Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Tìm hiểu về một số hợp đồng dân sự thông dụng (NXB dân trí 2010) mai anh, 188 trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.05 MB, 188 trang )

TÌM HIỂU VÈ MỘT SỐ
HỌP ĐỒNG DÂN sự THÔNG DỤNG
«





ThS. Mai Anh Biên soạn


NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ



LỜI GIỚI THIỆU
NịịIi Ị quyết 48-N Q m V ngày 24/5/2005 của Bộ
Chính trị về Chiến lược xây dựniị và hoán thiện hệ
thông pháp luật Việí Nam tiến năm 2010, định
hướng ăẽn năm 2020 chi rõ: "Hoàn thiện pháp luật
về hợp đồng theo hướní’ tôn trọng thỏa thuận của
các bén giao kết hợp đồng, không trái với đạo đức
xã hội, không xâm phạm trật tự công cộng, phù hợp
với tập quán, thỏní’ lệ thương mại quốc t ế ”. Thực
hiện chú trương này, tại kỳ họp thứ 7, ngày
14/6/2005 Quốc hội khóa XI dã thông qua Bộ luật
Dân sự năm 2005 thay thế Bộ luật Dân sự năm
1995. Bộ luật này đã có những sửa đổi, b ổ sung
quan ì rợn LỊ về chế định hợp đồng.
Với moiiíỉ muốn CIIIÌÍỉ cấp cho bạn đọc một tài
liệu bổ ích vè chế định hợp đồng, giới thiệu những


quy định mới, những phân tích chiều sâu về chế định
hợp đồní>, Nhà xuất bán Dân Trí xuất bán cuốn sách
Tìm hiểu về một sô hợp đồng dãn sự thông dụng.
Xin trân trọng ịịiời thiệu CŨHỊỈ bạn dọc!
NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ



I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
VỀ HỢP ĐỒNG DÂN s ự
Ccìu 1. Pháp luật quy định như th ế nào về hình
thức gia) kết hợp đồng dân sự?
Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về
hình thứ: hợp đồng dân sự như sau:
- Hcp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời
nói, bằxng văn bẳn hoặc bằne hành vi cụ thể, khi pháp
luật khôig quy định loại hợp đồng đó phải được giao
kết bằng một hình thức nhất định.
- Tiong trường hợp pháp luật có quy định họp
đồng phii được thể hiện bằng văn bản có cồng chứng
hoặc chưng thực, phải đăno ký hoặc xin phép thì phải
tuân the.> các quy định đó.
H‘ỢJ- đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có
vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khéc.
C á i 2. Anh H hiện đang sinh sống tại Sài Gòn,
qua m ạ ĩg internet biết anh c đang sinh sống tại Hà
Nội đíirig muốn bán ô tô. Anh H có nhu cầu muốn
mua ôì ú của anh c và muốn thỏa thuận hợp đồng
qua mạng internet. Vậy, pháp luật có thừa nhận

việc giiat kết hợp dồng qua mạng internet không?
Tỉhco Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2005, trong
trường hợp pháp luật không quy định loại họp đồng
5


đó phải được giao kết bằng một hình thức bắt buộc thì
các bên iham gia hợp đồns được lựa chọn hình thức
của họp đồns có thể bằng lời nói, bằng văn băn hoặc
bằng hành vi cụ thể. Theo quy định tại khoản 1 Điồu
124 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì “ciao dịch dán sự
thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức Ihông
điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản". Do
vậy, hợp đồng dân sự được giao kết thông qua phương
tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu (itơn đặt
hàng qua mạng, email...) được thừa nhận là một loại
hình thức của họp đồne.
Pháp luật khôns có quy định hình thức cụ the cho
hợp đồnc mua bán tài sản, trừ hợp cĩồnc mua bán nhà.
Vì vậy, anh H và anh c có thể thỏa thuận lựa chọn
hình thức hợp đồng, vì cách xa nhau ncn hai miuửi có
thể giao kết hợp đồng qua mạng hoặc qua điện ihoại.
Câu 3. Pháp luật không quy định họp đồng phái
ký kết bằng văn bản có công chứng, nhưng các bên
có thoả thuận về vấn đề này. Vậy khi họ đã thoa
thuận mà không thực hiện đúng thoá thuận đó thì
hợp đồng có bị coi là vô hiệu không?
Điều 401 Bộ luật Dân sự năm
đồng dân sự có thể được giao kết
văn bản hoặc bằng hành vi cụ

không quy định loại hợp đồng đó
bằng một hình thức nhất định.
6

2005 quy định hựp
bằng lời nói. hằng
thế, khi pháp luật
phải được ciao kết


Tror.g trường họp pháp luật có quy định hợp
đồng, phái được thể hiện bằng văn bản có công chứng
hoặc chúng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải
tuân thec các quy định đó.
Hựp đồng không bị vồ hiệu trong trường hợp có
vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khá;.
Đối chiếu với quy định nêu trên, khi pháp luật
không qiy định họp đồng phải ký kết bằng văn bản
có công chứng mà các bên có thoả thuận về vấn đề
này và b) không thực hiện đúng thoả thuận đó thì họp
đồng cũig không bị coi là vô hiệu vì pháp luật không
có quy đ n h bắt buộc.
Câu 4. Pháp luật quy định họp đồng dân sự
phải đáf ứng những điều kiện gì mói được coi là có
hiệu lực?
The) quy định của Điều 122 Bộ luật Dân sự năm
2005 thì hđủ các éềiu kiện sau đây:
N'ưừi tham gia giao dịch có năng lực hành vi

dân sự: tức là phải có khả nàng bằng hành vi của
mình XÍC lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ trong hợp
đồng dín sự. Theo quy định từ Điều 20 đến Điều 23
Bộ luậi Dân sự năm 2005, đối với người chưa đủ
sáu tuổ không có năng lực hành vi dân sự thì giao
7


dịch dân sự của người này phải do người đại diện
theo pháp luật xác lập, thực hiện; người bị mất năng
lực hành vi dân sự, thì mọi giao dịch dân sự đều do
người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập,
thực hiện; đối với người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự thì mọi giao dịch dân sự liên quan ctến tài
sản của người đó đều phải có sự đồng ý của nẹười
đại diện theo pháp luật; đối với người từ đủ sáu tuổi
đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp
luật đồng ý, trừ việc tham gia các giao dịch nhằm
phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với
lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác; đối với
người từ đủ mười lãm tuổi đến chưa đủ mười tám
tuổi nếu có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người
đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác.
- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi
phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức
xã hội;

- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện,
nghĩa là các bên tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự
nguyện, không bị ép buộc, lừa dối.
Ngoài ra, hợp đồng dân sự phải thỏa man quy
định về hình thức của hợp đồng. Theo đó, hình thức
8


giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao
dịch trong trường hợp pháp luật có quy định. Điều
này nghĩa là nếu pháp luật có quy định về hình thức
của hợp đồng thì hợp đồns dân sự phải tuân theo
những yêu cầu nhất định đó mới được coi là hợp
pháp. Nếu các bên không theo thì theo yêu cầu của
một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện
quy định về hình thức của hợp đồng trong một thời
hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì hợp
đồng dân sự vô hiệu (Điều 134).
Câu 5. Pháp luật quy định hợp đồng dân sự
phái có những nội dung gì?
Điều 402 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định tùy
từng loại hợp đồng phải thỏa mãn những nội dung sau:
- Đối tượng của họp đồng là tài sản phải giao,
công việc phải làm hoặc không được làm;
- Số lượng, chất lượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thúc thục hiện hợp đỏng;
- Quyền, nghĩa vụ của các hên;
- Trách nhiệm do vi phạm hạp đồng;

- Phạt vi phạm họp đồne;
- Các nội dun« khác.
9


Câụ 6. Thời điểm giao kết hợp đồng dàn sự
được pháp luật quy định như thế nào?
Điều 404 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định Ihời
điểm giao kết hợp đồng dân sự như sau:
- Họp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm
bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết.
- Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết
khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn
im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp
nhận giao kết.
- Thời điểm siao kết hợp đồng bằng lời nói là thòi
điểm các bên đa thỏa thuận về nội dung của họp đồng.
- Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là
thời điểm bên sau cùng ký vào vãn bản.
Câu 7. Ông c tặng cháu H một mảnh đất, việc
tặng cho được lập thành văn bản. Xin hỏi, h(ỵp đồng
tặng cho này phát sinh hiệu lực từ thòi điểm nào ?
Theo quy định tại Điều 405 Bộ luật Dân sự năm
2005 thì hợp đồng được giao kết họp pháp có hiệu lực
từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, về nguyên tắc, thời điểm có hiệu lực
của hợp đồng được tính từ thời điểm giao kết lurp
10



đồng (đối với hợp đồns bằn” lời nói, thời điểm giao
kết hợp đồng là thời điểm các bên đă thỏa thuận về
nội clunc hợp đồno; đối với hợp đồne bằng văn bản,
thời điểm eiao kết là thời điếm bên sau cùng ký vào
văn bản. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên có thỏa
thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác thì khi
xem hiệu lực của hợp đồnc phải căn cứ vào thỏa
thuận hoặc quy định đó.
Trong trường hợp này, theo quy định của pháp
luật về dân sự và pháp luật về đất đai thì hợp đồng
tặng cho quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời
điểm đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu 8. Pháp luật quy định trường hợp hợp đồng
dân sự bị coi lò vô hiệu do giá tạo như thế nào?
Điều 129 Bộ luật Dàn sự năm 2005 quy định
giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo khi các bên xác
lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che
giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô
hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ
trường hợp ciao dịch đó CĨU1ỈI vô hiệu theo quy định
của Bộ luật Dân sự.
Trong irưừng hợp xác lạp giao dịch giả tạo nhằm
trốn tránh nghĩa vụ với nu ười thứ ba thì giao dịch đó
vô hiệu.
11


Câu 9. Hiện nay, trong cuộc sống có rất nhiều
trường hợp bên làm dịch vụ đã xây dimg những

mẫu hợp đồng đ ể ký kết với khách hàng. Vậy pháp
luật hiện hành quy định như thế nào về hợp đồng
dân sự theo mẫu ?
Theo Điều 407 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy
định về họp đồng dân sự theo mẫu như sau:
- Họp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những
điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả
lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đồ nghị
trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội
dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra;
- Trong trường họp họp đồng theo mẫu có điều
khoản không rõ ràng thì bên đưa ra họp đồne theo
mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó;
- Trong trường hợp họp đồng theo mẫu có điều
khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra họp đồng theo
mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính
đáng của bên kia thì điều khoản này không có hiệu
lực, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Câu 10. Trường hợp giao dịch dăn sự vô hiệu do
bị nhầm lẫn được hiểu như thê nào?
Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lần được
hiểu là khi một bên có lỗi vô ý làm cho bcn kia nhầm
12


lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao
dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia
thay đổi nội dunẹ của giao dịch đó, nếu bên kia không
chấp nhận thì hên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà
án tuyên bố giao dịch vô hiệu.

Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên
kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải
quyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật Dân sự.
Câu 11. Hậu quả pháp lý của một giao dịch dân
sự bị Tòa án tuyên là vô hiệu được pháp luật quy
định như th ế nào ?
Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định giao
dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ
thời điểm xác lập.
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục
lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau nhũng gì đã
nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải
hoàn trả bằng tiền, trừ trường họp tài sản giao dịch, hoa
lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp
luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Câu 12. Pháp luật quy định về nguyên tắc thực
hiện hợp đồng dân sự như thế nào?
Điều 412 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định
việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo các nguyên
tác sau đây:
13


- Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất
lượng, số lượna;, chủng loại, thời hạn, phương thức và
các thoả thuận khác;
- Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần
họp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy
lẫn nhau;

- Không đirợc xâm phạm đến lợi ích của Nhà
nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của
người khác.
Câu 13. Việc sứa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp
đồng dân sự được pháp luật quy định như thế nào?
Theo quy định từ Điều 423 đến Điều 425 Bó luật
Dân sự năm 2005 quy định về việc sửa đổi, chấm dứt,
hủy bỏ hợp đồng dân sự như sau:
Về việc sửa đổi hợp đồng dân sự, pháp luật CỊuy
định các bên có thể thoả thuận sửa đổi hợp đồng và
giải quyết hậu quả của việc sửa đổi, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp hợp
đồng được lập thành văn bản, được công chứng,
chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi
họp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó.
Về việc chấm dứt hợp dồng dân sự, pháp luật quy
định các trường hợp chấm dứt như sau:
- Hợp đồng đã được hoàn thành;
14


- Theo thoả thuận của các bên;
- Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân
hoặc chủ thể khác chấm dứt mà họp đồng phải do
chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện;
' Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt
thực hiện;
~ Hợp đồng không thể thực hiện được do đối
tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể
thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường

thiệt hại;
- Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Về việc huỷ bỏ hợp đồng dàn sự, pháp luật quy
định một bên có quyền huỷ bỏ họp đồng và không
phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp
đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận
hoặc pháp luật có quy định.
Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho
bên kia biết về việc huỷ bỏ, nếu không thông báo mà
gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Khi hợp đồng bị huỷ bỏ thì hợp đồng không có
hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả
cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được
bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền.
Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị huỷ bỏ phải bồi
thường thiệt hại.
15


Câu 14. Doanh nghiệp B ký kết hợp đồng gia
công 50 cặp da cao cấp phục vụ hội nghị khách
hàng vói doanh nghiệp
Tuy nhiên, hết hạn họp
đồng mà doanh nghiệp
không giao hàng. Trong
trường hợp này xin hỏi doanh nghiệp B có quyền
đon phương chấm dứt hợp đồng không? Doanh
nghiệp
có phải bồi thường thiệt hại cho doanh
nghiệp B không?

Điều 426 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về
việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự
như sau:
Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp
luật có quy định.
Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm
dứt họp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại
thì phải bồi thường.
Khi họp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện
thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được
thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực
hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền
yêu cầu bên kia thanh toán.
Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương
chấm dứt phải bồi thường thiệt hại.
Như vậy, trong trường hợp này doanh nghiệp c
chậm giao sản phẩm, ảnh hưởng đến hoạt động của

c.
c

c

16


doanh nghiệp B. Theo quy định của pháp luật thì
doanh nghiệp B có quyền đơn phương chấm dứt hợp

đồng, tuy nhiên doanh nghiệp B phải thực hiện nghĩa
vụ thOng báo cho doanh nghiệp c biết. Đồng thời,
doanh nghiệp c là bên có lỗi trong việc thực hiện họp
đồng nên doanh nghiệp c phải có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho doanh nghiệp B.
Câu 15. Pháp luật quy định về thòi điểm có hiệu
lực của đề nghị giao kết hợp đồng như thế nào?
Điều 391 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về
thời điểm đề nghị giao kết họp đồng có hiệu lực được
xác định như sau:
- Do bên đề nghị ấn định;
- Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao
kết họp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị
nhận được đề nghị đó.
- Các trường họp sau đây được coi là đã nhận
được đề nghị giao kết hợp đồng:
- Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên
được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu
bên được đề nghị là pháp nhân;
- Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính
thức của bên được đề nghị;
- Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết
hợp đồng thông qua các phương thức khác.
17


Câu 16. Trong những trường hợp nào thỉ bên đề
nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề
nghị giao kết hợp đồng?
Tại khoản 1 Điều 392 Bộ luật Dân sự năm 2005

quy định bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay
đổi, rút lại đề nghị giao kết họp đồng trong các trường
hợp sau đây:
- Nếu bồn được đề nghị nhận được thông báo về
việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với
thời điểm nhận được đề nghị;
- Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát
sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc
được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó
phát sinh.
Câu 17. Đề nghị giao kết họp đồng chấm dứt
trong trường hợp nào?
Điều 394 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định đề
nghị giao kết họp đồng chấm dứt trong các trường
hợp sau đây:
- Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận;
- Hết thời hạn trả lời chấp nhận;
- Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề
nghị có hiệu lực;
- Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực;
18


Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận
được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị
trả lời.
Câu 18. Khi nhận được đề nghị giao kết họp
đồng thì người được đề nghị giao kết hợp đồng có
phái trả lời ngay lòi đề nghị đó hay không?
Chấp nhận đề nghị giao kết họp đồng là sự trả lời

của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc
chấp nhận toàn bộ nội dune của đề nghị.
Điều 397 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định khi
bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời
chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong
thời hạn đó; nếu bên đề nghị siao kết hợp đồng nhận
được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận
này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.
Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp
đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị
biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông
báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ
trường họp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với
chấp nhận đó của bên được đề nghị.
Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả
trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua các phương
tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có
chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có
thoả thuận vồ thời hạn trả lời.
19


Đối chiếu với quy định nêu trên thì tuỳ ihu
vào nội dung và hình thức của đề nghị mà khi ... .1
được đề nghị giao kết hợp đồns, người được đề
nghị giao kết hợp đồng phải trả lời ngay hay không.
Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kê cả trone
trường hợp qua điện thoại hoặc qua các phương tiện
khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngav có chấp
nhận hoặc không chấp nhận. Nhưng khi các bên có

thoả thuận về thời hạn trả lời thì dù đề nshị bhng
văn bản hay các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể
cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua các
phương tiện khác, việc trả lời phải được thực hiện
trong thời hạn trả lời do bên đề nghị hoặc cả hai
bên ấn định.
Câu 19. Pháp luật quy định các trường hợp
không tính vào thời hiệu khới kiện vụ án dân sự bao
gồm những trường hợp nào?
Điều 161 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định
thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án
dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là
khoảng thời gian xảv ra một trong các sự kiện sau
đây làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu
cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi
thời hiệu. Cụ thể:
20


- Sự kiện bất khả kháns là sự kiện xảy ra một
cách khách quan không thể lường trước được và
khỏnc> thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
- Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn
cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền,
nghĩa vụ dân sự khône thể biết về việc quyèn, lợi ích
hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thổ thực
hiện được quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình;
- Chưa có n»ười đại diện trong trường hợp người
có quyền khởi kiện, ncười có quyền yêu cầu chưa

thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn
chế Iìăng lực hành vi dân sự;
- Chưa có ncười đại diện khác thay thế hoặc vì lý
do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện
được trong tnrờns hợp người đại diện của naười chưa
thành nièn, người mất năns lực hành vi dân sự, người
bị hạn chế nữnc lực hành vi dân sự chết.
Câu 20. Pháp luật quy định về thời hiệu khôi
kiện hợp đồng dân sự như thế nào?
Điều 427 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định thời
hiệu khởi kiện đổ yêu cầu Toà án giải quyết tranh
chấp hợp ctồnẹ dàn sự là hai năm, kể từ ngày quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thê’
khác bị xâm phạm.
21


II. MỘT SỐ HỢP ĐÓNG DẢN s ự
THÔNG DỤNG
I



*

1. Hợp đồng mua bán tài sản
Câu 21. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng
hóa được pháp luật quy định như thế nào, có điểm
gỉ mói so với quy định của pháp luật trước đây?
Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy đối tượng

của họp đồng mua bán là tài sản được phép giao dịch.
Trong trường hợp đối tượng của hợp đồne mua bán là
vật thì vật phải được xác định rõ. Trons trường hợp
đối tượng của họp đồng mua bán là quyền tài sản thì
phải có giấy tờ hoặc các bằng chứng khác chứns minh
quyền đó thuộc sở hữu của bên bán.
Theo Điều 422 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì:
“Đối tượng của hợp đồng mua bán có thể là vật và
quyền tài sản. Vật và quyền tài sản phải có thực và
được phép giao dịch”
Như vậy, so sánh hai quy định cho thấy, quy định
đối tượng của hợp đồng dân sự theo Bộ luật Dân sự
năm 2005 mở rộng hơn. bổ sung đối tượng của hợp
đồng ngoài vật, quyền tài sán còn có hợp đô nu Cũng
được quy định rõ ràng hơn: đối tượnc của hợp đỏ nu là
vật thì vật phải được xác định rõ, quyền về tài sản là
22


tất cả các quyền có thể chuyển giao được, trị giá được
bằng tiền và được phép giao dịch, kể cả vật được hình
thành trong tương lai và quyền có trong tương lai.
Câu 22. Giá và phương thức thanh toán của
hợp đồng mua bán được xác định như thế nào?
Điều 431 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về
giá và phương thức thanh toán như sau:
Giá do các bên thoả thuận hoặc do người thứ ba
xác định theo yêu cầu của các bên.
Trong trường họp các bên thoả thuận thanh toán
theo giá thị trường thì giá được xác định tại địa điểm

và thời điểm thanh toán.
Đối với tài sản trong giao dịch dân sự mà Nhà
nước có quy định khung giá thì các bên thoả thuận
theo quy định đó.
Các bẽn có thể thoả thuận áp dụng hệ số trượt giá
khi có biến động về giá.
Thoả thuận về giá có thể là mức giá cụ thể
hoặc một phương pháp xác định giá. Trong trường
hợp thoả thuận mức giá hoặc phương pháp xác định
giá không rỗ ràng thì giá của tài sản được xác định
căn cư vào giá thị trưởng tại địa điểm và th.ời điểm
giao kết hợp đồng.
Phương thức thanh toán do các bên thoả thuận.
23


Câu 23. Có phải khi các bên trong hợp đồng
không có thỏa thuận về thời hạn thực hiện họp đồng
mua bán thỉ bên bán hàng phải gmo hàng trong thời
hạn 6 tháng k ể từ ngày họp đồng được kỷ kết?
Điều 432 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định thời
hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thoả
thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng
thời hạn đa thoả thuận; bên bán chỉ được giao tài sản
trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý.
Khi các bên không thoả thuận thời hạn giao tài
sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản
và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài
sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau
một thời gian họp lý.

Khi các bên không có thoả thuận về thời hạn
thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay khi nhận
tài sản.
Đối chiếu với quy định nêu trên, việc cho rằng
khi các bên trong hợp đồng không có thỏa thuận về
thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán thì bên bán
hàng phải giao hàng trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày
hợp đồng được ký kết là không đúng với quy định của
pháp luật hiện hành. Trong trường hợp các bên không
có thỏa thuận về thời hạn thực hiện họp đồng mua
24


bán thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua nhận tài
sản bất cứ lúc nào, nhung phải báo trước cho nhau
một thời gian họp lý mà không bị hạn chế trong thời
hạn 6 tháng, kể từ ngày ký kết hợp đồng.
Câu 24. Trong hợp đồng mua bán tài sản, ông
Q và ông T đã không có thỏa thuận về địa điểm giao
tài sản. Vậy trong trường hợp đó thì với tư cách là
người bán, ông T có phải giao tài sản ở nơi cư trú
của ông Q không?
Điều 433 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định địa
điểm giao tài sản do các bên thoả thuận; nếu không có
thoả thuận thì áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 284
Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo quy định tại khoản 2
Điều 284 Bộ luật Dân sự năm 2005, trong trường hợp
các bên không có thỏa thuận về địa điểm giao tài sản
thì địa điểm giao tài sản được xác định là nơi cư trú
hoặc trụ sở của bên có quyền trong trường hợp là

động sản; là nơi có tài sản đó trong trường họp là bất
động sản.
Như vậy, trong hợp đồng mua bán tài sản mà ông
Ọ và ông T không có thỏa thuận về địa điểm giao tài
sán thì với tư cách là riỉĩười bán, ổng T được xác định
là bên có nghĩa vụ sẽ phải giao tài sản ở nơi cư trú của
ông Q, nếu tài sản mua bán là động sản. Nhưng nếu

25


×