Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

Kinh nghiệm, kỹ năng diễn thuyết trước công chúng và những điều nên tránh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.13 KB, 16 trang )

“Báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi ngoài
năng lực chuyên môn cần phải có khả năng
diễn thuyết nội dung, vấn đề một cách rõ
ràng, đầy thuyết phục và truyền cảm hứng
cho người nghe”
Vi deo có nội dung mang tính chia sẻ trao đổi, học tập kinh nghiệm

KỸ NĂNG DIỄN THUYẾT
TRƯỚC CÔNG CHÚNG
LOGO


Phần I. Những nguyên tắc cần đảm bảo
khi diễn thuyết trước công chúng


Phần II. Kỹ năng diễn thuyết trước công
chúng


Phần III. Những điều nên tránh khi diễn
thuyết trước công chúng


Phần I. Những nguyên tắc cần đảm bảo khi diễn thuyết trước
công chúng

1. Làm cho người nghe dễ hiểu, tại sao?
Báo cáo viên/tuyên truyền viên khi diễn thuyết muốn công chúng lắng nghe và tin tưởng
thì trước tiên phải nói cho họ hiểu những gì mình muốn trình bày. Một số điều kiện cần để
đảm bảo cho người nghe dễ hiểu đó là:


- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, mạch lạc;
- Kết cấu bài diễn thuyết cần logic, chặt chẽ;
- Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, cô đọng, không giải thích dài dòng, không nhắc đi nhắc lại
nhiều lần, không độc thoại lan man, không nói cộc lốc.


2. Mỗi lần diễn thuyết không quá 20 phút, tại sao?
- Như chúng ta đã biết khả năng tập trung lắng nghe thuyết trình là có giới hạn nhất định,
theo nghiên cứu khoa học cho thấy sau 20 phút lắng nghe thì khả năng tập trung để lắng
nghe giảm dần
- Nếu báo cáo viên hay tuyên truyền viên diễn thuyết quá dài và liên tục thì người nghe sẽ
mất tập trung. Hiệu quả diễn thuyết sẽ không cao.

3. Tạo không khí vui vẻ, tích cực và thoải mái, tại sao?
- Tạo không khí vui vẻ, tích cực không làm giảm đi hiệu quả của diễn thuyết, nó giúp cho
người diễn thuyết kiểm soát được không gian và điều chỉnh tâm lý người nghe cho phù
hợp, giúp đạt hiệu quả cao trong việc trao đổi thông tin, tạo được ấn tượng tốt để lôi cuốn
người nghe; giúp người nghe có thể tiếp nhận thông tin và thực hiện theo mong muốn của
mình.
- Để tạo được không khí tích cực, vui vẻ cầ kết hợp nhiều phương pháp trong quá trình
diễn thuyết như làm việc nhóm, trao đổi, đặt câu hỏi, tình huống... Đồng thời xen lẫn
những câu chuyện hài, dí dóm, thông minh gắn với chủ đề đang diễn thuyết.


4. Sử dụng phương tiện phù hợp, tại sao?
Để buổi diễn thuyết đạt hiệu quả cao, cần sử dụng các phương tiện phù hợp, song không
được quá lạm dụng phương tiện dẫn đến phụ thuộc vào phương tiện. Tránh biến buổi diễn
thuyết thành một buổi trình diễn các phương tiện kỹ thuật hiện đại.

5. Một số quan niệm sai lầm khi diễn thuyết, tại sao?

- Mọi người luôn im lặng lắng nghe khi bạn nói.
- Nói càng to thì người nghe càng dễ nắm bắt thông tin, càng hiểu nội dụng bạn truyền đạt.
- Kể chuyện tiếu lâm chỉ nhằm mục đích gây cười.


Phần II. Kỹ năng diễn thuyết trước công chúng
1. Chuẩn bị trước khi diễn thuyết, tại sao?
a. Xác định đối tượng công chúng
- Người diễn thuyết cần nắm vững đối tượng nghe về các mặt như: số lượng người tham dự;
trình độ học vấn, chuyên môn; địa vị xã hội; kinh nghiệm sống; thành phần xuất thân, giai
cấp, tôn giáo, cơ cấu giới tính.
- Nắm vững sự mong muốn, chờ đợi của đối tượng tại buổi diễn thuyết này, vì vậy người
diễn thuyết chủ động xác định mục tiêu và nội dung của bài diễn thuyết; chủ động lựa chọn
phương pháp, phương tiện để trực hóa dụng cụ thuyết trình cho phù hợp.
b. Xác định thời gian diễn thuyết
Trước khi tiến hành diễn thuyết, cần nắm vững lượng thời gian được phép diễn thuyết. Trên
cơ sở mục tiêu, nội dung và phương pháp thuyết trình sẽ phân bổ thời gian thích hợp cho
từng phần để tránh tình trạng “cháy giáo án”. Khi diễn thuyết cố gắng tuân thủ thời gian đã
phân bổ cho từng phần.


1. Chuẩn bị trước khi diễn thuyết, tại sao?
c. Xác định mục tiêu và nội dung bài, chuyên đề diễn thuyết
- Mục tiêu là kết quả mà người nghe cần thu nhận được sau buổi diễn thuyết. Mỗi đối tượng
có khả năng nhận thức, tiếp nhận thông tin tri thức khác nhau, vì vậy khi xác định mục tiêu
bài diễn thuyết cần phải nắm vững đối tượng người nghe. Điều này giúp cho diễn giả chủ
động trong việc xác định phương hướng và những nội dung trọng tâm, quan trọng của bài
diễn thuyết.
- Sau khi diễn thuyết, người nghe phải nắm được các yêu cầu sau:
+ Lượng tri thức cơ bản liên quan đến chủ đề/chuyên đề được diễn thuyết.

+ Kỹ năng ứng dụng tri thức đó vào thực tiễn công tác, hoạt động của mình hoặc thực tiễn
trong cuộc sống hàng ngày.
+ Tạo niềm tin và sự hạm muốn ứng dụng những tri thức thu được vào thực tế công tác, làm
việc, cuộc sống , qua đó làm cho người nghe thay đổi cảm xúc và mong muốn vận dụng
những tri thức mà mình đã thu nhận được vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày, công tác.


1. Chuẩn bị trước khi diễn thuyết, tại sao?
d. Lựa chọn phương pháp diễn thuyết phù hợp
- Nghiên cứu khoa học đã cho thấy, mỗi người chỉ có khả năng tập trung cao độ để nghe
không quá 20 phút và chỉ nhớ được khoảng 20% những điều được nghe. Tỷ lệ tiếp nhận
thông tin được tính như sau: 83% tiếp nhận thông tin qua mắt; 11% tiếp nhận thông tin qua
tai; 3,5% tiếp nhận thông tin qua khứu giác; 1,5% tiếp nhận thông tin qua xúc giác và 1%
tiếp nhận thông tin qua vị giác.
- Không diễn đạt, diễn thuyết độc thoại mang tính một chiều. Phải kết hợp với nhiều
phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả cao cho buổi diễn thuyết, thuyết trình. Nên lựa
chọn những phương pháp phù hợp phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Mục tiêu bài diễn thuyết.
+ Nội dung từng phần cần xây dựng.
+ Đối tượng nghe.
+ Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị nơi tổ chức.


1. Chuẩn bị trước khi diễn thuyết, tại sao?
e. Trực quan hóa phù hợp
- Ưu điểm của dụng cụ trực quan là làm cho người nghe dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu và tạo
được ấn tượng tốt, thu hút sự chú ý tập trung của đối tượng nghe.
- Có nhiều hình thức và phương tiện khác nhau để hỗ trợ cho việc trực quan hóa diễn thuyết
như các hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, vi deo, music...
f. Xây dựng cấu trúc bài diễn thuyết

Thông thường, một bài diễn thuyết có kết cấu gồm 3 phần chính: mở đầu, nội dung và kết
thúc
- Phần mở đầu: có ý nghĩa quan trọng nêu lên được mục đích chính. Nếu có sự mở đầu tốt
sẽ tạo được ấn tượng tốt ngay từ đầu đối với người nghe.
- Phần nội dung: phải được trình bày một cách logic giữa những vấn đề quan trọng, chủ yếu
với những nội dung thứ yếu. Sau mỗi phần đều cần chốt lại những ý chính để người nghe dễ
nhớ, dễ nắm bắt được nội dung chính.
Phần nội dung cần được trả lời cho những câu hỏi sau: Nó là gì? Nó như thế nào? Làm thế
nào để đạt được nó?


1. Chuẩn bị trước khi diễn thuyết, tại sao?
f. Xây dựng cấu trúc bài diễn thuyết
Thông thường, một bài diễn thuyết có kết cấu gồm 3 phần chính: mở đầu, nội dung và kết
thúc
- Phần kết thúc: Chốt lại những nội dung cơ bản cần ghi nhớ và đưa ra thông điệp, lời kêu
gọi với người nghe.
g. Lập kế hoạch bài diễn thuyết, thuyết trình
- Sau khi xác định được đối tượng, thời gian, mục tiêu, nội dung diễn thuyết, thuyết trình,
cần lập kế hoạch bài diễn thuyết một cách khoa học để giúp người diễn thuyết có thể chủ
động, linh hoạt và tự tin trong việc cân đối sắp xếp hợp lý, đảm bảo tính logic của bài diễn
thuyết, thuyết trình.
- Việc lập kế hoạch bài diễn thuyết còn giúp cho diễn giả chủ động, lường trước được
những tính huống có thể xảy ra trong quá trình diễn thuyết, chủ động có biện pháp xử lý
kịp thời.


Phần II. Kỹ năng diễn thuyết trước công chúng
2. Thực hiện buổi diễn thuyết, tại sao?
a. Mở đầu bài diễn thuyết

- Một sử mở đầu tốt đẹp, hấp dẫn sẽ phá tan được sự lo lắng, e ngại, thăm dò của người
nghe đối với người diễn thuyết; đồng thời tạo ra được bầu không khí tích cực, tin cậy, hợp
tác giữa người nói và người nghe. Đây là điều kiện rất quan trọng tạo nên sự thành công
của buổi diễn thuyết.
- Mở đầu nên giới thiệu một cách khái quát những nội dung chính sẽ đề cập, sau đó trình
bày theo đúng trình tự nội dung. Phân biệt rõ giữa những vấn đề quan trọng, chủ yếu với
những nội dung bổ trợ. Sau mỗi phần cần chốt lại ý chính để người nghe ghi nhớ.
- Khi mở đầu ta cần làm gì: Tự giới thiệu về bản thân và năng lực của người diễn thuyết.
Nên lựa chọn ngôn từ khiêm tốn; Nêu câu hỏi hoặc kể một câu chuyện mang tính thời sự
về chủ đề diễn thuyết; Tổ chức trò chơi hướng vào chủ đề cần diễn thuyết; Nêu ra các tiếp
cận khác nhau về chủ đề diễn thuyết.


2. Thực hiện buổi diễn thuyết, tại sao?
b. Trình bày bài diễn thuyết
Khi trình bày cần bám sát vào kế hoạch bài diễn thuyết và đảm bảo kết cấu của bài. Nêu và
phân tích các luận cứ một cách rõ ràng, có dẫn chứng để chứng minh.
- Về sử dụng ngôn từ bằng lời: Cần sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác, mạch lạc, đáng
tin cậy, sinh động và xúc tích. Chú ý đến tính liên tục và dễ hiểu, không cung cấp quá
nhiều thông tin làm người nghe có cảm giác như bị lạc chủ đề.
+ Âm lượng vừa đủ, tốc độ nói vừa phải, tránh nói quá to hoặc quá nhỏ, hay nuốt âm cuối
câu. Đòi hỏi người diễn thuyết phải xác định rõ chất giọng của mình để có biện pháp luyện
tập hoặc điều chỉnh cho thích hợp.
+ Ngoài việc cung cấp kiến thức, khi diễn thuyết cần thể hiện tình cảm, sự tự tin và lòng
đam mêm đối với chủ đề mà mình đang trình bày. Vì người nghe không chỉ nghe bằng tai,
bằng mắt, mà còn nghe bằng trái tim.
+ Trong khi diễn thuyết, cần thoát ly bài diễn thuyết đã được chuẩn bị sẵn. Kết hợp nhần
nhuyễn với các phương pháp khác và trực quan hóa một cách phù hợp để tạo điều kiện và
môi trường cho người nghe tham gia vào buổi diễn thuyết chủ động, tích cực.



b. Trình bày bài diễn thuyết
- Về sử dụng ngôn ngữ không lời:
+ Ngôn ngữ không lời đóng vai trò đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng lớn đề hiệu quả của
bài diễn thuyết. Do vậy, người diễn thuyết cần biết sử dụng ngôn ngữ không lời một cách
hiệu quả và phù hợp.
+ Ngôn ngữ không lời thể hiện qua trang phục, điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, thái độ của người
diễn thuyết. Khi diễn thuyết không nên mặc quần áo quá chật, nhất là vùng bụng để thở thoải
mái.
+ Cần tạo lập mối quan hệ tốt với công chúng bằng ánh mắt để người nghe có cảm giác ta
đang trao đổi với họ, nhưng không nhìn đăm đắm quá lâu vào một người vì như vậy làm cho
họ sợ.
+ Hãy rời bục diễn thuyết để đến gần hơn với người nghe. Điều này tạo cảm giác thân thiện,
gần gũi giữa người diễn thuyết và người nghe.
c. Kết thúc bài diễn thuyết
Đây là lúc lưu giữ lại thông tin, do vậy phần này cũng có vai trò rất quan trọng. Có nhiều
cách để kết thúc, như tóm tắt những nội dung chính cần ghi nhớ bằng cách trực quan
hóa; bằng một câu đố vui....


Phần III. Những điều nên tránh khi diễn thuyết trước công chúng
Kết luận: Không ai sinh ra đã là một báo cáo
1. Ăn mặc luộn thuộm
viên, tuyên truyền viên giỏi, chuyên nghiệp,
2. Bồn chồn luôn cử động, lắc lư
Đến Richard Brandson, Steve Jobs cũng phải
mắc sai lầm và liên tục luyện tập để trở thành
3. Phát biểu như đọc từ văn bản, tài liệu viết sẵn.
một tài năng diễn thuyết được mọi người công
4. Lẫn tránh tiếp xúc mắt với khán giả.

nhận như bây giờ. Những lỗi diễn thuyết trên
5. Không tập dượt trước những gì sẽ phát biểu.
đây đều là những lỗi kinh điển mà hầu như
báo cáo viên/tuyên truyền viên cũng mắc phải
6. Đứng yên một chỗ, không chịu di chuyển
7. Lạm dụng Slide
8. Nói dông dài
9. Không tạo được không khí phấn khởi
10. Phần giới thiệu không nổi bật và phần kết thúc bài phát biểu, diễn thuyết một cách
nhạt nhẽo

Chúc bạn thành công



×