Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Giảm nghèo trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.17 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN NGỌC HẢI

GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HÕA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.01.05

Đà Nẵng - 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ BẢO

Phản biện 1: GS.TS. VÕ XUÂN TIẾN
Phản biện 2: PGS.TS. BÙI ĐỨC TÍNH

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Kinh tế Phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế,
Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 01 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hòa Vang là một huyện của Thành Phố Đà nẵng, đại bộ phận
người dân sống bằng nghề nông nghiệp, là nơi chịu hậu quả nặng nề
của chiến tranh để lại và cũng là địa bàn thường xuyên gánh chịu
thiên tai, lũ lụt, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, lao động và
việc làm thiếu tính ổn định… ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống và
thu nhập của một bộ phận dân cư. Trong những năm qua, Hòa Vang
đã tích cực thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo và thu được
một số kết quả bước đầu rất quan trọng. Thực hiện Quyết định số
46/2012/QĐ-UBND ngày 11/10/2012 của UBND Thành phố và Đề
án giảm nghèo của thành phố giai đoạn 2013 - 2017, toàn huyện có
5.006 hộ nghèo, với 15.161 khẩu, chiếm 16,52% tổng số hộ dân
trong toàn huyện, đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm
còn 4,3%. Căn cứ quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa
chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, Quyết định số 18/QĐ-UBND
ngày 14 thánh 01 năm 2016 của UBND thành phố về việc phê duyệt
đề án Đề án “giảm nghèo trên địa bàn thành phố giai đợn 2016-2020”.
Qua điều tra thu nhập thấp và áp dụng theo chuẩn mới của thành phố
có mức thu nhập dưới 1.100.000 đồng/người/tháng, toàn huyện có
5.216 hộ, với 16.230 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 15,49% tổng số hộ dân
toàn huyện. Như vậy tỷ lệ này hiện còn cao, đây là vấn đề khó khăn
đặt ra cho huyện Hòa Vang, bởi thực hiện xóa đói giảm nghèo trên địa
bàn huyện không chỉ có ý nghĩa thực hiện mục tiêu chung của thành
phố Đà nẵng mà còn có vai trò thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện
nhà. Vì vậy, việc nghiên cứu, lý giải một cách đầy đủ và có hệ thống
vấn đề đói nghèo, xác định các giải pháp thực hiện vừa đảm bảo đúng



2
nguyên lý chung vừa phù hợp với thực tiễn địa phương là yêu cầu cấp
thiết.
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài, tôi đã lựa chọn nghiên
cứu: “Giảm nghèo trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà
Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế phát
triển.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về
nghèo và giảm nghèo ở huyện Hòa Vang, làm rõ các nguyên nhân
gây ra nghèo từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu giảm nghèo trên địa
bàn huyện, nhằm góp phần đưa Hòa vang trở thành huyện có kinh tế-xã
hội phát triển bền vững.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề
giảm nghèo.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Đề tài nghiên cứu giảm nghèo có liên quan
trực tiếp đến hộ nghèo ở huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng.
+ Về không gian: Trên địa bàn huyện Hòa Vang thành phố Đà
Nẵng.
+ Về thời gian: Đánh giá thực trạng công tác giảm nghèo từ
năm 2011-2016. Các giải pháp trong những năm tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu: Những tài liệu tác giả quan
tâm và nghiên cứu đó là: các nghiên cứu ở các cơ quan Trung ương,
các bộ ngành, tỉnh, thành phố và các chương trình dự án. Các tài liệu
thống kê, báo chí của các cấp, các ngành và đặc biệt là các tài liệu

liên quan đến giảm nghèo của địa phương.


3
- Phương pháp xử lý số liệu: tác giả tiến hành tính toán trên
chương trình Excel, sắp xếp các bảng biểu, hệ thống các chỉ tiêu một
cách khoa học hợp lý, đồng nhất về đơn vị và thời gian.
- Phương pháp quan sát: tác giả sử dụng phương pháp quan sát
nhằm mục đích thấy rõ diễn biến của tình trạng nghèo đói của người
dân. Thông qua cách sống, mức sống của mọi đối tượng trong đời
sống xã hội. Biểu hiện thông qua ăn, mặc, ở, lối sống, phong tục tập
quán, thái độ lao động. Bên cạnh đó thấy được những hành vi của
người nghèo, việc làm của những người tham gia thực hiện các giải
pháp về xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. Tất cả những thông tin trên
rất có ý nghĩa cho đề tài nghiên cứu.
- Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu khác như: phương pháp so sánh, phương pháp đồ thị và
phương pháp thống kê để kết hợp số liệu thống kê có sẵn và số liệu
điều tra như: hiệu quả tồn tại của chính sách giảm nghèo; sự ảnh
hưởng của việc có nhiều chính sách, bởi phân tích thực chứng không
thể đưa được mọi chính sách vào phương trình mà chỉ chọn những
chính sách đại biểu, ảnh hưởng lớn tới nghiên cứu như cho vay ưu
đãi, giáo dục, hỗ trợ việc làm…[4].
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về nghèo và giảm nghèo.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác giảm nghèo trên địa
bàn huyện Hòa Vang. Nêu rõ những mặt thành công, hạn chế và nguyên
nhân của những mặt hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảm
nghèo của huyện.
- Luận văn đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm giúp giảm

nghèo trên địa bàn huyện Hòa Vang trong những năm đến.


4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã có “báo cáo đánh giá
nghèo Việt Nam 2012” nhằm đánh giá tổng quan và diễn biến đói
nghèo của nước ta. Nghiên cứu cho thấy rõ, đói nghèo là vấn đề nhức
nhối trong xã hội. Báo cáo đặc biệt hữu ích khi đưa cách tiếp cận để
giải quyết nghèo khổ bền vững với 3 trụ cột; tạo cơ hội, đảm bảo sự
bình đẳng, giảm bớt nguy cơ bị tổn thương. Trong báo cáo này đã
nêu bật lên những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc xóa đói
giảm nghèo trong những năm qua. Đồng thời, nêu ra những tồn tai,
hạn chế trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Đây là nguồn dữ liệu
cơ bản để đề ra các giải pháp giảm nghèo trong thời gian tới. Báo cáo
này cung cấp nguồn tư liệu phong phú liên quan đến giảm nghèo rất
hữu ích cho người nghiên cứu [15].
- Quyết định của thủ tướng chính phủ số 133/1998/QĐ-TTg
ngày 23 tháng 7 năm 1998 về việc phê duyệt "Chương trình mục tiêu
quốc gia xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn 1998 - 2000" [22]. và
Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2012 -2015 [30].
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Tác động của tăng
trưởng kinh tế đến xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới” của tác giả TS. Lê Quốc Hội và cộng sự (2010). Tác giả đã hệ
thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác
động của tăng trưởng kinh tế đến xóa đói giảm nghèo. Qua đó tác giả
đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để ước lượng và kiểm định tác
động của tăng trưởng kinh tế đến xóa đói giảm nghèo ở cấp Tỉnh của

Việt Nam. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết hiệu quả
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo [11].


5
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế của Bùi Thị Lý: “Vấn đề xóa đói
giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ hiện nay”. Luận văn này đề cập đến
vấn đề đói nghèo ở gốc độ Kinh tế chính trị. Tác giả nêu lên được
nguyên nhân của đói nghèo trong thời kỳ quá độ lên CNXH, tác giả
chi rằng khi bước vào thời kỳ mới, việc chuyển sang sản xuất hàng
hóa theo cơ chế thị trường đã mở ra những khả năng lớn để giải
phóng sức sản xuất xã hội và năng lực sản xuất của từng cá nhân
nhưng cũng chính vì thế đã có những mức độ chênh lệch khác nhau
về mặt giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh, kết quả là sự phân hóa
giàu nghèo đã xuất hiện.
- Đề tài nghiên cứu khoa học “Nâng cao thu nhập cho người
nghèo trên địa bàn thành phố Tam Kỳ” của tác giả Nguyễn Thị
Phương Thảo - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Trong
đó tác giả đã làm rõ những vấn đề sau: Tiến độ giảm nghèo và những
đặc tính người nghèo ở Việt Nam; Thực trạng đói nghèo trên địa bàn
thành phố Tam Kỳ; Thực trạng về thu nhập của người nghèo trên địa
bàn thành phố Tam Kỳ; Đánh giá tác động của các yêu tố đến thu
nhập của người nghèo trên địa bàn thành phố Tam Kỳ; Nguyện vọng
của hộ nghèo. Từ đó tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm giảm
nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn thành phố Tam Kỳ [12].
- Đề tài luận văn thạc sỹ “Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn
quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Trí Dũng là
đề tài nghiên cứu về vấn đề nghèo và giảm nghèo trên địa bàn quận
Hải Châu giai đoạn 2009 – 2012. Luận văn đã chỉ rõ trong giai đoạn
mà nền kinh tế thế giới khủng hoảng tài chính, nợ công diễn ra khắp

nơi, đất nước phải đối mặt với những khó khăn thách thức khủng
hoảng tiền tệ, suy giảm kinh tế, lạm phát tăng cao, thiên tai, dịch
bệnh, đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, giá cả các mặt hàng


6
thiết yếu tăng cao, làm cho bộ phận người dân thu nhập thấp, các hộ
nghèo trong chương trình gặp nhiều khó khăn, trở ngại không nhỏ
đến công tác giảm nghèo của quận Hải Châu.
Đồng thời, còn có nhiều công trình khoa học khác nghiên cứu
vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể
khẳng định, các công trình nghiên cứu về nghèo đói và xóa đói, giảm
nghèo ở nước ta là rất phong phú. Thành quả của những công trình
đã cung cấp những luận cứ khoa học, thực tiễn cho việc xây dựng,
triển khai công tác xóa đói, giảm nghèo trên toàn quốc và từng địa
phương.
Mặc dù có nhiều dự án và nghiên cứu về vấn đề giảm nghèo,
nhưng đối với Hòa Vang cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu
về giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Hòa Vang thành phố Đà
Nẵng, do đó việc tiến hành nghiên cứu đề tài “Giảm nghèo trên địa
bàn huyện Hòa vang thành phố Đà Nẵng” là rất cần thiết nhằm bổ
sung vào kết quả, tư liệu phát triển kinh tế xã hội của huyện Hòa
Vang. Đồng thời, nó góp phần làm hợp lý hơn giữa lý luận và thực
tiển trong công tác thực hiện giảm nghèo huyện Hòa Vang ngày càng
tốt hơn, bền vững hơn, nhằm nâng cao đời sống nhân dân, phát triển
kinh tế xã hội huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm ba chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nghèo và giảm nghèo
Chương 2: Thực trạng giảm nghèo ở huyện Hòa Vang

Chương 3: Giải pháp giảm nghèo ở huyện Hòa Vang


7
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHÈO VÀ GIẢM
NGHÈO
1.1.1. Quan niệm về nghèo
a. Quan niệm của một số tổ chức quốc tế
“Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả
năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu
cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập
quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”
[14, tr.122].
b. Quan niệm của Việt Nam
Nghèo đói là một phạm trù lịch sử, có tính tương đối. Đói
nghèo có nguồn gốc căn nguyên từ kinh tế nhưng với tư cách là hiện
tượng tồn tại phổ biến ở các quốc gia trong tiến trình phát triển,
nghèo đói thực chất là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, chứ
không đơn thuần chỉ là vấn đề kinh tế, cho dù các yếu tố đánh giá
của nó trước hết và chủ yếu dựa trên các tiêu chí về kinh tế. Đặc
điểm này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn, là cơ sở
của việc tìm kiếm đồng bộ các giải pháp XĐGN ở nước ta.
1.1.2. Phƣơng pháp xác định chuẩn nghèo
a. Khái niệm về chuẩn nghèo
Chuẩn nghèo là công cụ để đo lường và giám sát nghèo đói.
Một thước đo nghèo đói tốt sẽ cho phép đánh giá tác động các chính
sách của Chính phủ tới nghèo đói, cho phép đánh giá nghèo đói theo
thời gian, tạo điều kiện so sánh với các nước khác, và giám sát chi

tiêu xã hội theo hướng có lợi cho người nghèo [9, tr.44].


8
b. Phương pháp xác địnhchuẩn nghèo
Có 2 phương pháp xác định chuẩn nghèo.
* Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào nhu cầu chi
tiêu.
* Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào so sánh với thu
nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình
c. Cách xác định chuẩn nghèo của Việt Nam
1.1.3. Các nguyên nhân dẫn đến nghèo
a. Nguyên nhân liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
- Nguyên nhân về điều kiện tự nhiên
- Nguyên nhân về kinh tế
- Nguyên nhân về xã hội
b. Các nguyên nhân thuộc bản thân người nghèo
- Quy mô hộ lớn, đông con, tỷ lệ phụ thuộc cao
- Trình độ học vấn thấp
- Không có việc làm hoặc việc làm không ổn định
- Thiếu vốn hoặc thiếu phương tiện sản xuất
- Do ốm yếu, bệnh tật
1.1.4. Khái niệm giảm nghèo và sự cần thiết phải giảm
nghèo
a. Khái niệm về giảm nghèo
Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức
sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần
trăm và số lượng người nghèo giảm. Nói một cách khác, giảm nghèo
là quá trình chuyển bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao
hơn. Ở khía cạnh khác, giảm nghèo là chuyển từ tình trạng có ít điều



9
kiện lựa chọn sang tình trạng có đầy đủ điều kiện lựa chọn hơn để cải
thiện đời sống mọi mặt của mỗi người.
Nói giảm nghèo trong đó luôn bao hàm xóa đói và cũng giống
như khái niệm nghèo, khái niệm giảm nghèo chỉ là tương đối. Bởi
nghèo có thể tái sinh mỗi khi quan niệm nghèo và chuẩn nghèo thay
đổi. Hoặc có những biến động khác tác động đến như: khủng hoảng,
lạm phát, thiên tai vv...Vì vậy, việc đánh giá mức độ giảm nghèo cần
được xem xét trong một không gian và thời gian nhất định.
b. Sự cần thiết phải giảm nghèo
Đói nghèo là một trong những nguyên nhân đang trực tiếp đe
dọa đến sự tồn vong và phát triển của loài người. Do đó, XĐGN
đóng một vai trò hết sức to lớn trong tất cả các mặt của đời sống xã
hội, cụ thể như sau:
- XĐGN đối với sự phát triển kinh tế
- XĐGN đối với sự phát triển xã hội
Nghèo đói
Bệnh tật

Gia tăng dân số

`

Ô nhiễm môi
trường

Tệ nạn xã hội


Suy dinh dưỡng

Thất học

H nh 1.1. Vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói
- XĐGN đối với vấn đề chính trị, an ninh, xã hội
- Xoá đói giảm nghèo đối với vấn đề văn hoá


10
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ GIẢM NGHÈO
Xóa đói giảm nghèo là cuộc đấu tranh rất cam go, chỉ có thể
thành công nếu được thực hiện theo hướng bền vững. Giảm nghèo
bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
của nước ta giai đoạn 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước
nâng cao điều kiện sống của người nghèo, tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo. Để thực hiện giảm nghèo bền
vững cần tập trung thực hiện các nội dung sau:
1.2.1. Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề
1.2.2. Cho vay tín dụng để giảm nghèo
1.2.3. Hƣớng dẫn ngƣời nghèo cách làm ăn
1.2.4. Hỗ trợ y tế, giáo dục, cơ sở vật chất khác cho hộ
nghèo, xã nghèo
a. Hỗ trợ về y tế
b. Hỗ trợ về giáo dục
c. Hỗ trợ nhà ở, điện, nước và các điều kiện sinh hoạt
d. Thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý
1.2.5. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ
giảm nghèo và cán bộ ở các xã nghèo
Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và giám sát thực thi chính

sách giảm nghèo rất quan trọng đòi hỏi họ phải có năng lực chuyên
môn, sâu sát cơ sở thấu hiểu tâm lý và tình cảm của người đồng bào,
phải có lòng nhiệt tình say sưa, tận tâm với công việc được phân
công, phải thực sự là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước các cấp với người
dân và ngược lại. Do đó, cần tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn cán
bộ làm công tác giảm nghèo các cấp và đội ngũ cộng tác viên giảm
nghèo, đặc biệt ưu tiên cán bộ và cộng tác viên làm công tác giảm
nghèo ở cơ sở.


11
1.2.6. Một số tiêu chí phản ánh giảm nghèo
- Tăng thu nhập bình quân hộ nghèo:
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo:
- Giảm tỷ lệ hộ tái nghèo:
- Tình trạng việc làm của người nghèo
- Tình trạng chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho người nghèo
- Tình trạng cải thiện nhà ở và sinh hoạt
1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC GIẢM
NGHÈO
1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
b. Địa h nh
c. Đất đai
d. Khí hậu và thời tiết
1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện xã hội
a. Dân số, mật độ dân số
b. Lao động
c. Dân tộc, thành phần dân tộc và tập quán
1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế
b. Cơ cấu kinh tế
c. Cơ sở hạ tầng
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1


12
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HÕA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
Ở HUYỆN HÕA VANG
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
b. Địa h nh
c. Tài nguyên đất đai
b. Khí hậu
2.1.2. Đặc điểm về xã hội
a. Tình hình dân số
Tốc độ dân số tăng qua các năm không đáng kể do quá trình
đô thị hóa diễn chậm. Tuy nhiên vấn đề này cũng gây áp lực đối với
nhiều vấn đề xã hội.
Bảng 2.1. Dân số và lao động của Huyện Hòa Vang

Chỉ tiêu

Dân số
(Nghìn
người)


giai đoạn 2011-2016
Mật độ dân
Lao động
số (Nghìn
(Nghìn
người/km2)
người)

Tỷ lệ lao
động/Tổng
số (%)

2011

122.292

167

67.042

54,82

2012

123.880

170

69.384


56,01

2013

125.445

172

70.960

56,57

2014

128.151

174

72.491

56,57

2015

130.845

178

74.015


56,57

2016

131.250

179

74.244

56,57

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang năm 2016)


13
b. T nh h nh Lao động
Dân số trong độ tuổi lao động là 88.237 người, chiếm tỷ lệ
67,26% dân số của huyện. Lao động có việc làm 74.244 người,
chiếm 84,11% dân số trong độ tuổi lao động. Lao động đã qua đào
tạo tăng lên đáng kể, cụ thể cao đẳng và đại học tăng bình quân
9,75%/năm, lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp tăng
13,79%/năm, công nhân kỹ thuật tăng 10,58%/năm, tập huấn
hướng dẫn cách làm ăn bình quan 6,21%/năm.

H nh 2.2. T nh h nh lao động huyện Hòa Vang
giai đoạn 2011-2016
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang năm 2016)
2.1.3. Đặc điểm kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế

Về kinh tế huyện tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh
tế bình quân hằng năm ở mức 11,6%/năm. Trong đó, ngành công
nghiệp xây dựng tăng bình quân 13,2%/năm, ngành dịch vụ tăng


14
bình quân 13,7%/năm, ngành nông nghiệp tăng bình quân
4,6%/năm. Chính vì thế mà lãnh đạo huyện đã và đang quy hoạch,
tập trung nhiều nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
xã hội.
Bảng 2.2. T nh h nh tăng trưởng & phát triển kinh tế của
huyện Hòa Vang giai đoạn 2011-2016
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Thương mại Dịch vụ chiếm 51,4%, Công nghiệp – Xây dựng chiếm 30,5%,
Nông nghiệp chiếm 18,1%, thu nhập bình quân đầu người đạt
30,03 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, kinh tế phát triển chưa
bền vững, cùng với quá trình đô thị hóa theo xu hướng phát triển
chung của thành phố, vấn đề quy hoạch, giải tỏa đền bù, tái định
cư gần 200 dự án trên địa bàn, với hơn 15.000 ha đất thu hồi, gần
8.000 hộ giải tỏa... đã phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc, nhất
là thực hiện chính sách an sinh xã hội.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN HÕA VANG TRONG THỜI GIAN QUA
2.2.1. Thực trạng công tác hỗ trợ sản xuất & phát triển
ngành nghề
Trong thời gian qua, nhờ có sự quan tâm của các cấp chính
quyền trong công tác giảm nghèo, việc hỗ trợ sản xuất và phát triển
ngành nghề trên địa bàn huyện Hòa Vang đã đạt được nhiều kết quả
tích cực.
Qua thực tế thì việc hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề

cho hộ nghèo đã đem lại nhiều kết quả quan trọng, giúp người nghèo
từng bước thoát nghèo. Nhiều mô hình sản xuất đem lại giá trị kinh
tế cao, điển hình tiêu biểu trong số đó là xây dựng mô hình sản xuất


15
các loại nấm; phát triển vườn, ao, chuồng, cải tạo vườn tạp, chuyển
đổi cây trồng, con vật nuôi...Các mô hình trên đã có sức lan tỏa
nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế rỏ rệt, thu hút nhiều hộ nghèo tham
gia.
2.2.2. Thực trạng công tác thực hiện chính sách tín dụng
ƣu đải đối với ngƣời nghèo
Nhìn chung, vốn cho vay được hộ nghèo sử dụng đúng mục
đích, có hiệu quả. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà có
rất nhiều hộ nghèo vẫn chưa được tiếp cận với nguồn vốn vay, chưa
lồng ghép tốt việc cho vay với hướng dẫn sử dụng vốn nên có nhiều
hộ chưa thoát được nghèo và không có khả năng trả nợ.
2.2.3. Thực trạng công tác hƣớng dẫn ngƣời nghèo cách
làm ăn
a. Công tác hướng dẫn người nghèo cách làm ăn
b. Công tác khuyến Ngư - Nông - Lâm
2.2.4. Thực trạng công tác hỗ trợ y tế, giáo dục, cơ sở vật
chất khác để cải thiện điều kiến sống cho hộ nghèo
a. Thực trạng công tác hỗ trợ về y tế
Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân được quan
tâm thực hiện. Bên cạnh việc thực hiện tốt chính sách của Nhà nước
về khám chữa bệnh theo BHYT, khám chữa bệnh miễn phí cho các
đối tượng chính sách, hộ nghèo, người cao tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi…,
các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế trong những năm qua đều
được triển khai và đạt kết quả tốt, nhiều cơ sở được đầu tư, nâng cấp

phục vụ tốt cho việc khám và điều trị bệnh.
b. Thực hiện công tác hỗ trợ giáo dục
Chính sách hỗ trợ giáo dục nhằm bảo đảm cho con em tất cả
các hộ nghèo được đến trường và có các điều kiện cần thiết trong học


16
tập. Thành phố có chủ trương hỗ trợ giáo dục dưới nhiều hình thức,
đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, miễn giảm học phí và các khoản đóng
góp xây dựng trường lớp cho con hộ nghèo, hỗ trợ sách giáo khoa,
vỡ viết và một phần đồ dùng học tập.
c. Thực trạng công tác hỗ trợ nhà ở, điện, nước sinh hoạt
cho hộ nghèo
Hỗ trợ người nghèo về nhà ở là một trong những giải pháp có
tính đột phá của Thành phố Đà Nẵng. Trong những năm qua, giải
pháp này đã phát huy hiệu quả, giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống, an
tâm làm ăn để thoát nghèo. Nhằm góp phần cùng với Đảng bộ và
Chính quyền thành phố thực hiện tốt chủ trương của thành phố trong
năm 2012 “Giải tỏa, đền bù và an sinh xã hội”, Đảng bộ và chính
quyền huyện Hòa Vang đã xác định xây dựng nhà đại đoàn kết cho
người nghèo là một trong những nhiệm vụ sát sườn, phù hợp và cần
thiết góp phần thực hiện nhiệm vụ an sinh cho nhân dân.
d. Thực trạng công tác trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo
Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo là một chủ
trương đúng đắn, phù hợp với thực tế tình hình, đáp ứng nhu cầu bức
xúc của các đối tượng nghèo, tạo điều kiện thuận lợi để đối tượng
này dễ dàng tiếp cận với pháp luật, góp phần vào mục tiêu XĐGN
trên lĩnh vực vật chất và tinh thần, đồng thời giữ vững an ninh chính
trị, an toàn trật tự xã hội trên từng địa bàn.
e. Thực trạng công tác bảo trợ xã hội

Nhìn chung công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện được thực
hiện thông qua nhiều chính sách khác nhau, được sự hưởng ứng của
nhiều ban, ngành, đoàn thể và đạt những kết quả quan trọng.


17
2.2.5. Thực trạng công tác nâng cao trình độ đội ngũ cán
bộ làm công tác hỗ trợ giảm nghèo và cán bộ ở các xã nghèo
2.2.6. Kết quả giảm nghèo trên địa bàn huyện Hòa Vang,
Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2016
a. Về mặt công tác triển khai và thực hiện giảm nghèo
b. Kết quả giảm nghèo trên địa bàn huyện Hòa Vang giai
đoạn 2011- 2015 và năm 2016
Trong 6 năm qua (2011-2016), mặc dù còn gặp nhiều khó
khăn và thách thức như kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, thời tiết
thay đổi khắc nghiệt, dịch bệnh gia tăng... đời sống người dân, đặc
biệt là người nghèo chịu nhiều tác động mạnh. Nhưng huyện Hòa
Vang đã huy động cả hệ thống chính trị trong toàn huyện tham gia
vào công tác giảm nghèo, toàn huyện đã nỗ lực phấn đấu vượt qua
khó khăn, khai thác tốt mọi nguồn vốn trong và ngoài nước, để tổ
chức lồng ghép các chương trình dự án nhằm đạt mục tiêu giảm
nghèo cũng như hoàn thành chỉ tiêu huyện Nông thôn mới. Trong đó
để đảm bảo hiệu quả và công bằng, các hộ nghèo của huyện được
phân thành các nhóm đối tượng để áp dụng các biện pháp hỗ trợ đạt
hiệu quả cao nhất, giúp hộ nghèo phấn đấu vươn lên thoát nghèo.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÕA VANG TRONG THỜI GIAN
QUA
2.3.1. Những mặt thành công
2.3.2. Những mặt hạn chế

2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2


18
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HÕA VANG
3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP GIẢM
NGHÈO.
3.1.1. Những quan điểm, chính sách giảm nghèo của Đảng
và Nhà nƣớc
3.1.2. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Hòa Vang
Để đạt chương trình giảm nghèo năm 2016 đến năm 2020
huyện không còn hộ nghèo theo tiêu chí 1.100.000 đồng/người/tháng
thì huyện phải:
- Tập trung trợ giúp cho người nghèo nhằm tạo điều kiện cho
họ vượt qua được ngưỡng khó khăn mà tự họ không thể vượt qua
trong một điều kiện nhất định, ở một thời điểm nhất định, chứ không
trợ giúp lâu dài.
- Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội phù hợp với điều kiện mới, huy động mọi nguồn lực tập trung
phát triển kinh tế nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế của
huyện.
- Huy động các ngành, các cấp, các đoàn thể quần chúng, các
tổ chức chính trị xã hội; tranh thủ và phát huy hiệu quả cao nhất mọi
nguồn lực của xã hội để đầu tư hỗ trợ người nghèo như: Hỗ trợ người
lao động mất việc làm, người dân bị thiên tai, hỗ trợ nhà ở, các điều
kiện sinh hoạt và nâng cao thu nhập, đảm bảo 100% số hộ nghèo có

nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn sản xuất, kinh doanh, buôn
bán tiếp cận được các nguồn lực và dịch vụ xã hội...đảm bảo giảm
nghèo bền vững.


19
3.1.2. Mục tiêu giảm nghèo ở Huyện Hòa Vang trong thời
gian đến
a. Mục tiêu tổng quát
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì người nghèo, tăng cường,
nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ phát triển kinh
tế xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghèo. Tạo cơ
hội để người nghèo, hộ nghèo có nghề nghiệp, việc làm ổn định, tăng
thu nhập, đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo và duy trì thành quả của
công cuộc giảm nghèo, hạn chế tái nghèo; giảm thiểu tình trạng gia
tăng bất bình đẳng về thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành
thị, các nhóm dân cư; tăng cường khả năng tiếp cận pháp lý cho
người nghèo; người cao tuổi, bảo vệ phụ nữ và trẻ em nghèo.
b. Mục tiêu cụ thể
Huy động các nguồn lực để tạo điều kiện cho người nghèo
từng bước ổn định cuộc sống; nhất là hỗ trợ về nhà ở; giáo dục; y tế;
lao động việc làm; các điều kiện sinh hoạt và nâng cao thu nhập.
Phấn đấu hằng năm chương trình giảm nghèo giảm từ 25 – 27% hộ
nghèo/năm, đến cuối năm 2020 cơ bản xóa hết 5.216 hộ nghèo, trong
đó có 532 hộ đặc biệt nghèo và 262 hộ thuộc gia đình chính sách. Hỗ
trợ xây nhà đại đoàn kết, nhà tình thương cho hộ nghèo; phấn đấu
chậm nhất đến cuối năm 2020 không còn hộ nghèo có nhà ở bị dột
nát, xuống cấp hư hỏng nặng; nhà không có công trình vệ sinh,
không có điện, nước sạch.
Tập trung huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ cho hộ đặc biệt

nghèo, hộ nghèo và hộ gia đình chính sách nghèo có động lực và
điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững. Cụ thể: năm 2016 tập
trung đầu tư hỗ trợ 532 hộ đặc biệt nghèo (nhóm 1, nhóm 2), hộ
nghèo chính sách, hộ nghèo theo kế hoạch phân bổ hàng năm; phấn


20
đấu hết năm 2016 đưa 100 hộ nhóm 2 ra khỏi hộ đặc biệt nghèo và
giảm từ 50% hộ chính sách nghèo; phấn đấu cuối năm 2017 giảm
100 hộ đặc biệt nghèo nhóm 1 và giảm hết số hộ nghèo thuộc gia
đình chính sách còn lại trên địa bàn huyện.
Đảm bảo 100% hộ nghèo được tiếp cận hỗ trợ các nguồn lực
và dịch vụ như: y tế; giáo dục; học nghề; vay vốn sinh kế … đến năm
2017 nâng mức thu nhập bình quân của hộ nghèo trên mức chuẩn
nghèo của thành phố.
3.1.3. Các quan điểm có tính nguyên tắc khi xây dựng giải
pháp
Thứ nhất: Phải xem giảm nghèo là nhiệm vụ to lớn của toàn
bộ hệ thống chính trị Thành phố, huyện và sự nỗ lực của toàn xã hội,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của Nhà nước. Kết hợp
chặt chẽ giữa các biện pháp về kinh tế với chính sách xã hội và giữ
vững ổn định chính trị trong công tác giảm nghèo
Thứ hai: Lấy người nghèo làm trung tâm trong công tác
xây dựng giải pháp giảm nghèo. Phải chú ý đến đối tượng thụ
hưởng là người nghèo. Các giải pháp giảm nghèo phải phù hợp
với nguyện vọng hỗ trợ thoát nghèo của từng nhóm đối tượng
trên địa bàn huyện Hòa vang.
Thứ ba: Xây dựng giải pháp giảm nghèo phải căn cứ vào các
điều kiện chung của cả nước và của thành phố cũng như của huyện
Hòa Vang. Luôn đặt ra vấn đề hiệu quả mang lại của công tác giảm

nghèo. Giảm nghèo nhằm tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống
tốt hơn, tạo nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động tham gia vào
các hoạt động kinh tế. Người nghèo có thu nhập cao hơn và cuộc
sống ổn định hơn.


21
Thứ tư: Chính sách là trụ cột quan trọng của công tác giảm
nghèo, phải xác định đối tượng nghèo, đối tượng điều chỉnh; các chế
độ thụ hưởng và những điều kiện ràng buộc. Huy động và khai thác
có hiệu quả mọi nguồn lực trong huyện, đồng thời mở rộng và khai
thác có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài cho việc giảm nghèo.
Thứ năm: Coi trọng việc phát huy tính tự lực, tự chủ, tự vươn
lên của chính người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo. Trong quá trình
giảm nghèo cần khuyến khích một bộ phận dân cư vươn lên làm
giàu, đồng thời ưu tiên xoá đói giảm nghèo ở các đối tượng chính
sách và các vùng đặc biệt khó khăn.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HÕA VANG
3.2.1. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ sản xuất và phát triển
ngành nghề
Thứ nhất, để đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành
nghề trong công tác giảm nghèo cần huy động mọi nguồn lực như
vốn, lao động, công nghệ kỹ thuật, tài nguyên đất đai .v.v…nhằm bảo
đảm đủ nguồn lực để phát triển sản xuất và phát triển ngành nghề.
Thứ hai, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích
cực, hiệu quả nhằm đa dạng hóa thu nhập.
Thứ ba, phát triển kinh tế hộ gia đình.
Thứ tư, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
3.2.2. Đẩy mạnh công tác thực hiện chính sách tín dụng ƣu

đải đối với ngƣời nghèo
* Mở rộng mạng lưới huy động nguồn vốn cho vay
- Mở rộng mạng lưới quỹ tiết kiệm và có chính sách cụ thể
huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, nguồn vốn đầu tư của các
thành phần kinh tế khác để tạo thêm nguồn vốn cho vay ở nông thôn.


22
- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”,
vận động nhân dân đóng góp “Quỹ người nghèo”…
* Thực hiện đúng những quy định cho vay
* Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của NHCSXH
* Cấp tín dụng phải kết hợp với đào tạo nghề và chuyển giao
kỹ thuật cho người nghèo
3.2.3. Đẩy mạnh công tác hƣớng dẫn ngƣời nghèo cách làm
ăn và khuyến Ngƣ- Nông -Lâm
Thứ nhất, hỗ trợ dạy nghề miễn phí cho người nghèo gắn với
việc làm.
Thứ hai, cung cấp dịch vụ khuyến ngư – nông - lâm miễn phí
cho người nghèo làm nông nghiệp.
3.2.4. Tăng cƣờng công tác nâng cao trình độ đội ngũ cán
bộ làm công tác hỗ trợ xoá đói giảm nghèo và cán bộ ở các xã
nghèo
Xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của huyện theo
hướng cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu về lao động trong các ngành nghề,
bảo đảm hợp lý giữa đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực các xã
trong huyện, chú trọng các xã có đồng bào dân tộc và hộ nghèo cao.
Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bố trí sử dụng
cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo; phát hiện,
bồi dưỡng những người có tâm quyết trong công tác quản lý nhà

nước và quản lý kỹ thuật trong lĩnh vực này.
Phát triển nguồn nhân lực, ưu tiên đào tạo tại chỗ, cán bộ nữ,
cán bộ là người dân tộc để vận động người dân thực hiện tốt các chủ
trương chính sách về công tác giảm nghèo. Tăng cường nở lớp dạy
nghề của huyện tại các để tăng nhanh số lượng và chất lượng lao


23
động được đào tạo nghề, nhất là các nghề tiểu thủ công nghiệp, chế
biến nông – lâm – thủy sản.
- Rà soát, bổ sung chính sách cho phù hợp nhằm xây dựng đội ngũ
cán bộ văn hoá ở những xã, mở các lớp bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn về
văn hoá, thông tin cho các cán bộ làm văn hoá xã, trang bị và mở rộng việc
sử dụng các phương tiện hoạt động văn hoá - thông tin nhằm phổ biến kiến
thức mới, nâng cao trình độ dân trí cho người nghèo.
3.2.5. Tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ y tế, giáo dục và cơ sở vật
chất khác cho hộ nghèo, xã nghèo
Thứ nhất, hỗ trợ về y tế.
- Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và
chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo
- Hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo
Thứ hai, hỗ trợ về giáo dục – đào tạo.
- Nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của giáo dục
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách để xây dựng nền giáo dục chất
lượng cho tất cả mọi người, thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo
dục.
Thứ ba, hỗ trợ về nhà ở, nước sinh hoạt, hỗ trợ giá điện cho
hộ nghèo.
Thứ tư, hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp
lý.

Thứ năm, hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin
Thứ sáu, nâng cao ý thức tự thoát nghèo cho người nghèo.
- Tuyên truyền để người nghèo chủ động vượt khó, có ý thức
làm giàu
- Xây dựng và nhân rộng mô hình tự thoát nghèo
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3


×