Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Tìm hiểu giá trị tập thơ Hát cùng những vì sao (Đỗ Nhật Nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.91 KB, 67 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
=======o0o=======

ĐỖ THỊ THÙY NINH

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ TẬP THƠ
HÁT CÙNG NHỮNG VÌ SAO
(ĐỖ NHẬT NAM)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

HÀ NỘI, 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
=======o0o=======

ĐỖ THỊ THÙY NINH

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ TẬP THƠ
HÁT CÙNG NHỮNG VÌ SAO
(ĐỖ NHẬT NAM)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS - GVC. NGUYỄN NGỌC THI



HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới ThS - GVC. Nguyễn Ngọc Thi
người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục Tiểu
học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Đỗ Thị Thùy Ninh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu không trùng với kết quả của tác giả nào khác. Đề tài chưa được
công bố trong bất kì một công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Đỗ Thị Thùy Ninh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 4
4. Đối tương, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 4
6. Cấu trúc ..................................................................................................... 4
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
Chƣơng 1. GIÁ TRỊ NỘI DUNG TẬP THƠ HÁT CÙNG NHỮNG VÌ
SAO ................................................................................................................... 6
1.1. Những câu chuyện về gia đình ............................................................... 6
1.1.1. Tình cảm với mái ấm, quê hương ................................................... 6
1.1.2. Tình yêu dành cho bố mẹ .............................................................. 13
1.1.3. Lời dặn dò khi phải xa gia đình .................................................... 23
1.2. Những câu chuyện về cuộc đời ............................................................ 27
1.2.1. Tình cảm dành cho những người thân yêu xung quanh mình ...... 28
1.2.2. Những cảm nhận về cuộc sống ..................................................... 32
Chƣơng 2. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TẬP THƠ HÁT CÙNG NHỮNG VÌ
SAO ................................................................................................................. 37
2.1. Kết cấu.................................................................................................. 37
2.2. Thể thơ ................................................................................................. 41
2.3. Biện pháp tu từ ..................................................................................... 48
2.3.1. So sánh .......................................................................................... 48
2.3.2. Nhân hóa ....................................................................................... 51
2.3.3. Điệp từ ngữ.................................................................................... 53
KẾT LUẬN .................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Đỗ Nhật Nam sớm được biết đến với vai trò là người dẫn chương
trình, là “giáo viên” dạy tiếng Anh, dịch giả nhỏ tuổi và hàng loạt thành
tích đáng ngưỡng mộ. Tại sao Nhật Nam lại làm được những điều đáng
ngưỡng mộ như vậy?
Nhật Nam có những góc nhìn, phát ngôn trưởng thành, đối với nhiều
người em là một “ông cụ non” nhưng là một “ông cụ non” đáng yêu và có trái
tim ấm áp. Tìm hiểu về em khiến tôi càng thấm thía câu nói “Gia đình là nơi
đã trang bị cho bạn hành trình quý giá nhất để bước vào ngưỡng cửa cuộc
đời”. Điều tuyệt vời nhất mà cuộc đời đã dành tặng cho em có lẽ chính là một
gia đình cực kì tình cảm khi bố mẹ tâm lí và luôn xem Nam là bạn, nơi mà bố
mẹ và con yêu thương, hiểu nhau, chia sẻ vui buồn. Đi du học năm 13 tuổi, ở
cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” em đã phải rời xa vòng tay của bố mẹ để đi
đến một miền đất mới, học tập và trau dồi kiến thức. Chính khoảng cách địa lí
đã đưa em đến với thơ. Tình cảm gắn bó giữa các thành viên trong gia đình
em là chất xúc tác để tập thơ đầu tiên được ra mắt mang tên Đường xa con
hát. Tập thơ chất chứa những tình cảm nhớ nhung, tình yêu thương da diết mà
Nhật Nam dành cho bố mẹ, bà ngoại ở quê nhà Việt Nam và được đông đảo
độc giả trong và ngoài nước đón nhận.
Hát cùng những vì sao là tập thơ thứ hai sau thành công của tập thơ
Đường xa con hát của Đỗ Nhật Nam. Thơ của em vẫn là những câu chữ hết
sức giản dị nhưng lại đem đến cho người đọc những cảm xúc sâu xa, đan xen
những bài thơ là câu chuyện ngắn rất đỗi giản đơn, đáng yêu như lời tâm sự
ngọt ngào dành cho bố mẹ. Hát cùng những vì sao quả thật là khúc hát của
niềm vui, là khúc hát của tình yêu, khúc hát của nỗi nhớ, mỗi câu từ vang lên

1


đều mang nét giản dị, gần gũi, trong sáng nhưng sâu sắc, ý nghĩa tạo được sự

đồng cảm của cả người lớn và trẻ nhỏ.
Thơ có sức hút mạnh mẽ đối với thiếu nhi, dễ thuộc, dễ nhớ, nuôi dưỡng
tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng trẻ thơ. Đỗ Nhật Nam làm thơ với câu chữ
gần gũi, giản dị như lời hát vang lên từ tâm hồn, dễ dàng được thiếu nhi đón
nhận. Bản thân là một giáo viên Tiểu học tương lai, tôi mong muốn tìm hiểu
về thơ Đỗ Nhật Nam cũng như hiểu hơn về thơ thiếu nhi hiện đại, hiểu hơn về
tâm tư tình cảm của các em. Qua đó, tôi mong muốn mang những cái hay cái
đẹp của thơ gần hơn với học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học
sinh bậc Tiểu học.
Những lí do trên đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài “Tìm hiểu giá trị tập thơ
Hát cùng những vì sao (Đỗ Nhật Nam)”
2. Lịch sử vấn đề
Thơ Đỗ Nhật Nam gần gũi, thân thuộc, chan chứa tình yêu thương đối
với gia đình, cuộc sống. Từ ngữ trong thơ em không quá trừu tượng nhưng lại
gây cho người đọc những cảm xúc chân thật, sâu sắc. Đỗ Nhật Nam chia sẻ
“Cháu hiểu mình chưa đạt đến kĩ thuật của việc làm thơ. Cháu đơn thuần chỉ
ghi lại những “lời hát” vang lên tự trong tim”.[9, 16]
Tập thơ Hát cùng những vì sao là tập thơ thứ hai của Đỗ Nhật Nam được
sáng tác trên đất Mĩ. Những vần thơ của em vừa trong trẻo, ngây thơ vừa súc
tích, trầm lắng và bác ái. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng tâm sự “Về Hà Nội tôi
lại mang thơ con ra đọc. Bây giờ cách đọc của tôi đã hoàn toàn khác. Đọc mỗi
bài một ngày. Tôi cứ cảm thấy rằng đây là kho lương khô, mỗi ngày anh bộ
đội- tôi chỉ được ăn một phong. Phải như vậy mới thấy hết giá trị của từng
câu, từng chữ, của tâm huyết, của một tấm lòng. Đọc rồi tôi có cảm giác như
sương đêm ngấm qua da, vào thịt, đi tiếp vào xương đến tận tủy của tôi. Thật
là lạ, lạ lắm” [8, 6].

2



PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa viết: “Để tạo nên những viên ngọc
trai lấp lánh, mỗi con trai đều mang trong mình một vết cứa. Mặc đau đớn,
loài trai luôn biết tự tiết ra một loại chất đặc biệt bọc lấy chỗ vết thương và
lâu dần tạo thành viên ngọc quý. Từ sự hoài thai của viên ngọc trai, tôi chợt
nghĩ về quá trình trưởng thành của Nam. Cũng có nhiều khó khăn, sóng gió,
nhưng bằng nghị lực, bằng niềm yêu thương, chở che và nâng đỡ vô bờ của
bố mẹ, bằng trái tim đầy ắp niềm lạc quan, niềm vui sống, Nam đã tạo được
những “viên ngọc” lấp lánh. Và tập thơ Hát cùng những vì sao là một trong
những viên ngọc của chuỗi hạt yêu thương mà Nhật Nam mang đến cho đời”.
[9, 12-13]
Trong Tạp chí văn nghệ quân đội điện tử bài Nghĩ về hai thần đồng thơ
đất Việt Nhà báo Nguyễn Thanh Tâm nhận xét: “Đọc thơ Nam, ta nhận ra đấy
là tiếng thơ của thời đại mới. Em thuộc thế hệ công dân thời đại số, quen làm
bạn với bàn phím chứ không làm bạn với cây bút như Trần Đăng Khoa. Thơ
Khoa sực nức hương đồng nội; chất làng quê và chất dân gian đã hun đúc một
nhà thơ mục đồng chính hiệu. Thơ Nam cũng không thiếu nguồn cội bình dị ấy.
Dù đang ở không gian trung tâm văn hóa, kinh tế lớn của thế giới, thơ Nam vẫn
âm vang sắc điệu mềm mại của thơ lục bát, vẫn thơm bát canh rau muống, rau
cần mẹ nấu: Này đây hoa bưởi thơm tho/ Này đây vũ khúc con cò lí lơi/ Này
đây, con hát à ơi/ Ngủ đi mẹ nhé, cho vơi nhọc nhằn (Thương mẹ)” [11].
Những ý kiến nhận xét trên khiến tôi có thêm những suy ngẫm, giúp tôi
phần nào hiểu hơn về thơ của Đỗ Nhật Nam cũng như về con người của em.
Sau khi đọc tập thơ Hát cùng những vì sao theo ý kiến riêng của mình, tôi
nhận thấy những lời nhận xét trên thật sâu sắc. Đây cũng là tập thơ thứ hai sau
thành công của tập thơ Đường xa con hát của Đỗ Nhật Nam. Hai tập thơ có
chung một mạch cảm xúc, gắn kết chặt chẽ với nhau. Đã có đề tài nghiên cứu
về giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ đầu tay Đường xa con hát của Đỗ

3



Nhật Nam, đây cũng là một trong những cơ sở để tôi tham khảo, học hỏi, tiếp
thu những cái hay và rút kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình thực hiện
đề tài nghiên cứu của mình.
Tất cả những ý kiến đánh giá, công trình nghiên cứu về tác giả, tác phẩm đã
gợi ý cho tôi tìm hiểu giá trị tập thơ Hát cùng những vì sao của Đỗ Nhật Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tập thơ Hát cùng
những vì sao của Đỗ Nhật Nam.
- Giáo dục và bồi dưỡng nhân cách cho trẻ.
4. Đối tƣơng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu giá trị tập thơ Hát cùng
những vì sao (Đỗ Nhật Nam) .
- Văn bản khảo sát: Tập thơ Hát cùng những vì sao, in lần thứ 2 của Đỗ
Nhật Nam, NXB Lao động, Công ty cổ phần Sách Thái Hà, 2016.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh đối chiếu
6. Cấu trúc
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, phụ lục, nội dung chính của khóa luận
gồm 2 chương:
Chƣơng 1. Giá trị nội dung tập thơ Hát cùng những vì sao
1.1. Những câu chuyện về gia đình
1.1.1. Tình cảm với mái ấm, quê hương
1.1.2. Tình yêu dành cho bố mẹ
1.1.3. Lời dặn dò khi phải xa gia đình
1.2. Những câu chuyện về cuộc đời.

4



1.2.1. Tình cảm dành cho người thân yêu xung quanh mình
1.2.2.Những cảm nhận về cuộc sống
Chƣơng 2. Giá trị nghệ thuật tập thơ Hát cùng những vì sao
2.1. Kết cấu
2.2. Thể thơ
2.3. Biện pháp tu từ
2.4.1. So sánh
2.4.2. Nhân hóa
2.4.3. Điệp từ ngữ

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1
GIÁ TRỊ NỘI DUNG TẬP THƠ HÁT CÙNG NHỮNG VÌ SAO
1.1. Những câu chuyện về gia đình
Thơ không chỉ đem đến cho con người những cảm nhận sâu sắc, những
cảm xúc thăng hoa, mà chính thơ cũng là nơi để gửi gắm tình yêu, nỗi nhớ,
nơi để giãi bày tâm sự ẩn sâu trong lòng mỗi người. Đối với Đỗ Nhật Nam
cũng vậy, em đã mượn thơ để nói lên nỗi lòng của mình một cách tự nhiên,
chân thật nhất. Đọc tập thơ Hát cùng những vì sao của Đỗ Nhật Nam sẽ cảm
nhận ngay được gia đình đối với em chiếm vị trí quan trọng đến nhường nào.
Tập thơ có 19 bài thơ thì có đến 13 bài thơ em viết về gia đình. Mỗi bài thơ
như một câu chuyện nhẹ nhàng đầy màu sắc. Đó là tình yêu dành cho ngôi
nhà nhỏ, quê hương nơi có biết bao kỉ niệm, là niềm vui hân hoan khi được
gần gũi bên bố mẹ, tình yêu thương tha thiết với bố mẹ và nỗi ngậm ngùi, nỗi
nhớ mong, lo lắng cho bố mẹ khi không được ở bên.

1.1.1. Tình cảm với mái ấm, quê hương
Đọc thơ của Đỗ Nhật Nam ta sẽ cảm nhận thấy được, ngôi nhà nhỏ thân
thương và quê hương luôn là điều đặc biệt đối với em. Nam xa nhà đến một
vùng đất xa lạ khi mới 13 tuổi. Trên trang bìa của tập thơ Hát cùng những vì
sao Nam đã tâm sự rằng “Tuy đã xa nhà hơn một năm nhưng chỉ nhắc đến từ
Nhà là tim cháu đã đong đầy nỗi nhớ”. Có lẽ vì vậy những vần thơ em viết ra
vẫn thấp thoáng những hình ảnh quen thuộc về tổ ấm bé nhỏ, về quê hương
yêu dấu. Dù có bao nhiêu nỗi muộn phiền hay đầy ắp niềm vui, dù cho gần
gụi hay xa xôi, thì quê nhà vẫn là nơi chốn bình yên để em trở về:
Bình yên con hát
Êm đềm tiếng ca

6


Bên mẹ bên cha
Mặn nồng tha thiết.
Cò bay mải miết
Đồng chiều đơm bông
Lặng lẽ ngóng trông
Quê nhà xa đó.
(Bình yên)
Đọc vần thơ ta thấy bình yên đến lạ. Những hình ảnh quen thuộc khi
miêu tả làng quê cũng được Nam đưa vào thơ của mình “cò bay”, “đồng
chiều”. Nam xa quê nhưng em luôn hướng về quê nhà, nơi có mẹ, có cha đang
ngóng trông em từng ngày.
Những bài thơ trong tập thơ Hát cùng những vì sao của Đỗ Nhật Nam
được em sáng tác khi em đã đi du học một khoảng thời gian. Em đã trải qua
một mùa giáng sinh, một cái Tết đầu tiên xa nhà, xa người thân. Nhưng niềm
tin, sự yêu thương vẫn đong đầy trong em. Nam vẫn vững đôi chân trên bước

đường dài của mình để gặt hái những thành quả thỏa niềm mong đợi của bố
mẹ. Những ngày xa nhà đã sắp trôi qua, vào mùa hè Nam sẽ lại được trở về
ngôi nhà nhỏ thân thương, bên bố mẹ yêu dấu:
Nào cùng ra mở cửa
Chuẩn bị cho chuyến trở về nhà
Đón mùa hạ nơi mẹ cất nắng trong mắt cười
Và bố giấu gió vào âm thanh lồng ngực.
(Texas vào hè)
Sự vui tươi, phấn khích được thể hiện qua từng câu, từng chữ. Sau bao
tháng ngày mong mỏi, Nam đã được “trở về nhà”. Nam đã hình dung ra hình
ảnh những người thân yêu của mình “mẹ cất nắng trong mắt cười”, “bố giấu

7


gió vào âm thanh lồng ngực”. Niềm vui trong em không thể nào giấu được.
Bài thơ như khúc hoan ca, chất chứa hạnh phúc. Trong tập thơ đầu tay Đường
xa con hát của Đỗ Nhật Nam có bài Con sẽ trở về cũng là lời hứa hẹn sẽ trở
về nhà khi em mới rời xa quê hương và lời hẹn đó đang sắp thành hiện thực.
Mùa hè đến là lúc em thực hiện lời hứa của mình:
Mùa hạ về thức dậy những tinh khôi
Bài hát mới, nụ cười dường cũng mới
Bao chờ mong, ngọt lành sao phơi phới
Và con sẽ về để nhận đủ những yêu tin…
(Texas vào hè)
Nam sẽ về mái quê hương yêu dấu, về với tổ ấm yêu thương nơi có mẹ,
có cha, có những người thân yêu cũng đang mong cậu từng ngày.
Những ngày hè trôi qua thật nhanh, phải chia xa là điều khiến Nam buồn
nhất. Những vui tươi khi sắp được trở về nhà dần lắng xuống, thay vào đó là
sự quyến luyến, nỗi nhớ nhung khi phải chia xa. Chia xa gia đình, điều đó thật

khó khăn đối với em nhưng ước mơ, hoài bão đã trở thành động lực để em
tạm rời xa quê nhà, rời xa bố mẹ. Những hình ảnh gần gũi về ngôi nhà thân
yêu vẫn luôn ở trong tâm trí em và càng trở nên đẹp đẽ hơn bao giờ hết khi
em ở một đất nước xa xôi:
Để mỗi đêm trong phòng của mình
Em mở cửa và nhìn thấy những đốm sao xanh
Em biết tìm về với nhà của mình
Ngôi nhà có ba cây cau trước cửa
Bóng cau rợp vào mỗi giấc mơ đêm.
(Như những giọt sương đêm)
Trong lời nói đầu của tập thơ Hát cùng những vì sao, Nam đã tâm sự
rằng:“Ngày còn ở nhà, những đêm hè trăng sáng, mẹ thường rủ cháu lên sân

8


thượng ngắm trăng sao. Cháu đã yêu những vì sao từ ngày ấy” [9, 15] . Nam
rất yêu những vì sao nên khi hình dung về ngôi nhà của mình Nam đã mường
tượng ra những đốm sao xanh trên bầu trời mỗi đêm. Qua khe cửa trong căn
phòng nhỏ của mình, em có thể ngắm nhìn những ngôi sao đó. Dù có ở đâu
trên vũ trụ chỉ cần nhìn thấy những đốm sao xanh đó, em có thể tìm thấy ngôi
nhà thân thương của mình. Nam nhớ những cây cau trước cửa. Cây cau tỏa
bóng mát và nó đi vào giấc mơ của Nam hàng đêm. Ngôi nhà cũng là nơi cất
giữ biết bao kỉ niệm với bố, với mẹ, với chú mèo con, mà mỗi khi nhớ đến
tâm hồn cảm thấy an lành, bình yên đến lạ. Những hình ảnh quen thuộc, gần
gũi cứ hiện lên như một thước phim:
Nơi mỗi lần đi học về em đứng trước thềm
Nhón chân nhìn vào nhà qua khe cửa hẹp
Bố ngồi bên bàn uống trà đọc báo
Rồi thở than chuyện mắt kèm nhèm, chuyện con mèo cào rách giấy,

chuyện điện nước xăng dầu giá vẫn tiếp tục tăng
Bố nhấp ngụm trà như nhấp nỗi buồn nhân thế
Vài sợi tóc bạc dưới ánh đèn ngổn ngang nỗi ưu tư.
Trong bếp mẹ cười hiền như cổ tích
Mẹ luôn lắng nghe những thở than của bố bằng sự bao dung
Những ân cần dịu dàng của mẹ khiến ai cũng rưng rưng
Và chợt thấy cuộc đời nhẹ nhàng quá đỗi
Em cứ đứng lặng nghe, lặng nghe những âm thanh an yên,
những âm thanh náo nức
Từ trong ngôi nhà nhỏ bé thân thương.
(Như những giọt sương đêm)
Những dòng thơ như thước phim lưu giữ lại những hình ảnh thân

9


thương, quen thuộc trong ngôi nhà nhỏ. Những thước phim đó cứ trôi đi chầm
chậm và đôi khi như muốn dừng hẳn lại, tua đi tua lại để Nam khỏa lấp nỗi
nhớ mong. Hình ảnh ngộ nghĩnh “nhón chân nhìn qua khe cửa hẹp” Nam thấy
đầy đủ những sinh hoạt thường ngày. Có bố “ngồi bàn uống trà đọc báo” “thở
than” từ những chuyện nhỏ đến những “nỗi buồn nhân thế”. Nam nhớ khuôn
mặt ưu tư của bố và mái tóc đã điểm những sợi bạc. Nam lại nhìn thấy hình
ảnh mẹ trong căn bếp nhỏ. Những hình ảnh đó sao thân thương, dịu dàng đến
thế. Mẹ nở nụ cười hiền “như cổ tích”. Mẹ luôn luôn sát cánh bên bố để lắng
nghe, để chia sẻ tất cả những thở than của bố. Nghĩ về mẹ trong lòng Nam
thấy nhẹ nhàng, an yên “mẹ hiền như cổ tích”, mẹ “bao dung”, mẹ “ân cần
dịu dàng”. Nam cứ như thế thả lỏng tâm trí, lặng nghe những âm thanh quen
thuộc, lúc “an yên”, “nhẹ nhàng”, khi lại “náo nức” trong ngôi nhà tuy nhỏ bé
nhưng đấy ắp tình yêu thương. Em lưu giữ lại những hình ảnh đó trong tâm trí
để rồi giờ đây khi xa nhà em lại tự vẽ lên bức tranh thật đẹp về ngôi nhà nhỏ

thân thương, ngôi nhà khoác lên mình không khí ấm áp, tràn ngập tình yêu.
Nam có chia sẻ rằng: “Mẹ luôn dạy cho em cách sống hòa mình vào
thiên nhiên, dạy em cách trở thành một người đàn ông lãng mạn”[9, 69] vì mẹ
của em cũng có một tâm hồn nhạy cảm và yêu thiên nhiên tha thiết. Chính vì
thế khi nhớ về mẹ, nhớ về tổ ấm bé nhỏ của mình em không thể nào không
nhớ đến mảnh vườn bé nhỏ của mẹ. Bài thơ Hát lời ru cây viết về mảnh vườn
nhỏ bé, nơi mẹ ươm mầm cây, chăm sóc cây, nơi mẹ có thể ca hát, thả lỏng
tâm hồn mình, trút bỏ hết những nỗi muộn phiền trong cuộc sống:
Mẹ có một mảnh vườn bé nhỏ
Mẹ trồng cây hồng
Mẹ ươm cây cải
Mẹ hát lời ca cho cây lớn mỗi ngày.
À ơi! Hoa lên hương sao bâng khuâng

10


À ơi! Lá đâm chồi nghe xôn xao
À ơi! Gió ngọt lành cho miên man
À ơi! Nắng nhạt màu hay nắng phai.
Bản thân Nam cũng giống như một cây non trong khu vườn bé nhỏ ấy,
em đã được nuôi nấng bằng lời hát ru, tình yêu và sự che chở của mẹ trước
những khó khăn thử thách trọng cuộc đời:
Và em là một cây non trong khu vườn của mẹ
Mẹ chăm em bằng hơi ấm ngọt ngào
Mẹ thu gió lành, mẹ che gió độc
Mẹ chìa vai hứng đỡ bão giông đời.
Và giờ đây khi phải xa cách thì nỗi nhớ lại ùa về:
Em lớn lên từ góc vườn của mẹ
Với bầy chim se sẻ hiền lành

Với hoa dạ hương ướp đêm vào nỗi nhớ
Với trăng thanh trong cốm dịu thu về.
Em cũng không quên nhắc đến bố, người luôn sát cánh bên mẹ con em,
người luôn thay em làm mẹ cười. Bố trong khu vườn nhỏ đó chính là “người
làm vườn” đáng yêu nhất đối với em:
Em chẳng khi nào quên góc vườn bé nhỏ
Có sương đêm như ngọc gọi yên lành
Có thêm cả người làm vườn cần mẫn
Mà em tha thiết gọi bằng tên gọi… Bố thân thương!
Nam sinh ra và lớn lên ở thủ đô Hà Nội nên đối với em Hà Nội đã quá
đỗi quen thuộc. Trong bài thơ Nơi mẹ ở là thiên đường đã thể hiện được điều
đó. Em có thể hình dung ra được khi Hà Nội có mưa, em lo bố bị ướt, khi bị
lụt nước dềnh lên, Hà Nội tắc đường khi tan tầm và một Hà Nội ồn ào, náo
nhiệt. Những hình ảnh đó dường như đã khắc sâu vào tâm trí em để đêm đến

11


len lỏi vào những giấc mơ khi xa nhà:
Hà Nội đang mưa hả mẹ?
Cây hồng có bị rũ hoa
Bố đi làm về có ướt
Tóc bạc đong đầy nước mưa.
Hà Nội tắc đường hả mẹ?
Tan tầm mẹ mệt lắm không?
Áo mỏng mồ hôi thấm bết
Phố đẹp mà lòng cô đơn
Hà Nội ồn ảo hả mẹ?
Bàn nhậu gào thét “dô” “dô”
Chung chiêng bên ly rượu mới

“Phần trăm” đo những nụ cười.
Hà Nội lụt thêm hả mẹ?
Ngõ nhà chắc nước duềnh lên
Thương những bắp chân con gái
Lội trong nước cống tanh ngòm.
Những hình ảnh về Hà Nội được Nam viết lên một cách chân thực nhất.
Chính em cũng chia sẻ qua những vần thơ của mình “Hà Nội không hay như
nhạc” “cũng không lãng mạn như thơ” nhưng lúc nào em cũng “ngơ ngác”
khi “nỗi nhớ tìm về”. Khi đêm xuống, những hình ảnh quen thuộc đó lại len
lỏi vào giấc mơ của em để phần nào nguôi đi nỗi nhớ nhà. Đối với em Hà Nội
cũng chính là thiên đường:
Có gì lạ đâu mẹ nhỉ

12


Bởi Hà Nội có mẹ thôi
Đứa con nào rồi cũng thấy
Nơi mẹ ở là thiên đường.
Nam yêu Hà Nội và đã lí giải một cách hợp lí theo suy nghĩ của em. Hà
Nội là thiên đường bởi nơi đó có mẹ, và ai là con cũng sẽ cảm thấy “nơi mẹ ở
là thiên đường”. Tình cảm mà Nam dành cho mái ấm, cho quê hương được
em đưa vào những bài thơ em viết một cách tự nhiên, bình dị. Đọc tập thơ
Đường xa con hát đến tập thơ Hát cùng những vì sao tình cảm đó vẫn dạt dào,
có khi là niềm vui, có khi lại man mác nỗi nhớ đem đến cho người đọc nhiều
cung bậc cảm xúc.
1.1.2. Tình yêu dành cho bố mẹ
Thơ của Đỗ Nhật Nam đa phần là những dòng nhắn gửi viết cho bố mẹ.
Bởi Nam cảm nhận được tình yêu thương vô bờ mà bố mẹ dành cho mình.
Em luôn trân trọng, biết ơn sâu sắc và đưa tình cảm đó vào những bài thơ một

cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhất. Những bài thơ đó chất chứa tình yêu thương,
có khi hóm hỉnh, có khi lại sâu lắng. Mỗi khi nghĩ về bố trong em lại ngập
tràn tình yêu vô hạn và nhân ngày của bố em đã viết bài thơ dành tặng “người
đàn ông lớn” của gia đình. Ngay từ đầu bài thơ Nghề của bố em có nhắn nhủ
rằng “Hôm nay - 21 tháng 6 năm 2015 - là Ngày của Bố! CON YÊU BỐ trong
cả 365 ngày, Bố kính yêu ạ!”. Trong suốt bài thơ, vẫn là những dòng chữ giản
dị, đầy ắp cảm xúc như trước, vẫn là tình cảm thân thương chân thật dành cho
những người thân yêu quý trong gia đình mình, Nam đã khiến mọi người xúc
động trước tình cảm ấm áp của một cậu bé 15 tuổi đầy bản lĩnh:
Ấu thơ con thường hay hỏi
Bố ơi, bố làm nghề gì?
Bố ôm vai con nói nhỏ
Bố làm nhiều nghề lắm nha.

13


Những dòng thơ dí dỏm khiến người đọc không khỏi tò mò, trong suy
nghĩ của Nam bố làm những nghề gì? Những khổ thơ tiếp theo đã giải đáp
cho những thắc mắc đó của độc giả:
Bố có nghề… yêu ông bà
Sớm hôm ngọt lành nâng giấc
Nắng nôi hay tràn gió bấc
Lui cui ấm áp hiền hòa.
Bố không những yêu ông bà, mà bố còn thương chị cả, chăm các cháu:
Bố làm nghề… thương chị cả
Suốt đời sống với đớn đau
Mong nước mắt bác khô mau
Dựa hơi ấm từ vai bố.
Bố làm nghề… chăm các cháu

Lóc nhóc sắn khoai lòng thòng
Mũi dãi ốm sốt quay mòng
Bố thành người cha vĩ đại.
Và có nghề khiến bố cảm thấy hạnh phúc đó là nghề thương mẹ. Nam
thật may mắn khi có một gia đình ấm êm, có người bố luôn lo lắng, quan tâm
chia sẻ mọi niềm vui, tâm sự với hai mẹ con:
Hạnh phúc với nghề… thương mẹ
Tỉ tê dành dụm niềm vui
Sẻ chia gánh nặng lo toan
Cho mẹ nụ cười dịu nhẹ.
Trong những nghề của bố có cả “nghề làm cha”. Một người cha luôn yêu
thương con hết mực. Dưới con mắt của Nam, bố luôn là chỗ dựa vững chắc
của hai mẹ con:
Và con ơi, “nghề” thật đẹp

14


Bố gọi là “nghề làm cha”
Tim bố luôn ngập tràn hoa
Mỗi ngày gần con ríu rít.
Đối với Nam, bố có những nghề thật đặc biệt. Chúng xuất phát từ những
quan sát thường ngày của Nam với bố và từ một tâm hồn ngây thơ, bay bổng
của một cậu bé. Nam yêu và kính trọng bố cũng như những “nghề” mà bố
đang làm:
Ôi chao, những “nghề” của bố
Mặn mòi giọt giọt mồ hôi
Ngọt lành triệu đóa hoa buông
Lung linh đường xa mây trắng.
(Nghề của bố)

Tình yêu của Nam đối với bố thật gần gũi giản dị. Nam làm thơ về bố
với trái tim trong sáng thánh thiện mà không kém phần sâu sắc tinh tế. Chính
bởi lẽ đó người đọc càng yêu Nam, càng yêu gia đình bé nhỏ ấm áp của em.
Bên cạnh người bố nghiêm khắc dạy dỗ con nên người luôn là một người
mẹ hiền lành, ấm áp. Có lẽ chính vì thế mà hình ảnh người mẹ luôn là đề tài
muôn thuở của các thi sĩ nhí. Khi viết về người mẹ Trần Đăng Khoa thể hiện
tình yêu của mình dành cho người mẹ bằng những hành động giúp mẹ việc
nhà. Cậu tình nguyện làm người nội trợ đảm đang sẻ chia một phần gánh nặng
với người mẹ một đời lam lũ: “Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai/ Khi mẹ vắng
nhà, em cùng chị giã gạo/ Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm/ khi mẹ vắng nhà,
em nhổ cỏ vườn/ Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng”… (Khi mẹ
vắng nhà). Cậu tự nhận mình chưa ngoan vì vẫn để mẹ vất vả, nhọc nhằn. Lời
tự nhận chưa ngoan đã thể hiện được niềm thương, tình yêu cậu dành cho mẹ.
Những lời thơ tự nhiên mà giàu cảm xúc, thơ của Khoa gắn với người mẹ lam
lũ vất vả với ruộng đồng với những hình ảnh thân quen “cái sân” “cây cối”

15


“ruộng đồng” sực nức hương đồng gió nội, chất làng quê, chất dân gian. Vượt
qua bao thời gian, từ thời chống Mỹ đến thời bình, từ “mái đình làng quê” đến
“công nghệ hiện đại” thì hình ảnh người mẹ vẫn luôn xuất hiện trong thơ ca,
với bài thơ Người mẹ u sầu và điều ước của tôi của Ngô Gia Thiên An cũng
thể hiện những tình cảm em dành cho mẹ, em nói rằng: “Mẹ là người đàn bà
muốn uống nước và lấy cái ghế thì quát con/ Mẹ luôn u sầu và không chơi với
ai cả/ Mẹ là người đàn bà muốn con viết cái gì đó nhưng hôm qua lại nói/
Rằng biết rửa tay sạch đi còn hơn làm thơ hay” những ẩn sâu trong tâm trí,
An luôn nghĩ mẹ đã hi sinh rất nhiều để dành trọn niềm vui niềm hạnh phúc
cho em. Hay Hoàng Dạ Thi cũng viết về người mẹ với những lời yêu thương:
“Con thương mẹ nhiều như lá cải”. Tình yêu dành cho mẹ hiện lên thật ngây

thơ hồn nhiên, hình ảnh lá cải quen thuộc được em ví với tình thương em
dành cho mẹ. Dù ở các thời đại khác nhau, tất cả các em đều viết về mẹ với
lòng biết ơn, yêu mến vô bờ. Đỗ Nhật Nam cũng vậy, nhưng khác với các bạn
nhỏ được ngắm nhìn mẹ hàng ngày từ nỗi vất vả của người mẹ thành thơ ca
thì với Nam những ngày hè ngắn ngủi được ở bên mẹ sau bao ngày xa cách
chính là nguồn cảm hứng vô tận để em viết lên những vần thơ dành tặng mẹ.
Đọc thơ của Nam ta có thể cảm nhận được niềm vui, sự háo hức của một đứa
trẻ khi kề bên mẹ. Khi viết về mẹ, Nam luôn dành cho mẹ một vị trí đặc biệt,
cách Nam viết thơ về mẹ cũng khác so với viết về bố, có gì đó dịu dàng tha
thiết, có gì đó ân cần chia sẻ. Nam thương yêu mẹ bằng cả trái tim. Nam là
một người con tình cảm chính vì thế em luôn có những bài thơ để dành tặng
những người thân yêu của mình vào những dịp đặc biệt. Trong bài thơ Mẹ
hiền hòa Nam có nhắn nhủ với mẹ rằng: “Mẹ ơi, em muốn nói với Mẹ ngàn
lời yêu thương trong ngày sinh nhật Mẹ. Ở bên Mẹ là điều tuyệt vời nhất, ở
bên Mẹ, em không bao giờ biết buồn… mẹ hãy nhận ở em và Bố, tình yêu
thương vô bờ bến của hai người đàn ông vụng về mà yêu thương mẹ hơn hết
thảy, mẹ ơi!”. Bao nhiêu mong chờ, bao nhiêu nỗi nhớ nhung thể hiện ở tập

16


thơ đầu tay Đường xa con hát thì đến tập thơ Hát cùng những vì sao là niềm
vui niềm hạnh phúc ngập tràn lan tỏa đến từng câu chữ khi em được bên cạnh
mẹ yêu dấu:
Tháng Sáu lâng lâng
Niềm vui dâng ca căng lồng ngực
Vui ngập tràn ùa lên háo hức
Sinh nhật mẹ rồi, ắp chặt những thương yêu.
(Mẹ hiền hòa)
Bao nhiêu từ ngữ đẹp nhất Nam đều dành cho mẹ, với Nam mẹ thật dịu

dàng, hiền hòa, ở bên mẹ Nam luôn cảm thấy bình yên. Bằng tình yêu thương
vô tận dành cho mẹ em đã viết lên những dòng thơ đầy màu sắc, nhạc điệu:
Như dịu dàng chạm xuống bờ môi
Như nắng nhẹ hiền hòa trên lá cỏ
Như rạng rỡ giữa trời xanh ráng đỏ
Mẹ hiền hòa, mẹ tựa ánh bình minh.
Châm nến hồng trong ánh sáng lung linh
Mừng mẹ nhé, tình yêu mãi mãi
Bầu bí thôi mà sao dây vững chãi
Ôm mẹ trong lòng, em nhận đủ BÌNH YÊN.
(Mẹ hiền hòa)
Đối với Nam mẹ tinh khôi tựa như ánh bình minh. Đó là thứ ánh sáng
sáng nhất, rực rỡ nhất, xinh đẹp nhất và tinh khiết nhất trong tất cả các loại
ánh sáng trong vũ trụ này. Trong lòng em mẹ luôn luôn chiếm lĩnh một vị trí
đặc biệt, tình yêu dành cho mẹ là vĩnh cửu. Ngày sinh nhật của mẹ Nam được
ở bên, cắm cho mẹ những cây nến, hát cho mẹ nghe những lời ca, chúc mẹ
những điều tốt đẹp nhất. Dù trước mắt còn biết bao gian nan thử thách nhưng

17


chỉ cần ở bên mẹ, chỉ cần ôm mẹ vào lòng là tất cả đều có thể vượt qua, tất cả
đều trở nên bình yên đến lạ.
Trong bài thơ Bâng khuâng Nam đã đặt cảm xúc của mình vào ngay tựa
đề của bài thơ. Nam “bâng khuâng” khi được đi cùng mẹ chụp ảnh hồ sen.
Mùa hè đến cũng là lúc hồ sen đẹp nhất, những bông hoa sen thi nhau nở rộ,
Nam muốn lưu giữ khoảnh khắc này bên mẹ qua những tấm ảnh. Niềm vui
được bắt đầu từ sáng sớm khi những bông sen còn vương trên mình những
giọt sương long lanh của buổi sớm:
Sáng tinh sương cùng mẹ

Đi chụp ảnh hồ sen
Bâng khuâng sương long lanh
Hương dâng tràn ngập lối.
Niềm vui trong em cũng lan tỏa lên mọi cảnh vật xung quanh khiến mọi
vật dưới những vần thơ cũng thật sống động, tràn đầy sức sống. Em cũng
cảm nhận được niềm vui của mẹ qua khuôn mặt, qua ánh mắt, qua nụ cười và
qua từng cử chỉ của mẹ:
Mẹ cười như nắng mới
Mẹ vui như nụ lành
Mẹ bâng khuâng lá cành
Mẹ reo cùng với gió.
Mẹ mang trong ánh mắt
Nắng ngập tràn sắc hương
Mẹ đựng trong nụ cười
Hồng sen e ấp nụ.
Một thời gian dài phải rời xa mẹ khiến cho em càng thêm trân trọng
quãng thời gian ngắn ngủi bên mẹ. Trong lòng em lúc này như có một hồi

18


chuông ngân vang nhè nhẹ, khiến từng bước từng bước chân cũng trở nên rộn
ràng, háo hức. Niềm vui trong em không thể nào giấu giếm nổi, nó lộ qua nét
mặt, có cảm giác như trên khuôn mặt em lúc này luôn thường trực một nụ
cười hạnh phúc:
Chuông ngân lan nhè nhẹ
Chân chạm bước miên man
Đầm sen rộng mênh mang
Lòng nhẹ vui phơi phới.
Đối với Nam mẹ luôn ở vị trí đặc biệt ở trong tim em và những hình ảnh

em dành để miêu tả về mẹ lúc nào cũng đẹp, cũng ẩn chứa nhiều ý nghĩa:
Mẹ cứ như nắng mới
Như sen hồng ngát hương
Mẹ mang bao yêu thương
Trong tim em… mãi mãi!
(Bâng khuâng)
Một gia đình hạnh phúc là nền tảng vững chắc chắp cánh con bay xa, với
Nam gia đình là chiếc nôi nuôi dưỡng tình cảm, em thật hạnh phúc khi có bố
mẹ ở bên, luôn ủng hộ em vững bước trên con đường em tới. Menis Yoursy
đã từng nói “Một trong những điều quan trọng nhất để tìm thấy bình yên trong
cuộc sống, đó chính là có được sự bình yên với bố mẹ”. Bài thơ Bình yên
Nam viết không phải món quà em dành tặng riêng cho bố hay mẹ mà em gửi
tặng cho cả bố và mẹ cùng với sự bình yên trong lòng:

Êm như tim bố
Thủ thỉ thì thầm
Rúc rích rì rầm
Bình yên trôi mãi.

19


Ngọt ngào vững chãi
Lòng mẹ tựa nương
Vạn nỗi yêu thương
Bình yên tít tắp
Bình yên trải khắp
Trời gần đất xa
Có mẹ có cha
Bình yên mãi mãi…

Nam là một cậu bé có trái tim ấm áp, em luôn dành cho những người
mình yêu thương sự quan tâm đặc biệt. Bài thơ Hai bờ yêu thương được Nam
viết nhân kỉ niệm 16 năm ngày cưới của bố mẹ cùng với lời chúc đáng yêu
“Con chúc Bố Mẹ mãi mãi hạnh phúc bên nhau (và bên con nữa)”. Bằng cảm
nhận của một người con và qua những mẩu chuyện mà bố mẹ kể lại Nam đã
hình dung ra được khung cảnh và không khí ngày mà mẹ theo bố về nhà:
Ngày mẹ theo bố về nhà hoa nở đỏ bến sông
Nước mắt vu quy tan với gió
Mẹ phập phồng
Hạnh phúc
Khó đếm đong.
Mảnh trăng cong
Hạ huyền đêm mười sáu
Làm vành nôi cho mẹ náu
Những đêm khuya ngồi nhớ chốn quê xa…
Một gia đình hạnh phúc sẽ là nền tảng vững chắc cho những đứa trẻ
trưởng thành. Nam là một đứa trẻ may mắn khi được sống trong một gia đình

20


×