Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bài tập môn kỹ năng đàm phán soạn thảo hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.69 KB, 8 trang )

Luyện tập tự luận – LTTL01
Câu 1: Phân loại hợp đồng và nêu ý nghĩa pháp lý của việc phân loại hợp đồng
Trả lời:
Đầu tiên, ta cần hiểu định nghĩa thế nào là một hợp đồng. Tại điều 385 của
BLDS 2015 đã quy định định nghĩa hợp đồng như sau: “Hợp đồng là sự thỏa
thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự”. Định nghĩa hợp đồng ở đây cần được hiểu theo nghĩa rộng vì nó bao hàm
nhiều loại hợp đồng khác nhau chứ không phải chỉ riêng hợp đồng dân sự, đó là
hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại, hợp đồng đầu tư, hợp đồng kinh doanh bảo
hiểm,…
Thứ nhất, về việc phân loại hợp đồng, theo quy định tại điều 402 Bộ luật Dân
sự 2015 có liệt kê các loại hợp đồng chủ yếu. Tuy nhiên, điều luật không phân loại
hợp đồng mà chỉ mang tính chất liệt kê, đó là các loại:
“1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với
nhau.
2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng
phụ.
4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết
hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc
thực hiện nghĩa vụ đó.
6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định”.


Trên thực tế, hợp đồng tồn tại vô cùng đa dạng, phong phú. Về mặt khoa học
pháp lý, dựa vào các tiêu chí khác nhau, cách tiếp cận khác nhau mà hợp đồng
được phân thành các nhóm khác nhau. Cá nhân tôi sẽ phân loại hợp đồng theo một
số tiêu chí sau đây:
Một là căn cứ vào sự phụ thuộc về hiệu lực giữa các loại hợp đồng,bao gồm


hợp đồng chính và hợp đồng phụ. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực của nó
phát sinh độc lập không phụ thuộc vào hợp đông khác. Hợp động phụ là hợp đồng
mà hiệu lực của nó phụ thuộc vào hợp đồng chính. Khi hợp đồng chính vô hiệu thì
hợp đồng phụ cũng vô hiệu.
Hai là căn cứ vào mối liên kết giữa quyền và nghĩa vụ của hai bên chủ thể,
hợp đồng bao gồm hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ. Hợp đồng song vụ là
hợp đồng mà các bên đều thực hiện nghĩa vụ với nhau (Ví dụ hợp đông mua bán tài
sản). Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà một bên có nghĩa vụ. (Ví dụ trong hợp đồng
tặng cho tài sản không có điều kiện).
Ba là căn cứ vào thời điểm phát sinh hiệu lực hợp đồng bao gồm hợp đồng
thực tế và hợp đồng ưng thuận. Hợp đồng thực tế là hợp đồng mà hiệu lực của nó
phát sinh tại thời điểm chuyển giao tài sản. Ví dụ: hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế
chấp.. Hợp đồng ưng thuận là hợp đồng mà hiệu lực phát sinh khi các bên đã thỏa
thuận xong các điều khoản hoặc tại thời điểm thỏa thuận. Ví dụ hai bên ký kết hợp
đồng mua bán tài sản và đã thoả thuận thời điểm chuyển giao tài sản là thời điểm
phát sinh hiệu lực của hợp đồng.
Bốn là căn cứ vào tính chất có đi có lại về lợi ích giữa các bên chủ thể bao
gồm hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù. Hợp đồng có đền bù là hợp
đồng mà bên này nhận lợi ích thì cũng đưa cho bên kia lợi ích tương ứng. Ví dụ
hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gia công.. Hợp đồng không có đền bù là hợp đồng
thực hiện khi có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Ví dụ: hợp đồng vay tài
sản, hợp đồng giữ tài sản..


Năm là căn cứ vào đối tượng của hợp đồng bao gồm hợp đồng có đối tượng
là tài sản, hợp đồng có đối tượng là công việc thực hiện, hợp đồng hỗn hợp. Hợp
đồng có đối tượng là tài sản bao gồm hợp đồng chuyển quyền sở hữu như hợp đồng
vay tài sản, hợp đồng giữ tài sản và hợp đồng chuyển quyền sử dụng như hợp đồng
thuê tài sản. Hợp đồng có đối tượng là công việc phải thực hiện ví dụ như hợp đồng
dịch vụ, gia công, ủy quyền.. Hợp đồng dân sự hỗn hợp là hợp đồng khi kí kết,

cùng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ là nội dung của hai hay nhiều hợp đồng
khác.
Sáu là căn cứ vào thời hạn thực hiện hợp đồng, hợp đồng chia làm 2 loại hợp
đồng dài hạn và hợp đồng ngắn hạn. Hợp đồng dài hạn là những hợp đồng có thời
hạn thực hiện từ 1 năm trở lên nhằm thực hiện kế hoạch, công việc dài hạn. Hợp
đồng ngắn hạn thường được hiểu là những hợp đồng có thời hạn thực hiện từ 1
năm trở xuống, gồm hợp đồng năm, nửa năm, quý, tháng để thực hiện kế hoạch
năm và những phần kế hoạch trong năm.
Như vậy, tuỳ theo đối tượng của hợp đồng, tính chất của mối quan hệ, giá cả
thị trường… mà các chủ thể có thể ký kết hợp đồng ngắn hạn hay dài hạn.
Bảy là căn cứ vào nội dung giao dịch của quan hệ hợp đồng gồm:
Hợp đồng mua bán hàng hoá là hợp đồng mà theo đó bên bán có nghĩa vụ
chuyển giao hàng hoá và quyền sở hữu đối với hàng hoá đó cho bên mua theo đúng
điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hoá và
thanh toán tiền hàng. Quan hệ hợp đồng này là quan hệ trao đổi hàng hoá, gọi là
quan hệ hàng hoá – tiền tệ
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá là hợp đồng mà theo đó bên vận tải hàng hoá
có nghĩa vụ vận chuyển hàng hoá nhất định đến địa điểm đã ấn định để giao cho
bên nhận hàng, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cho bên vận tải một khoản
tiền nhất định gọi là cước phí vận chuyển.


Hợp đồng xây dựng cơ bản là hợp đồng kinh tế trong đó bên nhận thầu có
nghĩa vụ xây dựng và bàn giao cho bên giao thầu toàn bộ công trình theo đúng đồ
án thiết kế và thời hạn như đã thoả thuận trong hợp đồng, còn ben giao thầu có
nghĩa vụ bàn giao mặt bằng xây dựng , các bản thiết kế và đầu tư xây dựng đúng
tiến độ đồng thời có nghĩa vụ nghiệm thu công trình và thanh toán cho bên nhận
thầu. Hợp đồng này mang tính chất đền bù.
Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng kinh tế theo đó bên cung cáp dịch vụ có nghĩa
vụ thực hiện hành vi nhất định phù hợp với ngành nghề đã đăng ký để thoả mãn

nhu cầu của bên thuê dịch vụ và được hưởng khoản tiền công nhất định gọi là phí
dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả dịch vụ và thanh toán
cho bên thuê dịch vụ phí như đã thoả thuận.
Thứ hai, về ý nghĩa pháp lý của việc phân loại hợp đồng, việc phân loại hợp
đồng có ý nghĩa pháp lý quan trọng. Những cách thức phân loại hợp đồng theo các
tiêu chí khác nhau ở trên là một cơ sở lý thuyết quan trọng trong lập pháp dân sự,
thương mại nói riêng và cả thực tiễn xét xử. Từ việc phân loại như vậy các nhà làm
luật thiết kế các quy chế khác nhau áp dụng cho từng loại hợp đồng.
Phân loại hợp đồng có ý nghĩa về mặt học thuật, nó thúc đẩy sự ra đời của
các công trình nghiên cứu, sự phát triển trong tư duy của các nhà nghiên cứu, nhà
làm luật liên quan đến vấn đề này làm cho họ phải nhận thức, thay đổi cũng như
chắt lọc cho phù hợp với thực tiễn.
Phân loại hợp đồng còn có tác dụng quan trọng về mặt thực tiễn. Trong xây
dựng pháp luật liên quan đến hợp đồng, người ta phân loại theo các cách khác nhau
để thiết kế quy tắc chung thích hợp nhất cho các cách phân loại. Ngoài ra, bên cạnh
các quy chế chung người ta còn phải chú ý tới đặc thù riêng biệt của từng loại hợp
đồng để đưa ra các quy chế riêng tương ứng hoặc xác định nguyên tắc áp dụng luật
đối với các tranh chấp liên quan tới loại hợp đồng tương ứng.


Không thể kể được rằng việc xác định phân loại hợp đồng có ý nghĩa to lớn
trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng đúng đắn và công bằng
theo từng loại, tuy nhiên cần phải hiểu phân loại nói chung là phần căn bản, phần
cốt lõi, là nền tảng của một bộ luật, một vấn đề xét từ góc độ kỹ thuật pháp lý. Có
thể kết luận rằng, ý nghĩa pháp lý của phân loại hợp đồng là không thể phủ nhận.

Bài tập kỹ năng 01 – BTKN01
Câu 1: Trình bày các bước cơ bản của quá trình soạn thảo hợp đồng
Trả lời:
Khi tiến hành soạn thảo một hợp đồng cần phải trải qua các bước cơ bản sau

đây:
Bước 1: Tìm hiểu cơ bản
Trước khi bắt tay soạn thảo, phải hiểu rõ tính pháp lý và phạm vi áp dụng
của hợp đồng. Tìm hiểu kỹ, đầy đủ các quy định của pháp luật về hợp đồng và các
quy định có liên quan đến giao dịch khi ký kết, thực hiện hợp đồng, nguồn luật áp
dụng…
Việc làm này rất cần thiết bởi lẽ nó đảm bảo cho việc ký kết hợp đồng, nội
dung thỏa thuận luôn đúng pháp luật, sẽ đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng và
hạn chế được những rủi ro do hợp đồng trái pháp luật gây ra.Việc tìm hiểu kỹ pháp
luật sẽ cho phép quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng luôn thận trọng, chính xác,
đạt độ chuẩn cao và như vậy sẽ có thể loại trừ được việc lợi dụng các sơ hở của bên
đối tác để vi phạm hợp đồng.Vì vậy việc tìm hiểu kỹ toàn diện các quy định của
pháp luật về hợp đồng và có liên quan đến lĩnh vực mà mình tham gia giao dịch là
điều cần làm đầu tiên, có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Bước 2: Soạn dàn ý
Nếu chưa bao giờ soạn thảo hợp đồng, hãy tham khảo những hợp đồng mẫu
trên mạng, sách hoặc phòng lưu trữ của công ty, có thể dựa theo hợp đồng mẫu để


thêm hoặc viết lại hoàn toàn. Để tránh sai sót, nên liệt kê tất cả những điều khoản
cần soạn lên bản phác thảo, bao gồm đề nghị từ phía công ty đối tác, ưu đãi cho đối
tác, điều luật áp dụng…
Liệt kê càng cụ thể , rõ ràng càng tốt. Sắp xếp tiêu đề và chia đoạn hợp lý sẽ
giúp bản hợp đồng của bạn thêm chặt chẽ, dễ theo dõi.
Bước 3: Soạn thảo hợp đồng
Tiến hành giai đoạn viết nháp để có thể kiểm tra và chỉnh sữa bản hợp đồng
cho đến khi thật vừa ý. Câu cú nên ngắn gọn, đúng ngữ pháp. Từ ngữ phải chính
xác, rõ ràng, đúng chính tả. Tuyệt đối không viết tắt hoặc ghi ký hiệu tốc ký trong
hợp đồng.
Khi soạn thảo hợp đồng phải bảm bảo điều kiện về hình thức, nội dung của

hợp đồng: về hình thức bao gồm ba phần phần mở đầu, phần nội dung, phần kết
thúc. Tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định về hình thức của hợp đồng, về chủ thể
tham gia ký kết hợp đồng đối với từng loại hợp đồng cụ thể. Nội dung hợp đồng
phải chặt chẽ, đầy đủ nội dung cơ bản và ngôn ngữ phải chính xác. Nội dung hợp
đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội.
Bước 4: Kiểm tra lần cuối
Lập một danh sách kiểm tra và rà soát lại lần cuối trước khi trình hợp đồng,
giao kết hợp đồng. Trong danh sách, cần liệt kê những yếu tố sau:
+ Tên của các bên tham gia ký hợp đồng, các địa danh liên quan
+ Ngày viết hợp đồng
+ Các điều khoản, điều luật và giao kết giữa hai bên
+ Bộ luật áp dụng trong hợp đồng
+ Khoảng trống để ký tên.
Câu 2: Trình bày các loại điều khoản trong hợp đồng và cho ví dụ minh hoạ


Trả lời:
Các điều khoản trong hợp đồng được phân chia như sau:
Một là điều khoản cơ bản: Các điều khoản cơ bản là những điều khoản
không thể thiếu được đối với mỗi loại hợp đồng. Nếu không thoả thuận được những
điều khoản đó thì hợp đồng không thể giao kết được. Điều khoản cơ bản có thể do
tính chất của từng loại hợp đồng sẽ khác nhau hoặc do pháp luật quy định. Tùy theo
từng loại hợp đồng mà điều khoản cơ bản có thể là đối tượng, giá cả, địa điểm...
Nội dung của điều khoản cơ bản chính là cốt lõi các nội dung hai bên đã thỏa thuận
và thống nhất. Nếu không có điều khoản cơ bản hợp đồng không đầy đủ nội dung
sẽ dẫn đến vô hiệu. Những điều khoản sẽ là điều khoản cơ bản, vì không thoả thuận
tới nó sẽ không thể hình thành hợp đồng.
Ví dụ: điều khoản về thời hạn, địa điểm là điều khoản cơ bản trong hợp đồng
vận chuyển.
Bên cạnh đó, có những điều khoản không phải là điều khoản cơ bản nhưng

các bên thấy cần phải thoả thuận được điều khoản đó mới giao kết hợp đồng thì
những điều khoản này cũng là điều khoản cơ bản của hợp đồng sẽ giao kết.
Hai là điều khoản thông thường: Điều khoản thông thường là những điều
khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không
thoả thuận những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thoả thuận
và được thực hiện như pháp luật đã quy định. Điều khoản thông thường không làm
ảnh hưởng tới quá trình giao kết hợp đồng. Để giảm bớt những công việc không
cần thiết trong giao kết hợp đồng, các bên có thể không cần thoả thuận và không
cần ghi vào văn bản hợp đồng những điều khoản mà pháp luật đã quy định nhưng
các bên vẫn phải thực hiện những điều khoản đó. Vì vậy, nếu có tranh chấp về
những nội dung này thì quy định của pháp luật sẽ là căn cứ để xác định quyền và
nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.


Ví dụ: Địa điểm giao tài sản động sản các bên không cần thỏa thuận, tuy
nhiên pháp luật vẫn quy định là địa điểm giao hàng là nơi cư trú của người mua nếu
người mua đã trả tiền và trong hợp đồng các bên không thoả thuận về địa điểm giao
tài sản.
Ba là điều khoản tùy nghi: Điều khoản tùy nghi là điều khoản phải thoả
thuận vì tính chất của hợp đồng và những điều khoản mà pháp luật đã quy định
trước. Khi tiến hành giao kết hợp đồng các bên còn có thể thoả thuận để cụ thể
thêm một số điều khoản khác nhằm làm cho nội dung của hợp đồng được đầy đủ,
hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Thông qua điều khoản tùy nghi, bên có nghĩa vụ được phép lựa chọn một trong
những cách thức nhất định để thực hiện hợp đồng, sao cho thuận lợi mà vẫn bảo
đảm được quyền yêu cầu của bên kia.
Ví dụ: Điều khoản về phạt hợp đồng, điều khoản về bất khả kháng, điều
khoản về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và các thỏa thuận khác giữa hai bên
vv.
Tùy từng mục đích mong muốn đạt được mà chủ thể giao kết hợp đồng sử

dụng các điều khoản các loại điều khoản trên sao cho hợp lý.



×