BÀI TẬP TỔNG HP CHƯƠNG DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG
Câu 1. Vì sao điện trở của kim loại tăng khi nhiệt độ tăng? Một sợi dây đồng một đầu nung nóng, một đầu lạnh,
thì đầu lạnh nhiễm điện không? nếu có thì nó nhiểm điện gì và vì sao?
Câu 2. Khi nào kim loại đạt đến hiện tượng siêu dẫn? Khi đó điện trở của kim loại có phụ thuộc vào nhiệt độ theo
hàm bậc nhất không?
Câu 3. Ở nhiệt độ 100
0
C điện trở suất của một dây kim loại là 7,14.10
-8
Ωm. Ở nhiệt độ 1200
0
C điện trở suất của
nó là 3,31.10
-7
Ωm. Tính hệ số nhiệt điện trở, điện trở suất của kim loại này ở 20
0
C.
Câu 4. Một sợi dây nhôm có chiều dài 200m tiết diện ngang 1cm
2
, mang dòng điện có cường độ không đổi 4A,
biết rằng mỗi nguyên tử nhôm đóng góp 3 e dẫn. điện trở suất là 2,75.10
-8
Ωm, khối lượng riêng 2700kg/m
3
a. Tính mật độ e tự do trong dây nhôm.
b. Tính tốc độ trôi có hướng của e tự do trong dây.
c. Độ giảm thế trên đường dây, cường độ điện trường dọc trong dây và độ linh động của các electron tự do.
d. Tính nhiệt lượng tạo ra khi có dòng điện chạy qua trong thời gian 15 giờ. Giả sử nhiệt lượng này không tỏa ra
môi trường thì nó làm cho dây nhôm tăng thêm bao nhiêu độ cho nhiệt dung riêng của nhôm 900 J/kg.độ
Câu 5. Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện dây dẫn hai điện cực và bình điện phân. Hãy cho biết hạt tải
điện tại các nơi sau: trong dây dẫn và điện cực kim loại, ở sát bề mặt điện cực, trong loàng chất điện phân.
Câu 6. Hai bể điện phân: bể A để luyện nhôm, bể B mạ Niken. Hỏi bể nào có suất phản điện, bể nào có cực
dương tan? giải thích?
Câu 7. Hai bình điện phân bình A dd bạc nitrac cực dương bằng bạc và bình B dd đồng sunphat điện cực bằng
đồng, hai bình nối tiếp nhau. Sau một thời gian t = 40 phút điện phân.
a. Tính tỉ số khối lượng các kim loại bám vào Catot ở hai bình.
b. Cho lượng đồng bám vào Catot ở bình B là 1,6gam. Tính cường độ qua bình A và lượng bạc giải phóng ở
Anot.
Câu 8. Điện phân dd Axít sunphurit loãng với các điện cực platin, ta thu được khí ở các điện cực.
a. Mô tả hiện tượng, cho biết khí sinh ra là gì?
b. Tính thể tích khí thu được ở điều kiện chuẩn khi điện phân I = 5A thời gian 32 phút 10 giây.
Câu 9. một nguồn điện có suất điện động ξ và điện trở trong r. Nối nguồn điện này với bình điện phân dd Bạc
Nitrac có điện cực bằng bạc, điện trở của bình là 5Ω thành mạch kín. Sau một thời gian 16 phút 5 giây điện phân
lượng bạc bám vào Catot là 3,24g. Thay bình điện phân trên bằng bình dùng dd Đồng Sunphat có điện cực bằng
đồng, điện trở 7,75Ω cũng trong thời gian điện phân như trên khối lượng đồng bám vào Catot là 0,64g. Tính suất
điện động và điện trở trong của nguồn.
Câu 10. Trình bày cấu tạo và hoạt động của cột thu lôi.
Câu 11. cho phóng điện qua chất khí ở áp suất thấp giữa hai điện cực cách nhau 26cm. quãng đường bay tự do
của e là 4cm. Cho rằng các năng lượng mà e nhận được khi bay tự do dủ để là ion hóa phân tử khí và không bò tái
hợp. Tính xem 2 e đưa vào trong chất khí tối đa bao nhiêu hạt tải điện.
Câu 12. Catot của một diot chân không có diện tích mặt ngoài 50mm
2
. Khi nung nóng K trong một giây 1mm
2
phát ra 6,25.10
15
electron. Tính cường độ dòng điện bão hòa qua điot.
Câu 13. Catot của một điot chân không được nung nóng làm phát ra các e tự do, giả sử nhiệt độ của các e này là
500K. Hãy tính tốc độ chuyển động nhiệt trung bình của các e này. cho hằng số Bônxơnman
k = 1,39.10
-23
J/K.
a. Nếu e này hướng chuyển động của nó đến Anot, muốn triệt tiêu không cho nó đến được A thì phải đặt vào A
và K một hiệu điện thế như thế nào có giá trò tối thiểu bao nhiêu?
b. Nếu hiệu điện thế U
AK
= - 0,05V thì e đó đập vào A với tốc độ bao nhiêu và có động năng bao nhiêu eV.
c. Bây giờ đặt vào A và K một hiệu điện thế U
AK
= 220V, tính tốc độ của các e ngay khi chạm vào Catot.
Câu 14. Hãy vẽ và trình bày sơ đồ chỉnh lưu dòng xoay chiều thành dòng một chiều khi sử dụng
a. một điot bán dẫn.
b. bốn điot bán dẫn.
Câu 15. Trong chất bán dẫn tinh khiết, độ linh động µ
n
và µ
p
của e lectron tự do và lổ trống, Được xác đònh bởi
v
n
= µ
n
E và v
p
= µ
p
E (v là tốc độ trôi của hạt tải điện, E là độ lớn cường độ điện trường đặt vào bán dẫn). Hãy
thiết lập biểu thức của điện trở suất chất bán dẫn theo µ
n
và µ
p.
cho mật độ của chúng là n.
Câu 16. Một điot bán dẫn có lớp tiếp xúc p – n dày 10
-4
cm.. Khi không có điện trường ngoài. Giữa hai mặt của
lớp tiếp xúc người ta đo được hiệu điện thế 0,4V.
a. Giải thích hiện tượng.b.Tính độ lớn của cường độ điện trường tạo ra bên trong của lớp tiếp xúc này.