Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án Hóa học 11 bài 18: Công nghiệp Silicat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.32 KB, 2 trang )

GIÁO ÁN HÓA HỌC 11

BÀI 18: CÔNG NGHIỆP SILICAT
I. Chuẩn kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức:
Biết được: Công nghiệp silicat: Thành phần hoá học, tính chất, quy trình sản xuất và biện pháp kĩ
thuật trong sản xuất gốm, thuỷ tinh, xi măng.
2. Kĩ năng:
- Bảo quản, sử dụng được hợp lí, an toàn, hiệu quả vật liệu thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng.
- Tính % khối lượng SiO2 trong hỗn hợp.
3. Thái độ: Biết làm việc hợp tác với những học sinh khác để xây dụng kiến thức mới về hợp chất của
cacbon.
II. Trọng tâm:
- Ngành công nghiệp silicat là ngành sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng.Cơ sở hóa học và quy
trình sản xuất cơ bản, ứng dụng .
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: hệ thống câu hỏi soạn bài
2. Học sinh: soạn bài công nghiệp silicat qua các câu hỏi GV giao cho
IV. Tiến trình giảng dạy:
1. Oån định: điểm danh, kiểm tra đồng phục.
2. Kiểm tra bài cũ:
câu hỏi 1 : nêu vị trí trong bảng HTTH , cấu hình electron , số oxi hoá có thể có của cacbon?
Đáp án: - Cấu hình electron: C (Z=6): 1s2 2s22p2, có khả năng tạo tối đa 4 lk CHT.
Vị trí: Cacbon ở ô thứ 6 nhóm IVA chu kì 2 của bảng HTTH
-Số oxi hoá của Cacbon : -4 , 0 , +2, +4
câu hỏi 2 : viết phưong trình phản ứng thể hiện tính chất hoá học của cacbon?
Tính oxi hóa và tính khử:
1. Tính khử
o

o



4

t
C + O2   C O 2
4

o

2

to
C O 2 + C 
 2CO
Tính oxi hóa:
0

C + 2H2

o

t
��


4

C H 4 (metan)

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò
HĐ1: vào bài
GV: em hãy kể tên một số vật dụng bằng thủy
tinh, đồ gốm trong gia đình?
HS: ly, chén sành, sứ, cầu chì, cầu dao...
GV vậy ngành CN sx ra chúng được gọi chung
là ngành gì? Quy trình sx chúng ra sao? Bài
học này giúp ta hiểu rõ hơn.
GV trình chiếu các sản phẩm của các ngành
công nghiệp silicat.
HĐ2: Thủy tinh:
GV trình chiếu nội dung của phiếu học tập số
1: Thủy tinh có thành phần hoá học chủ yếu là
gì? Tính chất, ứng dụng và nguyên tắc sản
xuất? Có những loại thuỷ tinh nào?
HS: tìm hiểu SGK và trả lời các thông tin đó.
HĐ3: một số loại thủy tinh.
GV gợi ý ngoài thủy tinh thường còn có loại

Nội dung bài dạy
I. Thủy tinh:
1. Thành phần hóa học và tính chất của thủy
tinh:
Thuỷ tinh thơng thường: gồm Na2O.CaO.6 SiO2
dùng làm cửa kính, chai lọ.
Tính chất: thủy tinh thông thường không có nhiệt
độ nóng chảy xác định.
Sản xuất:
t0
6SiO2 + CaCO3 + Na2CO3



Na2O.CaO.6SiO2 + 2 CO2
2. Một số loại thủy tinh:
Thủy tinh kali: K2O.CaO.6SiO2 dùng làm dụng cụ
thí nghiệm, lăng kính, thấu kính...
Thủy tinh pha lê chứa nhiều oxit chì
Thủy tinh thạch anh được điều chế từ silic đioxit
tinh khiết.


GIÁO ÁN HÓA HỌC 11
thủy tinh nào? Kể tên, nêu công thức và nêu Thủy tinh màu chúa một số oxit kim loại như Cr 2O3
ứng dụng nếu có của chúng.
(màu lục), CoO (màu xanh nước biển)
HĐ4: đồ gốm
GV: nguyên liệu dùng để sx đồ gốm là gì? Kể
tên một số loại đồ gốm, nêu tính chất và ứng
dụng của chúng nếu có.
Hs dựa theo SGK để nêu các loại đồ gốm và
các ứng dụng của nó trong thực tế.

HĐ5: xi măng
HS nghiên cứu SGK và cho biết:
Thành phần hóa học chủ yếu của xi măng?
Ximăng Pooclăng được sx như thế nào?
GV yêu cầu hs học thuộc các công thức của xi
măng.
GV trình chiếu thành phần chính của xi măng,
quy trình sản xuất xi măng (các công đoạn

chính)
GV đặt câu hỏi:Quá trình đông cứng xi măng
diễn ra như thế nào? Hs viết các pthh đó?
HS thảo luận theo ý mình, cuối cùng giáo viên
trình chiếu các phương trình đông cứng của xi
măng cho học sinh.

II. Đồ gốm: Được chế tạo từ đất sét và cao lanh
gồm các loại: gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa, gốm
kĩ thuật và gốm dân dụng.
1. Gạch và ngói: (thuộc loại gốm xây dựng)
Đất sét + cát nhào thành khối dẻo, tạo hình đem
nung gạch và ngói
2. Gạch chịu lửa:
Gồm có gạch đinat và gạch samot
3. Sành sứ và men:
Đất sét đem nung  sành
Sứ là vật liệu cứng, xốp, màu trắng, gõ kêu. Phối
liệu để sản xuất sứ gồm: cao lanh, fenspat, thạch
anh và một số oxit kim loại.
III. Xi măng
1. Thành phần hóa học và phương pháp sản xuất:
Xi măng là vật liệu kết dính, dùng trong xây dựng,
trong đó có xi măng Pooclăng. Là chất bột mịn,
màu lục xám có thành phần chính là:
- Canxi silicat:
Ca 3SiO5 (hoặc 3CaO.SiO2),
Ca2SiO4 (hoặc 2CaO.SiO2)
- Canxi aluminat Ca3(AlO3)2 (hoặc 3CaO.Al2O3)
Sản xuất: đá vôi  nghiền nhỏ + đất sét + quặng sắt

 nung  clanhke  nghiền + chất phụ gia  xi
măng
2. Quá trình đông cứng xi măng:
3CaO.SiO2  5 H 2O � Ca2 SiO4 .4 H 2O  Ca (OH ) 2
2CaO.SiO2  4 H 2O � Ca2 SiO4 .4 H 2O
3CaO. Al2O3  6 H 2O � Ca3 ( AlO3 ) 2 .6 H 2O

4. Củng cố – luyện tập:
1. Một loại thuỷ tinh thường chứa 13% natri oxit ; 11,7% canxi oxit và 75,3% silic đioxit về khối
lượng. Thành phần của thuỷ tinh này biểu diễn dưới dạng hợp chất của các oxit là :
A. 2Na2O.CaO.6SiO2 C. 2Na2O.6CaO.SiO2 B. Na2O.CaO.6SiO2 D. Na2O.6CaO.SiO2
Hãy chọn đáp án đúng. B
Hướng dẫn : đặt công thức của thủy tinh : xNa2O.yCaO.zSiO2
% Na 2O %CaO %SiO 2
:
:
Ta có : x :y :z =
sau đó ta tối giản tỉ lệ ta có được công thức của thủy tinh.
MNa 2O MCaO MSiO 2
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Đối với bài học này:hs làm các bài tập 4/83 SGK và bài 3.16-3.20 SBT
Đối với bài học tiết tiếp theo: Soạn bài luyện tập bằng cách học thuộc phần tóm tắt lí thuyết và làm
trước các bài tập.
6. Rút kinh nghiệm:
- Về nội dung:..............................................................................................................................................
- Phương pháp:...........................................................................................................................................
- Đồ dùng dạy học:......................................................................................................................................
- Tình hình riêng của lớp:...........................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................




×