Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài thu hoạch công tác dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.63 KB, 13 trang )

Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
Sinh viên kiến tập:

Đỗ Vũ Thùy Trâm.

Lớp: 14SHH.

Ngành đào tạo:

Sư phạm Hóa học.

Tổ kiến tập số: 03.

Kiến tập tại trường:

THPT Nguyễn Thượng Hiền.

Nội dung báo cáo:

Báo cáo chung về công tác dạy học.

Ngày dự báo cáo:

09/10/2017.

Báo cáo viên: Thầy Phan Khôi- Hiệu trưởng nhà trường.
Thầy Đoàn Văn Viết Dũng- Phó hiệu trưởng nhà trường.
Thầy Vũ Văn Tuấn- Phó Hiệu trưởng nhà trường.

BÀI THU HOẠCH
TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC DẠY HỌC


A.NỘI DUNG THU HOẠCH
I.

NỘI DUNG THU HOẠCH ĐƯỢC SAU KHI NGHE BÁO CÁO CHUNG VỀ
CÔNG TÁC DẠY HỌC
1. Nhiệm vụ của công tác dạy học
1.1. Cơ sở xác định các nhiệm vụ dạy học
Muốn xác định chính xác nhiệm vụ của công tác dạy học thì người giáo viên
cần căn cứ vào mục tiêu đào tạo, sự tiến bộ khoa học và công nghệ, đặc điểm tâm –
sinh lý học sinh và quan trọng không kém đó là hoạt động dạy học của nhà trường.
1.2. Nhiệm vụ dạy học
Điều khiển, tổ chức học sinh nắm vững hệ thống tri thức phổ thông cơ bản, hiện đại,
phù hợp với thực tiễn của đất nước về tự nhiên, xã hội – nhân văn.
Phát triển trí tuệ, bồi đắp tâm hồn và nhân cách.
Đào tạo nhân lực, phát triển nhân tài, đáp ứng nhu cầu xã hội.
2. Các hoạt động cơ bản của quá trình dạy học
2.1. Lập kế hoạch dạy học
GSKT: Đỗ Vũ Thùy Trâm – Tổ 3

1


Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
Kế hoạch dạy học cần phải bám sát với từng bài học, thường xuyên có những bổ
sung, thay đổi phù hợp với trình độ học sinh. Khi lập kế hoạch dạy học, giáo viên cần
tính đến đặc điểm của học sinh để đề ra phương án xử lí sư phạm dự kiến vào kế
hoạch.
Để có một kế hoạch dạy học tốt cho một bài cũng như một chương, giáo viên cần
trả lời các câu hỏi sau:
Yêu cầu của bài về kiến thức, kỹ năng, thái độ là gì và làm thế nào để xác định yêu cầu

này?
Nội dung nào là cốt lõi, trọng tâm và bổ trợ?
Làm thế nào để tạo cơ hội mở rộng kiến thức?
Các hoạt động chính trong giờ học là gì và tại sao chọn những hoạt động này?
GV đóng vai trò gì trong các hoạt động đó?
Thời gian dành cho từng hoạt động?
Những phương tiện dạy học nào được sử dụng chủ yếu?
Những khó khăn có thể xuất hiện khi sử dụng các phương tiện này?
Những phương tiện này hỗ trợ cho người học đến mức nào và làm thế nào để chuẩn bị
tốt các phương tiện này?
Làm thế nào để đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh?
Làm thế nào để tạo ra môi trường học tập mới, năng động, sáng tạo?
Khi trả lời được các câu hỏi này thì giáo viên bắt đầu soạn giáo án.
2.2.Soạn giáo án lên lớp
2.2.1. Căn cứ khi soạn giáo án
- Phân phối chương chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng, sách giáo viên và tài liệu
tham khảo.
- Điều kiện cơ sở vật chất: lớp học, phòng máy, trang thiết bị dạy học.
- Đặc điểm nội dung bài học, tiết học.
- Trình độ tiếp thu của học sinh
2.2.2. Các bước cụ thể khi soạn giáo án
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
-

Sau khi kết thúc bài học, tiết học: học sinh đạt được điều gì về: kiến thức, kỹ năng, thái

-

độ.
Căn cứ vào chuẩn kiến thức để xác định các mức độ (biết, hiểu, vận dụng) cụ thể của

bài học (đặc biệt là chuẩn kiến thức, kỹ năng, SGK, SGV…).
Bước 2: Xác định phương pháp chủ đạo
- Định hướng phương pháp chính được áp dụng trong bài dạy.

GSKT: Đỗ Vũ Thùy Trâm – Tổ 3

2


Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
-

Ngoài phương pháp chính thì đối với từng hoạt động cụ thể của bài học chúng ta có
thể đưa ra các phương pháp khác cho phù hợp với đặc thù.
- Để xác định đúng phương pháp để áp dụng thì chúng ta cần phải căn cứ vào:
o Điều kiện cơ sở vật chất: lớp học, phòng máy, trang thiết bị dạy học.
o Đặc điểm nội dung bài học, tiết học.
o Trình độ tiếp thu của học sinh.
Bước 3: Chuẩn bị thiết bị dạy - học

-

Chuẩn bị cho giáo viên: Máy tính, máy in, máy chiếu, phần mềm, tranh ảnh, sơ đồ,
phiếu học tập,...
- Chuẩn bị cho học sinh: tài liệu, sưu tầm và nghiên cứu trước tài liệu, ...
Bước 4: Tiến trình Các hoạt động dạy học

-

Phân biệt được hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh trong từng hoạt


-

động một cách chi tiết cụ thể.
Không nên tạo ra nhiều hoạt động trong một tiết học, định hướng mục tiêu cho từng
hoạt động.
- Định hướng phân bổ thời lượng cho mỗi hoạt động hợp lý.
Bước 5: Tổng kết cuối bài: củng cố, giao nhiệm vụ, đánh giá, …

-

Đánh

Tóm tắt, nhấn mạnh các điểm chính của bài học.
Có thể dùng phiếu đánh giá cuối bài thay cho tổng kết.
Giao nhiệm vụ hoặc bài tập cho học sinh về nhà thực hiện.
Giới thiệu tài liệu hoặc các hình thức tham khảo cần thiết khác.
giá, nhận xét tiết học nhằm có được thông tin phản hồi để kịp thời điều chỉnh

phương pháp dạy.
2.2.3. Khung bài soạn
Tiết thứ:...................

Tên bài .............................................................

Ngày soạn:..............
A.Mục tiêu:
1. Kiến thức
2. Kỹ năng
3. Thái độ

B. Phương pháp:( nêu phương pháp chủ yếu)
C. Chuẩn bị của GV, HS (tài liệu, phương tiện, thiết bị... )
1. Chuẩn bị của GV:
2. Chuẩn bị của HS:
D. Tiến trình lên lớp:
GSKT: Đỗ Vũ Thùy Trâm – Tổ 3

3


Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
I. Ổn định. (thời lượng).
II. Kiểm tra bài cũ.(thời lượng,ghi nội dung câu hỏi kiểm tra, có thể lồng ghép
phần kiểm tra khi dạy bài mới hoặc bỏ qua)
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
2. Triển khai bài: Có thể trình bày theo cách sau:
Chia giáo án thành 2 cột
a.Hoạt động 1: Tên hoạt động 1 hoặc tiêu đề nội dung 1,thời lượng.
Hoạt động của GV
GV:(hướng dẫn học sinh
thực hiện những hoạt động
nào?Yêu cầu tốt nhất là tìm
ra được tình huống có vấn
đề trong từng hoạt động,
cách giải quyết vấn đề
bằng hệ thống câu hỏi, thí
nghiệm, thực hành.....)

Hoạt động của HS

- HS: (Thực hiện các hoạt
động và trả lời câu hỏi
theo yêu cầu của giáo viên.
Học sinh có thể đặt ra
những câu hỏi mới mà giáo
viên và hoc sinh cần giải
quyết... )
…………
- Tiểu kết hoạt động
b.Hoạt động 2: (tương tự)

Nội dung
I. Tên tiêu đề 1
1. Tên đề mục 1
…………….
(Các nội dung cần ghi)
………………

c.Hoạt động 3: ( tương tự )
IV. Củng cố: (thời lượng).
V. Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:(Đây là một phần quan trọng thể
hiện việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học
sinh trong khâu tự học, tự nghiên cứu để biến quá trình được đào tạo thành quá trình tự
đào tạo. Vì vậy, giáo viên cần ghi rõ những công việc cụ thể mà học sinh cần phải làm
ở nhà như: giải những bài tập nào, các cách giải những bài tập đó, đọc và tóm tắt nội
dung, tìm tư liệu, thực hành trên máy.....).
2.3. Lên lớp
Lên lớp là lúc giáo viên chính thức làm nhiệm vụ dạy học của mình do đó cũng
đòi hỏi tuân thủ nhiều yêu cầu hơn nữa.
Thời gian ngắn, dung lượng kiến thức nhiều nhưng yêu cầu giáo viên phải thực

hiện đúng tiến trình lên lớp. Khi lên lớp cần xác định rõ mục tiêu của mỗi tiết để từ đó
tập trung làm sáng tỏ, đặc biệt cần nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức ở những phần trọng
tâm.

GSKT: Đỗ Vũ Thùy Trâm – Tổ 3

4


Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
Điều quan trọng với giáo viên khi lên lớp là tuyệt đối phải dạy đúng, không
được sai về mặt kiến thức. Từ việc dạy đúng giáo viên cố gắng bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ để ngày càng dạy hay hơn.
Giáo viên khi lên lớp cần trang bị cho mình một phong thái tự tin, chủ động
trong dạy và quản lí lớp. Trang phục chuẩn mực theo quy định. Ngôn ngữ truyền đạt
đúng chuẩn, hay, khi giảng nên kết hợp ngữ điệu để bài giảng đạt hiện quả cao.
Trong quá trình lên lớp có thể xảy ra những tình huống sư phạm ngoài ý muốn
tuy nhiên giáo viên cần chủ động xử lí, khéo léo điều hòa mối quan hệ giữa giáo viên –
học sinh hoặc học sinh với nhau, tránh gây không khí nặng nề căng thẳng.
Điều quan trọng khi một giáo viên lên lớp đó là đạt được hiệu quả giờ dạy. Điều
này đòi hỏi sự tổng hợp của nhiều yếu tố mà giáo viên cần ý thức cố gắng không
ngừng.
2.4. Kiểm tra, đánh giá và xếp loại học sinh
Hiện nay, thông tư Số: 58/2011/TT-BGDĐT ban hành quy chế đánh giá, xếp loại
học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 26 tháng 01 năm 2012. Thông tư này thay thế Quyết định
số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh
trung học phổ thông và Thông tư số 51/2008/QĐ-BGDĐT ngày 15/9/2008 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá,

xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo
Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
 Các loại bài kiểm tra, số lần kiểm tra và cách cho điểm.
Điều 7. Hình thức kiểm tra, các loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra
1. Hình thức kiểm tra:
Kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi-đáp), kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.
2. Các loại bài kiểm tra:
a) Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: Kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết;
kiểm tra thực hành dưới 1 tiết.
b) Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực
hành từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk).
3. Hệ số điểm các loại bài kiểm tra:

GSKT: Đỗ Vũ Thùy Trâm – Tổ 3

5


Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
a) Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm: Điểm kiểm tra thường xuyên
tính hệ số 1, điểm kiểm tra viết và kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên tính hệ số 2,
điểm kiểm tra học kỳ tính hệ số 3.
b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Kết quả nhận xét của các bài
kiểm tra đều tính một lần khi xếp loại môn học sau mỗi học kỳ.
Điều 8. Số lần kiểm tra và cách cho điểm
1. Số lần KTđk được quy định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả kiểm tra các
loại chủ đề tự chọn.
2. Số lần KTtx: Trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần KTtx của từng
môn học bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn như sau:

a) Môn học có 1 tiết trở xuống/tuần: Ít nhất 2 lần;
b) Môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết/tuần: Ít nhất 3 lần;
c) Môn học có từ 3 tiết trở lên/tuần: Ít nhất 4 lần.
3. Số lần kiểm tra đối với môn chuyên: Ngoài số lần kiểm tra quy định tại
Khoản 1, Khoản 2 Điều này, Hiệu trưởng trường THPT chuyên có thể quy định thêm
một số bài kiểm tra đối với môn chuyên.
4. Điểm các bài KTtx theo hình thức tự luận là số nguyên, điểm KT tx theo hình
thức trắc nghiệm hoặc có phần trắc nghiệm và điểm KT tx là số nguyên hoặc số thập
phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
5. Những học sinh không có đủ số lần kiểm tra theo quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 điều này phải được kiểm tra bù. Bài kiểm tra bù phải có hình thức, mức độ
kiến thức, kỹ năng và thời lượng tương đương với bài kiểm tra bị thiếu. Học sinh
không dự kiểm tra bù sẽ bị điểm 0 (đối với những môn học đánh giá bằng cho điểm)
hoặc bị nhận xét mức CĐ (đối với những môn học đánh giá bằng nhận xét). Kiểm tra
bù được hoàn thành trong từng học kỳ hoặc cuối năm học.
Điều 9. Kiểm tra, cho điểm các môn học tự chọn và chủ đề tự chọn thuộc các
môn học
1. Môn học tự chọn:
Việc kiểm tra, cho điểm, tính điểm trung bình môn học và tham gia tính điểm trung bình
các môn học thực hiện như các môn học khác.
2. Chủ đề tự chọn thuộc các môn học:
Các loại chủ đề tự chọn của môn học nào thì kiểm tra, cho điểm và tham gia tính điểm
trung bình môn học đó.
GSKT: Đỗ Vũ Thùy Trâm – Tổ 3

6


Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
 Cách tính điểm trung bình môn học, trung bình môn cả năm, trung bình các môn

học kỳ, trung bình các môn cả năm.
Điều 10. Kết quả môn học của mỗi học kỳ, cả năm học
1. Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm:
a) Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTB mhk) là trung bình cộng của điểm các bài
KTtx, KTđk và KThk với các hệ số quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 7 Quy chế này:
ĐTBmhk =

TĐKTtx + 2 x TĐKTđk + 3 x ĐKThk
Số bài KTtx + 2 x Số bài KTđk + 3

- TĐKTtx: Tổng điểm của các bài KTtx
- TĐKTđk: Tổng điểm của các bài KTđk
- ĐKThk: Điểm bài KThk
b) Điểm trung bình môn cả năm (ĐTB mcn) là trung bình cộng của ĐTBmhkI với
ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkII tính hệ số 2:
ĐTBmcn =

ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII
3

c) ĐTBmhk và ĐTBmcn là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập
phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
2. Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét:
a) Xếp loại học kỳ:
- Đạt yêu cầu (Đ): Có đủ số lần kiểm tra theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3
Điều 8 và 2/3 số bài kiểm tra trở lên được đánh giá mức Đ, trong đó có bài kiểm tra
học kỳ.
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại.
b) Xếp loại cả năm:
- Đạt yêu cầu (Đ): Cả hai học kỳ xếp loại Đ hoặc học kỳ I xếp loại CĐ, học kỳ

II xếp loại Đ.
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Cả hai học kỳ xếp loại CĐ hoặc học kỳ I xếp loại Đ,
học kỳ II xếp loại CĐ.
c) Những học sinh có năng khiếu được giáo viên bộ môn ghi thêm nhận xét vào
học bạ.
3. Đối với các môn chỉ dạy trong một học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại
của học kỳ đó làm kết quả đánh giá, xếp loại cả năm học.
Điều 11. Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học
1. Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTB hk) là trung bình cộng của điểm trung
bình môn học kỳ của các môn học đánh giá bằng cho điểm.
GSKT: Đỗ Vũ Thùy Trâm – Tổ 3

7


Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
2. Điểm trung bình các môn cả năm học (ĐTB cn) là trung bình cộng của điểm
trung bình cả năm của các môn học đánh giá bằng cho điểm.
3. Điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm học là số nguyên hoặc số thập
phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
 Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại học sinh
Điều 13. Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học
1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1
trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của
trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1

trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của
trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1
trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của
trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
4. Loại yếu:
Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào điểm trung
bình dưới 2,0.
5. Loại kém: Các trường hợp còn lại.
6. Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức của từng loại quy định tại các Khoản 1, 2
điều này nhưng do kết quả của một môn học nào đó thấp hơn mức quy định cho loại
đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:
a) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn học
nào đó mà phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K.
b) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn học
nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.
c) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của một môn học
nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.
d) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của một môn học
nào đó mà phải xuống loại Kém thì được điều chỉnh xếp loại Y.
GSKT: Đỗ Vũ Thùy Trâm – Tổ 3

8



Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
Điều 14. Đánh giá học sinh khuyết tật
1. Đánh giá học sinh khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ
lực và sự tiến bộ của học sinh là chính.
2. Học sinh khuyết tật có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo
dục THCS, THPT được đánh giá, xếp loại theo các quy định như đối với học sinh bình
thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập.
3. Học sinh khuyết tật không đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương
trình giáo dục THCS, THPT được đánh giá dựa trên sự nỗ lực, tiến bộ của học sinh và
không xếp loại đối tượng này.
Điều 15. Lên lớp hoặc không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:
a) Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;
b) Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không
phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
2. Học sinh thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:
a) Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ
liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);
b) Học lực cả năm loại Kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;
c) Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học, môn đánh giá bằng điểm có
điểm trung bình dưới 5,0 hay môn đánh giá bằng nhận xét bị xếp loại CĐ, để xếp loại
lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình.
d) Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn
luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn bị xếp loại yếu về hạnh kiểm.
Điều 16. Kiểm tra lại các môn học
Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ trung bình trở lên nhưng học lực cả
năm học xếp loại yếu, được chọn một số môn học trong các môn học có điểm trung
bình cả năm học dưới 5,0 hoặc có kết quả xếp loại CĐ để kiểm tra lại. Kết quả kiểm
tra lại được lấy thay thế cho kết quả xếp loại cả năm học của môn học đó để tính lại
điểm trung bình các môn cả năm học và xếp loại lại về học lực; nếu đạt loại trung bình

thì được lên lớp.
Điều 17. Rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè
Học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả năm
học xếp loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, hình thức rèn
luyện do hiệu trưởng quy định. Nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè được thông báo
đến gia đình, chính quyền, đoàn thể xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nơi học
sinh cư trú. Cuối kỳ nghỉ hè, nếu được Uỷ ban nhân dân cấp xã công nhận đã hoàn
GSKT: Đỗ Vũ Thùy Trâm – Tổ 3

9


Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
thành nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị hiệu trưởng cho xếp loại lại về hạnh
kiểm; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.
Điều 18. Xét công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến
1. Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh
kiểm loại tốt và học lực loại giỏi.
2. Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt
hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên.
II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, HÀNH VI, NGÔN NGỮ ỨNG XỬ VÀ TRANG
PHỤC CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN TRỪƠNG TRUNG HỌC.
1. Nhiệm vụ của giáo viên bộ môn trường trung học
Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, soạn bài, dạy thực

-

hành thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá theo quy định, vào sổ điểm, ghi học bạ đầy
đủ, lên lớp đúng giờ, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà
-


trường tổ chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn.
Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương.
Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng

-

cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự
kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh,
thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các
-

quyền và lợi ích chính đáng của học sinh, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

-

trong dạy học và giáo dục học sinh.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Quyền hạn của giáo viên trường trung học
- Được nhà trường tạo điều kiện để giảng dạy và giáo dục học sinh.
- Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức
khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo.
- Được trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà trường.
- Được hưởng lương và phụ cấp (nếu có) khi được cử đi học để đào tạo nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành.


GSKT: Đỗ Vũ Thùy Trâm – Tổ 3

10


Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
- Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường và cơ sở giáo
dục khác nếu được sự đồng ý của Hiệu trưởng và thực hiện đầy đủ những
nhiệm vụ quy định.
- Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự.
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
3. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên
- Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải mẫu mực, có tác dụng giáo dục
đối với học sinh.
Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo

-

quy định của Chính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước.
- Các hành vi giáo viên không được làm(Điều 35 luật giáo dục 2009)
 Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh, đồng


nghiệp, người khác.
Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả

học tập, rèn luyện của học sinh.
 Xuyên tạc nội dung giáo dục.
 Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

 Hút thuốc, uống rượu, bia, nghe, trả lời bằng điện thoại di động khi đang
dạy học, khi đang tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường.
III.NHỮNG SUY NGHĨ VÀ KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU CỦA BẢN THÂN VỀ
CÔNG TÁC DẠY HỌC Ở PHỔ THÔNG.
Công tác dạy học là một việc không hề dễ dàng. Đặc biệt đối với bộ môn Hóa
đang đòi hỏi ngày càng cao thì yêu cầu đặt ra cho chúng em không chỉ là trau dồi kiến
thức, không ngừng học hỏi mà còn phải chú trọng tu dưỡng đạo đức, tác phong mẫu
mực, yêu thương, quan tâm giúp đỡ học sinh vượt khó trong học tập. Qua gần bốn năm
trau dồi kiến thức và không ngừng tìm hiểu về nó. Mặc dù đã được tích lũy lượng kiến
thức gần như đủ để bước vào nghề giáo nhưng với hai tuần kiến tập vừa rồi đã giúp em
học hỏi thêm rất nhiều điều mà bốn năm qua em không hề có được từ kiến thức sách
vở.
Qua buổi giao lưu cùng với thầy cô trong Ban Giám Hiệu nhà trường báo cáo
về yêu cầu của nhà trường đối với giáo sinh kiến tập và tình hình hoạt động của trường
gồm cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, tình hình thực tế và các hoạt động của nhà trường thì
bản thân là một giáo sinh kiến tập tại trường, em đã tiếp thu, hiểu biết thêm rất nhiều
GSKT: Đỗ Vũ Thùy Trâm – Tổ 3

11


Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
điều về trường THPT Nguyễn Thượng Hiền cũng như là hiểu thêm về trường THPT
với những điều lệ, quy chế.
Kiến tập là cơ hội để em học hỏi, làm quen với việc giảng dạy, từ đó em thấy
rằng để trở thành giáo viên thì điều kiện đầu tiên là kiến thức chuyên môn phải chắc và
vững vàng. Đây thực sự là một học phần bổ ích và cần thiết cho em, và giúp ích rất
nhiều cho đợt thực tập sắp tới.
Thời gian kiến tập sư phạm tại trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, chúng em
đã nhận được sự giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban giám hiệu nhà trường,

các thầy cô trong Hội đồng sư phạm, các em học sinh và đặc biệt là sự hướng dẫn chu
đáo, tận tình của cô Nguyễn Thị Hoài Nhân. Một lần nữa, em xin bày tỏ lòng tri ân đến
các thầy cô và các em học sinh. Những kiến thức học tập được trong quá trình kiến tập
sư phạm tại trường là “sàng khôn” qúy báu mà bản thân sẽ trân trọng để khởi đầu cho
sự nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn.

B.PHẦN CUỐI
I. Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ ĐÁNH GIÁ
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
II. ĐIỂM SỐ (thang điểm 10 với 1 số lẻ thập phân)
Bắng số: …………………………………………………………………….
Bằng chữ: ……………………………………………………………………
Cán bộ đánh giá
(Ký và ghi rõ họ tên)

GSKT: Đỗ Vũ Thùy Trâm – Tổ 3

12


Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền

GSKT: Đỗ Vũ Thùy Trâm – Tổ 3

13




×