Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH TUYỂN DỤNG VÀ DUY TRÌ NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG TY VINAMILK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.56 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỒ ÁN HỌC PHẦN QUẢN TRỊ 1
TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH TUYỂN DỤNG VÀ DUY
TRÌ NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG TY VINAMILK
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Đình Tuân
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hòa
Khóa: 06
Lớp: 06DHQT3

TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2018

1


LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa Quý Thầy Cô giáo
Em tên là Nguyễn Hòa hiện đang học lớp 06DHQT3 Trường Đại học Công
nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.
Em xin cam đoan học phần đồ án 1 với đề tài “Tìm hiểu chính sách tuyển dụng
và duy trì nguồn nhân lực của công ty Vinamilk” do em thực hiện. Em xin cam đoan số
liệu và kết quả nghiên cứu trong đồ án này là trung thực và chưa hề được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong đồ án đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép
công bố.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2018.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hòa



2


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân cảm ơn Thầy Phạm Đình Tuân đã hướng dẫn em tận tình và chi tiết
trong việc nghiên cứu học phần đồ án 1 này.
Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Công nghiệp Thực
Phẩm Thành phố Hồ Chí Minh đả giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô, em kính chúc Thầy Cô
dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2018.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hòa

3


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hòa

MSSV : 2013150033

Khóa : 06

Lớp : 06DHQT3.


................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2018.
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

4


ĐÁNH GIÁ ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1.

Thái độ, ý thức trong thời gian thực hiện------------------(2,0 điểm)
..................................................................................................................

...................................................................................................................
...................................................................................................................
2.

Nhận xét báo cáo đồ án học phần




Mở đầu ------------------------------------------------------------(1,0 điểm)
...................................................................................................................



Chương 1: Tổng quan về đơn vị -----------------------------(2,0 điểm)
.................................................................................................................... .
...................................................................................................................



Chương 2: Thực trạng thực tập tại bộ phận--------------(3,0 điểm)
.................................................................................................................... .
...................................................................................................................



Chương 3: Bài học kinh nghiệm ----------------------------(2,0 điểm)
...................................................................................................................
3. Đánh giá chung kết quả thực hiện (Tổng điểm của sinh viên)
..................................................................................................................
Tp.Hồ Chí Minh, ngày ……… tháng 3 năm 2018
Giáo viên hướng dẫn

5



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: ...............................................................................................................................
Bảng 1.2: ...........................................................................................................................
Bảng 2.1: .......................................................................................................................
Bảng 2.2: ........................................................................................................

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1: ..................................................................................................................................
Hình 2.1: ..................................................................................................................................
Biểu đồ 2.1: ............................................................................................................................
Biểu đồ 2.2:.............................................................................................................................

6


MỤC LỤC
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG TUYỂN DỤNG VÀ DUY TRÌ NGUỒN
NHÂN LỰC..............................................................................................................................................12
1.

2.

Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực.....................................................................................12
1.1.

Khái niệm..................................................................................................................................12

1.2.

Mục tiêu....................................................................................................................................12


1.3.

Chức năng kích thích động viên.............................................................................................12

1.4.

Chức năng quan hệ lao động..................................................................................................13

Chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực........................................................................................13
2.1.

Chính sách về tiền lương.........................................................................................................13

2.2.

Chính sách về tiền thưởng......................................................................................................14

2.3.

Chính sách đào tạo và phát triển...........................................................................................15

2.4.

Chính sách xã hội.....................................................................................................................16

Chương 2: QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY VINAMILK.......................16
1.

Giới thiệu về công ty Vinamilk.......................................................................................................17

1.1.

Khái quát về Công ty Vinamilk..............................................................................................17

1.2.

Các sản phẩm của Công ty Vinamilk....................................................................................19

1.3.

Sơ đồ tổ chức của công ty của Công ty..................................................................................22

1.4.

Phân tích nguồn nhân lực công ty Vinamilk........................................................................23

1.4.1.

Cơ cấu lao động theo giới tính.......................................................................................23

1.4.2.

Cơ cấu lao động theo độ tuổi..........................................................................................23

1.4.3.

Cơ cấu lao động theo trình độ........................................................................................24

2.


Tìm hiểu chính sách tuyển dụng của Công ty Vinamilk.............................................................26

3.

Chính sách duy trì nguồn nhân lực của Công ty Vinamilk........................................................30
3.1.

Chính sách về tiền lương của Công ty Vinamilk..................................................................30

3.2.

Chính sách thi đua và thưởng của công ty Vinamilk..........................................................33

3.3.

Chính sách đào tạo và phát triển của Công ty Vinamilk....................................................37

3.4.

Chế độ phúc lợi, đãi ngộ với người lao động........................................................................40

Chương 3: NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CHÍNH SÁCH TUYỂN
DỤNG VÀ DUY TRÌ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY VINAMILK....................................43
1.

Ưu điểm của chính sách tuyển dụng và duy trì nguồn nhân lực của Công ty Vinamilk.........43

2.

Những hạn chế của chính sách tuyển dụng và duy trì nguồn nhân lực của Công ty Vinamilk

44
7


3.

Một số giải pháp hoàn thiện...........................................................................................................44

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................46

8


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài.
Ngày nay, trong điều kiện khắc nghiệt của thương trường, cạnh tranh về nguồn

nhân lực luôn là vấn đề nóng bỏng tại các công ty tầm cỡ trên thế giới. Nhiều doanh
nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực, bởi nhân viên chính là
tài sản, huyết mạch của doanh nghiệp.
Và có thể nói chính sách tuyển dụng và duy trì nguồn nhân lực là yếu tố quan
trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải xây dựng vì tác động mạnh mẽ tới sự
phát triển của doanh nghiệp. Vì thế, để thu hút nhân tài, các doanh nghiệp không ngừng
hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực mà theo đó, mức lương thưởng cùng
nhiều chế độ đãi ngộ khác luôn được lãnh đạo các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm
củng như làm sao để thu hút được những lao động giỏi có tay nghề cao ở môi trường
bên ngoài hay việc giữ chân các lao động giỏi trong công ty để cống hiến ch công ty
mình.

Đối với Công ty Vinamilk thì thu hút nhân tài, đào tạo nhân lực chất lượng cao
hay phát triển nhân lực, tạo động lực cho người lao động là những chính sách vô cùng
cấp thiết và quan trọng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần quan tâm tới tình trạng tài
chính, nhân lực để đưa ra chính sách và kế hoạch nhân lực phù hợp và triệt để nhất. Vì
con người là nền tảng giúp doanh nghiệp phát triển nên đầu tư cho con người luôn là
cách đầu tư có lãi.
Ở Công ty Vinamilk có nguồn nhân lực mạnh, đang ở độ tuổi tốt nhất để cống
hiến thì việc các nhà quản trị cấp cao đưa ra các chính sách và kế hoạch để tận dụng
nguồn lực hiệu quả là điều vô cùng cần thiết. Để hoàn thành các mục tiêu phát triển các
chiến lược và tạo cho người lao động ở công ty một môi trường làm việc tốt nhất để
phát huy hết khả năng làm việc của người lao động qua đó tạo ra những sản phẩm dịch
vụ của công ty đạt chất lượng và hiệu quả tốt nhất mang lại cho người tiêu dụng.
9


2.

Mục tiêu đề tài.
Nhận xét đánh giá các chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực của Công ty

Vinamilk.
Đề xuất các chính sách để cái thiện việc thu hút nguồn lao động tốt cho công ty.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Nguồn nhân sự công ty Vinamilk
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các các chính sách tuyển dụng trì nguồn nhân

lực tại Công ty Vinamilk
Thời gian nghiên cứu: từ đến…

4.

5.

Phương pháp nghiên cứu.


Phân tích và tổng hợp



Thu thập thống kê số liệu
Ý nghĩa của đề tài.
Cải thiện chính sách tuyển dụng để thu hút nguồn lao động và tuyển chọn nguồn

lao động chất lượng cao cho Công ty để tạo ra sản phẩm dịch vụ đạt hiệu quả tốt nhất.
6.

Bố cục đề tài.
Chương 1: Cơ sở lý luận của hoạt động tuyển dụng và duy trì nguồn nhân lực.
Tóm tắt lý thuyết về nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực và các chính sách

tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Chương 2: Quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty Vinamilk.
Giới thiệu về Công ty Vinamilk sau đó đi vào phân tích các chính sách tuyển
dụng và duy trì nguồn nhân lực mà công ty đem lại cho người lao động.
Chương 3: Những điểm nổi bật và những hạn chế của chính sách tuyển dụng
và duy trì nguồn nhân lực của công ty Vinamilk.
10



Sau khi đi phân tích thì ta tìm ra được một số ưu điểm, nhược điểm để từ đó đưa
ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các chính sách tuyển dụng và duy trì nguồn nhân
lực của công ty.

11


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG TUYỂN DỤNG VÀ DUY TRÌ
NGUỒN NHÂN LỰC
1. Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực
1.1.
Khái niệm
PGS TS Trần Kim Dung (2011) cho rằng: Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân
lực chú trọng đến việc duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh
nghiệp. Nhóm chức năng này gồm hai chức năng nhỏ hơn là kích thích, động viên và
duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp.
1.2.

Mục tiêu

Biết được các mong muốn của nhân viên qua đó đáp ứng cho họ những điều
kiện tốt nhất năng lực của bản thân nhằm duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân
lực trong doanh nghiệp.
1.3.

Chức năng kích thích động viên

PGS TS Trần Kim Dung (2011) cho rằng: Chức năng kích thích, động viên liên
quan đến các chính sách và các hoạt động nhằm khuyến khích, động viên nhân viên

trong doanh nghiệp làm việc hang say, tận tình, có ý thức trách nhiệm và hoàn thành
công việc với chất lượng cao. Giao cho nhân viên những công việc mang tính thách
thức cao, cho nhân viên biết sự đánh giá của cán bộ lãnh đạo về mức độ hoàn thành và
ý nghĩa của việc hoàn thành công việc của nhân viên đối với hoạt động của doanh
nghiệp, trả lương cao và công bằng, kịp thời khen thưởng các cá nhân cá sang kiến, cải
tiến kỹ thuật, có đóng góp làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và uy tín của doanh
nghiệp,… là những biện pháp hữu hiệu để thu hút và duy trì được đội ngũ lao động
lành nghề cho doanh nghiệp. Do đó, xây dựng và quản lý hệ thống thang bảng lương,
thiết lập và sử dụng các chính sách lương bổng, thăng tiến, kỷ luật, tiền thưởng, phúc

12


lợi, phụ cấp, đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên là những hoạt động
quan trọng nhất của chức năng kích thích, động viên.
1.4.

Chức năng quan hệ lao động

PGS TS Trần Kim Dung (2011) cho rằng: Chức năng quan hệ lao động liên quan
đến các hoạt động nhằm hoàn thiện môi trường làm việc và các mối quan hệ trong
công việc như: ký kết hợp đòng lao động, giải quyết khiếu tố, tranh chấp lao động, giao
tế nhân viên, cải thiện môi trường làm việc, y tế, bảo hiểm và an toàn lao động. Giải
quyết tốt chức năng quan hệ lao động sẻ vừa giúp các doanh nghiệp tạo ra bầu không
khí tâm lý tập thể và các giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa làm cho nhân viên được thỏa
mãn với công việc và doanh nghiệp.
2. Chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực
2.1.
Chính sách về tiền lương
PGS TS Trần Kim Dung (2011) cho rằng:

Lương cơ bản được trả cố định cho người lao động đã thực hiện trách nhiệm
công việc cụ thể. Lương cơ bản được tính theo thời gian làm việc (giờ, ngày, tháng,
năm) hoặc theo đơn giá sản phẩm và không bao gồm các khoản trả thêm như lương
ngoài giờ, lương khuyến khích, v.v… Lương cơ bản thường được ghi trong hợp đồng
lao động và giá thị trường.
Thông thường có ba hình thức tiền lương chủ yếu áp dụng trong các doanh
nghiệp: tiền lương thời gian, tiền lương trả theo trình độ năng lực của nhân viên và tiền
lương trả theo kết quả thực hiện công việc.
Hình thức trả lương theo thời gian: Nhân viên được trả lương theo thời gian làm
việc: giờ, ngày, tuần, tháng hoặc năm. Tiền lương thời gian thường được sử dụng rộng
rãi đối với một số loại công việc của lao động không lành nghề hoặc những công việc
khó tiến hànhđịnh mức chính xác và chặt chẽ hoặc do tính chất của công việc, nễu trả
lương theo sản phẩm sẻ không đảm bảo chất lượng sản phẩm, không mang lại hiệu quả
thiết thực.

13


Hình thức trả lương theo nhân viên: Khi các nhân viên có trình đọ lành nghề, kỹ
năng khác nhau thực hiện cùng một loại công việc thì nhân viên này nên được trả
lương như thế nào? Những doanh nghiệp muốn kích thích nhân viên nâng cao trình độ
lành nghề và muốn nâng cao tính linh hoạt trong thị trường lao động nội bộ để có thể
dễ dàng chuyển nhân viên từ công việc này sang công việc khác thường áp dụng cách
trả lương theo nhân viên. Khi đó, nhân viên trong doanh nghiệp sẽ được trả lương theo
những kỹ năng mà họ đã được đào tạo, giáo dục và sử dụng. Mỗi khi nhân viên có
thêm các chứng chỉ học vấn, hoặc có các bằng chứng đã nâng cao trình độ lành nghề
cần thiết cho công việc họ đều được tăng lương.
Hình thức trả lương theo kết quả thực hiện công việc: Với hình thức trả lương
theo kết quả thực hiện công việc, nhân viên được trả lương căn cứ vào kết quả thực
hiện công việc của họ. Có nhiều hình thức trả lương theo kết quả thực hiện công

vieecjnhuw trả lương theo sản phẩm, theo sản phẩm lũy tiến, khoán tiền lương theo
nhóm, v.v… hình thức tiền lương này kích thích động viên nhân viên rất tốt.
2.2.

Chính sách về tiền thưởng

PGS TS Trần Kim Dung (2011) cho rằng:
Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với người
lao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Thưởng có rất nhiều loại,
trong thực tế các tổ chức, doanh nghiệp có thể áp dụng một số hoặc tất cả các loại
thưởng sau đâu:
-

Thưởng năng suất, chất lượng: áp dụng khi người lao động thực hiện tốt hơn
mức độ yêu cầu về số lượng, chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ.

-

Thưởng tiết kiệm: áp dụng khi người lao động sử dụng tiết kiệm các loại vật
tư, nguyên liệu, có tác dụng giảm giá thành sản phẩm dịch vụ mà vẫn đảm
bảo được chất lượng theo yêu cầu.

14


-

Thưởng sang kiến: áp dụng khi người lao động có các sang kiến, cãi tiến kỹ
thuật, tìm ra các phương pháp làm việc mới, v.v… có tác dụng làm nâng cao
chất lượng sản phẩm dịch vụ.


-

Thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp: áp
dụng khi doanh nghiệp làm ăn có lời người lao đọng sẻ được chia một phần
lời dưới dạng tiền thưởng.

-

Thưởng tìm được nơi cung ứng, tiêu thụ, ký kết được hợp đồng mới: áp dụng
cho các nhân viên tìm thêm được các địa chỉ tiêu thụ mới, giới thiệu khách
hàng, ký thêm được hợp đồng cho doanh nghiệp, v.v… hoặc có các hoạt
động khác làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2.3.

Chính sách đào tạo và phát triển

Đào tạo là một công cụ quan trọng để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp và
phát triển nhân viên. Tuy đào tạo chỉ là một thành tố của quá trình phát triển bao gồm
tất cả những kinh nghiệm hoàn thiện và phát triển những đặc điểm liên quan đến lao
động của các nhân viên. Nhưng đào tạo luôn hướng đến các mục đích rất cụ thể và đạt
được các mục đích đó luôn là mong muốn của các doanh nghiệp.
Các mục đích của Đào tạo:
-

Giúp cho nhân viên thực hiện công việc tốt hơn (nâng cao chất lượng và
năng suất). Đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp bằng cải tiến năng lực
của đội ngũ nhân viên.


-

nhật các kỹ năng và kiến thức mới cho nhân viên. Huấn luyện cho nhân viên
đưa vào những phương pháp làm việc mới. Cải thiện kiến thức kỹ thuật về
công nghệ mới cho nhân viên. Về dài hạn, đào tạo tạo điều kiện cho nhân
viên thích nghi sâu sắc với một công nghệ mới.

-

Tạo nên thái độ làm việc đúng đắn, trung thành với tổ chức.
15


-

Phát huy tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của nhân viên.

-

Tránh tình trạng quản lý lỗi thời .Đào tạo còn có thể giúp tổ chức thấy trước
những thay đổi.

-

Giải quyết các vấn đề về tổ chức (giải quyết các xung đột).

-

Xây dựng và củng cố nền văn hóa doanh nghịêp.


-

Định hướng công việc mới cho nhân viên

-

Chuẩn bị đội ngũ cán bộquản lý chuyên môn kế cận (giúp cho nhân viên có
cơ hội thăng tiến).

-

Thỏa mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên.

-

Giúp tổ chức thích ứng với sự thay đổi của môi trường.

Đào tạo, công cụ phục vụ một mục đích, chỉ có thể đóng tốt vai trò của nó trong
một chính sách quản trị và phát triển chung về nguồn nhân lực. Chính sách này phải
hội nhập một cách hài hòa nhất có thể được các yếu tố kế hoạch hóa tổng số nhân viên,
tiền lương, đánh giá hiệu quả, kế hoạch nghề nghiệp và phát triển. “Đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực trong quản trị nguồn nhân lực” (Nguyễn Thị Mơ. 2013)
2.4.

Chính sách xã hội

PGS TS Trần Kim Dung (2011) cho rằng:
Nhà nước quy định bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng trong các doanh
nghiệp, người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội, ốm đau, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tiềm tử tuất. Theo quy định này,

đối với quỹ bảo hiểm xã hội người sử dụng lao động phải đóng bằng 17% tiền lương
tháng tổng quỹ lương, người lao động phải đóng 8% tiền lương tháng đối với quỹ bảo
hiểm thất nghiệp người lao động đóng bằng 1% tiền lương, người sử dụng lao đọng
đóng bằng 1% quỹ lương, tiền công tháng. Người lao động được hưởng chế độ hưu trí
16


hàng tháng khi đã đóng bão hiểm xã hội 20 năm trở lên và tuổi đời đủ 60 tuổi đối với
nam và đủ 55 tuổi đối với nữ. Trong thời gian nghĩ thai sản, người lao động nữ đã đóng
bảo hiểm xã hội sẻ được trợ cấp bão hiểm bằng 100% lương và được cấp thêm một
tháng lương đối với trường hợp sinh con thứ nhất, thứ hai. Trong thời gian làm việc,
nếu người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được
hưởng chế độ tử tuất và được quỹ bảo hiểm xã hội trợ cấp thêm một lần bằng 24 tháng
lương tối thiểu theo quy định của chính phủ.

Chương 2: QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY VINAMILK
1. Giới thiệu về công ty Vinamilk
1.1.

Khái quát về Công ty Vinamilk

Công ty Vinamilk đặt trụ sở chính tại TP.HCM


Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam



Tên viết tắt: VINAMILK




Trụ sở: 10 Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TPHCM



Điện thoại: (08) 9300 358



Fax: (08) 9305 206 – 9305 202 – 9305 204



Web site: www.vinamilk.com.vn



Email:
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy

Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm
từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê của Chương
trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007.
Trong suốt năm 2010, trên hàng loạt các phương tiện thông tin đại chúng thông tin liên
17


tục về những thành công rực rỡ của Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (Vinamilk): là đại
diện đầu tiên của Việt Nam có mặt trong Top 200 doanh nghiệp Châu Á xuất sắc nhất

năm 2010 do tạp chí Forbes Asia bình chọn. Được Vietnam Report (VNR) xếp hạng
top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.Ngoài ra Vinamilk cũng được Nielsen
Singapore xếp vào một trong 10 thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam yêu thích
nhất – mà nếu chỉ tính riêng ngành nước giải khát thì Vinamilk đứng ở vị trí số 1.
Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện
chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với
mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh thành, Sản
phẩm của công ty đã xuất khẩu đến 43 nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Australia,
Thái Lan, Myanmar, Bangladesh, khu vực Trung Đông…
Sau hơn 30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk có 3 chi nhánh, 13
nhà máy và 10 trang trại phủ khắp Việt Nam, trong đó có một trang trại organic đạt tiêu
chuẩn organic Châu Âu tại Việt Nam vừa được khánh thành vào tháng 3. Ngoài ra,
Vinamilk còn có nhà máy tại nước ngoài như Mỹ (sở hữu 100% nhà máy Driftwood tại
bang California), Campuchia (sở hữu 100% nhà máy Angkormilk tại thủ đô
Phnompenh), New Zealand (sở hữu 22,8%) cùng một công ty con tại Ba Lan. Sản
phẩm của công ty đã xuất khẩu đến 43 nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Australia,
Thái Lan, Myanmar, Bangladesh, khu vực Trung Đông…
Với kế hoạch phát triển các trang trại mới, công ty sẽ đưa tổng số đàn bò của
Vinamilk từ các trang trại, nông hộ lên khoảng 100.000 con vào năm 2017 và khoảng
120.000 - 140.000 con vào năm 2020. sản lượng nguyên liệu sữa dự kiến đến năm
2020 tăng lên gấp đôi là 1.000 - 1.200 tấn/ngày, đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu
sữa thuần khiết thiên nhiên dồi dào cho hàng triệu gia đình Việt Nam
Chiến lược kinh doanh:


Tầm nhìn “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh

dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người “
18





Sứ mệnh “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt

nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình
với cuộc sống con người và xã hội”


Mục tiêu

Mục tiêu của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát
triển kinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực sau:
- Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đáp
ứng tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam.
- Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa
học và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp dụng
nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam để phát triển
ra những dòng sản phẩmtối ưu nhất cho người tiêu dùng Việt Nam.
- Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng nước
giải khát tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng thông qua thương hiệu chủ lực VFresh
nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng nước giải khát đến
từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe con người.
- Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các
thị trường mà Vinamilk có thị phần chưa cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn và các
đô thị nhỏ.
- Khai thác sức mạnh và uy tín của thương hiệu Vinamilk là một thương hiệu
dinh dưỡng có “uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất của người Việt Nam”
- Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới một
lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng

thêm có giá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung của toàn Công ty.

19


- Tiếp tục nâng cao năng luc quản lý hệ thống cung cấp.Tiếp tục mở rộng và
phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và hiệu quả
- Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất
lượng cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy.
“Báo cáo thường niên 2016” (www.vinamilk.com.vn 2017).
1.2.

Các sản phẩm của Công ty Vinamilk

Các sản phẩm Sữa tươi


Sữa tươi 100%



Sữa thanh trùng (có đường, không đường)



Sữa tiệt trùng (có đường, không đường, dâu, socola)



Sữa giàu canxi flex (có đường, không đường, ít đường)




Sữa tươi Milkplus (có đường, không đường, dâu, socola).
Sữa chua



Sữa chua ăn (có đường, không đường, trái cây, dâu, proby lợi khuẩn, nha đam,
cam, plus canxi)



Sữa chua SUSU (có đường, cam, trái cây, dâu)



Sữa chua uống (dâu, cam)



Sữa chua men sống PROBI.
Sữa đặc



Ông Thọ:
20





Ông Thọ nhãn trắng nắp mở nhanh



Ông Thọ nhãn xanh nắp khui



Ông Thọ nhãn đỏ nắp khui



Ông Thọ dạng vỉ 30g.

 Ngôi sao phương Nam:


Ngôi sao phương Nam nhãn đỏ



Ngôi sao phương Nam nhãn cam



Ngôi sao phương Nam nhãn xanh dạng lon




Ngôi sao phương Nam nhãn xanh dạng hộp giấy



Ngôi sao phương Nam nhãn xanh dương dạng lon.
Sữa bột, bột dinh dưỡng



Sữa bột Dielac dành cho trẻ em, bà mẹ và người lớn tuổi.



Sữa bột giảm cân



Bột dinh dưỡng ăn liền Ridielac: Gạo sữa. gạo trái cây. thịt bò rau củ. thịt gà rau
củ. thịt heo bó xôi. thịt heo cà rốt.
Kem: Socola. Dâu. Khoai môn. Vanila. Sầu riêng. Đậu xanh.
Phô mai
Các loại nước giải khát



Sữa đậu nành (Nhãn hiệu VFresh, gồm có đường, ít đường và không đường)
21





Nước giải khát (Nhãn hiệu VFresh):



Nước ép trái cây: Đào ép, cam ép (có đường, không đường), táo ép, cà chua ép

 Atiso


Trà chanh

 Trà nha đam, nho nha đam


Nước uống đóng chai ICY.
“Báo cáo thường niên 2016” (www.vinamilk.com.vn 2017).

1.3.

Sơ đồ tổ chức của công ty của Công ty
Sơ đồ tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân

bổ phòng ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi
thành viên và phòng ban trong công ty. Sơ đồ tổ chức giúp cho chúng tôi hoạt
động một cách hiệu quả nhất, giúp các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng
tạo nên một Vinamilk vững mạnh.
Nhân sự chủ chốt trong công ty bao gồm:
-


Tổng giám đốc: Bà Mai Kiều Liên.

- Giám đốc điều hành kinh doanh: Ông Mai Hoàng Anh
- Giám đốc điều hành phát triển vùng nguyên liệu: Ông Trịnh Quốc Dũng
- Giám đốc điều hành chuỗi cung ứng: Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa.
- Giám đốc điều hành nhân sự - hành chính & đối ngoại: Bà Bùi Thị
Hương.
22


-

Giám đốc điều hành nghiên cứu và phát triển: Ông Nguyễn Quốc Khánh.
- Giám đốc điều hành tài chính kiêm kế toán trưởng: Ông Lê Thành Liêm.
- Giám đốc điều hành dự án: Bà Ngô Thị Thu Trang.
- Giám đốc điều hành marketing: Ông Phan Minh Tiên.
- Giám đốc điều hành sản xuất: Ông Trần Minh Văn.
“Báo cáo thường niên 2016” (www.vinamilk.com.vn 2017).
1.4.

Phân tích nguồn nhân lực công ty Vinamilk

1.4.1. Cơ cấu lao động theo giới tính
Bảng 1.4.1 Cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty Vianmilk
23


Giới tính


Số lượng

Tỷ lệ

Nam

4.267

74,5%

Nữ

1.462

25,5%

Tổng

5.738

100%

(Nguồn: “Báo cáo thường niên 2016”. www.vinamilk.com.vn)
1.4.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Bảng 1.4.2 Cơ cấu lao động theo độ tuổi của Công ty Vianmilk
Độ tuổi

Số lượng

Tỷ lệ


Dưới 30

1.272

31,1%

Từ 30 - 40

2.428

42,31%

Từ 40 – 50

1.241

21,63%

Trên 50

342

5,96%

Tổng

5.738

100%


(Nguồn: “Báo cáo thường niên 2016”. www.vinamilk.com.vn)
1.4.3. Cơ cấu lao động theo trình độ
Bảng 1.4.3 Cơ cấu lao động theo trình độ của Công ty Vianmilk
Trình độ học vấn

Số lượng

Tỷ lệ

Bằng nghề

2.462

42,92%

Cao đẳng

487

8,49%

Đại học

2.694

46,95%

Trên đại học


95

1,66%

24


Tổng

5.738

100%

(Nguồn: “Báo cáo thường niên 2016”. www.vinamilk.com.vn)
Nhận xét chung cho cơ cấu lao động của Công ty Vinamilk:
- Qua các số liệu bảng trên ta thấy số lao động là nam giới chiếm hơn 70%
trong tổng số lao động của vinamilk. Hơn nữa số lao động dưới 40 tuổi chiếm hơn
50%. Điều này cho ta thấy nguồn nhân lực của vinamilk là nguồn nhân lực mạnh, lại
đang ở độ tuổi tốt nhất cho việc cống hiến và làm việc.
- Đây là nguồn lực có chất lượng khá cao, hơn 50% tổng số lao động có bằng từ
cao đẳng trở lên. Chiếm đa số là lực lượng lao động có bằng đại học với 46,95%, đây
là một ưu thế về nguồn lực con người của công ty.
- Vinamilk có đội ngũ quản lý hùng hậu , nhiệt tình và giàu kinh nghiệm gắn bó
lâu dài với công ty . Chủ tịch Mai Kiều Liên có 30 năm kinh nghiệm trong ngành sữa
và giữ vai trò chủ chốt trong quá trình phát triển của công ty cho đến hôm nay. Các
thành viên khác có trung bình 25 năm kinh nghiệm và tham vọng
- Chương trình khảo sát sản phẩm chủ lực của công nghiệp tại công ty sữa
vinamilk cho thấy, tổng giá trị sản phẩm hàng năm mà bình quân một lao động của
vinamilk làm ra được khoảng 173 triệu đồng, tương đương với sức lao động của một
kỹ sư phần mềm

- Vinamilk có một đội ngũ những kỹ sư đã được đào tạo ở nước ngoài về đều
phát huy và ứng dụng hiệu quả những kiến thức ở truờng.
Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng luôn được Vinamilk
chú trọng và phát triển. Các chính sách nhân sự hợp lý, thu hút trên các khía cạnh
Tuyển dụng, Đào tạo & Phát triển, Lương thưởng & Phúc lợi, Phát triển nhân lực được
xây dựng, triển khai, duy trì và liên tục cải tiến. Trong năm 2015, Vinamilk tiếp tục
theo đuổi mục tiêu phát triển một đội ngũ nhân tài giàu năng lực lẫn kinh nghiệm thông
25


×