Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Quy trình nghiệp vụ cho vay tại BQL quỹ tài chính vi mụ (MLF) thuộc HLHPN hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.06 KB, 11 trang )

QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CHO VAY TẠI BQL QUỸ TÀI CHÍNH VI MỤ
(MLF) THUỘC HLHPN HẢI PHÒNG

Là một tổ chức chính trị xã hội, đại diện cho nguyện vọng, quyền lợi phụ nữ và là
cầu nối giữa Đảng với các tầng lớp phụ nữ, Hội LHPN thành phố Hải Phòng ý thức
được rằng: chấp nhận kinh tế thị trường cũng có nghĩa là chấp nhận sự đương đầu
với những thử thách từ mặt trái của cơ chế đó và nạn đói nghèo là một cản trở lớn
cho sự phát triển kinh tế xã hội, cản trở sự tiến bộ của phụ nữ. Không ai hiểu phụ nữ
hơn phụ nữ và cũng không tổ chức nào giúp đỡ phụ nữ hiệu quả hơn Hội phụ nữ,
nên Hội LHPN Hải Phòng xác định tham gia thực hiện tốt chương trình XĐGN, tăng
thu nhập, giúp chị em tổ chức tốt cuộc sống gia đình là góp phần từng bước rút ngắn
khoảng cách giàu nghèo trong đời sống xã hội, tiến tới thực hiện mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và thực hiện bình đẳng nam nữ.
Với nhận thức đó các cấp Hội phụ nữ thành phố đã tích cực thực hiện phong trào
“ Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” do TW Hội LHPN Việt Nam phát
động và coi đây là chương trình mũi nhọn trong hoạt động của hội góp phần quan
trọng thực hiện chương trình XĐGN của thành phố.
Tuy nhiên, trong công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước cũng đặt ra nhiều vấn đề đối với việc XĐGN cho phụ nữ. Đó là nếp nghĩ, cách
làm, nhu cầu, tâm trạng, nguỵên vọng của đông đảo hội viên, thước đo giá trị,
Nguyễn Kim Anh - GaMBA01.M06

1/8


phương pháp tác động, mô hình hoạt động…nhằm thực hiện có hiệu quả hơn
chương trình XĐGN. Điều đó, đòi hỏi Hội LHPN Hải Phòng phải không ngừng
nâng cao chất lượng hoạt động của mình để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao
của mục tiêu XĐGN. Thực trạng phong trào XĐGN của Hội LHPN Hải Phòng trong
những năm qua bên cạnh những mặt đạt được, còn không ít những tồn tại với nhiều
nguyên nhân khác nhau, mà một trong những nguyên nhân cơ bản là của các yếu tố


quản trị và tác nghiệp trong quá trình thực hiện chương trình này.
Quy trình nghiệp vụ cho vay tại BQL Quỹ Tài chính vi mụ (MLF) thuộc
HLHPN Hải phòng:
Dự án Nâng cấp Đô thị Quốc gia ( VUUP) là một dự án rất quan trọng trong
việc góp phần xây dựng một chương trình quốc gia nhằm cải thiện điều kiện cơ sở
hạ tầng các khu vực cộng đồng thu nhập thấp của Chính phủ Việt Nam. Dự án này
đã dược Ngân hàng Thế giới ưu tiên giúp đỡ để xây dựng môi trường đầu tư, tạo
việc làm và tăng trưởng bền vững bằng công tác hỗ trợ phát triển đô thị.
Dự án VUUP bao gồm bốn thành phố, Hồ Chí Minh, Hải phòng, Cần Thơ, và
Nam Định. Mục tiêu của Dự án VUUP là hỗ trợ xoá đói giảm nghèo ở khu vực đô
thị thông qua việc nâng cấp điều kiện sống và môi trường cho người nghèo đô thị áp
dụng các phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng và các phương
pháp tác động lập kế hoạch nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân. Dự án
VUUP dự kiến đạt được các mục tiêu này thông qua:

Nguyễn Kim Anh - GaMBA01.M06

2/8


(i)

Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 1 và các dịch vụ khác tại khu tái định cư thu

nhập thấp thông qua sự kết hợp với các cộng đồng và chính quyền địa phương.
(ii) Cung cấp hoặc phục hồi mạng lưới cơ sở hạ tầng cơ bản và thứ cấp kết
nối với cải tạo hạ tầng cấp 1.
(iii) Thiết lập quỹ cho vay tài chính vi mô cung cấp các khoản vay cho việc
sửa chữa nâng cấp nhà ở cho hộ nghèo đô thị thuộc khu vực nâng cấp.
(iv) Cung cấp các khu nhà/ đất có dịch vụ chi phí thấp cho các gia đình nghèo

nhất không tránh khỏi việc phải tái định cư do hậu quả của việc nâng cấp.
(v) Cung cấp trợ giúp kỹ thuật để cải thiện quá trình quản lý đất đai tại

bốn

thành phố thuộc dự án.

Đặc điểm của nghiệp vụ cho vay vốn cải tạo nõng cấp sửa chữa nhà:
Mục tiêu của hạng mục tài chính nhà ở vi mô là nhằm cung cấp các khoản tín
dụng vi mô cho các hộ thu nhập thấp vay sửa chữa nhà ở theo một cách bền vững và
nâng cao năng lực cho Hội phụ nữ tạo điều kiện cho Hội phụ nữ có thể hình thành
và xây dựng các điều kiện cơ sở và hệ thống quản lý vốn vay quay vòng bền vững.
Việc này sau đó sẽ cho phép Hội phụ nữ thực hiện cho vay 6.600 khoản vay - với
điều kiện Hội phụ nữ vẫn được tiếp cận nguồn vốn để cho vay lại. Hạng mục quỹ tài
chính nhà ở vi mô quay vòng - nếu thành công sẽ được nhân rộng trên toàn quốc.

Các quy định chung:
1.

Đối tượng vay vốn:

Nguyễn Kim Anh - GaMBA01.M06

3/8


Người vay vốn hợp lệ là những hộ thu nhập thấp sống tại khu vực mục tiêu
của Dự án chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các hoạt động đầu tư cơ sở
hạ tầng của Dự án.
Những người có nhu cầu vay vốn với mục đích để nâng cấp, sửa chữa nhà ở,

hoặc cải thiện kinh tế có khả năng hoàn trả vốn vay.
2. Mục đích vay:
Các khoản vay cho các hộ vay với mục đích cải tạo, nâng cấp nhà ở hoặc
dùng cho mục đích cải thiện kinh tế, tăng thu nhập, tạo việc làm.
Đại diện của UBND Phường và Hội Phụ nữ Phường xác nhận nhu cầu vay
vốn để sửa chữa nhà ở, phát triển kinh tế và mức thu nhập của các hộ này.
 Cho vay sửa chữa nhà ở được ưu tiên hàng đầu.
 Cho vay phát triển kinh tế tăng thu nhập được xem xét:
*

Đối với các hộ thu nhập thấp chưa được tiếp cận vốn vay
cải tạo nhà xem xét ưu tiên cho họ vay kinh tế trước để tăng thu nhập.

*

Đối với các hộ có thu nhập ổn định và có điều kiện hoàn
trả vốn vay cải tạo nhà ở. Sau khi hoàn thành việc cải tạo nhà ở được
xem xét cho vay vốn phát triển kinh tế.

3. Điều kiện món vay:
3.1 Điều kiện tham gia:

Nguyễn Kim Anh - GaMBA01.M06

4/8


1)

Người vay vốn phải là người dân/hộ gia đình nằm trong địa bàn


triển khai dự án "Nâng cấp đô thị" của Thành phố, chịu tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp bởi các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng của Dự án.
2)

Người vay vốn phải có nhân thân tốt, có đầy đủ năng lực pháp

lý, phải có hộ khẩu thường trú tại TP Hải Phòng. Trong trường hợp người vay là lao
động nhập cư, phải có hộ khẩu tạm trú (KT3), được chính quyền địa phương xác
nhận đã cư trú tại địa phương nhiều năm và là chủ sở hữu của căn hộ.
3)

Thu nhập bình quân đầu người trong hộ gia đình tối thiểu

300.000đ/ tháng.
4)

Người vay vốn phải được UBND Phường hoặc Hội Phụ nữ giới

thiệu và bảo lãnh (theo quy định của Dự án Nâng cấp Đô thị - Tiểu hạng mục tài
chính vi mô).
5)

Thành viên tham gia vay vốn sửa chữa nhà trong Dự án Nâng

cấp Đô thị phải tham gia tiết kiệm theo quy định của HPN. Thành viên tự nguyện
tham gia Nhóm Tín dụng - Tiết kiệm, chấp hành các quy chế, quy định về Tín
dụng - Tiết kiệm và sinh hoạt cộng đồng của HPN.
3.2 Xác định lãi suất:
* Nguyên tắc xác định lãi suất: áp dụng theo mô hình lập kế hoạch trong

thời gian 10 năm, lãi suất được xác định tối thiểu bằng mức cho phép HPN thực hiện
thu đủ bù đắp chi (hoà vốn) trong 10 năm thực hiện. Các giả định chính trong mô hình
bao gồm:
Nguyễn Kim Anh - GaMBA01.M06

5/8


+ HPN xác định mức lãi suất được áp dụng cho tiểu hạng mục tài chính
nhà ở vi mô cho người có thu nhập thấp thuộc Dự án NCĐT tại Hải Phòng, cụ thể
như sau:
+ Mức lãi suất trong giai đoạn 1:
 Tín dụng sửa chữa nhà ở: lãi suất bình quân là 0,4%/tháng
 Tín dụng tăng thu nhập: lãi suất bình quân là 0,6%/ tháng

Quy trình nghiệp vụ
Lưu đồ thực hiện
TRÁCH

THAM
TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

NHIỆM

CHIẾU

Tìm kiếm khách hàng

Phòng Tín dụng


Xem Bước 1

Lựa chọn khách hàng

Phòng Tín dụng

Xem Bước 2

Trình phương án

Phòng Tín dụng

Xem Bước 3
N

Giám đốc Phê
duyệt

Xem Bước 3
Y

Lập và trình ký hợp đồng

Phòng Tín dụng

Giải ngân

Phòng Kế toán

Nguyễn Kim Anh - GaMBA01.M06


Xem Bước 4

Xem Bước 5

6/8


Hoàn thiện và lưu hồ sơ

Phòng Tín dụng

Xem Bước 6

- Bước 1: Tìm kiếm khách hàng: Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn để sửa
chữa nâng cấp và cải tạo nhà cán bộ tín dụng phát phiếu đăng ký, lập danh sách có
sự phê duyệt của Chính quyền địa phương và Hội phụ nữ phường .
- Bước 2: Lựa chọn khách hàng: Lựa chọn khách hàng trên nguyên tắc đáp
ứng các tiêu chí và quy định chung của Quỹ.
- Bước 3: Trình phương án: Dựa vào phiếu thẩm định khách hàng, đơn xin
vay vốn, dự toán cán bộ tín dụng đề xuất trình Giám đốc cụ thể mức vay cho từng
khách hàng.
- Bước 4: Xác nhận và trình ký hợp đồng: Sau khi mức vay được phê duyệt,
cán bộ tín dụng lập và trình ký hợp đồng với khách hàng và lập danh sách khách
hàng nhận vốn.
- Bước 5: Giải ngân: Cán bộ tín dụng chuyển bộ hồ sơ vay vốn đã được giám
đốc phê duyệt cho Phòng Kế toán làm căn cứ để tiến hành thực hiện thủ tục rút tiền
và tiến hành giải ngân cho các hộ gia đình có sự chứng kiến của đại diện các Sở Ban
Nghành, Chính quyền địa phương và Hội phụ nữ phường .
- Bước 6: Hoàn thiện và lưu hồ sơ: Cán bộ tín dụng có trách nhiệm lưu giữ

toàn bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng trong suốt chu kỳ vay vốn cho đến khi tất

Nguyễn Kim Anh - GaMBA01.M06

7/8


toán món vay. Phòng Kế toán hạch toán kịp thời và lưu các chứng từ liên quan đến
giao dịch theo đúng quy định.
Những bất cập trong quy trình trên:
- Quy trình trên chưa thể hiện việc kiểm soát của bộ phận kiểm soát rủi ro
trong các bước thực hiện giao dịch.
- Thời gian hoàn thiện hồ sơ là quá lâu do trình tự xét duyệt thông qua nhiều
khâu, nhiều cấp.
- Chưa có quy định về thời gian thực hiện các bước do BQL Quỹ bị hạn chế về
chức năng, khả năng thanh toán. Tiền giải ngân phụ thuộc Ngân hàng Thế giới và
tiền quay vòng lại.

Biện pháp cải thiện:
- Quy định về việc bộ phận kiểm soát rủi ro xem xét lại bộ hồ sơ vay vốn và
hợp đồng, việc hạch toán, nhập số liệu vào phần mềm và lập báo cáo gửi NHTG.
- Quy định thời gian chuyển tiền từ NHTG về BQL QTCVM để tạo điều kiện
đảm bảo giải ngân đúng tiến độ.

Câu 2:
Sau khi học môn Quản Trị và Tác Nghiệp nội dung mà tôi tâm đắc nhất để tôi
có thể áp dụng vào hoạt động tổ chức của tôi là: Quản lý chất lượng và điển hình là
Nguyễn Kim Anh - GaMBA01.M06

8/8



Chất lượng dịch vụ: Khái niệm và thước đo của chất lượng dịch vụ rất khác so với
chất lượng sản xuất.Chất lượng dịch vụ có những giới hạn bởi các thành tố của nó
như hàng hoá hữu hình, dịch vụ chính yếu và yếu tố tâm lý. Trong khi chất lượng
hàng hoá hữu hình có thể được đo lường bằng cách sử dụng những giới hạn của sản
xuất, các giới hạn về dịch vụ chính yếu và các yếu tố tâm lý của chất lượng dịch vụ
lại yêu cầu những thước đo khác.
Các thước đo cho các sản phẩm được chế tạo có thể là khách quan ở phạm vi
lớn trong khi rất nhiều các thước đo dịch vụ mang tính chất cảm quan hoặc chủ
quan. Ví dụ chất lượng của thiết kế chế tạo có thể được đo bằng các đặc tính của sản
phẩm, ví dụ tốc độ và gia tốc của một cái ô tô và khoảng cách phanh thông thường
của nó. Chất lượng kỹ thuật có thể được đo bằng chi phí của phế liệu và sản xuất lại
tại nhà máy. Trong khi tất cả mọi thứ đều được đo đạc một cách khách quan trong
sản xuất, thì chất lượng dịch vụ ngược lại khi hầu hết các thước đo đều là chủ quan.
Một trong những mô hình đo lường chất lượng dịch vụ chính là mô hình
SERVQUAL. Tại mô hình này, chất lượng dịch vụ được đo lường bằng những câu
hỏi của khách hàng dựa vào thước đo cảm quan của dịch vụ.
1. Tính hữu hình: Sự có mặt của những tiện nghi của công ty, thiết bị và nhân
viên.
2. Độ tin cậy: Khả năng của một công ty thực hiện lời hứa dịch vụ có thể phụ
thuộc vào sự chính xác không mắc lỗi. Lưu ý rằng độ tin cậy của dịch vụ (cần sự

Nguyễn Kim Anh - GaMBA01.M06

9/8


chính xác cao hơn được gọi là làm đúng) được định nghĩa khác với độ tin cậy trong
chế tạo.

3. Sự đáp ứng nhiệt tình: Việc sẵn sàng cung cấp dịch vụ của một công ty mau
lẹ và hữu dụng cho khách hàng.
4. Sự đảm bảo: Kiến thức và sự nhã nhặn của nhân viên trong công ty và khả
năng của họ để có thể truyền đạt sự tin tưởng và chuyện riêng.
5. Sự thông cảm: Việc quan tâm, đặc thù hoá sự quan tâm của công ty đối với
khách hàng.
Như đã thấy, những giới hạn của dịch vụ rất khác biệt với chế tạo và phản ảnh sự
tương tác gần gũi mà người nhân viên có với khách hàng từ việc giao nhận dịch vụ.
SERVQUAL sử dụng bằng một bảng hỏi 22 câu hỏi là tổng hợp các thước đo
của 5 giới hạn trên. Chất lượng dịch vụ dựa vào sự thiếu hụt cần được bù đắp (hoặc
sự khác biệt về mức độ chính xác) giữa những gì mà khách hàng mong muốn ở mỗi
giới hạn và những gì được cung cấp. Ví dụ, nếu khách hàng không trông chờ nhiều ở
sự cảm thông nhưng chất lượng có thể cao thậm chí không cần nhiều sự cảm thông.
Việc sử dụng những thiếu hụt cần được bù đắp như một thước đo của chất lượng
dịch vụ đã được cân nhắc rất kỹ lưỡng. Mặc dù 5 khía cạnh chất lượng dịch vụ được
đưa ra trong mô hình SERVQUAL được tán thưởng nhiệt tình cho hầu hết các
thước đo chất lượng, nhưng vẫn còn rất nhiều tranh cãi của các nhà khoa học trong
việc sử dụng mô hình này vào đo lường chất lượng dịch vụ. Dù vậy, SERVQUAL đã

Nguyễn Kim Anh - GaMBA01.M06

10/8


được sử dụng rộng rãi trong việc thực hành đo lường các dịch vụ bán lẻ như ngân
hàng, dịch vụ viễn thông, dịch vụ sửa chữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình "Quản trị Hoạt động" - Trường Đai học Griggs.

2. Bài giảng "Quản trị Sản xuất và Tác nghiệp" – GV: TS. Nguyễn Danh Nguyên.

Nguyễn Kim Anh - GaMBA01.M06

11/8



×