Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài tập tâm lý học Phân tích đặc điểm tâm lí đặc thù của người chưa thành niên phạm tội. Liên hệ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.83 KB, 10 trang )

[Type the document title]

MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................1
I. Một số vấn đề chung......................................................................................1
1. Khái niệm người chưa thành niên.................................................................1
2. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội.................................................1
3. Khái niệm đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên phạm tội...................1
II. Đặc điểm tâm lý của người chua thành niên phạm tội và mối tương
quan giữa các đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên phạm tội.............2
1.Trạng thái cảm xúc.........................................................................................2
2.Nhu cầu độc lập...............................................................................................2
3.Thái độ đối với học tập....................................................................................3
4.Nhận thúc về pháp luật...................................................................................4
5.Nhu cầu khám phá cái mới.............................................................................4
6. Mối tương quan giữa các đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên
phạm tội..............................................................................................................5
III. Liên hệ thực tế và bài học rút ra về cách giáo dục người chưa thành
niên phạm tội........................................................................................................5
KẾT LUẬN...............................................................................................................7

MỞ ĐẦU
Hành vi phạm tội của người chưa thành niên có tác hại to lớn. Bởi vì, một mặt, nó
gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mặt khác, hành vi đó còn hủy hoại nhân cách của
Page 0


[Type the document title]
chính các em. Hành vi phạm tội của người chưa thành niên luôn chịu sự chi phối của
đời sống tâm lí, đặc điểm cá nhân trong hoàn cảnh xã hội của họ. Vậy đặc điểm tâm lí
nào của người chưa thành niên là nguyên nhân dẫn đối tượng này đến thực hiện hành vi


phạm tội. Khi hiểu rõ được những đặc điểm tâm lí của người chưa thành niên phạm tội
thì cũng qua đó làm sáng tỏ một phần nguyên nhân phạm tội ở lứa tuổi chưa thành niên.
Đó cũng là mục đích của nhóm chúng em khi nghiên cứu đề tài: “Phân tích đặc điểm
tâm lí đặc thù của người chưa thành niên phạm tội. Liên hệ thực tiễn”.
NỘI DUNG
I.

Một số vấn đề chung

1. Khái niệm người chưa thành niên
Pháp luật ở mỗi quốc gia quy định độ tuổi cụ thể của người chưa thành niên.
Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên được xác định thống nhất trong Hiến
Pháp năm 1992, Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ
luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và một số văn
bản quy phạm pháp luật khác. Tất cả các văn bản pháp luật đó đều quy định tuổi của
người chưa thành niên là dưới 18 tuổi và quy định riêng những chế định pháp luật đối
với người chưa thành niên trong từng lĩnh vực cụ thể..
Như vậy, ta có thểhiểu : Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển
hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý
như người đã thành niên.
2. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội
Người chưa thành niên phạm tội là khái niệm dung để chỉ những người từ đủ
14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong luật hình sự là tội phạm .
3. Khái niệm đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên phạm tội
Đặc điểm tâm lý là những nét tâm lý nổi bật của một đối tượng nào đó ,giúp ta
phân biệt được đối tượng này với đối tượng khác ,mà còn quy họ về một nhóm .
Đặc điểm tâm lý cá nhân của người chưa thành niên phạm tội bao gồm : trạng thái
cảm xúc ,nhu cầu độc lập ,thái độ đối với học tập , nhận thức pháp luật và nhu cầu
khám phá cái mới

II. Đặc điểm tâm lý của người chua thành niên phạm tội và mối tương quan giữa
các đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên phạm tội
Trước những biến đổi quan trọng của người chưa thành niên : sự phát triển về mặt
thể chất, mặt cảm xúc ,mặt xã hội chúng ta có thể thấy được các đặc điểm tâm lý đặc
trưng của người chưa thành niên phạm tội như đã nên ở trên .
Page 1


[Type the document title]
1.Trạng thái cảm xúc
Người chưa thành niên là người đang trong quá trình phát triển cả về sinh lí lẫn
tâm lí, ý thức. Đây là giai đoạn diễn ra những biến cố rất đặc biệt. Sự thay đổi mạnh
mẽ của các cơ quan sinh lý và hệ tim mạch gây sự mất cân bằng tạm thời trong cảm
xúc của người chưa thành niên,gây mất cân băng của hệ thần kinh trung ương đôi khi
làm rối loạn các chức năng gây cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, sức làm việc
suy giảm, dễ bị kích động, dễ nổi nóng vô cớ,những hành vi bất bình thường…
Ở lứa tuổi chưa thành niên quá trình hưng phấn của vỏ não mạnh, chiếm ưu thế và
các quá trình ức chế có điều kiện bị suy giảm. Trong khi đó, khí chất có cơ sở sinh lí
là các kiểu hoạt động thần kinh là thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân, biểu hiện
cường độ, tiến độ và nhịp độ của các hoạt động tâm lí, thể hiện sắc thái của hành vi,
cử chỉ của cá nhân. Do vậy, nhiều trường hợp các em thuộc khí chất nóng và ưu tư đã
không làm chủ được bản thân, không kiềm chế được xúc động mạnh, dễ bị lôi kéo,
kích động, dễ nổi nóng, gây gổ. Ví dụ :Nguyễn Vân một học sinh bị đuổi học ,quay
lại trường PTTH Bạch Mai bắt gặp Phạm Đức Thọ đang đứng nói chuyện với thầy
giáo ,Vân cho là Thọ “ nhìn đểu” mình nên rút dao đam Thọ bị thương .
Theo số liệu điều tra người chưa thành niên phạm tội thuộc khí chất nóng chiếm vị
trí cao nhất trong mẫu nghiên cứu (72%); kiểu khí chất ưu tư chiếm 21%; Cuối cùng
khí chất bình thản và khí chất hăng hái chiếm tỉ lệ thấp nhất (4% và 3%). Khả năng
kiền chế (ý chí )của người chưa thành niên phạm tội là rất yếu . Do các thói xấu tiêm
nhiễm từ thấp đến cao, thiếu niềm tin và tình cảm đạo đức lại bị kích động bởi nhu

cầu vật chất và sự lôi kéo của bạn bè nên lứa tuổi này rất manh động và thiếu kiên
định nhu nhược ,thụ động ,ít xấu hổ trước lỗi lầm.
Tuy nhiên có những tình cảm sâu kín ràng buộc với gia đình và người thân đã lắng
đọng .Ở lứa tuổi này nếu được khơi gợi, yêu thương, chăm sóc sẽ dễ tin tưởng và
nghe theo
2.Nhu cầu độc lập
Nhu cầu độc lập là mong muốn tự hành động ,tự đưa ra quyết định theo cách phù
hợp với nhận thức của bản thân hơn là thỏa mãn sự đòi hỏi của xã hội ,môi trường
hay của người khác .Người chưa thành niên thể hiện nhu cầu đọc lập của mình thông
qua các hoạt động học tập, giao tiếp với mọi người….Có thể nói nhu cầu độc lập này
là sự phát triển tất yếu và cần thiết của người chưa thành niên .Tuy nhiên nó cũng có
mặt trái cũng trở thành nguyên nhân của các hành vi phạm tội . Khi nhu cầu độc lập
thái quá thể hiện ra bên ngoài dưới dạng hành vi ngang bướng cố chấp, bảo thủ ,dễ tự
ái, khoe khoang ,côn đồ ,hành động theo các anh hùng trong các bộ phim . Một nhóm
nhỏ người chưa thành niên lại mong muốn thể hiện khát khao của lứa tuổi mình là
được khẳng định sự trưởng thành của bản thân . Trong xã hội phát triển như ngày nay
Page 2


[Type the document title]
thì người chưa thành niên có nhiều cách để khẳng định sự trưởng thành của bản thân .
Đó có thể là đi ngược lại ý chí của người lớn để chứng tỏ sự độc lập hay thực hiện
những hành vi vi phạm pháp luật để “ khẳng định mình”với người xung quanh như
:đua xe vì muốn tìm cảm giác mạnh ,muốn được công nhận bản lĩnh của mình …
Người chưa thành niên phạm tội thích chơi hội hè ,bè cánh , xu hướng coi thường dư
luận , quy tắc đạo đức ,đặc biệt coi thường pháp luật
3.Thái độ đối với học tập
Trẻ chưa thành niên, như mọi người nói đều là cái tuổi “ăn chưa no,lo chưa tới”,
vẫn còn cái bản tính ham chơi hơn ham học,ham làm. Nhưng đây cũng là lứa tuổi mà
các em cũng thích học hỏi, tìm tòi cái mới; học tập là một trong những cách thức hiệu

quả để nâng cao kiến thức cho các em, giúp các em rèn luyện nhân cách bản thân, xác
định chính xác các chuẩn mực của hành vi. Môi trường giáo dục rất quan trọng và có
tầm ảnh hưởng rất lớn đối với thái đội của người chưa thành niên đối với nhận thức
về việc học tập quan trọng như thế nào, gia đình, nhà trường và cả xã hội ổn định
luôn là mối thống nhất, quan tâm chú trọng đến việc học tập của các em; định hướng
các em. Các em thường muốn tự mình chủ động về thời gian học tập, phương pháp,
cách thức học tập cho riêng mình, không muốn bị gò ép và luôn muốn kết hợp việc
học với việc chơi. Nhưng nếu quá dễ dàng buông lỏng việc học tập cho các em được
tự do thì đây cũng chính là lứa tuổi dễ bị bạn bè lôi kéo, sao nhãng việc học tập. Khi
có những thái độ chán học, thích chơi nổi ở trường, học tập xa sút, trốn học đi chơi,
bỏ học giữa chừng…thì đó là những nguy cơ đưa trẻ chưa thành niên vào con đường
phạm tội. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ văn hóa của người chưa thành
niên phạm tội rất thấp, chỉ có 44% người chưa thành niên phạm tội đã hoặc đang
học dở cấp I; 48,3% đang học dở cấp II, 5,4% hoàn toàn không biết đọc, biết viết và
2-3% đang học dở cấp III. Nhìn chung có 97.7% đang học dở lớp 6 trở xuống. Số đã
bỏ học khi đang ở tuổi học sinh chiếm tỉ lệ 93.6%. Trình độ học lực thuộc loại yếu
kém(có 60.7% các em bị lưu ban một lần trở lên) và thường vi phạm kỉ luật nhà
trường khi đang học (40.7%) dẫn đến bị kỉ luật cảnh cáo hoặc bị đuổi học.Đa số
người chưa thành niên đó đều nhiễm các thói quen xấu và không đọc sách báo …
4.Nhận thúc về pháp luật
Lứa tuổi chưa thành niên là giai đoạn phát triển nhanh về mặt sinh học nhưng lại
thiếu cân đối về mặt trí tuệ. Đó là lứa tuổi mà kinh nghiệm trong cuộc sống còn quá ít
ỏi, đặc biệt là khả năng nhận thức về pháp luật, về trí tuệ còn nhiều hạn chế.
Thực tế cho thấy những người chưa thành niên còn rất non nớt về kiến tức xã hội
và ý thức pháp luật. Nhận thức và quan niệm về pháp luật chưa hình thành đầy đủ
hoặc bị lệch lạc theo cách hiểu chủ quan của họ. Vì thế, nhiều em thường thờ ơ, lãnh
đạm đối với các quy định của pháp luật. Chẳng hạn khi đi xe lạng lách đánh võng,
Page 3



[Type the document title]
điều khiển xe phân khối lớn khi chưa đủ tuổi gây nguy hiểm cho bản thân các em và
những người tham gia giao thông. Một biểu hiện khác của sự nhận thức về pháp luật
của các em là một số em cho rằng những yêu cầu và đòi hỏi của các chuẩn mực pháp
luật chỉ được quy định trong trong các văn bản pháp luật và hoàn toàn mang tính hình
thức còn hành động thì phải căn cứ vào nhu cẩu cụ thể của cá nhân mới thể hiện được
cuộc sống tự do.Về trí tuệ chỉ đủ tiếp thu những tri thức phổ thông nhưng sành sỏi
,tháo vác trong việc nhận thức tự nhiên, xã hội nhất là thiếu xót, tiêu cực.
Có thể nói ý thức về các chuẩn mực xã hội nói chung và các chuẩn mực pháp luật
nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển nhân cách một các đúng
đắn và trở thành công dân tốt của xã hội. Khi các em nhận thức pháp luật một cách
đúng đắn sẽ làm hạn chế những hành vi vô thức, bản năng. Khi các em nhận thức
không đúng về pháp luật thì xu hướng dẫ tới các hành vi lệch chuẩn của các em là rất
lớn. Thực tế cho thấy, nhiều người chưa thành niên phạm tội nhưng lại không biết
rằng hành vi của mình trái pháp luật. Ví dụ: trường hợp Nguyền Văn T phạm tội hiếp
dâm trẻ em mà nạn nhân là người yêu của T Trần Thị H. Khi chủ tọa phiên tòa
hỏi :Bị các có biết hành vi của mình là hành vi phạm tội không?
T trả lời, em không biết, chúng em yêu nhau nên chúng em làm việc đó.
5.Nhu cầu khám phá cái mới
Các em muốn khám phá thế giới tự nhiên, khám phá cuộc sống xã hội xung
quanh mình. Các em tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm sống, các kiến thức của những
người lớn tuổi và cả những bạn bè cùng tuổi. Trong bối cảnh các phương tiện thông
tin đại chúng phát triển mạnh mẽ và hiện đại như ngày naycác em dễ bị cuốn vào các
trò chơi vô bổ ,bạo lực ,phim ảnh về tình dục không lành mạnh ,nghiện hút…. Điều
đáng lưu ý là các em không chỉ có nhu cầu khám phá cái mới mà còn tìm tòi, thử
nghiệm cái mới, trong đó có cả những cái thiếu lành mạnh, trái với các chuẩn mực xã
hội. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫ tới hành vi phạm tội của các em.
Vấn đề này có thể được lý giải do: Các em tò mò, hiếu động, có xu hướng tìm kiếm,
khám phá những cái mới lạ, hay bắt chước nêm rất dễ bị lôi cuốn vào những hoạt
động tiêu cực. Trong hoàn cảnh đó, những tật xấu sẽ được bộc lộ, ngày càng được

cũng cố và phát triển. Những nhu cầu, hứng thú, thói quen xấu dần được hình thành
như nghiện thuốc lá, nghiện thuốc phiện, nghiện chơi điện tử…
Hiện nay, các đối tượng nghiện ma túy, các chất kích thích có xu hướng trẻ hóa
trong đó trẻ chưa thành niên chiểm tỉ lệ đáng báo động. Ở lứa tuổi này rất tò mò, hiếu
động, có xu hướng tìm kiếm, khám phá, muốn khẳng định mình, muốn tỏ ra mình là
người lớn, muốn khẳng định hành vi của mình mang tính thời thường nhưng tất cả
những mong muốn, tò mò, thich thử nghiệm khám phá lại thiếu căn cứ khoa học nên
đã dẫn các em đến hành vi phạm tội. Nhiều em đã thử ma túy dẫn đến nghiện. Theo
Page 4


[Type the document title]
số liệu điều tra. Trong 300 người chưa thành niên phạm các tội về ma túy có tới
24,3% số người chưa thành niên nghiệm ma túy cho rằng mình nghiện ma túy là do
tò mò. Mặt khác, để thỏa mãn nhu cầu không lành mạnh trên các em cần co tiền. Ở
tuổi các em việc tự kiếm tiền là điều rất khó nên việc các em nói dối bố mẹ để xin
tiền, trộm cắp là điều khó tránh khỏi.
6. Mối tương quan giữa các đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên phạm tội
Ở phần trên chúng ta đã xem xét các đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên phạm
tội từ đó có thể thấy mối tương quan giữa đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên
phạm tội có mối quan hệ chặt chẽ khác nhau. Nhưng không phải tất cả các yếu tố này
đều có mối quan hệ với nhau. Mối quan hệ của các yếu tố này đặt trong tâm ở yếu tố
nhu cầu khám phá cái mới. cụ thể yếu tố nhu cầu khám phá cái mới đều có tương quan
tỷ lệ thuận với nhu cầu độc lập; với thái độ đối với học tập; với nhận thức pháp luật;
với hướng nội – hướng ngoại. điều này có thể hiểu được khi người chưa thành niên
phạm tội thích khẳng định mình, muốn hành động chứng tỏ mình là người lớn, thì các
em khá tò mò hiếu động, thích thử nghiệm và hay bắt trước cái mới lạ như đua xe trái
phép , xem phim chưởng, phim sex….
Tóm lại, ngừoi chưa thành niên phạm tội thường có những nét tâm lý đặc trưng như
tính hiếu động, tính tò mò, tính độc lập cao, tính hay bắt trước, khả năng tự kiềm chế

kém, hứng thú, nhu cầu nhận thức học tập pháp triển ở mức độ thấp, kết quả học tập
kém, nhận thức pháp luật hạn chế…
III. Liên hệ thực tế và bài học rút ra về cách giáo dục người chưa thành niên
phạm tội.
Vụ án Lê Trọng Dũng (Thọ Xuân - Thanh Hoá) con bà Lê Thị Hoa. Do mâu thuẫn
xích mích giữa hai mẹ con về quan hệ tình cảm giữa Dũng và người bạn gái cùng quê
mà Dũng đã có hành vi giết mẹ gây nên sự bức xúc, sự bất bình của xã hội. Tóm tắt
như sau: Ngày 10/3/2006 Dũng đi chơi về nhà trong khi mẹ Dũng bà Lê Thị Hoa
đang ốm nằm trong giường có mắng Dũng về việc tối hôm trước đó bỏ nhà đi chơi
qua đêm không về, mặc dù bà Hoa có biết về mối quan hệ giữa Dũng và người bạn
gái cùng làng nhưng vì độ tuổi như Dũng thì công việc, sự nghiệp phải là trên hết, bà
có khuyên giải, can ngăn nhưng Dũng không nghe theo. Ở độ tuổi của Dũng (đã bỏ
học) lại theo bè lũ bạn bè xấu ở xóm chơi bời, lêu lổng thì những lời khuyên, can
ngăn của mẹ quả thật khó để Dũng tiếp thu. Nhiều lần khuyên con cái đôi khi gắt
chửi Dũng cũng không nghe. Tối ngày 11/3/2006 khoảng 11h30’ đêm Dũng đi chơi về
bà Hoa lúc này có gắt bảo “ Sao mi cứ như dứa, tau nói mi không nghe phải
không...”. Quá trình mâu thuẫn giữa hai mẹ con diễn ra được 30 phút, Dũng không
chịu được bỏ ra ngoài đi uống ruợu say về nhà khoảng 2h sáng, lúc này bà Hoa mẹ
Page 5


[Type the document title]
Dũng gắt, chửi to hơn, với tính khí nóng nảy bà Hoa đã cầm gậy lia vào người Dũng,
lúc này Dũng đang trong cơn say cộng với bản chất côn đồ, lì lợm đã dùng gậy
( khúc gậy cây xoan) đập nhiều phát vào đầu và người bà Hoa dẫn đến việc bà Hoa
đã chết khi đưa đi trên đường cấp cứu.
Đây là một ví dụ điển hình về trạng thái cảm xúc của người chưa thành niên
phạm tội. Sự mất cân bằng tạm thời trạng thái cảm xúc của người chưa thành niên là
một trong những nhân tố có thể dẫn tới hành vi phạm tội khi các em không làm chủ
được bản than và khi đó được kết hợp với một số yếu tố có tính tiêu cực khác. Do đặc

điểm tuyến nội tiết hoạt động mạnh dẫn đến người chưa thành niên có những cơn xúc
động mạnh, những phản ứng nóng nảy, bất thường và không làm chủ được bản thân
mình.
Trong trường hợp này, chỉ một mâu thuẫn nhỏ giữa hai mẹ con mà Dũng đã có
hành vi lệch chuẩn xã hội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi của Dũng xuất
phát từ cơn nóng giận, mất kiểm soát bản thân thiếu nhận thức pháp luật gây ra. Tuy
nhiên, với tư cách là một người con thì hành động này là không thể chấp nhận được.
Lời khuyên, trách móc của mẹ Dũng là những lời nói xuất phát từ tâm can mong mỏi
con nên người nên mới nói như vậy, dù là lời nói nặng lời thì Dũng cũng không được
hành động như vậy.
Tuy nhiên, qua ví dụ này chúng ta có thể rút ra bài học về cách giáo dục như sau:
-Thứ nhất: Cần hiểu rõ tâm lý của người chưa thành niên. Muốn hiểu rõ được thì cần
quan tâm và sát sao hơn đối với họ. Như thế mới hiểu được họ đang nghĩ gì và đang
có vấn đề gì đối với họ để kịp thời có biện pháp can thiệp hoặc giáo dục đúng cách.
-Thứ hai: Cần giáo dục người chưa thành niên theo hệ thống, theo phép tắc gia quy
và theo môi trường giáo dục cần thiết đó là môi trường gia đình, môi trường nhà
trường và môi trường xã hội. Ví dụ: trong gia đình cần dạy trẻ cách kính trọng người
lớn tuổi, ông bà cha mẹ; dạy trẻ cách ăn nói lễ phép, cách giao tiếp lịch sự. Từ những
phép tắc trong gia đình như vậy sẽ là nền tảng để trẻ phát triển nhân cách theo hệ
thống, không đi lệch ra khỏi chuẩn mực đạo đức mà gia đình dạy bảo từ nhỏ đến lớn.
Có như vậy trẻ mới tiếp thu được những điều đúng đắn và trở thành người có đạo
đức. Trong ví dụ nêu ra, vì Dũng là đối tượng bỏ học từ sớm, không nhận được sự
giáo dục từ phía nhà trường nên thiếu hẳn mảng kiến thức từ phía nhà trường, thầy
cô, bạn bè, cộng với sự giao du kết bạn với nhóm bạn xấu nên Dũng đã hình thành
nhân cách xấu, lì lơm, côn đồ.
Page 6


[Type the document title]
-Thứ ba: Lời khuyên, lời dạy bảo trẻ cần phải đúng lúc, đúng chỗ và dùng những lời

nói chuẩn chỉ. Người lớn không nên dung lời lẽ mắng nhiếc, miệt thị, xỉ vả đối với trẻ
vì sẽ gây ức chế và gây mất lòng tin vào người lớn, dẫn đến hành vi sai lệch với
những lời chỉ dạy trước đây của người lớn.
Trong trường hợp này, vì bà Hoa có mắng nhiếc và có hành vi “cầm gậy lia vào
người” nên đã gây nên ức chế cho Dũng, thúc đẩy hành vi phạm tội.
KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu đặc điểm tâm lí của người chưa thành niên phạm tội: Trạng
thái cảm xúc, nhu cầu độc lập, thái độ đối với học tập, nhận thức về pháp luật và nhu
cầu khám phá cái mới không chỉ có ý nghĩa về mặt lí luận mà còn có ý nghĩa thiết
thực trong việc phòng ngừa và ngăn chặn hành vi phạm tội của người chưa thành
niên trong giai đoạn hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 .Tập bài giảng môn tâm lý học tội phạm
2 . Giao trình Tâm lý học tư pháp ,Trường đại học Luật Hà Nội ,2006,nxbCông an
nhân dân
3. Người chưa thành niên – đặc điểm tâm lý và chính sách xử lý ,T.s Đặng Thanh
Nga ,2011,nxb
4.Giao trinh Tâm lý học tư pháp , đại học quốc gia hà nội
5, một số đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên phạm tội ,tác giả Đặng Thanh
Nga , Tạp chí Luật học tháng 1 năm 2008

Page 7


[Type the document title]

Page 8



[Type the document title]

Page 9



×