Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Ảnh hưởng của phật giáo trong đời sống xã hội ở vương quốc xiêm (1350 1767)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 101 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

======

NGÔ THỊ HÀ

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO
TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Ở VƯƠNG QUỐC XIÊM (1350 - 1767)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

======

NGÔ THỊ HÀ

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO
TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Ở VƯƠNG QUỐC XIÊM (1350 - 1767)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Người hướng dẫn khoa học

ThS. NGUYỄN VĂN VINH



HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử đã giúp đỡ em trong quá
trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khoá luận tốt
nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn tới ThS. Nguyễn Văn Vinh đã tận tình
hướng dẫn, cung cấp kiến thức, những kinh nghiệm quý báu, động viên khích
lệ, giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Do hạn chế về mặt thời gian và năng lực của bản thân nên đề tài không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm2018
Sinh viên thực hiện

Ngô Thị Hà


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn của ThS. Nguyễn Văn Vinh. Các dữ liệu thu thập trong khoá luận là trung
thực, rõ ràng, chưa từng được công bố trong một công trình nghiên cứu nào,
nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Ngô Thị Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................................ 3
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 6
4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 7
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 7
6. Bố cục khóa luận ............................................................................................................... 7
Chương 1 CƠ SỞ TIẾP NHẬN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO Ở
VƯƠNG QUỐC XIÊM (1350 - 1767) ............................................................................... 9
1.1. Cơ sở tiếp nhận Phật giáo của người Thái ...................................................................... 9
1.1.1. Cơ sở khách quan ........................................................................................................ 9
1.1.1.1. Phật giáo ở vương quốc Nam Chiếu và ảnh hưởng của nó đối với người Thái ....... 9
1.1.1.2. Quá trình truyền bá Phật giáo vào khu vực miền Nam Thái Lan (Môn) và ảnh
hưởng tới người Thái ........................................................................................................... 10
2.2.2. Cơ sở chủ quan .......................................................................................................... 12
2.2.2.1. Sự phát triển tín ngưỡng truyền thống của người Thái........................................... 12
2.2.2.2. Nhu cầu tìm kiếm một công cụ thống trị về mặt tinh thần của giai cấp thống trị
Ayutthaya............................................................................................................................. 16
2.2.2.3. Nhu cầu thống nhất tộc người và thống nhất lãnh thổ của giai cấp thống trị
Ayutthaya............................................................................................................................. 17
1.2. Sự phát triển của Phật giáo ở Xiêm (1350-1767) ......................................................... 19
1.2.1. Phật giáo ở Ayutthaya từ năm 1350 đến năm 1569 .................................................. 19
1.2.2. Phật giáo ở Ayutthaya từ năm 1569 đến năm 1767 .................................................. 29
Tiểu Kết ............................................................................................................................... 44
CHƯƠNG 2 ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CHÍNH
TRỊ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA AYUTTHAYA (1350 - 1767) ....................................... 46

2.1. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống chính trị .................................................... 46
2.1.1. Phật giáo - chỗ dựa của chính quyền phong kiến Ayutthaya .................................... 48


2.1.2. Phật giáo can thiệp vào các chính sách của triều đình ............................................... 53
2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống xã hội và văn hóa Ayutthaya ................... 58
2.2.1. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống xã hội Ayutthaya................................... 58
2.2.1.1. Phật giáo tác động đến sự ổn định xã hội ............................................................... 58
2.2.1.2. Phật giáo tác động đến lối sống và phong tục tập quán của cư dân Ayutthaya...... 60
2.2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa Ayutthaya ............................................... 69
2.2.2.1. Phật giáo với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội họa truyền thống .................. 69
2.2.3. Ảnh hưởng của Phật giáo với nền văn học Ayutthaya .............................................. 77
Tiểu kết ................................................................................................................................ 82
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 90


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phật giáo là một tôn giáo hướng thiện, khuyên con người làm điều thiện,
tránh xa điều ác, tu nhân tích đức…nên ngay từ khi ra đời đã được đông đảo quần
chúng nhân dân đón nhận và tin theo. Sau một thời gian trở thành quốc giáo ở Ấn
Độ (thế kỉ III TCN), Phật giáo cùng với văn hoá Ấn đã được truyền bá ra bên ngoài
và được nhân dân các nước tiếp nhận một cách nhanh chóng như Sri Lanka, Thái
Lan, Miến Điện, Việt Nam…
Đạo Phật với hệ thống triết lý sâu sắc, nhân văn nên đã sớm được nhiều dân
tộc tiếp thu, từ đó đã tạo nên những nền văn hóa, những phong cách văn hóa Phật
giáo rất độc đáo trên tất cả những mảnh đất mà tôn giáo này ngự trị. Tuy nhiên, chỉ
nói đến văn hóa thôi thì chưa thể hiện được trọn vẹn, đầy đủ vai trò và ảnh hưởng
của Phật giáo. Bởi trước khi Phật giáo bước vào giai đoạn phát triển thịnh trị, Phật

giáo đã trải qua một quá trình xâm nhập rồi bám rễ sâu vào đời sống chính trị, kinh
tế, xã hội và tư tưởng của nhiều quốc gia, dân tộc. Điều đó chứng tỏ, Phật giáo cũng
giống như các tôn giáo khác, trong mọi thời điểm đều có mối liên hệ mật thiết với
các vấn đề chính trị - xã hội của các quốc gia mà nó đang tồn tại và phát triển.
Giống như nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á, Phật giáo đã du nhập vào đất
Thái từ rất sớm, khi nơi đây chưa hình thành quốc gia dân tộc. Khi người Thái lập
quốc dưới vương triều Sukhothai, Phật giáo đã giữ một vai trò quan trọng trong việc
cố kết cộng đồng, thống nhất tộc người và góp phần vào sự phát triển của nhà nước
phong kiến đầu tiên trong lịch sử Thái Lan.
Vương triều Ayutthaya (1350 - 1767) được coi là giai đoạn phát triển cực
thịnh của chế độ phong kiến Thái. Bộ máy nhà nước không ngừng được bổ sung và
hoàn thiện từ trung ương tới địa phương, hệ tư tưởng Phật giáo, nhất là Phật giáo
Theravada đã nhanh chóng chiếm địa vị chủ đạo và có ảnh hưởng rất lớn trong mọi
mặt của đời sống xã hội. Cũng từ đây, như một quy định bất biến, tất cả các vị vua
khi lên ngôi đều phải là các Phật tử và từ triều đại Bangkok cho đến nay, điều này
đã được chính thức ghi nhận tại điều 9 Hiến pháp Thái Lan hiện hành (11/10/1997)

1


“Nhà vua tín ngưỡng Phật giáo và là người bảo vệ tôn giáo”. Đây chính là nền tảng
tư tưởng cho sự tồn tại và phát triển của đất nước Thái Lan.
Do đó, muốn tìm hiểu về đất nước và con người Thái Lan, trước hết phải tìm
hiểu về Phật giáo. Vì có như vậy, chúng ta mới có thể hiểu và lý giải được vì sao
trong suốt tiến trình lịch sử Thái Lan, dù thăng trầm, chiến tranh hay hòa bình, Phật
giáo vẫn luôn là sợi dây cố kết cộng đồng, liên kết người dân, điều hòa những mâu
thuẫn, xung đột trong xã hội. Chính điều này góp phần to lớn tạo nên đất nước Thái
Lan với những con người chân thành và dễ mến.
Đánh giá đúng ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống xã hội Ayutthaya từ
thế kỉ XIV đến thế kỉ XVIII sẽ góp phần vào việc phục dựng lại bức tranh Phật giáo

Theravada ở Thái Lan từ khi du nhập cho đến giai đoạn sau này. Tìm hiểu Phật giáo
Ayutthaya trong quá khứ để khẳng định rằng, cho đến nay, Phật giáo ở Thái Lan
vẫn luôn giữ một vị trí và ảnh hưởng vô cùng quan trọng. Chính điều này sẽ giúp
chúng ta có được những bài học kinh nghiệm quý báu để thực hiện hài hòa mối
quan hệ giữa chính trị và tôn giáo, góp phần giải quyết tốt vấn đề xung đột dân tộc,
sắc tộc, tôn giáo đang ngày càng gay gắt trong khu vực và trên thế giới.
Trên cơ sở nhận thức rõ tầm quan trọng của Phật giáo đối với đời sống chính
trị, xã hội và văn hóa Ayutthaya nói riêng, Phật giáo ở Thái Lan nói chung sẽ mang
lại nhận thức đúng đắn hơn trong việc phát huy vai trò tích cực của Phật giáo đối với
các vấn đề chính trị, xã hội và văn hóa của quốc gia này. Đến nay, Thái Lan vẫn là
một nước mà Phật giáo luôn là tôn giáo chủ đạo. Mối quan hệ của đạo Phật với chính
trị trong lịch sử và hiện tại của Thái Lan luôn luôn có ý nghĩa tham khảo với nhiều
quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vả lại, việc tìm hiểu một triều đại lớn và cơ bản của
lịch sử Thái Lan như Phật giáo Ayutthaya cũng là “chìa khóa” để giúp ta hiểu thêm
về đất nước này khi quan hệ Việt Nam - Thái Lan ngày nay đang rộng mở.
Xuất phát từ những ý nghĩa trên, chúng tôi chọn vấn đề “Ảnh hưởng của Phật
giáo trong đời sống xã hội ở vương quốc Xiêm (1350-1767)” làm đề tài khóa luận
của mình.

2


2. Lịch sử nghiên cứu
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu lịch sử Thái Lan nói chung chưa nhiều. Tuy nhiên,
cũng đã có những công trình có giá trị trở thành nguồn tư liệu quý để tìm hiểu về lịch
sử Ayuthaya và Phật giáo Ayuthaya.
Những công trình tìm hiểu về Thái Lan chủ yếu là các công trình của các nhà
nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam.
Công trình Tìm hiểu văn hoá Thái Lan của các tác giả Ngô Văn Doanh, Quế

Lai, Vũ Quang Thiện…của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Nxb Văn hoá, Hà Nội,
1991. Đây là một tập hợp nghiên cứu về nhiều khía cạnh của văn hoá Thái Lan như:
phong tục tập quán, ngôn ngữ và chữ viết, nghệ thuật, sân khấu…trong đó các tác
giả đã dành một phần không nhỏ giới thiệu tổng quan về tôn giáo, tín ngưỡng của
người Thái Lan và trình bày khái quát về sự phát triển của Phật giáo qua các thời kì,
trong đó có vương triều Ayutthaya.
Tác phẩm Tìm hiểu lịch sử - văn hoá Thái Lan, Tập 1, Viện nghiên cứu Đông
Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994. Tác phẩm là một tập hợp các bài
nghiên cứu của các học giả Việt Nam về nhiều lĩnh vực của lịch sử Thái Lan như
khảo cổ học, dân tộc học, văn học, lịch sử, tôn giáo, chính sách của chính phủ Thái
Lan đối với kinh tế, nền dân chủ và sự hội nhập của người Thái...Đáng chú ý nhất là
các bài viết “Đôi điều đồng nhất và khác biệt giữa người Thái Lan và người Thái
Việt Nam” của tác giả Hữu Ưng; “Phật giáo Thái Lan và những nét tương đồng với
Phật giáo Việt Nam”, “Các ngôn ngữ nhóm Thái”, “Văn hóa Thái Lan qua các triều
đại từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIX” của tác giả Quế Lai; “Tượng Phật Thái Lan” của
nhà nghiên cứu Trần Thị Lý...Đây chính là những bài viết có giá trị nói về Phật giáo
và điêu khắc Phật giáo Thái Lan qua các thời kì. Dù không nhiều và không trực tiếp
nói đến giai đoạn Ayutthaya, nhưng đây là những bài viết làm sáng tỏ được những nét
đặc trưng của Phật giáo Thái Lan qua từng thời kì. Trên cơ sở đó, có thể hiểu được
những nét riêng của Phật giáo Ayutthaya trong quá trình hình thành và phát triển.

3


Công trình Lịch sử Thái Lan do hai tác giả Phạm Nguyên Long, Nguyễn
Tương Lai thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á làm đồng chủ biên, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội năm 1998. Đây là một công trình nghiên cứu về toàn bộ đất nước và
con người cũng như sự phát triển lịch sử của Thái Lan từ thời kì tiền sử và sơ sử cho
đến những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX. Tác phẩm gồm có bốn phần với bốn
chương, trong đó lịch sử và văn hóa - xã hội Ayutthaya được trình bày tại Phần II,

chương II của tác phẩm.
Trong những năm gần đây còn có rất nhiều bài viết nghiên cứu riêng về Phật
giáo Thái Lan như Phật giáo ở Thái Lan của tác giả Nguyễn Tương Lai viết về quá
trình hình thành và phát triển của Phật giáo Thái Lan, vai trò và số phận của Phật
giáo đăng trên Nội san Nghiên cứu Phật học số 4, năm 1992. Bài báo Kiến trúc Phật
giáo Thái Lan, Nội san nghiên cứu Phật học, số 10, năm 1993 cũng của tác giả
Nguyễn Tương Lai trình bày những nét tiêu biểu của kiến trúc Phật giáo Thái Lan
và những đặc trưng riêng của kiến trúc Phật giáo tại đất nước này.
Tác phẩm tiêu biểu nhất, nghiên cứu một cách khá đầy đủ về Phật giáo Thái
Lan là tác phẩm Phật giáo ở Thái Lan của Nguyễn Thị Quế, Viện Nghiên cứu Đông
Nam Á, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 2007. Tác phẩm được chia làm hai phần với
7 chương nghiên cứu về toàn bộ quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo Thái
Lan từ trước khi lập quốc cho đến nay và Phật giáo của cộng đồng ngoại kiều tại
Thái Lan. Trong đó, Phật giáo thời kì Ayutthaya được tác giả nói tới trong phần A,
chương II, phần II. Tuy không nhiều nhưng tác giả đã đưa tới cái nhìn tổng quát về
sự phát triển của Phật giáo thời kì Ayutthaya.
Luận án Vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị văn hoá và xã hội
Lào của Nguyễn Lệ Thi, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, năm 1985. Luận án là công
trình nghiên cứu tổng thể về vai trò của Phật giáo Lào từ thời kì lập quốc cho đến
thời hiện đại. Trong phần đầu có nói tới Phật giáo ở Đông bắc Thái Lan ngày nay
(là phần đất thuộc về lãnh thổ Lào cổ) và vai trò của Phật giáo tại khu vực này trong
đó có Phật giáo Ayuthaya. Luận án làm sáng tỏ được sự ảnh hưởng qua lại về tôn
giáo giữa Ayutthaya và vương quốc Lan Xang. Bên cạnh đó, tác giả còn viết hai

4


cuốn sách liên quan đến Phật giáo Thái Lan như Thư tịch cổ Việt Nam viết về Đông
Nam Á, phần Xiêm do Ban Đông Nam Á xuất bản năm 1977; Nghệ thuật kiến trúc
và điêu khắc Phật giáo ở Chiangmai và Bangkok qua một số ngôi chùa tiêu biểu,

năm 2002;
Nổi bật nhất trong số những tác phẩm này là cuốn Lịch sử Phật giáo thế giới
của nhóm các tác giả chính là các sư tăng Phật giáo với mong muốn tập hợp các tài
liệu Phật giáo Trung Quốc và phương Tây để đem đến một cái nhìn tổng quan về sự
phát triển của lịch sử Phật giáo thế giới.
Đây là một bộ sách gồm có 4 tập, mỗi tập do một tỳ khưu biên soạn và được
xuất bản bởi Nhà xuất bản Đại học và GD chuyên nghiệp. Trong đó, tập II của bộ
sách do Tỳ khưu Tịnh Hải Pháp Sư biên soạn, xuất bản năm 1994. Đây là tập sách
tập trung nói về Phật giáo Nam truyền (Phật giáo Theravada) tại Sri Lanka và các
quốc gia Đông Nam Á như Miến Điện, Thái Lan, Lào và Campuchia với trung tâm
là đảo quốc Sri Lanka. Phật giáo Thái Lan nằm trong phần thứ 3 của sách. Trong
đó, tác giả nói tới các con đường du nhập của Phật giáo vào đất Thái như Phật giáo
Theravada của người Môn Dvaravati, Phật giáo Đại thừa Campuchia, Phật giáo
Pagan, Phật giáo Sri Lanka...và tiến trình phát triển của Phật giáo Thái Lan từ khi
lập quốc dưới vương triều Sukhothai cho đến Ayutthaya và triều đại Bangkok.
Phần nói về sự phát triển của Phật giáo Ayutthaya được trình bày trong
chương 3 phần III của cuốn sách. Đây là một sự khái quát về lịch sử Phật giáo trong
suốt hơn 400 năm tồn tại của vương triều. Tuy nhiên, sự phát triển của Phật giáo
mới chỉ được trình bày đan xen với các sự kiện lịch sử, còn ảnh hưởng của tôn giáo
này đối với đời sống xã hội Ayutthaya thì chưa được tác giả đề cập tới.
Trần Quang Thuận với tác phẩm Phật giáo Nam tông tại Đông Nam Á, Nhà
xuất bản Tôn giáo, năm 2006 được coi là một trong những công trình có những sự
kiện khá đầy đủ về Phật giáo Nam tông tại khu vực. Điều đáng nói là tác phẩm đã
dựa vào những nguồn tài liệu cổ, các văn bia để có được những tư liệu quý giá về sự
phát triển của Phật giáo tại Sri Lanka, Thái Lan và Miến Điện. Tập sách không chỉ
trình bày về sự phát triển của Phật giáo ở từng nước mà còn phân tích và làm sáng

5



tỏ mối liên hệ giữa chính trị và tôn giáo của các quốc gia theo Phật giáo Nam tông
như mối liên hệ giữa Phật giáo Sri Lanka và Miến Điện, Phật giáo Sri Lanka và
Thái Lan...
Ngoài những công trình chuyên khảo về Phật giáo nói trên cũng có nhiều
công trình nghiên cứu nhiều khía cạnh liên quan của Phật giáo với đời sống xã hội
Thái Lan nói chung và Ayutthaya nói riêng như:
Tác phẩm Phật giáo Thái Lan hiện tại và quá khứ, Viện nghiên cứu Phật học
Việt Nam xuất bản, TP Hồ Chí Minh, 1994. Tác phẩm cho ta cái nhìn khái quát về
Phật giáo Thái Lan trong thời kì hiện đại cũng như nhìn lại sự phát triển của Phật
giáo Thái Lan các giai đoạn trước đó để có được một cái nhìn tổng thể về quá trình
hình thành và phát triển của Phật giáo Thái Lan trong lịch sử trong đó có sự phát
triển của Phật giáo dưới vương triều Ayutthaya.
Bài viết Đạo Phật ở Thái Lan của nhà nghiên cứu Trương Sỹ Hùng đăng trên
tạp chí Nghiên cứu Phật học số 4 và số 5 năm 1999. Bài viết đưa ra những nhận
định về quá trình du nhập của Phật giáo Ấn Độ vào đất Thái Lan qua một số con
đường khác nhau. Đến giai đoạn lập quốc dưới vương triều Sukhothai và sau khi
Ayutthaya thống nhất các tiểu quốc Thái, cả Phật giáo Đại thừa và Phật giáo
Theravada đều cùng nhau tồn tại và phát triển. Ngoài ra, ông còn là chủ biên của
công trình Mấy tín ngưỡng tôn giáo Đông Nam Á, Nhà xuất bản Thanh niên, năm
2003. Tác phẩm đã trình bày một cách tổng quan về các tôn giáo ở Đông Nam Á. Ở
chương 4 phần V cuốn sách đã mang lại cho người đọc những kiến thức cần thiết về
Phật giáo Thái Lan qua từng giai đoạn phát triển, trong đó có Phật giáo Ayutthaya.
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là toàn bộ quá trình phát triển của Phật
giáo Tiểu thừa và ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống chính trị, xã hội và văn
hóa Ayuthaya từ năm 1350 đến năm 1767.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đặt ra, khóa luận sẽ tập trung:


6


- Làm rõ những cơ sở tiếp nhận Phật giáo của người Thái.
- Làm rõ quá trình phát triển của Phật giáo Ayutthaya qua các giai đoạn, hệ
thống tổ chức hành chính của tăng đoàn Phật giáo, các hệ phái Phật giáo tại vương
quốc này. Đồng thời rút ra một số đặc điểm riêng của Phật giáo ở Ayutthaya trong
giai đoạn từ năm 1350 đến năm 1767.
- Phân tích, đánh giá về ảnh hưởng của Phật giáo đối với các lĩnh vực của đời
sống xã hội như chính trị, xã hội và văn hóa tại Ayutthaya từ năm 1350 đến năm 1767.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu Phật giáo ở Ayutthaya và ảnh
hưởng của nó đối với đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của vương quốc này từ
năm 1350 đến năm 1767.
+ Năm 1350, vương quốc Ayutthaya được thành lập ở vùng Trung và Nam
Thái Lan ngày nay. Sau đó, từ một vương quốc, Ayutthaya đã thôn tính Sukhothai
và nhiều lần tấn công Lanna để hợp nhất lãnh thổ thành một vương quốc thống nhất.
+ Năm 1767 là mốc kết thúc 417 năm phát triển của Ayutthaya sau cuộc tấn
công xâm lược của quân đội Miến Điện.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Với sự phát triển của các ngành khoa học, các tài liệu về lịch sử Phật giáo thế
giới và Thái Lan đang được dịch ra Tiếng Việt ngày càng nhiều. Nguồn tư liệu tiếng
Thái, tiếng Anh, tiếng Hà Lan, tiếng Trung của các tác giả Thái Lan, các học giả
phương Tây và Trung Quốc là cơ sở tư liệu cần thiết và chủ yếu cho việc thực hiện
khóa luận.
Phương pháp nghiên cứu của luận án được tác giả sử dụng chủ yếu là phương
pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Bên cạnh đó, tác giả còn có các phương pháp bổ
trợ khác như phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, phân loại tư liệu, hệ thống
hóa tư liệu kết hợp với phương pháp so sánh, sưu tầm tư liệu, phân loại lịch sử, so
sánh lịch sử…

6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận được kết cấu thành 2 chương:

7


Chương 1: Cơ sở tiếp nhận và sự phát triển của Phật giáo ở Vương quốc Xiêm
(1350-1767)
Chương 2: Ảnh hưởng của Phật giáo ở vương quốc Xiêm (1350-1767)

8


Chương 1
CƠ SỞ TIẾP NHẬN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO
Ở VƯƠNG QUỐC XIÊM (1350 - 1767)
1.1. Cơ sở tiếp nhận Phật giáo của người Thái
1.1.1. Cơ sở khách quan
1.1.1.1. Phật giáo ở vương quốc Nam Chiếu và ảnh hưởng của nó đối với người Thái
Vào thế kỉ VII-VIII sau công nguyên, tại vùng Vân Nam (Trung Quốc) đã
xuất hiện một nhà nước lớn mạnh với tên gọi Nam Chiếu (Nan Chao) và có ảnh
hưởng khá lớn đến quá trình di cư của người Thái xuống khu vực Đông Nam Á lục
địa. Không những thế, sự phát triển của các tôn giáo tại Nam Chiếu cũng như tác
động không nhỏ tới đời sống của các nhóm tộc người Thái, trong đó có Phật giáo.
Nhà nước Nam Chiếu - Đại Lý tồn tại từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XIII thì suy
vong bởi sự tấn công và thôn tính của nhà Nguyên năm 1253. Cũng chính trong giai
đoạn này, một luồng di cư xuống phía Nam của các dân tộc tại Nam Chiếu trong đó
có người Thái đã diễn ra vô cùng mạnh mẽ, “sôi sục” để đưa đến sự xuất hiện của
một hiện tượng được nhiều nhà sử học gọi là “thế kỉ Thái” tại khu vực trung tâm
của Đông Nam Á lục địa.

Trước khi Phật giáo được truyền bá và giữ địa vị chủ đạo tại đây, cư dân
Nam Chiếu đã duy trì hình thức Saman giáo (hình thức cuối của tôn giáo nguyên
thủy trước khi bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước đầu tiên). Cư dân thờ các
loại ma quỷ, thần linh và luôn có một người đứng đầu đảm nhiệm vai trò giao tiếp
với thần linh, có khả năng trừ ma, diệt quỷ gọi là các “thầy phù thủy”. Các “thầy
phù thủy” với những khả năng của mình đã chiếm một vị trí và vai trò quan trọng
trong cộng đồng cư dân Nam Chiếu ngay cả khi Phật giáo đã được truyền bá.
Thời điểm Phật giáo được truyền bá vào Nam Chiếu cho tới nay vẫn chưa được
xác định một cách chính xác, nhưng về cơ bản, các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng
Phật giáo đã được truyền vào Vân Nam từ thời nhà Đường (618 - 907), song từ thế kỉ
VIII trở đi, Phật giáo mới từng bước phát huy được sức mạnh của mình.1
1

Chiêm Toàn Hữu (2010), Văn hóa Nam Chiếu - Đại Lý, Nhà xuất bản Văn hóa Thông Tin, Hà Nội, tr.261.

9


Theo tác giả Chiêm Toàn Hữu: “Thời gian Phật giáo du nhập vào Vân Nam
là dưới triều đại nhà Đường, chủ yếu thông qua bốn con đường. Thứ nhất, thông
qua các kinh điển về Thiền tông - tiếng Hán từ Trung thổ, đây được coi là Hán địa
Phật giáo hay Hán truyền Phật giáo, chủ yếu du nhập vào dân tộc Di, Hán và Bạch
thuộc khu vực Điền Trì, Nhĩ Hải; Thứ hai là Mật giáo hay Mật tông, chủ yếu du
nhập vào dân tộc Tạng, Bạch, Nạp Tây ở Nhĩ Hải và khu vực Điền Tây Bắc; Thứ
ba, là thông qua các sách bằng tiếng Myanma (thường gọi là giáo lý Tiểu Thừa),
chủ yếu du nhập vào các dân tộc như Thái, Bố Lang, Đức Ngang…Thứ tư là thông
qua các văn bản bằng tiếng Tạng từ Thổ Phiên (Tạng truyền Phật giáo hay Lạt Ma
giáo), chủ yếu du nhập vào các dân tộc như Tạng, Nạp Tây…sinh sống ở khu vực
Điền Tây Bắc. Phật giáo ở Vân Nam có nhiều nguồn gốc và chi phái nên nội dung
rất phong phú, mỗi phái có một đặc sắc riêng”.2

Như vậy, trong khoảng thời gian từ thế kỉ VII trở đi, Phật giáo đã không
ngừng được truyền bá vào Nam Chiếu, bao gồm cả Phật giáo Đại thừa và Phật giáo
Theravada. Lúc này, Phật giáo của nhà Đường cũng bắt đầu phát triển mạnh, nhất là
khi Huyền Trang thỉnh kinh Tây Trúc (Ấn Độ) trở về. Chính điều này sẽ khiến cho
các tộc người tại đây có điều kiện để tự do lựa chọn dòng Phật giáo phù hợp với đời
sống tâm linh của mình và người Thái cũng không nằm trong trào lưu đó.
1.1.1.2. Quá trình truyền bá Phật giáo vào khu vực miền Nam Thái Lan (Môn) và
ảnh hưởng tới người Thái
Trước khi người Thái xuất hiện và trở thành thành phần cư dân chính của lưu vực
sông Chaophraya, vùng đất này đã là nơi tụ cư của rất nhiều tộc người khác nhau như
người Môn, người Khmer, người Lavạ (một nhánh của người Môn tại Miến Điện).
Bản thân người Môn tại thung lũng sông Chaophraya đã xây dựng nên hai
vương quốc là Dvaravati vào thế kỉ VII và Haripunjaya vào thế kỉ VIII, trong đó lớn
mạnh nhất là vương quốc Dvaravati.
David K. Wyatt cho rằng: cơ sở của một nền văn minh Phật giáo tại trung
tâm Đông Nam Á đã xuất hiện vào giữa thế kỉ VI đến thế kỉ IX ở miền Trung và
Đông Bắc Thái Lan gắn liền với người Môn gọi là Dvaravati.
2

Chiêm Toàn Hữu (2010), sdd, tr.263.

10


Dvaravati được coi là một trong những vương quốc có công rất lớn trong
việc truyền bá văn hóa Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á trong các thế kỉ VII, VIII.
Vương quốc này không chỉ coi Phật giáo là quốc giáo mà còn góp phần tạo điều
kiện cho tôn giáo này phát triển và ảnh hưởng tới các quốc gia láng giềng trong khu
vực thông qua hoạt động trao đổi và giao thương. Vì đóng vai trò là nơi truyền bá
văn hóa Phật giáo vào khu vực Đông Nam Á lục địa tiếp sau Phù Nam, Dvaravati đã

để lại một di sản to lớn các kinh sách Phật giáo và các tác phẩm nghệ thuật độc đáo
tạo nên một phong cách gọi là phong cách Dvaravati. Tại các di chỉ ở Pra Pathom,
Pong Tuk (Ratburi)...các nhà khảo cổ học đã tìm thấy bánh xe pháp luân với hình
tượng con nai, dấu chân Phật, tượng Phật ngồi trên tòa sen, tượng Phật bằng đồng, đá
xanh... cho thấy một nền văn hóa Phật giáo phát triển, nhất là Phật giáo Theravada.
Thông qua người Môn, cách xây dựng chính quyền và lấy các biểu tượng của vương
quyền Ấn Độ, tôn thờ thần Vishnu, Phật giáo, sử dụng chữ Phạn và chữ Pali đã được
truyền tới những người Miến láng giềng, người anh em Khmer nằm về phía Đông
thung lũng Chaophraya. Và cuối cùng là truyền đến dân tộc Thái đến sau.
Như vậy, trước khi người Thái di cư đến khu vực thung lũng sông
Chaophraya, trên đất Thái đã có những cơ sở nhất định cho Phật giáo Theravada du
nhập và phát triển, đặc biệt là trong các vương quốc của người Môn và có lẽ nó sẽ
có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tiếp nhận Phật giáo của người Thái vào giai đoạn
sau này.
Các thủ lĩnh Thái để mở rộng ảnh hưởng và quyền lực của mình, họ đã cung
cấp cho đế quốc một nguồn nhân lực dồi dào để đổi lấy một địa vị trong xã hội hay
một vị trí trong hoàng gia. Họ có thể còn kết hôn với các công chúa trong hoàng
tộc3...Tuy nhiên, họ vẫn giữ lại bản sắc riêng của dân tộc mình, nhất là ngôn ngữ và
một tổ chức xã hội riêng biệt với một truyền thống tôn giáo khác biệt với người
Khmer là Saman giáo và Phật giáo Theravada.
Chính vì thế, người Thái không chỉ tiếp thu những phong tục, tập quán, tôn
giáo của người Môn, người Khmer mà còn từng bước thâm nhập vào đời sống chính
3

V. Kronev, (1971), Văn học Thái Lan sơ khảo, (Bản dịch của Lan Hương - lưu tại Thư viện Viện Thông Tin
Khoa học xã hội), Hà Nội, tr.10.

11



trị khu vực thông qua cả chiến tranh và giao lưu văn hóa. Trên cơ sở đó, cộng với sự
nhạy bén của mình, họ đã tiếp thu có chọn lọc thành tựu của các tộc người đến
trước, đồng thời dần dần xâm nhập, đồng hóa và vươn lên trở thành dân tộc chủ thể,
khiến những cư dân đến trước lại tiếp nhận và chịu ảnh hưởng nền văn hóa của
chính dân tộc mình. Đây chính là khởi đầu cho một giai đoạn lịch sử mà người Thái
xuất hiện và đóng một vai trò quan trọng tại khu vực Đông Nam Á lục địa.
2.2.2. Cơ sở chủ quan
2.2.2.1. Sự phát triển tín ngưỡng truyền thống của người Thái
Người Thái khi còn ở Nam Chiếu đã tin vào sự tồn tại của các loại quỷ thần.
Các loại thần thánh ma quỷ được chia thành nhiều nhóm khác nhau như các vị thần
linh tối cao; các vị thần liên quan đến hoạt động sản xuất như thần Đất, thần Nước,
thần Núi, thần Cây, thần Lúa... Tín ngưỡng này xuất phát từ đời sống kinh tế của người
Thái chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, gắn bó chặt chẽ với điều kiện tự nhiên. Các dân
tộc ở Nam Chiếu trong đó có người Thái đều tin rằng: mọi vật xung quanh như núi,
rừng, sông, suối, cây cỏ, thú vật... đều có thần linh cai quản. Do đó, bản thân họ đã tin
và tôn thờ các vị thần linh ấy, đặc biệt là nữ thần Lúa. Nữ thần Lúa là nữ thần liên quan
đến kinh tế nông nghiệp và rất được người Thái tôn sùng giống như các cư dân nông
nghiệp trên thế giới.
Hồn lúa với người Thái có một ý nghĩa vô cùng quan trọng vì họ quan niệm
rằng: nếu gặt hết lúa về rồi mà không mời hồn lúa về thì năm sau mùa màng sẽ thất bát
và cuộc sống của con người sẽ gặp khó khăn, trở ngại. Vì thế, sau khi gặt lúa về, người
Thái thường tiến hành nghi thức “khoẳn khao” để gọi hồn lúa về nhà cùng với người
nông dân, mong sao hồn lúa sẽ phù hộ cho gia đình, làng bản một cuộc sống ấm no,
đầy đủ. Bên cạnh đó, còn có các nghi thức cầu mùa, lễ hội pháo thăng thiên “Bun bang
phay”... liên quan đến kinh tế nông nghiệp của người Thái.
Cũng xuất phát từ ý niệm về thần linh, ma quỷ, người Thái đã bắt đầu có ý niệm
về sự tồn tại của hai thế giới. Theo người Thái, đất này vốn được chia làm hai mường:
mường người (mường côn) và mường ma (mường phi) trong đó mường phi có ảnh

12



hưởng rất lớn đến tín ngưỡng của người Thái, nhất là quan niệm về linh hồn (khuẳn).4
Trong quan niệm của người Thái không chỉ có con người mới có khuẳn mà các loài
động vật, cây cối và các đồ vật có ích cho cuộc sống của con người cũng có cái khuẳn
của mình như cây cột cái (xàu hẹ) trong ngôi nhà sàn, ruộng lúa hoặc thóc lúa, làng
bản, ruộng vườn, cây cối…
Chính niềm tin sâu sắc vào sự tồn tại của linh hồn đã dẫn đến sự ra đời của
nhiều nghi lễ liên quan đến linh hồn của người Thái, có ý nghĩa rất lớn đối với vận
mệnh của từng cá nhân và của cả cộng đồng như xên bản, xên mường (cúng bản, cúng
mường), lễ “thăm khuẳn”... Theo Phya Anuman Rajadhon, người Thái có 32 khuẳn và
sau khi chết, các hồn (khuẳn) biến thành “phi” (ma). “Phi” có thể đem đến tai họa hoặc
phù hộ, trợ giúp cho con người. Trong đó, “hồn chủ áo” trên đỉnh đầu của mỗi người là
quan trọng nhất nên người Thái, người Lào và người Shan kiêng để người khác sờ vào
đầu mình. Cái khuẳn đều ra đi từ đỉnh đầu dù nó không được miêu tả rõ ràng như vậy.
“Một người Thái không chịu cho bất kì ai sờ lên đầu mình. Càng khốn khổ hơn nếu
người ta lại vỗ lên đầu với bàn tay trái, vì đấy là bàn tay bẩn, nhất là của người phụ nữ.
Không một người đàn ông nào chịu đi qua nơi treo quần áo và để cho váy người phụ
nữ chạm lên đầu mình”.5
Quan niệm này là cơ sở ra đời của tín ngưỡng thờ cúng người chết mà trước hết
là thờ cúng ông bà tổ tiên của gia đình, dòng họ. Vì thế, trong mỗi gia đình người Thái
luôn có một nơi dành để thờ cúng những người đã khuất trong gia đình vào một ngày
giỗ chung của dòng họ theo lịch Thái. Người Thái ở Ayutthaya, ngoài bàn thờ vua bên
cạnh bàn thờ Phật còn có một bàn thờ “phi” để ở một góc nhà. Ngoài ra, mỗi gia đình
người Thái đều có một miếu thờ “thần thổ địa”đặt trên một cái cọc chôn ở cạnh nhà.
Hàng ngày, chủ nhà ra đó và cầu khấn “thần thổ địa” để thần phù hộ cho cuộc sống của
gia đình mình.

4


Phya Anuman Rajadhon (1988), Văn hóa dân gian Thái Lan, (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á), Nhà xuất
bản Văn hóa, Hà Nội, tr.216.
5
Phya Anuman Rajadhon (1988), Văn hóa dân gian Thái Lan, (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á), Nhà xuất
bản Văn hóa, Hà Nội, tr.218.

13


Quan niệm này đã dẫn tới sự xuất hiện một lớp người trung gian là các thầy
cúng, “thầy phù thủy” chuyên làm nghề bói toán cũng như gọi hồn, là những người có
thể “sử dụng các thủ pháp của “phi” để đuổi “phi”, đánh “phi” hay giết chết “phi”.6
Các “thầy phù thủy” là những người có một vai trò rất lớn trong đời sống của cư dân
Thái trước khi họ tiếp xúc với Phật giáo và Ấn Độ giáo. Đây là hình thức tôn giáo sơ
khai rất phù hợp với đời sống kinh tế nông nghiệp cũng như đời sống chính trị phân tán
của các thị tộc bộ lạc. Người đứng đầu các bộ lạc của người Thái đồng thời là sẽ là
người đứng đầu về tôn giáo, có quyền chi phối rất lớn đến đời sống vật chất và tinh
thần của cư dân. Như vậy, vật linh luận, với việc thờ cúng tổ tiên, là tín ngưỡng nguyên
thủy của người Thái cũng như của các láng giềng của họ, và tín ngưỡng này tạo thành
lớp thứ nhất của tôn giáo Thái. Sau khi Nam Chiếu thống nhất Vân Nam, bên cạnh các
tín ngưỡng bản địa, nhà nước Nam Chiếu đã tiếp thu Phật giáo và coi nó là hệ tư tưởng
chính của nhà nước. Vì vậy, chắc chắn rằng một bộ phận người Thái tại Nam Chiếu đã
tiếp xúc với Phật giáo ở một mức độ nhất định mà ở đây là Phật giáo Theravada.
Đến khi người Thái di cư xuống phía Nam, trên con đường di cư ấy, nhiều dấu
vết của tín ngưỡng nguyên thủy vẫn được người Thái bảo lưu như việc chôn xác người
chết trong các ngôi nhà sàn có những đống đá và cành cây, xác gia súc chất cao ở
những nơi nổi bật cùng với những mảnh vải treo đầy màu sắc...Đến khi họ định cư tại
khu vực Mênam, người Thái đã tiếp xúc với những quốc gia Phật giáo lớn mạnh như
Dvaravati, Haripunjaya của người Môn, Angkor của người Khmer...7 Vì thế, bên cạnh
tín ngưỡng truyền thống, người Thái lại có cơ hội tiếp thu Phật giáo với những tiền đề

có sẵn từ nhà nước Nam Chiếu - Đại Lý và Dvaravati của người Môn. Không như
người Miến láng giềng, người Thái thừa hưởng một tỷ lệ to lớn Ấn Độ giáo thông qua
ảnh hưởng của người Khmer vốn ngày trước là một dân tộc Ấn hóa rất cao. Dù tiếp
nhận việc thờ cúng và tín ngưỡng gì thì người Thái cũng đã biến đổi chúng cho phù
hợp với tâm tính và môi trường của họ. Khi tiếp nhận Phật giáo, họ đã thay đổi lớn lao

6

Cầm Trọng (1977), Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.401.
V. Kronev, (1971), Văn học Thái Lan sơ khảo, (Bản dịch của Lan Hương - lưu tại Thư viện Viện Thông Tin
Khoa học xã hội), Hà Nội.
7

14


tín ngưỡng vật linh cơ bản của họ theo nếp Phật giáo. Cũng như vậy, khi khoác lấy Ấn
Độ giáo, họ làm cho nó thích ứng thành một phần phụ cho Phật giáo.8
Mặc dù vương quốc thống nhất đầu tiên của người Thái được thành lập trên đất
Thái khá muộn (giữa thế kỉ XIII) nhưng Phật giáo đã có mặt tại đây từ rất sớm, từ thế
kỉ III trước công nguyên. Vì đây là mảnh đất sinh sống của nhiều tộc người khác nhau
nên việc tiếp nhận Phật giáo cũng tùy thuộc vào quá trình truyền bá và sự tiếp nhận của
các tộc người đó như Phật giáo Theravada của người Môn, Phật giáo Đại thừa của
Srivijaya rồi Khmer, Phật giáo Pagan của người Miến, Phật giáo Sri Lanka....Trong đó,
ba dòng Phật giáo đầu đã thịnh hành trên đất Thái từ những thế kỉ tiếp giáp công
nguyên. Đến thế kỉ XIII, dòng Phật giáo Sri Lanka bắt đầu xuất hiện và mau chóng
được các vị vua Sukhothai tiếp nhận như một hệ tư tưởng chủ đạo và được kế thừa qua
các triều đại Ayutthaya, Thonburi, triều đại Chakri cho đến tận ngày nay.
Như vậy, trước khi người Thái thành lập nên vương quốc thống nhất vào thế kỉ
XIII, trước khi họ trở thành dân tộc chủ thể ở Thái Lan, thì tại mảnh đất này, suốt hơn

mười thế kỉ, Phật giáo đã bén rễ và phát triển sâu rộng. Mặc dù những cư dân cổ theo
Phật giáo này không phải là người Thái, nhưng họ đã góp phần không nhỏ vào việc
truyền bá những tư tưởng Phật giáo cho người Thái - những chủ nhân đến sau của đất
nước Thái Lan.
Để có được một quốc giáo là Phật giáo Theravada như ngày nay, các vương
triều và nhân dân Thái Lan đã dày công chấn chỉnh, dung hòa, lưu giữ và thâu nạp
những nét tư tưởng, văn hóa truyền thống của mình tại các quốc gia cổ của các nhóm
người Thái, cả tinh hoa văn hóa dân tộc của người Môn, người Khmer, kể cả tín
ngưỡng Saman giáo…để hình thành nên dòng Phật giáo Theravada của riêng người
Thái; một dòng Phật giáo mà giáo lý căn bản của nó đã trở thành định hướng của mọi
chính sách đối nội, đối ngoại nhằm mưu cầu một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, thịnh
vượng cho đất nước Thái Lan trong các giai đoạn lịch sử sau này.

8

Phya Anuman Rajadhon (1988), Văn hóa dân gian Thái Lan, (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á), Nhà xuất
bản Văn hóa, Hà Nội, tr.16.

15


2.2.2.2. Nhu cầu tìm kiếm một công cụ thống trị về mặt tinh thần của giai cấp thống
trị Ayutthaya
Đối với một quốc gia, nhất là một quốc gia tập quyền luôn cần có một hệ tư
tưởng làm kim chỉ nam và phương châm cho mọi hành động của quốc gia đó. Với
Ayutthaya, điều này càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.
Thứ nhất, Ayutthaya là vương quốc được thành lập muộn tại lưu vực Mênam
trong khi đó tại đây, nhiều quốc gia lớn mạnh của người Môn, người Khmer đã hình
thành và qua giai đoạn phát triển cao như Dvaravati, Haripunjaya…hay như các quốc
gia mới của người Thái là Lanna, Sukhothai. Cũng như những cư dân Thái đồng tộc,

bản thân cư dân Thái tại Ayutthaya (vốn sinh sống tại khu vực Lopburi (Lavo) sau đó
di cư xuống phía Nam) đã có một đời sống tinh thần phong phú với các tín ngưỡng dân
gian, bản địa thờ cúng thần linh, ma quỷ. Tuy nhiên, hình thức tôn giáo này của người
Thái (Saman giáo) còn rất sơ khai, tản mát trong các mường Thái mà chưa thể trở
thành một hệ tôn giáo chủ đạo đủ mạnh để có thể thống nhất lãnh thổ, tộc người. Các
tín ngưỡng bản địa chỉ thích hợp với một xã hội phân tán chứ không thể trở thành tôn
giáo của một quốc gia độc lập. Trong khi đó, Phật giáo lại được truyền bá vào người
Thái và nhanh chóng được người Thái tìm tới và đón nhận vì Phật giáo có nhân sinh
quan, thế giới quan và một hệ thống giáo lý, kinh kệ đồ sộ phù hợp, nhất là với một
quốc gia non trẻ như Ayutthaya.
Thứ hai, vì là một quốc gia non trẻ, vừa hình thành, cần có một nền tảng tư
tưởng để thống nhất đất nước, thống nhất tộc người nên Phật giáo càng có cơ sở và
điều kiện để phát triển tại Ayutthaya cũng như nhận được sự quan tâm, nâng đỡ rất lớn
của các vị vua Ayutthaya và vương triều.
Như vậy, do nhu cầu thống nhất đất nước, do nhu cầu tìm kiếm một công cụ
thống trị về mặt tinh thần của giai cấp thống trị Ayutthaya mà Phật giáo, nhất là dòng
Phật giáo Theravada đã được các vị vua Ayutthaya tiếp thu, lựa chọn và trở thành tôn
giáo chủ đạo trên toàn vương quốc. Thêm vào đó, vào thờ điểm Ayutthaya lập quốc,
ngoài Phật giáo Theravada, chưa có một hệ ý thức nào tiến bộ hơn, phù hợp hơn nên

16


Phật giáo được lựa chọn là một tất yếu, phù hợp với đời sống tinh thần của nhân dân
cũng như có lợi cho giai cấp cầm quyền non trẻ.
Vương quốc Ayutthaya là một quốc gia theo thể chế nhà nước quân chủ phương
Đông. Để tuyệt đối hóa quyền lực của nhà vua, bên cạnh các yếu tố khác thì tôn giáo là
một trong những nhân tố để góp phần thần thánh hóa những uy quyền này. Vì thế, giới
cầm quyền đã tìm cách để lồng các khái niệm về sức mạnh siêu nhiên vào trong các
nghi lễ Phật giáo. Họ tạo mối liên tưởng giữa sức mạnh của các vị thần địa phương, các

tượng Phật Palladian, các dòng sông và ngọn núi thiêng, voi trắng, các xá lợi của Đức
Phật được cất giấu trong các tháp chedi. Tuy nhiên, sự liên tưởng này phải được sự
đồng tình của giới tăng lữ.9 Chính vì thế, Phật giáo trở thành công cụ không thể thiếu
cai trị về mặt tinh thần đối với quần chúng nhân dân cũng như là nhân tố để cố kết cộng
đồng và thống nhất tộc người.
2.2.2.3. Nhu cầu thống nhất tộc người và thống nhất lãnh thổ của giai cấp thống trị
Ayutthaya
Người Thái khi còn sinh sống tại Nam Chiếu đã có một đời sống tinh thần khá
phong phú, vừa duy trì tín ngưỡng vật linh, vừa từng bước tiếp nhận Phật giáo trong
đời sống tôn giáo của mình. Và rồi trên bước đường Nam tiến đầy chông gai và gian
khổ đó, chính những tôn giáo này đã là một trong những yếu tố không thể thiếu giúp
cho người Thái luôn vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Khi tới vùng đất
mới, nhất là tới lưu vực Mênam, những tín ngưỡng mà họ mang theo lại có thêm điều
kiện và cơ hội để ươm mầm và tiếp tục phát triển khi họ hình thành nên các mường
Thái độc lập, bán độc lập hoặc cộng cư với các vương quốc của người Môn là
Dvaravati và Haripunjaya. Tuy sống tản mát, không thống nhất nhưng họ đều có một
điểm chung là cư dân đều tin theo đạo Phật (một phần từ nhà nước Nam chiếu, một
phần từ quá trình cộng cư với cư dân bản địa).
Bản thân Phật giáo là một tôn giáo hướng thiện, chứa đựng trong mình những
yếu tố liên kết, cố kết các thành phần dân cư, không kể sang, hèn, tôn giáo, đẳng
cấp…chỉ cần tâm hướng Phật đều có thể tin và theo đạo Phật. Không những thế, Phật
9

Chris Baker & Pasuk Phongpaichit, Lịch sử Thái Lan (bản dịch từ tiếng Anh của Võ Thị Thu Nguyệt, Thư
viện Viện Nghiên cứu Đông Nam Á), tr.28.

17


giáo còn là một tôn giáo hài hòa, chủ trương giải phóng con người, giải phóng chúng

sing khỏi khổ đau của đời người nên rất phù hợp với tâm tư, tình cảm của cư dân Đông
Nam Á - vốn là những cư dân hiền lành, chịu thương chịu khó.
Khi người Thái đến lưu vực Mênam, chính Phật giáo chứ không phải một nhân
tố nào khác, kết hợp với tín ngưỡng bản địa của người Thái để tạo nên các lớp tín
ngưỡng trong đời sống tinh thần của cư dân Thái. Có hai tầng tín ngưỡng trong nhân
dân Thái. Tầng thứ nhất là vật linh luận, không khác gì với các dân tộc khác trong buổi
nguyên thủy. Sau đó đến Phật giáo với những yếu tố Bàlamôn giáo và Ấn Độ giáo.
Trong Phật giáo dân gian Thái, cả hai lớp tín ngưỡng và quan niệm này đã hòa trộn lẫn
vào nhau trong quần chúng nhân dân.10
Chính vì vậy, các vị vua Ayutthaya đều nhận thấy rằng, chính Phật giáo chứ
không phải là một yếu tố nào khác sẽ là tôn giáo có khả năng to lớn trong việc cố kết
cộng đồng dân tộc, thống nhất người Thái thành một dân tộc lớn mạnh. Phật giáo sẽ trở
thành nền tảng tư tưởng, đạo đức của dân tộc mình, cho lối sống và tính cách của người
Thái chứ không phải là một hệ tư tưởng hay một tôn giáo nào khác. Dù là người Thái
miền Bắc hay miền Trung, Thái Yai hay Thái Nọi…thì họ đều coi hai lớp tín ngưỡng
này là sự tiếp nối không thể tách rời.
Giai cấp thống trị Ayutthaya đã nhận thấy được yếu tố liên kết của Phật giáo và
đã lợi dụng sự liên kết này để thống nhất tộc người, thống nhất lãnh thổ, đưa Phật giáo
trở thành hệ tư tưởng và sức mạnh tinh thần của toàn thể nhân dân và dân tộc Thái.
Xuất phát từ những cơ sở khách quan và nhu cầu chủ quan của người Thái, Phật
giáo đã đáp ứng được tất cả những nhu cầu đó để trở thành lựa chọn duy nhất và sáng
giá cho các vị vua Ayutthaya cũng như dân tộc Thái, được người dân Thái đón nhận
một cách nhiệt thành và trở thành khuôn mẫu về đạo đức để người dân Thái tự soi
mình và sống sao cho đúng với những điều răn dạy của đức Phật.

10

Phya Anuman Rajadhon (1988), Văn hóa dân gian Thái Lan, (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á), Nhà xuất
bản Văn hóa, Hà Nội, tr.50.


18


1.2. Sự phát triển của Phật giáo ở Xiêm (1350-1767)
1.2.1. Phật giáo ở Ayutthaya từ năm 1350 đến năm 1569
Năm 1350, sau khi kinh thành Ayutthaya được xây dựng, Phra U Thong đã lên
ngôi, lấy hiệu là Ramathibodi I (1350 - 1369). Ramathibodi I là một nhà chính trị lớn.
Sau khi lên ngôi, ông đã tiếp thu luật pháp của vương quốc Sukhothai và cả những luật
lệ của người Khmer cũng như những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ để xây dựng nên
một hệ thống luật pháp mới, công chính, nghiêm minh, phù hợp với xã hội Ayutthaya
lúc bấy giờ. Ramathibodi I đã cho xây dựng một bộ luật dựa trên một bộ luật cổ của Ấn
Độ giáo là Dhasmashastra cộng với luật tục Thái để thiết lập nên pháp chế của hoàng gia,
đồng thời cũng tạo cho Phật giáo một sức mạnh của “thần linh” để cai trị dân chúng. Cộng
thêm các quy định hoàng gia, bộ luật này về cơ bản được sử dụng cho đến tận thế kỉ XIX.
Bên cạnh đó, Ramathibodi I còn được coi là một tín đồ cuồng nhiệt của Phật
giáo Lankavamsa, mặc dù trong giai đoạn đầu của lịch sử Ayutthaya, những ghi chép
về Phật giáo không nhiều.
Không giống như Phật giáo Đại thừa, không cần công nhận đệ tử xuất gia, chỉ
cần tâm hướng Phật là đã có thể tham gia vào việc thờ phụng đức Phật (nghĩa là mở
rộng đối tượng theo đạo). Ngược lại, Phật giáo Theravada rất đề cao vai trò của
người xuất gia, đồng thời có những quy định khắt khe với tăng sư theo đạo. Vì phải
xuất gia, quy y nơi cửa Phật mới được công nhận là tín đồ Phật giáo nên tu viện,
đền tháp cũng được chú trọng và xây dựng nhiều hơn để đảm bảo nơi sinh hoạt cho
giới sư tăng. Số lượng chùa chiền càng nhiều chứng tỏ số lượng sư tăng xuất gia
càng lớn. Đây cũng có thể là một trong những tiêu chí lớn để cho thấy sự phát triển
của Phật giáo Theravada tại Ayutthaya nói riêng và các nước theo dòng Phật giáo
này nói chung.
Biểu hiện sự phát triển của Phật giáo trong giai đoạn đầu (1350 - 1569) chính
là việc nhà vua và các quan lại, triều thần, quý tộc ủng hộ và đóng góp nhiều tiền
của để xây dựng chùa chiền, đền tháp trong kinh thành và các vùng phụ cận.

Ngay khi lên ngôi, năm 1353, vua Ramathibodi I đã cho xây dựng ba ngôi
wat được cho là quan trọng nhất trong toàn bộ vương quốc mà phế tích còn tồn tại

19


×