Tải bản đầy đủ (.doc) (166 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.13 KB, 166 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI
HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------------------------

NGÔ THỊ THÙY GIANG

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH
NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT
NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ
SỐ: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. BÙI ĐỨC TÍNH

Huế, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn do Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Quảng Trị cung cấp và do cá nhân tôi thu
thập từ các báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, các kết quả nghiên cứu có liên quan
đến đề tài đã được công bố, các trích dẫn trong luận văn được chỉ rõ nguồn gốc.
Huế, tháng 03 năm 2018
Người thực hiện

Ngô Thị Thùy Giang


i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - Chi
nhánh Quảng Trị”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều
cá nhân và tập thể.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với PGS.TS Bùi Đức Tính, đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Huế,
Phòng Đào tạo Sau Đại học, các Giảng viên đã tham gia giảng dạy khóa học và đã
trang bị cho tôi những kiến thức quý báu về Quản lý kinh tế.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Quảng Trị, các anh chị đồng nghiệp, các bạn học
viên Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị đã độngviên và giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã động viên, khích lệ
tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những
khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô giáo,
đồng chí và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 03 năm 2018
Người thực hiện

Ngô Thị Thùy Giang

ii



TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: NGÔ THỊ THÙY GIANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410
Niên khóa: 2016 2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.BÙI ĐỨC TÍNH
Tên đề tài: QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI
NHÁNH QUẢNG TRỊ.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuất phát từ thực trạng hoạt động cho vay và công tác quản trị rủi ro
tín dụng tại VPBank CN Quảng Trị, đồng thời xác định được tính cấp thiết của việc
phòng ngừa và hạn chế rủi ro nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt
động kinh doanh của ngân hàng, tôi chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng trong
cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh
Vượng – Chi nhánh Quảng Trị”để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ. Kết quả nghiên
cứu sẽ thể hiện tình hình tín dụng doanh nghiệp hiện nay của ngân hàng, nguyên
nhân dẫn đến rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng, từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho
vay doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả nhất.
2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp thu thập dữ
liệu và thông tin; phương pháp so sánh, thống kê mô tả, phân tích dữ liệu để
nghiên cứu.
3. Kết quả nghiên cứu chính: Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận
và thực tiễn về công tác quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng. Đánh giá thực
trạng về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank chi nhánh Quảng Trị. Để hoàn
thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng cần thực hiện các giải pháp: Hoàn thiện và
tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay; Phân tán rủi ro trong cho vay DN; Thành
lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo rủi ro; Hoàn thiện công tác thẩm định

trong cho vay DN; Tăng cường hiệu quả công cụ bảo đảm tiền vay; Hoàn thiện công
tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng; Tăng cường kiểm tra, giám sát sau cho
vay đối với DN, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động
tín dụng; Thực hiện tốt việc phân loại nợ và sử dụng dự phòng RRTD để tài trợ
RRTD trong cho vay DN; Tăng cường xử lý nợ có vấn đề, áp dụng các công cụ mới
trong xử lý RRTD; Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất
lượng cán bộ làm công tác cho vay DN.

iii
iiii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CIC

: Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước

CN

: Chi nhánh

CBTD

: Cán bộ tín dụng

CVQHKH

: Chuyên viên quan hệ khách hàng

DN


: Doanh nghiệp

DNNVV

: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

KH

: Khách hàng

KHDN

: Khách hàng doanh nghiệp

KHCN

: Khách hàng cá nhân

NH

: Ngân hàng

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

NHTM

: Ngân hàng thương mại


QHKH

: Quan hệ khách hàng

RRTD

: Rủi ro tín dụng

TAND

: Tòa án nhân dân

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TGCKH

: Tiền gửi có kỳ hạn

TSĐB

: Tài sản đảm bảo

VPBank

: Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

XHTDNB


: Xếp hạng tín dụng nội bộ

XLRR

: Xử lý rủi ro

iv
iv


MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU ....................................................................................................
1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................
1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................
4
5. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 5
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 6
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ6
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI.......................................................................................................... 6
1.1.Rủi ro tín dụng trong cho vay của NHTM ............................................................ 6
1.1.1.Khái niệm ........................................................................................................... 6
1.1.2.Phân loại rủi ro tín dụng .....................................................................................
7
1.1.3.Tác động của rủi ro tín dụng .............................................................................. 8

1.2.Quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại.................................................... 9
1.2.1.Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng...................................................................... 9
1.2.2.Nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM ...............................................10
1.2.3.Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHTM................. 26
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng .............................................
31
1.3.1.Nhân tố bên trong ngân hàng ...........................................................................
31
1.3.2.Nhân tố bên ngoài ngân hàng ...........................................................................
33
1.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại ..........
35
v
v


1.4.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Citibank ............................................................ 35
1.4.2. Kinh nghiệm của Tập đoàn ngân hàng ING.................................................... 36
1.4.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ...................... 36
1.4.4. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam ........................... 38
1.5. Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng đối với NHTM ....................... 39

vi
vi


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 40
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAYDOANH
NGHIỆP TẠI VPBANK CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ ................. 41
2.1. Tổng quan về VPBank CN Quảng Trị ............................................................... 41

2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của VPBank CN Quảng Trị ......... 41
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của VPBank CN Quảng Trị.................................................... 43
2.1.3. Tình hình hoạt động của VPBank CN Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 ....... 47
2.2.Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại VPBank CN Quảng
Trị qua 3 năm 2014 - 2016 ........................................................................................ 53
2.2.1. Bối cảnh môi trường của hoạt động cho vay DN tại VPBank CN Quảng Trị
ảnh hưởng đến tình hình RRTD của NH ................................................................... 53
2.2.3.Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại VPBank CN Quảng
Trị .............................................................................................................................. 57
2.3. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại
VPBank CN Quảng Trị ............................................................................................. 60
2.3.1.Nhận dạng rủi ro tín dụng ....................................................................................
60
2.3.2.Đo lường và lượng hóa rủi ro tín dụng ............................................................ 63
2.3.3.Phát hiện, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng............................................
67
2.3.4.Kiểm soát rủi ro tín dụng ................................................................................. 72
2.3.5.Tài trợ rủi ro tín dụng ....................................................................................... 73
2.3.6. Giám sát và kiểm tra công tác quản trị rủi ro tín dụng ................................... 76
2.4. Đánh giá chung về tình hình quản trị RRTD trong cho vay DN của VPBankCN
Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 ..............................................................................
77
2.4.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................
77
2.4.2. Một số hạn chế ................................................................................................ 78
2.4.3.Nguyên nhân của những hạn chế .....................................................................
80
vi
iv



KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 84

vi
iiv


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI VPBANKCHI NHÁNH QUẢNG TRỊ
............................................................................................ 85
3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh và hoàn thiện quản trị rủi ro
tín
dụng của VPBank CN Quảng Trị .............................................................................. 85
3.1.1.Định hướng chung............................................................................................
85
3.1.2.Định hướng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay DN của ngân hàng trong
thời gian tới ...............................................................................................................
85
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại
VPBank CN Quảng Trị ............................................................................................. 86
3.2.1. Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay .................................
86
3.2.2. Phân tán rủi ro trong cho vay DN................................................................... 89
3.2.3. Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo rủi ro.............................
90
3.2.4. Hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vayDN...........................................
91
3.2.5. Tăng cường hiệu quả công cụ bảo đảm tiền vay.............................................
91
3.2.6. Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng ............................

92
3.2.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát sau cho vay đối với DN; nâng cao hiệu quả
hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng .........................................
93
3.2.8. Thực hiện tốt việc phân loại nợ và sử dụng dự phòng RRTD để tài trợ RRTD
trong
cho
vay
......................................................................................................93

DN

3.2.9. Tăng cường xử lý nợ có vấn đề, áp dụng các công cụ mới trong xử lý RRTD94
3.2.10. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cán bộ
vii


làm công tác cho vay DN .......................................................................................... 94
KẾT LUẬN chương 3 ...............................................................................................96
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 97
I. Kết luận .................................................................................................................. 97
II. Kiến nghị .............................................................................................................. 98
2.1. Kiến nghị với Chính phủ .................................................................................... 98
2.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam ................................................... 98

vii


2.3. Kiến nghị với Hội sở chính VPBank................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................102

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN
CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC
NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

viii
viiiv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:

Xếp hạng rủi ro tín dụng ..................................................................... 19

Bảng 2.1:

Tình hình nhân sự của VPBank CN Quảng Trị................................... 46

Bảng 2.2:

Tình hình huy động vốn tại VPBank CN Quảng Trị
qua 3 năm 2014 - 2016 ........................................................................ 48

Bảng 2.3:

Dư nợ tín dụng tại VPBank CN Quảng Trị qua 3 năm 2014 - 2016 ... 51

Bảng 2.4:


Kết quả hoạt động kinh doanh tại VPBank CN Quảng Trị ................. 52

Bảng 2.5:

Tình hình huy động – cho vay khách hàng doanh nghiệp................... 54

Bảng 2.6:

Dư nợ tín dụng phân theo loại hình doanh nghiệptại VPBank CN
Quảng Trị qua 3 năm 2014 - 2016....................................................... 55

Bảng 2.7:

Dư nợ tín dụng phân theo quy mô doanh nghiệptại VPBank CN
Quảng Trị qua 3 năm 2014 - 2016....................................................... 56

Bảng 2.8:

Phân loại dư nợ của khách hàng doanh nghiệp ................................... 58

Bảng 2.9:

Nợ quá hạn và nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp theo
thời hạn vay ......................................................................................... 59

Bảng 2.10: Nợ quá hạn của nhóm KHDN phân theo ngành nghề kinh tế............. 60
Bảng 2.11:

Tổng hợp xếp loại khách hàng năm 2016 ........................................... 66


Bảng 2.12: Số lượng khách hàng doanh nghiệp mua bảo hiểm ............................ 68
Bảng 2.13: Giá trị tài sản đảm bảo và tỷ lệ so với dư nợ vay ................................ 69
Bảng 2.14: Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại VPBank CN Quảng Trị
qua 3 năm 2014-2016 .......................................................................... 72
Bảng 2.15: Kết quả của Phương án xử lý nợ xấu đến thời điểm 2016 .................. 75

ix
ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng ............................................................ 10
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của VPBank CN Quảng Trị ............................................ 44
Sơ đồ 2.2: Quy trình chấm điểm cho khách hàng doanh nghiệp ..............................
63

x


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập với nền kinh tế
thế giới. Trong đó, nổi bật lên là sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các ngân
hàng thương mại (NHTM) để đáp ứng nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất
kinh doanh của các tổ chức và cá nhân.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) là một
trong những ngân hàng TMCP có tỷ trọng cho vay doanh nghiệp khá cao. Trong

những năm qua, hoạt động cho vay doanh nghiệpđã có nhiềuđóng góp to lớn vào
tổng thu nhập cũng như hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Trong tổng các
nguồn thu, thì thu nhập từ lãi cho vay và các loại phí liên quan trực tiếp đến hoạt
động cho vay thường chiếm từ 70% - 80%. Bên cạnh những đóng góp to lớn đó,
cho vay doanh nghiệpcũng là mảng hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, tàn phá
mạnh nhất lợi nhuận của Ngân hàng và là nguyên nhân chính dẫn đến sự đổ vỡ của
các NHTM. Vì vậy, quản trị rủi ro là công việc chủ đạo của hoạt động quản trị tại
VPBank.
VPBank đã và đang từng bước thực hiện các nội dung công việc của quản trị
rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, công tác này hiện chưa thực sự hiệu quả, còn thiếu tính
bền vững, lâu dài, thiên về xử lý hậu quả mà tính phòng ngừa còn kém, thiên về các
yếu tố định tính mà chưa có khả năng lượng hóa cụ thể rủi ro. Để hoàn thiện quy
trình quản trị rủi ro, hiện nay, VPBank đã có những bước đi căn bản để xây dựng và
cơ cấu lại toàn bộ khuôn khổ và hạ tầng quản trị rủi ro tín dụng.
Tỉnh Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung Bộ, tỉnh có 1 thành phố, 1 thị xã và 8
huyện. Nằm trên trục giao thông quan trọng của quốc gia, có quốc lộ 9 nằm trên
hành lang kinh tế Đông Tây qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, thuận lợi cho các ngành
giao thông, thương mại, du lịch và hợp tác đầu tư với các nước Asean. Chính phủ
đã đồng ý bổ sung Quảng Trị vào các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền trung. Cửa
khẩu quốc tế Lao Bảo được đưa vào danh sách 9 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm.
1


Cửa khẩu La Lay được nâng cấp từ cửa khẩu quốc gia lên cửa khẩu quốc tế La Lay,

2


tạo điều kiện hình thành hành lang kinh tế song song, đó là tuyến đường nối Cửa
khẩu La Lay (huyện Đakrông) về khu kinh tế Đông Nam và Cảng biển Mỹ Thủy hoàn

thành.
Tỉnh Quảng Trị tập trung phát triển vào hai mảng trọng tâm đó là sản xuất
công nghiệp và sản xuất nông nghiệp. Về mảng sản xuất công nghiệp: Các sản
phẩm công nghiệp chủ yếu là vật liệu xây dựng, cơ khí, khai khoáng và chế biến
nông lâm thủy hải sản. Về mảng sản xuất nông nghiệp: thế mạnh là sản xuất cây
lương thực, cây công nghiệp dài ngày: cao su, cà phê, hồ tiêu. Dựa trên chủ trương
định hướng và tiềm năng thế mạnh của tỉnh đã tạo điều kiện cơ hội cho VPBank chi
nhánh Quảng Trị trong hoạt động cho vay và tập trung vào một số lĩnh vực như gỗ,
xây dựng, kinh doanh vật liệu xây dựng, cao su, cà phê…
Bên cạnh những lợi thế có được thì Chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn
như: Quy mô thị trường nhỏ, số lượng tổ chức tín dụng nhiều nên cạnh tranh thị
phần rất khốc liệt, xét thị phần trên địa bàn tỉnh Quảng Trị theo số liệu thì Chi
nhánh chỉ chiếm tỷ trọng 13,8%/tổng dư nợ cho vay trên địa bàn; tình hình kinh tế
khó khăn chung ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, một số doanh
nghiệp do quản trị điều hành kém, năng lực tài chính yếu dẫn đến rủi ro lớn.
Chất lượng tín dụng của Chi nhánh chưa cao, nợ quá hạncó xu hướng gia tăng
trong tổng dư nợ Chi nhánh. Thời gian qua khó khăn chung của nền kinh tế làm ảnh
hưởng đến các doanh nghiệp do đó có nhiều khoản vay phải cơ cấu lại nợ và nhiều
khoản nợ ở nhóm 1 đang tiềm ẩn rủi ro cao. Tốc độ thu hồi nợ nhóm 2, nợ
xấuchậm do một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh,chưa
thu hồi được công nợ, một số doanh nghiệp ngừng hoạt động, tài sản đảm bảo là
nhà xưởng, có tính đặc thù, khả năng thanh lý thấp, việc xử lý TSĐB không thoả
thuận được do vậy phải qua thủ tục khởi kiện và thi hành án làm kéo dài thời gian
xử lý TSĐB để thu hồi nợ. Vì vậy, việc quản lý, giảm thiểu và phòng ngừa rủi ro
tín dụng vẫn là một vấn đề cấp bách đối với VPBank CN Quảng Trị hiện nay.
Xuất phát từ thực trạng hoạt động cho vay và công tác quản lý rủi ro tín dụng
tại VPBank CN Quảng Trị, đồng thời xác định được tính cấp thiết của việc phòng
3



ngừa và hạn chế rủi ro nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng, tôi chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi
nhánh Quảng Trị”để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ. Kết quả nghiên cứu sẽ thể
hiện tình hình tín dụng doanh nghiệp hiện nay của ngân hàng, nguyên nhân dẫn
đến rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh
nghiệp, đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả nhất.
2. Mục têu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại VPBank CN Quảng
Trị.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng trong cho
vay doanh nghiệp.
Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank CN Quảng Trị.
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong
cho vay doanh nghiệp tại VPBank chi nhánh Quảng Trị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến
công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại NHTM và thực tiễn
quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank CN Quảng Trị.
- Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung trọng tâm: Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho
vay doanh nghiệp tại VPBank CN Quảng Trị.
Không gian: Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại VPBank CN Quảng Trị.
Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích thực trạng quản trị rủi ro
tín dụng trong cho vay doanh nghiệp từ năm 2014 đến 2016, giải pháp đề xuất đến
4



năm 2020.

5


4. Phương pháp nghiên cứu
Phần hệ thống hóa cơ sở lý luận:
Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu và thông tin (giáo trình, sách,
các tạp chí nghiên cứu...); thực hiện đối chiếu, phân tích...
Phương pháp phân tích tổng hợp: Tổng hợp toàn bộ những vấn đề cơ bản
về cơ sở lý luận và tài liệu có liên quan để vận dụng, đánh giá trong hoạt động
quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại NHTM.
Phần phân tích, đánh giá thực trạng trong hoạt động công tác quản trị rủi
ro tn dụng trong cho vay doanh nghiệp tại VPBank CN Quảng Trị, tác giả sử
dụng các phương pháp sau:
Phương pháp thu thập dữ liệu và thông tin:
Thông qua thu thập các báo cáo tài chính nội bộ của Ngân hàng (NH); tình
hình huy động vốn, cho vay và hoạt động kinh doanh của VPBank CN Quảng
Trị; tình hình cho vay doanh nghiệp giai đoạn 2014-2016; kết quả phân loại nợ
của khách hàng (KH) doanh nghiệp; tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu năm 2014-2016;
các quy trình chính sách về cho vay; thông qua trao đổi thảo luận về
chuyên môn, nghiệp vụ giữa những người trực tiếp thực hiện công tác quản lý
tín dụng.
Thu thập thông tin từ giáo trình, báo chí, tài liệu liên quan đến công
tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay, các văn bản pháp luật của Nhà nước
liên quan đến doanh nghiệp, cho vay; báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh
Quảng Trị; báo cáo tình hình hoạt động ngành NH tỉnh Quảng Trị...
Phương pháp so sánh, thống kê mô tả, phân tích dữ liệu: Dựa trên dữ

liệu thu thập được để tổng hợp, mô tả, phân tích về tình hình cho vay doanh
nghiệp của NHTM, từ đó đưa ra kết luận, rút kinh nghiệm qua thực tiễn. Để
so sánh được các chỉ tiêu với nhau thì số liệu cần phải thống nhất về nội dung
kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thời gian và đơn vị đo lường. Các
phương pháp chủ yếu được sử dụng là so sánh số tuyệt đối, số tương đối, số
bình quân; đồng thời nghiên cứu để thấy rõ được thực trạng công tác quản trị
rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại VPBank CN Quảng Trị như kết quả
6


đạt được, nguyên nhân, tồn tại.

7


Phần kiến nghị: Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, suy luận logic,
tổng kết để kiểm chứng thực tiễn, thể hiện tính nhất quán giữa kiến thức lý luận,
kiến thức thực tiễn. Trên cơ sở đó xác định những định hướng, mục tiêu và đề ra
các kiến nghị đối với VPBank CN Quảng Trị nói riêng và các cơ quan Nhà nước,
Hội sở VPBank nói chung.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có ba chương:


Chương 1: Cơ sở lý luậnvà thực tiễn về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín

dụng trong cho vay tại ngân hàng thương mại.


Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại


VPBank CN Quảng Trị.


Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho

vay doanh nghiệp tại VPBank CN Quảng Trị.

8


PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ
RỦI ROTÍN DỤNG TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Rủi ro tín dụng trong cho vay của NHTM
1.1.1. Khái niệm
Theo hai nhà kinh tế A. Saunder và H. Lange [Financial Institutions
Management – A Modern Perpective] thì rủi ro tín dụng được định nghĩa là “khoản
lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các
luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được
thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời gian”.
Theo quan niệm của Ủy ban Basel: “Rủi ro tín dụng là khả năng mà khách
hàng vay hoặc bên đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa
thuận” [Basel Committee on Banking Supervision (September 2000), Principal for
the Management of Credit Risk]. Theo khái niệm này thì rủi ro tín dụng có phạm vi
khá rộng, không chỉ trong quan hệ tín dụng giữa khách hàng với ngân hàng mà
trong cả các hoạt động khác như đầu tư, phái sinh mà ngân hàng thực hiện. Tuy
nhiên, như đã giới thiệu trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn chỉ nghiên

cứu rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng, vì vậy rủi ro tín dụng có
thể hiểu đơn giản là sự vi phạm không hoàn trả nợ từ phía khách hàng vay.
Theo cách hiểu tại các ngân hàng Việt Nam thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt
động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của Tổ chức tín dụng
(TCTD), chi nhánh NH nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có
khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”
[Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013].
Như vậy, từ nhiều định nghĩa khác nhau, đa dạng, có thể tóm lược nội dung
về rủi ro tín dụng như sau:
9


Rủi ro tín dụng là rủi ro do bên được cấp tín dụng, bên có nghĩa vụ hoặc đối
tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ
nghĩa vụ của mình theo cam kết.
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng bao gồmRủi ro giao dịch (Transaction Risk) và Rủi ro danh mục
(Portfolio Risk) [Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, nhà xuất bản Thống kê].
1.1.2.1. Rủi ro giao dịch
Rủi ro giao dịch là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do
những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách
hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi
ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến quá trình thẩm định, phân tích tín
dụng của ngân hàng để lựa chọn khách hàng cấp tín dụng. Trong quá trình này,
ngân hàng rất dễ mắc phải sự lựa chọn sai lầm do hiện tượng “thông tin bất cân
xứng” xuất hiện.
+ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm cho giao dịch giữa
ngân hàng và khách hàng được diễn ra một cách suôn sẻ và an toàn cho ngân hàng.
Các quy định hoặc tiêu chuẩn về tài sản bảo đảm, vốn tự có đối ứng, các thỏa

thuận trên hợp đồng tín dụng là nhằm hạn chế rủi ro trong giai đoạn này.
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến các thao tác trong quá trình thực
hiện khoản tín dụng. Ở đây những sai sót của nhân viên cấp tín dụng trong quá
trình giải ngân, giám sát theo dõi khoản tín dụng có thể là xuất phát điểm cho các
rủi ro từ đạo đức của khách hàng nảy sinh. Chẳng hạn việc lơ là không thực hiện
giám sát sau khi giải ngân, có thể khiến người vay nảy sinh ý đồ sử dụng sai mục
đích, làm thất thoát tiền vay, việc bỏ qua các thủ tục pháp lý cần thiết trước khi
giải ngân cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc chiếm dụng vốn từ phía khách
hàng.
1.1.2.2. Rủi ro danh mục
Rủi ro danh mục là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do
10


những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân
chia

11


×