Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

ĐỒ ÁN XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

TRẦN VĂN LÂM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

HÀ NỘI - 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

TRẦN VĂN LÂM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

HÀ NỘI - 2017



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại bộ môn quản lý Môi trường, khoa Môi trường,
Trường Đại học Tài nguyên & Môi trường Hà Nội, em đã được trang bị một số
kiến thức cơ bản để ứng dụng vào thực tế, giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp
của mình. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại h ọc Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo điều kiện cho em được làm đồ án tốt
nghiệp, xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Môi
trường đã chỉ dạy cho em nhiều kiến thức trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới
Th.s Trần Đình Khang, người đã luôn động viên, hướng dẫn và nhiệt tình chỉ
bảo cho em, sự hướng dẫn của cô đã giúp em hoàn thành tốt đồ án của mình.
Em xin cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể cán b ộ trong Phòng Tài
nguyên & Môi trường quận Đống Đa đã quan tâm, tạo điều ki ện giúp đỡ em
thu thập các số liệu thực tế cũng như các số liệu từ công ty URENCO Hà N ội.
Cuối cùng, em xin cảm ơn Lãnh đạo phường Trung Phụng – quận Đống
Đa, bạn bè đồng nghiệp, người thân đã cùng em chia s ẻ gánh nặng công vi ệc
và gia đình, giúp cho em có thời gian để học tập và hoàn thành tốt nghi ệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
.
Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Trần Văn Lâm


MỤC LỤ
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN


DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG NGHIÊN
CỨU......................................................................................................................................4
1.1. Tổng quan về chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt...........................................4
1.1.1. Khái niệm.............................................................................................................................. 4
1.1.2. Các nguồn phát sinh chất thải......................................................................................4
1.1.3. Thành phần chất thải rắn.............................................................................................6
1.1.4. Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt...................................................8
1.1.5. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe........................10
1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội........................................14
1.3. Tổng quan chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộiquận Đống Đa,
thành phố Hà Nội........................................................................................................................ 16
1.3.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................................... 16
1.3.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội quận Đống Đa...........................................................19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................21
2.1. Đối tượng và phạmvi nghiên cứu................................................................................21
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................21
2.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu....................................................................................21
2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát................................................................................21
2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:...............................................................22
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................23
3.1. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Đống Đa ...........23


3.1.1. Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt................................................................23
3.1.2. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn quận Đống Đa.....24

3.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của quận Đống Đa...............................26
3.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Đống Đa . . .27
3.2.1. Công tác phân loại chất thải rắn..............................................................................27
3.2.2. Hiện trạng công tác thu gom chất thải rắn.........................................................28
3.2.3. Hiện trạng công tác vận chuyển chất thải rắn.................................................42
3.3. Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý ch ất th ải r ắn trên
địa bàn quận.................................................................................................................................. 43
3.3.1. Đối với người dân...........................................................................................................43
3.3.2. Đối với cán bộ môi trường..........................................................................................45
3.3.3. Đối với công nhân thu gom rác thải........................................................................46
3.4. Dự báodiễn biến khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Đống Đa
............................................................................................................................................................. 50
3.5. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý ch ất th ải rắn sinh
hoạt trên địa bàn quận Đống Đa..........................................................................................51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................57
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị........................................................5
Bảng 1.2. Thành phần chất thải rắn đô thị phân theo nguồn gốc phát sinh.......6
Bảng 1.3. Thành phần chất thải rắn đô thị theo tính chất vật lý.............................7
Bảng 1.4. Sự thay đổi thành phần theo mùa đặc trưng của CTRSH.........................8
Bảng 3.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại quận Đống Đa ...............23
Bảng 3.2. Hệ số phát sinh CTRSH tại 4 phường nghiên cứu....................................24
Bảng 3.3. Lượng CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu . 25
Bảng 3.4. Thành phần rác thải hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu.......................26
Bảng 3.5. Số lượng công nhân thu gom tại các xã/phường nghiên cứu..............30
Bảng 3.6. Lượng rác thải thu gom và tỷ lệ thu gom từ năm 2011 - 2015...........31

Bảng 3.7. Danh sách các điểm tập kết chất thải trên địa bàn quận Đống Đa . .32
Bảng 3.8. Đánh giá của công nhân thu gom về ý thức ý thức của người dân
trong việc đổ rác đúng địa điểm và đúng thời gian quy định...................................47
Bảng 3.9. Dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt quận Đống Đa,............................51


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí địa lý quận Đống Đa....................................................................................16
Hình 3.1.Biểu đồ tổng lượng RTSH phát sinh tại địa bàn nghiên cứu..................25
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ thành phần rác thải hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu
............................................................................................................................................................. 27
Hình 3.3. Công tác thu gom – vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của công ty
TNHH MTV môi trường đô thị Hà Nội................................................................................28
Hình 3.4. Số lượng công nhân thu gom rác tại khu vực nghiên cứu......................30
Hình 3.5. Lượng rác thải phát sinh và thu gom trên địa bàn quận Đống Đa ......31
Hình 3.6. Sơ đồ những điểm tập kết rác thải sinh hoạt tại quận Đống Đa.......36
Hình 3.7. Sơ đồ tuyến thu gom phường Trung Phụng................................................37
Hình 3.8. Sơ đồ tuyến thu gom phường Ngã Tư Sở......................................................38
Hình 3.9. Sơ đồ tuyến thu gom phường Cát Linh..........................................................39
Hình 3.10. Sơ đồ tuyến thu gom phường Láng Hạ.......................................................40
Hình 3.11. Đánh giá của người dân về vị trí thu gom rác...........................................41
Hình 3.12. Đánh giá của người dân về vị trí thu gom rác...........................................41
Hình 3.13. Đánh giá người dân về mức phí thu gom...................................................42
Hình 3.14. Xe vận chuyển rác...................................................................................................42
Hình 3.15. Đánh giá của người dân về môi trường xung quanh..............................43
Hình 3.16. Ý thức của người dân trong vấn đề xả thải...............................................44
Hình 3.17. Mức độ quan tâm của chính quyền đối với môi trường.......................44
Hình 3.18. Đánh giá của cán bộ quản lý về ý thức của người dân trong vi ệc
nộp lệ phí VSMT.......................................................................................................................... 46



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trường

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

Công ty TNHH MTV đô thị Hà Nội Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành
(Công ty URENCO Hà Nội)
viên Môi trường đô thị Hà Nội
KL

Khối lượng



Quyết định


UBND

Ủy ban nhân dân

TP

Thành phố


7


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam đã và đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước. Kinh tế xã hội cũng ngày một phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nh ững
nhu cầu và lợi ích của con người, tuy nhiên đi kèm v ới s ự phát tri ển đó là v ấn
đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm do chất thải nói chung cũng nh ư
chất thải rắn sinh hoạt nói riêng. Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống.
Rác thải cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng
phức tạp và đa dạng.
Ở các đô thị Việt Nam, rác thải phát sinh theo nhi ều d ạng khác nhau v ới
tốc độ phát sinh tuỳ thuộc vào từng loại đô thị và dao động 0,35 – 0,8
kg/người/ngày [1]. Do hệ thống thu gom chưa hoàn thiện và ý thức của người
dân trong giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị chưa cao nên hiện tượng đổ rác
bừa bãi vẫn còn phổ biến. Hiệu suất thu gom rác thải của nước ta dao động
từ 50 – 80% ở các thành phố lớn và 20 – 40% ở các đô thị nhỏ[15]. Đây là
những thách thức lớn cho vấn đề quản lý chất thải sinh hoạt t ại các thành
phố, đô thị Việt Nam hiện nay.
Thành phố Hà Nội là nơi tập trung bộ máy quản lý Nhà nước và cũng là

nơi hội tụ của các khu công nghiệp lớn, bệnh viện lớn, trường học… Hoà mình
cùng quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá của đất nước, thành ph ố Hà
Nội có tốc độ phát triển kinh tế ngày càng tăng và đạt được những thành tựu to
lớn trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, không nằm ngoài tình trạng chung của cả
nước Hà Nội là một trong những thành phố gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong
việc quản lý chất thải sinh hoạt.
Quận Đống Đa là một trong những quận trung tâm của thành ph ố Hà N ội
có điều kiện kinh tế phát triển thuận lợi và đã đạt được nhiều thành tựu v ề
kinh tế xã hội, cùng với sự phát tri ển đó là nhu cầu cu ộc s ống c ủa ng ười dân
cũng ngày một tăng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan gi ải trong công
tác bảo vệ môi trường và sức khỏe của người dân trên địa bàn. Ở trên địa bàn

8


quận có các thùng thu gom rác thải đặt bên lề đường và được thu gom hàng
ngày nhưng việc quy hoạch, xác định điểm tập kết rác, tập k ết xe gom, xe
chuyên dùng chưa được quan tâm mà còn rất nhiều hạn chế, bất cập, thi ếu
ổn định và mang tính tạm bợ, ảnh hưởng không ít đến mỹ quan đô thị và gây
bức xúc trong nhân dân. Việc thực hiện phân loại rác t ại ngu ồn ch ưa được
nhiều và chưa hiệu quả, thiếu bền vững. Tuyến vận chuyển rác từ quận lên
khu xử lý chất thải tập trung xa, gây tốn kém chi phí. Trong khi đó công tác
quản lý chất thải sinh hoạt tại đây còn nhiều hạn chế cần có những gi ải pháp
phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải sinh hoạt trong công tác
bảo vệ môi trường.
Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài“Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội” với mong muốn góp phần tìm ra các
giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất thải r ắn sinh ho ạt
trên địa bàn quận Đống Đa.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh ho ạt trên đ ịa
bàn quận Đống Đa.
- Đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn sinh
hoạt nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường,
giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn.

9


3. Nội dung nghiên cứu
- Hiện trạngphát sinh chất thải rắnsinh hoạt trên địa bàn quận Đống Đa
- Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắnsinh hoạt trên địa bàn quận
Đống Đa
- Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý chất thải
rắnsinh hoạt trên địa bàn quận
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất th ải rắn
sinh hoạt trên địa bàn quận Đống Đa

10


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1. Khái niệm
Theo quan niệm chung: Chất thải rắn (Soild Waste) là toàn bộ các loại
vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình
(bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì s ự t ồn t ại c ủa
cộng đồng...). Trong đó, quan trọng nhất là các loại ch ất th ải phát sinh ra t ừ

các hoạt động sản xuất và hoạt động [1]
Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị)
được định nghĩa là: Vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu
vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó,
chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận một
thứ mà Thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy.
Chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là
các chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con
người. Chất thải rắn sinh hoạt gồm chất thải từ các hộ gia đình, c ơ s ở kinh
doanh, buôn bán, các cơ quan, chất thải nông nghiệp và bùn c ặn từ các đ ường
ống cống. [3]
Quản lý chất thải:Là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuy ển, giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu huỷ và thải loại chất thải.
1.1.2.Các nguồn phát sinh chất thải
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của chất thải rắn là
cơ sở quan trọng để thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương
trình quản lý chất thải rắn.
Chất thải rắn đô thị được xem như là chất thải cộng đồng ngoại tr ừ các
chất thải trong quá trình chế biến tại các khu công nghi ệp và ch ất th ải công
nghiệp. Các loại chất thải sinh ra từ các nguồn này được trình bày ở bảng 1.
Chất thải rắn đô thị phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Căn cứ vào đ ặc
điểm của chất thải rắn có thể phân chia thành 3 nhóm l ớn nhất là: Chất th ải
sinh hoạt, công nghiệp và nguy hại. Nguồn thải của rác đô thị rất khó quản lý tại

11


các nơi đất trống bởi vì tại các vị trí này sự phát sinh các nguồn chất thải là một
quá trình phát tán.
Bảng 1.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị

Nguồn
Nhà ở

Các hoạt động và vị trí phát sinh

Loại chất thải rắn
chất thải
Những nơi ở riêng của một hay Chất thải thực phẩm, giấy, bìa
nhiều gia đình. Những căn hộ cứng, nhựa dẻo, hàng dệt, đồ
thấp, vừa và cao tầng…

da, chất thải vườn, đồ gỗ, thuỷ
tinh, hộp thiếc, nhôm kim loại
khác, tàn thuốc, rác đường phố,
chất thải đặc biệt ( thiết bị
điện, lốp xe, dầu,…),chất thải

Thương

sinh hoạt nguy hại.
Cửa hàng, nhà hàng, chợ, văn Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ,

mại

phòng, khách sạn, dịch vụ, cửa chất thải thực phẩm, thuỷ tinh,
hiệu in,…

Cơ quan

kim loại,chất thải đặc biệt,


chất thải nguy hại,…
Trường học, bệnh viện, nhà tù, Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ,
trung tâm Chính phủ,…

chất thải thực phẩm, thuỷ tinh,
kim loại,chất thải đặc biệt,

chất thải nguy hại,…
Xây dựng Nơi xây dựng mới, sửa đường, san Gỗ, thép, bê tông, đất,…
và phá dỡ
Dịch

bằng các công trình xây dựng, vỉa

hè hư hại
vụ Quét dọn đường phố, làm phong Chất thải đặc biệt, rác đường

đô thị (trừ cảnh làm sạch theo lưu vực, công phố, vật xén ra từ cây, chất thải
trạm

xử viên và bãi tắm, những khu vực từ các công viên, bãi tắm và các

lý)
tiêu khiển khác.
khu vực tiêu khiển khác
Trạm xử Quá trình xử lý nước, nước thải và Khối lượng lớn bùn dư.
lý, lò

chất thải công nghiệp. Các chất


thiêu đốt

thải được xử lý.
(Nguồn: George Tchobanoglous, et al, Mc Graw – Hill Inc, 1993)

Ước tính mỗi năm có hơn 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh từ nhiều
nguồn khác nhau ở Việt Nam. Khoảng hơn 80% số này (tương đương 12,8 triệu

12


tấn/năm) là chất thải phát sinh từ các hộ gia đình, các nhà hàng, khu chợ và khu
kinh doanh [3].
1.1.3. Thành phần chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị là vật phế thải trong sinh hoạt và s ản
xuất nên đó là một hỗn hợp phức tạp của nhiều vật chất khác nhau. Đ ể xác
định được thành phần của chất thải rắn sinh hoạt một cách chính xác là m ột
việc làm rất khó vì thành phần của rác thải phụ thu ộc rất nhi ều vào tập quán
cuộc sống, mức sống của người dân, mức độ tiện nghi của đời sống con người,
theo mùa trong năm,…
Thành phần rác thải có ý nghĩa rất quan tr ọng trong việc l ựa ch ọn các
thiết bị xử lý, công nghệ xử lý cũng như hoạch định các ch ương trình qu ản lý
đối với hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn.
Đối với nước ta do khí hậu nóng ẩm nên độ ẩm của chất thải rất cao, thành
phần rất phức tạp và chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ do đó tỷ trọng của
rác khá cao.
Bảng 1.2. Thành phần chất thải rắn đô thị phân theo nguồn gốc phát
sinh
Nguồn phát sinh


% (Khối lượng)
Khoảng dao động
Trung bình

Nhà ở và thương mại, trừ các chất
thải đặc biệt và nguy hiểm
Chất thải đặc biệt (dầu, lốp xe, thiết
bị điện, bình điện)
Chất thải nguy hại
Cơ quan
Xây dựng và phá vỡ
Các dịch vụ đô thị
Là sạch đường phố
Cây xanh và phong cảnh
Công viên và các khu vực tiêu khiển
Lưu vực đánh bắt
Bùn đặc từ nhà máy xử lý
Tổng cộng

13

50-70

62

3-12

5


0,1-1,0
3-5
8-20

0.1
3,4
14

2-5
2-5
1,5-3
0.5-1,2
3-8

3,8
3,0
2,0
0.7
6,0
100


(Nguồn: George Tchobanoglous, et al, Mc Graw – Hill Inc, 1993)
Nhìn chung, thành phần chất thải rắn sinh hoạt từ nguồn phát sinh nhà ở
và thương mại cao nhất chiếm tỷ lệ khoảng 62 % về khối lượng, thành phần
chất thải nguy hại và lĩnh vực đánh bắt là những nguồn phát sinh có thành phần
ít nhất, trung bình các nguồn phát sinh khác như là sạch đường phố, cây xanh và
phong cảnh, bùn đặc từ nhà máy xử lý,… chiếm tỷ lệ thấp trong thành phần chất
thải rắn đô thị hiện nay.
Dựa theo tính chất vật lý, thành phần của chất thải rắn đô thị bao g ồm

chất hữu cơ (dao động trong khoảng 40– 60%), chất tro, hàm l ượng carbon c ố
định (hàm lượng này thường chiếm khoảng 5 – 12%). Các ch ất vô c ơ chi ếm
khoảng 15 - 30%. Cụ thể như sau:
Bảng 1.3. Thành phần chất thải rắn đô thị theo tính chất vật lý
Thành phần
Chất thải thực phẩm
Giấy
Bìa cứng
Chất dẻo
Vải vụn
Cao su
Da vụn
Rác làm vườn
Gỗ
Thuỷ tinh
Can hộp
Kim loại không thép
Kim loại thép
Bụi, tro, gạch
Tổng cộng

Trọng lượng
Khoảng giá trị
Trung bình
6-25
15
25-45
40
3-15
4

2-8
3
0-4
2
0-2
0,5
0-2
0,5
0-20
12
1-4
2
4-16
8
2-8
6
0-1
1
1-4
2
0-10
4
100
Nguồn: [10]

Mùa và vùng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thành ph ần
của chất thải. Vào những mùa khác nhau thì thành ph ần rác th ải cũng có s ự
thay đổi nhất định, mùa mưa thường độ ẩm cao, hay vào mùa thu lượng rác
thải lá cây lớn,...


14


Bảng 1.4. Sự thay đổi thành phần theo mùa đặc trưng của CTRSH
Chất thải

%Khối lượng
Mùa mưa
Mùa khô

Chất thải thực
phẩm
Giấy
Nhựa dẻo
Chất hữu cơ
khác
Chất

thải

vườn
Thuỷ tinh
Kim loại
Chất trơ và
chất thải khác
Tổng cộng

% Thay đổi
Giảm
Tăng


11,1

13,5

21,6

45,2
9,1

40,0
8,2

4,0

4,6

15,0

18,7

24,0

28,3

3,5
4,1

2,5
3,1


28,6
24,4

4,3

4,1

4,7

11,5
9,9

100
100
(Nguồn: George Tchobanoglous, et al, Mc Graw – Hill Inc, 1993)

1.1.4. Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt
a. Phương pháp cơ học
Xử lý bằng phương pháp cơ học bao gồm:
 Giảm kích thước: Phương pháp này được sử dụng để giảm kích thước
của thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị. Chất thải rắn sinh hoạt được
làm giảm kích thước có thể sử dụng trực tiếp làm lớp che phủ trên mặt đất
hay làm phân compost, hoặc một phần được sử dụng cho các ho ạt đ ộng tái
sinh.
 Phân loại theo kích thước: phân loại theo kích th ước hay sàng l ọc là
một quá trình phân loại một hỗn hợp các vật li ệu ch ất th ải rắn sinh ho ạt có
các kích thước khác nhau thành 2 hay nhiều loại v ật li ệu có cùng kích th ước,
bằng cách sử dụng các loại sang có kích th ước l ỗ khác nhau. Qúa trình này có
thể thực hiện khi vật liệu còn ướt hoặc khô.

 Phân loại theo khối lượng riêng: Đây là một phương pháp kỹ thu ật
được sử dụng rất rộng rãi, dùng để phân loại các vật liệu có trong ch ất th ải

15


rắn sinh hoạt dựa vào khí động lực và sự khác nhau về khối lượng riêng của
chúng. Phương pháp này được sử dụng để phân loại chất thải rắn đô th ị, tách
rời các loại vật liệu sau quá trình tách nghi ền thành 2 ph ần riêng bi ệt d ạng có
khối lượng nhẹ như giấy, nhựa, các chất hữu cơ và dạng có khói lượng riêng
nặng như các loại thiết bị điện, điện tử, kim loại, gỗ và các loại ph ế li ệu vô c ơ
có khối lượng riêng tương đối lớn.
 Nén chất thải rắn sinh hoạt: Phương pháp này được sử dụng với mục
đích gia tăng khối lượng riêng của chất thải rắn sinh hoạt, nhằm tăng tính
hiệu quả của công tác lưu trữ và vận chuyển. Các kỹ thu ật hi ện đang áp d ụng
để nén và tái sinh chất thải rắn sinh hoạt là đóng ki ện, đóng gói, đóng kh ối
hay ép thành dạng viên.
b. Phương pháp chôn lấp
Phương pháp này chi phí thấp và được áp dugnj phổ biến ở các n ước
đang phát triển. Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách sử dụng xe chuyên
dụng chở rác tới các bãi đã được xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xu ống,
dùng xe ủi san bằng, đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất. Hàng ngày
phun thuốc diệt muỗi và rắc vôi bột,...Theo thời gian, sự phân hủy vi sinh v ật
làm cho rác trở nên tơi xốp và th ể tích của các bãi rác gi ảm xu ống. Vi ệc đ ổ rác
tiếp tục cho đến khi bãi đầy thì chuy ển sang bãi m ới, Hi ện nay vi ệc chôn l ấp
rác thải sinh hoạt và rác thải hữu cơ vẫn được sử dụng ở các n ước đang phát
triển, nhưng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường.
Việc chôn lấp chất thải có xu hướng giảm dần, tiến tới ch ấm dứt ở các n ước
đang phát triển. Các bãi chôn lấp phải đặt cách xa khu dân c ư, không g ần
nguồn nước mặt và nước ngầm. Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc

được phủ một lớp chống thấm bằng màng địa chất. Ở các bãi chôn lấp rác
cần thiết phải thiết kế khu thu gom và xử lý rác trước khi thải ra môi trường.
Phương pháp này có ưu điểm như công nghệ đơn giản, chi phí thấp, song
nó cũng có một số nhược điểm như: chiếm diện tích đất tương đối l ớn, không
được sự đồng tình của người dân xung quanh, việc tìm ki ếm xây dựng bãi

16


chôn lấp mới là khó khăn và có nguy cơ dẫn đến ô nhi ễm môi tr ường đất,
nước, không khí, gây cháy nổ.
c. Phương pháp ủ sinh học làm phân compost
Phương pháp này thích hợp với các loại chất thải rắn hữu cơ có trong
chất thải sinh hoạt chứa nhiều cacbonhydrat như đường, xellulo, lignin, m ỡ,
protein, những chất này có thể phân hủy đồng thời hoặc từng bước. Qúa trình
phân hủy các chất hữu cơ dạng này thường xảy ra với sự có mặt của ôxy
không khí(phân hủy hiếu khí) hay không có không khí (phân h ủy y ếm khí, lên
men). Hai quá trình này xảy ra đồng thời ở một khu vực ch ứa ch ất th ải và tùy
theo mức độ không khí mà dạng này hay dạng kia chiếm ưu thế.
d. Phương pháp thiêu đốt
Xử lý chất thải rắn sinh ho ạt b ằng phương pháp thiêu đ ốt có th ể làm
giảm tới mức tối thi ểu chất thri cho khâu x ử lý cu ối cùng. N ếu áp d ụng
công nghệ tiên ti ến sẽ mang l ại nhi ều ý nghĩa đ ối v ới môi tr ường , song đây
là phương pháp xử lý tốn kém so v ới ph ương pháp chôn l ấp h ợp v ệ sinh,
chi phí để đốt 1 tấn rác cao h ơn kho ảng 10 l ần.
Công nghệ đốt rác thường được sử dụng ở các nước đang phát tri ển vì
phải có nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác th ải sinh ho ạt
như là một dich vụ phúc lợi xã hội của toàn dân. Tuy nhiên , vi ệc thu đót rác
sinh hoạt bao gồm nhiều chất thải khác nhau sẽ tạo ra khói đ ộc đioxin, n ếu
không xử lý được loại khí này là rất nguy hiểm tới sức khỏe.

Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò s ưởi ho ặc cho
ngành công nghiệp nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt phải được trang bị một h ệ
thống xử lý khí thải tốn kém để khống chế ô nhi ễm không khí do quá trình
đốt gây ra.
1.1.5. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe
(1) Ảnh hưởng tới môi trường nước
Chất thải rắn sinh hoạt không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông,
hồ, ao gây ô nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông,

17


giảm diện tích tiếp xúc của nước với không khí dẫn tới gi ảm DO trong n ước.
Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng
nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái. CTR
phân huỷ và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có
mùi khó chịu. Thông thường các bãi chôn lấp chất thải đúng kỹ thu ật có h ệ
thống đường ống, kênh rạch thu gom nước thải và các bể chứa nước rác đ ể xử
lý trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn l ấp hi ện nay
đều không được xây dựng đúng kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình tr ạng quá
tải, nước rò rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp ra ao, hồ gây ô nhi ễm môi tr ường
nước nghiêm trọng. Sự xuất hiện của các bãi rác lộ thiên tự phát cũng là m ột
nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể. Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn,
nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao (chất hữu cơ: do trong rác có
phân súc vật, các thức ăn thừa...; chất thải đ ộc hại: từ bao bì đựng phân bón,
thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm). Nếu không được thu gom xử lý sẽ
thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm
trọng.
(2) Ảnh hưởng tới môi trường đất
Các chất thải rắn sinh hoạt có thể được tích lũy dưới đất trong th ời gian

dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường. Các kim loại nặng trong các
thiết bị điện tử tích lũy trong đất và thâm nhập vào c ơ th ể theo chu ỗi th ức ăn
và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Các chất thải có th ể gây
ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thu ốc bảo vệ th ực
vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghi ệp
sản xuất hóa chất... Tại các bãi rác, bãi chôn lấp CTR không h ợp vệ sinh, không
có hệ thống xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật từ chất th ải
rắn sinh hoạt dễ dàng thâm nhập gây ô nhiễm đất.
(3) Ảnh hưởng tới môi trường không khí
Chất thải rắn sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác
động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, chất thải rắn hữu cơ b ị phân h ủy

18


và sản sinh ra các chất khí (CH4 - 63.8%, CO2 - 33.6%, và một số khí khác).
Trong đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chi ếm 3 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp. Kh ối l ượng khí phát
sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ không khí và thay đ ổi
theo mùa. Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khí phát th ải
trong mùa hè cao hơn mùa đông. Đối với các bãi chôn l ấp, ước tính 30% các
chất khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác có th ể thoát lên trên m ặt đ ất
mà không cần một sự tác động nào. Khi vận chuy ển và lưu gi ữ ch ất th ải r ắn
sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu c ơ gây ô nhi ễm môi
trường không khí. Các khí phát sinh từ quá trnh phân hủy chất h ữu cơ trong
chất thải rắn: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi, Hydrosunfur mùi tr ứng
thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi n ồng, Amin mùi cá
ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng. Bên cạnh
hoạt động chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, việc xử lý chất thải rắn sinh ho ạt
bằng biện pháp tiêu hủy cũng góp phần đáng kể gây ô nhi ễm môi tr ường
không khí. Việc đốt rác sẽ làm phát sinh khói, tro b ụi và các mùi khó ch ịu. Ch ất

thải rắn sinh hoạt có thể bao gồm các hợp chất chứa Clo, Flo, l ưu huỳnh và
nitơ, khi đốt lên làm phát thải một lượng không nhỏ các chất khí độc hại ho ặc
có tác dụng ăn mòn. Mặt khác, nếu nhi ệt độ tại lò đ ốt rác không đ ủ cao và h ệ
thống thu hồi quản lý khí thải phát sinh không đảm bảo, khiến cho CTR không
được tiêu hủy hoàn toàn làm phát sinh các khí CO, oxit nit ơ, dioxin và furan bay
hơi là các chất rất độc hại đối với sức khỏe con người.
(4) Ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng
Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm môi
trường mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối v ới
người dân sống gần khu vực làng nghề, khu công nghi ệp, bãi chôn l ấp ch ất
thải... Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các b ệnh da
liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác.

19


Hiện tại chưa có số liệu để đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi
chôn lấp tới sức khỏe của những người làm nghề nhặt rác th ải. Nh ững người
này thường xuyên phải gánh chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi bẩn, mầm
bệnh, các chất độc hại, côn trùng chích/đốt và các loại h ơi khí đ ộc hại trong
suốt quá trình làm việc. Các bãi chôn lấp rác cũng ti ềm ẩn nhi ều nguy c ơ khác
đối với cộng đồng làm nghề này. Các vật sắc nhọn, thủy tinh vỡ, b ơm kim tiêm
cũ,…có thể là mối đe dọa nguy hiểm đối với sức khỏe con người( lây nhi ễm
một số bệnh truyền nhiễm như AIDS, …) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước
vào tay, chân,…. Một vấn đề cần được quan tâm là, do chiếm tỷ lệ l ớn trong
những người làm nghề nhặt rác, phụ nữ và trẻ em đã tr ở thành nhóm đối
tượng dễ bị tổn thương.
Hai thành phần chất thải rắn được liệt vào loại cực kỳ nguy hi ểm là kim
loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có khả năng tích lũy sinh
học trong nông sản, thực phẩm cũng như trong mô tế bào động vật, ngu ồn

nước và tồn tại bền vững trong môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy hi ểm
đối với con người như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên hệ
miễn dịch gây ra các bệnh tim mạch, tê li ệt h ệ th ần kinh, gi ảm kh ả năng trao
đổi chất trong máu, ung thư và có thể di chứng di tật sang thế hệ thứ 3...
Chất thải nông nghiệp, đặc biệt chất thải chăn nuôi đang là một trong
những vấn đề bức xúc của người nông dân. Có những vùng, chất thải chăn
nuôi đã gây ô nhiễm cả không khí, ngu ồn nước, đất và tác động xấu đến sức
khoẻ người dân ở nông thôn. Trong m ột đi ều tra tại tỉnh Thái Nguyên đ ối v ới
113 hộ gia đình chăn nuôi từ 20 con lợn trở lên đã cho th ấy gần 50% các h ộ có
nhà ở g ần chuồng lợn từ 5-10m và gi ếng nước gần chuồng l ợn - 5m thì tỷ l ệ
nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc và số trứng giun trung bình c ủa người chăn
nuôi cao gần gấp hai lần tỷ l ệ nhi ễm ký sinh trùng đường ru ột của ng ười
không chăn nuôi; và có sự t ương quan thuận chiều giữa tỷ l ệ nhi ễm ký sinh
trùng đường ruột với ký sinh trùng trong đất ở các h ộ chăn nuôi (Đ ại h ọc Y
khoa Thái Nguyên, 2010).

20


(5) Làm giảm mỹ quan đô thị và tác động tới kinh tế-xã hội
Chi phí xử lý chất thải rắn ngày càng lớn, trong 5 năm qua, l ượng ch ất
thải rắn của cả nước ngày càng gia tăng. Chi phí thu gom, v ận chuy ển và x ử lý
CTR vì thế cũng tăng lên, chưa kể đến chi phí xử lý ô nhi ễm môi tr ường liên
quan đến CTR. Các chuyên gia về kinh tế cho r ằng, v ới đi ều ki ện kinh t ế hi ện
nay (năm 2011) thì mức phí xử lý rác là 17 - 18 USD/tấn CTR d ựa trên các tính
toán cơ bản về tổng vốn đầu tư, chi phí vận hành, chi phí qu ản lý, kh ấu hao,
lạm phát, v.v... Hàng năm ngân sách của các địa phương phải chi trả một khoản
khá lớn cho công tác thu gom, vận chuy ển và xử lý CTR. Chi phí x ử lý CTR tuỳ
thuộc vào công nghệ xử lý: Mức chi phí xử lý cho công ngh ệ h ợp v ệ sinh là
115.000đ/tấn - 142.000đ/tấn và chi phí chôn lấp hợp vệ sinh có tính đ ến thu

hồi vốn đầu tư 219.000 - 286.000đ/tấn (Thành phố Hồ Chí Minh tổng chi phí
hàng năm cho thu gom, vận chuy ển, xử lý CTR sinh hoạt kho ảng 1.200 - 1.500
tỷ VNĐ). Chi phí xử lý đối với công nghệ xử lý rác thành phân vi sinh kho ảng
150.000đ/tấn - 290.000đ/ tấn (Thành phố Hồ Chí Minh 240.000đ/tấn; thành
phố Huế đang đề nghị 230.000đ/tấn; thành phố Thái Bình 190.000đ/tấn,
Bình Dương 179.000đ/tấn). Chi phí đối với công nghệ chế biến rác thành viên
đốt được ước tính khoảng 230.000đ/tấn - 270.000đ/tấn. (Cục Hạ tầng kỹ
thuật - Bộ Xây dựng, 2010). Chỉ tính riêng chi phí vận hành lò đ ốt CTR y t ế đ ối
với các bệnh viện có lò đốt, mỗi tháng bệnh viện tuy ến trung ương chi phí
trung bình khoảng 26 triệu đồng, bệnh viện tuyến tỉnh 20 tri ệu đ ồng, b ệnh
viện huyện 5 triệu đồng. Đối với các bệnh viện thuê Trung tâm thiêu đ ốt ch ất
thải y tế vận chuyển và đốt rác, chi phí khoảng 7.500 đồng/kg. Chi phí v ận
hành lò đốt cho xử lý chất thải cho cụm bệnh viện là kho ảng 10.000 - 15.000
đồng/kg CTR y tế nguy hại. Đối với một số bệnh viện đa khoa l ớn, chi phí cho
xử lý CTR y tế lên tới 100 triệu đồng/tháng.
1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội
Theo tính toán của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi tr ường
Đô thị (URENCO), mỗi ngày Hà Nội thải ra khoảng 3.000 tấn rác th ải sinh

21


hoạt, tức một năm có trên dưới một triệu tấn. Hiện nay, ngoài URENCO còn có
nhiều đơn vị khác cùng tham gia thu gom rác như Công ty cổ phần Thăng Long,
Công ty cổ phần Tây Đô, Công ty cổ phần Xanh, Hợp tác xã Thành Công...
nhưng tất cả vẫn không thể thu gom nổi vì lượng rác thải sinh hoạt đang ngày
một tăng nhanh. Chính vì vậy mà tỉ lệ thu gom rác thải sinh hoạt ở các qu ận
nội thành hiện đạt khoảng 95%, còn các tuyến ngoại thành m ới ch ỉ kho ảng
60%. Hiện nay, Hà Nội vẫn còn 66% số xã chưa có n ơi chôn l ấp ho ặc x ử lý rác
thải. Khu vực ngoại thành có 361/435 xã, thị trấn đã thành lập tổ thu gom rác;

trong đó có 148 xã đã tổ chức chuyển rác đi xử lý, chôn lấp tại bãi rác t ập
trung của thành phố (đạt tỉ lệ 34%).
Tại Hà Nội: Dự án “Thực hiện sáng kiến 3R” được thực hiện trong 3 năm
(từ tháng 12 năm 2006 đến năm 2009), áp dụng phân loại rác th ải tại ngu ồn
(rác vô cơ được gom vào thùng màu cam, rác hữu c ơ gom vào thùng màu xanh
lá cây). Sau 3 năm thực hiện mô hình 3R, dự án đã đạt được mục tiêu gi ảm
thiểu 30% lượng rác thải phải chôn lấp. Phấn đấu đạt mục tiêu giảm 70%
lượng rác chôn lấp năm 2020 và phân loại rác tại nguồn trở thành ý th ức
chung của người dân Hà Nội.
Dự án triển khai hoạt động nhằm gắn kết các bên liên quan : Đ ơn vị thu
gom – người dân thải rác – nhà máy xử lý rác – nông dân s ử d ụng phân bón
chế biến từ rác. Các bên liên quan sẽ ph ối hợp cùng nhau qu ản lý rác th ải, t ạo
ra mối quan hệ than thi ết, thiết lập được chu trình xử lý: Rác – s ản phẩm –
rác – sản phẩm. Ngoài các nhà máy thu gom rác, chế bi ến rác, có hai thành
phần tư nhân đóng góp quan trọng vào thành công của dự án.
Dự án đã tri ển khai tại Hà Nội được đánh giá rất hi ệu quả: giảm 30 –
40% lượng rác phải chôn lấp, giảm ô nhiễm, tạo nguồn thu từ phân vi sinh
hữu cơ…Hiệu quả đã ch ứng minh dự án 3R đang tri ển khai trên 4 phường tại
Hà Nội và bước đầu các chuyên gia đã khẳng định, việc phân lo ại rác th ải t ại
nguồn, tăng tái chế, giảm chôn lấp, đã giúp giảm thi ểu lượng rác th ải phải
chôn lấp lên tới 30 – 40% giúp tiết ki ệm chi phí, gi ảm ô nhi ễm môi tr ường và

22


còn có thể s ản xuất phân vi sinh hữu cơ từ ngu ồn rác đã phân lo ại, đem l ại
hiệu quả kinh tế cao. 13,5 t ấn/ngày là khối lượng rác hữu cơ thu được để tái
chế, sản xuất phân vi sinh tại 4 phường (Phan Chu Trinh, Nguyễn Du, Láng Hạ,
Thành Công) thực hiện dự án 3R-HN, gi ảm từ 30 – 40% l ượng rác phải chôn
lấp. Sau 2 tuần thực hiện, kết quả thống kê cho thấy, trung bình m ỗi ngày toàn

phường Phan Chu Trinh thu được 2 tấn rác hữu cơ, nhiều hơn 1,2 tấn so v ới
trước khi thực hiện phân loại rác tại nguồn. Điều này đồng nghĩa v ới vi ệc
giảm thiểu lượng rác thải hữu cơ mang đi chôn lấp. Tái sử d ụng và tái ch ế
chất thải là hoạt động phổ bi ến hơn, được thực hiện b ởi hệ th ống nh ững
người thu mua cá nhân và những người nhặt rác. Ph ần lớn các h ộ gia đình đ ều
đã có thói quen phân loại riêng các chất thải có thể tái chế như nh ựa, giấy, kim
loại để bán cho nh ững người thu mua đồng nát. Hoạt động này góp ph ần làm
giảm 15 – 20 % khối lượng chất thải rắn phát sinh[18].Từ khi thực hi ện 3R,
phường Thành Công đã giải quyết được 80-90% nạn vứt rác bừa bãi ra đường,
gây mất vệ sinh môi trường Thực hiện 3R 6 tháng qua, phường đã ti ết ki ệm
được cho công tác xử lý rác 120 triệu đồng.

1.3. Tổng quan chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộiquận Đống
Đa, thành phố Hà Nội
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý

23


×