Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.47 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VŨ THỊ TUYẾT MAI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ
VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

T M T T LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Đà Nẵng - Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đường Nguyễn Hưng

Phản biện 1: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
Phản biện 2: TS. Hồ Văn Nhàn

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ ngành Kế toán họp tại Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 01năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN





1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng
nên việc cạnh tranh không chỉ còn trong phạm vi quốc gia mà còn
rộng hơn trên phạm vi khu vực, toàn cầu. Để tồn tại, doanh nghiệp
cần phải thực hiện các chiến lược sản xuất kinh doanh: chiến lược về
đầu tư vốn, chiến lược thị trường,… sao cho hiệu quả nhất. Và việc
quản trị vốn lưu động là một trong các chiến lược mà nhà quản trị
quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Quản trị vốn lưu động liên quan đến việc ra các quyết định về đầu tư
vào tài sản lưu động và huy động các nguồn tài trợ cho việc đầu tư
vào tài sản lưu động, đồng thời thực hiện các hoạt động quản trị tại
doanh nghiệp bao gồm: quản trị vốn bằng tiền, quản trị hàng tồn kho,
quản trị các khoản phải thu và quản trị các khoản phải trả.
Việc quản trị vốn lưu động có tác động đến hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp. Cụ thể: việc đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản
nợ phải thu, tốc độ xoay vòng hàng tồn kho sẽ giúp cho doanh
nghiệp có được lượng tiền mặt dồi dào phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh ở chu kỳ kế tiếp, giảm các chi phí vốn, chi phí lưu
kho,… để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, có rất nhiều nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa
quản trị vốn lưu động và khả năng tạo lợi nhuận của các doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán ở các giai đoạn, ngành
nghề, lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, việc nghiên cứu ảnh hưởng của
quản trị vốn lưu động ở khía cạnh chính sách đầu tư tài sản lưu động
và chính sách tài trợ vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động cũng như

sự khác biệt về việc quản trị vốn lưu động giữa các nhóm ngành của


2
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa
có nghiên cứu nào phân tích cụ thể.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất một số ý kiến trong việc thực
hiện công tác quản trị vốn lưu động để nâng cao hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp niêm yết. Cụ thể, đề tài sẽ giải quyết các vấn
đề sau:
- Tìm hiểu và phân tích sự khác biệt về công tác quản trị vốn lưu
động giữa các nhóm ngành trên thị trường chứng khoán Việt Nam;
- Phân tích tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam;
- Đề xuất một số kiến nghị về việc thực hiện công tác quản trị vốn
lưu động cho các doanh nghiệp niêm yết nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động
đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán thành phố Hà Nội (HNX) và thành phố Hồ Chí
Minh (HOSE).
+ Phạm vi thời gian: Số liệu các chỉ tiêu nghiên cứu được lấy từ

báo cáo tài chính hàng năm ở giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016.


3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu:
+ Đối với tài liệu nghiên cứu, tác giả tham khảo các bài báo khoa
học liên quan đến đề tài ở các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài
nước, các giáo trình và sách chuyên ngành nhằm tìm ra khoảng trống
nghiên cứu, so sánh kết quả nghiên cứu thực chứng của đề tài với các
nghiên cứu trước đây.
+ Đối với số liệu nghiên cứu, tác giả thu thập số liệu thứ cấp từ
các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng
khoán Việt Nam
- Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: Tác giả sử dụng phần
mềm STATA14 và SPSS16 để thực hiện thống kê, so sánh và phân
tích số liệu
+ Phương pháp phân tích phương sai một yếu tố ANOVA,
Kruskal-Wallis để tìm thấy sự khác biệt về công tác quản trị vốn lưu
động giữa các nhóm ngành trên thị trường chứng khoán
+ Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng được sử dụng để ước lượng
mô hình nghiên cứu
+ Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả để
tìm hiểu thực trạng của công tác quản trị vốn lưu động ở các doanh
ngiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
5. Bố cục đề tài
- Phần Mở đầu: Trình bày lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
- Phần Nội dung: gồm 3 chương
+ Chương 1: Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của quản trị vốn lưu

động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
+ Chương 2: Thiết kế nghiên cứu


4
+ Chương 3: Kết quả nghiên cứu và các hàm ý đề xuất từ kết quả
nghiên cứu
- Phần kết luận: Trình bày các kết quả chính và những đóng góp
quan trọng của đề tài nghiên cứu, chỉ ra các hạn chế trong nghiên cứu
cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Quản trị vốn lưu động đóng một vai trò quan trọng đối với sự
thành công hay thất bại của công ty trong kinh doanh do ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động của công ty cũng như tính thanh khoản. Mục
tiêu chính của quản trị vốn lưu động là duy trì sự cân bằng tối ưu
giữa các thành phần vốn lưu động. Sự thành công của doanh nghiệp
phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quản lý các khoản phải thu, tồn
kho và các khoản phải trả có hiệu quả Filbeck và Krueger (2005). Vì
vậy, có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới tìm hiểu về mối quan hệ
giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Vì vậy, có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới, khu vực và Việt Nam
đề cập đến mối quan hệ này. Một số nghiên cứu điển hình ở các quốc
gia phải kể đến là nghiên cứu của Deloof (2003) trên 1009 doanh
nghiệp phi tài chính tại Bỉ giai đoạn 1992-1996; nghiên cứu của
Lazaridis và Tryfonidis (2006) trên 131 doanh nghiệp phi tài chính
Athens (Hy Lạp) giai đoạn 2001-2004; hay nghiên cứu ở khu vực
châu Á của Khawaja và cộng sự (2011) trên 332 công ty sản xuất
niêm yết trên sàn chứng khoán Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, Pakistan,
Bangladesh, Iran và Hàn Quốc, giai đoạn 2006-2010. Tại Việt Nam,
có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động

và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở nhiều giai đoạn, lĩnh vực,
ngành nghề khác nhau. Một số nghiên cứu điển hình phải kể đến
như: nghiên cứu của Dong và Su (2010) trên 130 doanh nghiệp trong


5
giai đoạn 2006-2008; nghiên cứu của Từ Thị Kim Thoa và Tạ Thị
Uyên Uyên (2014) trên 208 công ty trong giai đoạn 2006-2012;
nghiên cứu của Tô Thị Thanh Trúc và Tạ Đình Thiên (2015) trên
564 công ty niêm yết trong giai đoạn 2006-2013…Hầu hết, các
nghiên cứu đều tìm thấy sự ảnh hưởng đáng kể của kỳ thu tiền bình
quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân hay chu
kỳ chu chuyển tiền đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Mặt
khác, nghiên cứu của Nazir và Afza (2009), Vahid và cộng sự (2012)
lại cho thấy ảnh hưởng đáng kể của chính sách đầu tư tài sản lưu
động, chính sách tài trợ vốn lưu động đến chỉ tiêu lợi nhuận trên tài
sản của doanh nghiệp. Tóm lại, các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra
sự ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp. Bài nghiên cứu này nghiên cứu sự ảnh hưởng của
quản trị vốn lưu động ở khía cạnh chính sách đầu tư tài sản lưu động
và chính sách tài trợ vốn lưu động cũng như kỳ phải thu bình quân,
kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân, kỳ thanh toán bình quân đến
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012-2016.


6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN
LƢU ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA

DOANH NGHIỆP
1.1. VỐN LƢU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm
Vốn lưu động là toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp sử dụng để mua
sắm, hình thành nên tài sản lưu động phục vụ cho quá trình kinh
doanh ở một thời điểm nhất định hay nói cách khác vốn lưu động là
biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Trong đó, tài sản lưu động
là những tài sản có thời gian sử dụng tương đối ngắn và dễ dàng thay
đổi hình thái trong quá trình sử dụng.
1.1.2. Phân loại
a. Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện
- Vốn bằng tiền
- Các khoản phải thu
- Vốn vật tư, hàng hóa
b. Phân loại theo vai trò vốn lưu động
- Vốn trong khâu dự trữ sản xuất
- Vốn trong khâu sản xuất
- Vốn trong khâu lưu thông
c. Phân loại theo quan hệ sở hữu vốn
Tài sản lưu động sẽ được tài trợ bởi hai nguồn vốn, đó là vốn chủ
sở hữu và các khoản nợ. Trong đó, các khoản nợ tài trợ chủ yếu cho
tài sản lưu động, nguồn vốn chủ sở hữu cũng cần tài trợ một phần
cho tài sản lưu động.
Vốn chủ sở hữu: là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,
doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt.


7
Các khoản nợ: là các khoản được hình thành từ vốn vay các ngân
hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua

phát hành trái phiếu, các khoản nợ người bán chưa thanh toán
1.2. CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG
1.2.1. Khái niệm
Quản trị vốn lưu động liên quan đến việc hoạch định và kiểm soát
các khoản mục tài sản lưu động và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể theo đuổi các chính sách quản trị vốn lưu động
khác nhau và do đó đạt được mức sinh lợi cũng như đối mặt với rủi ro
khác nhau, các nhà quản lý cần xem xét sự đánh đổi giữa lợi nhuận với
rủi ro dự kiến truớc khi quyết định một mức vốn lưu động tối ưu.
1.2.2. Công tác quản trị vốn lƣu động
Công tác quản trị vốn lưu động đóng vai trò then chốt trong hoạt
động sản xuất kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả hoạt động cho
doanh nghiệp. Trong đó, chính sách đầu tư tài sản lưu động và chính
sách tài trợ vốn lưu động được xem như là các định hướng ban đầu
cho việc thực hiện quản trị vốn lưu động. Vốn lưu động trong doanh
nghiệp bao gồm các loại vốn bằng tiền hàng tồn kho, khoản phải thu,
khoản phải trả,…
a. Chính sách đầu tư tài sản lưu động
Chính sách đầu tư tài sản lưu động (IP) là các chỉ dẫn cho việc
đưa ra các quyết định về mức độ đầu tư vào tài sản lưu động và có
tính lặp lại ở mỗi chu kỳ kinh doanh tại doanh nghiệp. IP được đo
lường bằng tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản. Mức đầu tư vào
tài sản ngắn hạn cao, doanh nghiệp có thể xoay vòng vốn nhanh phục
vụ kịp thời cho yêu cầu sản xuất kinh doanh, tăng khả năng sinh lợi.
Vì vậy, tỷ lệ này cao được cho là chính sách đầu tư thận trọng đồng
thời tỷ lệ này thấp được cho là chính sách đầu tư mạo hiểm.


8
b. Chính sách tài trợ vốn lưu động

Chính sách tài trợ vốn lưu động (FP) là các chỉ dẫn cho việc đưa
ra các quyết định về mức độ tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn cho tài
sản lưu động và có tính lặp lại ở mỗi chu kỳ kinh doanh tại doanh
nghiệp. FP được đo lường bằng tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản.
Mức nợ ngắn hạn cao dẫn đến doanh nghiệp bị áp lực về thời hạn
thanh toán. Vì vậy, tỷ lệ này cao được cho là chính sách tài trợ vốn
lưu động mạo hiểm đồng thời tỷ lệ này thấp được cho là chính sách
tài trợ thận trọng.
c. Quản trị hàng tồn kho
Hàng tồn kho là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để phục vụ
cho quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ, chi phí sản xuất dở dang, thành phẩm, hàng hóa. Việc dữ trữ
hàng tồn kho có ý nghĩa quan trọng vì nếu dự trữ quá ít có thể vật tư
hàng hóa không đủ cho sản xuất làm gián đoạn việc kinh doanh.
Ngược lại, dữ trữ hàng tồn kho quá lớn tới mức dư thừa không cần
thiết sẽ làm đọng vốn, tăng chi phí. Vì vậy, mục tiêu quản trị hàng tồn
kho là phải đảm bảo dự trữ đủ vật tư, hàng hóa cho nhu cầu sản xuất
kinh doanh liên tục và tối thiểu hóa số vốn lưu động ở khâu dữ trữ để
tránh ứ đọng vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
d. Quản trị khoản phải thu
Khoản phải thu trong doanh nghiệp có nhiều loại, đó là khoản
phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, khoản phải thu
nội bộ, khoản phải thu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, khoản phải
thu khác. Trong đó, khoản phải thu khách hàng mua thường chiếm tỷ
lệ lớn nhất. Khoản phải thu trong doanh nghiệp tồn tại là khách quan
nhưng mức phải thu cao hay thấp cũng phụ thuộc vào nhân tố chủ
quan là cách quản lý của doanh nghiệp.


9

e. Quản trị khoản phải trả
Khoản phải trả là các khoản vốn mà doanh nghiệp thanh toán cho
nhà cung cấp theo hợp đồng đã ký kết trước, khoản phải nộp ngân
sách nhà nước, khoản phải trả cho người lao động, khoản phải trả
khác. Trong đó, khoản thanh toán cho nhà cung cấp thường chiếm tỷ
trọng lớn. Khi doanh nghiệp tồn tại, khoản nợ thanh toán cao đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp đang tận dụng được nguồn vốn từ bên
ngoài để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nếu
khoản phải trả quá lớn sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp do
bị hoài nghi về khả năng thanh toán, sản xuất kinh doanh. Do vậy,
việc quản trị khoản phải trả tốt, doanh nghiệp cần phải thường xuyên
kiểm tra, đối chiếu các khoản phải thanh toán với gnhà cung cấp để
kịp xoay vòng vốn trả nợ, tránh tình trạng nợ quá hạn.
f. Quản trị vốn bằng tiền
Tiền mặt kết nối tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính của
doanh nghiệp. Quản trị vốn bằng tiền là một quá trình bao gồm quản
lý luồng tiền mặt tại quỹ và tài khoản thanh toán tại ngân hàng, kiểm
soát chi tiếu, dự báo nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp, bù đắp thâm
hụt ngân sách, giải quyết tình trạng thừa, thiếu tiền mặt trong ngắn
hạn cũng như dài hạn. Việc dự trữ tiền mặt trong doanh nghiệp nhằm
các mục đích: thực hiện các giao dịch kinh doanh như mua sắm
nguyên vật liệu, hàng hóa và thanh toán các khoản chi phí cần thiết
cho doanh nghiệp, thanh toán các khoản nợ, vay,…
1.3. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.1. Khái niệm
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là khả năng đạt được kết
quả, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp
1.3.2. Các chỉ tiêu đo lƣờng



10
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đo lường như sau:

Hiệu quả hoạt động

Kết quả đầu ra
=

Các yếu tố đầu vào

Xét ở nhiều khía cạnh khác nhau của hiệu quả hoạt động như hiệu
quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh doanh tổng hợp, hiệu quả
tài chính của doanh nghiệp sẽ có nhiều chỉ tiêu đo lường khác nhau.
Tuy nhiên, trong phần này, tác giả chỉ đề cập đến các chỉ tiêu phản
ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà được nhiều nghiên cứu
trước sử dụng khi nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị vốn lưu
động đến hiệu quả hoạt động
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) là chỉ tiêu thể hiện mối quan
hệ giữa lợi nhuận trước thuế có được so với toàn bộ tài sản mà doanh
nghiệp đã bỏ ra.
Lợi nhuận trƣớc thuế
ROA

=

Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất sinh lợi kinh tế tài sản (RE)
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản đã phản ánh một cách tổng

hợp hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả về lợi
nhuận còn chịu tác động bởi cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp
Lợi nhuận trƣớc thuế + Chi phí lãi
RE

=

Tổng tài sản bình quân


11
Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) là chỉ tiêu thể hiện mối
quan hệ giữa lợi nhuận có được so với toàn bộ vốn chủ sở hữu mà
doanh nghiệp đã bỏ ra.
Lợi nhuận sau thuế
ROE

=
Vốn chủ sở hữu bình quân

Tỷ suất lợi nhuận gộp (GOP)
Tỷ suất lợi nhuận gộp (GOP) là tỷ lệ tài chính phản ánh giữa mức
chênh lệch giữa giá bán và giá vốn so với tài sản ngoại trừ các tài sản
tài chính của đơn vị. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính tại đơn vị sẽ tạo ra bao
nhiêu đồng lãi gộp.
Doanh thu – Giá vốn
GOP


=
Tài sản – Tài sản tài chính

Chỉ tiêu GOP đo lường hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh
doanh chính của doanh nghiệp. Do vậy, tài sản tài chính đã được loại
ra khỏi tài sản của doanh nghiệp nhằm phản ánh chính xác trình độ
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh chính của nhà quản lý
1.4. ẢNH HƢỞNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
Quản lý vốn lưu động đóng vai trò quan trọng trong lợi nhuận và
rủi ro của công ty cũng như giá trị của nó Smith (1980). Vốn lưu
động là các tài sản ngắn hạn để đáp ứng các hoạt động sản xuất kinh
doanh tại doanh nghiệp, và tùy thuộc vào hoạt động của mỗi doanh


12
nghiệp mà công tác quản trị vốn lưu động cũng khác nhau. Tuy
nhiên, việc đưa ra quyết định mức đầu tư vào tài sản lưu động hay
mức tài trợ vốn lưu động cao hay thấp là công việc đầu tiên mà mỗi
nhà quản trị phải thực hiện trong công tác quản trị vốn lưu động.
Mức đầu tư tài sản lưu động, mức tài trợ vốn lưu động ít nhiều đều
có ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác, công tác
quản trị lưu động còn thể hiện ở kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân
chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân dài hay ngắn cũng tác
động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tóm lại, công tác
quản trị vốn lưu động ở khía cạnh chính sách đầu tư tài sản lưu động,
chính sách tài trợ vốn lưu động hay ở khía cạnh quản trị khoản phải
thu, hàng tồn kho, khoản phải trả đều có những tác động nhất định
đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.4.1. Ảnh hƣởng của chính sách đầu tƣ tài sản lƣu động,

chính sách tài trợ vốn lƣu động đến hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp
1.4.2. Ảnh hƣởng của công tác quản trị vốn lƣu động đến hiệu
quả hoạt động doanh nghiệp
1.4.3. Ảnh hƣởng của các yếu tố khác đến hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp


13
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Đề tài đã trình bày cơ sở lý thuyết về vốn lưu động, công tác quản
trị vốn lưu động không chỉ ở khía cạnh chính sách đầu tư tài sản lưu
động, chính sách tài trợ vốn lưu động mà còn ở khía cạnh hiệu quả
công tác quản trị vốn lưu động thông qua các chỉ số đo lường kỳ thu
tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình
quân; ảnh hưởng của công tác quản trị vốn lưu động đến hiệu quả
hoạt động doanh nghiệp thông qua các nghiên cứu trước đây. Ngoài
ra, chương 1 cũng đề cập đến các biến giải thích công tác quản trị
vốn lưu động cũng như biến phụ thuộc về hiệu quả hoạt động trong
các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài. Tóm lại, chương 1 là
cơ sở để tác giả thiết lâp mô hình nghiên cứu ở chương 2 cũng như
đưa ra kết quả phân tích số liệu ở chương 3 nhằm tìm kiếm bằng
chứng về ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt
động ở các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.


14
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG
CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Trước khi tìm hiểu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và
hiệu quả hoạt động, tác giả đã tổng hợp số liệu thực tế trên thị trường
chứng khoán Việt Nam năm 2016 để có cái nhìn toàn cảnh về bức
tranh của công tác quản trị vốn lưu động của các doanh nghiệp niêm
yết hiện nay. Số liệu được tổng hợp theo nhóm ngành, ngành trên các
trang web uy tín.
2.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
VỐN LƢU ĐỘNG
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được thể hiện qua mối
quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để
có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động doanh
nghiệp. Có rất nhiều cách để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp thông qua các chỉ tiêu như ROA, ROE, RE, GOP,…khi
nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả
hoạt động. Tuy nhiên, tác giả sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận gộp
GOP được đo lường bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận gộp (Doanh thu – Giá
vốn hàng bán) trên tổng giá trị tài sản (loại trừ tài sản tài chính) làm
biến phụ thuộc để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Công tác quản trị vốn lưu động được đánh giá có hiệu quả cao
hay thấp khi đặt chúng trong mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp. Vì vậy, có rất nhiều nghiên cứu trước đây đã tìm hiểu
mối quan hệ này trên nhiều khía cạnh, nhiều ngành nghề ở nhiều
quốc gia, khu vực. Có thể nói, mỗi một doanh nghiệp tùy vào đặc


15
điểm sản xuất kinh doanh mà có công tác quản trị vốn lưu động khác

nhau, kéo theo đó hiệu quả hoạt động mang lại cho mỗi doanh
nghiệp cũng khác nhau. Khi doanh nghiệp quyết định mức đầu tư
vào tài sản lưu động cao nhưng việc luân chuyển hàng tồn kho
nhanh, thời gian thu hồi nợ khách hàng rút ngắn, thời gian trả nợ
người bán càng lâu sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp xoay vòng vốn
nhanh, gia tăng sản xuất làm tăng doanh thu, lợi nhuận tăng. Ngược
lại, khi doanh nghiệp quyết định mức đầu tư vào tài sản lưu động
thấp, thời gian luân chuyển hàng tồn kho kéo dài, khách hàng chậm
trả tiền trong khi doanh nghiệp phải thanh toán sớm cho người bán;
doanh nghiệp sẽ mất nhiều chi phí cho việc bảo quản hàng tồn kho,
chi phí thu hồi nợ hơn nữa cơ hội xoay vòng vốn nhanh, gia tăng
doanh thu không có dẫn đến giảm lợi nhuận. Việc quyết định tài trợ
cho tài sản bằng nguồn vốn ngắn hạn hay dài hạn là công việc tiếp
theo của nhà quản trị sau khi quyết định mức đầu tư tài sản lưu động.
Doanh nghiệp áp dụng mức tài trợ vốn lưu động với nợ ngắn hạn
nhiều hay ít thì cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp do ảnh hưởng của chi phí vốn. Như vậy, có thể nói rằng công
tác quản trị vốn lưu động mang tính định hướng gồm mức đầu tư tài
sản lưu động (chính sách đầu tư tài sản lưu động) và mức tài trợ vốn
lưu động (chính sách tài trợ vốn lưu động) hay hiệu quả công tác
quản trị vốn lưu động thể hiện qua chỉ tiêu đo lường kỳ luân chuyển
hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, kỳ thanh toán bình quân đều ít
nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
2.3. CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3.1. Các giả thuyết
2.3.2. Mô hình nghiên cứu


16
Mô hình 1:

GOP = β0 + β1IPit + β2ARit+ β3INVit + β4APit + β5FATAit + β6SASit +
β7SIZEit + β8GROWTHit + ωit (1)
Mô hình 2:
GOP = β0 + β1FPit+ β2ARit+ β3INVit + β4APit + β5FATAit +
β6SASit + β7SIZEit + β8GROWTHit + ωit (2)
Mô hình 3:
GOP = β0 + β1IPit + β2FPit + β3ARit+ β4INVit + β5APit +
β6FATAit + β7SASit + β8SIZEit + β9 GROWTHit + ωit (3)
2.4. Đo lƣờng các biến
Bảng 2.3: Bảng tóm tắt cách xác định các biến
Ký hiệu

Tên biến

Công thức

GOP

Tỷ suất lợi nhuận gộp

(Doanh thu-giá vốn)/ (Tài sảnTài sản tài chính)

IP
FP
AR
INV
AP
Ký hiệu

Mức đầu tư tài sản lưu

Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản
động
Tỷ trọng nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn/ Tổng tài sản
(Bình quân khoản phải thu/
Kỳ thu tiền bình quân
Doanh thu thuần)*365
Kỳ luân chuyển hàng (Bình quân hàng tồn kho/ Giá
tồn kho bình quân
vốn)*365
Kỳ thanh toán bình (Bình quân khoản phải trả/ Giá
quân
vốn)*365
Tên biến

Công thức

Tỷ trọng tài sản tài
Tài sản tài chính/ Tổng tài sản
chính
Tỷ số chi phí bán
hi phí bán hàng và quản lý
SAS
hàng và quản lý doanh
doanh nghiệp/ doanh thu
nghiệp
SIZE
Quy mô
Ln(Tài sản)
Tốc độ tăng trưởng (Doanh thu nămt-Doanh thu

GROWTH
doanh thu
nămt-1)/ Doanh thu nămt-1
FATA

Dấu dự
kiến
Biến phụ
thuộc
+
+ hoặc +
Dấu dự
kiến
+
- hoặc +
- hoặc +
- hoặc +


17
2.5. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
2.6. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
2.6.1. Phƣơng pháp phân tích phƣơng sai một yếu tố
2.6.2. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng mô hình
a. Mô hình plooed OLS
b. Mô hình ảnh hưởng cố định (FEM)
c. Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM)
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chương 2 đã trình bày các nội dung về thực trạng công tác quản
trị vốn lưu động các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng

khoán Việt Nam một cách cụ thể trong năm 2016; đây là cơ sở để tác
giả tiến hành chọn mẫu nghiên cứu ở phần sau. Ở chường này, tác
giả cũng đã tiến hành xây dựng các giả thuyết nghiên cứu nhằm dự
đoán, nhận định sơ bộ về kết quả sự ảnh hưởng của quản trị vốn lưu
động đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, các phương pháp xử lý, phân tích
số liệu cũng được trình bày một cách cụ thể: phương pháp phân tích
phương sai một yếu tố, phương pháp hồi quy dữ liệu bảng theo
phương pháp ước lượng OLS, REM, FEM.


18
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC HÀM Ý ĐỀ XUẤT TỪ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.1. Thống kê mô tả về các biến trong mô hình
Với sự hỗ trợ của phần mềm STATA, kết quả thống kê mô tả về
các biến trong mô hình: chính sách đầu tư tài sản lưu động hay mức
đầu tư tài sản lưu động (IP), chính sách tài trợ vốn lưu động hay tỷ
trọng nợ ngắn han (FP), kỳ thu tiền bình quân (AR), kỳ luân chuyển
hàng tồn kho (INV), kỳ thanh toán bình quân (AP) thể hiện công tác
quản trị vốn lưu động; tỷ suất lợi nhuận gộp (GOP) thể hiện hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp; tỷ trọng tài sản tài chính trên tổng tài
sản (FATA), tỷ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên
doanh thu (SAS), quy mô doanh nghiệp (SIZE), tốc độ tăng trưởng
doanh thu (GROWTH) đóng vai trò là các biến kiểm soát được trình
bày ở Bảng 3.1
Bảng 3.1. Bảng thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Biến

Obs
Mean
Std. Dev.
Min
Max
900
0,2752
0,2227
-0,3528
1,1865
GOP
900
0,5743
0,2241
0,0226
0,9994
IP
900
0,3814
0,1991
0,0030
0,9755
FP
900
53,62
50,04
1,0009
364
AR
900

84,66
72,67
0,6157
378
INV
900
46,06
47,69
0,7634
359
AP
900
0,1721
0,1550
0
0,7228
FATA
900
0,1119
0,1426
0,0071
2,63
SAS
900
14,04
1,4450
9,27
18,11
SIZE
0,1589

0,604
-0,8999
11,2556
GROWTH 900
(Nguồn tính toán của tác giả)


19
3.1.2. Sự khác biệt về công tác quản trị vốn lƣu động trong
mối liên hệ giữa các nhóm ngành
Kết quả phân tích, so sánh về công tác quản trị vốn lưu động của
một số nhóm ngành trong mối liên hệ với hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp ở trên cho thấy sau khi quyết định mức đầu tư vào tài sản lưu
động cũng như mức tài trợ cho tài sản lưu động, doanh nghiệp cũng
cần phải quản trị tốt các khoản phải thu, hàng tồn kho, khoản phải trả
thì mới mong đạt được kết quả kinh doanh tốt
3.1.3. Ƣớc lƣợng và phân tích mô hình nghiên cứu
a. Mối quan hệ tương quan giữa các biến trong mô hình
b. Các kiểm định các điều kiện liên quan đến mô hình
b1. Kiểm định sự phù hợp của mô hình
b2. Kiểm định các khuyết tật của mô hình
b3. Kết quả hồi quy mô hình sau khi khắc phục các khuyết tật
Sau khi khắc phục hiện tượng tự tương quan, phương sai sai số
thay đổi ở 3 mô hình nghiên cứu bằng phương pháp bình phương tối
thiểu tổng quát khả thi (FGLS) nhằm đảm bảo ước lượng thu được
vững và hiệu quả. Kết quả các mô hình nghiên cứu như sau:

Bảng 3.13: Kết quả hồi quy mô hình sau khi khắc phục các khuyết tật
GOP
Intercept

IP
FP
AR
INV
AP
FATA
SAS
GROWTH
SIZE
R2
Adj. R2

Mô hình 1
0,364***
0,2109***
-0,0006***
-0,0002**
-0,0001
0,4003***
-0,0349
0,0070
-0,0351***
0,34
0,339

(REM)

Hệ số hồi quy
Mô hình 2 (REM)
0,8014***

-0,0342
-0,0005***
-0,0001
-0,0002
0,4865***
-0,0479
0,0086
-0,0389***
0,3102
0,304

Mô hình 3 (FEM)
0,2315***
-0,0963*
-0,0005***
-0,0002*
-0,0001
0,3802***
-0,0670
0,0085
-00386**
0,3642
0,1961

(Ghi chú *, ** và *** có ý nghĩa tương ứng ở mức 5%, 1%, <1%)


20
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức đầu tư tài sản lưu động (IP) ảnh
hưởng cùng chiều với tỷ suất lợi nhuận gộp (GOP). Tỷ trọng nợ ngắn

hạn ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ suất lợi nhuận gộp (GOP). Kỳ thu
tiền bình quân (AR), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV) ảnh hưởng
ngược chiều đến tỷ suất lợi nhuận gộp (GOP), trong khi kỳ thanh
toán bình quân (AP) cũng ảnh hưởng ngược chiều nhưng lại không
có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp càng
rút ngắn thời gian thu tiền, thời gian luân chuyển hàng tồn kho thì tỷ
suất lợi nhuận gộp của doanh nghiệp sẽ tăng lên.
3.2. CÁC HÀM Ý VÀ ĐỀ XUẤT TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2.1. Đối với chính sách đầu tƣ tài sản lƣu động
Để gia tăng tỷ suất lợi nhuận gộp ngoài việc doanh nghiệp quyết
định mức đầu tư tài sản lưu động tăng một cách hợp lý, phù hợp với
tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ, doanh
nghiệp cần phải quản trị tốt tài sản lưu động cụ thể là hàng tồn kho,
khoản phải thu,…
3.2.2. Đối với chính sách tài trợ vốn lƣu động
Doanh nghiệp có thể quyết định lựa chọn nguồn tài trợ là nợ ngắn
hạn, nợ dài hạn nhiều hay ít là tùy thuộc vào điều kiện hoạt động sản
xuất kinh doanh ở mỗi giai đoạn. Chính sách tài trợ vốn lưu động là
quyết định tiếp theo sau khi doanh nghiệp quyết định mức đầu tư vào
tài sản ngắn hạn. Vậy, doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn các nguồn
tài trợ một cách hợp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh để tăng tỷ
suất lợi nhuận gộp, tăng lợi nhuận.
3.2.3. Đối với công tác quản trị khoản phải thu
Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ
thu tiền bình quân và tỷ suất lợi nhuận gộp. Nghĩa là doanh nghiệp
càng rút ngắn thời thu tiền khách hàng thì khả năng gia tăng tỷ suất


21
lợi nhuận gộp càng cao. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải quản trị

khoản phải thu như thế nào để rút ngắn thời gian thu tiền. Việc thắt
chặt tín dụng có thể giúp doanh nghiệp giảm được thời gian thu tiền
nhưng cũng đối mặt với nguy cơ mất khách hàng. Ngược lại, khi
doanh nghiệp có chính sách nới lỏng tín dụng khách hàng có thể kích
thích doanh thu tăng lên, mở rộng các quan hệ khách hàng; nhưng
doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ rủi ro về tính thanh khoản.
Do vậy, cần phải quản trị khoản phải thu nhất là khoản phải thu
khách hàng một cách hợp lý.
3.2.4. Đối với công tác quản trị hàng tồn kho
Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ
luân chuyển hàng tồn kho và tỷ suất lợi nhuận gộp. Hay nói cách
khác, doanh nghiệp càng rút ngắn thời gian luân chuyển hàng tồn
kho thì tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ tăng lên. Công tác quản trị hàng tồn
kho hiệu quả giúp rút ngắn thời gian luân chuyển thì cần sự phối hợp
đồng bộ của các bộ phận liên quan từ khâu mua hàng, nguyên vật
liệu đến khâu sản xuất và bán hàng hóa, thành phẩm.
3.2.5. Đối với hoạt động đầu tƣ tài chính
3.2.6. Các hàm ý và đề xuất khác


22
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Chương đã trình bày kết quả thống kê mô tả về các biến trong mô
hình, sự khác biệt trong công tác quản trị vốn lưu động thông qua
phương pháp phân tích phương sai một yếu tố trước khi trình bày kết
quả hồi quy nhằm làm rõ hơn sự ảnh hưởng của công tác quản trị vốn
lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết Việt
Nam. Kết quả phân tích hồi quy nhằm kiểm định các giả thuyết
nghiên cứu thông qua sử dụng phương pháp REM và FEM để ước
lượng kết quả hồi quy từ mô hình nghiên cứu. Kết quả hồi quy ở 3

mô hình đã sử dụng phương pháp ước lượng REM, FEM có khắc
phục các khuyết tật của mô hình thông qua phương pháp ước lượng
bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS). Kết quả nghiên cứu
hồi quy cho thấy chính sách đầu tư tài sản lưu động, chính sách tài
trợ vốn lưu động, kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn
kho, tỷ trọng tài sản tài chính, quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng
đến tỷ suất lợi nhuận gộp; trong khi đó kỳ thanh toán bình quân, tỷ
số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu và tốc độ
tăng trưởng doanh thu lại không ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận
gộp.


23
KẾT LUẬN
1. Những đóng góp của nghiên cứu
1.1. Về nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu đã tìm ra sự ảnh hưởng cùng chiều của chính sách
đầu tư tài sản lưu động, sự ảnh hưởng ngược chiều của chính sách tài
trợ vốn lưu động đến tỷ suất lợi nhuận gộp của các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua mô hình nghiên
cứu đã đề xuất. Ngoài ra, nghiên cứu một lần nữa khẳng định sự ảnh
hưởng ngược chiều của kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng
tồn kho đến tỷ suất lợi nhuận gộp khi nghiên cứu về các doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu cũng
nhận thấy các doanh nghiệp hoạt động trong các nhóm ngành khác
nhau sẽ có có công tác quản trị vốn lưu động khác nhau.
1.2. Về ý nghĩa thực tiễn
Với kết quả đạt được từ mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của quản
trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động: ảnh hưởng cùng chiều giữa
mức đầu tư tài sản lưu động với tỷ suất lợi nhuận gộp, ảnh hưởng

ngược chiều giữa tỷ lệ nợ ngắn hạn, kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân
chuyển hàng tồn kho đến tỷ suất lợi nhuận gộp khi nghiên cứu trên
180 doanh nghiệp ở 18 nhóm ngành khác nhau tại Việt Nam, giai
đoạn 2012-2016 có ý nghĩa rất lớn đối với việc nhà quản trị khi đưa
ra các quyết định về gia tăng mức đầu tư tài sản ngắn hạn hay giảm
mức tài trợ từ nợ ngắn hạn để gia tăng tỷ suất lợi nhuận gộp; quyết
định rút ngắn thời gian thu tiền khách hàng, thời gian luân chuyển
hàng tồn kho để gia tăng tỷ suất lợi nhuận gộp.
Những doanh nghiệp hoạt động trong các nhóm ngành khác nhau
thì công tác quản trị vốn lưu động cũng khác nhau. Vì thế, những đề


×