Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Quy trình nhân nuôi trưởng thành bộ cánh vẩy trong phòng thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 47 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN

ĐỖ THỊ HƢỜNG

QUY TRÌNH NHÂN NUÔI TRƢỞNG THÀNH
BỘ CÁNH VẨY TRONG PHÕNG THÍ NGHIỆM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh học ứng dụng

HÀ NỘI – 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN

ĐỖ THỊ HƢỜNG

QUY TRÌNH NHÂN NUÔI TRƢỞNG THÀNH
BỘ CÁNH VẨY TRONG PHÕNG THÍ NGHIỆM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh học ứng dụng
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS: VŨ THỊ THƢƠNG

HÀ NỘI – 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực
chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào và mọi việc giúp đỡ cho việc
thực hiện luận văn đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn
đều đƣợc nêu rõ nguồn gốc.
Hà Nội, Ngày 10 Tháng 5 Năm 2018
Sinh viên

Đỗ Thị Hƣờng


LỜI CẢM ƠN!
Để hoàn hành tốt luận văn tốt nghiệp này ngoài những cố gắng nỗ lực của
bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình của các
tập thể, cá nhân ở cả trong và ngoài trường.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Vũ Thị Thương – Giảng viên
khoa Sinh - KTNN, Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giảng viên trong khoa
Sinh - KTNN, các thầy cô giáo trong tổ Ứng dụng công nghệ cao trong sinh học
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã cổ vũ khích
lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ những sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, Ngày 10 Tháng 5 Năm 2018.
Sinh viên

Đỗ Thị Hƣờng



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu. ..............................................................................................3
3. Nội dung nghiên cứu. ..............................................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. ................................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................................ 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................5
1.1. Cơ sở của đề tài. ...................................................................................................5
1.2. Tổng quan tài liệu nƣớc ngoài ............................................................................10
1.2.1. Tình hình nhân nuôi sâu cánh vẩy trên thế giới ..............................................10
1.2.2. Các nghiên cứu về đặc tính sinh học của trưởng thành bộ cánh vẩy .............13
1.3. Tổng quan tài liệu trong nƣớc. ...........................................................................14
1.3.1. Tình hình nhân nuôi trưởng thành sâu cánh vẩy tại Việt Nam. ......................14
1.3.2. Nghiên cứu các đặc điểm sinh học của bộ cánh vẩy tại Việt Nam .................14
CHƢƠNG 2 :THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................20
2.1. Thời gian ............................................................................................................20
2.2. Địa điểm .............................................................................................................20
2.3. Vật liệu và dụng cụ ............................................................................................20
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................22
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu. .................................................................................24
CHƢƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................25
3.1. Ảnh hƣởng của thức ăn đến sinh trƣởng và phát triển của trƣởng thành .................25
3.1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới thời gian sống của trưởng thành sâu tơ .............25
3.1.2. Ảnh hưởng của thức ăn tới thời gian tiền đẻ trứng của trưởng thành sâu tơ .27
3.1.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến thời gian để trứng ..............................................28
3.1.4. Ảnh hưởng của thức ăn tới số lượng trứng sinh ra.........................................29

3.1.5. Ảnh hưởng của thức ăn tới tỉ lệ nở của trứng .................................................30


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................35


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Ảnh hưởng của thức ăn đến thời gian sống của trưởng thành. .................. 25
Bảng 2. Ảnh hưởng của thức ăn đến thời gian tiền đẻ trứng của trưởng thành cái. 27
Bảng 3. Ảnh hưởng của thức ăn đến thời gian đẻ trứng của trưởng thành. ............ 28
Bảng 4. Ảnh hưởng của thức ăn đến số lượng trứng đẻ của trưởng thành. ............ 30
Bảng 5. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ trứng nở ..................................................31


DANH MỤC VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật
Convention on International Trade in Endangered

CITES

Species of Wild Fauna and Flora - Công ƣớc về thƣơng
mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp)

HERD

High Efficiency Rearing Device


IPM

Integrated Pests Management

STT

Số thứ tự

VNĐ

Việt Nam đồng


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bộ cánh vẩy (Lepidoptera) là một bộ rất đa dạng và phong phú trong
lớp côn trùng. Nhân nuôi trƣởng thành các loài thuộc bộ cánh vẩy là việc làm
có ý nghĩa rất lớn về cả khoa học và thực tiễn đối với không chỉ riêng con
ngƣời mà còn đối với các loài khác trong tự nhiên.
Trong quá trình di chuyển tìm kiếm thức ăn, bƣớm vô tình đã tham gia
vào quá trình thụ phấn cho hoa. Nhờ đó đã làm tăng năng suất một cách đáng
kể cho cây trồng.
Bƣớm là một loài đa dạng, có khu phân bố rộng và đặc biệt là chúng có
khẳ năng thích ứng cao đối với sự thay đổi của các điều kiện môi trƣờng sống.
Vì vậy, các loài bƣớm thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một sinh vật chỉ thị cho tình
trạng của một hệ sinh thái mà chúng sống, phƣơng pháp này hiệu quả khi
đánh giá chất lƣợng rừng và đánh giá sự hiệu quả của công tác bảo tồn quần
thể các loài bƣớm theo thời gian.
Ngoài ra giá trị mà chúng mang lại về mọi mặt kinh tế - văn hóa - xã
hội là rất lớn:

Về kinh tế, do sự đa dạng về màu sắc chủng loại mà giá trị của chúng
đem lại rất lớn, có những con có giá lên tới vài nghìn đôla Mỹ. Các sản phẩm
làm từ bƣớm đƣợc bày bán trên khắp thế giới. Đa phần trong số đó là tranh
đƣợc làm từ bƣớm ép khô.Nhờ các sản phẩm này đã đem lại nguồn thu nhập
lớn và đều đặn cho nhiều ngƣời lao động trên khắp thế giới.
Về văn hóa, bƣơm bƣớm là đặc trƣng đại diện cho một quốc gia, một
cá nhân hay tập thể. Đất nƣớc Papua New Guinea đƣợc gọi là đất nƣớc của
bƣơm bƣớm, số lƣợng bƣớm ở đây chiếm đến 55% số loài bƣớm trên khắp
thế giới. Ở đất nƣớc này không dùng tiền tệ để trao đổi hàng hóa mà dùng
bƣớm thay cho tiền. Hằng năm vào giữa tháng 9, ngƣời dân bản địa ở đây lại

1


tổ chức cuộc thi sắc đẹp lấy ý tƣởng từ loài bƣớm nhằm tôn vinh chúng, sản
phẩm kỳ diệu mà tạo hóa đã ƣu ái ban tặng quốc gia này và đây cũng đƣợc coi
là biểu tƣợng văn hóa của quốc gia này. Ngoài ra còn các hoạt động văn hóa
nhƣ các triển lãm tranh ảnh và các sản phẩm về bƣớm cũng đƣợc sự quan tâm
nhiều của công chúng [29].
Về du lịch, các mô hình du lịch sinh thái, vƣờm bƣớm đã có mặt ở
nhiều quốc gia trên thế giới nhƣ ở Mỹ, Singapore,… Ở Việt Nam, mô hình
này cũng đã phát triển và thu hút một lƣợng khách tham quan du lịch lớn.
Về giá trị tinh thần, bƣớm là hình ảnh thƣờng xuất hiện trong thơ ca,
nhạc họa. Nó thƣờng đƣợc ví nhƣ mùa xuân, do đó mang lại cảm giác thƣ thái
dễ chịu cho ngƣời nhìn ngƣời nghe khi thƣởng thức các tác phẩm liên quan
đến nó.
Về nghiên cứu khoa học và giáo dục, đây là đối tƣợng nghiên cứu các
đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh thái, sinh hóa, di truyền, tiến hóa,… Và từ
các nghiên cứu đó giáo dục cho thế hệ sau biết đến nó và có công tác bảo tồn
hay tiêu diệt sâu bệnh hại.

Ở nƣớc ta một vài năm gần đây đã có nhiều cơ quan nhƣ: Viện bảo vệ
thực vật, công ty bông Việt Nam,… nghiên cứu nhân nuôi các loại sâu: sâu
khoang, sâu xanh, sâu keo da láng bằng môi trƣờng thức ăn bán tổng hợp
nhằm mục đích lây nhiễm virut, để sản xuất chế phẩm trừ sâu hại trên lá bông,
thuốc lá cải bắp,… Những công trình này đã mang lại triển vọng cho công
nghệ sản xuất sâu ở Việt Nam [11]. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế về
phƣơng pháp, kỹ thuật, trang thiết bị cũng nhƣ cơ sở vật chất trong quá trình
nghiên cứu. Nhất là trong qúa trình nghiên cứu chỉ chú trọng nghiên cứu nhân
nuôi ở giai đoạn sâu non, còn các giai đoạn khác nhƣ trƣởng thành thì ít
nghiên cứu kỹ. Do đó cần có thêm những nghiên cứu về quy trình nhân nuôi

2


cụ thể của sâu ở giai đoạn trƣởng thành, thức ăn và các điều kiện sống phù
hợp với ngài để tăng sản lƣợng, tỉ lệ sống, tỉ lệ đẻ trứng lên cao nhất.
Hơn nữa, giá trị mà bƣớm mang lại là rất lớn về nhiều mặt khiến cho
việc nghiên cứu hoàn thiện nhân nuôi nó càng trở nên quan trọng.
Chính vì những lí do trên mà đề tài nghiên cứu “Quy trình nhân nuôi
trƣởng thành bộ cánh vẩy trong phòng thí nghiệm” là vấn đề rất cần thiết
trong nghiên cứu phòng trừ sâu bệnh hại và nâng cao phát triển kinh tế hiện
nay.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu thức ăn, từ đó làm cở sở đề xuất thức ăn nuôi
trƣởng thành bộ cánh vẩy trong phòng thí nghiệm.
3. Nội dung nghiên cứu.
Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số loại thức ăn đến sinh trƣởng và phát
triển của trƣởng thành bộ cánh vẩy.
Bƣớc đầu đề xuất thức ăn nuôi trƣởng thành bộ cánh vẩy trong phòng
thí nghiệm.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
4.1. Ý nghĩa khoa học.
Nghiên cứu tìm ra nguồn thức ăn phù hợp với bộ cánh vẩy giai đoạn
trƣởng thành khi nhân nuôi trong phòng thí nghiệm.
Nhân nuôi trƣởng thành bộ cánh vẩy giúp hoàn thiện quy trình trong
phòng thí nghiệm. Tìm ra nguồn thức ăn quanh năm nhằm nhân nuôi và phát
triển một số lƣợng lớn trƣởng thành. Khắc phục đƣợc những bất cập và hạn
chế củaviệc thu bắtnhỏ lẻ trong tự nhiên với mục đích nghiên cứu và hạn chế
tình trạng lây nhiễm các hóa chất độc hại, và bệnh từ môi trƣờng ngoài đồng
ruộng trƣớc khi đƣợc nghiên cứu. Nhờ vậy ít gây ra sai số lớn cho các kết quả
kiểm tra nghiên cứu về chúng.

3


4.2. Ý nghĩa thực tiễn.
- Do đó đề tài nhân nuôi trƣởng thành bộ cánh vẩy trong phòng thí
nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn đời sống. Nhờ việc sản xuất
trƣởng thành bộ cánh vẩy để làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ trang
trí, tranh ảnh, mẫu vật, mang lại giá trị kinh tế rất cao, tạo công ăn việc làm
cho rất nhiều ngƣời lao động.
- Là cơ sở xây dựng các hƣớng nghiên cứu phù hợp cho học sinh trung học
phổ thông, thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đáp ứng đổi mới giáo
dục.
5. Phạm vi nghiên cứu.
Do thời gian nghiên cứu có hạn đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về ảnh
hƣởng của loại thức ăn đến: thời gian sống, thời gian tiền đẻ trứng, thời gian
đẻ trứng, số lƣợng đẻ trứng, và tỉ lệ trứng nở trƣởng thành sâu tơ. Góp phần
xây dựng quy trình nhân nuôi bộ cánh vẩy trong phòng thí nghiệm.


4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở của đề tài.
Việc nhân nuôi côn trùng trên thế giới đã có cách đây từ rất lâu, khoảng
7000 trƣớc đây đã có những ghi chép về các kỹ thuật nuôi tằm lấy sợi, nuôi
ong lấy mật [11]. Hiện nay, việc nhân nuôi côn trùng đã không còn xa lạ với
chúng ta nữa mà trở lên rất phổ biến. Nó diễn ra với nhiều mục đích khác
nhau ví dụ: nuôi côn trùng làm thức ăn cho vật nuôi, con ngƣời; dùng công
trùng với mục đích nghiên cứu, giáo dục; dùng côn trùng nhằm tăng cƣờng
biện pháp sinh học trong bảo vệ cây trồng, để giảm thiểu việc sử dụng thuôc
trừ sâu hóa học, sử dụng các loài thiên địch để diệt trừ sâu bệnh hại,… Trong
số đó, bộ cánh vẩy là một bộ trong lớp côn trùng đƣợc quan tâm nghiên cứu
nhiều do những giá trị mà chúng mang lại là rất lớn.
Bƣớm là một loài có giá trị đặc biệt đối với nghiên cứu và đang trở
thành loài vật nuôi có giá trị thƣơng mại cao trên thị trƣờng. Các giá trị hiện
tại của bƣớm đã tìm ra và đang đƣợc sử dụng:
- Giá trị thƣơng mại:
Nuôi bƣớm là một một nghề hái ra tiền trên thế giới hiện nay. Trong thị
trƣờng quốc tếthƣơng mại toàn cầu, bƣớm sẽ trở thành hàng hóa vô giá và
nghề nuôi bƣớm sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất lớn.
Rõ ràng, câu chuyện kinh doanh bƣớm và côn trùng không còn đơn
thuần là hái hoa bắt bƣớm, mà đã trở thành cơ hội hái ra tiền thật sự.
Bƣớm và côn trùng là loại sản phẩm không chỉ đặc biệt về chu trình sản
xuất, chủng loại hàng hóa và thị hiếu tiêu dùng, đây còn là sản phẩm đƣợc
pháp luật bảo vệ. Việt Nam đã tham gia Công ƣớc CITES từ năm 1994. Công
ƣớc này là Hiệp định liên chính phủ với mục tiêu kiểm soát hoạt động buôn
bán qua biên giới các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trên toàn cầu


5


bằng các quy định quốc tế. Mục đích là nhằm đảm bảo việc buôn bán không
làm ảnh hƣởng đến sự sinh tồn, phát triển bền vững của các loài hoang dã
trong tự nhiên.
Do đó kinh doanh và xuất khẩu côn trùng cũng phải có giấy phép
chứng minh không ảnh hƣởng đến quá phát triển của loài. Với những quy
định này, sản xuất và xuất khẩu bƣớm trở thành một mô hình kinh doanh độc
nhất hiện nay cả về cách thức lẫn thủ tục [30].
Theo Giáo sƣ Bùi Công Hiển, côn trùng nói chung và bƣớm nói riêng
bƣớm cũng là nguồn tài nguyên quý của Việt Nam với giá trị kinh tế cao. Một
ngƣời dân Tam Đảo từng bán cho một ngƣời Nhật một con bƣớm kiếm, hay
còn gọi là bƣớm 10 đuôi, với giá gần 1000 USD. Năm 2006, một mẫu vật của
loài bƣớm Goliath birdwing đã đƣợc bán ở Đài Loan với giá 28000 USD
(tƣơng đƣơng khoảng 636 triệu VNĐ - giá bán cao nhất cho một mẫu vật
bƣơm bƣớm lúc bấy giờ) [31].
Trong khi đó, ngƣời dân chƣa biết khai thác hợp lý nên nguồn lợi mà
côn trùng mang lại không đáng kể. Những ngƣời dân sống ở khu vực nhiều
côn trùng nhƣ Tam Đảo thƣờng là ngƣời nghèo nhƣng chƣa biết tận dụng
nguồn tài nguyên này hợp lý để vừa tăng thu nhập, vừa duy trì để tài nguyên
côn trùng.
Tình trạng khách du lịch nƣớc ngoài vẫn âm thầm vào các vùng sâu
vùng xa của Việt Nam đi săn động vật, côn trùng quý hiếm. Có trƣờng hợp
một ngƣời Thái Lan đến vùng núi Tam Đảo thu mua hàng nghìn con bọ cánh
cứng nhƣng đã bị kiểm lâm bắt đƣợc.
Trên thế giới có nhiều nƣớc đã có các công ty buôn bán côn trùng có
lịch sử hàng trăm năm nay. Họ hƣớng dẫn ngƣời dân khai thác, nuôi trồng
hợp lý. Ở ngay những nƣớc trong khu vực nhƣ Malaysia, Đài Loan, Trung


6


Quốc, Nhật Bản đều có vƣờn bƣớm, côn trùng sống, mở cửa cho khách tham
quan và bán đồ lƣu niệm từ côn trùng.
Bƣơm bƣớm thƣờng đƣợc ƣớp khô để làm các vật mẫu khoa học hay quà
lƣu niệm, bộ sƣu tập,... chúng khá đƣợc ƣa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới.
Giá bán của một bức tranh bƣớm vào khoảng 600000 VNĐ đến
1500000 VNĐ tùy loại và khích thƣớc. Có thể nói giá trị kinh tế mà của việc
nuôi bƣớm là rất cao.
Côn trùng nói chung và bƣớm nói riêng góp phần tạo ra các sản phẩm:
rau, hoa, quả, hạt bằng việc thụ phấn cho cây. Nhiều thực vật đƣợc thụ phấn
nhờ bƣớm thụ phấn mà năng suất quả, hạt đã tăng lên nhiều lần.
- Giá trị giải trí du lịch.
Mô hình vƣờn bƣớm, nhà bƣớm đã và đang thu hút nhiều sự chú của
khách tham quan du lịch trong và ngoài nƣớc.
Ở các mô hình vƣờn bƣớm ngoài sự đa dạng của các loài bƣớm, khu
vƣờn còn là nơi tập trung của các loài hoa đặc trƣng của vùng rừng nhiệt đới,
với màu sắc sặc sỡ và hƣơng thơm quyến rũ sẽ mê hoặc bất cứ du khách nào
bƣớc chân qua đây.
Đến với các mô hình này, du khách không chỉ đƣợc thỏa sức ngắm nhìn
những cánh bƣớm mỏng manh, bay lƣợn rập rờn, hay đậu trên những cành
hoa đầy màu sắc, mà còn đƣợc hƣớng dẫn viên giới thiệu về vòng đời sinh
trƣởng của một cánh bƣớm, từ trứng, ấu trùng (sâu bƣớm), hóa nhộng, chui ra
khỏi kén thành một con bƣớm trƣởng thành tự do bay lƣợn trong khu vƣờn.
Đây thực sự là hoạt động du lịch rất bổ ích, góp phần làm phong phú
thêm kiến thức về thiên nhiên cho du khách, có tác dụng khuyến khích con
ngƣời bảo vệ môi trƣờng tự nhiên.
Mô hình này đã có ở nhiều nƣớc đặc biệt ở các nƣớc vùng nhiệt đới nhƣ:


7


Mô hình vƣờn Bƣớm Butterfly Garden nằm tọa lạc tại vùng Soi
Paneang, Bang Sam Kong thuộc miền tây Phuket. Đây là một quần thể thống
nhất bao gồm bảo tàng côn trùng với đa dạng các chủng loại khác nhau, trang
trại nuôi bƣớm, vƣờn bƣớm và một bảo tàng lụa. Trong không khí trong lành,
yên tĩnh của vƣờn bƣớm Butterfly Garden, du khách đến tham quan khám phá
Thái Lan chắc chắc sẽ kinh ngạc trƣớc một thế giới vô cùng sinh động và rực
rỡ sắc màu với muôn ngàn cánh bƣớm dập dìu xung quanh mình. Butterfly
Garden là một trong những “bộ sƣu tập” lớn nhất thế giới với hơn 3000 loài
bƣớm và mẫu côn trùng khác nhau. Đồng thời tại đây cũng là nơi bào chế các
loại dƣợc phẩm đƣợc chiết xuất từ các loài bƣớm xinh đẹp này. Trƣớc khi vào
trong khu vƣờn bƣớm Butterfly Garden, du khách sẽ phải đi qua khu bảo tàng
đƣợc trƣng bày đẹp mắt với nhiều loại côn trùng quý nhƣ bọ cánh cứng, nhện
tarantulas, bọ cạp và côn trùng nhiều chân khác.
Công viên bƣớm và Vƣơng quốc côn trùng là một trong những điểm
đến hấp dẫn trên đảo Sentosa mà các tour du lịch Singapore không thể bỏ qua.
Nhà kính ngoài trời của công viên là nơi bảo tồn hơn 50 loài bƣớm khác nhau,
bao gồm những loài bƣớm quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cho đến những
loài bƣớm phổ biến hơn. Tại nhà Live Pupae tại đây, bạn cũng có thể tận mắt
chứng kiến sự sinh sôi, nảy nở của các loài sinh vật, ngắm nhìn những loài
côn trùng bé nhỏ vờn quanh những bông hoa nhiều màu rực rỡ.
Vƣờn bƣớm New York (Butterfly Garden) nằm trong Sở thú Bronx
Zoo. Khu này bao gồm một vƣờn hoa trồng nhiều loại hoa bƣớm thích
nhất, và một nhà kiếng rất lớn, ở đó khoảng 1000 con bƣớm đƣợc sống tự
do, bay lƣợn, đậu hút nhụy hoa,... và còn rất nhiều mô hình vƣờn bƣớm
khác trên thế giới.
Tại Việt Nam, đầu năm 2017 vƣờn bƣớm đầu tiên đƣợc khai trƣơng

trên đảo hoa lan ở Nha Trang - Khánh Hòa. Đây là khu vƣờn bƣớm đầu tiên

8


và duy nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Trong ngày đầu ra mắt,
khu vƣờn bƣớm và khu chế tác bƣớm khô đã thu hút hơn 1000 lƣợt khách.
Tại vƣờn bƣớm đã lƣu trữ 20 loài bƣớm và hơn 1000 cá thể bƣớm, và còn có
các loài côn trùng khác nữa.
Những mô hình Vƣờn Bƣớm không chỉ phục vụ nhu cầu thƣởng lãm
dành cho du khách, mà còn rất phù hợp cho việc đƣa một không gian thực tế
vào việc giảng dạy cho học sinh, sinh viên muốn tìm hiểu về sự hình thành,
phát triển của loài bƣớm. Hay tìm hiểu về một không gian đa dạng sinh học
với nhiều loài côn trùng, bọ cánh cứng, ong mật, nhện tarantulas, bọ cạp và
các loài hoa lá, cỏ cây trong tự nhiên.
- Giá trị nghiên cứu và giáo dục:
Bƣớm là đối tƣợng để tiến hành nghiên cứu khoa học về sinh lý, sinh
thái, sinh hoá, di truyền, phỏng sinh học,… Việc nghiên cứu về bƣớm có ý
nghĩa quan trọng tới đa dạng sinh học, công tác bảo vệ, bảo tồn các loại bƣớm
quý. Nhờ việc nghiên cứu nhân nuôi bƣớm giúp hoàn thành quy trình nhân
nuôi sâu phục vụ cho công tác nghiên cứu các chế phẩm sinh học trừ sâu,
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Giá trị tinh thần:
Các loài bƣớm có thể sánh với vẻ đẹp của các loài hoa, chúng rất đa dạng
và phong phú, vẻ đẹp kỳ thú của nó đã trở thành đề tài cho nhiều hoạ sĩ, thi sĩ,
trang trí nội thất, thiết kế thời trang, đồ lƣu niệm,… Hình ảnh loài bƣớm
mang lại vẻ tƣơi mới sinh động của mùa xuân, do đó đã có rất nhiều bài hát
mƣợn hình ảnh con bƣớm nhƣ bài “Con bƣớm xuân” để nói lên sự tƣơi vui
của mùa xuân. Hay trong các bức vẽ, hình ảnh những của bƣớm bay lƣợn
cũng làm cho bức tranh mát mẻ tƣơi vui hơn, từ đó làm cho tinh thần con

ngƣời trở nên thƣ dãn khi ngắm nhìn chúng.

9


Qua những lợi ích mà bƣơm bƣớm mang lại thì việc nghiên cứu nhân
nuôi bƣơm bƣớm là một đề tài khá quan trọng hiện nay.
1.2. Tổng quan tài liệu nƣớc ngoài
1.2.1. Tình hình nhân nuôi sâu cánh vẩy trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhân nuôi
hàng loạt côn trùng với quy mô phòng thí nghiệm hoặc quy mô công nghiệp.
Theo Тамарина Н. А. (1987) [19], đã nuôi đƣợc 2 loài nhện nhỏ
(Acarina) và 127 loài côn trùng thuộc 7 bộ: bộ cánh đều (Homoptera) 13 loài,
bộ cánh nửa (Hemiptera) 4 loài, bộ cánh cứng (Coleoptera) 11 loài, bộ cánh
mạch (Neuroptera) 3 loài, bộ cánh vảy (Lepidoptera) 26 loài, bộ cánh màng
(hymenoptera) 39 loài, bộ hai cánh (Diptera) 31 loài. Riêng đối với họ ngài
đêm thuộc bộ cánh vẩy (Noctuidae: Lepidoptera) đã nhân nuôi hàng loạt đƣợc
28 loài và 2 loài thuộc họ Arctiidae bằng môi trƣờng thức ăn đơn giản (Dẫn
theo Trần Đình Phả, 1999) [11].
Các loài côn trùng đã nhân nuôi thành công nhƣ:
Ở Liên Xô (cũ), Тамарина Н.А. (1987) [18], đã nghiên cứu nhân nuôi
ong mắt đỏ để phòng trừ một số loại sâu hại thuộc họ ngài đêm (Noctuidae)
và họ ngài sáng (Pyralidae) hại lƣơng thực, cây rau và một số cây công
nghiệp. Các loài ong mắt đỏ đã đƣợc nhân nuôi thành công là: Trichogramma
euproctidis,

Trichogramma

evanescens,


Trichogramma

cacoeciae,

Trichogramma embryophagum, Trichogramma semblidis.
Ở Ucraina, Цыбульска Г. Н. (1973) và Кошевская Н.Н. (1984), có
các công trình đánh giá các chỉ tiêu về chất lƣợng nhân nuôi ong mắt đỏ qua
các chỉ tiêu sau: Tỉ lệ phần trăm kí sinh trứng ký chủ, tỉ lệ sống sót của ong
mắt đỏ từ giai đoạn trứng đến vũ hóa, số cá thể dị dạng, tỉ lệ đực cái, tuổi thọ
và khả năng đẻ trứng (Dẫn theo Trần Đình Phả, 1999) [11].

10


Năm 1980, Каплан П. Ъ. và Язловецкий И.Г., đã nhân nuôi ong mắt
đỏ bằng trứng của ký chủ tự nhiên nhƣ trứng ngài mạch (Sitotrogaceralella),
trứng ngài bột (Ephest kunella) (Dẫn theo Trần Đình Phả, 1999) [11].
Ngoài việc nhân nuôi ong mắt đỏ bằng trứng ký chủ tự nhiên, ở Mỹ
Hoffman J. David et.al.(1975) [25], còn nhân nuôi ong mắt đỏ trong phòng thí
nghiệm bằng các trứng nhân tạo có thành phần sinh dƣỡng giống với trứng
của loài sâu hại thuộc họ ngài đêm (Noctuidae), ở Trung Quốc Li Li Ying
(1992), đã nhân nuôi ong mắt đỏ (Trichogramma dendolimi và Trichogramma
confusum) bằng trứng nhân tạo và riêng Trichogramma dendolimi đã đƣợc
Dai kai-jia, et. al. (1985) nhân nuôi liên tiếp 61 thế hệ trong phòng thí nghiệm
(Dẫn theo Trần Đình Phả ,1999) [11].
Tuy nhiên nhân nuôi ong mắt đỏ trong phòng thí nghiệm vẫn còn một
số chuyển biến không mông muốn nhƣ: số lƣợng con đực nhiều hơn con cái,
tuổi thọ của trƣởng thành giảm xuống còn 2 đến 3 ngày. Để khắc phục
Гринберг Ш. М., Руснак А. Ф. (1987) [19], đã phục tráng quần thể ong mắt
đỏ bằng cách cho kí sinh hại trên trứng kí chủ chính trên một thế hệ. Sau khi

phục tráng quần thể cho tỉ lệ sống sót tăng lên đáng kể. Ngoài ra còn rất nhiều
loài côn trùng khác đƣợc nhân nuôi thành công trên thế giới hiện nay.
Về nhân nuôi bộ cánh vảy:
Trên thế giới đã nhân nuôi đƣợc 26 loài bộ cánh vảy với quy mô lớn.
Trong số đó đa phần là đƣợc nghiên cứu nhân nuôi bằng thức ăn nhân tạo và
số ít đƣợc nuôi bằng thức ăn tự nhiên.
Ở Canada, Grisdale Dail. (1975) [24], đã nhân nuôi đƣợc hàng loạt sâu
hại cây rừng (Clhoristoneura fumiferana) số lƣợng lớn ở mức 1000 sâu non
tuổi 2 trong thời gian một tuần.
Ở Mỹ, Barbee G.W. (1936) [20], đã nuôi sâu xanh (Heliothis Zea) cách
đây hơn 60 năm bằng các các loại thức ăn lấy từ tự nhiên nhƣ lá cây, hoa, quả.

11


Các loại thức ăn tƣơi này đƣợc để cùng với hộp nhựa nuôi sâu non cùng với
sâu non.
Lần đầu tiên trong những năm 60 của thế kỷ 20 sâu non họ ngài đêm
đƣợc nuôi nhân bằng thức ăn nhân tạo. Nhờ việc tìm ra nguồn thức ăn nhân
tạo đã làm giảm bớt công trồng các loại cây làm thức ăn cho sâu, giải quyết
đƣợc việc khan hiếm thức ăn khi không đúng vụ và đảm bảo đƣợc chất lƣợng
cho thức ăn. Tuy nhiên, vẫn chƣa nuôi sâu đƣợc ở quy mô lớn do tập tính ăn
thịt lẫn nhau của Noctuidae ở pha sâu non cùng với sự phát sinh nhiều loại
bệnh tật trong khi nuôi làm cho việc nhân nuôi loài này thêm khó khăn. Hơn
nữa, việc chƣa tìm ra đƣợc môi trƣờng thuận lợi cho các con trƣởng thành
giao phối và đẻ trứng cũng là nguyên nhân dẫn đến việc nhân nuôi bị gián
đoạn (Dẫn theo Trần Đình Phả, 1999) [11].
Nhằm mục đích tăng sản lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm,và giảm
công sức ngƣời lao động, hệ thống nuôi sâu hiện đại có hiệu quả cao HERD
(High Efficiency Rearing Device) bằng thức ăn nhân tạo đã ra đời. Nhờ có hệ

thống này, ở Mỹ đã nhân nuôi đƣợc khoảng 12000 sâu đo xanh (Trichoplusia
ni) ở giai đoạn sâu non trên khoảng 0.03 m3 và giá thành đƣợc giảm đi rất
nhiều so với phƣơng pháp nuôi truyền thống. Hệ thống này cũng có thể áp
dụng cho sâu keo da láng (Spodoptera exigua) với số lƣợng gấp đôi so với sâu
xanh (Dẫn theo Trần Đình Phả, 1999) [11].
Nhằm tăng năng suất, Burton R.L., Harredd E. A. (1966) [21], đã đi sâu
nghiên cứu về các dụng cụ cho sâu ăn, Burton R.L. (1970) và Cox H.C.
(1966) [22], đã nghiên cứu về thức ăn cho sâu.
Để kích thích trƣởng thành sâu xanh (Heliothis zea) đẻ trứng, Gross
H.R. (1975) [23], đã có phƣơng pháp nhân nuôi 400 cặp ngài trong một hộp.
Trƣởng thành đẻ trứng vào giấy đã đƣợc bôi sáp ong. Với phƣơng pháp này
đã thu đƣợc 300 ngàn trứng trong 5 ngày.

12


1.2.2. Các nghiên cứu về đặc tính sinh học của trưởng thành bộ cánh vẩy
Về thức ăn.
Khi nghiên cứu ảnh hƣởng của thức ăn tới trƣởng thành của sâu xanh,
Armes (1989) thấy rằng ở 24ᵒC, trƣởng thành đƣợc ăn thêm đƣờng ngay sau
khi vũ hóa thì bắt đầu đẻ trứng ở ngày thứ 3 sau vũ hóa và đỉnh cao vào ngày
thứ 6, nhƣng nếu thiếu thức ăn bổ sung thêm thì thời điểm đẻ trứng bị chậm
lại, trƣờng hợp cho trƣởng thành ăn thêm đƣờng bắt đầu vào ngày thứ 5 sau
khi vũ hóa, thì đỉnh cao của thời điểm đẻ trứng chậm lại 3 ngày (Dẫn theo
Nguyễn Kim Chiến, 2013) [3].
Theo Jayaraj (1982) [26], tuổi thọ của trƣởng thành sâu xanh chịu ảnh
hƣởng bởi nguồn gốc thức ăn (ở dạng mật hoặc nƣớc đƣờng). Con cái sẽ
nhanh chóng bị suy kiệt và chết trong khoảng từ 3 đến 6 ngày nếu không đƣợc
ăn thêm. Ngoài ra sự mắn đẻ của sâu xanh trƣởng thành còn phụ thuộc vào
giá trị dinh dƣỡng của thức ăn cho sâu non và trƣởng thành (Armes, 1989,

Lukefahr et., 1964) (Dẫn theo Nguyễn Kim Chiến, 2013) [3].
Về nhiệt độ, độ ẩm sinh sống của sâu
Theo Rajagopal et. al. (1982)Thời gian phát dục của trứng sâu xanh có
sự giao động phụ thuộc vào nhiệt độ. Theo Fowler et. al. (2001) thời gian
phát dục của pha trứng kéo dài 3 đến 14 ngày, nếu ở 25ᵒC thì thời gian phát
dục có thể trong vòng 3 ngày, nhƣng nếu ở mức nhiệt độ thấp hơn thì thời
gian kéo dài hơn có thể là 14 ngày (Dẫn theo Nguyễn Kim Chiến, 2013) [3].
Các kết quả nghiên cứu về sâu tơ cho thấy, vòng đời của sâu tơ thay đổi
tùy theo sự thay đổi của môi trƣờng. Ở Canada, sâu tơ có vòng đời là 24 - 25
ngày (Harcourt,1963); ở vùng Tây Bắc Ấn Độ là từ 24 - 35 ngày; (Chelliah và
Srrinivasan,1986); Brazil: 35 ngày (Salinas,1985). Nhiệt độ không khí càng
cao thì vòng đồi sâu tơ càng ngắn. Theo Koshihara (1985)khi ở 20oC thì vong

13


đời của sâu tơ là 23 ngày, nhƣng khi tăng nhiệt độ lên 25oC thì vòng đời của
sâu tơ rút ngắn còn 16 ngày (Dẫn Theo Nguyễn Thị Trang, 2009) [15].
Theo Chang et. al. (2008), sự phát sinh phát triển và biến động của một
loài côn trùng chịu ảnh hƣởng rất lớn bởi yếu tố thời tiết. Các kết quả nghiên
cứu của Meena et. al. (2010) cũng cho thấy phạm vi nhiệt độ là từ 28ᵒC đến
34ᵒC là thích hợp cho sự suất hiện của sâu xanh Helicoverpa armigera. (Dẫn
theo Nguyễn Kim Chiến, 2013) [3].
Tóm lại, nhiệt độ độ ẩm thức ăn là các yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp tới
sinh trƣởng và phát triển qua các giai đoạn của sâu.
1.3.Tổng quan tài liệu trong nƣớc.
1.3.1. Tình hình nhân nuôi trưởng thành sâu cánh vẩy tại Việt Nam.
Trong nƣớc từ năm 1989, việc nhân nuôi các loại côn trùng bộ cánh
vẩy trong môi trƣờng tự nhiên hay nhân tạo cũng đƣợc quan tâm nghiên cứu
rất nhiều nhƣ: Nuôi sâu căn gié (Mythimma unipuncta Haworth) bằng môi

trƣờng thức ăn bán tổng hợp bởi tác giả Nguyễn Văn Cảm và những ngƣời
khác (1993) [2], nuôi sâu xanh (Helicoverpa armigera), sâu khoang
(Spodoptera litura), sâu đục thân ngô bằng thức ăn bán tổng hợp không agar
bởi Nguyễn Văn Cảm và những ngƣời khác(1991) [1]; Nguyễn Văn Hoa và
những ngƣời khác(1994) [5]. Tác giả Hà Hùng (1985) [7], đã nghiên cứu về
các kỹ thuật nhân nuôi côn trùng đúng sẽ đảm bảo tỉ lệ chết thấp,…
1.3.2. Nghiên cứu các đặc điểm sinh học của bộ cánh vẩy tại Việt Nam
Ngoài nghiên cứu về thức ăn thì các đặc điểm sinh thái học của sâu bộ
cánh vẩy cũng đƣợc quan tâm nghiên cứu nhiều. Các nghiên cứu về yếu tố
thời tiết cụ thể là về nhiệt độ và độ ẩm là rất quan trọng, nó ảnh hƣởng tới sự
phát triển của sâu xanh.
Về nhiệt độ

14


Hoàng Thị Việt (1996) [17], đã nghiên cứu nhiệt độ thích hợp cho sự
phát triển của sâu xanh là 27 - 28˚C,độ ẩm là 70%. Sự biến đổi của nhiệt độ
sẽ tác động mạnh đến đời sống của sâu ăn lá đặc biệt là: thời gian sống, tốc độ
phát dục, số lƣợng trứng, tỉ lệ đực cái, tỉ lệ chết của từng pha.
Các tác giả Trần Thanh Thy; Lê Văn Hùng; Nguyễn Lộc Hiền; Phan
Thị Thanh Tuyền (2015) [12], đã nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ tới sự
phát triển của sâu kéo màng (Hellula undalis) trên thức ăn cải bắp xanh ở các
giai đoạn khác nhau cho kết quả: Ở giai đoạn thành trùng, khi nhiệt độ càng
cao thì thời gian sống của thành trùng sẽ ngắn lại và nhiệt độ thấp thì thời
gian sống của thành trùng càng cao. Và khi nhiệt độ càng cao thì số lƣợng
trứng trên một thành trùng cái cũng tăng lên.
Khi “Nghiên cứu thành phần sâu ăn lá thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera)
hại cây muồng đen (Cassia siamea lamk), đặc điểm sinh học, sinh thái học
của sâu hại chính và biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) ở một số tỉnh

miền Bắc Việt Nam”, Đặng Kim Tuyến (2012) [14],cũng đã chỉ ra rằng khi
nhiệt độ càng cao thì vòng đời của 2 loài sâu Catopsillia Pomona và Eureuma
hecabe càng rút ngắn đi.
Lê Văn Trịnh (1999) [16], các loài sâu tơ khi ở 20oC vòng đời là 23
ngày nhƣng khi nhiệt độ tăng lên 25oC thì vòng đời rút ngắn lại còn có 16
ngày.
Về độ ẩm
Nếu nhiệt độ có tác dụng cơ bản trong việc sinh trƣởng phát triển của
bƣớm thì ẩm độ có tác dụng chủ yếu trong việc phát sinh bệnh. Nếu ẩm độ
quá cao sẽ làm môi trƣờng thuận lợi cho phát sinh bệnh hại bƣớm, ẩm độ quá
thấp sẽ làm cơ thể sâu héo đi sinh trƣởng và phát triển chậm.
Hoàng Thị Việt (1996) [17], đã nghiên cứu độ ẩm thích hợp cho sự
phát triển của sâu xanh là 70%.

15


Các tác giả Trần Thanh Thy; Lê Văn Hùng; Nguyễn Lộc Hiền; Phan
Thị Thanh Tuyền (2015) [12], tuy không đƣa ra thí nghiệm nghiên cứu cụ thể
nhƣng các thí nghiệm của họ đều đƣợc thực hiện trong khoảng độ ẩm trung
bình là 68,1%.
Giới hạn độ ẩm thích hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của bƣớm
trong khoảng 50 - 90% tùy từng loài mà chúng có một độ ẩm thích hợp riêng.
Và thƣờng thì ở 70% là tốt nhất đối với chúng.
Về thức ăn:
Hiện nay ở giai đoạn sâu thì đa số đƣợc dùng thức ăn tổng hợp hay bán
tổng hợp.
Trần Đình Phả (1999) [11], đã tìm ra đƣợc môi trƣờng thức ăn nuôi sâu
thích hợp và những kỹ thuật nhân nuôi hàng loạt sâu xanh, sâu khoang, sâu
keo da láng để sản xuất một số lƣợng lớn thuốc trừ sâu.

Nghiên cứu cho thấy ở giai đoạn sâu non, các loại sâu đều đƣợc nuôi
bằng thức ăn nhân tạo đƣợc chế biến từ nguồn nguyên liệu thức ăn có sẵn dễ
kiếm tìm, sau đó đem phối trộn các thành phần nguyên liệu đó lại với nhau
theo các công thức khác nhau. Mỗi một loài sâu phù hợp và phát triển tốt với
một công thức thức ăn khác nhau.
Ở giai đoạn trƣởng thành, ngoài việc dùng phấn hoa thì thức ăn thay thế
thƣờng dùng là nguồn thức ăn dạng mật hoặc đƣờng. Bƣớm chăn nuôi cần
phải cung cấp đầy đủ thức ăn, nƣớc, mật ong, xi-rô, sữa thƣờng đƣợc sử dụng
trong thức ăn lỏng. Xi-rô hoặc nồng độ nƣớc mật ong thƣờng là 1 - 10%, có
thể đƣợc đổ vào một cái tách, hộp đựng món ăn với bông gòn, gạc bão hòa và
sau đó đƣợc đặt trong một tấm cho ăn [33].
Nguyễn Thị Quảng Hoa (2002) [6], khi nuôi ngài sâu tơ (Plutella
xylostella linaeus) trong phòng thí nghiệm đã dùng dung dịch nƣớc đƣờng
10% thay cho phấn hoa.

16


Trần Đình Phả (1999) [11], khi nuôi tới giai đoạn trƣởng thành, ngài
sâu xanh cũng đƣợc cho ăn thêm đƣờng hoặc mật để tăng hiệu quả sinh sản,
thời gian sống cho ngài.
Theo các tác giả Lê Quang Khải, Nguyễn Viết Tùng, Lê Đức khánh
(2015) [9], khi nghiên cứu trên sâu ăn lá hồng (Hypocala subsatura Guenne)
trong điều kiện đƣợc ăn thêm mật ong 10% thời gian sống của ngài cái có thể
kéo dài 13,5 ngày, ngài đực có đời sống ngắn hơn một chút là còn khoảng
12,2 ngày. Sau 2 ngày vũ hóa, ngài cái bắt đầu đẻ trứng, để rộ vào các ngày
thứ 2,3,4,5,6,7. Sức đẻ trung bình của ngài cái là 208 quả. Ngài đẻ trứng
vào ban đêm, đẻ rải rác từng quả vào mặt trên của lá non, sau khi đẻ trứng
xong ngài cái có thể sống thêm 1 - 2 ngày đối với ngài cái, và khoảng 1
ngày đối với ngài đực.

Tác giả Đào Quang Ngọc (2009) [28], khi nghiên cứu trên sâu đục nõn
Hypsipyla robusta ở giai đoạn ngài cũng sử sụng đƣờng 10% làm thức ăn cho
ngài.
Theo Nguyễn Thị Hai (1996) [4], khi nghiên cứu sâu xanh (Heliothis
armigera) một ngài cái có thể đẻ đƣợc 730 - 1500 trứng trong khoảng 10 - 22
ngày sự khác biệt về số lƣợng trứng do ảnh hƣởng của nhiệt độ, độ ẩm và
thức ăn, đặc biệt là đối với trƣởng thành việc bổ xung thêm nƣớc và thức ăn là
rất quan trọng.
Theo Hồ Khắc Tín (1980) [13], Nguyễn Đức Khiêm (2005) [10], thời
gian sống và số trứng của một trƣởng thành cái sâu xanh (Helivcoverpa
armigera) phụ thuộc rất nhiều vào lƣợng thức ăn bổ sung khi nuôi.
Phƣơng pháp nuôi cũng ảnh hƣởng tới sự phát triển của sâu.
Đối với sâu khoang (Spodoptera litura) nuôi cá thể cho kết quả tốt hơn
so với khi nuôi tập thể 10 - 20 con. Nuôi sâu khoang bằng thức ăn nhân tạo
cũng cho ra kết quả tốt hơn khi đƣợc nuôi bằng lá cây. Những năm gần đây

17


×