Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

HĐ âm nhạc xfewwrhekyltulyulyulktltgktrjfghfu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.96 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN ÂM NHẠC
Chủ đề:
Gia đình
Nghe hát: Cho con (NDTT)
Dạy hát: Tay thơm, tay ngoan (NDKH)
Trò chơi âm nhạc: Ai đoán giỏi?
Đối tượng: Trẻ 3-4 tuổi
Số lượng: 18 trẻ
Thời gian: 20-25 phút
Người soạn: Nguyễn Thị Thúy
I. Mục đích
1. Kiến thức
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng nghe và cảm thụ các giai điệu âm nhạc
- Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ
- Trẻ chú ý lắng nghe và phản xạ nhanh trong trò chơi "Ai đoán giỏi?"
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Trẻ yêu quý bố mẹ và những người thân trong gia đình, biết ơn công
lao to lớn của bố mẹ.
II. Chuẩn bị
- Nhạc bài hát “Cho con” (không lời và có lời)
- Mũ chóp che mắt, xắc xô để chơi trò chơi
- Cô và trẻ trang phục gọn gàng, sạch đẹp

1


III. Tiến hành
Hoạt động của cô


Dự kiến
hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức
- Xúm xít, xúm xít!
- Cô trò chuyện với trẻ: Gia đình con có những ai?
Con yêu thương ai nhất? Để thể hiện tình cảm với bố
mẹ của mình, con sẽ làm gì?
- Các con ơi, tổ ấm gia đình không gì sánh được. Ai
trong chúng ta cũng có một gia đình, bố mẹ là người
yêu thương và dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho
chúng mình đấy.
- Cô được biết các bạn lớp 3A trường mầm non Ngô
Quyền là những em bé ngoan, hiếu thảo nữa. Vậy
chúng mình cùng đọc với cô bài ca dao ca ngợi công
lao to lớn của cha mẹ nào!
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
- Trò chơi chuyển tiếp: “Gió thổi, gió thổi! Gió thổi
các con về chỗ ngồi nào!”
2. Nội dung
2.1. Hoạt động 1: Nghe hát “Cho con”
Hôm nay, cô muốn giới thiệu với các con một bài hát
rất hay mà nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đã viết để ca ngợi
tình yêu vô bờ bến cha mẹ dành cho con cái. Đó là ca
khúc “Cho con”. Chúng mình cùng ngồi ngoan lắng
nghe cô hát nhé!
* Lần 1: Cô hát trọn vẹn bài hát

Cô hỏi trẻ
tên bài hát, tên tác giả?
* Lần 2: Cô hát thể hiện tình cảm của bài hát
- Cô cho trẻ nhắc lại tên bài hát, tên tác giả
* Lần 3: Cô hát trên nền giai điệu bài hát “Cho con”
2

- Bên cô, bên cô
- Trẻ trò chuyện cùng

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ đọc bài ca dao

- Trẻ về ngồi đội hình
chữ U
- Trẻ lắng nghe

- Trẻ nghe cô hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe cô hát


Các con hãy lắng nghe, cảm nhận, đưa người theo giai
điệu của bài hát nhé!
- Con thấy bài hát này có giai điệu thế nào?
(Êm ái, nhẹ nhàng)
- Các con à, cha mẹ sinh con ra, nuôi con khôn lớn,
dành tất cả tình yêu thương cho con, bảo vệ, che chở
suốt đời con. Khi đã trưởng thành, chúng ta cũng

không bao giờ quên công lao to lớn của cha mẹ. Cha
mẹ là bến bờ quê hương yên bình cho mỗi chúng ta!
Chúng mình hãy yêu thương cha mẹ thật nhiều, hãy
luôn là những người con hiếu thảo nhé!
* Lần 4: Cô múa phụ họa theo lời bài hát
- Các con thấy lời ca, giai điệu của bài hát như thế nào
nhỉ?
(Nhẹ nhàng, êm ái)
- Lời ca ấy còn được thể hiện qua điệu múa của cô nữa
đấy, các con cùng ngồi ngoan và cảm nhận nhé!
- Cô và trẻ cùng nhau giao lưu
2.2. Hoạt động 2: Dạy hát “Tay thơm, tay ngoan”
Trong gia đình, mẹ là người gần gũi và chăm sóc cho
con nhiều nhất. Mẹ luôn động viên, khen ngợi con
mỗi khi con ngoan hay khi con làm được điều hay.
Bài hát “Tay thơm, tay ngoan” của nhạc sĩ Bùi Đình
Thảo đã nói lên tình cảm đó.
* Lần 1: Cô hát trọn vẹn bài hát
- Cô vừa hát bài hát gì? Bài hát của nhạc sỹ nào?
* Lần 2: Cô mời cả lớp hát cùng cô
- Các con ơi! Chúng mình thấy lời ca giai điệu của bài
hát như thế nào nhỉ?
(hay, nhẹ nhàng)
- À, đúng rồi! Lời ca và giai điệu của bài hát thật hay
và nhẹ nhàng. “Mẹ khen đẹp quá hai bàn tay thơm.
Mẹ khen đẹp quá hai bàn tay thơm”.
- Các con hãy giơ 2 tay đẹp, tay thơm của con lên
nào!
3


- Trẻ lắng nghe cô hát
- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời
- Trẻ theo dõi cô múa

- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời


- Các con giơ tay phải nào! Giơ tay trái nào!
- Chúng mình hãy giữ gìn đôi tay cho sạch đẹp nhé!
- Cô cho cả lớp hát cùng cô
- Cô cho tốp hát
- Bạn nào giỏi lên hát cho cả lớp nghe nào?
(Cô lắng nghe, sửa sai, sửa ngọng cho trẻ. Sai câu
nào, sửa câu đó. Cô đọc lại lời ca sau đó hát lại trọn
vẹn câu hát).
2.3. Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc
“Ai đoán giỏi?”
- Cách chơi: Mỗi lần chơi cô sẽ gọi 1 bạn lên đội mũ
chóp hoa bị che kín mắt.Cô gọi 1 bạn dưới lớp đứng
lên hát 1 bài, bạn được đội mũ phải đoán được tên của
bạn đang hát và tên của bài hát
- Luật chơi: Nếu bạn được đội mũ chóp đoán không
đúng phải nhảy lò cò 1 vòng.
- Cô cho trẻ chơi 2- 3 lần
- Trẻ chơi vui vẻ và hào hứng

- Cô nhận xét chung cả lớp
3. Kết thúc
Cô và trẻ đọc bài đồng dao “Dung dăng dung dẻ” và
đi ra ngoài.

4

- Trẻ thực hiện theo
yêu cầu của cô
- Cả lớp hát
- Tốp hát
- Cá nhân hát

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ chơi trò chơi

- Trẻ cùng cô đi ra
ngoài.



×