Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN giúp HS thực hiện tốt bài toán đếm số hình cho HS lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.52 KB, 19 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Mã số SKKN:
Giải pháp hữu ích:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 THỰC HIỆN TỐT
BÀI TOÁN “ĐẾM SỐ HÌNH”
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HÒA NINH I

1. Họ và tên

: Hoàng Thị Hoài Thu

2. Chức vụ

: Giáo viên

3. Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Hòa Ninh I
4. Lý do chọn đề tài:
Mục tiêu dạy học môn toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh có những kiến thức
cơ bản ban đầu về số học (các số tự nhiên, phân số, số thập phân); các đại lượng
thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản.
Đối với mạch kiến thức về hình học, ở lớp 1, 2 học sinh được nhận biết hình
như điểm, đoạn thẳng, các hình hình học (hình tam giác, tứ giác… ), khi lên các
lớp 3, 4, 5 học sinh còn được làm quen với các bài toán tính chu vi, diện tích, thể
tích của một hình… Học sinh tiểu học thường nhận biết các yếu tố hình học qua
hình ảnh trực quan. Song trong hình học có những yếu tố ẩn cần phải suy luận, từ
cái này biết được cái kia hoặc thông qua mối liên hệ có tính chất tương đồng…
Dạng toán đếm hình thường bao gồm kỹ năng nhận biết, phân tích, tổng hợp
hình nên người giáo viên phải giảng giải nhiều nhưng vẫn có rất ít học sinh nhận


biết được toàn vẹn vấn đề, đếm được đúng số lượng hình được lồng ghép hoặc bao
hàm lên nhau.
Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu một số đề tài của đồng nghiệp ở trường

1


tôi thấy chưa có đề tài nào đáp ứng việc giúp người giáo viên giảng dạy thành công
dạng toán đếm hình, hầu hết học sinh chưa có phương pháp làm cụ thể, các em
mới chỉ biết nhìn hình vẽ rồi nhẩm đếm số lượng hình bằng trực giác và chủ yếu là
đếm các hình đơn. Do đó, nhiều trường hợp học sinh đã bị nhầm, đếm thiếu số
hình. Chính vì thế, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài ” Một số biện pháp giúp học sinh
lớp 2 thực hiện tốt bài toán “đếm số hình” ở trường tiểu học Hòa Ninh I” .
a) Cơ sở lý luận:
Về mặt lí luận, chương trình toán của tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất
lớn. Toán học góp phần đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách
học sinh trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về số học (các số tự
nhiên, các số thập phân), những yếu tố đại số, các đại lượng cơ bản, một số yếu tố
hình học đơn giản và giải toán có lời văn ứng dụng thiết thực trong đời sống.
Dạy – học các yếu tố hình học là một trong những bộ phận cấu thành nên
chương trình toán Tiểu học, đóng vai trò chuẩn bị cho việc học môn hình học ở các
cấp học trên, đồng thời giúp học sinh có những hiểu biết cần thiết khi tiếp xúc với
những “tình huống toán học” trong cuộc sống hằng ngày. Do điều kiện phát triển
tâm lí của học sinh tiểu học nên việc dạy - học các yếu tố hình học chưa thể dựa
trên phép suy diễn, mà chủ yếu dựa trên quan sát, thực hành.
Dạng toán “đếm hình” chứa đựng trong nó mối quan hệ giữa điểm - đoạn thẳng
- hình hình học mà thông qua việc giải toán học sinh xác lập lại được những kiến
thức lý thuyết đã học, từ đó tạo ra khả năng tìm ra nhiều cách giải mới có tính thực
tiễn cao hơn.
b) Cơ sở thực tiễn:

Như ta đã biết, dạy học các yếu tố hình học ở lớp 2 là một bước ngoặt lớn so
với dạy học các yếu tố hình học ở lớp 1. Vì ở lớp 1, học sinh mới chỉ bước đầu
hình thành biểu tượng về hình (điểm, đoạn thẳng, hình tròn, hình vuông…) với
những hình đơn, dễ nhìn. Lên lớp 2, các bài tập liên quan về hình học phức tạp
hơn, trong đó có những bài phân tích tổng hợp hình trình bày dưới dạng đếm số

2


lượng hình trên một hình cho sẵn nào đó. Loại bài tập này thường mang tính phát
triển, đòi hỏi học sinh phải biết phân tích, tổng hợp hình. Đây là dạng bài tập khá
khó đối với học sinh tiểu học, thường thì học sinh chưa được làm quen nhiều hoặc
chưa biết xuất phát từ đâu khi giải toán.
Trong thực tế, học sinh thường đếm thiếu số hình dẫn đến làm bài thường bị sai
khiến các em cảm thấy chán nản và bỏ qua.
5. Nội dung giải pháp:
5.1. Thực trạng
a) Thuận lợi
- Học sinh trong trường đều là người Kinh có cùng ngôn ngữ, ở cùng độ tuổi, có
đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập.
- Lớp học khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ.
- Là lớp học 2 buổi/ngày nên giáo viên có nhiều thời gian rèn cho học sinh hơn.
- Chương trình học ổn định, bản thân giáo viên nhiều năm được phân công dạy
lớp 2 nên ít nhiều có một số kinh nghiệm.
b) Khó khăn
- Đa số học sinh là con em gia đình nông dân, bố mẹ mải làm ăn, có em phải
ở với ông bà nên ít được quan tâm đến vấn đề học tập cũng như việc rèn luyện, tự
học ở nhà.
- Đây thường là dạng toán nâng cao, khá trừu tượng nên những học sinh học
toán đạt mức hoàn thành hoặc chưa hoàn thành thường bỏ qua.

c) Sự cần thiết của giải pháp
Trong những năm được phân công giảng dạy ở lớp 2, tôi nhận thấy khi gặp bài
toán đếm hình hầu hết các em đếm thiếu số hình, trong lớp chỉ có một số em đếm
đúng, nếu bài toán dạng đếm hình được trình bày ở dạng trắc nghiệm thì một số
em cũng chỉ khoanh đại mà không biết chính xác số hình trên hình đó là bao nhiêu.
Khi gặp những hình vẽ đơn giản thì học sinh đếm được nhưng chỉ cần thêm một
vài đoạn thẳng trong hình là học sinh lúng túng ngay.

3


Loại toán đếm hình trong chương trình toán lớp 2 là loại toán khó, đòi hỏi học
sinh phải có tư duy trừu tượng, biết phân tích, tổng hợp hình …. Bài tập này
thường chiếm tỷ lệ nhỏ trong chương trình lớp học và chỉ có 1-2 câu trong một bài
kiểm tra nên cho dù có làm sai thì cũng không ảnh hưởng lớn đế kết quả toàn bài
cũng như số điểm kiểm tra của học sinh nên nhiều học sinh dễ dàng bỏ qua. Thực
tế các bài tập có nội dung hình học như trên giúp học sinh phát triển tư duy về hình
học không gian, góp phần giúp các em nắm được kiến thức đầy đủ, tổng hợp về
môn toán. Từ đó góp phần phát triển tư duy, trang bị cho các em vốn kiến thức cơ
bản về hình học phẳng, để làm cơ sở cho việc học hình học không gian ở cấp học
trên. Do vậy việc giúp học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng thực
hiện tốt bài toán “đếm số hình” là hết sức cần thiết.
Thực tế kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 2 ở trường tôi, qua các kì
kiểm tra đầu năm riêng về phần đếm hình không cao, cụ thể như sau:
Thời gian

Đối

kiểm tra


tượng

Đề bài

Tổng
số học

Khảo sát

kiểm tra
Học
* Hình dưới đây có

đầu năm,

sinh

mấy hình tam giác?

năm học

khối

A.3

B. 4

C. 5

2016 – 2017 lớp 2


Khảo sát

Học

Trong hình bên có

đầu năm,

sinh

mấy hình tam giác

năm học

toàn

A.3 B. 4 C. 5

2017 – 2018 khối 2

sinh

Đếm đúng
TS

Tỉ lệ

Đếm sai
TS


Tỉ lệ

71
88,7%

8

11,3%

63

49
87,8%

6

12, 2%

43

4


5.2. Phạm vi áp dụng của giải pháp:
Đề tài tập trung vào mạch kiến thức về dạy - học các yếu tố hình học ở môn
Toán lớp 2, điển hình là bài toán dạng “đếm số hình”, thực hiện đối với học sinh
khối lớp 2, trường Tiểu học Hòa Ninh I.
5.3.Thời gian áp dụng
- Đề tài này tôi tiến hành áp dụng vào giảng dạy tại lớp 2A2, trường Tiểu

học Hòa Ninh I – năm học 2016 - 2017.
- Năm học 2017 - 2018 tôi tiếp tục áp dụng vào giảng dạy đối với học sinh
toàn khối 2, trường Tiểu học Hòa Ninh I.
5.4.Giải pháp thực hiện
A. Đối với giáo viên
a) Giúp học sinh hình thành vững chắc những biểu tượng hình học thông
qua đồ dùng trực quan .
Để thực hiện tốt bài toán đếm hình thì trước hết học sinh phải có được biểu
tượng chính xác về loại hình hình học cần phải đếm, tức là các em phải nhận diện
được hình đó trong tổng thể hình mà bài toán đưa ra. Đối với dạng toán này, chủ
yếu học sinh sử dụng kiến thức về điểm, đoạn thẳng đã học ở lớp 1 kết hợp với
biểu tượng về các hình tam giác, tứ giác, hình vuông và hình chữ nhật để giải bài
toán.
Tư duy của học sinh lớp 2 bước đầu phát triển từ trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng, các em đã có thể căn cứ vào đặc điểm của hình để nhận dạng mà
không cần đối chiếu với “ vật mẫu”. Trên cơ sở đó, khi dạy học sinh một dạng hình
hình học tôi đã tiến hành dẫn dắt học sinh đi theo đúng hướng phát triển tâm lí ấy.
Ví dụ, khi dạy toán lớp 2, bài 11: “Hình chữ nhật - Hình tứ giác” tôi tiến
hành tổ chức học sinh làm việc với đồ dụng trực quan là túi gồm các tấm nhựa có
nhiều dạng hình hình học khác nhau, thông qua việc quan sát, so sánh để tìm ra
một nhóm các hình giống nhau về hình dạng để có “biểu tượng tượng hình” về

5


từng dạng hình hình học. Như vậy yêu cầu tất cả học sinh đều phải có đồ dùng và
điều này tôi đã hướng dẫn học sinh chuẩn bị đầy đủ trước khi đến lớp. Trên cơ sở
quan sát, tôi đã hướng dẫn học sinh tìm đúng hình chữ nhật theo yêu cầu nhất định
theo mẫu của giáo viên (hình chữ nhật nằm ngang) giúp học sinh có được tri giác
về một “hình ảnh” của đồ vật đó. Rời bỏ vật mẫu, tôi tiếp tục cho học sinh quan sát

hình vẽ mô tả hình dáng của vật đó và giới thiệu: “Đây là hình chữ nhật”. Sau đó,
giáo viên cùng học sinh quan sát, gợi ý để các em nhận xét được hình dáng của
hình chữ nhật gần giống với hình vuông đã học ở lớp 1 nhưng khác hình vuông ở
chỗ hình chữ nhật có một chiều dài, một chiều ngắn hơn. Từ đó cho các em quan
sát, nhận dạng hình chữ nhật ở nhiều vị trí, kích thước, màu sắc, chất liệu khác
nhau để các em tự phân tích, tổng hơp, “tách” các dấu hiệu không bản chất của
hình (màu sắc, chất liệu, vị trí…) ra khỏi dấu hiệu bản chất( đặc điểm của hình chữ
nhật) mà nhận biết hình, giúp học sinh củng cố và khắc sâu hơn biểu tượng về hình
chữ nhật. Khi dạy đến “Hình tứ giác”, tôi cũng tiến hành tương tự như dạy hình
chữ nhật. Tôi tiếp tục hướng dẫn học sinh quan sát, đếm số cạnh của nhiều hình tứ
giác ở nhiều vị trí khác nhau, kích thước khác nhau, với nhiều chất liệu khác nhau,
màu sắc khác nhau để giúp học sinh phát hiện và nắm bắt được đặc điểm “hình tứ
giác có 4 cạnh”. Bởi vậy khi quan sát hình các em có thể chỉ ra hình nào là hình
tứ giác(vì có 4 cạnh), và những hình nào không phải hình tứ giác (vì không có 4
cạnh) một cách chính xác. Đối với học sinh lớp 2 tôi chưa yêu cầu nhận biết hình
chữ nhật cũng là hình tứ giác đặc biệt, mà chỉ yêu cầu học sinh có biểu tượng về
hai dạng hình đó và phân biệt được hình tứ giác với hình chữ nhật. Khi học bài
này, học sinh có thể tìm và nêu ra những vật dụng có dạng hình chữ nhật, hình tứ
giác ở xung quanh (mặt bàn, bảng, ô cửa sổ…). Điều đó giúp các em củng cố lại
biểu tượng chắc chắn về hai dạng hình hình học vừa học.
b)Thường xuyên củng cố những biểu tượng hình học đã học
Trong quá trình dạy – học, giáo viên có rất nhiều cơ hội để có thể giúp học
sinh củng cố lại các biểu tượng hình hình học đã học( điểm, đoạn thẳng, hình tam

6


giác, tứ giác, hình chữ nhật…) và tôi đã tận dụng tất cả các cơ hội có được khuyến
khích học sinh củng cố lại các biểu tượng hình trong khi vẽ hình, gấp đồ chơi, hoặc
nhận diện hình trên cả những đồ dùng, hộp bánh… mà các em có được hằng ngày.

c)Đưa ra một số biện pháp cụ thể giúp học sinh giải toán
* Biện pháp lập sơ đồ hình cây
Khi nhìn trên những hình hình học đơn lẻ, thì biểu tượng về dạng hình đó dễ
dàng tái hiện nên các em luôn gọi đúng tên của chúng. Song khi gặp một hình phức
tạp bao gồm nhiều hình đơn lồng vào nhau, các biểu tượng hình thường bị che lấp,
khó xác định. Vì thế giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định được một điểm
(hoặc một cạnh) làm gốc, từ đó kết hợp với cảc điểm (hoặc cạnh) còn lại để tạo
thành hình cần đếm.
Ví dụ 1: Hình vẽ dưới đây có mấy đoạn thẳng
A

B

C

D

* Hướng dẫn: Tạo lập sơ đồ cây: (Lấy một điểm gốc lần lượt kết hợp với các
điểm còn lại được một đoạn thẳng tương ứng)
- Lần lượt liệt kê các trường hợp:
+ Điểm gốc là A, ta có sự kết hợp:
A

B

đoạn thẳng AB

C

đoạn thẳng AC


D

đoạn thẳng AD

3 đoạn

+ Điểm gốc là B, ta có:
B

C

đoạn thẳng BC

D

đoạn thẳng BD

2 đoạn

D

đoạn thẳng CD

1 đoạn

+ Điểm gốc là C, ta có:
C

Vậy số đoạn thẳng là: 3 + 2 + 1 = 6(đoạn thẳng)

N
Ví dụ 2: Hình vẽ bên có mấy hình tam giác?
A

B

C

D
7


*Hướng dẫn: Lập sơ đồ cây (các hình tam giác trong hình trên có chung cạnh đáy
nên ta lấy một cạnh bên làm gốc, lần lượt kết hợp với các cạnh đối diện còn lại
được hình tam giác tương ứng):
- Lần lượt liệt kê các trường hợp:
+ Cạnh gốc là AN, ta có:
BN
AN

tam giác ABN

CN

tam giác ACN

DN

3 hình tam giác


tam giác ADN

+ Cạnh gốc là BN, ta có:
CN
BN

tam giác BCN

DN

tam giác BDN

2 hình tam giác

+ Cạnh gốc là CN, ta có:
CN

DN

tam giác

1 hình tam giác

Vậy số hình tam giác là: 3 + 2 + 1 = 6(hình tam giác)
Ví dụ 3: Hình bên có mấy hình chữ nhật? Ghi tên các hình chữ nhật đó
A

M

P


D

N

Q

B

C

Bài toán này có hai yêu cầu: + Đếm số hình chữ nhật
+ Ghi tên các hình chữ nhật đó
Với hình vẽ trên,các hình được sắp xếp theo hàng ngang nên tôi hướng dẫn
học sinh lần lượt lấy cạnh chiều ngang kết hợp với cạnh đối diện trên hình vẽ, khi
đó ta có:
MN
AD

PQ
BC

hình chữ nhật AMND
hình chữ nhật APQD

3 hình

hình chữ nhật ABCD

8



MN
PQ

PQ

hình chữ nhật MPQN

BC

hình chữ nhật MBCN

BC

2 hình

hình chữ nhật PBCQ

1 hình

Vậy tổng số hình chữ nhật là: 3 + 2 + 1 = 6 (hình chữ nhật )
Cụ thể là các hình: AMND, APQD, ABCD, MNPQ, MBCN, PBCQ
Như vậy, bài toán này yêu cầu học sinh ghi tên các hình chữ nhật nên cách
hướng dẫn như trên là hợp lí và tốt hơn vì như thế học sinh vừa đếm đủ số hình
vừa có thể ghi đúng tên các hình mà không bị bỏ sót.
*Biện pháp đánh số vào hình, ghép hình và đếm
Ví dụ 1: Hình vẽ bên có mấy hình tam giác?

N


A

B

C

* Hướng dẫn học sinh đánh số vào hình và đếm như sau:
A
+ Hình đơn

D

N
1
B

2

3
C

D

: (hình đánh một số): (1); (2); (3) => 3 hình tam giác

+ Hình ghép đôi: (hình đánh hai số) : (1+2); (2+3) => 2 hình tam giác
+ Hình ghép ba : (hình đánh ba số) : (1+2+3)

=> 1 hình tam giác


Vậy tổng số hình tam giác là: 3 + 2 +1 = 6 (hình tam giác)
Ví dụ 2: Hình vẽ dưới đây có mấy đoạn thẳng
A

B

C

* Hướng dẫn học sinh ghi số vào mỗi đoạn thẳng rồi đếm:
1
2
A

B

C

D
3
D

+ Hướng dẫn học sinh đếm hình theo thứ tự:
+ Hình đơn

: (hình đánh một số): (1); (2); (3) => 3 đoạn thẳng

+ Hình ghép đôi: (hình đánh hai số) : (1+2); (2+3) => 2 đoạn thẳng

9



+ Hình ghép ba : (hình đánh ba số) : (1+2+3)

=> 1 đoạn thẳng

Vậy số đoạn thẳng là: 3 + 2 + 1 = 6(đoạn thẳng)
Ví dụ 3 : Đối với bài tập mà yêu cầu chỉ là đếm hình, không ghi tên các hình
thì giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo cách đánh số rồi đếm sẽ nhanh
hơn, như ví dụ dưới đây:
*Hình bên có mấy hình chữ nhật?
* Hướng dẫn: - Đánh số thứ tự vào hình:

1
2
3

- Đếm hình:
+ Hình đơn

: (hình đánh một số) : (1); (2); (3)

=> 3 hình chữ nhật

+ Hình ghép đôi : (hình đánh hai số) : (1+2); (2+3)

=> 2 hình chữ nhật

+ Hình ghép ba : (hình đánh ba số) : (1+2+3)


=> 1 hình chữ nhật

Vậy tổng số hình chữ nhật là: 3 + 2 + 1 = 6 (hình chữ nhật)
* Khi hướng dẫn học sinh làm bài, cần lưu ý học sinh làm theo thứ tự để tránh
nhầm lẫn. Thông thường là đếm hết số hình đơn rồi mới ghép các hình hai, ba,
bốn…, không nên đếm lộn xộn dễ bị trùng lặp.
*Biện pháp tô màu
Ví dụ 2: Hình vẽ bên có mấy hình tứ giác?

*Hướng dẫn: Vì HS lớp 2 đã nhận biết được hình tứ giác có 4 cạnh nên tôi
hướng dẫn học sinh tô màu theo chu vi hình, mỗi hình tô một màu khác nhau, từ đó
đếm được số hình dựa trên số màu đã tô.
*Biện pháp cắt, ghép hình
Ví du 2: Trong hình vẽ bên có :
a) Mấy hình tứ giác?
b) Mấy hình tam giác?

10


Bài toán này có hai yêu cầu: + Đếm số hình tứ giác
+ Đếm số hình tam giác
=> Đòi hỏi học sinh khi làm bài toán này cần kết hợp 2 kỹ năng: Nhận dạng hình
( hình tam giác có 3 cạnh, hình tứ giác có 4 cạnh) và kỹ năng “đếm” hình.
* Hướng dẫn:
Dùng một tấm bìa che bớt một phần hoặc một số phần của hỉnh vẽ để lộ ra
hình hình học theo yêu cầu của bài rồi đếm, chẳng hạn đếm hình tứ giác như sau:
+ Che phần góc trái hình vẽ,
ta được một hình tứ giác.
+ Che phần góc phải hình vẽ,

ta được hình tứ giác thứ hai.

+ Tiếp tục che bớt hình ta đếm được 2 hình tứ giác nữa.
+ Gộp tất cả các hình lại ta được thêm một hình tứ giác.
+ Như vậy trong hình vẽ trên có tất cả 5 hình tứ giác
+ Thực hiện tương tự ta đếm được 5 hình tam giác.
* Trong quá trình làm bài, chưa cần học sinh giải thích, phân tích vào bài làm mà
chỉ yêu cầu học sinh hiểu, đếm và xác định đúng số hình cần đếm.
B. Đối với học sinh
Yêu cầu trước hết đối với học sinh lớp 2 là phải nhận dạng được hình đơn,
phân biệt được hình này với hình kia, nắm được đặc điểm đơn giản của hình đã học
bằng cách quan sát trực tiếp (hình tam giác có 3 cạnh, hình tứ giác có 4 cạnh,
đoạn thẳng có giới hạn ở hai đầu…), chưa yêu cầu học sinh nhận biết cụ thể những
thuộc tính của hình như đặc điểm về góc, cạnh…

11


Học sinh cần được luyện tập làm dạng toán đếm hình nhiều để rèn kĩ năng
làm bài cũng như phát triển tư duy phân tích, tổng hợp. Có thể tổ chức cho học
sinh làm bài qua hình thức trò chơi, đố vui … giúp các em hứng thú hơn trong học
tập.
5.4.1.Tính mới của giải pháp
Đây là giải pháp tôi tôi mới đưa vào áp dụng trong những năm học gần đây
mà trong trường tôi chưa có giáo viên nào tiến hành nghiên cứu.
Với giải pháp này, giúp học sinh có được cách giải chung sau khi được trải
nghiệm một số bài tập mang tính quy luật, từ đó học sinh có thể thực hiện các bài
tập nhanh hơn, tiếp nhận kiến thức một cách tích cực hơn.
5.4.2.Khả năng áp dụng
Những giải pháp trên áp dụng đối với học sinh lớp 2, đồng thời có thể mở

rộng để áp dụng cho học sinh các lớp khác của bậc tiểu học khi thực hiện bài toán
“đếm hình “.
5.4.3.Kết quả thực hiện
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã tiến hành thực nghiệm dạy học trên lớp
mình chủ nhiệm và mở rộng áp dụng đối với học sinh trong toàn khối 2, kết quả
học tập của học sinh khi làm bài toán đếm hình có sự tiến bộ rõ rệt. Kết quả kiểm
tra định kì trong các năm đạt được như sau:
Thời gian

Đối

kiểm tra

tượng

Kiểm

Đề bài

số học

kiểm tra
tra Học
* Hình dưới đây có:

cuối kỳ I, sinh

a)…hình tứ giác

năm


b)…hình tam giác

học khối

2016 – 2017 lớp 2

Tổng
sinh

12,7%

71

Đếm đúng
TS

62

Tỉ lệ

Đếm sai
TS

87,3%

Tỉ lệ

9


12


Kiểm

tra Học

cuối

năm, sinh

năm

học khối

* Hình bên có mấy hình
tam giác?
71

67

94,4%

4

5,6%

49

43


87,8%

6

12,2%

49

45

91,8%

4

8,2%

2016 – 2017 lớp 2
Kiểm
cuối
năm

tra Học


I sinh
học toàn

* Hình dưới đây có:
a)…hình tứ giác

b)…hình tam giác

2017 – 2018 khối 2

Kiểm

tra Học

cuối

năm, sinh

năm

học khối

* Hình dưới đây có mấy
hình tam giác?

2017 – 2018 lớp 2

*ANhận xét : Qua khảo sát, kết quả làm bài tập đếm hình của học sinh ở thời điểm
cuối học kì 1 và cuối năm học có tiến bộ hơn so với đầu năm học và năm sau cao
hơn năm trước. Tôi nhận thấy, việc áp dụng những biện pháp trên trong quá trình
giảng dạy, hướng dẫn học sinh thực hiện bài toán đếm hình bước đầu thu được kết
quả khả quan, có thể tiếp tục vận dụng để luyện tập cho học sinh.
* Đối với các bài tập đếm hình thường gặp trong chương trình học trên lớp không
quá phức tạp thì các biện pháp “tô màu” và “cắt - ghép hình” phát huy hiệu quả
hơn cả. Khi hướng dẫn những học sinh có năng khiếu về môn toán giải các bài toán
đếm hình phức tạp hơn với số hình có thể tới 10 trở lên thì các biện pháp “lập sơ

đồ cây” và “đánh số vào hình, ghép hình rồi đếm” giúp học sinh thực hiện bài tập
nhanh hơn, hiệu quả hơn.
6. Bài học kinh nghiệm

13


Qua quá trình thực hiện giải pháp trên, tôi rút ra được một số bài học kinh
nghiệm cho bản thân :
Khi dạy học toán theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, trong mỗi
bài học, từng đơn vị kiến thức, từng kĩ năng cơ bản tối thiểu cần được lấy làm
nền tảng để xác định các hoạt động học tập tương thích, phù hợp với trình độ nhận
thức của học sinh. Đồng thời người giáo viên cần tổ chức các hoạt động học tập để
học sinh được trải nghiệm, tự phát hiện kiến thức và lựa chọn cách giải quyết vấn
đề một cách phù hợp nhất.
Khi dạy - học toán, nên khuyến khích học sinh nắm các quy tắc và vận dụng
để làm bài khi có thể để giúp học sinh tăng cường trí nhớ và năng lực tư duy.
Ngoài các bài tập trong sách giáo khoa, người giáo viên nên tổ chức các trò
chơi học tập để giúp học sinh củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng làm
bài nhanh trong các tiết học luyện tập ở buổi học thứ hai. Điều này giúp học sinh
rèn kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, từ đó nâng cao chất lượng dạy học toán.
7. Kết luận
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã áp dụng một số biện pháp thực hiện
có tính chung nhất, hiệu quả nhất đối với học sinh trong khối. Một lần nữa tôi thấy
rằng: dạng bài toán “đếm hình” ở lớp 2 là một dạng toán khó, khá phức tạp và dễ
gây chán nản cho học sinh, trong phạm vi đề tài này, tôi mong muốn và đã phần
nào giúp học sinh giải quyết được những khó khăn ấy làm cho các em thêm hứng
thú khi giải những bài toán đếm hình.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu và vận dụng trong
quá trình giảng dạy thực tế đối với học sinh của lớp chủ nhiệm cùng toàn thể học

sinh khối 2 trong trường Tiểu học Hòa Ninh I. Tuy kết quả bước đầu chưa cao
lắm, nhưng với nhiệt tình và nỗ lực theo khả năng, tôi cũng đã tích lũy được một
số bài học thực tiễn và tiếp tục áp dụng có hiệu quả. Rất mong được nhận ý kiến
đóng góp của quý thầy, cô để việc giúp học sinh giải quyết được những khó
khăn khi giải bài toán đếm hình ngày một tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

14


Hòa Ninh, 27 tháng 05 năm 2018
Người thực hiện

Hoàng Thị Hoài Thu
Ý kiến của lãnh đạo đơn vị, Phòng, ban chuyên môn hoặc tương đương:
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
Đánh giá của Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm Phòng Giáo dục và
Đào tạo huyện Di Linh
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………

…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………

15


…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………

…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………
…………………………………………….………………………………………

16


17


18


19



×