Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Quy trình quản lý đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.53 KB, 13 trang )

Quy trình Quản lý đào tạo
Với vai trò Trưởng phòng Tư vấn và đào tạo của Viện tin học doanh
nghiệp – Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, lĩnh vực của tôi hiện
nay đang phụ trách là tổ chức các chương trình đào tạo, tổ chức sự kiện, xúc
tiến thương mại trong và ngoài nước.... Sau khi được học tập, nghiên cứu môn
Quản trị hoạt động, tôi nhân thấy đơn vị còn có một số quy trình làm việc chưa
được phù hợp và cần phải được cải tiến cho phù hợp. Để áp dụng những kiến
thức đã được học tôi lựa chọn Quy trình Quản lý đào tạo để nghiên cứu.
I. Giới thiệu quy trình
Quy trình quản lý đào tạo là quy trình quản lý toàn bộ công tác đào tạo
từ việc thiết kế, xây dựng nội dung khoá học, tuyển sinh, tuyển chọn giáo viên,
các công tác chuẩn bị đảm bảo cho khoá học, tổ chức triển khai đào tạo cho tới
khi kết thúc khoá học.
Quy trình quản lý đào tạo xây dựng, định nghĩa, mô tả các bước tiến
hành công việc một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với thực tế triển khai đào
tạo tại đơn vị.
Việc thực hiện quy trình Quản lý đào tạo sẽ giúp kiểm soát được từng
khâu trong toàn bộ công tác tổ chức khoá đào tạo, do đó hạn chế bớt được
những sự cố rủi ro hoặc những sai sót không đáng có , nhằm làm cho việc tổ
chức đào tạo đạt kết quả tốt nhất.

II. Sơ đồ quy trình đào tạo

Người thực hiện

Sơ đồ của quy trình

Tliệu, biểu mẫu

-Quản lý đào tạo


-Báo

-Nhóm thiết kế

việc

Thiết kế chương trình đào tạo

Xử lý
thông tin

Xây dựng
chương trình ĐT

cáo

Báo
cáo

1

công


-Nhóm marketing

-Thư mời tham gia

Quảng cáo đào tạo


-Thư cảm ơn
-Báo

Quảng cáo,
tiếp thị

Mời tham
dự

Tìm tài
trợ, đối

-Cảm ơn

công

việc

-Báo cáo

- Nhóm quản lý

-Giấy triệu tập học

Tuyển sinh

học viên

cáo


-Báo cáo công
việc

Thông
báo

Nhập học

-Nhóm quản lý
Chuẩn bị đào tạo

giáo viên
-Nhóm

- Lý lịch giáo viên

quản

học viên Tài
Giáo
viên
liệu

-Nhóm kỹ thuật

-Lịch giảng dạy



-Phiếu học viên


Kỹ
thuật

Biểu
mẫu

-Báo cáo công

Chuẩn
bị khác

việc

-Nhóm quản lý

-Đề kiểm tra kết
Triển khai đào tạo

giáo viên
-Nhóm

quản

Đăng
học viên Đào

tạo
-Nhóm
kỹ thuật

học

thúc khoá học



-Phiếu thăm dò ý
Kiểm
tra cuối
khoá

Thăm dò
ý kiến
học viên

kiến học viên


-Giáo viên
-Học viên
Quản lý đào tạo

-Báo cáo tổng kết
Tổng kết

khoá học

III. MÔ TẢ QUY TRÌNH
1. Quy trình thiết kế chương trình đào tạo (QTTK)
1.1 Định nghĩa

Thiết kế đào tạo là nêu ra được mục đích của khoá đào tạo, đối tượng
đào tạo, và xây dựng được nội dung chương trình cần đào tạo.
1.2 Nội dung
1.2.1 Xử lý thông tin
2


Trưởng nhóm thiết kế chịu trách nhiệm phân công các thành viên trong
nhóm TK thực hiện các công việc sau:
• Tham khảo thông tin về nhu cầu đào tạo mà các học viên đã đề xuất trong
“Phiếu thăm dò ý kiến học viên” của các khoá đào tạo trước.
• Dựa vào nhu cầu hợp tác thực tế của các hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức
• Khảo sát thông tin thị trường để phần nào nắm được nhu cầu đào tạo của
khách hàng hiện tại là gì. Thông tin có thể lấy từ các nguồn khác nhau như
các phương tiện tuyên truyền thông tin đại chúng, mạng internet, trao đổi
hỏi ý kiến,vv…
• Phân tích thông tin đã thu thập để biết được nhu cầu cấp bách của thị
trường là cần đào tạo mảng kiến thức nào.
1.2.2 Xây dưng chương trình đào tạo
Sau bước phân tích thông tin, trưởng nhóm thiết kế cần báo cáo đề xuất
chương trình đào tạo với QLĐT bao gồm các nội dung sau:
Chỉ ra tên môn học, nội dung chính của môn học
• Đưa ra thời lượng của từng môn học, khoá học.
• Xác định đối tượng người học.
• Mục đích, ý nghĩa của môn học, khoá học
2. Quy trình quảng cáo (QTQC)
2.1 Định nghĩa
Quy trình quảng cáo thực chất là quảng cáo về chương trình đào tạo, tìếp
thị học viên, tìm nguồn tài trợ hoặc đối tác cùng tham gia vào chương trình đào
tạo.

2.2 Nội dung
Quy trình quảng cáo (marketing) bao gồm các nội dung sau:
2.2.1 Quảng cáo tiếp thị
Sau QTTK, nhóm quảng cáo nhận được thông tin về chủ đề và nội dung
chương trình khoá học, trưởng nhóm marketing sẽ chịu trách nhiệm phân công
các thành viên trong nhóm thực hiện các công việc sau:
3




Quảng cáo về khoá đào tạo: Chọn lọc, sắp xếp, chỉnh sửa thông tin quảng
cáo về khoá đào tạo sắp tới để khách hàng có thể biết rõ hơn về khoá đào
tạo, chẳng hạn mục đích của khoá đào tạo là gì, chương trình sẽ cung cấp
những kiến thức gì cho người học cũng như lợi ích của việc tham gia khoá
học.



Quảng cáo nội dung liên quan: Chẳng hạn đề cập đến các sự kiện, hội thảo,
những ứng dụng CNTT mà nội dung của nó có ít nhiều liên quan giúp cho
mọi người có thêm thông tin để hiểu hơn về chương trình đào tạo sắp tới.
Đặc biệt, đối với các chủ đề đào tạo lớn, phục vụ cho một ngành hàng đặc
trưng, cần viết bài để quảng cáo về chương trình này.
Cách thức tiến hành: hình thức quảng cáo tiếp thị có thể theo nhiều cách
khác nhau, chẳng hạn: đăng tin trên các phương tiện thông tin đại chúng,
trên một số website của VCCI hoặc của một số địa chỉ website có tên tuổi
được nhiều người truy cập, hay viết bài quảng cáo trên báo, tạp chí của
VCCI, của một số Bộ, ngành có liên quan, vv…


2.2.2 Tìm tài trợ, đối tác
• Tìm các nhà tài trợ, nguồn tài trợ, các đối tác cùng tham gia chương trình
đào tạo sắp tới
• Xây dựng quyền lợi và nghĩa vụ của họ khi tham gia chương trình đào
tạo này.
2.2.3 Mời tham dự
• Viết thư mời các tổ chức, cá nhân tham dự khoá đào tạo
• Tiếp nhận phản hồi từ khách hàng, tập hợp và trả lời câu hỏi của khách
hàng.
• Lập danh sách đăng ký tham dự khoá học. (BM-Danh sách đăng ký tạm
thời)
2.2.4 Cảm ơn
• Viết thư cảm ơn các nhà tài trợ, đối tác đã giúp đỡ, hợp tác cho khoá học
Viết thư cảm ơn các tổ chức, cá nhân đã đăng ký tham dự khoá học.
4


2.2.5 Báo cáo công việc
Trưởng nhóm marketing sẽ phải báo cáo kết quả công việc marketing
với người quản lý đào tạo, giúp cho người quản lý đào tạo có được thông tin
chủ yếu trước khi đưa ra quyết định có tổ chức khoá học hay không.
3. Quy trình tuyển sinh (QTTS)
3.1 Định nghĩa
Quy trình tuyển sinh là quy trình tiến hành các thủ tục cần thiết để xác
định được danh sách học viên chính thức tham gia khoá đào tạo.
3.2 Nôi dung
3.2.1 Thông báo
Người QLHV phải gửi giấy triệu tập học viên đến những học viên đã có
đăng ký tham dự khoá học để chính thức thông báo cho học viên biết những
thông tin cần thiết về khoá học như địa điểm học, thời gian khai giảng, lịch

học, nội dung học,vv…
3.2.2 Nhập học
Học viên sau khi nhận được giấy triệu tập học, sẽ đến địa điểm học vào thời
điểm như đã thông báo để tiến hành làm các thủ tục nhập học. Người QLHV có
trách nhiệm tiếp đón học viên và thực hiện các công việc sau:


Ghi tên học viên

• Thu học phí
• Phát phiếu học viên và hướng dẫn họ điền nội dung vào phiếu.
4. Quy trình chuẩn bị đào tạo (QTCB)
4.1 Định nghĩa
Quy trình chuẩn bị đào tạo là giai đoạn được thực hiện sau khi người
quản lý đào tạo có quyết định tổ chức khoá học. Đây là giai đoạn chuẩn bị các
điều kiện cần thiết đảm bảo cho khoá học có thể triển khai đúng theo kế hoạch
và thành công.
4.2 Nội dung
4.2.1 Chuẩn bị giảng viên
5


Trưởng nhóm quản lý giáo viên (QLGV) có nhiệm vụ phân công các
thành viên trong nhòm QLGV thực hiện các công việc sau:
• Lựa chọn giảng viên: cần lựa chọn giảng viên tham gia khoá học sao cho
có trình độ chuyên môn và phong cách sư phạm đáp ứng được yêu cầu
của nội dung môn học, của đối tượng người học.
• Đưa yêu cầu với giảng viên: yêu cầu giảng viên chuẩn bị đề cương, giáo
trình giảng dạy, tài liệu tham khảo và nội dung các bài tập thực hành,
….

• Đề nghị giáo viên điền vào các biểu mẫu cần thiết. (Lý lịch giảng viên,
Đề cương…
• Phổ biến các quy định cho giáo viên.
• Trưởng nhóm báo cáo kết quả thực hiện với QLĐT.
4.2.2 Chuẩn bị tài liệu
Nhóm QLGV kết hợp với giảng viên thực hiện nhiệm vụ sau:
• Xem phiếu chuẩn bị của giáo viên để biết tên giáo trình hoặc tài liệu
tham khảo mà giáo viên chọn để sử dụng cho khoá ĐT. Trong trường
hợp không có sẵn giáo trình , tài liệu giảng dạy cụ thể, đề nghị giáo viên
biên soạn tài liệu ngắn gọn nêu được các nội dung chính của chương
trình ĐT , làm cơ sở để hướng dẫn học viên học tập.
• Tiến hành in ấn, photo hoặc mua tài liệu với số lượng đủ để phát cho
học viên.
4.2.3 Chuẩn bị kỹ thuật
Trưởng nhóm kỹ thuật chịu trách nhiệm phân công các thành viên trong
nhóm thực hiện các nội dung sau:
• Kiểm tra trang thiết bị: tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống máy tính và
các trang thiết bị trong phòng học và phòng thực hành để sao cho đảm
bảo được tất cả các trang thiết bị đều ở trạng thái hoạt đông tốt (nếu lad
lớp về CNTT).
• Cài đặt các phần mềm cần thiết theo yêu cầu của nội dung khoá học.
6


• Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ cần thiết cho khoá học, chẳng hạn:
đĩa cài đặt chương trình, kìm mạng, card mạng, cap mạng, giấy in, máy
in,vv….
• Trưởng nhóm báo cáo kết quả thực hiện với QLĐT.
4.2.4 Chuẩn bị biểu mẫu
Trưởng nhóm QLGV chịu trách nhiệm phân công người chuẩn bị in sẵn

các biểu mẫu cần thiết để phát cho giáo viên và học viên khi bắt đầu cũng như
trong lúc diễn ra khoá học, chẳng hạn: phiếu phân công giáo viên, lịch giảng
dạy, phiếu điểm học viên, phiếu học viên, phiếu ý kiến học viên, vv…
4.2.5 Chuẩn bị khác
Trưởng nhóm QLHV chịu trách nhiệm phân công người thực hiện các công
việc sau:
• Trang trí phòng học: hoa cắm, khẩu hiệu,….
• Phòng học: phông màn, bảng, bút viết, rẻ lau bảng, micro,….
• Thẻ giáo viên, học viên
• Văn phòng phẩm: đĩa mềm, bút, vở, cặp,…


Hậu cần: nước uống, tea-break….

• Dự trù kinh phí triển khai và quyết toán lớp học với bộ phận kế toán.
• Báo cáo kết quả thực hiện với QLĐT
5. Quy trình triển khai đào tạo (QTĐT)
5.1 Định nghĩa
Quy trình triển khai đào tạo (QTĐT) là giai đoạn đào tạo thực sự mà
trong suốt thời gian này giảng viên có trách nhiệm truyền đạt toàn bộ nội dung
kiến thức theo yêu cầu của khoá học cho các học viên tham dự.
5.2 Nội dung
• Kiểm tra đầu khoá: giáo viên cần tiến hành kiểm tra chất lượng học viên
trước khi bắt đầu giảng dạy, và đánh giá sơ bộ về trình độ hiểu biết của
học viên, để thông qua đó giáo viên có thể điều chỉnh nội dung bài giảng
7


và phương pháp giảng dạy cho phù hợp với trình độ chung của lớp học.
Hình thức kiểm tra là học viên làm bài viết trả lời các câu hỏi.

• Tiến hành đào tạo: là thời gian mà giáo viên truyền đạt toàn bộ nội dung
kiến thức theo yêu cầu khoá học, dựa vào đề cương đã được xây dựng và
đăng ký từ trước.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần giao bài tập thực hành cho học
viên
Tỷ lệ thời gian lý thuyết và thực hành do giáo viên xác định
• Kiểm tra cuối khoá: kêt thúc giai đoạn đào tạo, các học viên sẽ làm bài
kiểm tra hoàn thành môn học. Kết quả bài kiểm tra sẽ được đánh giá là
kết quả học tập của học viên khi hoàn thành khoá học.


Kết thúc khoá hoc, mỗi học viên sẽ được thăm dò ý kiến nhận xét về
khoá học như phương pháp giảng dạy, trình độ giảng viên, nội dung giáo
trình, thời gian giảng dạy,vv…, đồng thời thăm dò nhu cầu học tập tiếp theo
của các học viên.

6. Quy trình tổng kết (QTKT)
6.1 Định nghĩa
Tập hợp số liệu thu được từ khoá học, viết báo cáo tổng kết và rút kinh
nghiệm cả khoá học để tạo bước chuẩn bị cho các khoá đào tạo sắp tới.
6.2 Nội dung
• Lưu trữ dữ liệu của phiếu học viên, phiếu thăm dò ý kiến học viênNhóm QLHV đảm nhận
• Kiểm tra để hoàn chỉnh toàn bộ hồ sơ liên quan đến khóa học – Do
QLĐT thực hiện
• Viết báo cáo tổng kết khoá học – Do QLĐT thực hiện
IV. Mô tả vị trí công việc
Vị trí

Trách nhiệm


Quyền hạn

Mối quan

Yêu cầu

hệ
Người

-Chịu trách nhiệm về - Điều hành
8


quản lý mọi hoạt động của khoá nhân lực, vật
đào tạo đào tạo.

lực trong các

(QLĐT) - Đề xuất với Trưởng nhóm
phòng đào tạo các vấn -Sử dụng các
đề liên quan đến công phương
tác đào tạo

tiện

làm việc của

-Chỉ đạo điều hành việc phong đào tạo
xây dựng, tổ chức các để
chương trình đào tạo.


phục

vụ

cho công việc

- Chỉ đạo, điều hành
công tác triển khai đào
tạo theo các khoá học cụ
Nhóm

thể.
-Thực hiện đúng chức
năng được mô tả trong

Trưởng

quy trình.
-Chịu trách nhiệm chung - Đề xuất các Phối

hợp - Có khả

nhóm

về hoạt động của nhóm vấn

đề

các năng quản


do mình phụ trách

với QL trưởng

thiết

cần với

- Tổ chức, điều hành các ĐT.

nhóm

lý,

điều

hành công

hoạt động của nhóm do - Sử dụng, bố nghiệp vụ việc
mình phụ trách.

nguồn khác trong - Có kinh

trí

- Báo cáo kết quả thực nhân, vật lực quá triển nghiệm và
độ
hiện công việc của nhóm của nhóm do khai công trình
với QLĐT


Nhân
viên

mình phụ trách việc.

trong

vào

những

vực chuyên

công việc phù

môn nghiệp

hợp.

vụ mà mình

-Thực hiện nhiệm vụ do - Đề xuất các Phối
vấn

đề

cần với

lĩnh


đảm nhận
hợp - Có khả
các năng hoàn
9


trưởng nhóm phân công

thiết

- Báo cáo kết quả thực trưởng
hiện

công

việc

trưởng nhóm

với nhân viên thành
nhóm nhóm

với phụ trách..

mình

công

tốt

việc

và được giao.

- Sử dụng các nhóm khác - Có

khả

trang thiết bị trong quá năng

làm

của nhóm để triển khai việc

theo

phục vụ cho công việc.
công

nhóm.

việc

chuyên môn.
II. Các bất cập và hạn chế của Quy trình:
- Tốn nhiều nhân lực và thời gian vì phân ra quá nhiều mảng hoạt động.
- Ứng dụng công nghệ thông tin chưa triệt để, việc nhân viên cập nhật
danh sách học viên vào phần mềm chỉ được sử dụng ban đầu còn về sau không
chú trọng chăm sóc những khách hàng cũ.
- Số lượng thư gửi xuống DN bị trả về nhiều do không cập nhật thường

xuyên khiến cho bộ phận tuyển sinh khó khăn và phát sinh nhiều chi phí.
III. Cải thiện quy trình:
Để quy trình thực hiện tốt hơn cần tập trung các vấn đề sau:
- Đối với tuyển sinh: Ứng dụng CNTT mạnh hơn nữa, sửa đổi lại phần
mềm quản lý học viên.
- Lọc kỹ data thường xuyên để tránh lãng phí khi tổ chức lớp học
- Hoàn thiện lại bộ phận chăm sóc khách hàng với tuyển sinh để tiếp cận
và khai thác tốt số lượng học viên đã từng tham dự
Câu 2:
Theo anh/chị những nội dung nào trong môn học Quản trị hoạt động
này là có thể áp dụng vào công việc của anh/chị hoặc của doanh nghiệp
anh/chị hiện nay? Anh/chị dự định sẽ áp dụng những kiến thức đó vào
những hoạt động gì và áp dụng như thế nào?
Bài làm:
10


I. Các nội dung trong môn học có thể áp dụng vào công việc của tôi
hiện nay:
Sau thời gian được học tập và nghiên cứu môn học Quản trị hoạt động
tôi thấy còn khá nhiều điều có thể áp dụng được cho công việc của tôi hiện nay.
Để có thể từng bước áp dụng toàn bộ kiến thức đã học, trước mắt tôi lựa chọn
phương pháp 5S để áp dụng.
5S là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng xuất
phát từ quan điểm nếu làm việc trong một môi trường lành mạnh, sạch đẹp,
thoáng đãng, tiện lợi thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất lao động sẽ cao
hơn và có điều kiện để việc áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả
hơn
5S theo tiếng Nhật là: “SERI”, “SEITON”, “SEISO”, SEIKETSU” và
“SHITSUKE”, theo tiếng Việt là: “SÀNG LỌC”, “SẮP XẾP”, “SẠCH SẼ”,

SẴN SÀNG” và “SÂU SÁT”.
SERI (Sàng lọc): Là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ
không cần thiết tại nơi làm việc. Chống xu hướng của con người muốn giữ mọi
thứ cho những trường hợp dự phòng, chỉ giữ những loại dụng cụ, phương tiện
tối thiểu hỗ trợ cho công việc, nên dán nhãn “đỏ” vào những dụng cụ, thiết bị
và vật liệu cần thiết giữ lại.
SEITON (Sắp xếp): Là bố trí, sắp đặt mọi thứ ngăn nắp theo trật tự hợp
lý để dễ dàng, nhanh chóng cho việc sử dụng. Khi sắp xếp nên sử dụng những
phương tiện trực quan một cách rõ ràng, đễ mọi người dễ nhận biết, tạo nơi làm
việc có tổ chức, giảm thiểu thời gian tìm kiếm, loại bỏ những hành động dư
thừa gây lãng phí thời gian.
SEISO (Sạch sẽ): Là giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, máy móc, thiết bị
để đảm bảo môi trường, mỹ quan tại nơi làm việc. Tất cả mọi thành viên trong
đơn vị đều có ý thức và tham gia giữ gìn vệ sinh, phải có đủ phương tiện, dụng
cụ vệ sinh cho đầy đủ và thích hợp. Công việc vệ sinh là việc làm thường
xuyên của mọi người trong tổ chức, và Ban lãnh đạo thường xuyên kiểm tra
nhắc nhở việc thực hiện.
11


SEIKETSU (Sẵn sàng): Là duy trì thường xuyên những việc đã làm, cải
tiến liên tục nơi làm việc để đạt được hiệu quả cao hơn là điều rất quan trọng
và cần thiết. Xác lập một hệ thống kiểm soát trực quan, như dán nhãn hoặc
đánh dấu bằng màu sắc. Tạo môi trường dễ dàng để duy trì việc sàng lọc, sắp
xếp và sạch sẽ.
SHITSUKE (Sâu sát): Giáo dục mọi người có ý thức, tạo thói quen tự
giác tuân thủ nghiêm ngặt các qui định tại nơi làm việc. Hãy biến mọi việc làm
tốt đẹp trở thành thói quen, niêm yết kết quả đánh giá 5S tại nơi làm việc để
khuyết chích việc tốt và rút kinh nghiệm việc chưa tốt. Kiểm tra định kỳ với
những nguyên tắc đã xác lập, xây dựng và định hình một nền văn hoá trong

đơn vị
Theo tôi 5S là một phương pháp rất hiệu quả để huy động con người, cải
tiến môi trường làm việc và nâng cao năng suất của doanh nghiệp. Tôi nhận
thấy khi xây dựng 5S sẽ xây dựng ý thức cải tiến cho mọi người tại nơi làm
việc; xây dựng tinh thần đồng đội giữa mọi người; phát triển vai trò lãnh đạo
của cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý thông qua các hoạt động thực tế; xây
dựng cơ sở để đưa vào các kỹ thuật cải tiến.
Nơi làm việc trở nên sạch sẽ và ngăn nắp hơn, tăng cường phát huy sáng
kiến cải tiến, mọi người làm việc có kỷ luật. Các điều kiện hỗ trợ luôn sẵn sàng
cho công việc. Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn hơn. Nhân viên tự
hào về nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp, đem lại nhiều cơ hội sản xuất, kinh
doanh có hiệu quả hơn.
Khi thực hiện 5S thành công trong đơn vị, những thứ không cần thiết sẽ
được loại bỏ khỏi nơi làm việc, những vật dụng cần thiết được xếp ngăn nắp,
gọn gàng, đặt ở những vị trí thuận tiện cho người sử dụng, máy móc thiết bị trở
nên sạch sẽ, được bảo dưỡng, bảo quản. Từ các hoạt động 5S sẽ nâng cao tinh
thần tập thể, tạo sự hoà đồng của mọi người, qua đó mọi người làm việc có thái
độ tích cực, có trách nhiệm và ý thức trong công việc.
Xuất phát từ nhu cầu: Đảm bảo sức khoẻ của nhân viên,Dễ dàng, thuận
lợi, tiết kiệm thời gian trong quá trình làm việc; Tạo tinh thần và bầu không khí
12


làm việc cởi mở; Nâng cao chất lượng cuộc sống; Nâng cao năng suất. Tôi sẽ
xây dựng phương áp để áp dụng phương pháp 5S cho đơn vị , nhưng để cơ hội
thành công cao hơn, tôi sẽ triển khai áp dụng trong phòng của tôi trước, đây sẽ
là điển hình để nhân rộng ra toàn đơn vị.

13




×