Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của chủ thể new

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.7 KB, 4 trang )

Qúa trình dạy học là chuỗi các liên tiếp hành động dạy, hành động của người
dạy vaf học đan xen và tương tác với nhau trong khoảng không gian và thời
gian nhất định, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
Dạy học vừa là nghệ thuật vừa là khoa học, vì nội dung giáo dục không ngừng
đổi mới và biến động nên người giảng viên phải không ngừng nâng cao trình
độ cả về tri thức lẫn kỹ năng giảng dạy.
Như Albert Einstein: Giá trị của nhà trường (cao đẳng/đại học) là huấn luyện
cho người ta khả năng tư duy mà họ không thể học từ sách. Dạy người khác
cách học (hoặc 1 cái gì đấy) trước tiên mình phải biết cách học (hoặc biết tốt
về cái đó)….
Dạy và học đại học về cơ bản cũng có những đặc điểm chung của 1 quá trình
-

-

-

-

dạy học, tuy nhiên có 1 số nét đặc trưng của bậc giáo dục này
Mục tiêu đào tạo của đại học là đào tạo những con người có phẩm chất chính
trị, có kiến thức và kỹ năng tương xứng với trình độ đào tạo. Vì vậy mục tiêu
năng lực của người học rất được coi trọng. Năng lực người học hình thành tốt
nhất trong quá trình hoạt động nhận thức, nếu hoạt động tích cực, tính chủ động
sáng tạo của người học sẽ có cơ hội hình thành năng lực phát triển.
Nội dung đào tạo ở đại học phải có tính hiện đại, đảm bảo cơ bản và chuyên
sâu. Nội dung đến với người học không phải chỉ từ giảng viên mà còn thông
qua nhiều kênh khác nên giảng viên có vai trò định hướng giúp cho người học
tìm kiếm, lựa chọn và xử lý nội dung để biến tri thức về lĩnh vuwcc khoa học
nào đó trwor thành của mình, từ đó sáng tạo ra nội dung mới.
Theo quan niệm của UNESCO sản phẩm đại học trong thời đại ngày nay pải có


năng lực trí tuệ, có khả năng sáng tạo và thích ứng. Để đáp ứng được yêu cầu
trên, đòi hỏi người học phải có cách học chủ động, khả nang tự lực tìm kiếm,
xử lý thông tin và khát khao sáng tạo.
Để góp phần cho hoạt động dạy học đạt kết quả tốt thì phương pháp dạy học
phải tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng
thực hành, bồi dưỡng năng lực tự học tập nghiên cứ. Vì vậy phương pháp dạy
học đại học phụ thuộc vào đặc điểm nội dung, bám sát mục tiêu dạy học, đặc
điểm người học.


Bản chất hoạt động dạy đại học:
- Giảng viên tác động vào người học nhằm đạt được mục tiêu môn học, thông
qua đó đạt được mục đích là đào tạo ra những người có trình độ cao, có kiến
thức, kỹ năng và thái độ tốt.
Nội dung giảng viên tác động là gì?
Thông qua nội dung bài giảng, giảng viên truyền đạt những kiến thức chuyên
môn và mở rộng của mình để người học có thể hiểu, vận dụng vào công việc cụ
thể. Trước tiên, mục tiêu môn học phải rõ ràng. Người học cần hiểu học để làm
gì, ý nghĩa thực tiễn. Vì vậy, ngoài bài giảng mang tính lý thuyết cứng nhắc,
giảng viên nên lồng ghép các vấn đề thực tế xã hội làm sinh động bài giảng,
đồng thời giảng viên có thể đưa ra các tình huống thực tế để người học tiếp cận
và tìm hướng giải quyết, khơi gợi vấn đề từ những gì người học đã biết. Không
cách gì học nhanh và nhớ lâu hơn chính là quá trình làm việc và thực hành. Qua
tình huống, người học sẽ học được cách tư duy, tránh dập khuôn máy móc, vì
vậy sẽ phát huy được tính sáng tạo, cũng như phương pháp làm việc hiệu quả.
KL: học cần đi đôi với hành.
Kiến thức là vô cùng và sự hiểu biết của con người là hữu hạn. Nếu người thầy
chỉ có truyền thụ kiến thức và người học lĩnh hội kiến thức thì không đủ. Vì
hiện nay với sự phát triển CNTT, người học có thể dễ dàng tìm kiếm đươc rất
nhiều thông tin và tài liệu. Bởi vậy, người học muốn tìm kiếm những điều

không có trong sách vở ở trường lớp. Đặc biệt, môi trường đại học mối quan hệ
Thầy – Trò có thể coi là mối quan hệ ‘Tiền đồng nghiệp”. Đòi hỏi nhiệm vụ
của người thầy sẽ không chỉ là chia sẻ kiến thức mà còn dạy người học cách
học, hướng dẫn cách nghiên cứu, cách làm khoa học, cách ứng dụng vấn đề học
vào cuộc sống và phát triển vấn đề chứ không thể mang tất cả tri thức nhân loại
vào trong bài giảng. Bởi vậy, phải dạy cách tiếp cận vấn đề, cách tư duy, dạy
cách học.
KL: Dạy là dạy cách tư duy, dạy cách học.
Giảng viên tác động bằng cái gì?


Thông qua các phương tiện và phương pháp giảng dạy phù hợp, giảng viên tác
động vào người học nhằm đạt được hiệu quả cao nhất là người học hiểu, yêu
thích, biết vận dụng và sáng tạo.
Phương pháp giảng dạy không có nghĩa là 1 phương pháp đơn nhất và cũng
không có 1 phương pháp nào là hiệu quả nhất. Bởi vậy, phương pháp phù hợp
là kết hợp các phương pháp 1 cách linh hoạt và hiệu quả.
Giảng viên tổ chức lớp học 1 cách có chủ đích ngoài việc trang bị cho người
học kiến thức mà còn rèn luyện được các kỹ năng cần có trong cuộc sống cũng
như trong công việc sau này. Nếu với cách học thụ động, ngồi nghe giảng đơn
thuần, vai trò của người học rất mờ nhạt. Giảng viên cũng khó đánh giá và điều
chỉnh được học viên.
Bởi vậy, nhiệm vụ của giảng viên là tổ chức tốt lớp học theo mục tiêu môn học.
Ngoài các kỹ năng tin học, ngoại ngữ thì các kỹ năng mềm cần có ở hầu hết các
môn còn lại. Qua các phương pháp làm việc nhóm, trả lời câu hỏi, lập luân, đặt
vấn đề, thuyết trình…người học đóng vai trò tích cực trong bài giảng, giảng
viên sẽ lắng nghe ý kiến của người học và dễ dàng có điều chỉnh thích hợp.
Như vậy, vô hình chung người học đã tự trang bị cho mình các kỹ năng giao
tiếp, giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm…và họ sẽ trưởng thành hơn mỗi
ngày.

KL: Lấy người học là trung tâm là kim chỉ nam cho phương pháp dạy đại học
Giảng viên tác động như thế nào?
- Ngoài một số các chuẩn mực đạo đức xã hội cần có, mỗi nghề nghiệp có yêu
cầu và nguyên tắc riêng. Ví dụ như nghề kế toán cần sự chính xác, cẩn thận,
trung thực…Nghề marketing cần sự nhanh nhẹn, nhạy bén. Nghề QTKD cần
năng lực lãnh đạo, ra quyết định… Đó sẽ là những phẩm chất để hình thành nên
những nhân cách trong tương lai hay còn gọi là đạo đức nghề nghiệp.
- Khái niệm dạy học được tâm lý học sư phạm, giáo dục học đề cập đến như
những khái niệm xuất phát của tâm lý học sư phạm và giáo dục của nhà trường.
Lịch sử văn hóa phương Đông thường coi Khổng Tử là học giả đầu tiên của
giáo dục…


- Mỗi con người trước khi vào trường đại học đều là 1 cá thể độc lập. Nhưng nếu
họ có cùng ngành nghề họ sẽ có những ý thức nghề nghiệp giống nhau, thái độ
nghề nghiệp giống nhau. Đó là phong cách nghề nghiệp.
Phong cách nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp chính là sản phẩm của quá
trình dạy học đại học. Đây là vấn đề đáng báo động ở xã hội hiện nay.
Để có được đạo đức nghề nghiệp chân chính và phong cách làm việc chuyên
nghiệp đòi hỏi trước hết giảng viên phải là người có nhân cách tốt, là 1 tấm
gương cho người học. Là người có thể lồng ghép những bài học đạo đức không
sáo rỗng vào từng bài học, bài tập, qua từng công việc cụ thể của người học.
Ngoài ra, người thầy cần sự quan tâm nhất định đến đời sống người học của
mình để có những ứng xử phù hợp với từng người học. Người thầy góp phần
lớn trong việc hình thành nên thái độ học tập và làm việc của người học.
KL: Cần rèn luyện thái độ làm việc ngay trên ghế nhà trường.




×