Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Địa lý lớp 10 vai trò bản đồ trong học tập và đời sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 6 trang )

Tiết 1: VAI TRÒ CỦA BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống.
- Biết các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí cơ bản.
- Hiểu rõ từng phương pháp để có thể biểu hiện được một số đối tượng địa lí nhất
định trên bản đồ với những đặc tính của nó.
- Hiểu rõ một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng bản đồ, Átlat trong học tập
- So sánh được sự khác nhau của các phương pháp.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được các đối tượng địa lí trên bản đồ được biểu hiện bằng nhiều
phương pháp khác nhau.
- Hiểu rõ hệ thống kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng.
- Vận dụng được các phương pháp để thể hiện một số đối tượng đơn giản.
3. Thái độ:
Thấy được tầm quan trọng của việc hiểu các phương pháp biểu hiện các đối tượng
địa lí trên bản đồ.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học.
- Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
- Sử dụng bản đồ
II. Chuẩn bị của Gv và HS
1. Giáo viên:
Bản đồ Du lịch Việt Nam, bản đồ khí hậu, bản đồ nông nghiệp,bản công
nghiệp năng lượng Việt Nam.
2. Học sinh:
Atlat Địa lí Việt Nam hoặc Atlat Địa lí thế giới.
III. Tổ chức dạy học
a. Khởi động
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bản đồ du lịch (atlat ĐL) Việt Nam, hãy:
- Kể tên các di sản thiên nhiên thế giới của nước ta.


- Các di sản đó thuộc tỉnh/ thành phố nào?
- Xác định quốc lộ đến các địa điểm đó (lấy điểm xuất phát từ HN).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, GV quan sát và trợ giúp.
Bước 3: HS trao đổi thảo luận: GV gọi 1-> 3 HS lên bảng ghi nhanh kq thực hiện. 1
số HS bổ sung ý kiến. Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào nội dung bài mới
Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện và KQ sản phẩm của HS
b. Hình thành kiến thức mới: Gộp và hình thành 3 nội dung tương ứng với 3
hoạt động
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của bản đồ


Bước 1: GV cho HS quan sát 1 số bản đồ sau và những hiểu biết của
mình, hãy

- Những bản đồ trên cho ta biết được điều gì.
- Bản đồ có vai trò gì trong cuộc sống.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, GV quan sát và trợ giúp.
Bước 3: HS trao đổi thảo luận: GV gọi 1- 3 HS trả lời. 1 số HS bổ sung ý kiến. GV
chốt lại nội dung học tập
Bước 4: GV đánh giá q trình thực hiện và KQ sản phẩm của HS, giải thích, bổ
sung thêm kiến thức.
Thơng tin phản hồi của hoạt động 1
I. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống.

1. Trong học tập
Là phương tiện để HS học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí ở lớp, ở nhà và khi
làm bài kiểm tra.
2. Trong đời sống
Là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày:
Tìm đường đi; xác định vị trí, đường di chuyển của một cơn bão;



Phục vụ việc xây dựng phương án tác chiến; phục vụ cho các ngành sản xuất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp pháp biểu hiện các đối tượng trên
Bản đồ
Bước 1: * Nhiệm vụ 1: Căn cứ vào hình 2.2 SGK Địa lí 10, kiến thức của bản thân,
hãy cho biết:
- Tên bản đồ:
- Nội dung bản đồ:
+ biểu hiện đối tượng địa lí nào nào?
+ nêu các phương pháp thể hiện
- Trình bày cụ thể về từng phương pháp
+Tên phương pháp?
+ Đối tượng thể hiện
- Khả năng biểu hiện của phương pháp?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ cặp nhóm, GV quan sát và trợ giúp.
Bước 3: HS trao đổi thảo luận: GV gọi 1- 3 HS lên bảng ghi nhanh kết qủa thực
hiện. 1 số HS bổ sung ý kiến. GV chốt lại nội dung học tập
Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện và KQ sản phẩm của HS, giải thích, bổ
sung thêm kiến thức.
Thông tin phản hồi
II. Các phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ
-Bản đồ: Công nghiệp điện Việt
Nam
-Nội dung biểu hiện: cơ cấu và phân
bố ngành công nghiệp điện lực Việt
Nam
- Phương pháp biểu hiện:
+ Phương pháp kí hiệu: Biểu hiện
các: nhà máy thuỷ điện đang xây

dựng, nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện,
trạm biến áp 220kv, 500kv
+Phương pháp kí hiệu đường
chuyển động: biều hiện: Đường dây
500kv, sông ngòi
- Khả năng biểu hiện: Vị Trí của các nhà
máy thuỷ, nhiệt điện, các trạm biến áp, số
lượng các nhà máy thuỷ, nhiệt điện, các
trạm biến áp.


* Nhiệm vụ 2:
Bước 1: Căn cứ vào hình 2.3, hình 2.4 SGK Địa lí 10, kiến thức của bản thân, hãy
hoàn thành phiếu học tập sau:
hình 2.3
hình 2.4
Tên bản đồ
Nội dung bản đồ
Các phương pháp biểu hiện
đối tượng địa lí trên bản đồ
Khả năng biểu hiện
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Bước 3: GV đánh giá quá trình thực hiện và KQ sản phẩm của HS,c ó giải thích, bổ
sung thêm kiến thức vào tiết học sau.
Thông tin phản hồi
hình 2.3
hình 2.4
Tên bản đồ
Bản đồ:Gió và bão ở Việt Nam Bản đồ phân bố dân cư châu Á
Nội dung bản đồ

Các
phương
pháp biểu hiện
đối tượng địa lí
trên bản đồ

Khả năng biểu
hiện

Các loại gió và Đường di
chuyển của bão ở Việt Nam
+ Kí hiệu đường chuyển động:
Gió và bão được thể hiện
bằng các mũi tên, hướng của
mũi tên chỉ hướng gió: gió TN.
Gió ĐB; độ lớn và độ dài chỉ
cương độ của gió và bão; mầu
xắc chỉ chất lượng của gió
+ Phương pháp biểu đồ bản đồ:
biểu hiện các hoa gió: chỉ tần
suất, hướng, tốc độ ..
Hướng chuyển động, tần suất,
cường độ các loại gió, bão tác
động đến nước ta

Phân bố dân cư châu Á
+ Phương pháp chấm
điểm thể hiện mỗi điểm
chấm tương ứng với
500000 người

+ Phương pháp kí hiệu :
thể hiện các đô thị có quy
mô từ 5 -> 8 triệu người

sự phân bố dân cư, và một
số lượng dân cư nhất định
trên các lãnh thổ ở châu Á

Hoạt động 3: Khám phá bản đồ
Bước 1: Căn cứ vào atlat ĐL Việt Nam, để tìm hiểu về đất (thổ nhưỡng) hãy cho
biết cần phải sử dụng bản đồ nào? Căn cứ vào BĐ đã chọn, hãy:
- Kể tên các nhóm đất chính ở nước ta.
- Xác định sự phân bố của các nhóm đất đó.
- Các nhóm đất đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân cây trồng.
-> Để đọc được bản đồ cần chú ý những nội dung nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ cặp nhóm, GV quan sát và trợ giúp.


Bước 3: HS trao đổi thảo luận: GV gọi 1- 3 HS lên bảng ghi nhanh kết qủa thực
hiện. 1 số HS bổ sung ý kiến. GV chốt lại nội dung học tập
Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện và KQ sản phẩm của HS, giải thích, bổ
sung thêm kiến thức.
Thông tin phản hồi của hoạt động 3
* Cần phải sử dụng bản đồ đất (thổ nhưỡng) Việt Nam
* Các nhóm đất chính ở nước ta:
Đất phù sa
Đất feralit
* Phân bố: Đất phù sa : Đồng bằng; Đất feralit: miền núi
* Ảnh hưởng: Mỗi loại đất-> cây trồng => Cơ cấu cây trồng đa dạng
- Đồng bằng: Đất phù sa => Trồng cây LT, cây công nghiệp hàng năm.

- Đất feralit: miền núi=> Trồng cây công nghiệp lâu năm.
Kết luận
* Đọc bản đồ cần chú ý:
- Chọn bản đồ phù hợp
- Tìm hiểu tỉ lệ bản đồ, kí hiệu trên bản đồ
- Xác định phương hướng trên bản đồ.
- Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý trong bản đồ, trong Atlat.
3. Luyện tập và vận dụng
Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Để thể hiện các mỏ than trên bản đồ ta người ta thường dùng phương pháp
nào sau đây?
A. Kí hiệu đường chuyển động.
B. Phương pháp bản đồ- biểu đồ.
C. Kí hiệu.
D. Chấm điểm.
Câu 2. Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản
đồ là dựa vào
A. mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ.
B. hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ.
C. vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ.
D. bảng chú giải.
Câu 3. Để biểu hiện các đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể ta dùng phương
pháp
A. kí hiệu
B. đường chuyển động
C. chấm điểm
D. bản đồ-biểu đồ
Câu 4. Để thể hiện thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị
lãnh thổ ta dùng phương pháp
A. kí hiệu

B. đường chuyển động
C. chấm điểm
D. bản đồ-biểu đồ
Câu 5. Để trình bày và giải thích chế độ nước của một con sôngchủ yếu sử dụng
những bản đồ
A. hành chính, kinh tế
B. động vật, thực vật


C. thổ nhưỡng, địa hình
D. khí hậu, địa hình
Câu 6. Dựa vào kí hiệu trên bản đồ 2.3 SGK, ta có thể biết được những đặc tính
nào của đối tượng địa lí?
Dựa vào bản đồ 2.3 SGK, thông qua cách biểu hiện đối tượng địa lí trên bản
đồ ta có thể biết được những đặc tính của đối tượng địa lí.
- Các chế độ gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông, hướng gió, tần suất gió.
- Hướng di chuyển của các cơn bão ở Biển Đông đổ bộ vào đất liền, tần suất bão và
thời gian bão.



×