Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

thuc tap nha may san xuat thuc an chan nuoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.97 KB, 50 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY...........................................................2
1.1. Tổng quan về nhà máy...................................................................................2
1.2. Lịch sử phát triển............................................................................................2
1.3. Tổ chức nhà máy............................................................................................4
1.4. Giới thiệu các sản phẩm của nhà máy............................................................4
1.4.1. Sản phẩm thức ăn dành cho lợn..................................................................4
1.4.2. Sản phẩm thức ăn cho gia cầm....................................................................5
1.5. Tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ.........................................................5
1.5.1. Vị trí và đặc điểm của khu vực xây dựng nhà máy.....................................6
1.5.2. Vùng nguyên liệu........................................................................................6
1.5.3. Nguồn cung cấp điện...................................................................................6
1.5.4. Nguồn cung cấp hơi.....................................................................................7
1.5.5. Nguồn cung cấp nước..................................................................................7
PHẦN 2. NGUYÊN LIỆU NHÀ MÁY.............................................................8
2.1. Nguyên liệu đa lượng.....................................................................................8
2.1.1. Ngô..............................................................................................................8
2.1.2. Đậu tương nguyên dầu, khô đậu tương.......................................................9
2.1.3. Cám gạo.....................................................................................................10
2.1.4. Khô cọ.......................................................................................................10
2.1.5. Cám mỳ.....................................................................................................11
2.1.6. Bột cá.........................................................................................................11
2.1.7. Bột thịt.......................................................................................................12
2.1.8. DDGS........................................................................................................12
2.2. Nguyên liệu vi lượng....................................................................................12
2.2.1. Nhóm nguyên liệu bổ sung acid amin.......................................................13
2.2.2. Nhóm chất phụ gia....................................................................................13
2.2.3. Nhóm nguyên liệu bổ sung khoáng và vitamin.........................................14



PHẦN 3. SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ..........................................15
3.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ........................................................................15
3.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ.............................................................16
3.2.1. Nạp liệu.....................................................................................................16
3.2.2. Nghiền nguyên liệu...................................................................................16
3.2.3. Trộn...........................................................................................................17
3.2.4. Ép viên.......................................................................................................18
3.2.5. Làm nguội, đóng bao.................................................................................18
PHẦN 4. THIẾT BỊ TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT..............................20
4.1. Các thiết bị chính trong quá trình sản xuất...................................................20
4.1.1. Máy nghiền búa.........................................................................................20
4.1.2. Máy trộn....................................................................................................22
4.1.3. Máy ép viên...............................................................................................24
4.1.4. Máy làm nguội...........................................................................................27
4.1.5. Máy bẻ viên...............................................................................................29
4.1.5.1. Cấu tạo....................................................................................................29
4.1.6. Tách kim loại.............................................................................................30
4.1.7. Sàng viên...................................................................................................30
4.1.8. Cân định lượng, đóng bao.........................................................................32
4.2. Hệ thống vận chuyển....................................................................................33
4.2.1. Băng tải......................................................................................................33
4.2.2. Gàu tải.......................................................................................................34
4.3. Lò hơi...........................................................................................................36
PHẦN 5. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG............................................................38
5.1. Quản lý chất lượng nhập liệu.......................................................................38
5.1.1. Nhiệm vụ, vai trò của KCS nhập liệu........................................................38
5.1.2. Các bước thực hiện công tác nhập kho......................................................38
5.2. Kiểm tra quá trình sản xuất..........................................................................39
5.3. Kiểm tra thành phẩm lúc đóng bao..............................................................40
5.3.1. Kiểm tra cảm quan thành phẩm.................................................................40

5.3.2. Đo độ ẩm...................................................................................................40


5.3.3. Kiểm tra thành phần dinh dưỡng...............................................................40
5.3.4. Kiểm tra trọng lượng của bao bì................................................................40
PHẦN 6. AN TOÀN LAO ĐỘNG PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ VỆ
SINH CÔNG NGHIỆP CỦA NHÀ MÁY........................................................42
6.1. Quy định chung trong toàn nhà máy............................................................42
6.2. Quy định chung về phòng cháy chữa cháy...................................................42
6.3. Quy định an toàn vệ sinh, bảo hộ lao động và công tác phòng cháy chữa
cháy trong từng phân xưởng................................................................................43
6.3.1. An toàn vệ sinh..........................................................................................43
6.3.2. Bảo hộ lao động.........................................................................................44
6.3.3. Công tác phòng cháy chữa cháy................................................................44
KẾT LUẬN........................................................................................................45


ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi tại Việt Nam phát triển khá
mạnh mẽ. Trong đó đàn súc, gia cầm có tốc độ tăng trưởng cao với quy mô ngày
càng mở rộng.
Việc sử dụng thức ăn gia súc chế biến trong ngành chăn nuôi đã góp phần
tạo ra bước nhảy vọt về năng suất và chất lượng vật nuôi, về thịt, trứng, sữa.
Đồng thời, với việc sử dụng nguồn nguyên liệu từ các sản phẩm nông nghiệp
như lúa gạo, ngô, sắn,… và một số phụ phế phẩm của ngành chế biến thủy sản
như chượp cá, vỏ tôm,.. ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc đã góp phần
không nhỏ cho việc thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển và giải
quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường từ các loại phế phụ phẩm này. Vì vậy,
chiến lược phát triển ngành chăn nuôi trong tương lai rất được chú trọng và đi

đôi với nó là sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc.
Để nắm bắt tình hình thực tế sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam và
củng cố kiến thức đã được học, tôi chọn đề tài thực tập thực tế nghề: “Tìm hiểu
dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm tại nhà máy chế biến
thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc, thuộc KCN Hạ Vàng, xã Thiên Lộc, huyện Can
Lộc, tỉnh Hà Tĩnh”.

1


PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY

1.1. Tổng quan về nhà máy
Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc thuộc khu công nghiệp Hạ
Vàng, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Hướng từ Bắc vào Nam, nhà
máy nằm phía trái sát ngay đường quốc lộ 1A, cách thị trấn Nghèn (huyện Can
Lộc) 1km về phía Bắc.
Nằm cạnh quốc lộ 1A là điều kiện tốt cho nhà máy trong việc vận chuyển
nguyên liệu và phân phối sản phẩm. Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên
Lộc là công ty sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi duy nhất trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh - đây là khâu thuận lợi cho công ty trong việc phân phối thị trường.
1.2. Lịch sử phát triển
Tên công ty: công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc
Tên giao dịch: công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc
Tên quốc tế: Thiên Lộc Animals Feed Stock ComPany
Địa chỉ: KCN Hạ Vàng, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Web site: www.Mitraco.com.vn
Email:
Điện thoại: 0393 634 673 - Fax: 0393 635 133
Tiền thân là công ty chế biến thức ăn gia súc Thiên Lộc, thuộc Tổng công

ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh. Công ty ra đời trên cơ sở dự án: “Xây
dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tổ hợp: sản xuất giống, chăn
nuôi lợn siêu nạc, chế biến thức ăn gia súc đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo ra
giống lợn siêu nạc phù hợp với điều kiện sinh thái Hà Tĩnh”. Trải qua 13 năm
xây dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc không
ngừng lớn mạnh nhanh chóng khẳng định mình là thương hiệu Việt chất lượng
cao.
Năm 2011, sản phẩm thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc được bình chọn là sản
phẩm tiêu biểu của tỉnh Hà Tĩnh.
Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc được thành lập từ năm 2005
với công suất thiết kế 120 ngàn tấn/năm, sản xuất thức ăn gia súc cung cấp cho
bà con chăn nuôi khu vực. Qua hơn 13 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay
2


công ty đã cho ra đời 18 dòng sản phẩm dành cho gia súc, gia cầm mang thương
hiệu Thiên Lộc và Mitraco Feed được đón nhận và tín nhiệm của bà con chăn
nuôi trên 8 tỉnh thành trong cả nước, từ Quảng Nam cho đến Thái Bình...Với
phương châm: “Chất lượng sản phẩm là sự sống, phồn vinh của doanh nghiệp”,
trong quá trình sản xuất chế biến nhà máy luôn coi trọng đến việc tuân thủ quy
trình sản xuất đề ra. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra giám sát nguyên
liệu thu mua theo tiêu chuẩn của công ty và phù hợp với quy định của Bộ Nông
Nghiệp các nguyên liệu đưa vào sản xuất phải đảm bảo các chỉ tiêu dinh dưỡng,
có xuất xứ rõ ràng và đặc biệt không sử dụng các chất cấm do Bộ Nông Nghiệp
quy định. Với việc thực hiện tốt công tác sản xuất, sản phẩm của công ty luôn
đảm bảo tính ổn định cao, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng lên rõ rệt,
giá thành cạnh tranh so với các hãng khác trên thị trường.
Xác định công nghệ là một phần không thể thiếu quyết định đến hiệu quả
và chất lượng sản phẩm, tổng công ty khoáng sản đã đầu tư hệ thống dây chuyền
tự động hóa, điều khiển bằng động cơ điện MMC, sản xuất theo quy trình khép

kín từ khâu xử lý sạch nguyên liệu thô đến phối trộn bằng máy trộn hiện đại
nhất, sau khi phối trộn tỷ lệ đồng đều của sản phẩm dường như đạt 100%, chính
nhờ vậy mà tính ổn định của chất lượng luôn được duy trì tốt.
Với vị trí địa lý thuận lợi phía Tây giáp với nước bạn Lào, phía Bắc giáp
Nghệ An - những vùng nguyên liệu giàu tiềm năng và trữ lượng lớn. Đặc biệt,
công ty cách cảng biển nước sâu Vũng Áng chừng 100km về phía Nam, cảng
Cửa Lò 80km về phía Bắc, lại giáp quốc lộ 1A thuận lợi trong giao thông hàng
hóa. Công ty đã thiết lập quan hệ với nhiều nhà cung cấp nguyên liệu hàng đầu
từ các nước Mỹ, Argentina, Úc,…
Đầu năm 2012, công ty đưa hệ thống quản lý chất lượng và kiểm soát mọi
rủi ro trong toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000 nhằm duy trì tính ổn định chất lượng trong quá trình sản xuất. Tiêu
chuẩn ISO 9001:2000 đã nêu rõ chủ trương, chính sách, nguyên tắc và nội dung
về quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty. Sản phẩm của công ty luôn
đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước về quản lý chất lượng sản phẩm áp dụng cho
gia súc, gia cầm như heo, gà, vịt... Do đó, sản phẩm thức ăn chăn nuôi Thiên
Lộc luôn đảm bảo là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, cân đối cung cấp đầy đủ
protein và các acid amin thiết yếu phù hợp với từng giai đoạn tăng trưởng của
vật nuôi.

3


1.3. Tổ chức nhà máy
Đại hội đồng cổ
đông

Ban kiểm soát
cổ đông


Hội đồng quản trị

Giám đốc

P.kinh doanh

P.kế hoạch

Cơ điện

P.giám đốc

P.kế toán

Nhà máy

KCS

Cơ khí

Cấp liệu

Điều
khiển

P.hành chính

P.kỹ thuật

Đóng

bao

1.4. Giới thiệu các sản phẩm của nhà máy
1.4.1. Sản phẩm thức ăn dành cho lợn
1.4.1.1. Sản phẩm hỗn hợp
- M-07: thức ăn hỗn hợp cho lợn tập ăn.
- M-08: thức ăn hỗn hợp cho lợn từ tập ăn đến 20kg.
- S-902: thức ăn hỗn hợp cho lợn tập ăn đến 20kg.
- A-10: thức ăn hỗn hợp dùng cho lợn tập ăn đến 20kg.
- A-01: thức ăn hỗn hợp cho lợn lai từ 15kg đến 30kg.
- A-11: thức ăn hỗn hợp cho lợn siêu nạc từ 15kg đến 30kg.
- M-15: thức ăn hỗn hợp cho lợn từ 15kg đến 30kg.
- S-998L: thức ăn hỗn hợp cho lợn từ 15kg đến 30kg.
- S-915: thức ăn hỗn hợp cho lợn siêu nạc từ 15kg đến 30kg.
- TL-951L: thức ăn hỗn hợp cho lợn lai từ 15kg đến 30kg.
4

Vi
lượng


- M-30: thức ăn hỗn hợp cho lợn từ 30kg đến 60kg.
- A-12: thức ăn hỗn hợp cho lợn siêu nạc từ 30kg đến 60kg.
- S-930: thức ăn hỗn hợp cho lợn siêu nạc từ 30kg đến 60kg.
- TL-952L: thức ăn hỗn hợp cho lợn lai từ 30kg đến xuất chuồng.
- A-02: thức ăn hỗn hợp cho lợn lai từ 30kg đến xuất chuồng.
- S-999L: thức ăn hỗn hợp cho lợn lai từ 30kg đến xuất chuồng.
- M-60: thức ăn hỗn hợp cho lợn từ 60kg đến xuất chuồng.
- TL-954: thức ăn hỗn hợp cho lợn nái mang thai.
- S-54: thức ăn hỗn hợp cho lợn nái mang thai.

- TL-955: thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con.
- S-55: thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con.
1.4.1.2. Sản phẩm đậm đặc
- M-02: thức ăn đậm đặc dùng cho lợn con từ tập ăn đến xuất chuồng.
- S-966: thức ăn đậm đặc dùng cho lợn con từ tập ăn đến xuất chuồng.
1.4.2. Sản phẩm thức ăn cho gia cầm
1.4.2.1. Sản xuất thức ăn cho gà
- M-401: thức ăn đậm đặc dùng cho gà thịt từ 1 ngày tuổi đến xuất chuồng.
- M-41L: thức ăn hỗn hợp dùng cho gà từ 1 ngày tuổi đến 21 ngày tuổi.
- M-42L: thức ăn hỗn hợp dùng cho gà từ 22 ngày tuổi đến xuất chuồng.
1.4.2.2. Sản xuất thức ăn cho vịt
- M-31: thức ăn hỗn hợp dùng cho vịt con từ 1 ngày tuổi đến xuất chuồng.
- M-32: thức ăn hỗn hợp dùng cho vịt thịt từ 22 ngày tuổi đến xuất chuồng.
- M-34: thức ăn hỗn hợp dạng viên dùng cho vịt đẻ.
1.5. Tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ
Công ty chế biến thức ăn gia súc Thiên Lộc là một doanh nghiệp trong lĩnh
vực, sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi. Trong những năm qua, công ty đã
từng bước hoàn thiện mình đưa ra những sản phẩm chất lượng, uy tín và dành
được vị thế trên thị trường sản xuất thức ăn chăn nuôi đồng thời được bà con
nông dân tin dùng. Năng suất nhà máy đạt 10 tấn/giờ.
5


1.5.1. Vị trí và đặc điểm của khu vực xây dựng nhà máy
Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc được đặt ở khu công nghiệp
Hạ Vàng, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Với vị trí địa lý thuận lợi phía Tây giáp
với nước Lào, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, những vùng nguyên liệu giàu tiềm
năng và trữ lượng lớn, đặc biệt công ty cách cảng biển nước sâu Vũng Áng
chừng 100km về phía Nam, cảng Cửa Lò 80km về phía Bắc, lại giáp quốc lộ 1A
thuận lợi trong lưu thông hàng hóa.

1.5.2. Vùng nguyên liệu
Nguyên liệu được mua từ nhiều vùng nguyên liệu khác nhau. Bao gồm
nguyên liệu nội địa và nguyên liệu nhập khẩu.
Nguyên liệu chính được sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm:
cám mỳ, cám gạo, ngô, bột thịt, bột cá, DDGS,…
Nguyên liệu phụ được sử dụng: premix - Vitamin, premix - khoáng, dầu,
mật rỉ,…
Thu mua nguyên liệu:
- Ngô, sắn: được thu mua chủ yếu ở Nghệ An, Quảng Bình.
- Cám mỳ: nhập chủ yếu từ Argentina.
- Các nguyên tố vi lượng: premix nhập từ các nhà máy Mỹ, mật rỉ từ công
ty mía đường…
- Bột cá thu mua từ Nghệ An, Thanh Hóa…
Sau khi thu mua về nhà máy, chưa sản xuất ngay đem bảo quản ở những
kho riêng, thoáng mát để tránh nấm mốc, mùi…
1.5.3. Nguồn cung cấp điện
Nhà máy sử dụng nguồn điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt có điện áp
220V/380V và được lấy từ nguồn điện quốc gia. Nguồn điện 380V dùng cho các
loại động cơ 3 pha như máy nghiền, máy ép viên, máy trộn.
Nguồn điện 220V dùng chủ yếu cho thiết bị chiếu sáng phục vụ cho sinh
hoạt và sản xuất.
Ngoài ra nhà máy xây dựng trạm biến áp riêng đảm bảo cho thiết bị hoạt
động, tránh tắt máy đảm bảo tiến độ sản xuất luôn được chủ động ngay cả khi có
sự cố mất điện xảy ra.

6


1.5.4. Nguồn cung cấp hơi
Nguồn cung cấp hơi được lấy từ lò hơi của nhà máy để cung cấp nhiệt cho

sản xuất. Do đó, nhà máy đã thiết kế lò hơi với áp lực cao và công suất lớn để
đảm bảo cung cấp hơi liên tục cho nhà máy.
1.5.5. Nguồn cung cấp nước
Nước được dùng cho các mục đích như hỗ trợ quá trình định hình sản phẩm
(tạo viên), dùng cho sinh hoạt…
Nhà máy sử dụng nguồn nước được cấp từ nhà máy nước của thị trấn
Nghèn (Can Lộc). Nước sau khi về nhà máy sẽ tiếp tục qua hệ thống xử lý nước
riêng của nhà máy trước khi đem vào sử dụng.

7


PHẦN 2. NGUYÊN LIỆU NHÀ MÁY

2.1. Nguyên liệu đa lượng
Nhóm nguyên liệu thô bao gồm: ngô, cám mỳ, cám gạo, khô đỗ tương,
DDGS, khô cọ, bột thịt xương, bột cá,...
2.1.1. Ngô
Ngô gồm ba loại: ngô vàng, ngô trắng, ngô đỏ. Ngô vàng chứa sắc tố
Crytoxanthin là tiền chất của VitaminA. Sắc tố này liên quan đến màu của gia
sức gia cầm, màu của trứng làm tăng giá trị cảm quan.
Bảng 2.1. Thành phần hóa học của hạt ngô (% chất khô)

Protein

Chất béo

Đường

Tinh

bột

Cellulos
e

Chất
khoáng

Pantozan

10-14

0,8-4,2

1,5-2

60-80

2-2,5

1,5-2

6-8

Nhà máy sử dụng ngô vàng để sản xuất thức ăn gia súc, chủ yếu được nhập
từ Nghệ An và Quảng Bình, có thời gian còn thu mua ở Lào, khu vực miền Nam…
Ngô là loại thức ăn có tỷ lệ tiêu hóa năng lượng cao, thiếu cân đối acid
amin. Tuy nhiên, ngô rất giàu năng lượng 1kg ngô hạt có 3200 – 3300kcal, ngô
chứa 730g tinh bột/kg vật chất khô, protein thô từ 8-13% (tính theo vật chất
khô). Lipid của từ 3-6% chủ yếu là các axit béo chưa no nhưng là nguồn phong

phú axit linoic. Ngô chứa nhiều Vitamin E, ít Vitamin D và Vitamin nhóm B,
chứa ít canxi nhiều photpho, nghèo Methionine, Lysine và Tryptophan là hai loại
axit amin hạn chế của ngô khi dùng nuôi lợn. Khi dùng ngô làm thức ăn chính
cho lợn thường gây hiện tượng mỡ nhão.
Bảng 2.2. Hàm lượng các loại Vitamin có trong hạt ngô
Tên hạt

Hàm lượng (micro gam/gam)
B1

B2

Caroten

Ngô vàng

5,38

1,40

0,6-2,4

Ngô trắng

6,09

1,38

Chỉ tiêu chất lượng ngô:
- Màu sắc: màu đặc trưng của ngô.

- Tạp chất: không mọt, lẫn tạp chất cát sạn, vật sắc cạnh.
8


- Độ ẩm: Max 14%.
- Hạt vỡ: Max 3%.
- Hạt lép: Max 1%.
- Hạt mốc: Max 1%.
- Aflatoxin: Max 20ppb.
- Đạm thô: 7-9%.
- Béo thô: Min 3,9%.
- Xơ thô: Max 2,3%.
- Tinh bột: Min 60%.
2.1.2. Đậu tương nguyên dầu, khô đậu tương
Khô đậu tương là nguyên liệu giàu protein, giàu năng lượng. Protein có các
thành phần acid amin có giá trị cao, đặc biệt là các acid amin thiết yếu mà cơ thể
không tự tổng hợp được. Trong khô đậu tương, hàm lượng lysine tương đối cao
(2,49%),….Tuy nhiên, khô đậu tương lại nghèo các acid amin chứa lưu huỳnh
như cysteine, methionine,…Đậu tương rất dễ nhiễm độc tố aflatoxin do chủng
nấm mốc Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus sinh ra. Trong hạt đậu
tương có chứa các yếu tố kháng dinh dưỡng làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp
thu amino acid ở động vật. Do đó, việc bất hoạt các yếu tố kháng dinh dưỡng là
rất cần thiết trước khi sử dụng đậu tương nguyên dầu làm thức ăn cho gia súc,
gia cầm.
Do có quá trình xử lý nhiệt trong quá trình chiết dầu nên khô đậu tương khá
an toàn cho thức ăn chăn nuôi.
Chỉ tiêu nguyên liệu:
- Màu: màu vàng nhạt.
- Mùi: mùi đặc trưng, không có mùi mốc, thối, mùi lạ.
- Tạp chất: không nhiễm mốc mọt, các vật sắc cạnh.

- Độ ẩm: ≤ 13%.
- Đạm thô: ≥ 45-46%.
- Xơ thô: ≤ 6%.
- Tinh bột ≥ 3%.

9


2.1.3. Cám gạo
Cám gạo là sản phẩm của lúa khi xay xát. Lượng cám thu được bình quân
là 10% khối lượng lúa. Cám gạo bao gồm một số thành phần chính như vỏ cám,
hạt phôi cám, trấu và một ít tấm.
Chất lượng cám thay đổi tùy thuộc vào hàm lượng trấu trong cám, nhiều
trấu sẽ làm tăng hàm lượng chất xơ thô và silic, giảm nồng độ năng lượng của
thức ăn, giảm tỷ lệ tiêu hóa. Cám là nguồn B1 phong phú ngoài ra còn có B6 và
Botin, 1kg cám gạo có khoảng 22mg B1, 13mgB6, 0,43mg Biotin. Cám là sản
phẩm giá trị dinh dưỡng chứa 11-13 protein thô, 10-15% lipit thô, 8-9% chất xơ
thô, khoáng tổng số là 9-10%. Dầu cám chủ yếu là các Axit béo không no, các
Axít này dễ dàng làm cho cám bị ôi giảm chất lượng của cám và cám trở nên
đắng, khét. Do vậy, nếu ép hết dầu cám thì bảo quản được lâu. Cám gạo chứa
14-18% dầu, dầu này có thể được chiết từ cám để tránh làm cho cám ôi thiu
trong quá trình bảo quản. Nguyên nhân là do sự hoạt động của các Enzym
lipolytic khi cám được tách ra từ gạo và tăng nhanh axit béo tự do. Quá trình gây
ôi thiu của dầu có thể xử lý bằng cách xử lý nhiệt hay phơi khô ngay sau khi
nghiền gạo. Xử lý nhiệt ở 1000C trong vòng 4-5phút bằng hơi nước nóng là đủ
để làm chậm lại quá trình sinh sản axit béo tự do.
Tấm cám cũng là một phụ phẩm từ lúa có giá trị dinh dưỡng gần tương
đương với bắp nhưng không có sắc tố nên không được ưa chuộng sử dụng trong
thức ăn cho gà.
2.1.4. Khô cọ

Khô dầu cọ là một trong các nguyên liệu đầu vào để sản xuất thức ăn gia
súc có độ đạm nguồn gốc thiên nhiên chất lượng cao chứa từ 8 đến 10%, dầu 16
đến 18%. Ưu điểm khi sử dụng khô dầu cọ là an toàn và không tạo acid hóa.
Chỉ tiêu chất lượng:
- Màu sắc: màu nâu nhạt.
- Tạp chất: không mọt, lẫn tạp chất cát sạn, vật sắc cạnh.
- Độ ẩm: Max 12,5%.
- Đạm thô: ≤ 6%.
- Béo thô: ≥ 1,5%.
- Xơ thô: ≤ 6 %.
- Khoáng: ≤ 8%.
10


- Tinh bột: ≥ 3%.
2.1.5. Cám mỳ
Cám mỳ là lớp bên ngoài của hạt gạo mỳ lứt sau khi đập tách vỏ trấu. Cám
mỳ tiêu chuẩn có thành phần dinh dưỡng bình quân 87% vật chất khô,
15%Protein thô, 4% béo thô, 10% xơ thô, 0,6% lysin, 0,27% methionin, 5,3%
tro, 0.15%Calci, 1.8% Phosphor tổng số. Năng lượng khoảng 2400 kcal ME/kg
ở lợn, 2200 kcal ME/kg ở gia cầm. Nguồn nhập cám mỳ của nhà máy chủ yếu là
Argentina phần lớn là dạng viên để bảo quản được tốt hơn, chống mốc hư hỏng.
Chỉ tiêu chất lượng:
- Màu sắc: màu đặc trưng.
- Tạp chất: không mọt, lẫn tạp chất cát sạn, vật sắc cạnh.
- Độ ẩm: Max 13,5%.
- Đạm thô: ≥11%.
- Béo thô: ≤ 4%.
2.1.6. Bột cá
Bột cá là loại thức ăn bổ sung hoàn hảo cho gia súc gia cầm, là loại thức ăn

giàu protein, chất lượng protein cao. Loại bột cá tốt chứa 50-60 % protein, tỷ lệ
acid amin cân đối, có nhiều acid amin chứa lưu huỳnh. 1kg bột cá có 52g lysine,
15-20g methionine, 8-10g cystine, giàu Ca, P tỷ lệ tương đối cân đối: Ca khoảng
6-7%, P khoảng 4%, giàu vitamin B1, B12 ngoài ra còn vitamin A và D.
Chỉ tiêu chất lượng:
- Màu sắc: màu vàng nâu nhạt.
- Tạp chất: không mọt, lẫn tạp chất cát sạn, vật sắc cạnh.
- Độ ẩm: Max 10%.
- Đạm thô: Min 55%.
- Béo thô: Max 7%.
- Ca: Max 6%.
- P: Min 6%.
- Muối: max 2,5%.
- Khoáng: Max 2,5%.
- Ecoli: âm tính.
11


- Salmonella: âm tính.
- Clostridium: âm tính.
2.1.7. Bột thịt
Là phụ phẩm của các cơ quan nội tạng và da, được đem sấy khô bằng hơi
nước và nghiền nhuyễn để sử dụng. Bột thịt là nguồn cung cấp protein, acid
amin cần thiết, được sử dụng cân bằng acid amin có trong thức ăn gia súc.
Chỉ tiêu chất lượng:
- Màu sắc: màu vàng nâu nhạt.
- Mùi đặc trưng nguyên liệu, không mốc, mùi lạ.
- Tạp chất: không mọt, lẫn tạp chất cát sạn, vật sắc cạnh.
- Độ ẩm: Max 6%.
- Đạm thô: ≥ 50 %.

- Ca : ≤ 9%.
- P: ≥ 3,5%.
- Béo thô: ≥ 11%.
- Khoáng: ≤ 30%.
2.1.8. DDGS
Bã rượu khô (Distillers dried grais with solubes – DDGS) là sản phẩm phụ
của quá trình sản xuất etanol công nghiệp của các nhà máy etanol. Nói một cách
khác, DDGS là hỗn hợp thu được sau khi cô đọng và sấy khô ít nhất 75% lượng
bã còn lại bằng phương pháp của ngành công nghiệp chưng cất ngũ cốc. Ngô là
nguồn tinh bột có thể lên men rất tốt do đó là loại ngũ cốc chính được sử dụng
trong ngành công nghiệp sản xuất nhiêu liệu etanol. Tuy nhiên, do điều kiện khí
hậu và đất đai, tại một số khu vực ở châu Âu và Bắc Mỹ người ta cũng sử dụng
lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và cây lúa miến hoặc hỗn hợp các loại ngũ cốc
trên để sản xuất nhiên liệu etanol.
2.2. Nguyên liệu vi lượng
Các chất bổ sung vi lượng do kho vi lượng kiểm tra và đưa vào sản xuất
nhằm mục đích bổ sung Protein, khoáng, muối, kháng sinh, trợ sinh, tẩy giun,
chống oxi hóa, chống nấm mốc….Nguyên liệu vi lượng được chia làm 3 nhóm:
- Nhóm nguyên liệu bổ sung acid amin.
12


- Nhóm chất phụ gia.
- Nhóm nguyên liệu bổ sung khoáng và vitamin.
2.2.1. Nhóm nguyên liệu bổ sung acid amin
- Lysin: Được nhập từ Thái Lan.
Thành phần chính của Lysin là Monohydro Chloride 98,5%
Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, lysin làm cho vật nuôi trưởng thành
nhanh chóng, mang hiệu quả kinh tế cao.
- Dầu thực vật: Cho thêm vào thức ăn sản xuất cho lợn con vì lợn con cần

nhiều dầu và tạo mùi thơm. Mặt khác, dầu thực vật còn có tác dụng hòa tan các
vitamin không tan trong nước. Dầu có dạng lỏng, màu vàng, mùi thơm đậu
nành, tanh đặc trưng, không có tạp chất, không bị oxi hóa, ôi.
2.2.2. Nhóm chất phụ gia
2.2.2.1. Chất chống mốc
- T-Mold
- Toxyban: chứa bentonite 63,65% điều khiển sự nhiễm micotoxin trong
nguyên liệu thô.
2.2.2.2. Chất kết dính
- Benzonit
- Mật rỉ
2.2.2.3. Chất chống oxy hóa
- TOX
2.2.2.4. Chất tạo mùi
- Hương sữa
- Hương trái cây
- Hương vani
2.2.2.5. Chất axit hóa đường ruột
- Gygasua: Thành phần chính là acid formic, acid acetic, acid lactic...
Lượng được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi vào khoảng 1-3kg/tấn thức ăn.
2.2.2.6. Chất tạo ngọt
- Đường Saccharose
- Chất tạo ngọt hóa học
13


2.2.2.7. Chất chống tiêu chảy
- CTC: chlortetracychine 15% điều trị tiêu chảy, thúc đẩy tăng trưởng.
- Chất chống cầu trùng.
- Men tiêu hóa: Concentine NSPII là hỗn hợp enzyme, công thức đậm đặc

có bổ sung enzyme phytase dành cho heo choai, heo lứa, heo thịt, heo giống và
gia cầm. Được sản xuất tại Thái Lan, có tác dụng:
+ Bổ sung các enzym mà cơ thể mà vật nuôi có thể tổng hợp được và
không thể tổng hợp được.
+ Tăng khả năng tiêu hóa thức ăn, tận dụng tối đa hiệu quả thức ăn.
+ Tăng năng suất chăn nuôi, heo lớn nhanh, khỏe mạnh.
+ Giúp vỏ trứng dày hơn, cải thiện chất lượng trứng.
+ Giảm chi phí thức ăn, tăng lợi nhuận.
2.2.3. Nhóm nguyên liệu bổ sung khoáng và vitamin
- Premix: Được nhập khẩu tại Pháp, chiếm khoảng 0,25%. Thành phần
premix bao gồm:
+ VitaminA - Retinol (E672)
+ VitaminE – Alfatocoferol Acetat
+ VitaminK3 - Menadoin
+ VitaminB1 - Thiamine
+ VitaminB2 - Riboflavin
+ VitaminB5 – Calcium Panto Thenate
+ VitaminB6 – Pyridoxine
+ VitaminB12 - Cyanocobalamin
+ VitaminPP – Niacin
+ VitaminB9 – Axit Folic
+ Biotin
+ ZnO, MnO2, Se....

14


- Choline
- CuSO4.10H2O
- ZnSO4.H2O

PHẦN 3. SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
3.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ
Nguyên liệu đa lượng

Nguyên liệu
qua nghiền
Sàng
Xylo chứa

Nguyên
liệu không
qua
nghiền

Vi lượng

Mật rỉ, dầu
thực vật
Bơm

Cân

Trộn đa
lượng

Sàng

Máy nghiền
Xylo chứa (1
– 8)


Xylo chứa (9
– 18)

Cân

Cân
Thiết bị trộn

Nam châm

Nam châm

Ép viên

Sàng

Làm nguội

Bẻ viên

Đóng bao

Thành phẩm


3.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ
3.2.1. Nạp liệu
Các nguyên liệu được tập trung tại kho nguyên liệu và được nạp vào 2 cửa
nạp liệu. Đặc điểm giai đoạn nạp liệu:

- Hệ thống nạp nguyên liệu chính (các hạt nguyên liệu) và xử lý: công suất
nạp 30T/giờ.
- Hệ thống nạp nguyên liệu phụ và xử lý: công suất nạp 20T/giờ.
Dây chuyền nạp liệu được mã hóa trên thiết bị và trên tủ điều khiển, máy
tính điều khiển. Gồm phần nạp nguyên liệu qua nghiền và phần nạp nguyên liệu
không qua nghiền, phần nạp nguyên liệu vi lượng. Tất cả các nguyên liệu được
nạp vào họng nạp. Sau đó, nhờ hệ thống băng tải tấm gạt, gàu tải, sàng quay và vít
tải vận chuyển đến các xylo từ 1 - 18. Ở đây, xylo chứa nguyên liệu qua nghiền
được kí hiệu là B1, B2, B3, B4, sau khi nghiền nhờ gàu tải 206 vận chuyển đến
xylo 1-9. Nguyên liệu không qua nghiền chuyển tới xylo chứa từ 10-18. Trên tất
cả các cửa van vào xylo có hệ thống công tắc điện để điều khiển sự đóng mở và
quá trình phải được kết hợp với phòng điều khiển. Trước khi nguyên liệu được
cho vào xylo thì có hệ thống nam châm để loại bỏ kim loại và mỗi dây chuyền
có một đường ống dẫn rác thải từ tầng 4 xuống tầng 1 sau khi sàng lọc qua
nguyên liệu.
3.2.2. Nghiền nguyên liệu
3.2.2.1. Mục đích
Để tăng khả năng tiêu hóa của gia súc, gia cầm, các nguyên liệu dùng làm
thức ăn gia súc cần được sấy khô, nghiền mịn và trộn đều với nhau. Nếu gia súc
ăn các loại hạt không nghiền sẽ dẫn đến lãng phí thức ăn vì một số thức ăn chưa
tiêu hóa sẽ bị thải qua phân ra ngoài, mặt khác phải mất năng lượng cho việc
nhai nhỏ các thức ăn ảnh hưởng đến việc tích lũy của cơ thể. Nguyên nhân gây
ra bệnh dạ dày của gia súc, gia cầm là do thức ăn không được nghiền.
3.2.2.2. Đặc điểm quá trình nghiền


Hệ thống nghiền có thể nghiền được những nguyên liệu với nhiều quy cách
khác nhau. Công suất nghiền: 25 - 32 T/giờ (lỗ sàng Φ 3,0mm, hàm lượng nước
trong các nguyên liệu hạt ≤ 14%).
Độ mịn của nguyên liệu khi nghiền nhỏ có thể thay đổi bằng mặt sàng

trong máy nghiền. Căn cứ vào kích cỡ bột hạt nghiền người ta chia làm 3 loại:
- Bột mịn là bột có đường kính hạt sau khi nghiền từ 0,6 - 0,8 mm.
- Bột mịn trung bình là loại bột có đường kính hạt sau khi nghiền 0,8-0,9mm.
- Bột thô có đường kính hạt lớn hơn 1 mm.
Kiểm tra độ mịn của bột nghiền bằng những rây kiểm tra chuyên dụng. Có
ba loại rây tương ứng với ba độ mịn nói trên.
3.2.2.3. Quá trình nghiền
Dây chuyền được mã hóa trên máy và trên tủ điều khiển, máy tính điều
khiển. Nguyên liệu nghiền được chứa sẵn trên xylo B1, B2, B3, B4 sau đó được
xả xuống máy nghiền theo hệ thống đường ống qua biến tần để điều chỉnh tốc
độ. Nguyên liệu sau khi nghiền nhờ hệ thống các vít tải, gàu tải cho vào các xylo
chứa, các xylo chứa nguyên liệu sau nghiền được kí hiệu từ số 1 đến số 9. Cũng
giống như các xylo khác, trên tất cả các cửa van vào các xylo có hệ thống công
tắc điện để điều khiển việc đóng mở trước và sau khi cho nguyên liệu vào xylo
đồng thời trước khi cho nguyên liệu vào các xylo cũng có các cửa thăm và dụng
cụ để kiểm tra tình trạng nguyên liệu (kiểm tra mẫu).
3.2.3. Trộn
3.2.3.1. Mục đích
Phối trộn các thành phần có trong công thức theo tỉ lệ nhất định, tạo hỗn
hợp thức ăn có thành phần đồng nhất. Độ đồng nhất đảm bảo cho thành phần
dinh dưỡng phân bố đồng đều và ổn định sản phẩm.
3.2.3.2. Quá trình phối trộn
Quá trình trộn được chia ra làm 3 giai đoạn:
- Trộn khô.
- Trộn ướt.
- Xả sản phẩm.
Nguyên liệu đa lượng được chứa sẵn trên các xylo từ 1-18 qua 2 hệ thống
cân tự động, kết hợp với các nguyên tố vi lượng và hệ thống các chất lỏng (dầu



thực vật, rỉ mật đường, mở cá…), được cho vào thiết bị trộn. Sau khi được lập
theo công thức sản xuất, phòng điều khiển thực hiện công tác cân phối trộn sản
phẩm. Đầu tiên cân nguyên liệu qua nghiền, tiếp đến nguyên liệu không qua
nghiền và nguyên tố vi lượng, mật rỉ, dầu thực vật. Trong quá trình trộn, có thể
bổ sung nước tạo thuận lợi cho quá trình ép viên. Nguyên liệu sau khi trộn được
gàu tải vận chuyển đến hệ thống xylo chứa. Đối với sản phẩm dạng bột được
thực hiện các công tác đóng gói sản phẩm nếu sản phẩm đạt yêu cầu. Đối với
sản phẩm dạng viên qua công đoạn ép viên thì được cho vào các xylo chứa trước
khi thực hiện công tác ép viên nếu công đoạn phối trộn đạt yêu cầu. Nếu công
đoạn phối trộn không đạt yêu cầu hoặc cần thiết phải xử lý lại (trộn lại hoặc
nghiền lại) thì trước khi cho về các xylo cấp liệu.
3.2.4. Ép viên
Thông số kỹ thuật: - Công suất: 10T/giờ.
Nguyên liệu được làm ẩm đến 15 - 18% bằng hơi nước 80 - 850C lấy từ lò hơi
để hồ hoá tinh bột.
Dây chuyền ép viên được mã hóa trên máy và trên tủ điều khiển, máy tính
điều khiển. Sau khi sản phẩm phối trộn đạt yêu cầu thì được thực hiện công
đoạn ép viên. Quá trình ép viên được người vận hành thao tác tại chỗ theo quy
trình đã được soạn thảo, phê duyệt và ban hành.
Hỗn hợp sau khi trộn đều nhờ gàu tải vận chuyển qua sàng, hệ thống nam
châm, được vít tải vận chuyển vào hệ thống xylo chứa. Từ xylo chứa, hỗn hợp sẽ
cho vào phễu chứa máy ép viên, đi xuống 3 hệ thống vít tải. Tại đây, hỗn hợp
được cung cấp hơi nóng có nhiệt độ 80 - 85C làm chín hỗn hợp và tạo điều kiện
cho quá trình ép viên. Hỗn hợp nạp vào bộ phận ép, tùy thuộc vào yêu cầu sản
xuất thức ăn cho loại gia súc, gia cầm nào đó mà công nhân đứng máy thay thế
khuôn ép có kích thước lỗ khuôn khác nhau. Quá trình ép nhờ tác dụng của 2
rulo, khuôn ép. Các viên cám sau khi ép xong được xả xuống thiết bị làm nguội
thực hiện công đoạn tiếp theo. Tiến hành điều chỉnh độ ẩm cám, nhiệt độ hơi
nước, tốc độ quay của trục ép để đảm bảo chất lượng viên ép.
3.2.5. Làm nguội, đóng bao

Với sản phẩm sau khi ép viên sẽ được vận chuyển xuống thiết bị làm nguội,
sau đó đối với sản phẩm không qua bẻ viên sẽ được đi đóng bao. Còn sản phẩm
qua quá trình bẻ viên như cám gà sẽ qua máy bẻ viên, sau khi bẻ viên được qua
sàng phân loại và đóng gói. Trong quá trình làm nguội, nếu sản phẩm viên chưa
đạt yêu cầu thì trước khi qua sàng rung về xylo chứa thì sản phẩm được quay lại


theo hệ thống ngã ba và đường ống cải tiến để về xylo trước khi ép viên P1, P2
để ép lại.
Đặc điểm quá trình đóng bao:

- Khối lượng: 05 - 25kg/bao.
- Công suất: 8 - 10 bao/phút/máy.

Hệ thống đóng bao tự động cân trọng lượng, tự động quay về 0, tự động
sửa sai, tự động tính tổng cộng và ghi chép.
Quá trình đóng bao: dây chuyển cân đóng gói được mã hóa trên máy và
trên tủ điều khiển, máy tính điều khiển. Gồm hai hệ thống cân C1, C2, sản phẩm
sau khi đạt yêu cầu sẽ được thực hiện công đoạn đóng gói theo kế hoạch sản
xuất.
Trên đây là các phần chủ yếu của dây chuyền công nghệ của nhà máy.
Ngoài ra còn có các hệ thống phụ trợ khác trong dây chuyền làm việc độc lập:
hệ thống hút bụi hệ thống bơm và chứa chất lỏng, hệ thống hơi và khí nén…Ở
các công đoạn phát sinh nhiều bụi đều có hệ thống hút bụi bên cạnh thiết bị
chính để hạn chế bụi.


PHẦN 4. THIẾT BỊ TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

4.1. Các thiết bị chính trong quá trình sản xuất

4.1.1. Máy nghiền búa
4.1.1.1 Cấu tạo

Hình 4.1. Thiết bị máy nghiền búa
1. Phễu nguyên liệu vào

7. Động cơ

2. Tấm gạt kim loại

8. Bộ phận truyền động

3. Vỏ máy

9. Lưới sàng

4. Đĩa

10. Cửa tháo liệu

5. Lưỡi búa

11. Giá đỡ

6. Bu lông


Lưỡi búa: lưỡi búa có hai lỗ của hai đầu búa, trong quá trình hoạt động lưỡi
búa thường bị mòn về phía chiều chuyển động, nên sau 6-8 ngày đổi chiều quay,
sau thời gian hoạt động đổi đầu.

Guồng quay: có cấu tạo gồm các tấm thép hình tròn gắn vào trục của mô tơ
truyền động. phía ngoài có gắn 8 thanh thép hình trụ để cố định lưỡi búa.
Thanh cố định lưỡi búa: là thanh trụ tròn được làm bằng thép, có chức năng
cố định cho lưỡi búa. Có hai loại thanh cố định, một loại dùng để xâu các lỗ của
đầu lưỡi búa lại với nhau, thanh này có thể tháo ra, loại khác gắn chặt vào tấm
thép hình tròn, có chức năng giữ các tấm thép và giới hạn chiều chuyển động
của lưỡi búa.
Lưới sàng: có các lỗ hình tròn, tên của sàng được gọi theo kích thước lỗ
sàng.
Túi lọc bụi: có cửa cho hỗn hợp bụi và không khí vào phía dưới, bộ phận
quạt hút phía trên. Trong tủ có 25 ống lọc bụi hình trụ, bên ngoài là tấm vải lọc,
bên trong là khung được đan bởi sợi thép tránh bịt kín lỗ.
4.1.1.2. Nguyên tắc hoạt động
Dựa vào nguyên lý va đập vỡ, nguyên liệu rơi vào guồng quay nhờ vít tải
có mô tơ điện truyền động và nguyên liệu được nghiền mịn nhờ tác dụng của các
lực như:
- Lực va đập của dao đối với vật liệu.
- Lực ma sát giữa vật liệu và bề mặt lưới.
- Va đập giữa vật liệu với vật liệu.
- Lực va đập giữa vật liệu với vỏ máy nghiền các hạt bị vỡ ra.
4.1.1.3. Ưu, nhược điểm
- Ưu điểm:

+ Cấu tạo đơn giản.
+ Dễ vận hành.
+ Hiệu suất nghiền tương đối cao.
+ Có thể thay lưới khi máy đang hoạt động.

- Nhược điểm: + Giá thành sản phẩm cao.
+ Thường xuyên kiểm tra thay lưới tốn thời gian và kinh phí.

4.1.1.4. Sự cố cách khắc phục
- Lưới máy nghiền bị rách, do bị mòn.


Khắc phục sự cố: kiểm tra khung sắt của máy nghiền, thay lưới mới, vệ
sinh nam châm.
- Thanh đỡ của lưới bị gãy, khắc phục hàn thanh đỡ.
- Nguyên liệu nghiền không mịn: do dao bị mòn, tốc độ quay không đảm
bảo.
Khắc phục: trở đầu dao hoặc thay dao mới, điều chỉnh tốc độ quay.


×