Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Trắc nghiệm háo phân tích 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.44 KB, 15 trang )

CÂU HỎI MINH HỌA MÔN HÓA PHÂN TÍCH 1
(Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo)
Mã đề cƣơng chi tiết: TCDD028
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM 1 PHƢƠNG ÁN ĐÚNG
Câu 1. Để xác định nồng độ các acid, base và các muối thủy phân trong dung dịch, ta sử dụng phương
pháp chuẩn độ nào?
A. Phương pháp trung hòa
B. Phương pháp oxy hóa khử
C. Phương pháp kết tủa
D. Phương pháp tạo phức
Câu 2. Để định lượng các clorid và natri clorid trong dược dụng, ta sử dụng phương pháp chuẩn độ
nào?
A. Phương pháp trung hòa
B. Phương pháp oxy hóa khử
C. Phương pháp kết tủa
D. Phương pháp tạo phức
Câu 3. Định lượng dung dịch Mg2+ bằng complexon (HY3-) là phương pháp chuẩn độ nào?
A. Phương pháp trung hòa
B. Phương pháp oxy hóa khử
C. Phương pháp kết tủa
D. Phương pháp tạo phức
Câu 4. Để định lượng AgNO3 bằng phương pháp tủa, ta sử dụng thuốc thử nào sau đây?
A. NaCl
B. KNO3
C. Ba(NO3)2
D. NaNO3
Câu 5. Để định lượng Na2SO4 bằng phương pháp tủa, ta sử dụng thuốc thử nào sau đây?
A. NaCl
B. BaCl2
C. KNO3
D. NaNO3


Câu 6. Để định lượng FeSO4 bằng phương pháp thể tích, ta sử dụng thuốc thử nào sau đây?
A. HCl
B. KMnO4
C. Ca(OH)2
D. CuCl2
Câu 7. Điểm tương đương là gì?
A. Là thời điểm mà số đương lượng gam thuốc thử đã phản ứng bằng số đương lượng gam của chất
cần xác định.
B. Là thời điểm mà lượng thuốc thử đã phản ứng trung hòa hóa học với lượng chất cần xác định.
1


C. Là thời điểm mà các chất phản ứng đã phản ứng tương đương hóa học với lượng chất cần xác định.
D. Là thời điểm mà khối lượng gam thuốc thử đã phản ứng bằng khối lượng gam của chất cần xác
định
Câu 8. Điểm kết thúc chuẩn độ là khi nào?
A. Là thời điểm khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, ta không tiến hành chuẩn độ nữa.
B. Là thời điểm khi chất chỉ thị có sự thay đổi đặc tính mà ta có thể quan sát được.
C. Là thời điểm mà phép chuẩn độ kết thúc tương ứng theo sự thay đổi các đặc trưng của chất chỉ thị.
D. Là thời điểm mà phép chuẩn độ kết thúc tương ứng theo sự thay đổi các đặc trưng của chất chuẩn
độ.
Câu 9. Khi thực hiện chuẩn độ acid hydrocloric bằng dung dịch chuẩn độ natri hydroxyd, điểm tương
đương xuất hiện khi nào?
A. Khi E HCl  E NaOH
B. Khi m HCl  m NaOH
C. Khi M HCl  M NaOH
D. Khi VHCl  VNaOH
Câu 10. Dung dịch chuẩn là gì?
A. Là những dung dịch đã biết nồng độ chính xác, thường dùng để xác định nồng độ các dung dịch
khác.

B. Là những dung dịch chưa biết nồng độ chính xác, thường dùng để xác định nồng độ các dung dịch
khác.
C. Là những dung dịch đã biết nồng độ chính xác, được xác định dựa vào chất phân tích.
D. Là những dung dịch chưa biết nồng độ chính xác, cần được xác định dựa vào quá trình chuẩn độ.
Câu 11. Chọn phát biểu sai:
A. Pha dung dịch chuẩn độ có thể tiến hành pha từ hóa chất tinh khiết hoặc hóa chất không tinh khiết.
B. Khi pha dung dịch chuẩn độ nếu nồng độ dung dịch pha được lớn hơn nồng độ chuẩn mong muốn,
thì tiến hành hiệu chỉnh bằng cách thêm hóa chất.
C. Khi pha dung dịch chuẩn, nếu nồng độ dung dịch pha được lớn hơn nồng độ chuẩn mong muốn, thì
tiến hành hiệu chỉnh bằng cách thêm dung môi.
D. Nồng độ dung dịch chuẩn khi pha thông thường chỉ chênh lệch 3%) và sai số pha không được quá
 0,2%.
Câu 12. Khi pha dung dịch chuẩn, nếu nồng độ dung dịch pha được lớn hơn nồng độ chuẩn mong
muốn, thì tiến hành hiệu chỉnh bằng cách nào?
A. Thêm hóa chất
B. Thêm dung môi
C. Pha loãng dung dịch chuẩn
D. Pha lại dung dịch chuẩn khác vì không có cách hiệu chỉnh
Câu 13. Khi pha dung dịch chuẩn, nếu nồng độ dung dịch pha được nhỏ hơn nồng độ chuẩn mong
muốn, thì tiến hành hiệu chỉnh bằng cách nào?
2


A. Thêm hóa chất
B. Thêm dung môi
C. Pha loãng dung dịch chuẩn
D. Pha lại dung dịch chuẩn khác vì không có cách hiệu chỉnh
Câu 14. Chỉ thị thích hợp nhất dùng trong định lượng acid yếu bằng base mạnh là:
A. Phenolphthalein, thymolphthalein.
B. Methyl da cam, đỏ methyl

C. Methyl da cam, phenolphthalein
D. Thymolphthalein, đỏ methyl
Câu 15. Chỉ thị thích hợp nhất dùng trong định lượng base yếu bằng acid mạnh là:
A. Phenolphthalein
B. Đỏ methyl
C. Methyl da cam
D. Xanh thimol
Câu 16. Khi tiến hành chuẩn độ acid HCl bằng NaOH, thì pH của dung dịch định phân biến đổi như
thế nào?
A. pH của dung dịch tăng dần, chuyển từ vùng acid sang vùng kiềm.
B. pH của dung dịch giảm dần, chuyển từ vùng acid sang vùng kiềm
C. pH của dung dịch tăng dần, chuyển từ vùng kiềm sang vùng acid.
D. pH của dung dịch giảmdần, chuyển từ vùng kiềm sang vùng acid.
Câu 17. Khi tiến hành chuẩn độ KOH bằng HCl, thì pH của dung dịch định phân biến đổi như thế
nào?
A. pH của dung dịch tăng dần, chuyển từ vùng acid sang vùng kiềm.
B. pH của dung dịch giảm dần, chuyển từ vùng acid sang vùng kiềm
C. pH của dung dịch tăng dần, chuyển từ vùng kiềm sang vùng acid.
D. pH của dung dịch giảm dần, chuyển từ vùng kiềm sang vùng acid.
Câu 18. Chuẩn độ dung dịch HCl bằng dung dịch chuẩn NaOH với chỉ thị là phenolphthalein. Sau
điểm tương đương chỉ thị sẽ có màu gì?
A. Không màu
B. Màu hồng
C. Màu vàng
D. Màu cam
Câu 19. Chuẩn độ dung dịch NaOH bằng dung dịch chuẩn HCl với chỉ thị là methyl da cam. Tại điểm
tương đương chỉ thị sẽ có màu gì?
A. Không màu
B. Đỏ hồng
C. Vàng cam

D. Xanh nhạt
Câu 20. Nếu tích số A m x [B ]n = TAmBn thì:
A. Hệ đạt trạng thái cân bằng
B. Hợp chất ít tan tách ra dạng kết tủa, dung dịch đạt trạng thái quá bão hoà.
C. Kết tủa không tách ra mà bị hòa tan, dung dịch chưa bão hoà.
3


D. Hợp chất tan hoàn toàn.
Câu 21. Nếu tích số [A]m x [B ]n >TAmBn thì:
A. Hệ đạt trạng thái cân bằng
B. Hợp chất ít tan tách ra dạng kết tủa, dung dịch đạt trạng thái quá bão hoà.
C. Kết tủa không tách ra mà bị hòa tan, dung dịch chưa bão hoà.
D. Hợp chất tan hoàn toàn.
Câu 22.
Nếu tích số A m x [B ]n < TAmBn thì:
A. Hệ đạt trạng thái cân bằng
B. Hợp chất ít tan tách ra dạng kết tủa, dung dịch đạt trạng thái quá bão hoà.
C. Kết tủa không tách ra mà bị hòa tan, dung dịch chưa bão hoà.
D. Hợp chất kết tủa hoàn toàn.
Câu 23. Chọn phát biểu đúng:
A. Nếu tích số A m x [B ]n = TAmBn thì kết tủa không tách ra mà bị hòa tan, dung dịch chưa bão hoà.
B. Nếu tích số A m x [B ]n > TAmBn thì hệ đạt trạng thái cân bằng.
C. Nếu tích số A m x [B ]n < TAmBn thì hợp chất ít tan tách ra dạng kết tủa, dung dịch đạt trạng thái
quá bão hoà.
D. Nếu biết T của một chất có thể suy ra điều kiện để có kết tủa hay hòa tan tủa.
Câu 24. Kỹ thuật định lượng bằng bạc nitrat được chia thành mấy phương pháp?
A. 2
B. 3
C. 4

D. 5
Câu 25. Định lượng trực tiếp các halogenur X- (X = Cl, Br, I) bằng Ag+ với chỉ thị kali cromat
(K2CrO4), là nguyên tắc của phương pháp chuẩn độ nào?
A. Phương pháp Mohr
B. Phương pháp Volhard
C. Phương pháp Fajans
D. Tất cả đều sai
Câu 26. Dùng một lượng dư AgNO3 môi trường acid nitric để kết tủa hoàn toàn bạc halogenid. Sau
đó, định lượng Ag+ dư bằng dung dịch chuẩn NH4SCN với chỉ thị ph n sắt (III) amoni
(Fe2(SO4)3.(NH4)2SO4.24H2O). Tại điểm tương đương của phép chuẩn độ ngược, SCN- dư sẽ phản
ứng tạo phức màu đỏ với chỉ thị Fe3+. Đây là nguyên tắc của phương pháp chuẩn độ nào?
A. Phương pháp Mohr
B. Phương pháp Volhard
C. Phương pháp Fajans
D. Tất cả đều sai
Câu 27. Phương pháp Mohr thực hiện trong môi trường nào?
A. Môi trường acid pH = 4- 7
B. Môi trường base pH = 7-10,5
C. Môi trường kiềm mạnh pH >11
D. Tất cả đều sai
4


Câu 28. Chỉ thị dùng trong phương pháp Volhard là:
A. Ag+
B. Fe3+
C. SCND. ClCâu 29. Chỉ thị dùng trong phương pháp Mohr là
A. CrO42B. Ag+
C. Fe2+
D. SCNCâu 30. Hợp chất Complexson II là:

A. EDT-Na2
B. NTA
C. EDTA
D. Na2H2Y
Câu 31. Hợp chất Complexson III là:
A. NTA
B. EDTA
C. H3Y
D. EDT-Na2
Câu 32. Các hợp chất complexon là các phức chất:
A. Kim loại
B. Vô cơ
C. Hữu cơ
D. Acid
Câu 33. Nguyên tắc chung của phương pháp complexon là:
A. Là phương pháp định lượng dựa trên phản ứng trao đổi của các complexon với kim loại.
B. Là phương pháp định lượng dựa trên phản ứng tạo phức của các complexon với ion kim loại.
C. Là phương pháp định tính dựa trên phản ứng trao đổi của các complexon với ion kim loại.
D. Là phương pháp định tính dựa trên phản ứng tạo phức của các complexon với kim loại.
Câu 34. Chỉ thị kim loại làm thay đổi màu phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Độ pH
B. Nồng độ
C. Nhiệt độ
D. Thể tích
Câu 35. Khi chuẩn độ trực tiếp ion Fe3+ bằng phương pháp complexon dùng chỉ thị gì thích hợp nhất?
A. Xylen da cam
B. Murexid
C. Đen Eriocrom T
D. PAN
Câu 36. Khi chuẩn độ trực tiếp ion Ca2+ với chỉ thị murexit được thực hiện trong môi trường nào?

A. pH = 1-1,5
5


B. pH = 7-10
C. pH = 9-11
D. pH = 5-6
Câu 37. Khi chuẩn độ trực tiếp ion Fe3+ với chỉ thị xylen da cam được thực hiện trong môi trường
nào?
A. pH = 1-1,5
B. pH = 7-10
C. pH = 9-11
D. pH = 5-6
Câu 38.Nhỏ từ từ đến dư dung dịch ammoniac vào dung dịch CuSO4, hiện tượng quan sát được là gì?
A. Xuất hiện kết tủa xanh Cu(OH)2, tan trong NH3 dư vì hình thành phức [Cu ( NH 3 ) 4 ]2 .
B. Xuất hiện kết tủa trắng Cu(OH)2, tan trong NH3 dư vì hình thành phức [Cu ( NH 3 ) 4 ]2 .
C. Xuất hiện kết tủa xanh Cu(OH)2, không tan trong NH3 dư.
D. Xuất hiện kết tủa trắng Cu(OH)2, không tan trong NH3 dư.
Câu 39. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch ammoniac vào dung dịch Co 2 hiện tượng quan sát được là gì?
A. Xuất hiện phức tan màu vàng của [Co( NH 3 ) 6 ]2
B. Xuất hiện phức tan màu xanh của [Co( NH 3 ) 6 ]2
C. Xuất hiện kết tủa vàng Co(OH)2, không tan trong NH3 dư
D. Xuất hiện kết tủa xanh Co(OH)2, không tan trong NH3 dư
Câu 40. Cho cân bằng sau:

Ca 2  H 4 I   2H   CaH 2 I 
(Tím xanh)
(Đỏ cam)
Nếu cho thêm dung dịch acid vào hệ phản ứng trên thì dung dịch sẽ có màu gì?
A. Tím xanh

B. Đỏ cam
C. Đỏ tím
D. Không màu
Câu 41. Cho cân bằng sau:

HY 3  MgInd   MgY 2  HInd 2
(Đỏ vang)
(Xanh)
Nếu cho thêm EDTA vào thì dung dịch sẽ có màu gì?
A. Đỏ vang
B. Xanh
C. Tím
D. Không màu
Câu 42. Nguyên tắc chung của phương pháp định lượng oxy hóa khử là:
A. Là phương pháp thể tích dựa trên phản ứng oxi hoá khử giữa chất cần xác định với dung dịch
chuẩn.
B. Là phương pháp thể tích dựa trên phản ứng acid-base giữa chất cần xác định với dung dịch chuẩn.
C. Là phương pháp thể tích dựa trên phản ứng trao đổi giữa chất cần xác định với dung dịch chuẩn.
6


D. Là phương pháp thể tích dựa trên phản ứng thế giữa chất cần xác định với dung dịch chuẩn.
Câu 43. Các chất có tính oxy hoá – khử mà dạng oxy hóa và dạng khử có màu khác nhau dùng để xác
định điểm kết thúc phản ứng, được gọi là chất gì?
A. Chất xúc tác
B. Chất chỉ thị oxy hóa khử thực
C. Chất chuẩn tự chỉ thị
D. Chất chỉ thị tạo phức
Câu 44. Một chất chỉ thị oxy hóa khử thực phải đáp ứng điều kiện gì?
A. Thay đổi màu rõ rệt tại điểm tương đương

B. Sự chuyển màu phải là thuận nghịch
C. Độ nhạy cao, gây ra sai số không đáng kể
D. Tất cả đều đúng.
Câu 45. Chất chuẩn tự chỉ thị dùng trong chuẩn độ oxy hóa khử là chất như thế nào?
A. Là dung dịch chuẩn có màu rất đậm nên khi dùng dư cũng đủ quan sát sự đổi màu của dung dịch
khi chuẩn độ.
B. Là dung dịch chuẩn không màu nên khi dùng dư sẽ đổi màu của dung dịch khi chuẩn độ.
C. Là dung dịch chuẩn có màu rất đậm nên khi dùng dư không thể quan sát được sự đổi màu của dung
dịch khi chuẩn độ.
D. Là dung dịch chuẩn không màu, được dùng làm chất chỉ thị.
Câu 46. Phương pháp định lượng Permanganat thường tiến hành trong môi trường nào là chủ yếu?
A. Base
B. Acid
C. Trung tính
D. Tất cả đều sai
Câu 47. Trong phương pháp chuẩn độ oxi hóa khử, chất chỉ thị nào sau đây được dùng làm chất chỉ
thị oxi hóa khử thực?
A. Ferrion
B. KMnO4
C. Hồ tinh bột
D. Tất cả đều sai
Câu 48. Trong phương pháp chuẩn độ oxi hóa khử, chất chỉ thị nào sau đây được dùng làm chất chuẩn
tự chỉ thị?
A. Ferrion
B. KMnO4
C. Hồ tinh bột
D. Tất cả đều sai
Câu 49. Trong phương pháp chuẩn độ oxi hóa khử, chất chỉ thị nào sau đây được dùng làm chất chỉ
thị tạo phức chất?
A. Ferrion

B. KMnO4
C. Hồ tinh bột
D. Tất cả đều sai
7


Câu 50. Xác định phương pháp định lượng FeSO4 dựa trên phương trình phản ứng sau:
KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 = Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O.
A. Phương pháp định lượng Iod
B. Phương pháp định lượng Permanganat
C. Phương pháp định lượng Nitrit
D. Tất cả đều sai
Câu 51. Xác định phương pháp định lượng K2Cr2O7 dựa trên phương trình phản ứng sau:
K2Cr2O7 + KI + H2SO4  I2 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
A. Phương pháp định lượng iod
B. Phương pháp định lượng Permanganat.
C. Phương pháp định lượng Nitrit
D. Tất cả đều sai
Câu 52. Trong dung dịch A chứa các ion Cl–; Br–; I–; CrO42– có cùng nồng độ, nếu nhỏ từ từ dung
T
 1,8.10 10
dịch AgNO3 vào dung dịch A, thì kết tủa xuất hiện đầu tiên là kết tủa nào, biết AgCl
;
13
17
12
TAgBr  3,25.10
T  8,5.10 TAg 2CrO4  2  10
; AgI
;

:
A. AgCl
B. AgBr
C. Ag2CrO4
D. AgI
Câu 53. Cho dung dịch K2SO4 10–4M lần lượt vào các dung dịch Ca(NO3)2, Sr(NO3)2, Pb(NO3)2,
Ba(NO3)2 có cùng nồng độ. Dung dịch xuất hiện kết tủa là dung dịch nào, biết

TSrSO4  3.10

7

;

TPbSO4  2.10

8

;

TBaSO4  1.10

TCaSO4  9.109

;

10

.
A. Ca(NO3)2

B. Sr(NO3)2
C. Pb(NO3)2
D. Ba(NO3)2
Câu 54. Nồng độ của dung dịch cồn thu được khi pha 700ml ethanol tuyệt đối với 300 ml nước là bao
nhiêu phần trăm?
A. 23,33%
B. 42,85%
C. 70%
D. 84%
Câu 55. Trộn 100 gam dung dịch H2SO4 10% với 300 gam dung dịch H2SO4 30% thì thu được dung
dịch có nồng độ là:
A. 14%
B. 17%
C. 20%
D. 25%
Câu 56. Hòa tan a gam Na2CO3 trong 250ml nước cất thì thu được dung dịch có nồng độ là 4,07%, giá
trị của a là:
A. 10,1 gam
8


B. 10,6 gam
C. 11,2 gam
D. 11,7 gam
Câu 57. Alizarin được dùng làm thuốc thử. Khi hòa tan 2,5g Alizarin trong 100ml nước, thì thu được
dung dịch có nồng độ C% (khối lượng/khối lượng) là:
A. 2,45%
B. 2,5%
C. 2,56%
D. 3,1%

Câu 58. Nồng độ phần trăm C% (khối lượng/thể tích) của dung dịch glucose thu được khi pha 300g
glucose thành 1000ml dung dịch là:
A. 23%
B. 30%
C. 46%
D. 60%
Câu 59. Để pha 1 lít dung dịch tiêm truyền NaCl 0,9% thì khối lượng NaCl cần dùng là bao nhiêu?
A. 0,9 gam
B. 1,8 gam
C. 4,5 gam
D. 9 gam
Câu 60. Xác định nồng độ CM của dung dịch NH4OH 28,03%, biết d = 0,899g/ml, M = 17,03g/l.
A. 1,48M
B. 2,96M
C. 14,8M
D. 29,6M
Câu 61. Xác định nồng độ C% của dung dịch NH4OH 16M, biết d = 0,899g/ml, M = 17,03g/l.
A. 3,03%
B. 30,31%
C. 62,29%
D. 6,23%
Câu 62. Dung dịch acid sulfuric 20% (d = 1,1g/ml) có nồng độ đương lượng là:
A. 2,04N
B. 2,25N
C. 4,08N
D. 4,5N
Câu 63. Dung dịch acid sulfuric 20% (d = 1,1g/ml) có nồng độ mol là:
A. 1,98M
B. 2,24M
C. 3,96M

9


D. 4,48M
Câu 64. Để pha 1,5 lít dung dịch tiêm truyền NaCl 0,9% thì khối lượng NaCl cần dùng là bao nhiêu?
A. 11,7 gam
B. 13,5 gam
C. 14,5 gam
D. 9,5 gam
Câu 65. Hòa tan a gam Na2CO3 trong nước cất thì thu được 150 gam dung dịch có nồng độ là 2%, giá
trị của a là:
A. 0,3 gam
B. 0,6 gam
C. 3 gam
D. 6 gam
Câu 66. Để pha 100 ml dung dịch H2C2O4 0,1N từ chất gốc H2C2O4.2H2O, thì khối lượng chất gốc
cần dùng là:
A. 0,45g
B. 0,63g
C. 0,90g
D. 1,26g
Câu 67. Để pha 100 ml dung dịch NaOH 1N, thì khối lượng NaOH cần dùng là:
A. 0,2g
B. 0,4g
C. 4g
D. 8g
Câu 68. Để pha 100 ml dung dịch H2C2O4 0,2N, thì khối lượng H2C2O4 cần dùng là:
A. 0,9g
B. 1,26g
C. 1,8g

D. 2,52g
Câu 69. Lượng dung môi cần thêm vào 100 ml dung dịch acid oxalic có nồng độ 1,04 N để được dung
dịch có nồng độ chính xác 1,00 N là:
A. 20ml
B. 15ml
C. 10ml
D. 4ml
Câu 70. Lượng hoá chất cần thêm vào 1000 ml dung dịch NaOH 0,95N để được dung dịch NaOH có
nồng độ chính xác 1,00 N?
A. 2g
B. 5g
C. 10g
D. 15g

10


Câu 71. Hòa tan 0,25g K2Cr2O7 trong nước và pha loãng thành 100ml. Lấy 20ml dung dịch trên, acid
hóa bằng dung dịch H2SO4 2N, thêm KI dư vào cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, chuẩn độ I2 giải phóng
ra hết 9,5ml Na2S2O3. Nồng độ đương lượng của dung dịch Na2S2O3 là:
A. 0,007N
B. 0,107N
C. 0,268N
D. 0,537N
Câu 72. Trộn 25ml dung dịch AgNO3 0,25N vào 25ml dung dịch NaCl, chuẩn độ AgNO3 dư hết 15ml
dung dịch KSCN 0,1N. Nồng độ đương lượng của dung dịch NaCl là:
A. 0,15N
B. 0,19N
C. 0,25N
D. 0,29N

Câu 73. Tiến hành chuẩn độ dung dịch H3PO4 0,1M bằng dung dịch KOH 0,1M. Hãy xác định pH
dung dịch định phân thời điểm bắt đầu chuẩn độ, biết H3PO4 có pKa1 = 2,1; pKa2 = 7,2; pKa3 = 12,4;
A. pH = 0
B. pH = 1,55
C. pH = 5,5
D. pH = 8,7
Câu 74. Tiến hành chuẩn độ dung dịch H3PO4 0,1M bằng dung dịch KOH 0,1M. Hãy xác định pH
dung dịch định phân điểm tương đương thứ nhất, biết H3PO4 có pKa1 = 2,1; pKa2 = 7,2; pKa3 =
12,4;
A. pH = 1,55
B. pH = 3,59
C. pH = 4,65
D. pH = 8,7
Câu 75. Tiến hành chuẩn độ dung dịch H3PO4 0,1M bằng dung dịch KOH 0,1M. Hãy xác định pH
dung dịch định phân điểm tương đương thứ hai, biết H3PO4 có pKa1 = 2,1; pKa2 = 7,2; pKa3 = 12,4;
A. pH = 3,59
B. pH = 6,73
C. pH = 9,8
D. pH = 11,7
Câu 76. Tiến hành chuẩn độ 10ml dung dịch HCl chưa biết nồng độ bằng dung dịch NaOH 0,2N. Tại
điểm tương đương, thể tích NaOH đã dùng là 10ml. Vậy nồng độ đương lượng của dung dịch HCl là:
A. 0,1N
B. 0,2N
C. 0,3N
D. 0,5N
Câu 77. Chuẩn độ hoàn toàn 20 ml dung dịch Ba(OH)2 hết 25ml dung dịch HCl 0,2M. Nồng độ
đương lượng dung dịch Ba(OH)2 là:
A. 0,25N
11



B. 0,15N
C. 0,3N
D. 0,1N
Câu 78. Chuẩn độ hoàn toàn 15 ml dung dịch H2SO4 hết 25ml dung dịch KOH 0,3M. Nồng độ đương
lượng dung dịch H2SO4 là:
A. 0,25N
B. 0,5N
C. 0,3N
D. 0,15N
Câu 79. Chuẩn độ hoàn toàn 15 ml dung dịch H2SO4 hết 25ml dung dịch KOH 0,3N. Nồng độ mol/lít
dung dịch H2SO4 là:
A. 0,25M
B. 0,5M
C. 0,3M
D. 0,15M
Câu 80. Chuẩn độ 10ml HCl 0,1N bằng NaOH 0,1N tại điểm tương đương thể tích dung dịch NaOH
đã dùng là bao nhiêu?
A. 5ml
B. 7ml
C. 10ml
D. 12ml
Câu 81. Chuẩn độ 10ml NaOH 0,2N bằng HCl 0,1N tại điểm tương đương thể tích dung dịch HCl đã
dùng là bao nhiêu?
A. 30ml
B. 25ml
C. 15ml
D. 20ml
Câu 82. Xác định độ tan của BaSO4, biết TBaSO4 = 9,9.10-11?
A. 9,95.10-6 mol/l

B. 4,63.10-4 mol/l
C. 9,9.10-11 mol/l
D. Đáp án khác
Câu 83. Xác định độ tan của Ca3(PO4)2
A. 1,47.10-11 mol/l
B. 1,54.10-7 mol/l
C. 3,16.10-7 mol/l
D. Đáp án khác

20 – 250C, biết TCa3 ( PO4 )2  3,16.10 33 ?

Câu 84. Xác định độ tan của Ag2CrO4, biết TAg 2CrO4  2  10 12 ?
A. 1,26.10-4 mol/l
B. 7,94.10-5 mol/l
C. 7,07.10-12 mol/l
D. Đáp án khác
12


Câu 85. Trộn 15ml dung dịch AgNO3 0,05N vào 14ml dung dịch KI không biết nồng độ. Lượng dư
Ag+ được chuẩn độ bằng dung dịch KSCN với sự có mặt của Fe3+. Điểm tương đương xuất hiện khi
được thêm 5ml dung dịch KSCN 0,01N. Nồng độ đương lượng của dung dịch KI là:
A. 0,05N
B. 0,02N
C. 0,07N
D. 0,04N
Câu 86. Dùng 35ml dung dịch AgNO3 0,4M để kết tủa hoàn toàn ion Cl- trong 20ml dung dịch NaCl
không biết nồng độ. Lượng dư Ag+ được chuẩn độ bằng dung dịch KSCN với sự có mặt của Fe3+.
Điểm tương đương xuất hiện khi được thêm 10ml dung dịch KSCN 0,2M. Nồng độ mol/lít của dung
dịch NaCl là:

A. 0,6M
B. 0,4M
C. 0,3M
D. 0,5M
Câu 87. Trộn 20ml dung dịch AgNO3 5.10 2 M vào 10ml dung dịch NaCl không biết nồng độ. Lượng
dư Ag+ được chuẩn độ bằng dung dịch KSCN với sự có mặt của Fe3+. Điểm tương đương xuất hiện
khi được thêm 6ml dung dịch KSCN 0,1M. Nồng độ mol/lít của dung dịch NaCl là:
A. 6.10 5 M
B. 4.10 5 M
C. 6.10 2 M
D. 4.10 2 M
Câu 88. Trộn 25ml dung dịch AgNO3 0,06M vào 13ml dung dịch KI không biết nồng độ. Lượng dư
Ag+ được chuẩn độ bằng dung dịch KSCN với sự có mặt của Fe3+. Điểm tương đương xuất hiện khi
được thêm 10ml dung dịch KSCN 0,02M. Nồng độ mol/lít của dung dịch KI là:
A. 0,1M
B. 0,2M
C. 0,3M
D. 0,4M
Câu 89. Xác định nồng độ ion

K kb[ Ag ( NH )


3 2]

Ag 

trong dung dịch

[ Ag ( NH 3 ) 2 ]Cl


1M, biết

8

 5,89.10 ?

3
A. 2,4.10 mol / lít

3
B. 1,5.10 mol / lít
5
C. 2,4.10 mol / lít

D. 1,5.105 mol / lít
Câu 90. Xác định nồng độ NH 3 trong dung dịch [ Ag ( NH 3 ) 2 ]Cl 1M, biết K kb[ Ag ( NH )


3 2]

 5,89.10 8

?
A. 2,4.10 3 mol / lít
B. 4,8.103 mol / lít
C. 2,4.105 mol / lít
D. 4,8.105 mol / lít
Câu 91. Chuẩn độ 20ml dung dịch FeSO4 bằng dung dịch KMnO4 1N. Tại điểm tương đương, khi
dung dịch bắt đầu có màu hồng nhạt, lượng KMnO4 đã dùng là 15ml. Nồng độ đương lượng của dung

dịch FeSO4 là:
13


A. 0,75N
B. 0,5N
C. 0,25N
D. 1,0N
Câu 92. Chuẩn độ 10ml dung dịch FeSO4 bằng dung dịch KMnO4 1N. Tại điểm tương đương, khi
dung dịch có màu hồng nhạt, lượng KMnO4 đã dùng là 15ml. Nồng độ đương lượng của dung dịch
FeSO4 là:
A. 0,75N
B. 1,5N
C. 1,25N
D. 1,0N
Câu 93. Chuẩn độ 20ml dung dịch H2O2 bằng dung dịch KMnO4 1,2N. Tại điểm tương đương, lượng
KMnO4 đã dùng là 22ml. Nồng độ đương lượng của dung dịch H2O2 là:
A. 3,3N
B. 1,65N
C. 2,64N
D. 1,32N
Câu 94. Chuẩn độ 20ml dung dịch H2O2 bằng dung dịch KMnO4 1,2N. Tại điểm tương đương, lượng
KMnO4 đã dùng là 22ml. Nồng độ mol/lít của dung dịch H2O2 là:
A. 0,66 mol/lít
B. 0,33 mol/lít
C. 1,32 mol/lít
D. 0,99 mol/lít
Câu 95. Chuẩn độ 16ml dung dịch H2O2 bằng dung dịch KMnO4 0,8M. Tại điểm tương đương, lượng
KMnO4 đã dùng là 10ml. Nồng độ đương lượng của dung dịch H2O2 là:
A. 3,25N

B. 2,5N
C. 0,5N
D. 1,5N
Câu 96. Chuẩn độ 15ml dung dịch FeSO4 bằng dung dịch KMnO4 0,5N. Tại điểm tương đương, khi
dung dịch có màu hồng nhạt, lượng KMnO4 đã dùng là 12ml. Nồng độ đương lượng của dung dịch
FeSO4 là:
A. 0,2N
B. 0,6N
C. 0,4N
D. 0,8N
PHẦN II: TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƢƠNG ÁN ĐÚNG
Câu 1: Đối tượng của Hóa học phân tích là:
A. Lý thuyết của phân tích hóa học
B. Thực tiễn của phân tích hóa học
C. Các phương pháp phân tích định tính
14


D. Các phương pháp phân tích định lượng
Câu 2: Phân tích định lượng bằng phương pháp hóa học có đặc điểm nào sau đây?
A. Chi phí thấp
B. Dễ thực hiện
C. Độ nhạy cao
D. Tốn nhiều thời gian
Câu 3: Cho phản ứng sau: 2NaOH + H2SO4  Na2SO4 + 2H2O
Chọn phát biểu đúng?
A. Đương lượng gam của NaOH là 40 gam
B. Đương lượng gam của NaOH là 20 gam
C. Đương lượng gam của H2SO4 là 98 gam
D. Đương lượng gam của H2SO4 là 49 gam

Câu 4: Có thể sử dụng phương pháp nào sau đây để pha chế dung dịch chuẩn?
A. Pha chế trực tiếp từ chất gốc
B. Pha chế trực tiếp từ ống chuẩn
C. Có thể pha từ hóa chất không phải chất gốc
D. Có thể sử dụng hóa chất kỹ thuật
Câu 5: Chọn giá trị mức độ định phân (F) và sai số điểm cuối (S) tương đương khi chuẩn độ thiếu 10%?
A. F = 0,9
B. F = 0,99
C. S = -0,1
D. S = +0,1
PHẦN III: ĐIỀN KHUYẾT
Câu 1: “Hóa học phân tích là khoa học về các ………..…”. Tìm từ còn thiếu trong chỗ trống?
Câu 2: “…………… là xác định hàm lượng hay nồng độ cấu tử trong mẫu phân tích”. Tìm từ còn thiếu?
Câu 3: “Trong 100 ml dung dịch NaOH 0,1N có chứa …………….… gam NaOH”. Tìm số thích hợp
điền vào chỗ trống?
Câu 4: “Trong chuẩn độ, điểm mà chất X (chất cần xác định nồng độ) phản ứng vừa đủ với chất R (đã
biết chính xác nồng độ) gọi là ………………”. Tìm từ còn thiếu để điền vào chỗ trống?
Câu 5: “Nguyên tắc của phương pháp chuẩn độ axit – bazơ là dựa vào phản ứng ……………”. Tìm từ
còn thiếu để điền vào chỗ trống?
PHẦN V: GHÉP CÂU
*Ghép ô chữ ở cột X với cột Y sao cho chính xác:
X
1. Dung dịch H2SO4 5% (d=1,0 g/ml) có nồng độ đương lượng tương
ứng là bao nhiêu?
2. Hòa tan 3,15 g H2C2O4.2H2O và định mức đến 100ml. Dung dịch thu
được có nồng độ đương lượng là bao nhiêu?
3. Chất nào được sử dụng tạo môi trường axit trong phương pháp
permanganat?
4. Chỉ thị sử dụng trong phương pháp chuẩn độ complexon để định
lượng Fe3+ là chất nào?


-HẾT15

Y
A. 0,5 N
B. 1,02 N
C. Axit sulfosalicylic
D. Axit sulfuric



×