Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Mô tả quy trình cho vay đối với tổ chức tại ngân hàng vietinbank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.09 KB, 7 trang )

MÔ TẢ QUY TRÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TẠI NGÂN
HÀNG VIETINBANK
I. Giới thiệu về Doanh nghiệp
Hiện tại tôi đang làm việc tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương
Quang Trung- là một trong số 150 chi nhánh trực thuộc hệ thống ngân hàng
thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam. Ngân hàng công thương Quang
Trung được thành lập ngày 01/07/2006. Là một chi nhánh mới, bước đầu chi
nhánh NHCT Quang Trung đứng trước không ít những khó khăn, thách thức.
Tuy nhiên, với trình độ và năng lực của đội ngũ lãnh đạo và sự đoàn kết của
cán bộ công nhân viên, sau 5 năm hoạt động, chi nhánh đã duy trì được tốc độ
tăng trưởng cao, tạo ra một vị thế vững chắc trên địa bàn, nhiều năm liền đạt
danh hiệu “ Chi nhánh xuất sắc” do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
rao tặng. Trong quá trình hoạt động của mình, chi nhánh NH TMCP CT
Quang Trung luôn chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đa
dạng hoá các loại hình dịch vụ, với một đội ngũ nhân viên trẻ, có năng lực,
trình độ, có tinh thần nhiệt huyết và khả năng giao tiếp tốt, chi nhánh đã tạo
đựng được mối quan hệ hợp tác lâu bền với số lượng lớn khách hàng doanh
nghiệp và cá nhân trong địa bàn.
Là một Ngân hàng thương mại nên chức năng nhiệm vụ chính của Chi nhánh
là:
- Huy động tiền gửi của các tổ chức và cá nhân bằng VND và ngoại tệ.
- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tới tất cả các thành phần
kinh tế.
- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh trong nước và quốc tế.


- Thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế như: phát hành và thanh toán
thư tín dụng, nhờ thu; chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền nhanh
Western Union và thu đổi ngoại tệ….
- Cung cấp các dịch vụ ngân quỹ: thu hộ, chi hộ tiền VNĐ và ngoại tệ, cho
thuê két sắt, cất giữ bảo quản tài sản….


- Phát hành thẻ và cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử: phát hành và
thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế, thẻ ATM, thực hiện chi trả lương
qua tài khoản, cung cấp các dịch vụ Internet Banking, Phone Banking, SMS
Banking…
- Các hoạt động khác: Khai thác bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ; tư vấn đầu
tư và tài chính….
II. Mô tả quy trình Cho vay đối với tổ chức đang thực hiện tại Chi nhánh
Với vị trí là cán bộ tín dụng thì công việc phải thực hiện thường xuyên nhất
đó là thực hiện cho vay. Sản phẩm cho vay tại Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam nói chung và chi nhánh Quang Trung nói riêng rất đa dạng
và phong phú hướng tới nhiều đối tượng khách hàng. Mỗi một sản phẩm mà
Ngân hàng cung cấp cho khách hàng luôn có một quy trình cụ thể và khoa
học được ban hành. Khi thực hiện công việc, yêu cầu đặt ra là mỗi cán bộ
phải tác nghiệp theo đúng quy trình quy định.
Đặc thù hoạt động của ngành Ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì
thế, tuân thủ quy trình tác nghiệp là một trong những thước đo quan trọng
đánh giá chất lượng công việc nhằm nâng cao hiệu quả công việc, hạn chế rủi
ro.
Một trong số các quy trình cụ thể được mô tả và phân tích là Quy trình cho
vay đối với tổ chức, được thực hiện theo tiêu chuẩn chất lượng được Ngân
hàng công thương Việt Nam quy định ban hành.
Nội dung quy trình được thực hiện theo các bước như sau:


Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn từ khách hàng và
sao gửi hồ sơ sang phòng quản lý rủi ro
- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ: Hồ sơ khách hàng, hồ sơ khoản vay, hồ sơ
tài sản bảo đảm
- Tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính xác thực của hồ sơ, yêu
cầu khách hàng bổ sung hồ sơ (nếu thiếu). Lập phiếu giao nhận hồ sơ.

-Sao gửi hồ sơ gửi phòng quản lý rủi ro.
Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng, lập Tờ trình thẩm định, trình
duyệt tờ trình thẩm định.
Căn cứ vào các tài liệu do khách hàng cung cấp và các tài liệu, thông tin do
cán bộ thu thập được, CBTD thực hiện các công việc sau:
- Thẩm định khách hàng vay vốn: Thẩm định năng lực pháp luật và năng lực
hành vi….. của khách hàng vốn. Tiến hành chấm điểm và xếp hạng tín dụng
khách hàng theo qui trình Chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng.
- Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, phân tích ngành và dự kiến lợi
ích của ngân hàng thu được.
- Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay: Thực hiện theo qui trình Nhận bảo đảm
bằng tài sản.
- Xác định phương thức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, kì hạn trả
nợ gốc lãi.
- Lập tờ trình thẩm định, trình lãnh đạo phòng kiểm soát và phê duyệt.
Bước 3: Soạn thảo, ký Hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, làm thủ
tục giao nhận giấy tờ và Tài sản bảo đảm.
-Khi khoản vay đã được người có thẩm quyền quyết định phê duyệt, trên cơ
sở nội dung và các điều kiện tín dụng đã được duyệt và thống nhất với khách


hàng, Cán bộ tín dụng thỏa thuận các điều khoản và lập Hợp đồng tín dụng,
Hợp đồng bảo đảm.
- Trình lãnh đạo phòng kiểm soát và trình người có thẩm quyền quyết định.
- Thực hiện công chứng, chứng thực đối với Hợp đồng bảo đảm; đăng kí giao
dịch bảo đảm; thực hiện các thủ tục giao nhận và nhập kho hồ sơ Tài sản bảo
đảm.
Bước 4: Nhập dữ liệu vào hệ thống
Cán bộ tín dụng nhập các dữ liệu về khách hàng, khoản vay, tài sản bảo đảm
vào hệ thống incas và chuyển lãnh đạo phê duyệt.

Bước 5: Giải ngân
- Cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, chứng từ chứng minh
mục đích sử dụng tiền vay để giải ngân, trình lãnh đạo phòng và người có
thẩm quyền quyết định phê duyệt.
- Cán bộ tín dụng nhận chứng từ đã được người có thẩm quyền phê duyệt và
chuyển phòng kế toán để giải ngân.
Bước 6: Kiểm tra, giám sát vốn vay
-Cán bộ tín dụng kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách
hàng (theo qui trình kiểm tra giám sát vốn vay của NH TMCP Công thương
Việt Nam).
Bước 7: Thu nợ gốc lãi, phí và xử lý các phát sinh
Cán bộ tín dụng theo dõi việc thu nợ theo từng khoản vay đến hạn, thông báo
cho khách hàng trước khi đến hạn từ 7 đến 10 ngày.
-Xử lý các phát sinh (nếu có).
Bước 8: Thanh lý Hợp đồng


Khi bên vay đã trả xong nợ gốc, lãi và các khoản phí phát sinh, Cán bộ tín
dụng lập biên bản thanh lý hợp đồng.
Bước 9: Giải chấp Tài sản bảo đảm
Trình tự thủ tục giải chấp từng phần hoặc toàn bộ được thực hiện theo Quy
trình nhận cầm cố, thế chấp của khách hàng hoặc của bên thứ ba và Quy
trình nhận bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay của Ngân hàng công
thương Việt Nam.
Bước 10: Lưu trữ hồ sơ cho vay
Cán bộ tín dụng lập và sử dụng Phiếu luân chuyển hồ sơ trong suốt quá trình
luân chuyển, Lưu trữ đầy đủ, nguyên vẹn hồ sơ cho vay theo Quy định cho
vay đối với tổ chức kinh tế của Ngân hàng công thương Việt Nam; bổ sung
kịp thời những hồ sơ, giấy tờ do khách hàng cung cấp hoặc phát sinh trong
suốt quá trình cho vay từ khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn cho đến khi

khách hàng trả hết nợ gốc và lãi.
Ưu nhược điểm của Quy trình đối với công tác quản lý
*Ưu điểm
+ Quy trình được đưa ra với các bước rõ ràng, đầy đủ và cụ thể;
+ Mọi món vay đều phải qua bộ phận quản lý rủi ro, làm giảm thiểu rủi
ro, Đảm bảo tính an toàn cho ngân hàng.
+ Thực hiện theo đúng trình tự các bước thực hiện là căn cứ để Ban lãnh
đạo đánh giá mức độ tuân thủ quy trình của từng cán bộ khi thực hiện
công việc được giao phó.
+ Nhà Quản lý lấy Quy trình làm cơ sở để xác định rõ quyền hạn, trách
nhiệm của mỗi cán bộ, phòng ban và bộ phận liên quan trong cả một
chuỗi các bước thực hiện khi có vấn đề phát sinh xảy ra.
*Nhược điểm


+

Quy trình có quá nhiều bước, tốn nhiều thời gian, khi tác nghiệp thực
tế gặp phải không ít khó khăn trong việc tuân thủ lần lượt theo các
bước được quy định.

+ Quy trình tồn tại nhiều bất cập không khoa học dẫn đến việc cán bộ tín
dụng phải thực hiện nhiều công việc thừa gây lãnh phí về thời gian và
chi phí. Ví dụ: Cán bộ tín dụng phải trực tiếp mang hồ sơ đến từng bộ
phận liên qua, việc luân chuyển hồ sơ qua các bộ phận không khoa học,
mất nhiều thời gian và công sức của cán bộ tín dụng. Đặc biệt khi gửi
hồ sơ qua bộ phận rủi ro, cán bộ tín dụng phải photo toàn bộ hồ sơ
khách hàng và những hồ sơ cần thiết, việc này rất mất thời gian và lãng
phí.
* Các giải pháp

+ Các bước trong quy trình được giảm thiểu tối đa nhưng vẫn bảo đảm
tính khoa học, đảm bảo chất lượng, phù hợp với thực tế tiết kiệm thời
gian và chi phí cho khách hàng và Ngân hàng, tạo thêm lợi thế cạnh
tranh cho Ngân hàng công thương trong việc thực hiện nghiệp vụ cho
vay so với các Ngân hàng khác.
+ Tin học hóa việc luân chuyển hồ sơ làm giảm chi phí, giảm thời gian
luân chuyển hồ sơ giữa các bộ phận, các bộ phận cập nhật và xử lý hồ
sơ nhanh chóng và chính xác hơn.
Phần III. Áp dụng kiến thức môn Quản trị tác nghiệp vào công việc hiện nay

Trong lĩnh vực hoạt động tài chính – ngân hàng thông thường chi phí cho các
hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi
phí. Với số lượng các Ngân hàng mới gia nhập ngành ngày càng nhiều, tình
hình cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng tăng thì việc cắt giảm được các
chi phí không cần thiết là yêu cầu vô cùng cấp thiết giúp Ngân hàng công


thương tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao và giữ
vững vị thế của mình trên thị trường.
Một số bước cần triển khai việc áp dụng kiến thức đã học môn Quản trị
hoạt động vào doanh nghiệp tôi đang công tác như sau:
+ Đề xuất việc rà soát các chi phí trong hoạt động quản lý. Việc làm này
mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng cho doanh nghiệp do đó nó cần thiết
phải được thực hiện đầu tiên và kịp thời. Lãng phí được để cập ở đây
bao gồm cả lãng phí về chi phí và thời gian cho cùng một hoạt động tác
nghiệp.
+ Xây dựng các quy trình chuẩn đối với từng loại sản phẩm dịch và hoàn
thiện dần dần trên cơ sở có sự phù hợp giữa lý thuyết và thực tế ,nhằm
loại bỏ những chi phí không cần thiết.
+ Phố biến quy trình thực hiện cho tất cả cán bộ nhân viên Ngân hàng tạo

ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận và các phòng ban nâng cao
chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Môn học quản trị hoạt động giúp chúng ta ứng dụng và phát triển quan
niệm về các vấn đề liên quan đến lập kế hoạch, quản lý, quản lý chi phí,
kiểm tra chất lượng, cách thức tính toán dự trữ hàng tồn kho, sản xuất tinh
gọn (Lean)... Một trong những nội dung của môn học quản trị hoạt động
này được nhiều doanh nghiệp quan tâm nhất đó chính là sản xuất tinh gọn
(Lean production) nhằm liên tục loại bỏ các lãng phí xảy ra trong quá trình
hoạt động từ đó cho phép cải thiện hệ thống sản xuất tối ưu, tinh gọn, hiệu
quả.



×