Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Quy trình sản xuất giấy tại công ty CP giấy sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.31 KB, 7 trang )

Quy trình sản xuất giấy tại công ty CP Giấy Sài GÒn

1. Lựa chọn một hoạt động tác nghiệp
Công ty Cổ Phần Giấy Sài Gòn thành lập vào năm 1997, trước đó là
Công ty TNHH Giấy Sài Gòn. Tháng 6 năm 2003, chuyển đổi từ Công ty
TNHH thành Công ty Cổ Phần Giấy Sài Gòn với mức vốn điều lệ là 18 tỷ
đồng, giấy đăng ký kinh doanh số 4103001675 ngày 25 tháng 06 năm 2003 do
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp.

Giấy
Giấy phế
phế

Liệu
Liệu Sài Gòn bao gồm có 02 nhóm
Sản phẩm của Công ty cổ phần Giấy
nn
nn

chính: Giấy công nghiệp và Giấy tiêu dùng.
Băng
Băng Tải
Tải
* Nhóm sản phẩm giấy tiêu dùng (giấy tissue): bao gồm giấy vệ sinh,
khăn giấy các loại, giấy y tế ... phục
vụ Nghiền
cho nhu cầu hàng ngày
của người
Máy
Máy
Nghiền


Rác
Rác

tiêu dùng.
* Nhóm sản phẩm giấy công nghiệp: bao gồm giấy Medium, giấy
Bể
Bể bột
bột

Testliner và giấy White Top, chủ yếu cung cấp cho các khách hàng là các
công ty sản xuất bao bì carton sóng, bao bì in offset, các công ty làm ống
Kiểm tra

lõi bằng giấy, công ty may mặc...

Trong khuôn khổ của bài tập này, tôi lựa chọn quy
Máy
Máy Nghiền
Nghiền tản
tản

trình sản xuất giấy công nghiệpnhiệt
(Giấy IP) để phân tích hoạt
nhiệt
động hoạt động tác nghiệp.
A. Quy trình sản xuất Giấy IP

Kiểm tra

Bột

Bột Giấy
Giấy
IP
IP
nn
nn
Hệ
Hệ thống
thống Xeo
Xeo
Giấy
Giấy tự
tự động
động

Kiểm tra

Kho
Kho Thành
Thành
Phẩm
Phẩm

Phế
Phế phẩm
phẩm



B. Mô tả, thuyết minh quy trình :

1. Nguyên liệu đầu vào: Giấy phế liệu
- Các giấy tiêu chuẩn OCC được nhập khẩu và thu mua trong nước;
- Lọc hết tạp chất : gỗ, kim loại..
- Phân các loại Giấy theo công thức phôi chế do Phòng Công nghệ
đưa ra ( PCN)
2. Băng tải :
Giấy phế liệu đã qua sàng lọc hết tạp chất và được phôi trộn trên
băng tải theo đúng tỷ lệ của từng lô hàng do PCN đưa ra: Tiêu chuẩn băng
tải :
+ Lượng chuyền tải 10 tấn/giờ
+ Chiều cao giấy phế liệu tính từ băng tải không quá 50cm.
3. Máy nghiền :
Kiểm tra liên tục thông số của thiết bị nhằm đảm bảo giấy phế đã
được nghiền nát dưới dạng bột và thải ra các tạp chất, với tiêu chuẩn chất
lượng:
+ Nhiệt độ > 70 oC
+ Nồng độ : 14 – 18%
4. Bể Bột
Kiểm tra liên tục thông số của thiết bị nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất
lượng:
+ Nồng độ : 4 – 4,5%
+ Nếu không đạt thực hiện lại từ bước (3) máy nghiền và điều
chỉnh thiết bị cho đạt.
5. Máy nghiền tán nhiệt :
Kiểm tra các thông số của máy theo đúng tiêu chuẩn đảm bảo nhiệt
độ vận hành mày PTN từ 85 – 1000 C.
Nếu không đạt điều chỉnh các thông số của máy cho đạt hoặc quay
lại chu trình tại khâu ( 4 ) Bể bột
6. Bột Giấy IP



Giấy ở dưới dạng bột, theo đúng tiêu chí kỹ thuật của Phòng Công
nghệ và chuẩn bị cho quá trình đưa vào quá trình xeo giấy.
+ Nồng độ : 3,5 – 4,5 %
+ Độ PH : 7,5 – 8
+ Độ nghiền : 37+ 2 0SR
7. Hệ thống xeo giấy tự động:
Bột giấy IP đã đạt tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của Phòng Công
nghệ cho từng lô hàng. Sẽ được xeo thành các cuộn giấy trong một hệ
thống dây truyền công nghệ phép kín, đồng độ, được điều khiển tự động
bằng máy vi tính, có độ chính xác cao và tạo ra các sản phẩm giấy IP có
định lượng và chỉ tiêu kỹ thuật đúng với yêu cầu của từng lô hàng ( xem
bảng chỉ tiêu kỹ thuật )
8. Kiểm tra: Sau khi đã được xeo thành những cuộn giấy theo đúng
kích thước tiêu chuẩn; Sản phẩm sẽ được lấy mẫu ngẫu một mẫu cho mỗi
giờ chạy máy để đem so sánh, phân tích với mẫu chuẩn.
9. Nhập kho thành phẩm và kho phế phẩm:
Những sản phẩm có định lượng và các chỉ tiêu kỹ thuật đạt yêu cầu
sẽ được phẩm kho thành phẩm để chuẩn bị xuất bán theo các hợp đồng
cung cấp:
Những sản phẩm không đạt, sẽ được loại ra vào kho phế phẩm để
chờ xử lý (làm nguyên liệu giấy tái chế hoặc bán hạ giá )
Trong tình hình sản xuất hiện tại, tôi thấy doanh nghiệp cũng gặp
một số rào cản trong công tác quản lý như:
- Việc áp dụng khoa học công nghệ còn chậm, đội ngũ cán bộ hiện
tại chưa được cập nhật kiến thức mới về công nghệ.
- Ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh, không chỉ trong nước mà
cả đối thủ quốc tế.
Trên cơ sở nhận thức rõ những khó khăn, cản trở, công ty đã đề ra
một số biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu về cạnh tranh bằng chất lượng:



- Tăng cường tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng về sản phẩm, đa
dạng hóa sản phẩm.
- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho sản xuất bằng việc hợp
tác, cử cán bộ đi học tập, trao đổi kinh nghiệm với các đối tác lớn về công
nghệ sản xuất giấy công nghiệp.
2. Loại bỏ lãng phí trong doanh nghiệp:
Phương pháp sản xuất LEAN là một phương pháp sản xuất được
xem là mang lại hiệu quả nhất hiện nay. Mục tiêu của phương thức sản
xuất LEAN là hoàn toàn loại bỏ các lãng phí xảy ra trong quá trình sản
xuất từ đó cho phép cải thiện hệ thống sản xuất tối ưu, tinh gọn. Với
phương pháp LEAN, doanh nghiệp sản xuất có thể giảm chi phí sản xuất,
tăng sản lượng đầu ra, và rút ngắn thời gian sản xuất.
Theo mô hình LEAN có một số loại lãng phí sau:
- Sản xuất thừa
- Đợi chờ
- Vận chuyển
- Lưu kho
- Thao tác
- Gia công thừa
- Sản phẩm hỏng.
Vì là doanh nghiệp sản xuất hàng hóa nên tôi nhận thấy công ty có
tất cả các lãng phí kể trên. Trong đó nổi bật nhất là 4 loại lãng phí:
- Sản xuất thừa
Hiện tại nhu cầu về giấy công nghiệp tại Việt Nam là rất lớn. Tuy
nhiên cũng có những thời kỳ nhu cầu thị trường thấp, nhất là trong thời kỳ
suy thoái hiện nay, lượng hàng sản xuất ra lớn hơn so với nhu cầu, gây nên
các chi phí phát sinh cho bảo quản, ứ đọng vốn sản xuất.
- Vận chuyển

Việc vận chuyển sản phẩm luôn là một vấn đề khó khăn đối với
doanh nghiệp, nhất là trong những thời kỳ cao điểm.


- Lưu kho
- Sản phẩm hỏng
Doanh nghiệp cũng đã nhận thức đầy đủ về các loại lãng phí trong
toàn bộ hoạt động của mình và đã lựa chọn một số giải pháp nhằm hạn chế
các loại lãng phí đó:
1. Giáo dục CBCNV trong Công ty nhận thức rõ về lãng phí:
Mỗi thành viên phải nhận thức được các loại lãng phí và trách nhiệm
của mình trong việc loại bỏ nó. Bản thân những người lãnh đạo trong công
ty phải thực hiện nghiêm túc để nhân viên noi gương học tập.
2. Lãng phí từ đâu mà ra và nhận dạng lãng phí bằng cách nào:
Lãng phí có thể phát sinh trong bất kỳ khâu nào của điều hành sản
xuất. Muốn nhìn ra lãng phí đòi hỏi phải nhận thức được những bất cập
trong các khâu quản lý điều hành của doanh nghiệp: Đây là một trong việc
quan trọng để xác định ra lãng phí, vì khó nhất đó là không xác định được
những bất cập trong quy trình sản xuất kinh doanh của mình, không biết
mình đang lãng phí gì, lãng phí ở khâu nào.
3. Cách làm để loại bỏ các lãng phí không cần thiết:
a, Thực hiện tốt nguyên tắc 7S trong điều hành sản xuất:
- Sort (Sàng lọc): Luôn luôn sàng lọc để xác định những gì không
cần dùng đến thì bỏ đi hoặc điều chuyển đến nơi cần thiết.
- Simplify (Sắp xếp) : Sắp xếp bộ máy phòng ban và sắp xếp các
công cụ, dụng cụ một cách khoa học
- Shine (Sạch sẽ) : Luôn luôn bảo đảm sạch sẽ nới làm việc và môi
trường làm việc.
- Standardize (Sẵn sàng): Khi cần thiết cho sản xuất và sẵn sàng loại
bỏ các biến động trong sản xuất cũng như thay đổi khi cần thiết.

- Sustain (Sâu sát): Sâu sát và chống quan liêu nhằm duy trì việc đã
thực hiện và nhận diện được các nhu cầu phát triển cũng như các bất cập
trong hoạt động sản xuất.


- Safety: (An toàn): Đảm bảo an toàn lao động cũng như an toàn về
con người cũng như phương tiện sử dụng nhằm đạt hiệu quả cao.
- Support (Hỗ trợ): Xây dựng được lực lượng phản ứng nhanh sẵn
sàng hỗ trợ cho các đơn vị.
b, Kết hợp chặt chẽ giữa việc hoàn thiện quy trình với việc khoán
sản phẩm, thúc đẩy nhân viên có động lực cống hiến. Tuy nhiên, vẫn chú
trọng việc quản lý linh hoạt, thay đổi quy trình hoạt động cho phù hợp với
ngành nghề và điều kiện thực tiễn, áp dụng Công nghệ thông tin vào điều
hành và quản lý các hoạt động của Công ty.
c, Tổ chức thực hiện tốt phong trào sáng kiến, ý tưởng cải tiến
phong cách làm việc và phục vụ khách hàng.
d, Thoả mãn các yêu cầu của khách hàng một cách hợp lý: Cung cấp
các dịch vụ phục vụ cho từng loại khách hàng (Không dùng một chính
sách cho tất cả các loại khách hàng khác nhau).
Tóm lại: Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong cơ chế
thị trường không có gì hơn là phải lựa chọn được một chiến lược cạnh
tranh hợp lý, tìm ra những điểm bất cập trong hoạt động của bộ máy điều
hành và phải biết tối ưu nó nhằm loại bỏ những lãng phí không cần thiết
để đạt hiệu quả cao nhất. Hy vọng rằng với kinh nghiệm của bản thân kết
hợp với các kiến thức thu được trong môn học, tôi sẽ áp dụng linh hoạt và
hiệu quả trong điều hành quản lý nhằm đưa Doanh nghiệp ngày một phát
triển.
Người trình bày

Nguyễn Văn Hải




×