Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Quy trình sản xuất dầu nhờn tại công ty CP hóa dầu petrolimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.14 KB, 10 trang )

Quản trị sản xuất là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất
và quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào tạo thành các sản phẩm (dịch vụ)
đầu ra theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định.
Để tạo ra sản phẩm và dịch vụ các doanh nghiệp đều phải thực hiện 3 chức
năng cơ bản đó là: Marketing, sản xuất và tài chính. Các nhà quản trị Marketing
chịu trách nhiệm tạo ra nhu cầu cho sản phẩm và dịch vụ của tổ chức. Các nhà
quản trị tài chính chịu trách nhiệm về việc đạt được mục tiêu tài chính của doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp không thể thành công khi không thực hiện đồng bộ các
chức năng tài chính, Marketing và sản xuất. Không quản trị sản xuất tốt thì không
có sản phẩm hoặc dịch vụ tốt; không có Marketing thì sản phẩm hoặc dịch vụ
cung ứng không nhiều; không có quản trị tài chính thì các thất bại về tài chính sẽ
diễn ra. Mỗi chức năng hoạt động một cách độc lập để đạt được mục tiêu riêng
của mình đồng thời cũng phải làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung
cho tổ chức về lợi ích, sự tồn tại và tăng trưởng trong một điều kiện kinh doanh
năng động.
Do đó có thể nói rằng quản trị sản xuất và tác nghiệp có tầm quan trọng đặc
biệt trong hoạt động của doanh nghiệp. Nếu quản trị tốt, ứng dụng các phương
pháp quản trị khoa học thì sẽ tạo khả năng sinh lợi lớn cho doanh nghiệp. Ngược
lại nếu quản trị xấu sẽ làm cho doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản.


Để thấy rõ được tầm quan trọng của quản trị sản xuất trong hoạt động của
một doanh nghiệp cụ thể, ta đi sâu tìm hiểu quy trình sản xuất dầu nhờn tại Công
ty CP Hóa dầu Petrolimex (PLC) và cùng nhìn nhận, đánh giá xem quy trình này
còn có những bất cập gì cần khắc phục và nếu khắc phục thì khắc phục như thế
nào để cho quy trình hoàn thiện hơn.
I.

Quy trình sản xuất dầu nhờn tại Công ty CP Hóa dầu Petrolimex

1. Giới thiệu vài nét về Công ty CP Hóa dầu Petrolimex:



Công ty Hóa dầu Petrolimex (tiền thân là Công ty Dầu nhờn_ Tổng công
ty Xăng dầu Việt nam ) được thành lập ngày 1/9/1994, với chức năng chính là
Nhà sản xuất dầu nhờn chuyên nghiệp, đảm bảo cung cấp cho thị trường trong
nước cũng như xuất khẩu các loại dầu nhờn dùng để bôi trơn cho các loại máy
móc công nghiệp, động cơ, máy biến thế…đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế
mang nhãn hiệu Petrolimex (PLC). Với sản lượng hàng năm cung ứng cho thị
trường khoảng 40.000 tấn sản phẩm,

Dầu mỡ nhờn mang thương hiệu

Petrolimex (PLC) được sản xuất chính từ hai nhà máy đó là Nhà máy Dầu nhờn
Thượng lý ( Hải phòng) và Nhà máy Dầu nhờn Nhà Bè ( TP Hồ Chị Minh).
2. Quy trình sản xuất Dầu nhờn tại PLC
Nguyên vật liệu chính để hình thành nên sản phẩm dầu nhờn các loại đó
là dầu gốc và các loại phụ gia. Khi sản xuất một sản phẩm nào đó, các loại dầu
gốc, phụ gia và các nguyên liệu phụ trợ được bơm vào một bể (gọi là bể pha chế),
khuấy đều với nhiệt độ và thời gian quy định. Mỗi mẻ pha chế ( Batch) được một


loại sản phẩm, quá trình pha chế kết thúc phải chuyển toàn bộ mặt hàng đó sang
bể thành phẩm (chờ đóng rót vào bao bì) để pha chế mặt hàng khác. Trước khi
sản xuất mặt hàng khác phải làm sạch bể, quá trình đó sẽ đẩy ra khỏi ống dẫn một
số lượng dầu thừa, số dầu này còn gọi là dầu đầu ống được để riêng và sẽ là
nguyên vật liệu tiếp theo cho các lần sản xuất kế tiếp của sản phẩm đó hoặc sản
phẩm tương tự.
Quá trình sản xuất được phối hợp chủ yếu từ 3 bộ phận chính đó là
Phòng đảm bảo dầu mỡ nhờn- nơi tập hợp đơn hàng để lập kế hoạch sản xuất,
Phòng thử nghiệm-nơi đưa ra các công thức sản xuất đồng thời là nơi theo dõi
chặt chẽ về chất lượng sản phẩm khi hoàn thành; Nhà máy sản xuất- Nơi thực

hiện tác nghiệp theo yêu cầu. Quy trình cụ thể như sau:
2.1.

Lập kế hoạch sản xuất:

- Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh Dầu mỡ nhờn trong năm kế hoạch của các
phòng Kinh doanh Công ty đã được phê duyệt, Phòng Đảm bảo Dầu mỡ
nhờn tổng hợp để lập kế hoạch sản xuất cho năm kế hoạch. (ở đây chỉ xét
đến khâu sản xuất, quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu đầu vào coi như đã
sẵn sàng cho việc sản xuất)
- Kế hoạch sản xuất được lập từ Phòng Đảm bảo Dầu mỡ nhờn và gửi cho
Nhà máy. Trước khi gửi kế hoạch chính thức cho Nhà máy, phòng
ĐBDMN emai dự kiến kế hoạch cho Phòng Kế hoạch Điều độ và Giám
đốc Nhà máy. Căn cứ vào khả năng kho bãi, sức chứa… Nhà máy sẽ phản


hồi với phòng Đảm bảo Dầu mỡ nhờn Cty trong vòng 1-2 ngày trước khi
nhận được kế hoạch chính thức. Căn cứ vào kế hoạch của phòng Đảm bảo
Dầu mỡ nhờn Công ty gửi, Phòng Kế hoạch Điều độ Nhà máy lập kế hoạch
pha chế hàng tuần để gửi các bộ phận có liên quan gồm Đội Pha chế đóng
rót, Đội giao nhận, Phòng thử nghiệm.
- Khi nhận được Kế hoạch pha chế từ phòng Đảm bảo Dầu mỡ nhờn chuyển
đến, Giám đốc Nhà máy Dầu nhờn chỉ đạo các bộ phận liên quan lên kế
hoạch chi tiết để chuẩn bị cho quá trình sản xuất như: lập thời gian pha chế
cho từng sản phẩm, chuẩn bị bố trí lao động, chỉ định bể chứa nguyên vật
liệu, xúc rửa bể pha chế, tìm kiếm các phuy hàng chứa dầu đầu ống, dầu
xúc rửa từ các mẻ sản xuất trước phù hợp có thể làm nguyên vật liệu cho
các sản phẩm có trong lệnh sản xuất, chuẩn bị các loại bao bì để đóng rót…
tất cả đế sẵn sàng cho công việc sản xuất được bắt đầu kịp thời
- Việc pha chế sản phẩm cụ thể hàng ngày theo “Lệnh pha chế” do phòng Kế

hoạch Điều độ lập.
- Phòng thử nghiệm nhận “lệnh pha chế”, lập “đơn pha chế” cho từng loại
hàng, mỗi mặt hàng sản xuất được ghi trên một đơn pha chế, trong đó ghi
rõ số lượng từng loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ… và các
yêu cầu về kỹ thuật sản xuất khác như nhiệt độ, thời gian …để hoàn thành
một mẻ hàng sau đó chuyển cho Đội Pha chế đóng rót..
2.2.

Quá trình sản xuất


- Đội Pha chế đóng rót căn cứ vào “đơn pha chế” bắt đầu quá trình sản xuất:
+ Đầu tiên bơm nguyên liệu chính (dầu gốc) vào bể pha chế từ các bể chứa
đã được chỉ định tại bản kế hoạch chi tiết, sau đó lần lượt đến các loại phụ
gia ( với số lượng đã định). Sau đó mở máy để vận hành.
+ Đến thời gian quy định ở tại nhiệt độ phù hợp, tiến hành lấy mẫu sản
phẩm chuyển cho Phòng Thử nghiệm để kiểm định về chất lượng.
+ Khi có kết quả xác định sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn thì đóng máy đồng
thời bơm hàng sang bể thành phẩm để chuyển sang quá trình đóng rót.
- Bộ phận đóng rót, căn cứ vào “lệnh sản xuất” trong đó đã ghi rõ số lượng
từng loại sản phẩm cần sản xuất tiến hành đóng rót cho từng loại sau đó
chuyển nhập kho thành phẩm. Kết thúc một quá trình sản xuất một mẻ sản
xuất và chuyển mẻ mới.

3. Những bất cập của quy trình này:
Trong quy trình pha chế, đóng rót, việc phát sinh hàng xúc rửa, đầu ống là
một tất yếu khách quan. Do vậy, việc pha trộn hàng đầu ống, xúc rửa vào các
mẻ pha chế sau là bắt buộc, cần được thực hiện thường xuyên để tránh tồn
kho. Thực tế, Đội Pha chế đóng rót đã mở sổ theo dõi hàng đầu ống, xúc rửa
tồn kho hàng ngày, tuy nhiên việc đưa các loại dầu này vào làm nguyên vật

liệu cho các mẻ sản xuất sau lại phải do Phòng Thử nghiệm chỉ đạo nhưng


Phòng Thử nghiệm lại không nắm được cụ thể số lượng này do đó thiếu tính
chủ động trong công việc, không phối hợp kịp thời được với bộ phận sản xuất
để giải tỏa lượng hàng đầu ống đó. Chỉ tới khi Đội Pha chế đóng rót có ý kiến
sang thì Phòng Thử nghiệm mới kiểm tra và chỉ đạo tiếp.

4. Cần cải tiến quy trình theo hướng sau
Xét về quy trình thực hiện, phòng Thử nghiệm là bộ phận có chuyên môn
trong cơ cấu nguyên liệu thực hiện pha chế nên phải là bộ phận đưa ra khuyến
cáo về số lượng, chủng loại dầu xúc rửa, xử lý đưa vào pha chế, nhưng phòng
Thử nghiệm lại không có thông tin về số lượng pha chế từng mẻ, tồn kho hàng
cần xử lý cũng như chưa có quy định chính thức về việc thực hiện nhiệm vụ
nêu trên. Do vậy, Công ty cần xem xét và đưa ra quy trình phối hợp thực hiện
nhiệm vụ xử lý trên cho phù hợp, giảm tình trạng tồn kho sản phẩm không phù
hợp lớn

II.

Ứng dụng môn học Quản trị hoạt động vào thực tiễn công việc

Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex hoạt động trong lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh do đó từ những kiến thức bổ ích thu được từ môn học Quản trị
hoạt động, tôi thấy quan tâm và có thế áp dụng quan điểm “quản lý sản xuất
theo phương pháp Lean” vào hoạt động thực tiễn tại Công ty. Phương pháp
sản xuất Lean là một phương pháp sản xuất được xem là mang lại hiệu quả


nhất hiện nay. Mục tiêu của phương thức sản xuất Lean là loại bỏ hoàn toàn

các lãng phí xảy ra trong quá trình sản xuất từ đó cho phép cải thiện hệ thống
sản xuất tối ưu, tinh gọn . Với phương pháp Lean, doanh nghiệp sản xuất có
thể giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng đầu ra, và rút ngắn thời gian sản
xuất.
Để áp dụng phương pháp sản xuất Lean, PLC cần phải tuân thủ các nguyên
tắc chính trong Lean Manufacturing. Lean là một triết lý sản xuất, để thực thi
một triết lý sản xuất, đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc mà nó
đặt ra. Các nguyên tắc đó là:
+ Nhận thức về sự lãng phí: Cần phải làm cho mọi thành viên của PLC
nhận thức rõ lãng phí là yếu tố cần phải loại bỏ bằng mọi giá.
+ Chuẩn hóa công việc: Trong thực tế, mọi công việc đều được tiêu chuẩn
hóa và phải được ghi lại trong “bảng công việc tiêu chuẩn” để công nhân
theo dõi và thực hiện.
+ Quy trình liên tục: Cần phải triển khai một quy trình sản xuất liên tục.
Khi kết thúc mẻ sản xuất này cần ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tương tự
tiếp theo để tránh phải xúc rửa bề, tránh tạo ra các dầu đầu ống lưu kho
tiếp.
+ Sản xuất “Pull” (Just- in- Time): nguyên tắc này chủ trương sản xuất các
sản phẩm cần thiết, đúng lúc và số lượng yêu cầu.


+ Chất lượng từ gốc: phải đảm bảo chất lượng sản phẩm từ gốc, tránh để
hàng hóa đã được tiêu thụ mà không đảm bảo bị khách hàng trả lại. Phải để
cho mọi người hiểu rằng việc kiểm soát chất lượng phải được thực hiện bởi
tất cả các công nhân như một phần công việc bắt buộc trong suốt quá trình
sản xuất.
+ Liên tục cải tiến: nguyên tắc này đòi hỏi sự cố gắng đạt đến sự hoàn thiện
bằng cách không ngừng loại bỏ những lãng phí khi phát hiện ra chúng.
Điều này cũng đòi hỏi sự tham gia tích cực của công nhân trong quá trình
cải tiến liên tục.



Kết luận: Bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn hoạt động hiệu quả nhất, tối ưu
hoá được nguồn lực của mình nhất. Để đạt được mong muốn đó, việc quản lý
trước hết phải được thực hiện tốt nhất. Quản trị hoạt động thực sự là một hoạt
động giúp người quản lý có cách nhìn tổng thể, bao quát và toàn diện về hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp mình. Từ đó, người quản lý có thể thay đổi
hay chỉnh sửa các quy trình làm việc cho phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp.


Tài liệu tham khảo:

-

Giáo trình môn Quản trị hoạt động của chương trình đào tạo Thạc sỹ quản trị kinh
doanh- trường đại học Griggs.

-

Trang Web của Công ty CP Hóa dầu Petrolimex : />


×