Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

CÁC BÀI VĂN THUYẾT MINH ĐẦU NĂM 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.11 KB, 4 trang )

Trâu
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.”
Không biết từ bao giờ mà người nông dân đã quí và gọi loài trâu một cách tha thiết, trìu mến đến
như thế. Hình ảnh của những chú trâu đã trở nên quen thuộc với xóm làng, quê hương người Việt từ
bao đời nay.
Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu rừng là tổ tiên
của các loài trâu nhà, sinh ở vùng Đông Nam Á nhiệt đới gió mùa thấp ẩm, hiện còn tồn tại ở miền
Trung nước ta. Khoảng 5- 6 ngàn năm trước, trâu đã thuần hóa cùng với sự ra đời nền văn minh lúa
nước. Người Việt cổ đã biết săn bắt trâu, thần hóa chúng để giúp con người trong việc cày cấy.
Trâu là động vật thuộc lớp thú, màu da thường là màu đen với lớp lông mao bao phủ toàn thân. Da
trâu rất dày, có lông tơ như chiếc áo choàng. Thấp thoáng trong bộ áo đẹp đẽ là một làn da căng
bóng mỡ. Trâu có một cái đuôi dài, thường xuyên phe phẩy như cái quạt của con người để đuổi ruồi
và muỗi. Hai tai dài cũng trợ giúp cho cái đuôi rất nhiều. Tai trâu khá thính, nó giúp trâu nghe
ngóng được những tiếng động xung quanh. Người nông dân có thể nhận biết sự lành, dữ ở loài trâu
một phần nhờ đôi sừng trên đầu. Trâu có đôi sừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu làm dáng
và tự vệ chống lại kẻ thù. Trâu có một đặc điểm rất nổi bật là không có hàm răng trên, có thể vì vậy
mà trâu phải nhai lại thức ăn. Không như các động vật khác, trâu có một kiểu ngủ rất đặc biệt.Hai
chân trước của trâu gập vào trong, đầu ghé lên đó để ngủ.
Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con. Trâu nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến
vũ. Trâu con gọi là nghé, nghé sơ sinh nặng khoảng 22-25kg. Khi mới sinh ra khoảng vài giờ đến
một ngày, nghé có thể đứng thẳng, vài hôm sau có thể mở mắt, đi lại theo mẹ.Nghé lớn rất nhanh,
nghé chưa có sừng, lớn lên sừng mới nhú dần ra nhưng các bộ phận bên ngoài chắc khác gì mẹ
trâu.
Trâu là một động vật rất có ích, là người bạn của nông dân,”Con trâu đi trước, cái cày đi sau”.
Ngày xưa không có máy cày, trâu phải làm việc nặng nhọc, Trên con đường làng sáng tinh mơ hay
giữa trưa hè nắng lửa, trâu vẫn cần cù nhẫn nại, mải miết làm việc cùng với người nông dân làm ra
hạt lúa, hạt gạo. Trâu không chỉ kéo cày giúp con người trồng lúa, trồng hoa màu, mà còn là gia sản
của người nông dân.Chẳng phải các cụ ta đã nói : “Con trâu là đầu cơ nghiệp” đó sao? Thật vậy,
trâu có tầm quan trọng không nhỏ trong đời sống người nông dân. Điều đó cũng đã đi vào văn học
dân gian với những câu ca dao quen thuộc:


“Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy thật là khó thay”.
Đến mỗi làng quê Việt, bạn cũng có thể được thưởng thức món thịt trâu xào sả ớt hay nấu với lá
lốt, lá trưng. Thịt trâu có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Đặc sản đấy! Trâu
cũng có thể cung cấp sữa cho con người. Mỗi con trâu có thể cho 400 – 500 lít sữa trong một chu kì
vắt. Da trâu tuy không tham gia vào việc làm ra những sản phẩm độc đáo như giày dép, túi xách
như một số loài da khác vì đặc điểm da trâu cứng nhưng có thể làm mặt trống. Những chiếc trống


gắn bó thân thiết với học sinh, với nhà trường và các lễ hội. Sừng trâu cũng có thể làm tù và, đồ thủ
công mĩ nghệ. Phân trâu là phân bón rất tốt cho cây trồng.
Không chỉ gắn bó với người nông dân, trâu còn góp phần tạo nên những kỉ niệm đẹp tuổi thơ ở
khắp mọi vùng quê đất Việt. Trâu là người bạn thân thiết với trẻ em nông thôn một buổi đi học, một
buổi đi chăn trâu. Nhà thơ Giang Nam trong bài “Quê hương” đã là người trong cuộc để nói với lũ
trẻ chăn trâu:
Thưở còn thơ ngày hai buổi đến trường,
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ.
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.”
Trong lúc các chú trâu thong thả gặm cỏ hay đầm mình trong dòng mương mát rượi, thì lũ trẻ bày
trò chơi trận giả. Cũng có lúc ta gặp cảnh thật yên bình, yên ả: các cậu bé, cô bé chăn trâu nằm nghỉ
ngơi trên lưng trâu ngắm cảnh diều sáo vi vu trên bầu trời. Hình ảnh tuyệt vời của trẻ thơ chăn trâu
được các nghệ nhân đưa vào tranh Đông Hồ.Nhìn tranh, ta lại nhớ câu thơ của nhà vua Trần Nhân
Tông trong “Thiên trường vãn vọng”: “Mục đồng sáo vẳng, trâu về hết”. Và cũng có thể, trên cánh
đồng lúa, ta còn bắt gặp những em bé nông thôn vừa chăn trâu, vừa học bài.Thời thơ ấu ở làng quê
thật đẹp biết bao!
Ngày nay, khi nông thôn đổi mới, máy móc nhiều cũng là lúc trâu được nghỉ ngơi . Còn nhớ những
ngày người nông dân phải kéo cày thay trâu thì mới thấy cái giá trị khi có trâu. Trâu đã là biểu
tượng của SEA Games 22 Đông Nam Á tổ chức tại Việt Nam . Biểu tượng “trâu vàng” mặc quần
áo cầu thủ đón các vận động viên là sự tôn vinh trâu Việt Nam, tôn vinh người nông dân lao

động.Trâu còn là một vật linh thiêng vì nó là một trong mười hai con giáp.Cứ mỗi năm vào mùa hè
ở Đồ Sơn lại tổ chức hội chọi trâu để tìm con trâu khỏe nhất. Và trong chúng ta rất ít người biết về
sự tích sông Kim Ngưu. Biết bao câu chuyện thú vị và ý nghĩa của người Việt Nam gắn với trâu.
Biết bao thế kỉ đã trôi qua, có lẽ từ khi nền văn minh lúa nước của người Việt khởi nguồn thì loài
trâu cũng đã trở thành báu vật của người nông dân. Trên nền bức tranh thiên nhiên của làng quê
Việt, bên những cánh đồng xanh tốt, thẳng cánh cò bay, dưới lũy tre làng luôn có hình ảnh quen
thuộc của con trâu hiện diện. Chúng ta chăm sóc và bảo vệ trâu chính là ta đã giữ gìn một biểu
tượng văn hóa truyền thống của người Việt.
Bút chì
Trong suốt quãng thời gian cắp sách, mỗi học sinh chúng ta đều tung tăng đến trường với những
người bạn vô cùng quen thuộc và thân thiết: Hộp bút, thước kẻ, bút bi…. Trong số những dụng cụ
học tập đầy hữu ích đó, người học sinh không thể không nhớ đến những chiếc bút chì đáng yêu,
xinh đẹp ngày ngày vẫn cùng chúng ta đến trường, đến lớp để bay trong biển trời tri thức bao la.
Tôi cứ luôn nghĩ rằng bút chì mới được người ta phát minh ra cách đây không lâu, nhưng đến khi
tìm hiểu thật kĩ lưỡng cho bài viết văn trên lớp, tôi mới “sáng mắt ra”…


Thời cổ La Mã, các học giả tôn giáo chuyên nghiệp viết trên giấy papyrus với một thanh kim loại
có tên là stylus. Sau đó những cây stylus được làm bằng chì. Ngày nay ta gọi là bút "chì" cũng từ
cây stylus bằng chì này. Vào năm 1564, tại Borrowdale, Anh quốc có một người tình cờ thấy ở rễ
một cây bị nằm tróc gốc có than graphite. Sau khi khai thác mỏ than chì này, việc dùng graphite
(than chì) được phổ biến sâu rộng. Graphite để lại dấu đậm hơn nhưng quá mềm và dễ gãy nên nó
cần phải có vật để giữ. Đầu tiên những cây graphite được bao bằng dây. Sau đó graphite được đút
trong thanh gỗ và khi dùng thì đẩy thanh graphite ra bằng tay. Bút chì được ra đời.
Có hai loại bút chì: Bút chì thường màu đen và bút chì màu có nhiều màu sắc. Bút chì đen thường
được sử dụng để viết nháp hoặc tập viết còn bút chì màu được dùng trong hội họa, tô màu là chủ
yếu.
Ruột bút chì (loại thường) trong sản xuất công nghiệp thường được tạo ra bằng hỗn hợp than chì và
đất sét mịn trộn với nước để tạo các sợi ruột chì dài. Các sợi ruột chì này được nhúng vào dầu hoặc
sáp và đổ vào nửa phần vỏ bút có tạo rãnh. Sau đó, nửa phần vỏ bút còn lại được gắn lên trên và ép

lại. Sau đó, cây chì dài này được sơn lại và cắt ra thành từng đoạn bút chì để bán.
Độ cứng của bút chì tại Việt Nam sử dụng theo hệ thống phân loại độ cứng bút chì Châu Âu hiện
đại, trải từ 9H (cứng và nhạt nhất) đến 9B (mềm và đậm nhất). Tuy thang phân loại khá dài nhưng
người ta chỉ thường dùng loại từ 2H đến 5B mà thôi.
Năm 1945, nhà sản xuất loại bút chì bấm Eversharp đã hợp tác với Eberhard-Faber đăng ký kiểu
dáng công nghiệp để bán ở thị trường Hoa Kỳ. Vào khoảng thời gian này, một nhà kinh doanh
người Hoa Kỳ cũng thấy một chiếc bút chì Bíró được trưng bày tại Buenos Aires. Ông mua vài mẫu
bút rồi quay về Hoa Kỳ, thành lập Công ty Reynolds International Pen để sản xuất bút với nhãn
hiệu là Reynolds Rocket. Cuối năm 1945, công ty này chiếm lĩnh thị trường của Eversharp. Ngày
29 tháng 10, 1945, chiếc bút đầu tiên được bán tại khu trưng bày Gimbel, New York với giá mỗi
chiếc là 12,50 Đôla Mỹ (bằng khoảng 130 Đôla Mỹ ngày nay). Đây là loại bút được biết đến rộng
khắp tại Hoa Kỳ cho đến cuối thập niên 1950.
Cùng với sách, vở… bút chì là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần
phải bảo quản bút cho tốt. Dùng xong cần phải cất cẩn thận vào hộp để tránh thất lạc. Đặc biệt là
đối với những chiếc bút chì bấm, ta cần hết sức lưu ý để ngòi không bị gãy, không bị ảnh hưởng
đến bộ phận quan trọng nhất của bút.
Thời gian cứ thế mà lặng lẽ trôi, không chờ ai một ai cả. Các cô cậu học trò đã lớn dần theo năm
tháng, chỉ còn mỗi bút chì là vẫn thế. Nó vẫn mải miết, vẫn miệt mài vẫn luôn đồng hành cùng các
tà áo trắng. Bút chì đối với mỗi chúng ta vẫn luôn là người bạn bé nhỏ, thân thiết, gắn bó, đáng yêu,
đáng quý. Không ai là không trải qua quãng đời học trờ mà không có cậu bút chì tung tăng, gần gũi
bên cạnh. Vì vậy, bút chì luôn luôn có trong kí ức và tâm hồn mỗi người mỗi khi nhắc đến thời hoa
nắng. Hãy luôn trân trọng và gìn giữ người bạn nhỏ đáng yêu của mỗi chúng ta, các bạn nhé.
Chuối
Đất nước Việt Nam ta được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều loại trái cây thơm ngon. Mỗi loài
mang một hương vị khác nhau, một hình dáng khác nhau. Và có lẽ về sự dẻo thơm thì chuối là loại


quả thơm ngon nhất trong số tất cả các loại hoa quả. Ngoài ra, cây chuối còn rất nhiều tác dụng
trong đời sống Việt Nam.
Chuối được trồng rất nhiều ở nông thôn và rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ rất

nhanh tươi tốt; còn ở rừng, bên những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn, vô
tận. Chuối phát triển rất nhanh. Chuối có gốc tròn như đầu người, lớn dần theo thời gian, có rễ
chùm nằm dưới mặt đất. Thân chuối thuôn, thẳng, có màu xanh rì là do từng lớp lá mọc đè lên nhau
thành từng lớp, từng lớp, bao trùm cái ruột rỗng bên trong. Lá chuối mọc thành từng tàu, to bản.
Mỗi cây chuối đều cho một buồng chuối. Có buồng chuối trăm quả và nhiều hơn thế. Không thiếu
những buồng chuối dài từ ngọn cầy uốn trĩu xuống tận gốc cây. Chuối chặt theo nải. Quả chuối có
nhiều hình dạng tuỳ thuộc vào từng loại khác nhau. Ví dụ: chuối ta có dáng thuôn dài, vỏ xanh; còn
chuối tiêu quả căng tròn, vỏ mỏng, thịt dày, vỏ vàng. Ngoài ra còn có chuối hương, chuối ngự.
chuối sứ, chuối mường...
Trong đời sống vật chất của con người Việt Nam thì chuối là một loài cây hữu dụng từ thân đến
lá, từ gốc đến hoa, quả. Thân chuối rỗng nên người xưa hay dùng thay phao, ngoài ra còn làm thức
ăn cho gia súc. Lá chuối tươi rửa sạch dùng để gói xôi, bánh giầy, bánh cốm, bánh chưng... và một
trò chơi dân gian mà trẻ con hay chơi là cưỡi ngựa. Lá chuối khô cũng dùng để gói bánh gai hay
cuộn chặt thay nút chai khá tốt. Bắp chuối thì chẻ ngọn nhỏ làm nộm, tương tự với nõn chuối làm
rau sống hay ăn kèm với bún ốc, bún riêu. Trái chuối xanh hay được nấu cùng các thức ăn có vị
tanh như ốc, lươn,... vừa khử tanh lại vừa làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Trái chuối
chín là một thức quả được nhiều người ưa chuộng.
Cây chuối cho ta thật nhiều công dụng, không chỉ trong đời sống vật chất mà còn ở đời sống
tinh thần: cây chuối là biểu tượng cho làng quê Việt Nam. Nải chuối chín không thể thiếu
trong các mâm cúng trời, đất, tổ tiên. Cây chuối gắn liền với cuộc sống nông thôn, với đất nước,
dân tộc ta.
Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và đã dâng hiến tất cả cho con người Việt Nam, từ đời sống vật
chất cho tới đời sống tinh thần. Cây chuối là niềm tự hào không chỉ của thiên nhiên, của đất mẹ mà
còn của nông dân Việt Nam; cây chuối sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người.



×