Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Hoàn thiện một số giai đoạn trong quy trình nhân giống in vitro hai giống Cẩm chướng Đỏ chùm, Hồng cánh sen (Dianthus caryophyllus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 50 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

******
LÝ THỊ HƢƠNG

HOÀN THIỆN MỘT SỐ GIAI ĐOẠN TRONG
QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG IN VITRO
HAI GIỐNG CẨM CHƢỚNG ĐỎ
CHÙM, HỒNG CÁNH SEN

(Dianthus caryophyllus. L)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

PGS. TS. NGUYỄN VĂN ĐÍNH

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS. TS.
Nguyễn Văn Đính đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hƣớng dẫn tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trƣờng Đại học Sƣ Phạm
Hà Nội 2, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN, Phòng thí nghiệm sinh lý học
thực vật, khoa Sinh - KTNN, Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.


Trong quá trình thực hiện đề tài tôi cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình
của thầy La Việt Hồng và cô Mai Thị Hồng - Phòng thí nghiệm Sinh lý học
thực vật đã giúp đỡ, chỉ bảo và đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành khóa luận
này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập cũng nhƣ hoàn thành
khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Lý Thị Hƣơng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện một số giai
đoạn trong quy trình nhân giống in vitro hai giống hoa Cẩm chƣớng Đỏ chùm,
Hồng cánh sen (Dianthus caryophylluss. L) là kết quả nghiên cứu của
riêng chúng tôi do PGS. TS. Nguyễn Văn Đính hƣớng dẫn. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu là trung thực và không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của
ngƣời khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Lý Thị Hƣơng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả tạo vật liệu khởi đầu đốt thân cây Cẩm chƣớng ................... 22
Đỏ chùm sau 14 ngày nuôi cấy ........................................................................... 22

Bảng 3.2. Kết quả tạo vật liệu khởi đầu đốt thân cây Cẩm chƣớng Hồng cánh
sen sau 14 ngày nuôi cấy..................................................................................... 23
Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của BAP đến sự tái sinh và nhân nhanh chồi giống Cẩm
chƣớng Đỏ chùm sau 5 tuần nuôi cấy ................................................................. 25
Bẳng 3.4. Ảnh hƣởng của BAP đến sự tái sinh và nhân nhanh chồi giống
Cẩm chƣớng Hồng cánh sen sau 5 tuần nuôi cấy ............................................... 27
Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của NAA đến sự ra rễ của giống Cẩm chƣớng Đỏ chùm 30
sau 20 ngày nuôi cấy ........................................................................................... 30
Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của NAA đến sự tạo rễ chồi Cẩm chƣớng Hồng cánh
sen sau 20 ngày nuôi cấy..................................................................................... 32
Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của độ che sáng tới tỷ lệ sống của cây con Cẩm chƣớng
sau 20 ngày ƣơm ................................................................................................. 34


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Cẩm chƣớng Đỏ chùm ........................................................... 23
Hình 3.2. Cẩm chƣớng Hồng cánh sen .................................................. 24
Hình 3.3. Cẩm chƣớng Đỏ chùm in vitro sau 5 tuần nuôi cấy .............. 26
Hình 3.4. Chồi Cẩm chƣớng Hồng cánh sen sau 5 tuần nuôi cấy ......... 29
Hình 3.5. Rễ Cẩm chƣớng Đỏ chùm sau 20 ngày nuôi cấy .................. 31
Hình 3.6. Rễ Cẩm chƣớng Hồng cánh sen sau 20 ngày nuôi cấy ......... 33
Hình 3.7. Kết quả ảnh hƣởng của độ che sáng đến cây con Cẩm chƣớng
in vitro sau 20 ngày ƣơm ....................................................................... 35
Hình 3.8. Cẩm chƣớng sau 3 tháng đƣợc trồng lên đất phù sa, bón lót
phân chuồng hoại mục ........................................................................... 36


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BAP


: 6-Benzyl amino purine

NAA

: α - Napthalene acetic acid

CT

: Công thức

Agar

: Thạch

NXB

: Nhà xuất bản

MS

: Murasashige và Skoog, 1962

ĐC

: Đối chứng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .......................................................................... 2
NỘI DUNG ....................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4
1.1. Đặc điểm sinh học và phân loại cây hoa Cẩm chƣớng .............................. 4
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại........................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm sinh học ................................................................................... 6
1.1.3. Điều kiện sinh thái .................................................................................. 7
1.2. Tình hình sản xuất hoa Cẩm chƣớng trên thế giới ..................................... 8
1.3. Tình hình sản xuất hoa Cẩm chƣớng trong nƣớc ....................................... 9
1.4. Tính thẩm mỹ và giá trị kinh tế ................................................................ 11
1.5. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây hoa Cẩm chƣớng bằng kĩ thuật nuôi
cấy in vitro ....................................................................................................... 11
1.5.1. Tình hình nghiên cứu thế giới ............................................................... 11
1.5.2.Tình hình nghiên cứu trong nƣớc........................................................... 14
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 17
2.1. Vật liệu ngiên cứu .................................................................................... 17
2.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm ................................................................. 17
2.2.1. Dụng cụ ................................................................................................. 17
2.2.2. Thiết bị .................................................................................................. 17
2.2.3. Môi trƣờng nuôi cấy .............................................................................. 17
2.3. Điều kiện nuôi cấy ................................................................................... 18
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 18


2.5. Phƣơng pháp thống kê, xử lý số liệu........................................................ 21
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 22

3.1. Tạo vật liệu khởi đầu hai giống Cẩm chƣớng .......................................... 22
3.2. Tái sinh và nhân nhanh chồi Cẩm chƣớng in vitro .................................. 24
3.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của NAA đến sự ra rễ hai giống Cẩm chƣớng Đỏ
chùm và Hồng cánh sen .................................................................................. 29
3.4. Rèn luyện cây in vitro: Nghiên cứu ảnh hƣởng của độ che sáng đến tỷ lệ
sống sót của cây cẩm chƣớng cấy mô giai đoạn rèn luyện ............................. 33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 38


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay ngành sản xuất hoa cắt cành đang phát triển mạnh mẽ và trở
thành một lĩnh vực thu hút đƣợc sự đầu tƣ bởi ngành này là ngành thƣơng mại
mang lại lợi ích kinh tế cao. Trong đó có hoa Cẩm chƣớng (Dianthus
caryophyllus) là một trong số các loài hoa cắt cành phổ biến trên thế giới chỉ
đứng sau hoa Hồng và hoa Cúc, mạng lại năng suất và giá trị kinh tế cao,
chiếm khoảng 17% tổng sản lƣợng hoa cắt cành [5].
Đa số các loài hoa Cẩm chƣớng đƣợc trồng trong nƣớc chủ yếu nhập
từ Trung Quốc, Hà Lan,... nên chi phí sản xuất còn cao, không chủ động đƣợc
trong sản xuất, năng xuất cũng nhƣ chất lƣợng chƣa đáp ứng đƣợc thị trƣờng
trong nƣớc và thế giới.
Mặt khác giống cây này còn chƣa thích ứng đƣợc với điều kiện sinh
thái của nƣớc ta. Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, Cẩm chƣớng mới chỉ đƣợc trồng
một vụ trong năm. Do vậy việc nhân giống và giữ giống cho vụ sau qua hè
với điều kiện khí hậu không thuận lợi là rất khó khăn. Mặt nữa kỹ thuật nhân
giống hoa Cẩm chƣớng hiện nay chủ yếu bằng phƣơng pháp gieo hạt và giâm
cành qua nhiều thế hệ nên cây nhanh chóng bị thoái hóa, hệ số nhân thấp,
thiếu cây giống, cây mất dần sự đồng nhất về chất lƣợng.
Đến nay nƣớc ta đã có 1 trong 6 loài hoa (Hồng, Cúc, Lay ơn, Cẩm

chƣớng, Địa lan, Cát tƣờng). Trong đó có hoa Cẩm chƣớng (Dianthus
caryophyllus) đƣợc cấp nhãn hiệu độc quyền hoa Đà Lạt [37]. Đây là một lợi
thế. Tuy nhiên xuất khẩu hoa đi các thị trƣờng thế giới thì giống ngày càng
đòi hỏi khắt khe hơn cả về màu sắc, chủng loại lẫn chất lƣợng. Do đó để cung
cấp giống và duy trì giống sạch bệnh cho thị trƣờng đòi hỏi phải ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong đó có phƣơng pháp nuôi cấy mô tế bào thực
vật. Đây là phƣơng pháp nhân giống in vitro đem lại số lƣợng cây giống lớn,

1


nhanh chóng, sạch bệnh và đồng nhất về chất lƣợng đáp ứng yêu cầu cấp thiết
trong sản xuất.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài:
“Hoàn thiện một số giai đoạn trong quy trình nhân giống in vitro hai
giống Cẩm chƣớng Đỏ chùm, Hồng cánh sen (Dianthus caryophyllus)”.
2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro hoa Cẩm chƣớng cắt
cành, cung cấp nguồn giống sạch bệnh, đạt chất lƣợng cao đem lại giá trị cao
cho ngành thƣơng mại, cung cấp cây giống phục vụ cho nhu cầu của ngành
sản xuất hoa thƣơng mại.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
 Nghiên cứu ảnh hƣởng của chất khử trùng và thời gian xử lý đến tạo
vật liệu khởi đầu in vitro từ đốt thân hai giống Cẩm chƣớng Đỏ chùm,
Hồng cánh sen.
 Nghiên cứu ảnh hƣởng của BAP (6-Benzyl adenin purine) đến quá trình
nhân nhanh Cẩm chƣớng in vitro.
 Ra rễ cho chồi cây in vitro tạo cây con hoàn chỉnh.
 Nghiên cứu ảnh hƣởng của độ che sáng đến tỷ lệ sống sót của cây Cẩm
chƣớng cấy mô giai đoạn rèn luyện.

4. Phạm vi nghiên cứu
Phòng thí nghiệm Sinh lý học thực vật khoa Sinh - KTNN, vƣờn thực
nghiệm trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận: Bổ sung vào nguồn tƣ liệu khoa học cho kỹ thuật nhân
giống in vitro hai giống Cẩm chƣớng Đỏ chùm và Hồng cánh sen. Góp phần
bổ sung tài liệu về ảnh hƣởng của chất khử trùng và chất điều hòa sinh trƣởng

2


BAP đến tái sinh chồi và NAA đến sự hình thành rễ. Tìm ra đƣợc công
thức che sáng phù hợp để rèn luyện cây Cẩm chƣớng in vitro.
Ý nghĩa thực tiễn: Sử dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật nhằm
cung cấp nguồn giống sạch bệnh, chất lƣợng cao đáp ứng đƣợc yêu cầu của
ngƣời tiêu dùng và thị trƣờng xuất khẩu hoa tƣơi.

3


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học và phân loại cây hoa Cẩm chƣớng
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại
Giới: Plantae (Thực vật)
Ngành: Magnoliphyta (Ngành hạt kín)
Lớp: Magnoliosda (Lớp hai lá mầm)
Bộ: Caryophyllales
Họ: Caryophyllaceae
Tên khoa học: Dianthus Caryophyllus

Tên Việt Nam: Cẩm chƣớng, Phăng, Cẩm nhung
Cẩm chƣớng (Dianthus Caryophyllus) còn có tên gọi khác là Phăng
hay Cẩm nhung có nguồn gốc từ Châu Âu, đƣợc du nhập vào Việt Nam từ
nửa đầu thế kỷ XIX và đƣợc trồng chủ yếu ở những nơi có khí hậu mát mẻ
nhƣ Đà Lạt, Sa Pa,... [5].
Cẩm chƣớng bắt đầu đƣợc trồng để thƣởng ngoạn từ thế kỷ XVI. Đến
năm 1750, các nhà vƣờn lần đầu tiên tạo ra giống Cẩm chƣớng Remontant,
cây cao, hoa ra quanh năm. Đến năm 1846, nhiều giống hoa Cẩm chƣớng dại
đƣợc trồng và điều khiển sự ra hoa. Đến năm 1852, Cẩm chƣớng đƣợc du
nhập vào Mỹ và tạo ra hàng trăm giống có màu sắc và hình dạng khác nhau.
Từ các giống hoa này ngƣời ta gây đột biến và tạo ra rất nhiều giống Cẩm
chƣớng khác nhau. Trong đó giống thuộc dòng Sim nổi tiếng và đƣợc trồng
khắp trên thế giới [10], [5], [12].
Họ Cẩm chƣớng (Caryophyllaeae) là một họ lớn thuộc họ thực vật hạt
kín. Họ này đƣợc gộp trong bộ Caryophyllales. Với khoảng 80 chi và hơn
2000 loài phân bố rộng chủ yếu ở các vùng nhiệt đới. Ở nƣớc ta có các chi

4


nhƣ: Brachystemma, Cerastium, Cucubalus, Lychnis, Dianthus,...với khoảng
25 loài [3], [12].
Loài Cẩm chƣớng (Dianthus caryophyllus) có nguồn gốc từ Âu Á và có
nghĩa là "hoa của các vị thần". Hoa này mọc hoang dã trên các sƣờn đồi ở Hy
Lạp, và đƣợc đặt tên đầu tiên bởi nhà thực vật học Hy Lạp Theophastus cho
những từ Hy Lạp đề cập đến thần Zeus (dios) và hoa (anthos) [32].
Ở Việt Nam, Cẩm chƣớng gồm 4 loài ở nƣớc ta.Trong đó Cẩm chƣớng
dạng chùm (D. barbatus L.) là loài của vùng Trung Âu đƣợc nhập trồng ở TP.
Đà Lạt. Do trồng trọt ngƣời ta đã chọn lọc và lai tạo ra nhiều nòi [3].
Họ phổ biến rộng khắp thế giới chủ yếu là cây thân thảo, sống lâu năm,

đa dạng nhất tại khu vực ôn đới, một số loài loài sinh sống trong miền núi tại
khu vực nhiệt đới [5]. Nhiều loài đƣợc trồng làm cây cảnh, và một số loài là
cỏ dại phổ biến rộng. Phần lớn các loài mọc trong khu vực ven Địa Trung Hải
và các khu vực cận kề ở châu Âu và châu Á.
Họ này theo truyền thống đƣợc chia làm 3 phân họ, bao gồm:
Alsinoidea: Không lá kèm, lá đài tự do, các cánh hoa không hợp.
Silenoideae hay Caryophylloideae: Không lá kèm, các cánh hoa hợp.
Paronychioideae: Với các lá kèm dày cùi thịt, không tràng hoa, các
cánh hoa rời hay hợp.
Nghiên cứu của Harbaugh và cs, (2009) cho thấy cách tiếp cận kiểu 3
phân họ là không hợp lý và đề xuất việc chia tách họ này thành ít nhất là 11
tông, nhƣng không xếp trong các phân họ [25].
Cẩm chƣớng đƣợc trồng rải rác ở khắp các địa phƣơng trong cả nƣớc. Ở
Việt Nam hầu hết giống hoa Cẩm chƣớng đƣợc nhập khẩu từ Hà Lan, Trung
Quốc và đƣợc trồng nhiều tại Đà Lạt - Lâm Đồng, Sa Pa, TP. Hồ Chí Minh,
Hà Nội.

5


1.1.2. Đặc điểm sinh học
Rễ: Cẩm chƣớng có bộ rễ chùm, phát triến rất mạnh vào vụ chính để hút
nƣớc, dinh dƣỡng. Chiều dài của rễ 15 - 20 cm tập trung chủ yếu ở tầng mặt
đất 20 cm, một số ăn sâu tới 40 - 45 cm. Khi vun gốc, cây Cẩm chƣớng sẽ ra
rễ phụ ở các đốt thân. Rễ phụ cùng với rễ chính tạo thành bộ rễ chắc chắn [3],
[5], [12].
Thân: Thân thảo, nhỏ, mảnh, cao 30 - 50 cm, có các đốt ngắn mang lá
kép bé, thân gãy khúc nhiều lần, thân phân nhánh nhiều, rất dễ gẫy ở đốt.
Thân Cẩm chƣớng thƣờng có màu xanh nhạt, bao phủ 1 lớp phấn trắng xung
quanh có tác dụng chống thoát hơi nƣớc và bảo vệ cây khỏi bị sâu bệnh. Trên

mỗi đốt mang lá và mầm nách [5].
Lá: Lá kép, mọc đối từ các đốt thân, phiến lá dày, hình mũi mác, mép lá
trơn, không có cuống nhƣng có bẹ ngắn ôm thân làm thành những u lồi. Mặt
lá nhẵn, không có độ bóng. Trên mặt lá có phủ một lớp phấn trắng, mỏng và
mịn, lông nhỏ có tác dụng làm giảm thoát hơi nƣớc [5].
Hoa: Cây Cẩm chƣớng có 2 dạng: Hoa đơn và hoa kép. Hoa mọc đơn,
từng chiếc một ở nách lá và mang nhiều màu sắc. Ngay cả trên một hoa Cẩm
chƣớng kép cũng có từ 2 - 3 màu khác nhau. Hoa đẹp, có mùi thơm nhẹ nhàng
dễ chịu. Nụ hoa có đƣờng kính 2 - 2,5 cm. Hoa khi nở hoàn toàn có đƣờng
kính khoảng 6 - 7cm. Chiều cao bông hoa (tính từ đốt trên cùng của cành)
khoảng 4 - 7,5 cm [5], [12].
Quả: Quả nang mở, quả hình trụ có một đầu nhọn, trong quả có 5 ngăn
hạt. Mỗi quả có từ 300 - 600 hạt.
Hạt: Hạt nhỏ nằm bên trong quả có màu đen, hình dẹt và hơi cong. Phôi
thành vòng bao lấy phôi nhũ .

6


1.1.3. Điều kiện sinh thái
Mục đích của việc nhân giống và trồng hoa Cẩm chƣớng (Dianthus
caryophyllus) là phải đạt sản lƣợng cao, chất lƣợng tốt, màu sắc đa dạng đáp
ứng đƣợc nhu cầu thị yếu của ngƣời tiêu dùng để thu đƣợc hiệu quả kinh tế
cao. Ngƣời trồng hoa phải nắm bắt đƣợc các điều kiện sinh thái của cây Cẩm
chƣớng sau:
Ánh sáng: Cẩm chƣớng là cây ƣa sáng, thích hợp vời thời gian chiếu
sáng ngày dài giúp cây nhanh phân hóa hoa và hoa nở đều. Thời gian chiếu
sáng thích hợp 1500 - 3000 lux [5], [9], [10].
Nhiệt độ: Cẩm chƣớng là loài thích hợp với khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ
thích hợp từ 18 - 200C giúp cây sinh trƣởng và cho chất lƣợng hoa tốt nhất.

Nếu nhiệt độ cao vƣợt quá 300C cây sinh trƣởng kém, sản lƣợng và chất
lƣợng hoa giảm, giảm tuổi thọ của cây. Khi ở nhiệt độ dƣới 100C cây sinh
trƣởng yếu, sản lƣợng và chất lƣợng giảm rõ rệt [5], [8], [10].
Độ ẩm: Lá Cẩm chƣớng chiếm 70 - 80% là nƣớc, trong cành chiếm 68 70%, trong rễ chiếm 80%. Độ ẩm của đất và không khí ảnh hƣởng trực tiếp
đến sự hô hấp và quang hợp của cây Cẩm chƣớng. Độ ẩm thích hợp từ 60 70% [5], [10].
Đất: Rễ Cẩm chƣớng chủ yếu tập trung ở phần đất mặt, đất mùn, tơi
xốp, giàu chất dinh dƣỡng, pH thích hợp khoảng từ 5,5 - 6,5 [10].
Chất dinh dƣỡng: Cẩm chƣớng là loài cây yêu cầu bón phân nhiều hơn
các cây trồng khác. So với hoa Cúc, hoa Hồng chỉ cần bón 1 lớp phân thì Cẩm
chƣớng phải bón đến 3 lớp phân. Mức độ dinh dƣỡng lý tƣởng là: Đạm 3 3,5%, Lân 0,2 - 0,3%, Magie 0,2 - 0,5%, Canxi 1 - 2% [5], [10]. Tuy nhiên
còn phụ thuộc vào điều kiện trồng trọt khác nhau thì mức độ hấp thụ cũng
khác nhau.

7


1.2. Tình hình sản xuất hoa Cẩm chƣớng trên thế giới
Hoa Cẩm chƣớng là một trong những loại hoa cắt phổ biến nhất trên
thế giới sau hoa Hồng và hoa Cúc. Với ƣu điểm đa dạng về hình dáng, màu
sắc, hoa bền đẹp, lâu tàn, dễ bảo quản và vận chuyển xa,... Cẩm chƣớng là
loài hoa chủ lực cùng với hoa Hồng, Cúc, Lay ơn,... phục vụ trong các ngày
lễ, ngày tết, sinh nhật.
Nhật Bản là nƣớc nhập khẩu và tiêu thụ hoa lớn, số lƣợng nhập khẩu
khoảng 40.000 tấn mỗi năm. Trong đó hoa Cẩm chƣớng chiếm 9% tổng số
các loại hoa. Italia là nƣớc có diện tích trồng hoa Cẩm chƣớng nhiều nhất,
năm 1995 sản lƣợng hoa cắt cành nƣớc này đạt 2500 triệu cành [5].
Hà Lan là nƣớc xuất khẩu hoa đứng thứ 2 trên thế giới, sản lƣợng đạt
trên 1800 cành/năm, chủ yếu xuất khẩu sang châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản. Ở
Ba Lan, Cẩm chƣớng chiếm 60% sản lƣợng hoa cắt cành. Mỗi năm nƣớc này
sản xuất khoảng 600 triệu cành, đứng thứ 3 trên thế giới (Đặng Văn Đông và

Đinh Thế Lộc, 2005) [5].
Ở Kenya, diện tích trồng hoa Cẩm chƣớng chủ yếu tập trung ở Ritf
Valley. Cây Cẩm chƣớng cảnh đƣợc trồng ngoài đồng không bảo vệ ở độ cao
khoảng 1800 m và Cẩm chƣớng thƣờng đƣợc trồng trong nhà plastic ở độ cao
2700 m so với mực nƣớc biển [5].
Tại Hoa Kỳ, việc sản xuất hoa Cẩm chƣớng đƣợc tập trung ở vùng
Đông Bắc cho đến giữa thế kỷ 20. Một trong những series nổi tiếng nhất mọi
thời đại, dòng Sim, đƣợc phát triển bởi Saugus, nhà lai tạo Massachusetts
William Sim, một ngƣời Scotland nhập cƣ lần đầu tiên nuôi trong nhà kính
vào năm 1938 (Leonard Perry, Giáo sƣ làm vƣờn Đại học Vermont) [32].
Hoa Cẩm chƣớng đƣợc sản xuất nhiều nhất trên thế giới là ở Colombia
và là cây hoa quan trọng của nƣớc này, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch
xuất khẩu hoa cả nƣớc. Vào năm 1986 Colombia đã đạt gần 1000 ha hoa Cẩm

8


chƣớng đƣợc trồng dƣới nhà kính [5]. Vào thời vụ đỉnh điểm có thể đạt từ 30
đến 35 chuyến bay hàng ngày từ Colombia, trị giá hơn 156 triệu đô la và các
loại hoa khác (Leonard Perry, Giáo sƣ làm vƣờn Đại học Vermont) [32].
Ở Trung Quốc, hoa Cẩm chƣớng cùng hoa Hồng là hai loại hoa phổ
biến nhất. Cẩm chƣớng chiếm khoảng 255 tổng lƣợng hoa trên thị trƣờng tại
Bắc Kinh và Côn Minh. Hầu hết các giống của Trung Quốc đƣợc nhập từ
Israel, Hà Lan và Đức. Tỉnh Vân Nam của Trung Quốc có kim ngạch xuất
khẩu cắt cành ngày càng cao, theo thống kê tháng 11 năm 2006 đạt 10,4 triệu
USD với sản lƣợng 4,3 nghìn tấn, trong đó Cẩm chƣớng là một trong ba loại
hoa phát triển chủ lực [30].
Tại Malaysia, sản lƣợng hoa Cẩm chƣớng đứng thứ ba sau cây hoa
hồng và hoa cúc. Tổng lƣợng hoa ôn đới cả nƣớc đóng góp 71,46% vào sản
lƣợng hoa cắt xuất khẩu, trong đó Cẩm chƣớng chiếm 9,02%. Ở đây, hoa

Cẩm chƣớng đƣợc trồng bao gồm cả loại hoa chùm và hoa đơn (Mohd
Ridzuan. M và Lim Heng Jong, 1998) [24].
Tại Sri lanka, hoa Cẩm chƣớng đƣợc trồng chủ yếu để xuất khẩu, còn
các loại hoa khác chỉ tiêu thụ đƣợc ở nội địa. Hoa Cẩm chƣớng đƣợc sản xuất
hoàn toàn từ nguyên liệu trồng nhập khẩu và đƣợc quốc tế chấp nhận để xuất
khẩu. Hai giống Cẩm chƣớng châu Mỹ và Cẩm chƣớng Địa Trung Hải của Sri
lanka rất nổi tiếng trên thị trƣờng thế giới. Hoa Cẩm chƣớng đƣợc trồng nhiều
ở đƣờng hầm, bao phủ hơn 10 ha và đƣợc bảo vệ hoàn toàn [16].
1.3. Tình hình sản xuất hoa Cẩm chƣớng trong nƣớc
Ở Việt Nam, hoa Cẩm chƣớng đƣợc trồng rộng rãi ở Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh,... Các vùng trồng nhiều hoa nhƣ Đà Lạt,
Lâm Đồng, Tây Tựu - Từ Liêm, Phú Thƣợng - Tây Hồ (Hà Nội) trồng nhiều
hoa cẩm chƣớng [5]. Trƣớc đây, hoa Cẩm chƣớng trên thị trƣờng nƣớc ta chủ
yếu phải nhập từ Trung Quốc và Hà Lan, vài năm gần đây, Cẩm chƣớng đã

9


đƣợc trồng ở Đà Lạt, Lào Cai, Sa Pa,... và đang dần chiếm lĩnh thị trƣờng
trong và ngoài nƣớc.
Ở Đà Lạt hoa cắt cành đƣợc trồng chủ yếu ở các làng hoa Thái Phiên,
Vạn Thành, Hà Đông,... và đƣợc trồng trong nhà kính, một phần ngoài tự
nhiên. Hoa Cẩm chƣớng với nhiều giống nhập nội với nhiều màu sắc khác
nhau. Diện tích trồng hoa Cẩm chƣớng chiếm 2% đạt 13,5 ha trên tổng số
2.700 ha trồng hoa, sản lƣợng trên 12 triệu cành. Vào mua cao điểm có những
hộ gia đình trồng hoa có thể thu hoạch tới 4000 cành/ha [35] và xuất khẩu qua
Nhật Bản chiếm 50 - 60% tổng sản lƣợng thu hoạch/ha và đạt yêu cầu về mẫu
mã và chất lƣợng [29].
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 02/2007 kim
ngạch xuất khẩu hoa Cẩm chƣớng tăng mạnh đạt 313 nghìn USD, tăng 73%

so với tháng 1/2007 và tăng 86% so với xuất khẩu năm 2006. Trong đó thị
trƣờng Trung Quốc là thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất đạt 202 nghìn USD và
chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu hoa Cẩm chƣớng của cả nƣớc. Cuối
tháng 6/2007, DaLat Hasfarrm là công ty dẫn đầu các doanh nghiệp xuất khẩu
hoa cây cảnh cả nƣớc, chiếm 99% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bốn loại hoa
chủ lực của công ty là Cúc, Cẩm chƣớng, Hồng và hoa Ly xuất khẩu sang các
thị trƣờng khác nhau. Trong đó sản lƣợng hoa Cẩm chƣớng đứng thứ 2 sau
hoa Cúc, với đơn giá xuất khẩu trung bình 0,19 USD/cành. Cùng với hoa Cúc
và hoa Hồng, Cẩm chƣớng là một trong 3 loại hoa xuất khẩu chính vào Nhật
Bản - thị trƣờng xuất khẩu hoa lớn nhất của nƣớc ta đầu năm 2007.
Ở nƣớc ta từ năm 2008 đến nay, diện tích trồng hoa Cẩm chƣớng trong
nhà kính ở Lạc Dƣơng và Đà Lạt tăng từ 214 ha đến 290 ha. Sau 8 tháng
trồng và thu hoạch hoa Cẩm chƣớng theo quy trình tƣới phun sƣơng vào mỗi
buổi sáng và bón phân tƣới qua hệ thống nhỏ giọt với liều lƣợng thích hợp với
từng giai đoạn sinh trƣởng của cây cho thấy đều tăng cao vƣợt trội so với

10


trồng hoa với quy trình tƣới tay và bón phân bình thƣờng. Cụ thể là cứ 1000
m2 thu đƣợc khoảng 165 triệu đồng cao hơn trồng tƣới tay và bón phân bình
thƣờng 27 triệu đồng. Chất lƣợng hoa đạt 80 - 85 loại A đạt khoảng 111.800
cành [34].
Theo số liệu thống kê các loại hoa xuất khẩu trong tháng 5/2007, giá trị
trung bình của các loại hoa xuất khẩu đều giảm đáng kể nhƣ hoa Cúc có kim
ngạch xuất khẩu lớn nhất (trên 193 nghìn USD) có đơn giá trung bình là 0,18
USD/bông. Trong khi đó hoa Cẩm chƣớng xuất khẩu sang các thị trƣờng là
0,175 USD/bông, xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản với đơn giá từ 0,13 0,18 USD/bông đạt kim ngạch xuất khẩu 49,986 USD [36].
Nhƣ vậy có thể thấy Cẩm chƣớng là một loại hoa có tiềm năng phát
triển rất lớn, và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển ngành sản

xuất hoa thƣơng mại của nƣớc ta nói riêng và thế giới nói chung.
1.4. Tính thẩm mỹ và giá trị kinh tế
Cây hoa Cẩm chƣớng đƣợc trồng làm cảnh, trang trí. Có vai trò quan
trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng có ý nghĩa to lớn đối với đời sống xã
hội. Là một trong số loài hoa có giá trị kinh tế cao và đang đƣợc ƣa chuộng
bởi trong và ngoài nƣớc với nhiều màu sắc, kiểu dáng, hoa đẹp, lâu tàn.
Hoa Cẩm chƣớng là loại cây có năng suất cao, giá trị kinh tế lớn chỉ
đứng sau hoa Cúc và hoa Hồng. Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xóa đói
giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của ngƣời dân.
1.5. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây hoa Cẩm chƣớng bằng kĩ thuật
nuôi cấy in vitro
1.5.1. Tình hình nghiên cứu thế giới
Ngay từ thế kỷ XVI ngƣời ta đã bắt đầu cải tạo giống hoang dại nhằm
tạo ra nhiều giống có màu sắc khác nhau. Năm 1840 Dalmais (Pháp) tạo ra
giống Antivn từ loại hình Cẩm chƣớng Trung Quốc (Pecpartual Carntion).

11


Năm 1886 Alegatera (Pháp) tạo ra giống Trecanation có ƣu điểm là thân
thẳng đứng, ra hoa quanh năm.
Năm 1983, các tác giả ngƣời Thái Lan đã sử dụng tia gamma để tạo ra
đƣợc giống hoa Cẩm chƣớng Chaichoompon có màu sắc khác lạ. Năm 1993
A. C. Cassell, C. Walsh và C. Periappuram đã tạo đột biến trên cây Cẩm
chƣớng nhờ sử dụng tia X. Vật liệu khởi đầu từ các đốt thân non mang các
mắt của giống Mystere. Kết quả tạo ra giống Cẩm chƣớng đa dạng về màu
sắc, có tỷ lệ biến dị và kết quả phân tích kiểu gen khác với cây ban đầu.
Theo Susumi Maekawa và Naohiki Nakamura (1977) [23]: Các nghiên
cứu về màu sắc của hoa Cẩm chƣớng “Ảnh hƣởng của nhiệt độ lên màu sắc
và sắc tố cho hoa còn nguyên vẹn và tăng trƣởng thực vật”. Để làm rõ tác

động của nhiệt độ lên sự hình thành anthocyanin trong hoa và sự phát triển
của cây Cẩm chƣớng. Khi toàn bộ cây bị phơi ra ở nhiệt độ 150C, 200C, 250C
giảm kích cỡ lá, cánh hoa và tràng hoa, đƣờng kính thân cây và cƣờng độ màu
của lá tƣơng ứng với quá trình xử lý nhiệt độ cao và sự nở hoa đầu tiên ở
nhiệt độ cao sớm hơn so với nhiệt độ thấp. Hàm lƣợng Anthocyanin và cƣờng
độ màu của cánh hoa cũng giảm khi nhiệt độ tăng. Khi xử lý nhiệt độ cao đã
bị gián đoạn với nhiệt độ thấp trong 6 giờ vào ban ngày hoặc ban đêm, sự
gián đoạn trong ngày kích thích sự hình thành anthocyanin so với điều trị
nhiệt độ cao liên tục. Mặt khác, khi lá và chồi hoa đƣợc phơi ra ở các nhiệt độ
khác nhau, mức độ hình thành anthocyanin chủ yếu bị ảnh hƣởng bởi nhiệt độ
của chồi hoa.
Theo Mahdiyeh Kharrazi1, Hossein Nemati, Ali Tehranifar, Abdolreza
Bagheri and Ahmad Sharifi (2011), nghiên cứu nuôi cấy in vitro loài Cẩm
chƣớng (Dianthus caryophyllus) đối với hai giống Eskimo Mogr và Innove
Orange Bogr về hiện tƣợng thủy tinh hóa trong môi trƣờng nuôi cấy là BAP,
Kinetin, IAA, NAA đã đƣa ra kết luận: Giống, loại và nồng độ chất điều hòa

12


sinh trƣởng có ảnh hƣởng đến sự nhân giống, thủy tinh hóa và rễ của cẩm
chƣớng. Khi nồng độ cytokinin và auxin cao làm tăng tỷ lệ thủy tinh hóa có
thể lên tới 84,2%. Với BAP 1 mg/l cho 6,17 chồi/mẫu và 0,5 mg/l NAA đạt
98% ra rễ đối với giống Innove Orange Bogr là tốt nhất. Đối vơi giống Innove
Orange Bogr 0,2 mg/l BAP số chồi đạt 3,83 và 1,5 mg/l IAA là tốt nhất [20].
Theo nghiên cứu của Ghosh (1986) [18], đối với giống Cẩm chƣớng
vàng và da cam đƣợc nuôi cấy mô trên môi trƣờng gồm 3% đƣờng, 0,5 - 1.0
mg/l BAP; 0,2 - 0,6 mg NAA/l. Sau 4 tuần, trung bình một chồi nách đơn cho
16 chồi mới ở hoa vàng và 12 chồi ở hoa màu cam.
Kazemi, M.; GHolami, M. và Bahmanipour, F. (2012), nghiên cứu ảnh

hƣởng của silicon và axit acetylsalicylic liên quan đến tuổi thọ của hoa cho
thấy việc điều trị khử trùng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn bằng cách
giảm Ros và ethylene đã kéo dài tuổi thọ của hoa Cẩm chƣớng. Đồng thời làm
giảm tổng lƣợng chất diệp lục [21].
Andersen, H. Aabrandt, Z. (1989), khi nghiên cứu giống Cẩm chƣớng
lai Fancy đƣợc trồng dƣới nhà kính có hoặc không có ánh sáng ở 10, 20, 30,
40 hoặc 60 W/msuperscript 2; từ 3 - 21 giờ hàng ngày cho kết quả thu đƣợc là
số lƣợng chồi chính và phụ và số lƣợng nụ hoa đƣợc tăng rõ rệt bởi ánh sáng
[27].
Basavaraj Dalawai và B Hemla Naik( 2017) [17] tiến hành nghiên cứu
sự tƣơng quan trong cây Cẩm chƣớng bị ảnh hƣởng bởi chất dinh dƣỡng vô
cơ và hữu cơ đã kết luận rằng: Các chất nitơ và phốt pho có sẵn trong đất thể
hiện mối quan hệ tích cực đối với sự sinh trƣởng, phát triển của cây. Chất
lƣợng hoa và năng suất hoa bị ảnh hƣởng bởi các nguồn phân bón hữu cơ và
vô cơ.

13


Từ các kết quả trên cho thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế
giới về hoa Cẩm chƣớng. Các kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong việc
nghiên cứu và đem lại hiệu quả cao trong việc nhân giống sau này.
1.5.2.Tình hình nghiên cứu trong nước
Cẩm chƣớng là loại hoa mới du nhập vào Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ
XIX và là cây thích hợp ở vùng có khí hậu mát mẻ [5], [10]. Trong những
năm gần đây Cẩm chƣớng chiếm vị trí quan trong trong ngành thƣơng mại
hoa cắt cành và có một số nghiên cứu sau:
Năm 1996, Viện Di truyền Nông nghiệp nhập nội một số giống hoa
Cẩm chƣớng từ Hà Lan và đã tuyển chọn đƣợc 3 giống HD1, HD2, HD3.
Năm 1997, các giống Cẩm chƣớng đƣợc nhập từ Nhật Bản, Đài Loan và đã

tuyển chọn đƣợc 2 giống HD4 và HD5 (Lê Sỹ Dũng và cs, 2001) [4].
Năm 2002, Viện Di truyền Nông nghiệp tiếp tục nhập nội và tuyển
chọn đƣợc cho sản xuất 2 giống Cẩm chƣớng DT11 và DT15 có triển vọng từ
tập đoàn 14 giống nhập nội của Hà Lan [15].
“Kết quả chọn tạo và khảo nghiệm giống hoa Cẩm chƣớng D06.9”
(Phạm Xuân Tùng, Tƣởng Thị Lý, Cao Đình Dung, Chu Thị Phƣơng Loan,
Đào Trung Đức và cs, 2011) [13] đã nghiên cứu giống hoa Cẩm chƣớng
D06.9 đƣợc chọn lọc năm 2006 từ tổ hợp lai White barbara x Optima. Sau khi
chọn lọc giống đƣợc làm sạch bệnh và nhân nhanh bằng phƣơng pháp nuôi
cấy mô. Giống D06.9 đƣợc trồng khảo nghiệm chính quy vụ Xuân Hè 2008
và vụ Đông Xuân 2009 - 2010. Kết quả là D06.9 sinh trƣởng phát triển tốt ở
Đà Lạt, đạt 30 cành/m2/tháng. Giống cho cành hoa cứng khỏe, cao trung bình
từ 80 - 90 cm và có khả năng kháng bệnh tốt với bệnh rỉ sắt Uromyces dianthi
và héo rũ do Fusarium oxysporum f. sp. dianthus. Hoa dạng kép màu hồng
đậm có hƣơng thơm đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng.

14


Nghiên cứu “Ảnh hƣởng của một số loại đèn chiếu sáng và bình nuôi
cấy mô đến sự sinh trƣởng và phát triển của cây Cẩm chƣớng Hồng Hạc cấy
mô” (Nguyễn Thị Phƣơng, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Quang Thạch,
Nguyễn Thị Hồng Thắm; Viện Sinh học nông nghiệp, học viện nông nghiệp
Việt Nam, 2014) [11], kết quả chỉ ra trong giai đoạn nhân nhanh sử dụng bình
trụ nút bông hoặc túi nilon thoáng khí để nuôi cấy cho chất lƣợng cây giống
tốt nhất. Đèn LED 13R - 4B - 3W cho cây sinh trƣởng chiều cao tốt, còn ở
đèn LED 17R - 3B lại có tác dụng kích thích cây tăng số lá, số chồi cao hơn
và cho chất lƣợng cây giống tốt (nuôi cấy trong bình trụ nút bông đạt 21,53
lá/cây, chồi là 5,67 chồi/cây. Trong khi nuôi cấy trong túi nilon thoáng khí đạt
26,60 lá/cây, số chồi là 7,30 chồi/cây. Bên cạnh đó đèn LED 17 - 3B cũng cho

chất lƣợng tốt hơn các công thức khác. Trong giai đoạn hoàn chỉnh sử dụng
bình trụ nút bông hoặc túi nilon thoáng khí kết hợp với sử dụng đèn LED 13R
- 4B - 3W là tốt nhất, làm tăng chất lƣợng cây giống so với các loại đèn khác.
Nguyễn Thị Thu Hằng khi nghiên cứu hoa Cẩm chƣớng bằng kỹ thuật
nuôi cấy in vitro [6]. Nguồn vật liệu là chồi đỉnh và chồi nách đƣợc khử trùng
2 lần bằng dung dịch HgCl2 0,1% trong 5 phút, tỷ lễ mẫu sạch đạt 44,44%.
Đem chồi tái sinh cấy sang môi trƣờng nhân nhanh (MS + 0,05 mg/l BAP +
0,1 mg/l Kinetin + 0,1 mg/l NAA + 30 g/l sucrose) tỷ lệ mẫu tạo cụm chồi đạt
100%.
Nghiên cứu ảnh hƣởng của xử lý Ethylmethane Sulphonate in vitro đối
với cây Cẩm chƣớng của Nguyễn Thị Lý Anh, Lê Hải Hà, Vũ Hoàng Hiệp,
2009 đã kết luận rằng: Các đoạn thân mang mắt ngủ của cây in vitro ngâm
trong dung dịch EMS ở các nồng độ khác nhau (0 - 1,0%) thời gian 1 - 3 giờ
và cho vào máy lắc với tốc độ 100 vòng/phút. Khi cấy trên môi trƣờng nhân
nhanh và tạo rễ. Kết quả cho thấy rằng nồng độ EMS càng cao + thời gian xử
lý càng lâu thì tỷ lệ mẫu sống sót và phát sinh chồi giảm, tỷ lệ biến dị cao.

15


Nồng độ và thời gian thích hợp là 0,4 EMS trong 2 giờ. Các kết quả trên đã
tạo cơ sở cho việc ứng dụng mô hình công nghệ xử lý đột biến in vitro trong
tạo giống hoa Cẩm chƣớng mới ở nƣớc ta [1].
Các kết quả nghiên cứu trên có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu. Tuy
nhiên các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một số đối tƣợng. Chất khử trùng để
tạo vật liệu khởi đầu còn chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều. Hiện tƣợng thủy tinh
hóa còn cao, cây con in vitro rèn luyện có tỷ lệ sống sót thấp.

16



×