Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Truyền thuyết về tứ pháp và lễ hội cầu mưa ở Hưng Yên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐỖ THỊ MAI

TRUYỀN THUYẾT VỀ TỨ PHÁP VÀ LỄ HỘI CẦU
MƯA
Ở HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM


Thái Nguyên – 2018

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐỖ THỊ MAI

TRUYỀN THUYẾT VỀ TỨ PHÁP VÀ LỄ HỘI CẦU
MƯA
Ở HƯNG YÊN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Hằng Phương




Thái Nguyên – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của do tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Hằng Phương – Nguyên Cán bộ
trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính khoa học cũng như về nội dung trích
dẫn tài liệu của luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả

Đỗ Thị Mai


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám
hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí- Truyền thông và Văn học, Trường Đại
học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng
dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn
Hằng Phương – người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời
gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp đỡ,
động viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả

Đỗ Thị Mai



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................... 2
2.1. Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết về Tứ pháp ở Hưng Yên .......................................... 2
2.2. Lịch sử nghiên cứu lễ hội cầu mưa ................................................................................. 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 6
4.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................... 6
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................................. 7
6. Đóng góp của luận văn ...................................................................................................... 8
7. Cấu trúc của luận văn......................................................................................................... 8
NỘI DUNG ............................................................................................................................ 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT HƯNG YÊN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VỀ TRUYỀN THUYẾT, LỄ HỘI .......................................................................... 9
1.1. Một số vấn đề lý luận về truyền thuyết và lễ hội ............................................................ 9
1.1.1. Truyền thuyết ............................................................................................................... 9
1.1.2. Lễ hội ......................................................................................................................... 11
1.2. Tục thờ Tứ pháp của người Việt ................................................................................... 15
1.3. Điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội của tỉnh Hưng Yên ............................................... 18
1.4. Truyền thuyết và lễ hội ở Hưng Yên ............................................................................ 23
1.4.1.Truyền thuyết ở Hưng Yên .......................................................................................... 23
1.4.2. Lễ hội ở Hưng Yên ..................................................................................................... 24
CHƯƠNG 2: TRUYỀN THUYẾT VỀ TỨ PHÁP Ở HƯNG YÊN ............................... 28
2.1. Tổng quan truyền thuyết về Tứ pháp ở Hưng Yên ....................................................... 29



2.1.1. Tín ngưỡng thờ Tứ pháp ở Hưng Yên ....................................................................... 29
2.1.2. Hệ thống truyền thuyết về Tứ pháp ở Hưng Yên ...................................................... 30
2.2. Truyền thuyết về Tứ pháp ở Hưng Yên nhìn từ phương diện nội dung ....................... 33
2.2.1. Phản ánh sự hòa hợp của Phật giáo và những tín ngưỡng bản địa ............................ 33
2.2.2. Phản ánh ước mơ, nguyện vọng của nhân dân .......................................................... 40
2.2.3. Thể hiện sự tôn vinh với những người có công sáng tạo văn hóa. ............................ 43
2.3. Truyền thuyết về Tứ pháp ở Hưng Yên nhìn từ phương diện nghệ thuật..................... 47
2.3.1. Cốt truyện truyền thuyết ............................................................................................ 47
2.3.2. Mô típ điển hình ......................................................................................................... 48
2.3.2.2.Mô típ người hóa đá ................................................................................................ 50
2.3.2.3.Mô típ chiến công phi thường .................................................................................. 51
2.3.2.4.Mô típ hiển linh âm phù ........................................................................................... 53
2.3.3. Thế giới nhân vật ....................................................................................................... 55
CHƯƠNG 3: LỄ HỘI CẦU MƯA TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI TRUYỀN
THUYẾT VỀ TỨ PHÁP Ở HƯNG YÊN ........................................................................ 63
3.1. Lễ hội cầu mưa ở Hưng Yên ......................................................................................... 63
3.1.1. Hội tổng Ôn Xá - Văn Lâm ...................................................................................... 63
3.1.2. Hội Tứ pháp huyện Yên Mỹ ...................................................................................... 65
3.1.3. Hội chùa Thứa và Thanh Xá ...................................................................................... 66
3.1.4. Lễ hội cầu mưa ở Lạc Hồng....................................................................................... 70
3.2.Mối quan hệ giữa truyền thuyết về Tứ pháp và lễ hội cầu mưa ở Hưng Yên ................ 75
3.2.1.Sự hiện thực hóa của truyền thuyết về Tứ pháp qua lễ hội cầu mưa.
................................. …………………………………………………………………75
3.2.2. ............ Lễ hội cầu mưa - nơi lưu giữ và phát huy giá trị của truyền thuyết về Tứ pháp
..................................................................................................................................... 79
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 84



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Kho tàng văn học dân gian là nơi lưu giữ và bảo tồn những giá trị bản sắc
văn hóa của dân tộc. Bởi vậy, nghiên cứu văn học dân gian ở bất cứ dân tộc
nào cũng luôn chiếm một vị trí quan trọng. Trong kho tàng văn học dân gian
thì truyền thuyết lại là một thể loại đặc biệt. Bởi những truyền thuyết dân gian
thường có một cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân truyền qua nhiều thế hệ đã
lý tưởng hóa gửi gắm vào đó tâm tình tha thiết của mình cùng với thơ và mộng,
chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác
phẩm văn học mà đời đời con người ưa thích. Nhưng không chỉ dừng lại ở lịch
sử, nghiên cứu truyền thuyết chúng ta còn thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa
truyền thuyết và văn hóa đặc biệt là lễ hội.
1.2. Tín ngưỡng thờ Tứ pháp là tín ngưỡng bản địa của nước ta mang đậm màu
sắc của nền văn minh lúa nước kết hợp với Phật giáo du nhập từ Ấn Độ, tồn tại
phổ biến, rộng rãi ở Đồng bằng Bắc bộ. Đây là một trong những hình thái tín
ngưỡng thờ thần nông nghiệp cổ sơ khi mà đời sống nông nghiệp lệ thuộc hoàn
toàn vào thiên nhiên. Họ cầu mưa thuận gió hòa, cho cây cối tốt tươi mùa màng
bội thu. Chính vì vậy, Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện lần lượt được
ra đời để thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người lúc bấy giờ. Tìm hiểu truyền
thuyết về Tứ pháp là con đường tìm về với những tín ngưỡng bản địa trong xu
thế hội nhập với Đạo Phật. Hơn thế truyền thuyết cũng là cây cầu để khám phá
và lý giải những giá trị sâu sắc của lễ hội dân gian nói chung và lễ hội cầu mưa
nói riêng.
1.3. Mảnh đất Hưng Yên nơi không chỉ tự hào với Thứ nhất kinh kì thứ nhi Phố
Hiến mà còn là cái nôi hình thành và nuôi dưỡng những giá trị văn hóa đặc
trưng của vùng Đồng bằng Bắc bộ. Một phần lãnh thổ của Hưng Yên xưa kia
thuộc trấn Kinh Bắc- trung tâm Phật giáo hàng đầu của cả nước, chính vì vậy



2

mảnh đất Hưng Yên có điều kiện tiếp biến đặc biệt với những đặc trưng văn
hóa Bắc Ninh. Truyền thuyết về Tứ pháp và lễ hội ở Hưng Yên là một trường
hợp điển hình cho mối quan hệ đó. Nhưng trong quá trình tiếp nhận ảnh hưởng,
truyền thuyết và lễ hội đều có những thay đổi để phù hợp với đời sống tinh thần
và vật chất của nhân dân Hưng Yên. Chính vì vậy nghiên cứu truyền thuyết về
Tứ pháp và lễ hội cầu mưa ở Hưng Yên là một việc làm hết sức có ý nghĩa để
khám phá, tìm hiểu và khẳng định bản sắc văn hóa của địa phương đồng thời
làm sáng tỏ những đặc điểm cơ bản của thể lại truyền thuyết đặt trong mối quan
hệ với lễ hội truyền thống. Mặc dù vấn đề đã được một số nhà nghiên cứu đề
cập nhưng chưa có công tŕnh nào nghiên cứu một cách hệ thống để nêu bật đặc
điểm và mối quan hệ giữa truyền thuyết về Tứ pháp và lễ hội cầu mưa ở Hưng
Yên.
1.4. Là một người con của mảnh đất Hưng Yên, chúng tôi luôn ý thức được tầm
quan trọng của việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống
trong cuộc sống hôm nay. Nghiên cứu truyền thuyết về Tứ pháp và lễ hội cầu
mưa chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé để lý giải, để nhận thức về
một hiện tượng văn hóa độc đáo của địa phương và của dân tộc. Từ đó góp
phần hình thành những định hướng bảo tồn và phát huy giá trị của tín ngưỡng
này trong bối cảnh hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết về Tứ pháp ở Hưng Yên
Trong tâm thức người Việt, đặc biệt ở Bắc Ninh và Hưng Yên, tín
ngưỡng thờ Tứ pháp đã ăn sâu bám rễ. Đây là nơi phát tích cũng là nguồn gốc
sơ khai, nền tảng của hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ pháp ngày nay. Sau đó tín
ngưỡng thờ Tứ pháp đã nhanh chóng lan tỏa vùng ảnh hưởng đến các tỉnh
thuộc Đồng bằng Bắc Bộ. Bởi vậy nên có rất nhiều nhà khoa học quan tâm,
nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Tứ pháp. Có thể kể tên một số công trình tiêu



3

biểu như: Nguyễn Văn Huyên (1995), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam;
Võ Thị Hoàng Lan, Về tục thờ Tứ pháp của người Việt (2012) - Tạp chí Di sản
văn hóa, số 2(39); Nguyễn Minh San (1998), Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt
Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội; Nguyễn Mạnh Cường (2000), Chùa Dâu
– Tứ Pháp và hệ thống các chùa Tứ pháp, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội;
Nguyễn Đăng Duy (2001), Văn hóa tâm Linh, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội;
Ngô Đức Thịnh, Trương Chí Long (2013), Văn hóa thờ nữ thần – Mẫu ở Việt
Nam và Châu Á bản sắc và giá trị, Nxb Thế giới; …
Ngoài ra, tín ngưỡng thờ Tứ pháp còn thấy được đề cập nhiều trên các tạp
chí, báo mạng điện tử, nghiên cứu như: Tục thờ Tứ pháp – một hình thức tín
ngưỡng nông nghiệp cầu mưa, cầu tạnh của Lê Thị Kim Loan đăng trên Thông
báo Khoa học Đại học Văn Hóa, tập 3 – 1999; Tín ngưỡng thờ Tứ pháp tại đồng
bằng Bắc bộ của Trần Lan Chi đăng trên phapluanonline (tập san pháp luận số
09 ngày 05tháng 11 năm 2009); Luy Lâu và Tứ pháp – Mây Mưa Sấm Chớp” của
Phan Cẩm Thượng đăng trên tạp chí Tia Sáng (số 10/ 2013)…
Các công trình nghiên cứu trên đều chủ yếu đi sâu phân tích nguồn gốc,
các nghi lễ phụng thờ Tứ pháp. Các công trình nghiên cứu tập trung vào việc
sưu tầm, nghiên cứu về hệ thống các truyền thuyết về Tứ pháp ở khu vực Bắc
Ninh. Còn việc nghiên cứu truyền thuyết về Tứ pháp ở Hưng Yên như một đối
tượng nghiên cứu độc lập vẫn chưa được nhiều nhà nghiên cứu khai thác. Đáng
kể nhất cho đến nay là khóa luận “Việc phụng thờ Tứ pháp ở Văn Lâm Hưng
Yên trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”(2014) của sinh viên Lê Thị
Thủy, trường Đại học Văn hóa - Hà Nội. Ở công trình này, tác giả đã lý giải
nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Tứ pháp ở Văn Lâm- Hưng Yên; nghiên cứu
thực trạng của tín ngưỡng phụng thờ Tứ pháp ở Văn Lâm trong bối cảnh hiện
nay đồng thời cũng nghiên cứu sự vận động và ý nghĩa của tín ngưỡng này

trong đời sống của nhân dân. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của công trình mới
chỉ dừng lại ở một khu vực nhất định đó là Văn Lâm – Hưng Yên.


4

Có thể thấy rằng các công trình nghiên cứu truyền thuyết về Tứ pháp đã
có những đóng góp quan trọng giúp chúng ta lý giải và trân trọng, lưu giữ một
di sản văn hóa của vùng Đồng bằng Bắc Bộ nói chung và của mảnh đất Hưng
Yên nói riêng. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu chưa khai truyền
thuyết về Tứ pháp dưới những góc độ của đặc trưng thể loại. Đây vẫn là một
tầng đất mới mẻ mà chúng ta có thể tiếp tục cày xới để mang đến những đóng
góp giá trị khi nghiên cứu đề tài này.
2.2. Lịch sử nghiên cứu lễ hội cầu mưa
Trong tâm thức của người Việt, lễ hội truyền thống từ lâu đã trở thành
một sinh hoạt văn hóa không thể thiếu vì lễ hội chính là sự phản ánh
phong tục tập quán, tín ngưỡng và bản sắc của dân tộc. Với đặc thù là một đất
nước sản xuất nông nghiệp nên những yếu tố thời tiết nắng, mưa có ảnh hưởng
rất lớn đến đời sống của nhân dân. Cũng chính bởi vậy nên nghi lễ cầu mưa trở
thành nghi lễ của rất nhiều dân tộc trên dải đất hình chữ S. Có thể kể đến một
số lễ hội chủ yếu sau: Lễ hội cầu mưa người Lô Lô ( theo báo điện tử vietbao.vn
đăng ngày 05 tháng 9 năm 2008); lễ hội cầu mưa (hay còn gọi là lễ hội Xến Xó
Phốn) của người Thái vùng Tây Bắc (theo vietbao.vn đăng ngày 03 tháng 10
năm 2008); Phú Yên: Phục dựng lễ hội “Cầu mưa” của người dân tộc Êđê (theo
báo điện tử baovanhoa.vn đăng năm 2010 viết bởi Nguyễn Trần Vĩ ); lễ hội cầu
mưa của người Chăm Vân Canh, Bình Định (theo báo điện tử
đăng ngày 22 tháng 5 năm 2010); Lễ hội cầu mưa người
Chăm ở Bình Thuận (theo báo điện tử : đăng ngày 22 tháng
5 năm 2010). Độc đáo tục rước Tứ Pháp cầu mưa của cư dân Đồng bằng sông
Hồng (Báo mới. com đăng ngày 15 tháng 12 năm 2015); Lễ hội cầu mưa – nét

độc đáo trong tín ngưỡng tôn sùng tự nhiên của cộng đồng dân của cộng đồng
dân tộc Việt (Sùng A Cải- Lieenketviet.net ngày 15 tháng 5 năm 2016)…
Ở Hưng Yên với ảnh hưởng của các truyền thuyết về Tứ pháp kết hợp
với tâm thức của những cư dân nông nghiệp trở thành mảnh đất mầu mỡ để


5

hình thành và phát triển lễ hội cầu mưa. Trong những năm gần đây nghi lễ cầu
mưa đã và đang được phục dựng lại một cách quy mô tại nhiều địa phương,
đặc biệt là khu vực phía Bắc của tỉnh. Cũng từ đó nghiên cứu lễ hội cầu mưa ở
Hưng Yên trở thành đề tài của các bài báo, luận văn, báo cáo.
Tiêu biểu là luận án tiến sĩ Lễ hội cổ truyền ở Hưng Yên sự biến đổi hiện
nay, của tác giả Hoàng Mạnh Thắng ( 2012). Đóng góp của công trình là đã hệ
thống, phân loại được hầu hết các lễ hội cổ truyền của Hưng Yên. Riêng về lễ
hội liên quan đến Tứ pháp, công trình đã nêu được nguồn gốc và mô tả đặc
điểm, ý nghĩa của lễ hội trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa
truyền thuyết về Tứ pháp và lễ hội cầu mưa lại chưa được tác giả đề cập đến
một cách cụ thể.
Bên cạnh đó là bài báo: Độc đáo lễ hội cầu mưa ở Văn Lâm (Hương
Giang Báo Hưng Yên điện tử ngày 12/04/2013); Tục thờ Tứ pháp và lễ hội cầu
mưa (Minh Hiếu, Đời sống văn hóa tín ngưỡng và tôn giáo- Báo điện tử)…Các
bài báo và công trình nghiên cứu trên đều đi sâu vào tìm hiểu về tín ngưỡng thờ
Tứ pháp và mô tả lễ hội cầu mưa dưới góc nhìn văn hóa, chưa có công trình
nào nghiên cứu về mối quan hệ giữa lễ hội cầu mưa đặt trong mối quan hệ với
truyền thuyết về Tứ pháp. Vậy nghiên cứu lễ hội cầu mưa ở Hưng Yên đặt trong
mối quan hệ với hệ thống truyền thuyết của địa phương sẽ là một hướng nghiên
cứu mới mẻ để góp thêm tiếng nói khẳng định giá trị của những nét văn hóa
đặc sắc của tỉnh Hưng Yên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài của luận văn là hệ thống truyền thuyết về
Tứ pháp và lễ hội cầu mưa ở Hưng Yên.


6

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Hệ thống các truyền thuyết về Tứ pháp đã được lưu truyền ở Hưng Yên
từ bao đời nay, một bộ phận được ghi chép cố định trong các bản thần tích,
hoặc thư tịch; một bộ phận được lưu truyền nơi cửa miệng dân gian. Chính vì
vậy khi tiến hành nghiên cứu đề tài chúng tôi một mặt căn cứ vào các văn bản
có sẵn, một mặt căn cứ vào các văn bản tác phẩm đang lưu truyền trong đời
sống dân gian ở Hưng Yên. Cụ thể, qua khảo sát ở 25 điểm thờ Tứ pháp ở Hưng
Yên, chúng tôi sưu tầm được 5 bản truyền thuyết được ghi lại trong Lý lịch
của các di tích thờ Tứ pháp, 1 bản thần tích của làng Đặng Xá, huyện Ân Thi,
4 bản ghi chép từ lời kể của nhân dân xã Lạc Hồng- Huyện Văn Lâm (Phụ lục).
- Về lễ hội, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, khảo sát tất cả các lễ hội cầu
mưa ở Hưng Yên bắt nguồn từ truyền thuyết về Tứ pháp được ghi chép và quan
sát thực tế.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Sưu tầm hệ thống truyền thuyết dân gian về Tứ pháp ở địa bàn tỉnh
Hưng Yên; khai thác những giá trị của những truyền thuyết đó trên nền tảng
đặc trưng thể loại;
- Tìm hiểu về của lễ hội cầu mưa đặt trong mối quan hệ với truyền thuyết
về Tứ pháp.
- Qua việc làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu, luận văn góp phần bồi
dưỡng ý thức trân trọng những giá trị văn hóa cổ truyền, bồi dưỡng lòng tự hào
về mảnh đất, con người Hưng Yên từ đó có ý thức gìn giữ và phát huy những

giá trị văn hóa tốt đẹp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


7

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài Truyền thuyết về Tứ pháp và lễ hội cầu mưa ở Hưng Yên tập
trung làm giải quyết một số vấn đề sau:
- Nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đề tài như:
Các khái niệm truyền thuyết, lễ hội; các vấn đề thực tiễn về mảnh đất Hưng Yên
làm cơ sở cho đề tài như lịch sử, địa lý, văn hóa. Lý giải được nguồn gốc, ý nghĩa
của truyền thuyết về Tứ pháp và lễ hội cầu mưa ở Hưng Yên.
- Tập hợp, sưu tầm, khảo sát các truyền thuyết về Tứ pháp ở Hưng Yên
trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
- Khảo sát, mô tả các lễ hội ở Hưng Yên có liên quan đến truyền thuyết
về Tứ pháp.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội về Tứ pháp ở Hưng Yên.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài Truyền thuyết về Tứ pháp và
lễ hội cầu mưa ở Hưng Yên, chúng tôi phối hợp vận dụng các phương pháp
nghiên cứu như:
- Phương pháp điền dã: phương pháp này được chúng tôi sử dụng trong
quá trình sưu tầm hệ thống truyền thuyết trong dân gian và khảo sát các lễ hội
cầu mưa ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Đề tài sử dụng nhằm phân tích
các tài liệu lý luận về truyền thuyết, về lễ hội, phân tích mối quan hệ giữa truyền
thuyết và lễ hội. Từ đó tổng hợp các vấn đề nghiên cứu để đưa ra đánh giá, kết
luận về đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu so sánh: phương pháp này chúng tôi sử dụng
để so sánh đặc điểm về truyền thuyết về Tứ pháp và lễ hội cầu mưa với truyền



8

thuyết về Tứ pháp và lễ hội liên quan ở những địa phương nằm trong vùng
Đồng bằng Bắc bộ.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Để có thể có thể đạt được mục
đích nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học như: Phương pháp nghiên cứu văn học, phương pháp
nghiên cứu văn hóa, phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp nghiên cứu
địa lí ...
6. Đóng góp của luận văn
- Nghiên cứu một cách hệ thống về truyền thuyết và lễ hội về Tứ pháp ở
Hưng Yên, góp phần bổ sung, hoàn thiện tri thức về truyền thuyết và lễ hội ở
Hưng Yên và ở khu vực.
- Góp tiếng nói để bảo tồn và phát huy những giá trị của truyền thuyết về
Tứ pháp và lễ hội cầu mưa ở Hưng Yên.
- Kết quả của luận văn sẽ trở thành nguồn tư liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu, giảng dạy, học tập về văn hóa, cũng như nét tín ngưỡng thờ Tứ
pháp trong lễ hội cầu mưa ở tỉnh Hưng Yên. Góp phần cung cấp những cơ sở
khoa học cho việc hoạch định chính sách, chủ trương của chính quyền địa
phương về công tác văn hóa tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung
chính của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vùng đất Hưng Yên và một số vấn đề lý luận về truyền
thuyết và lễ hội.
Chương 2: Truyền thuyết về Tứ pháp ở Hưng Yên
Chương 3: Lễ hội cầu mưa trong mối quan hệ với truyền thuyết về Tứ pháp ở
Hưng Yên



9

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT HƯNG YÊN VÀ MỘT SỐ
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THUYẾT, LỄ HỘI
1.1. Một số vấn đề lý luận về truyền thuyết và lễ hội
1.1.1. Truyền thuyết
Các nhà folklore quan niệm truyền thuyết là một thể loại riêng biệt là
những truyện ngắn kể về những sự kiện trong quá khứ như: những sự kiện lịch
sử; những nhân vật lịch sử; những địa danh, những công trình văn hóa, danh
thắng; những hiện tượng thiên nhiên như: Sấm chớp, bão lụt….những câu
chuyện nêu trên không cần đảm tính chính xác về mặt lịch sử nhưng có cốt lõi
lịch sử trong đó. Với đặc điểm đó, truyền thuyết dân gian luôn tạo cho mình
một sức hấp dẫn đặc biệt so với các thể loại văn học dân gian khác.
Ở Việt Nam truyền thuyết đã xuất hiện, tồn tại và phát triển như là sự
thay thế, sự hóa thân của thể loại sử thi dân tộc. Việc nghiên cứu về truyền
thuyết đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, chỉ riêng khái niệm về
truyền thuyết cũng có rất nhiều kiến được đưa ra như:
Các tác giả nhóm Lê Qúy Đôn từ những năm 50 của thế kỷ XX, trong
Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, đã định nghĩa truyền thuyết như sau:
“Truyền thuyết là tất cả những truyện lưu hành trong dân gian có thật xảy ra
hay không thì không có gì đảm bảo. Như vậy có những truyền thuyết lịch sử,
mà có những truyền thuyết khác, hoặc dính dáng về một đặc điểm địa lí, hoặc
kể lại một gốc tích sự vật gì, hoặc giải thích những phong tục tập quán, hoặc
nói về sự tích các nghề nghiệp và tất cả những chuyện kỳ lạ khác”[10; 60]
Còn trong công trình Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Đổng
Chi lại định nghĩa: “Truyền thuyết là những truyện lịch sử và truyện lịch sử chỉ
có thể có khi con người đã có ý thức về lịch sử của mình”[4].



10

Trong Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi nhận định: “Truyền thuyết là một thể loại truyện dân gian mà chức
năng chủ yếu là phản ánh và lý giải các nhân vật và sự kiện lịch sử có ảnh
hưởng quan trọng đối với một thời kỳ, một bộ tộc, một dân tộc, một quốc gia
hay một địa phương”[14].
Trong bài Tinh thần dân tộc qua các truyền thuyết lịch sử, ông Phan Trần
cũng đã nêu lên định nghĩa về truyền thuyết như sau: “Truyền thuyết là những
truyện truyền tụng trong dân gian về những sự việc và nhân vật có liên quan
đến lịch sử. Những nhân vật và sự việc đó thường được phản ánh qua trí tưởng
tượng của con người, qua sự hư cấu của nhân dân”[41].
Trong cuốn Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân
gian, tác giả Kiều Thu Hoạch đưa ra một định nghĩa về truyền thuyết khá toàn
diện; “Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng nằm trong loại hình
tự sự dân gian. Nội dung cốt truyện kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc
giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân.
Biện pháp nghệ thuật phổ biến là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng
sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích, thần thoại”[17].
Các khái niệm trên đều đã nêu được nội dung phản ánh và đặc trưng
trong nghệ thuật phản ánh của truyền thuyết xong chưa có tính khái quát. Trong
cuốn Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, nhóm tác giả Lê Chí Quế, Võ
Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ đã đưa ra một khái niệm tương đối thuyết phục
và được phổ biến đó là: “Truyền thuyết là một thể loại trong loại hình tự sự
dân gian phản ánh những sự kiện, nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa hay
nhân vật tôn giáo thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kỳ”[35]. Về cơ bản,
đây là một khái niệm tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh về thể loại truyền thuyết.
Vì vậy, chúng tôi lựa chọn khái niệm này là cơ sở lý luận trong quá trình nghiên

cứu.


11

Như vậy qua các khái niệm truyền thuyết của các tác giả khác nhau đều
nhắc tới những đặc trưng cơ bản của thể loại truyền thuyết đó là: có gắn bó chặt
chẽ với cốt lõi lịch sử, nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử nhất định, được nhìn
nhận qua lăng kính của nhân dân với sự hư cấu, kỳ ảo. Nó chính là một thể loại
kết hợp hài hòa giữa văn và sử. Đặc trưng này chính là một dấu hiệu quan trọng
để giúp ta phân biệt giữa truyền thuyết với các thể loại truyện dân gian khác,
đồng thời cũng làm nên nét độc đáo của thể loại truyền thuyết.
Thông qua hệ thống truyền thuyết dân gian của Việt Nam, các tác giả
dân gian đã tái hiện chân dung đời sống tinh thần của dân tộc. Đó là sự lý giải
đầy tự hào về sự hình thành về nòi giống của dân tộc; tái hiện quá trình chinh
phục thiên nhiên, xây dựng nền văn hiến; thể hiện lòng tự hào, ngưỡng mộ với
các danh nhân văn hóa; ngợi ca nhân dân trong cuộc đấu tranh chống quân xâm
lược…
Về việc phân loại truyền thuyết các nhà folklore thế giới có nhiều cách
phân loại, người chia làm 4 loại như cách chia của hội nghiên cứu văn học tự
sự dân gian quốc tế: truyền thuyết khởi nguyên; truyền thuyết lịch sử; truyền
thuyết thần thoại; truyền thuyết tôn giáo.
Ở Việt Nam năm 1990, Lê Chí Quế trong Giáo trình văn học dân gian
Việt Nam đã chia truyền thuyết làm 3 loại: truyền thuyết lịch sử; truyền thuyết
anh hùng; truyền thuyết về các danh nhân văn hóa.
1.1.2. Lễ hội
Bên cạnh vai trò phán ánh lịch sử một cách độc đáo, truyền thuyết còn
có mỗi quan hệ đặc biệt với nghi lễ, hội lễ. Các nhân vật trong truyền thuyết là
những anh hùng dân tộc hay những danh nhân văn hóa được tái hiện bằng tình
cảm yêu mến và cảm phục của nhân dân. Họ đã bước ra khỏi những câu chuyện

để trở thành những nhân vật thiêng như Thành hoàng, ông tổ nghề, thần thiêng
bảo hộ cho các vùng đất. Hằng năm, để tưởng nhớ công lao và giáo dục truyền


12

thống cho thế hệ sau nhân dân tổ chức các nghi thức tế lễ. Do vậy, truyền thuyết
là cơ sở để giải thích và khiến cho lễ hội có nội dung thiêng, còn lễ hội lại là
mảnh đất để di dưỡng truyền thuyết trong đời sống dân gian. Đó là cở sở hình
thành mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội.
Khi nghiên cứu về đặc tính và ý nghĩa “Lễ hội” ở nước Nga M.Bachie
cho rằng: “Lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức tế lễ và trò biểu
diễn, đó là cuộc sống chiến đấu của cộng đồng cư dân. Tuy nhiên bản thân
cuộc sống không thể thành lễ hội được nếu chính nó không được thăng hoa,
liên kết và quy tụ lại thành thế giới tâm linh, tư tưởng của các biểu tượng, vượt
lên trên thế giới của những phương tiện và điều kiện tất yếu. Đó là thế giới, là
cuộc sống thứ hai thoát ly tạm thời thực tại hữu hiện, đạt tới hiện thực lý tưởng
mà ở đó, mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ, lung linh, siêu việt và cao cả”.(Dẫn theo
/>Ở Việt Nam lễ hội – là một nét đẹp văn hóa mang tính cộng đồng của cư
dân nước Việt. Từ ngàn đời xưa lễ hội không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị
tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa dân gian mà nó còn phản ánh tư duy, thái độ, tình
cảm của cư dân nông nghiệp một cách rõ nét. Tuy nhiên, định nghĩa về lễ hội
cũng có nhiều những quan niệm khác nhau như:
Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê đã định nghĩa: “Lễ hội là
cuộc vui tổ chức chung có các hoạt động lễ nghi mang tính văn hóa truyền
thống của dân tộc”[38].
Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam, tác giả Huỳnh Bá Công đã nhận
định: “Lễ hội ở đây được nhìn tổng quát chỉ cả lễ tết và hội hè, trong đó lễ là
để dâng hương thần thánh, còn hội là để mua vui cho mọi người trong cộng
đồng, tất cả đều nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống tinh thần, tâm linh của

con người”[4].


13

Trong cuốn Từ điển hội lễ Việt Nam, tác giả Bùi Thiết cho rằng: “Hội lễ
là cách gọi cô đọng nhằm để chỉ toàn bộ các hoạt động tinh thần, phản ánh
những tập tục, vật hiến tế, lễ nghi dâng cúng, những hội hè đình đám của một
cộng đồng làng xã nhất định”[47;2].
Trong cuốn “Lễ hội cổ truyền” – Phan Đăng Nhật cho rằng “Lễ hội là một
kho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vố số những phong tục, tín ngưỡng, văn hóa,
nghệ thuật và cả các sự kiện xã hội – lịch sử quan trọng của dân tộc...lễ hội
còn là nơi bảo tồn, tích tụ văn hóa (theo nghĩa rộng) của nhiều thời kỳ lịch sử
trong quá khứ dồn nén lại cho tương lai”[33;53].
Từ những khái niệm như trên có thể thấy lễ hội bao gồm 2 phần chính:
phần lễ và phần hội, luôn đan xen, gắn liền, không tách rời, trong đó:
Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con
người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước
cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Lễ xuất phát từ quan niệm
vạn vật hữu linh. Con người thực hiện phần lễ để thể hiện niềm tin vào những
lực lượng siêu nhiên, thể hiện niềm mong ước có một cuộc sống tốt đẹp, mùa
màng bội thu, nhân khang, vật thịnh, quốc thái, dân an.
“Hội là sự tập hợp đông người để thực hành diễn xướng, trình diễn các
phong tục, tín ngưỡng, các hình thức văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật, các sinh
hoạt tinh thần xã hội”(Dẫn theo Sau những nghi lễ
trang nghiêm, việc tham gia vào những sinh hoạt cộng đồng này lại là lúc con
người được nghỉ ngơi, thư giãn nhằm thỏa mãn những nhu cầu về mặt tinh thần
của quần chúng.
Nguồn gốc hình thành lễ hội truyền thống của nước ta thường được lý
giải trên ba cơ sở chính: Thứ nhất là môi trường tự nhiên và hoạt động sản

xuất. Đất nước Việt Nam ra đời là kết quả của quá trình vận động, biến đổi tự


14

nhiên, địa lí, địa chất diễn ra cách đây hàng triệu năm. Cùng với địa hình thấp,
nhiều đồng bằng, hệ thống sông ngòi chằng chịt với lượng phù sa lớn được bồi
đắp hằng năm , khí hậu nhiệt đới gió mùa là những điều kiện phù hợp với gieo
trồng lúa nước. Chính vì vậy, trước hết, lễ hội truyền thống của người Việt là
Hội mùa, lễ hội nông nghiệp của những người nông dân. Bên cạnh những hoạt
động kỹ thuật do lao động cơ bắp của người nông dân như cày đất, gieo cấy,
làm cỏ, tát nước, chăm bón, thu hoạch trong nông nghiệp, những mốc đánh dấu
các thời đoạn sản xuất chính là những lễ thức, nghi lễ, hội hè diễn ra khi xuống
đồng gieo cấy, khi lúa ngậm đòng trỗ bông, lúc mùa màng thu hoạch…. Đó là
những hoạt động tâm linh của con người với mong muốn thỉnh cầu và tạ ơn các
lực lượng siêu nhiên trợ giúp mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hoà và đã trở
thành các hoạt động không thể thiếu tạo nên chỉnh thể của đời sống nông
nghiệp.
Thứ hai là môi trường xã hội: Hoạt động sản xuất nông nghiệp từ lâu đã
quy định hình thức quần cư của dân tộc thành các làng. Làng từ là điểm quần
cư dần đã trỏ thành không gian cư trú, không gian xã hội và không gian văn
hoá. Nơi đây đã trở thành nơi nhập thân và trao truyền các hoạt động văn hoá.
Chính vì vậy, lễ hội của người Việt là hội làng ngày hội cố kết cộng đồng, biểu
dương những giá trị của đời sống tâm linh, đời sống xã hội và văn hoá của cộng
đồng.
Thứ ba là môi trường lịch sử - văn hoá: Là một đất nước với bề dày hàng
ngàn năm lịch sử, cùng với tiến trình lịch sử ấy dân tộc ta đã ít nhiều chịu ảnh
hưởng và tiếp thu những văn hoá đánh dấu bước phát triển của mỗi thời đại,
trong đó có những ảnh hưởng tôn giáo. Nếu không kể tới những ảnh hưởng khá
sớm, nhưng có phần mờ nhạt của Bà la môn giáo, Phật giáo từ Ấn Độ thì Phật

giáo đại thừa qua con đường Trung Quốc thâm nhập vào nước ta hoà quyện với
các tín ngưỡng dân gian tạo nên một thứ tôn giáo – tín ngưỡng độc đáo, đó là
Phật giáo dân gian. Đạo giáo nảy sinh vào cuối thế kỉ II trong phong trào khởi


15

nghĩa ở Trung Quốc. Khi vào nước ta, Đạo giáo hoà nhập với các tín ngưỡng
dân gian như đạo Sa man, tín ngưỡng nông nghiệp, thờ tổ tiên…cũng góp phần
tạo nên sắc thái đa dạng của lễ hội dân gian ở nước ta. Nho giáo du nhập mạnh
mẽ vào nước ta từ thời nhà Hán thông qua hệ thống giáo dục và thi cử, để lại
những dấu ấn rõ rệt trong việc thờ cúng Thành hoàng, các sinh hoạt cộng đồng,
nhất là hội hè, cúng lễ.
Ba yếu tố trên lại được lưu giữ phần lớn trong các truyền thuyết dân gian.
Cũng chính bởi vậy nên có một đặc điểm ít ai có thể phủ nhận đó là phần lớn các
lễ hội đều gắn liền với những truyền thuyết, huyền tích dân gian. Lễ hội vừa là
nơi bảo tồn truyền thuyết vừa là cây cầu để truyền thuyết ăn sâu bám rễ vào đời
sống tinh thần của quần chúng. Mỗi quan hệ giữa truyền thuyết về Tứ pháp và lễ
hội cầu mưa cũng không nằm ngoài quy luật chung đó.
1.2. Tục thờ Tứ pháp của người Việt
Đầu công nguyên, Phật giáo du nhập vào nước ta trong bối cảnh bị
phong kiến Trung Quốc đô hộ (nước mất, văn hóa Đông Sơn bị tàn phá và
phải cưỡng nhận văn hóa phương Bắc). Trong điều kiện đó, Phật giáo truyền
trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam đã có một sự dung hợp kỳ diệu với các vị
thần nông nghiệp bản địa tạo nên một hệ thống tư tưởng giáo lý và thờ cúng
mang yếu tố riêng biệt. Thời gian đầu Phật giáo du nhập vào nước ta, văn
hóa bản địa đã thẩm thấu một cách nhanh chóng văn hóa Phật giáo, tiếp thu
trọn vẹn tinh thần bao dung và nhân từ truyền trực tiếp từ Ấn Độ và biến sự
dung hợp giữa hai nền văn hóa này lại thành một thứ vũ khí chống lại sự
đồng hóa một cách áp đặt của văn hóa Trung Quốc phương Bắc. Phật giáo,

lúc đó đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp cứu nước, giữ gìn văn
hóa Đông Sơn và duy trì những tín ngưỡng bản địa.
Như vậy, người Việt đã tự tạo ra một vị Phật cho riêng mình, cũng
như hoàn chỉnh được tín ngưỡng Phật pháp. Các yếu tố bản địa (nội sinh) và


16

Ấn Độ (ngoại nhập) đã kết hợp tài tình với nhau để tạo nên một thể thống
nhất qua câu chuyện về nàng Man Nương. Sự tích Man Nương và tục thờ Tứ
Pháp được lưu truyền từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên, và đã được ghi chép
trong rất nhiều truyện sách cổ xưa như: Lĩnh Nam Chích Quái, Kiến Văn
Tiểu Lục, Văn Hiến Thông Khảo, An Nam Chí Lược... với những chi tiết
khác biệt nhau. Tuy nhiên, nguồn gốc của Tứ Pháp được nhiều người biết
đến nhất được ghi lại trong truyện Man Nương - sách “Lĩnh Nam Chích
Quái” (Trần Thế Pháp, thế kỷ XIV, Vũ Quỳnh - Kiều Phú, 1492) và vào
giữa thế kỷ XVII mới được in thành sách riêng. Hiện còn lưu lại qua bản
“Cổ Châu Pháp Vân Phật Bản Hạnh Ngữ Lục” khắc gỗ tại chùa Dâu được
khắc vào năm thứ 13 niên hiệu Cảnh Hưng (1752).
Từ địa bàn gốc Luy Lâu (Bắc Ninh) tín ngưỡng thờ Tứ pháp lan tỏa sang
các khu vực phụ cận như Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam…
Bảng 1: Bảng thống kê một số điểm thờ Tứ pháp ở khu vực
Đồng bằng sông Hồng
Tỉnh
(Thành phố)

Tên chùa

Địa chỉ


Nhân vật thờ

Chùa
Dâu (tên chữ xã Thanh Khương, Pháp Vân
Hán là Diên Ứng, Cổ huyện Thuận Thành
(Bà Dâu)
Châu, Thiền Định)

1. Bắc Ninh

Chùa Đậu tên chữ là xã Thanh Khương, Pháp Vũ
Thành Đạo Tự
huyện Thuận Thành
(Bà Đậu)
Chùa
Tướng (chùa xã Thanh Khương, Pháp Lôi
Phi Tương) có tên chữ huyện Thuận Thành
(Bà Tướng)
là Phi Tướng Đại
Thiền Tự


17

Chùa Dàn (chùa Xuân xã Trí Quả,
Quang)
Thuận Thành

huyện Pháp Điện


Chùa Tổ Mãn Xá Xã Hà Mãn, huyện
(chùa Phúc Nghiêm) Thuận Thành
Chùa Keo
Nghiêm)
Chùa
Hiệp)

(Bà Dàn
Man Nương,

(Sùng Xã Kim Sơn, huyện Gia Pháp Vân
Lâm
(Bà Keo)

Nành (Ninh xã Ninh Hiệp

Pháp Vân,
(Bà Nành)

Chùa Sét (Đại Bi)

xã Thịnh Liệt, huyện Tứ pháp
Thanh Trì (nay là
phường Giáp Lục, quận
Hai Bà Trưng)

Chùa Pháp Vân

Xã Văn Bình, huyện
Thường Tín


Pháp Vân

Chùa Thành Đạo

Xã Nguyễn Trãi, huyện
Thường Tín

Pháp Vũ

2. Hà Nội

Chùa Quế Lâm (chùa Thị trấn Quế, huyện Kim Pháp Vân.
Bến)
Bảng
3. Hà Nam

Chùa Đặng Xá

Xã Văn Xá, Huyện Kim Pháp Lôi
Bảng

Chùa Bầu

Thành phố Phủ Lý

chùa Quyển Sơn

Xã Thi Sơn, huyện Kim Tứ pháp
Bảng


Pháp Điện

Những tư liệu trên cho thấy tín ngưỡng thờ Tứ pháp hầu hết đều tập trung
ở các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ. Các ngôi chùa Tứ Pháp thường tọa lạc trên
diện tích rộng, thoáng đãng, địa thế đẹp, tụ thủy. Kiến trúc mở để thu hút khách
thập phương gần xa và tổ chức các lễ hội. Giữa các khối nhà bố trí vườn hoa,


18

cây cảnh. Các khu vực nhà phụ làm nơi sinh hoạt của Tăng, Ni và thờ Tổ thường
được bố trí xung quanh ẩn nấp vào cây xanh tạo nên cảnh sắc thiên nhiên giữa
đạo với đời. Trong mặt bằng kiến trúc dàn trải như thế, có những công trình
kiến trúc mang tính đột khởi tạo thành điểm nhấn, ví dụ như tháp Hòa Phong
tại chùa Dâu (giờ còn lại là kiến trúc cao 3 tầng), gác chuông tại chùa Đậu, gác
chuông gác khánh trên nóc nhà Tiền đường của chùa Nành. Nếu như với các
công trình kiến trúc Phật giáo thờ các nhân thần như Không Lộ thiền sư
(Nguyễn

Minh

Không)

thời

Lý,

Nguyễn


Bình

An

thời

Trần thì thường tồn tại kiểu thờ “Tiền Phật hậu Thánh”, Thánh được thờ sau
điện thờ Phật… Thì ngược lại, trong các ngôi chùa thờ Tứ Pháp (những vị
Thánh có nguồn gốc tự nhiên) thì hệ thống tượng thờ kiểu “Tiền Thánh hậu
Phật”, đẩy hệ thống tượng Tứ Pháp lên trên hệ thống tượng Phật. Tuy nhiên,
hiện nay, các công trình được trùng tu lại đều được bố trí theo kiểu “Tiền
Phật hậu Thánh”. Vì vậy, ta gặp hầu hết các tòa cung cấm là nơi thờ Thánh,
căn trước thượng điện mới là nơi thờ Phật. Tượng trong hệ thống Tứ Pháp đều
rất cao lớn, (tư thế ngồi thiền cao khoảng 1,5m) thường tạc ở tư thế thân thẳng,
tay phải giơ lên, tay trái để trên đùi cầm chuỗi ngọc. Các pho tượng có tóc
xoăn màu đen, nhục khảo nổi cao, tai dài, tọa trên đài sen, gương mặt đẹp với
những nét thuần Việt, đức độ. Những pho tượng tạc từ thế kỷ XVI đầu XVII
mặc áo sát người (tượng Pháp Vân, chùa Dâu), còn muộn hơn thường để mình
trần mặc váy (tượng Pháp Vân, chùa Nành). Thường các tượng Tứ Pháp sơn
màu gụ bóng (tổng hợp màu đỏ của máu và màu đen của mây đen tượng trưng
cho nguồn sống và sự huyền bí.

1.3. Điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội của tỉnh Hưng Yên
Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng Việt Nam.
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên nằm cách thủ đô Hà
Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây


19


nam. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây và
tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp
tỉnh Hà Nam.
Vùng đất Hưng Yên được hình thành cách đây vài ngàn năm. Từ thời
Hùng Vương dựng nước, đất Văn Giang, Long Biên vốn là địa bàn cư trú của
bộ lạc Câu Lậu (dân gian gọi là bộ lạc Trâu). Nhưng di chỉ khảo cổ tìm thấy ở
Động Xá, Kim Động Hưng Yên đã chứng minh điều đó. Vùng đất Hưng Yên
xưa là đất huyện Chu Diên thời Bắc thuộc, phủ Thái Bình thời Ngô, Đinh, Tiền
Lê, là đất lộ Khoái, Đằng châu thời Lý, lộ Long Hưng thời Trần, Phủ Kiến
Xương thời thuộc Minh, đất Nam đạo thời Lê Sơ. Năm Bính Tuất (1466), niên
hiệu Quang Thuận thứ 7, Lê Thánh Tông (1460 - 1497) chia Đại Việt thành 12
thừa Tuyên, Hưng Yên thuộc thừa tuyên Thiên Trường. Năm Kỷ Sửu (1469),
niên hiệu Quang Thuận thứ 10, đổi thừa tuyên Thiên Trường thành trấn Sơn
Nam, bao gồm 11 phủ, 42 huyện, Hưng Yên thuộc phủ Khoái Châu. Năm Tân
Dậu (1471), niên hiệu Cảnh Hưng thứ 2, Lê Hiển Tông (1498 - 1504) chia Sơn
Nam thành 2 lộ: Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ, vùng đất Hưng Yên thuộc
lộ Sơn Nam Thượng. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, một phần địa giới hành
chính của Hưng Yên ngày nay thuộc trấn Kinh Bắc. Theo sách Dư Địa Chí của
Nguyễn Trãi đã giới thiệu về trấn Kinh Bắc như sau: “Thiên Đức là tên sông,
xưa là Bắc Giang, đời Lý nhấc lên làm phủ... Kinh Bắc xưa là bộ Vũ Ninh, Tây
và Nam giáp Thượng Kinh Sơn Nam, Đông và Bắc giáp Thái Nguyên, Hải
Dương. Đây là trấn thứ 4 trong 4 kinh trấn và là đứng đầu phên giậu phía Bắc.
Có 4 lộ phủ, 21 huyện, 1.147 xã. Đơn vị hành chính trấn Kinh Bắc thời Lê gồm:
Phủ Từ Sơn; có 5 huyện: Quế Dương, Đông Ngàn, Võ Giàng, Tiên Du, Yên
Phong. Phủ Bắc Hà; có 4 huyện: Tiên Phúc, Kim Hoa, Hiệp Hòa, Yên Việt.
Phủ Lạng Giang; có 6 huyện: Phượng Nhỡn, Hữu Lũng, Yên Dũng, Bảo Lộc,
Yên Thế, Lục Ngạn. Phủ Thuận An; có 5 huyện: Gia Lâm, Lang Tài, Siêu Loại,
Văn Giang, Gia Định.[52]



×