây dựng các công trình lớn, nghiêm cấm chặt phá rừng và săn bắn
động vật hoang dã.

2.1.2.3. Phân khu dịch vụ hành chánh
Diện tích phân khu này là 159ha ở tiểu khu 3a và 3b.
Chức năng của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt gồm:
• Cung cấp các dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ ngơi và giải trí.
• Tổ chức các hoạt động quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên như tỉa

thưa rừng và khai thác nguồn lợi thủy sản.
• Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học.
Các biện pháp quản lý:
• Xây dựng khu sưu tập các loài động thực vật để phục vụ tham quan du lịch và học
tập.
• Xây dựng các bảng chỉ dẫn, chỗ nghỉ chân, chòi vọng cảnh, điểm cắm trại để phục
vụ các hoạt động du lịch sinh thái.
• Thực hiện các biện pháp tỉa thưa rừng tràm để giải quyết nhu cầu gỗ và lâm sản
cho người dân địa phương.

2.1.3. VQG U Minh Hạ

Năm 1986, KBT thiên nhiên Vồ Dơi được thành lập có diện tích 3.780ha, trong đó
diện tích rừng là 3.214ha và diện tích phần còn lại bao gồm đất nông nghiệp, kênh
rạch, và đất thổ cư.

Năm 2004, Thủ Tướng Chính Phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau mở rộng
KBT thiên nhiên Vồ Dơi thành VQG nhằm bảo tồn đa dang sinh học của hệ sinh
thái vùng rừng tràm trên đất than bùn của vùng U Minh Hạ.

Năm 2005, UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt đề cương Dự án đầu tư VQG U Minh
Hạ theo Quyết định số 358/QĐ-CTUB ngày 6/5/2005. Theo Quyết định này VQG
U Minh Hạ sử dụng toàn bộ diện tích khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi và một phần

10

diện tích: Lâm Ngư Trường Trần Văn Thời thuộc huyện Trần Văn Thời; Lâm Ngư
Trường U Minh III thuộc huyện U Minh; và Khu Trại Giam K1 Cái Tàu.

Năm 2006, Thủ Tướng Chính Phủ quyết định thành lập VQG U Minh Hạ với tổng

diện tích là 8.527,8ha theo Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 20 tháng 1 năm 2006.

2.1.3.1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
Đây là toàn bộ diện tích vùng lõi KBT thiên nhiên Vồ Dơi cũ, đây là phân khu bảo
tồn hệ sinh thái trên đất than bùn có tổng diện tích 2.592,6 ha, chiếm 30% tổng diện tích,
thuộc các tiểu khu IX, X, XI, XII. Trong đó rừng trồng là 1.315,6 ha (51%), rừng tự nhiên
là 1.110,6ha (43%), đất phi nông nghiệp (kênh, giao thông) là 173,7ha (6%), đất trống là
2,7ha.
Chức năng của phân khu này là:
• Bảo vệ nghiêm ngặt hệ sinh thái rừng trên đất than bùn, bảo vệ sự đa dạng về cảnh
quan tự nhiên hệ động vật và thực vật tự nhiên.
• Bảo vệ và tái tạo nơi cư trú, nơi kiếm ăn và sinh sản cho các loại động vật hoang
dã, đặc biệt là các loài chim nước.
• Tạo nơi cư trú thích hợp cho các loài thủy sản và cung cấp nguồn giống thủy sản
cho vùng và những vùng lân cận.
• Phục vụ cho nghiên cứu khoa học về nghiên cứu và bảo vệ đa dạng sinh học, cảnh
quan thiên nhiên, và môi trường sinh thái đất ngập nước.
Các biện pháp quản lý:
• Thực hiện các hoạt động như: bảo vệ và tái tạo rừng, hạn chế cháy rừng; xúc tiến
quá trình tái sinh và sinh trưởng của rừng; bảo vệ và tái tạo nơi cư trú của các loài
động vật và thực vật bản địa.
• Thực hiện các hoạt động quản lý nước để đảm bảo môi trường thích hợp cho các
quần xã thực vật và động vật, duy trì những cảnh quan và môi trường của các sinh
cảnh tự nhiên, bảo vệ hệ sinh thái rừng trên đất than bùn.
• Xây dựng một số công trình quản lý nước và phòng chữa cháy rừng; xây dựng một
số công trình tháp quan sát, cầu gỗ nhỏ và các điểm dừng chân, và một số mô hình
của các di tích lịch sử ở quy mô nhỏ để phục vụ cho các hoạt động du lịch sinh
thái.
• Nghiêm cấm xây dựng những công trình lớn thu hút đông người làm thay đổi môi
trường, đảo lộn cảnh quan thiên nhiên, và các khu cư trú của các loài động vật.

Ngoài ra cũng nghiêm cấm chặt phá rừng và săn bắn các loài động vật, nghiêm
cấm xây dựng các khu định cư và trung tâm dân cư kế cận.
• Tăng cường tuyên truyền giáo dục cộng đồng về các luật pháp bảo vệ rừng. Tăng
cường trang thiết bị, phương tiện, và huấn luyện nhân viên quản lý bảo vệ rừng.

11

Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động quản lý
bảo vệ rừng và sử dụng bền vững tài nguyên rừng.

2.1.3.2. Phân khu phục hồi sinh thái
Đây là vùng phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập nước (hoàn toàn
là rừng trồng) với diện tích là 5.134,2ha, chiếm 60% tổng diện tích, thuộc các tiểu khu:
I(59), II(69), III(70), IV(61), V(72), VI(73), VII(63), XIII (V+VI). Trong đó, diện tích
rừng là 4.608,7ha (90%), đất phi nông nghiệp là 524,7ha (10%), đất trống là 0,8ha.
Chức năng của phân khu này là:
• Khôi phục và bảo vệ hệ sinh thái rừng tràm ngập nước: bảo vệ những khu vực sinh
sống và kiếm ăn của các động vật hoang dã và các loài chim nước; bảo vệ nguồn
gien sinh vật quý hiếm và những cảnh quan thiên nhiên đặc thù của hệ sinh thái
rừng ngập nước.
• Tái tạo hệ động vật và thực vật bản địa.
• Sử dụng bền vững các loại tài nguyên của hệ sinh thái đất ngập nước
Các biện pháp quản lý:
• Tái tạo rừng bằng các phương tiện xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng lại rừng bằng
các biện pháp thích hợp.
• Thực hiện các biện pháp tổng hợp để phòng và chữa cháy rừng.
• Tăng cường tuyên truyền giáo dục nhân dân về các luật pháp bảo vệ và phát triển
rừng; tăng cường năngg lực cho các nhân viên quản lý bảo vệ rừng, thu hút sự
tham gia của nhân dân địa phương vào các hoạt động quản lý bảo vệ rừng.
• Sử dụng bền vững tài nguyên thực vật, nguồn lợi thủy sản, và lâm sản ngoài gỗ để

phục vụ nhu cầu của nhân dân địa phương.
• Nâng cấp/tu bổ hệ thống đê bảo vệ; đồng thời cũng xây dựng một số cống để đảm
bảo nhu cầu quản lý điều tiết nước, phục vụ cho du lịch sinh thái, và giao thông
tuần tra quản lý rừng
• Thực hiện các chương trình nghiên cứu để tái tạo hệ sinh thái rừng trên đất than
bùn.
• Được phép xây dựng một số công trình nhỏ như: tháp quan sát, cầu gỗ nhỏ, các
điểm dừng chân, và một số mô hình di tích lịch sử thu nhỏ để phục vụ cho các hoạt
động du lịch sinh thái.
• Nghiêm cấm xây dựng những công trình lớn thu hút đông người gây ảnh hưởng
đến môi trường sống và nơi cư trú các động vật




12

2.1.3.3. Phân khu dịch vụ hành chánh
Phân khu này sẽ được xây dựng ở khu vực mới thuộc tiểu khu VIII (75;76;77) với
tổng diện tích là 801ha, chiếm 10% tổng diện tích được chia thành ba khu vực chính như
sau: (1) Khu trung tâm quản lý hành chính và nghiên cứu khoa học; (2) Xây dựng một hồ
sinh thái chứa nước lớn (200-250ha) nhằm phòng chữa cháy rừng và cung cấp nước ngọt
người dân vùng lân cận; (3) Khu dịch vụ du lịch sinh thái bao gồm khu trung tâm hành
chánh dịch vụ du lịch, khu tham quan động vật, khu rừng sinh thái tạo cảnh quan cho
khách du lịch.

2.2. Đa dạng động vật thủy sản
2.2.1. VQG Tràm Chim và vùng lân cận
2.2.1.1. Cá
Từ tháng 11/1991 đến tháng 7/1992 ở VQG Tràm Chim đã xác định được 20 loài

cá. Do khai thác triệt để trong năm 1991 (mở cống tháo nước cạn để khai thác cá), cho
nên mực nước mùa khô năm 1992 rất thấp (0,6 – 0,8m) và nhiễm phèn nặng (pH = 2,8),
cho nên tháng 7/1992 chỉ xác định được 4 loài. Sự khai thác triệt để kết hợp với sự nhiễm
phèn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng loài cá và sản lượng khai thác (Nguyễn
Thanh Tùng, 1997). Đây là khoảng thời chưa có sự điều tiết nước (mực nước rất cạn trong
mùa khô) và có sự khai thác thủy sản, do đó đã ảnh hưởng đến tính đa dạng thành phần
loài cá.
Năm 1993 – 1996 đã xác định được tổng cộng 77 loài cá ở VQG Tràm Chim.
Trong đó thành phần loài cá tăng dần theo thời gian và thay đổi theo mùa rõ rệt: thành
phần loài cá mùa mưa đa dạng hơn mùa khô, mùa mưa cao hơn 10 – 18 loài (Bảng 1). Sự
biến động về chất lượng nước và quản lý khai thác đã ảnh hưởng rất lớn đến biến động
thành phần loài cá ở Tràm Chim. Nhóm cá trắng hay nhóm cá sông chiếm ư thế với
80,52% tổng thành phần loài (Nguyễn Thanh Tùng, 1997). Từ năm 1995 trở đi, VQG
Tràm Chim được điều tiết mực nước một cách chủ động (mực nước trong mùa khô được
điều tiết cao hơn so với bên ngoài), thành phần loài cá cũng đa dạng hơn so với trước đó.
Như vậy việc điều tiết nước và chế độ quản lý chặt chẽ về khai thác thủy sản đã phát huy
tính hiệu quả trong việc bảo tồn tính đa dạng thành phần loài cá ở VQG Tràm Chim.
Bảng 1: Biến động số lượng loài cá ở VQG Tràm Chim
STT

Năm Cả năm Mùa khô Mùa mưa
1 1993 55 38 48
2 1994 57 34 52
3 1995 62 49 60
4 1996 63 48 61
Nguồn: Nguyễn Thanh Tùng (1997)
Năm 2006 đã xác định được tổng cộng 49 loài ở khu vực Đồng Tháp Mười, trong
đó có 33 loài cá kinh tế ở VQG Tràm Chim (Linstead et al., 2006). Đây là nghiên cứu chỉ
xác định thành phần loài cá kinh tế, các loài cá có kích thước nhỏ chưa được cập nhật cho
nên thành phần loài thấp hơn so với các nghiên cứu trước đây.


13

Kết quả khảo sát năm 2007 đã xác định được 119 loài cá (WWF, 2007). Trong đó
đa số thuộc nhóm cá trắng di cư từ sông vào VQG thông qua hệ thống cống điều tiết lũ
chiếm 76,47% tổng thành phần loài.

2.2.1.2. Tôm cua
Theo Nguyễn Đinh Hùng (1993) đã xác định được 4 loài tôm/tép/cua, trong đó có
3 loài tôm/tép (Macrobrachium lanchesterri; M. esculentum; Caridina nilotica) và 1 loài
cua đồng (Somanniathelphusa degasti) ở VQG Tràm Chim.
Năm 1997 xác định được tổng cộng 7 loài thuộc lớp giáp xác, trong đó có 6 loài
tôm/tép (Macrobrachium lanchesterri; M. mammilodactylus; M. sintangense; Caridina
ninotica; C. acuticaudata; C. vietnamica) và 1 loài cua đồng (Somanniathelphusa
sinensis) ở VQG Tràm Chim (Nguyễn Đinh Hùng và Trần Quang Minh, 1997).
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Công Thuận và Dương Trí Dũng (2006) chỉ xác
định được 1 loài cua đồng (Somaniniathelphusa sinensis), không xác định được loài
tôm/tép phân bố tại đây.
Trên đây là những nghiên cứu về động vật đáy nói chung, không có nghiên cứu
nào chuyên biệt về thành phần loài tôm cua. Do đó thành phần loài tôm cua khá khác
nhau.

2.2.1.3. Lưỡng cư bò sát
Đối với nhóm lưỡng cư bò sát, trong VQG Tràm Chim đã xác định được tổng cộng
23 loài, trong đó 5 loài ếch/nhái/cóc, 5 loài thằn lằn và 13 loài trăn/rắn. Chú ý là các loài
trong bộ rùa không được nghiên cứu. Tất cả các loài này được chụp hình ngay tại hiện
trường và là nghiên cứu đầu tiên về lưỡng cư bò sát ở VQG Tràm Chim (Krohn, 2009).
Ngoài ra thành phần loài lưỡng cư bò sát trên địa bàn huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp
(rất gần với VQG Tràm Chim) đã xác định được 49 loài, trong đó có 17 loài ếch/nhái/cóc,
21 loài trăn/rắn, 4 loài rùa/baba, 1 loài cá sấu, 6 loài tắc kè/ kỳ nhông/ thằn lằn/ thạch

sùng (Hoàng Thị Nghiệp và Phạm Văn Hiệp, 2009).
VQG Tràm Chim là khu đất ngập nước nằm trong vùng Đồng Tháp Mười thuộc hệ
thống rừng đặc dụng của Việt Nam. Đây là khu vực đất ngập lũ theo mùa với các thảm
thực vật đặc trưng là rừng tràm và các trảng cỏ, ngoài ra hầu như toàn bộ diện tích vùng
lân cận được sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Do đó thành phần loài lưỡng cư bò sát
có tính đa dạng thấp hơn so với những vùng khác.

2.2.1.4. Nhuyễn thể (Mollusca)
Trong giai đoạn 1991 – 1993, VQG Tràm Chim đã xác định được tổng cộng 12
loài nhuyễn thể, trong đó 5 loài thuộc lớp Gastropoda và 7 loài thuộc lớp Bivalvia
(Nguyễn Đinh Hùng, 1993). Năm 1996 VQG Tràm Chim đã xác định được tổng cộng 8
loài: 4 loài thuộc lớp Gastropoda và 4 loài thuộc lớp Bivalvia (Nguyễn Đinh Hùng và
Trần Quang Minh, 1997). Chú ý là trong giai đoạn 1991 – 1993 là chưa có sự điều tiết

×