Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đời sống của phi tần triều nguyễn (1802–1858) (2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.54 KB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

ĐỖ THỊ PHƢƠNG

ĐỜI SỐNG CỦA PHI TẦN TRIỀU NGUYỄN
(1802 – 1858)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

HÀ NỘI – 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

ĐỖ THỊ PHƢƠNG

ĐỜI SỐNG CỦA PHI TẦN TRIỀU NGUYỄN
(1802 – 1858)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Th.S Nguyễn Văn Nam

HÀ NỘI – 2018



LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô khoa Lịch
Sử, trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 đã cung cấp kiến thức cho em trong
suốt những năm tháng em học tập tại trường. Đặc biệt là thầy Nguyễn Văn
Nam đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và nhắc nhở em cố gắng hoàn thành thật
tốt bài khóa luận tốt nghiệp này. Cảm ơn thầy Trần Anh Đức đã giúp đỡ em
sửa bản khóa luận sơ khảo khi còn rất nhiều thiếu sót, để em hoàn thành đề tài
khóa luận của mình.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè của em
đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ, luôn khích lệ, thúc giục, động viên để em chuyên
tâm cố gắng hoàn thành bài khóa luận của mình.
Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Đỗ Thị Phƣơng


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan những nội dung mà em trình bày trong khóa luận này
là kết quả nghiên cứu của bản thân em dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Thạc
sĩ Nguyễn Văn Nam. Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên
cứu của các tác giả khác.
Em xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của cá nhân mình trong
khóa luận này.
Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Đỗ Thị Phƣơng



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu................................................ 4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu................................................. 5
6. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu ...................................................... 6
7. Bố cục nghiên cứu....................................................................................... 7
NỘI DUNG..................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: NGUỒN GỐC XUẤT THÂN, CÁCH THỨC TUYỂN PHI
VÀ ĐỊA VỊ CỦA PHI TẦN TRIỀU NGUYỄN (1802-1858)....................... 8
1.1. Nguồn gốc xuất thân .................................................................................. 8
1.1.1. Thân thế quyền quý ................................................................................. 8
1.1.2. Thân thế bình dân.................................................................................. 13
1.2. Cách thức tuyển phi ................................................................................. 14
1.2.1. Do các quan tiến dâng .......................................................................... 14
1.2.2. Do vua tự chọn lựa ................................................................................ 16
1.3. Địa vị phi tần ............................................................................................ 18
1.3.1. Bậc cao nhất.......................................................................................... 18
1.3.2. Bậc thứ 2 trở xuống............................................................................... 20
CHƢƠNG 2. SINH HOẠT CỦA PHI TẦN TRIỀU NGUYỄN (18021858)................................................................................................................ 24
2.1. Sinh hoạt thường nhật .............................................................................. 24
2.1.1. Nơi ở ...................................................................................................... 24
2.1.2. Trang phục ............................................................................................ 26
2.1.3. Chuyện phòng the .................................................................................. 28
2.2. Sinh hoạt trong các dịp lễ tết .................................................................... 30
2.2.1. Tết Nguyên Đán và Tết Đoan Ngọ ........................................................ 30



2.2.2. Lễ Sách Phong Hoàng Quý Phi và Phi Tần .......................................... 32
2.3. Mâu thuẫn phi tần..................................................................................... 34
2.3.1. Mâu thuẫn do địa vị, quyền lợi ............................................................. 34
2.3.2. Mâu thuẫn do không được vua sủng ái ................................................. 35
2.4. Ban thưởng và trừng phạt phi tần............................................................. 38
2.4.1. Ban thưởng phi tần ................................................................................ 38
2.4.2. Trừng phạt phi tần ................................................................................ 40
2.5. Nhận xét đời sống phi tần trong Tử Cấm Thành triều Nguyễn (18021858)...............................................................................................................42
KẾT LUẬN .................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49
PHỤ LỤC
MỘT SỐ PHI TẦN TIÊU BIỂU DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802-1858)
1. Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu
2. Nghi Thiên Chương Hoàng Hậu


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mỗi triều đại phong kiến dù phương Đông hay phương Tây đều tổn tại
cùng những biến cố, thăng trầm của lịch sử. Bên cạnh những vấn đề chính trị,
những chính sách đối ngoại đối nội là các vấn đề nội tại mà ẩn chứa trong đó
còn đầy rẫy những câu chuyện phức tạp hơn: chuyện hậu cung. Là một đất
nước với hàng nghìn năm chế độ phong kiến thống trị, trải qua biết bao nhiêu
triều đại từ sau khi Ngô Quyền đập tan quân Nam Hán, đến năm 1945 vua
Bảo Đại thoái vị trao ấn kiếm, kết thúc sự tồn tại của chế độ phong kiến ở
Việt Nam, những câu chuyện hậu cung đằng sau những công việc chính sự
của triều đình luôn là những vấn đề phức tạp và làm “đau đầu” các vị vua
nước ta. Triều Nguyễn là triệu đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, vấn đề
hậu cung có thể nói đến đây là hồi kết cô đọng và nhiều điều thú vị, mới mẻ.
Nhà Nguyễn từ khi mới thành lập năm 1802 tồn tại được 143 năm, trải

qua 13 đời vua là: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Hiệp
Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định,
Bảo Đại. Mỗi ông vua lại có rất nhiều cung phi, mĩ nữ hầu hạ. Người có được
địa vị cao hơn, người được sủng ái nhiều hơn,… và bởi thế cho nên câu
chuyện hậu cung cùng những mâu thuẫn “đàn bà” luôn thực sự rắc rối và khó
giải quyết. Đời sống của các phi tần, hoàng hậu trong cung ngoài những mâu
thuẫn là điểm nổi bật thì còn rất nhiều điểm thú vị, ví như cách ăn mặc, sinh
hoạt, chuyện phòng the,… song các nghiên cứu trước thường chưa thực sự đi
sâu vào những sinh hoạt cụ thể từ cách ăn mặc đến công việc của họ, chỉ dùng
đôi dòng để nhắc đến chân dung, sinh hoạt và vai trò của cung tần. Vì vậy,
thông qua nguồn tài liệu sưu tầm được, tác giả mong muốn đóng góp một cách
nhìn nhận chân thực, khách quan về đời sống sinh hoạt cùng những câu chuyện
chốn hậu cung của các phi tần triều Nguyễn (từ năm 1802 đến năm 1858).

1


Với tất cả những lí do trên, người viết đã lựa chọn vấn đề “Đời sống của
phi tần triều Nguyễn (1802–1858) làm đề tài khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đời sống của các phi tần trong Tử Cấm Thành là một đề tài khá quen
thuộc và được nhắc đến rất nhiều như những câu chuyện vô cùng hấp dẫn và
lôi cuốn, thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử.
Trước hết, Đại Nam Thực Lục là bộ biên niên sử Việt Nam viết về
triều đại các chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn, ghi chép các sự kiện từ khi
chúa Nguyễn Hoàng trấn thủ Thuận Hóa (1558) đến đời vua Khải Định
(1925) do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn từ năm 1821. Tác phẩm gồm
2 phần tiền biên và chính biên. Phần chính biên ghi chép các sự kiện lịch sử
từ khi Nguyễn Ánh làm chúa (1778) đến đời Đồng Khánh (1887), và sau này
được viết thêm đến đời vua Khải Định (1925).

Tác phẩm Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ do Viện sử học biên
soạn vào giữa thế kỉ XIX, là cuốn sách thuộc thể loại hội điển, ghi chép về
những điển pháp, quy chuẩn và các dữ kiện liên quan đến tổ chức và hoạt
động của Việt Nam dưới triều Nguyễn.
Quốc sử quán triều Nguyễn trong tác phẩm Đại Nam Liệt Truyện ghi
chép rất cụ thể về các bà hoàng hậu, phi tần, các hoàng tử, công chúa và các
quan lại, tướng sĩ có công với triều đình. Bộ sách này gồm có 4 tập, mỗi tập
đều ghi chép về các đời hoàng hậu, hoàng tử, công chúa và các quan lại, các
tập 1,2,3 đều giành ra những quyển đầu để ghi chép về các bà hoàng hậu triều
Nguyễn từ thời tiên tổ
Tác phẩm Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu (1908) do Quốc sử quán
triều Nguyễn biên soạn ghi chép theo kiểu biên niên về cuộc đời mỗi vị vua
Nguyễn từ đời Thế Tổ Gia Long. Sách là một kho kiến thức cung cấp khá đầy
đủ về chặng đường các vua trị vì, với những sự kiện lịch sử xác thực gắn với
các mốc thời gian cụ thể
2


Bộ gia phả: Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả của Hội đồng trị sự Nguyễn
Phúc Tộc do nhà xuất bản Thuận Hóa – Huế xuất bản năm 1995 là quyển gia
phả ghi chép về dòng họ Nguyễn Phúc từ đầu thế kỉ X đến giữa thế kỉ XX với
một niềm biết ơn và tự hào về những công lao oanh liệt của tổ tiên từ lúc
thịnh cho đến luc suy, bao gồm đầy đủ các lĩnh vực từ thân thế, sự nghiệp cho
đến các vấn đề ngoại giao, chính trị hay vợ con, anh em. Về các phi tần, gia
phả cũng ghi rất rõ ràng các bà phi, bà tần của các đời vua; những bà nào tìm
hiểu được nhiều thì ghi đủ cả tên tuổi, gốc gác, cho đến chức vụ, sinh nở,…;
có những bà vì hình ảnh và ảnh hưởng trong cung quá mờ nhạt, nên nhiều bà
không được ghi chép nhiều trong gia phả bởi không thể thu thập được thông
tin gì.
Ngoài ra, đời sống phi tần triều Nguyễn cũng được đề cập khá nhiều

trong các cuốn Kể chuyện các vương phi, công chúa, nữ cung triều Nguyễn do
tôn Thất Bình biên soạn, xuất bản tại NXB Đà Nẵng (1996); các tác phẩm
Chuyện các bà trong cung Nguyễn (NXB Thuận Hóa – Huế năm 1996),
Chuyện nội cung các vua (NXB Thuận Hóa – Huế năm 1999), Chuyện nội
cung chín đời chúa (NXB Thuận Hóa – Huế năm 1999) do Nguyễn Đắc Xuân
biên soạn; Truyện kể về các vương phi hoàng hậu nhà Nguyễn do Thi Long
biên soạn (xuất bản tại Đà Nẵng năm 2010); Phạm Minh Thảo biên soạn cuốn
Chuyện các bà hoàng trong lịch sử Việt Nam (NXB Thanh Niên); cuốn sách
Những phương thuốc bí truyền làm đẹp cung phi do Lương Tú Vân và Lương
Tú Mẫn biên soạn, Lưỡng Kim Thành với tác phẩm Chuyện các bà hoàng bà
chúa triều Nguyễn (NXB Thuận Hóa), Trần Thùy Mai với tác phẩm Chuyện
tình trong cung Nguyễn (NXB Thuận Hóa),… trong các tác phẩm này đời sống
của các phi tần được miêu tả khá chi tiết, cụ thể, song đó chỉ là những tác
phẩm mang yếu tố lịch sử có phần dựng chuyện cho hấp dẫn, không phải là
các tác phẩm lịch sử chính cống.

3


Như vậy, đời sống phi tần triều Nguyễn là một mảng đề tài hấp dẫn, thú
vị, được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu tuy nhiên các tác phẩm hầu như
không đi tìm hiểu chuyên sâu về vấn đề này, thường gộp với việc tìm hiểu các
vấn đề khác khiến đề tài chưa được đem ra nghiên cứu kĩ. Các thông sử, chính
sử cũng không ghi chép riêng về các bà phi tần mà chỉ nói đôi dòng về tiểu sử
hoặc đề cập sơ sài cùng với các chủ đề, nhân vật khác. Do đó, trên cơ sở kế
thừa của những nhà nghiên cứu đi trước, tác giả đi sâu tìm hiểu, phân tính,
đánh giá về đời sống phi tần của triều Nguyễn giai đoạn từ năm 1802 đến năm
1858.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở tìm hiểu về hậu cung nhà Nguyễn từ năm 1802 đến năm
1858, đề tài cung cấp kiến thức về đời sống phi tần triều Nguyễn trong chặng
đường từ thời vua Gia Long lên ngôi cho đến năm 1858 ở các phương diện từ
thân thế, địa vị cho đến nếp sống sinh hoạt của các phi tần trong nội cung
triều Nguyễn, qua đó nhằm mục đích giúp người đọc thấy được những đặc
điểm nổi bật của phi tần triều Nguyễn trong giai đoạn này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài tập trung vào một số nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
- Tìm hiểu về thân thế, tiểu sử của các phi tần để làm rõ địa vị các bà
khi làm vợ vua
- Tìm hiểu về nếp sống thường nhật cũng như sinh hoạt trong các dịp
lễ tết của các phi tần để thấy được đời sống của các bà vợ vua trong
trốn nội cung đầy rắc rối. Thông qua đó nhận xét, đánh giá, rút ra
những đặc điểm về đời sống của các phi tần triều Nguyễn (18021858)
3.3. Phạm vi nghiên cứu
4


- Về mặt không gian, tác giả nghiên cứu chung về đời sống các phi
tần dưới triều đại nhà Nguyễn, do vậy không gian không bó hẹp ở
địa phương nào. Tuy nhiên hầu như các bà vợ vua đều có quê ở
miền Nam
- Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ
1802 khi vua Gia Long lên ngôi cho đến năm 1858 Pháp nổ súng
xâm lược Việt Nam.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tƣ liệu
Để hoàn thành công trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các bộ thông
sử, chính sử và các công trình nghiên cứu chuyên khảo có liên quan.

Các bộ thông sử gồm có: Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ của Nội
Các triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục của Quốc sử Quán triều Nguyễn, Quốc
Triều Chánh Biên Toát Yếu cuả Quốc sử Quán triều Nguyễn, Nguyễn Phúc
Tộc Thế Phả của Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc,… Những bộ sử này được
sử dụng làm cơ sở cho việc nghiên cứu đối chiếu với các loại tài liệu khác,
xác minh độ chính xác của tài liệu. Tác giả sử dụng làm nguồn tư liệu chính
để hoàn thành bài khóa luận của mình.
Để bổ sung nguồn tư liệu nghiên cứu, tác giả còn sử dụng thêm một số
tác phẩm khác như: Kể chuyện các vương phi, công chúa, nữ cung triều
Nguyễn do tôn Thất Bình biên soạn; các tác phẩm: Chuyện các bà trong cung
Nguyễn, Chuyện nội cung các vua, Chuyện nội cung chín đời chúa do Nguyễn
Đắc Xuân biên soạn; Truyện kể về các vương phi hoàng hậu nhà Nguyễn do
Thi Long biên soạn, Phạm Minh Thảo với tác phẩm Chuyện các bà hoàng
trong lịch sử Việt Nam, tác phẩm Chuyện các bà hoàng bà chúa triều Nguyễn
của Lưỡng Kim Thành,… cùng một số tác phẩm khác.

5


Mỗi nguồn tài liệu đều cung cấp những khía cạnh khác nhau của đề tài
nghiên cứu, tuy nhiên các tài liệu này lại chưa nghiên cứu về đời sống phi tần
một cách toàn diện, chi tiết về đời sống phi tần triều Nguyễn.
4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp
lịch sử, phương pháp luận và phương pháp logic để tìm hiểu về đời sống phi
tần triều Nguyễn từ 1802 đến 1858. Phương pháp lịch sử giúp khôi phục lại
một cách tương đối hệ thống, toàn diện về đời sống phi tần triều Nguyễn từ
1802 đến 1858. Trên cơ sở những dữ liệu đã khôi phục, phương pháp logic
giúp khái quát, nhận xét, đánh giá về đời sống phi tần
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như phân tích, so

sánh, thống kê, khái quát để làm sáng tỏ vấn đề đồng thời cũng để nhận xét và
kết luận vấn đề.
5. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về đời sống phi tần trong Tử Cấm Thành nhà
Nguyễn vừa có ý nghĩa lí luận vừa có ý nghĩa thực tiễn
- Về mặt lí luận, đề tài nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn
đề trong chốn hậu cung, trình bày được thân thế, địa vị, sinh hoạt từ
đó rút ra đặc điểm đời sống phi tần nhà Nguyễn giai đoạn 1802 đến
1858
- Về mặt thực tiễn, trên cơ sở tìm hiểu về thân thế, địa vị, sinh hoạt,
ban thưởng – trừng phạt phi tần và đưa ra những nhận xét về đời
sống phi tần với những nguồn tư liệu và cách đánh giá khách quan.
Vì vậy đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo thêm để nghiên cứu
giảng dạy về lịch sử Việt Nam cận đại nói chung và lịch sử triều
Nguyễn nói riêng.

6


6. Bố cục nghiên cứu
Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được kết cấu làm 3
chương:
- Chƣơng 1: Nguồn gốc xuất thân, cách thức tuyển phi và địa vị
của phi tần triều Nguyễn (1802-1858)
- Chƣơng 2: Sinh hoạt của phi tần triều Nguyễn (1802-1858)

7


CHƢƠNG 1:

NGUỒN GỐC XUẤT THÂN, CÁCH THỨC TUYỂN PHI VÀ ĐỊA VỊ
CỦA PHI TẦN TRIỀU NGUYỄN (1802-1858)
1.1. Nguồn gốc xuất thân
1.1.1. Thân thế quyền quý
Phi tần mang danh phận thứ thiếp đứng dưới người vợ chính là Hoàng
hậu hay Vương phi, họ có trách nhiệm trông nom, cất đặt và thừa hành các
công việc nội cung. Phi tần trong xã hội phong kiến là một tập đoàn người đặc
biệt, là một tập thể những người đàn bà là vợ của một người đàn ông quyền
lực nhất thiên hạ, được sự sủng ái của đế vương, giữ sự cân bằng quyền lực
giữa các thế lực trong triều và mối hòa hiếu giữa các nước láng giềng, có ảnh
hưởng lớn đến cục diện chính trị của đất nước. Phi tần mang nhiều danh phận
với địa vị cao thấp khác nhau ở từng quốc gia và triều đại.
Chịu ảnh hưởng sâu sắc của giáo điều Nho giáo với những tư tưởng
như “tam thê tứ thiếp”, “tam nữ viết gian” (ba chữ “nữ” kết thành một chữ
“gian” để bêu rếu người phụ nữ), tư tưởng “trọng nam” khiến xã hội có thứ
bậc và tôn ti trật tự rất rõ ràng, nghiễm nhiên người phụ nữ phải phụ thuộc
vào người đàn ông. Điều đó lí giải tại sao mỗi vị vua của mỗi triều đại phong
kiến Việt Nam ngoài nắm trong tay binh quyền pháp trị thì đều có xung quanh
mình rất nhiều vợ. Các bà ấy là Hoàng hậu và các phi tần.
So với các vị vua Trung Quốc với số lượng phi tần thê thiếp cung nữ có
tới cả nghìn người, các vị vua triều Nguyễn thì ít hơn, nhưng nhìn chung từ
thời vua Gia Long đến vua Tự Đức số phi tần cũng rất nhiều. Ngoài các bà
chính thất thì tam cung lục viện của vua còn có cả hàng trăm phi tần khác là
khuê nữ của quan lại triều đình tiến dâng, do các quan tự nguyện dâng con gái
– những xuất thân hết sức quyền quý, và vì vậy, không muốn tổn thương hòa
khí, ổn đinh chính trị nội quốc nên các vua vẫn chấp nhận việc nạp phi.

8



Vua Gia Long là một điển hình sâu sắc, là vị vua có nhiều vợ đứng thứ
3 trong lịch sử nhà Nguyễn. Vua chính thức có 21 bà vợ trong đó có 3 người
được sử sách nhắc đến nhiều nhất là: Một là Đệ nhất phi (Quế phi) tên là
Tống Thị Lan (sau được truy tôn là Thừa Thiên Cao Hoàng hậu), hai là Đệ
nhị phi (Minh phi) tên gọi Trần Thị Đang (sau được truy tôn là Thuận Thiên
Cao Hoàng hậu), ba là Đệ tam phi (Đức phi hay Thần phi) tên là Lê Thị Ngọc
Bình. Hầu hết đều là khuê nữ của các quan lại tiến cung, kết quả là hậu cung
vua Gia Long ngày càng “chật chội” và gây rắc rối về sau cho vua: Theo ghi
chép, vua chỉ cần lơ đễnh một bà vợ, ngay lập tức lập tức bà ta sẽ “kể tội” với
phụ thân, và ông “nhạc phụ” này, nếu không nguyền rủa sự già yếu của vua
thì nhất định sẽ “tìm cách gieo rắc một cách khéo léo” với triều thần và gây
nên những lời bàn tán khiến vua trở thành trò cười trong mắt bàn dân thiên hạ.
Điều này được nhắc đến trong tâm sự của vua Gia Long về chốn hậu cung với
J.B. Chaigneau (một triều thần gốc người Pháp) “ Thì ra ông không biết, vua
nói tiếp, rằng các phi, tần hầu hết đều là con gái các quan sao?” [13; tr.3940]
Thân thế quyền quý của vợ vua Gia Long phải kể đến Đệ nhất phi Tống
Thị Lan là nữ tử của Qui Quốc Công Tống Phúc Khuông giữ chức Thái Bảo
tước Quận Công, vị quan có nhiều công lớn trong việc phò vua và xây dựng
cờ đồ họ Nguyễn. Đại Nam Liệt Truyện ghi lại về gốc quan lại nhà ông Tống
Phúc Khuông: “Tiên tổ là người ở quý huyện tỉnh Thanh Hóa, lúc trước theo
Thái Tổ vào trấn miền Nam, nhận tịch ở phủ Thừa Thiên. Cha là Thành, làm
quan triều Thế Tông, làm đến Nội thủy Chưởng cơ kiêm Cung bộ, Chưởng sử
sự, tặng Chưởng doanh, Quận công, tên thụy là Đôn Trực. […]. Năm Canh
Tý (1780) Thế Tổ lên ngôi Vương, bàn công những người giúp đỡ, cho ông
làm Ngoại tả Chưởng doanh kiêm Chưởng sử sự […]. Năm Gia Long thứ 3,
tặng là Suy trung trực vận công thần, đặc tiến khai phủ, Phụ quốc thượng

9



tướng quân, Thượng trụ quốc thái bảo, Quốc công, tên thụy là Trung Ý, đưa
về táng ở Long Hồ […]
Họ Tống, khi ban đầu dựng nước là họ có danh vọng, đời đời làm quan sang,
tới đến đời ông là Trung hưng dực đới công thần, thanh danh Phước lộc ở
nhà, cùng với nước cùng vui, không những là có tiếng thích lý, cũng rực rỡ về
mặt công nghiệp nữa. Con là Phước lương từng làm đến quan Chưởng Phủ,
phong là hầu, có truyện chép riêng” [16; tr.96-97]
Đệ nhị phi Trần Thị Đang cũng xuất thân danh giá ngang tầm, bà là con
gái thứ của Thọ Quốc công Trần Hưng Đạt (1746 - 1810) và Thọ Quốc phu
nhân Lê thị. Gia tộc bà vốn gốc Thanh Hóa, tiên tổ là Trần Phúc Tư buổi đầu
năm 1558 theo chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa lập nghiệp, định cư
ở huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên. Đại Nam liệt truyện cũng cho hay “ Thế
tổ yên ủi hỏi han kĩ lắm, bổ cho ông vào viện Hàn Lâm, rồi chuyển làm Lễ bộ
tham tri. Năm Canh Thân, sung làm chức bảo phó cho Hoàng tử. Năm Gia
Long thứ 1 (1802) triệu về Kinh. Khi thiên hạ đã định, việc bàn lễ xét văn, chế
tác buổi đầu, ông cùng với Lễ bộ là Đặng Đức Siêu biên chép từng điều tâu
lên để thi hành, rồi bổ làm Lễ bộ hữu tham tri” [16; tr.98]
Đệ tam phi Lê Thị Ngọc Bình không ai khác chính là con gái vua Lê
Hiển Tông, câu ca dao “con vua mà lấy hai chồng làm vua” chính là nói đến
công chúa Ngọc Bình. Trước khi lấy vua Gia Long, bà đã là Hoàng hậu nhà
Tây Sơn với tư cách là chính thất của Cảnh Thịnh Đế Nguyễn Quang Toản.
Vua Minh Mạng là vị vua có nhiều phi tần và đông con nhất trong số
13 vua triều Nguyễn. Ông có tới hàng trăm bà phi. Vợ ông phần lớn là con gái
miền Nam, rất nhiều bà là con nhà quyền quý, khuê nữ của các quan lại, danh
tướng.
Bà Hồ Thị Hoa là Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu, người vợ đầu tiên của
vua Minh Mạng, bà cũng xuất thân là con của Phúc Quốc Công Hồ Văn Bôi.
Ông Hồ Văn Bôi người ở Bình An trấn Biên Hòa. Năm Gia Long thứ 1 thăng
10



làm Vệ úy Tả nhất Thị trung, mùa đông năm ấy thăng làm Khâm sai Thuộc
nội chưởng cơ. Năm thứ 7 (Minh Mạng), tặng là Nghiêm uy Tướng quân
Thượng hộ quân Thống chế [16; tr.100]. Cũng theo Đại Nam liệt truyện thì
vào năm 1806, vua Gia Long và Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu muốn tuyển
con gái trong hàng các công thần để đưa vào cung hầu Hoàng tử Đảm, bà Hồ
Thị Hoa là người được chọn.
Vương phi được sủng ái nhất là Hiền phi Ngô Thị Chính. Bà Ngô Thị
Chánh là trưởng nữ của Chưởng cơ Ngô Văn Sở, nguyên là tướng của nhà
Tây Sơn, sau về theo Nguyễn Ánh, lập được nhiều chiến công nên rất được
Nguyễn Ánh tin dùng
Gia phi Phạm Thị Tuyết người làng Tuy Viễn, tỉnh Bình Định, cũng là
con của ông Phạm Văn Chẩn (được truy phong Quang Lộc Tự Thiếu Khanh).
Thục tần Nguyễn Thị Bửu, người Bình Chương, Gia định; cũng xuất thân là
con quan tư không Nguyễn Khắc Thiệu. Bà Hòa tấn Nguyễn Thị Khuê còn
húy là Bích Chi, người Phú Lộc, Gia Định, là con gái của Chưởng Cơ Nguyễn
Văn Thanh trấn thủ tỉnh Quảng ên,... Ngoài các bà trên, vua Minh Mạng còn
rất nhiều vợ với xuất thân vô cùng danh giá khác.
Vua Thiệu Trị là vị vua thứ ba của triều Nguyễn, con của vua Minh
Mạng. Ông có nhiều vợ, các bà hầu hết cũng xuất phát từ những “lầu son”,
“gác tía” hết sức danh gia vọng tộc.
Hoàng hậu của vua Thiệu Trị là Nghi Thiên Chương Hoàng Hậu Phạm
Thị Hằng, người làng Tân Hòa – Gia Định, con ngài Đức Quốc Công Phạm
Đăng Hưng. Ông Phạm Đăng Hưng tên tự là Hiệt Củ, là một quan thần trung
thành với vua Thiệu Trị, buổi đầu trung hưng, ông được (vua Gia Long) bổ
làm phủ lễ sinh, sung vài viện Cống sĩ, lại thiên làm Tham luận vệ Phấn vũ .
Năm Kỷ Mùi thăng lại bộ tham tri. Năm thứ 5 (Thiệu Trị) ông được giữ chức
Lại bộ Lễ thượng thư. Khi ông ốm sắp mất, “Thánh Tổ đau thương lắm, cho

11



nhiều gấm lụa và tiền, sai quan sửa việc tang; tặng là Vinh lộc đại phu, Trụ
Quốc, hiệp biện đại học sĩ, thụy là trung nhã” [16; tr.101,103-104]
Lệnh phi Nguyễn Thị Nhiệm, người An Giang, con của Kinh môn
Quận công Nguyễn Văn Nhân. Ông Nguyễn Văn Nhân người quê Vĩnh

ên,

An Giang. Năm Đinh Tỵ, ông lĩnh chức Tào vận theo Tôn Thất Hội giữ Gia
Định. Năm Kỷ Mùi ông giữ chức Chưởng cơ. Gia Long năm thứ nhất, được
thăng Chưởng chấn vũ quân, tước Quận công. Từ khi Gia Long lên ngôi, ông
nhiều lần dâng sớ với các điều rất có lợi cho dân, vua Gia Long khen rất
nhiều. Năm 1808 ông được phong chức Tổng trấn Gia Định. [16; tr.136-137]
Hay như Lương phi Vũ Thị Viên, người huyện Hương Trà (tỉnh Thừa
Thiên), con gái của Phó vệ úy Vũ Hữu Linh; bà Đoan tần Trương Thị Hận
người Tống Sơn, con gái của Vệ úy Minh Đức Hầu Trương Văn Minh; Đức
tần Nguyễn Thị Huyền, là người gốc tỉnh Thừa Thiên, con của Khoái Châu
quận công Nguyễn Đức Xuyên,…
Dưới thời vua Tự Đức không có hoàng hậu mà chỉ có chức cao nhất là
Hoàng Quý Phi . Lệ Thiên Anh hoàng hậu Vũ Thị Duyên, là con của Thái Tử
Thái Bảo, Đông Các Đại Học Sĩ, kiêm quản Quốc Tử Giám sự vụ Vũ Xuân
Cẩn. Ngoài ra ông còn một số bà vợ khác, điển hình như Thiện phi Nguyễn
Thị Cẩm, thứ nữ của Hải An Kinh lược Đại thần kiêm Định An Tổng đốc
Nguyễn Đình Tân; Học phi Nguyễn Thị Hương người gốc tỉnh Vĩnh Long,
cha là Nghiêm Oai tướng quân Nguyễn Văn Tuấn, xuất thân danh giá; Lễ tần
Nguyễn Nhược Thị Bích, nguyên là Lục giai Tiệp dư, khi mất được Thái
hoàng thái hậu Từ Dụ truy tặng hiệu Lễ tần, bà là con gái của Nguyễn Nhược
Sơn, quan Bố chính tỉnh Thanh Hóa nổi tiếng về tài văn chương và học thức
trong triều đại nhà Nguyễn.

Những điều kể trên là minh chứng cho thấy các bà hoàng phi của các
đời vua Nguyễn từ thời Gia Long cho đến Tự Đức hầu hết đều xuất thân với
thân thế quyền quý, danh giá, là nữ tử của các quan thần, danh tướng thân cận
12


với vua. Dù muốn hay không vua cũng sẽ nạp thêm họ làm phi bỡi lẽ nó sẽ
làm hạn chế những vấn đề trong nội bộ triều chính, mặt khác lại thấy được
lòng trung thành của các quan thần được cung tiến con lên vua.
1.1.2. Thân thế bình dân
Các phi tần từ thời Gia Long đến Tự Đức không hẳn tất cả ai cũng vào
cung với xuất thân quyền quý, có những bà vợ vua tiến cung với thân thế hết
sức bình thường, dân dã; theo tác giả đó có lẽ một phần là bởi sự để ý của nhà
vua với người con gái có nhan sắc, phẩm hạnh này.
Sách Truyện kể về các vương phi hoàng hậu của Thi Long viết “Ngoài
các bà Phi, Tần và các bà vợ chính thức hoặc vợ hai, vợ ba…của Vua, hầu
hết họ là con các quan đại thần trong triều tiến cung để hầu hạ Vua, còn lại
thì phần lớn chiếm 90% các người đàn bà khác trong cung là những người
con gái dân dã bị các quan lại địa phương theo lệnh của triều đình tuyển vào
để phục dịch mọi công việc trong cung cấm. Họa hoằn lắm mới có một vài
người được Vua chiếu cố nhờ nhan sắc của mình.” [7; tr.123-124].
Như vậy có thể thấy được, “một vài người được Vua chiếu cố” trở
thành vợ vua với xuất thân vốn dĩ rất bình dị thôn quê, cũng vì bị ép đi phục
dịch nội cung mà vô tình lại trở thành vợ vua. Và đó là những trường hợp rất
“họa hoằn” như sử sách nói.
Dưới thời Gia Long đến Tự Đức có lẽ cũng có một hai trường hợp đặc
biệt này. Song tìm hiểu trong một số tài liệu, quan trọng nhất là Nguyễn Phúc
Tộc Thế Phả cũng không ghi chép được nhiều về lai lịch xuất thân của tất cả
các bà, ngoại trừ một số phi tần có địa vị cao vì cha của mình có chức tước
cao trong triều, còn lại đại đa số là không biết được lai lịch xuất thân của các

phi tần khác. Vì vậy việc tìm hiểu về lai lịch xuất thân có bình dân hay không
của các bà cũng khá khó khăn.
Tác giả đưa ra một số trường hợp dưới các đời vua triều Nguyễn không
trong phạm vi nghiên cứu để làm dẫn chứng. Thời vua Khải Định có bà Từ
13


Cung xuất thân trong gia đình bình dân. Bà tên húy là Hoàng Thị Cúc, cha là
ông Hoàng Trọng Tích, từng đỗ tú tài và làm tri huyện Hòa Đa (Bình Định),
song ông Tích mất từ khi bà Cúc còn rất nhỏ; anh trai của bà là ông Hoàng
Trọng Khanh lại ham mê cờ bạc, sinh ra nợ nần, bà bị anh trai bán cho những
nơi quyền quý, cuối cùng vào cung làm hầu gái cho trưởng nữ của vua Đồng
Khánh. Tại đây bà đã tiếp xúc với ông Phụng Hóa Công Nguyễn Phúc Bửu
Đảo, sau này chính là vua Khải Định. Lúc đó, ông đã có vợ chính là bà
Trương Như Thị Tịnh, song hai người không có con. Năm 1913 bà Cúc có
mang với ông Phụng Hóa Công. Cuối năm 1913 bà hạ sinh Nguyễn Phúc
Vĩnh Thụy tức vua Bảo Đại sau này. Năm 1916 ông Phụng Hóa Công lên
ngôi vua, bà được phong làm Huệ Phi. Sau này vua Bảo Đại kế vị, bà trở
thành Hoàng Thái Hậu cuối cùng của Việt Nam. Như vậy ở trường hợp bà Từ
Cung, một xuất thân rất bình dân và thậm trí còn có phần éo le, song bà Từ
Cung từ một cung nữ bỗng trở thành Hoàng hậu. [29]
Sách Chuyện các bà trong cung Nguyễn cho hay, có lần vua Thành
Thái cải trang thành một thư sinh rất mực nho nhã lên Kim Long chơi, dạo
xuống bến đò. Bỗng thấy cô lái đò xinh đẹp “khoảng chừng hai mươi, đang
khép nép trong chiếc áo vá vai, với đôi má ửng hồng rất có duyên” và thế là
sau một cuộc trò chuyện trêu đùa qua lại, cô gái lái đò dung dị dân dã đã là vợ
vua. Ngài cầm chèo đưa đò xuôi về kinh thành, đậu ở bến Phu Văn Lâu [13;
tr.76-77]
Sự việc vợ vua xuất thân từ thân tế bình dân không nhiều, đa phần chỉ
trong những trường hợp hết sức ngẫu nhiên như của vua Thành Thái, còn đại

đa số vợ vua là các nữ tử khuê các của các quan lại trong triều, hoặc không
cũng là những con nhà Nho có học, đức tính thục, thận, hiền, trinh; nết na
xinh đẹp.
1.2. Cách thức tuyển phi
1.2.1. Do các quan tiến dâng
14


Như đã nêu ở trên, hầu hết các phi tần vợ vua đều là trưởng nữ hay thứ
nữ của các quan lại trong triều, các khuê nữ đài các xuất thân từ chốn “lầu
son”, “gác tía”, nhờ chức tước của phụ thân mà được tiến vào nội cung làm
vợ của vua. Theo điển lễ của triều Nguyễn, phàm là con gái của các quan
trong triều sẽ được vinh dự tiến cung làm phi tần để “nâng khăn sửa túi” cho
hoàng đế và tùy theo tước phẩm của người cha, cô được tuyển vào cấp bậc
cao hay thấp.
Nhà vua dù không con trẻ “mặc dầu tuổi tác của tôi” theo lời của chính
Vua Gia Long thì việc nạp phi vẫn cứ phải diễn ra, và tiếp diễn như vậy, nội
cung toàn “đàn bà” luôn đầy rẫy những ganh ghét, đố kị, rắc rối mà chính vua
Gia Long cũng cảm thấy “đau đầu”. Nếu họ không phải là các nữ tử của quan
lại trong cung được cha cung dâng, nếu họ đơn thuần chỉ là những người vợ
xuất thân hết sức bình dị thì có lẽ nhà vua sẽ không phải “đau đầu” vì những
hoàn cảnh khó xử như vậy được. “Đây này, cách đây không lâu, một ông đòi
dâng con gái cho tôi, mặc dầu tuổi tác của tôi, [...]. Ở đây, là một vinh dự khi
một ông quan được có một cô con gái tiến vào nội cung và đối với tôi, đó là
một đảm bảo về lòng trung thành của ông ta.” [13; tr.39-40]
Các phi tần được dâng vào cung vua với những cấp bậc khác nhau từ
đó mà sau này được truy tôn với nhưng danh vị khác nhau. Ví dụ như Lệnh
phi Nguyễn Thị Nhiệm, người An Giang, con của Kinh môn Quận công
Nguyễn Văn Nhân, tiến cung cùng lúc với bà Nghi Thiên hoàng hậu (con ngài
Lễ bộ thương thư Phạm Đăng Hưng); chức tước của cha bà Lệnh phi lớn hơn

của cha bà Nghi Thiên, nên ban đầu bà Lệnh phi ở trên bà Nghi Thiên. Nhưng
về sau Nghi Thiên hoàng hậu sinh được 1 hoàng tử và 3 công chúa liên tiếp,
còn bà Lệnh phi chỉ sinh được một công chúa là Nguyễn Phúc Nhàn Yên nên
bà Nghi Thiên được phong Quý phi, đứng đầu Nhất giai, tiếp quản hậu cung,
ở trên bà Lệnh phi.

15


Bởi được tiến cử con gái mình làm vợ vua là một niềm “vinh dự” nên
rất nhiều quan lại trong triều đình dâng ái nữ của mình cho vua. Từ thời Gia
Long đến Tự Đức sử sách không thể ghi hết được có tổng cộng bao nhiêu bà
phi tần là con quan được tiến cung, bởi thực sự mỗi vị vua có đến hàng chục,
hàng trăm bà vợ. Song chúng ta có thể nhắc đến danh tính một số bà tiêu biểu
và quen thuộc như: Minh phi Trần Thị Đang (Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu)
năm 1775 được tuyển vào cung hầu cận vì con nhà danh giá, Hiền phi Ngô
Thị Chính con của tướng Ngô Văn Sở được tiến dâng vào cung làm thiếp thái
tử Đảm năm 1806, Gia phi Phạm Thị Tuyết, Thục tần Nguyễn Thị Bửu năm
Giáp Tuất (1814) được nạp vào cung hầu thế tử Đảm,…và rất nhiều phi tần
khác.
Những thân thế “cành vàng lá ngọc” được quan lại tiến cung càng
khẳng định một hoàng cung với đầy đủ những con người sang trọng, quyền
quý. Những phi tần làm rạng danh cả dòng họ nhưng không phải tất cả đều
mong muốn, ước ao sống một cuộc sống nhung lụa như vậy. Bởi khi vào cung
làm phi tần đồng nghĩa với việc đánh đổi tất cả thanh xuân và tự do của mình.
Được vua yêu thương sẽ là một ân huệ lớn, còn không sẽ cô độc đến hết đời.
1.2.2. Do vua tự chọn lựa
Một cách thức tuyển phi nữa phải kể đến ở đây là phi tần tiến cung do
được chính vua vô tình gặp gỡ và chọn lựa, tuy nhiên khả năng này cũng
không nhiều. Việc tìm vợ của các vị vua đầu triều Nguyễn đôi khi cũng rất

thú vị.
Dưới thời vua Gia Long có những sự kiện chính vua đi “hỏi vợ” cho
mình. Đầu tiên là việc vua Nguyễn Ánh tự đem phẩm vật đến cưới bà Tống
Thị Lan về làm vợ. Truyện kể là năm Giáp Ngọ (1774), chúa Trịnh lấy danh
nghĩa “Phù Nguyễn diệt Trương” xua quân chiếm Phú Xuân, chúa Nguyễn
Phúc Thuần được quần thần phò tá chạy vào Gia Định. Thân phụ bà Lan là
ông Tống Phúc Khuông cùng gia đình chạy theo chúa Nguyễn vào Nam. Tại
16


đây năm bà 18 tuổi, Nguyễn Ánh nghe tiếng bà vốn xinh đẹp đoan trang, tính
tình thuần hậu, ôn hòa nên tự đem lễ vật đến cưới bà về rồi tấn phong làm bà
Nguyên Phi. Bà Phi thận trọng, lễ phép, cư xử đúng lễ nghi nên được Thế tổ
sủng ái.
Đặc biệt, đời vua Gia Long dân gian truyền tai nhau câu ca dao để ghi
lại sự trớ trêu lịch sử:
“ Ở đâu có số lạ lùng
Con vua mà lấy hai chồng làm vua”
Câu ca dao này nhắc đến một nhân vật với các vai trò là Công chúa –
Hoàng hậu – Đức phi: Lê Thị Ngọc Bình. Ngọc Bình công chúa là con út của
vua Lê Hiển Tông, em của Ngọc Hân công chúa (vợ Vua Quang Trung).
Tháng 6 năm Tân Dậu (1801) Nguyễn Ánh đem quân tiến ra Phú Xuân tấn
công kinh đô của Vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản, quân của Vua Cảnh
Thịnh tan tác. Ngọc Bình công chúa lúc bấy giờ là Hoàng hậu Vua Cảnh
Thịnh cùng một số cung phi thể nữ không chạy kịp đành ở lại trong cung.
Trong Truyện kể các vương phi hoàng hậu nhà Nguyễn, Thi Long chép “Vào
nội cung, vua bắt gặp một người con gái tuyệt đẹp đang ngồi, xung quanh một
số cung nữ đang đứng hầu với gương mặt để lộ sự sở hãi tột độ. Sắc đẹp của
Hoàng hậu Cảnh Thịnh đã làm cho Nguyễn Ánh rung động, ông an ủi và đối
xử với bà rất ân cần, mặc cho quần thần can gián. Ông quyết định lấy bà, ép

bà phải thành thân với mình” [7; tr.47]
Như vậy, xuất thân từ một công chúa của vua Lê, bà trở thành Hoàng
hậu của vua nhà Nguyễn (Nguyễn Cảnh Thịnh), cuối cùng lại là vợ của vua
Gia Long. Câu chuyện nạp phi này của Vua Gia Long hẳn cho thấy bản thân
vua cũng đã tự lựa chọn vợ của mình, dù rằng quan lại đã rất nhiều lần can
giám.
Vua Tự Đức cũng có một câu chuyện nạp phi rất ấn tượng. Ông là
người rất giỏi thơ văn, là ông vua hay chữ nhất triều Nguyễn. Một hôm quan
17


Phụ chính đại thần Lâm Duy Nghĩa dâng biểu tiến cử người con gái vừa có tài
vừa có sắc để vua thử tài tên là Nguyễn Thị Bích, là con gái thứ tư của Bố
chính sứ hộ lý tổng đốc Thanh Hóa Nguyễn Nhược Sơn, Vua ra cho bà đầu đề
“Tảo Mai”, chỉ trong phút chốc bà làm ngay một bài Đường luật dâng lên Vua
ngự lãm. Đọc thơ, vua rất khen và thưởng cho bà 20 đĩnh bạc rồi tuyển bà vào
cung. Bà Bích vốn tính tình đoan trang, ăn nói lễ phép nên rất được Vua yêu,
năm Mậu Thìn (1868) được tấn phong là Tiệp Dư [7; tr.66-67]
Tóm lại, vợ vua thì có rất nhiều, hàng chục hàng vài trăm người không
đếm xuể. Đa phần họ là con của các quan lại được cha cho tiến cung làm phi
tần, còn lại rất ít là những trường hợp do nhà vua tự tìm và chọn lựa.
Bên trong Tử Cấm Thành là một thế giới đặc biệt, một Tây Lương Nữ
Quốc, chỉ có độc nhất một người khác phái mà quyền uy bao trùm tất cả là
nhà vua hẳn cuộc sống trong đó sẽ rất đặc biệt. Cuộc sống của những người
đàn bà vợ vua ở đây cứ quanh quẩn son phấn rồi lại hết ngày. Buổi tối mới là
lúc họ bộc lộ khao khát của mình, đó là được làm “vợ” của vua. Thật đúng
như người ta vẫn nói “thâm cung bí sử” khó mà khai thác tìm hiểu cho tường
tận được.
1.3. Địa vị phi tần
1.3.1. Bậc cao nhất

Với một tập thể cả ngàn người đủ mọi thành phần như trong trốn nội
cung, việc tổ chức nhân sự cho có tôn ty trật tự cũng được các vua Nguyễn
đặc biệt quan tâm. Cho nên một triều đình bên ngoài tổ chức như thế nào thì
bên trong cũng tổ chức như thế ấy. Từ Hoàng quý phi trở xuống đều được xếp
theo chức tước phẩm trật như một Nam quan. Vì thế họ được gọi là những Nữ
quan. Theo lệ xưng hô trong nội cung nhà Nguyễn, phi tần từ Tiệp dư trở lên
được gọi bằng "bà", từ Quý nhân trở xuống được gọi bằng "chị".
Trong nội cung, ba người đàn bà có địa vị cao nhất là Thái Hoàng Thái
Hậu, Hoàng Thái Hậu và Hoàng Hậu, tức bà nội, mẹ đẻ và vợ chính thức của
18


Vua. Khi Vua Gia Long mới lên ngôi, công việc trong nước còn bề bộn, ngoài
“Tứ bất lập” trong đó có không lập ngôi Hoàng Hậu thì các Nữ quan chỉ có
chức tước từ “Phi” trở xuống. Vì vậy trong số những người vợ của vua, địa vị
cao nhất là Hoàng quý phi.
Ở các triều đại trước, Hoàng quý phi sống và sinh hoạt tại cung Khôn
Thái, nằm trong khu vực Tử Cấm Thành gần cung của Càn Thành của vua ở.
Dưới thời Gia Long, cung này có tên là cung Khôn Đức. Dưới thời trị vì của
Vua Minh Mạng lại được đổi lại là cung Khôn Thái.
Hoàng quý phi là người được xem như Tể Tướng - cánh tay phải của
Hoàng Thái Hậu. Bà nắm trong tay quyền quản lí sáu viện, chịu trách nhiệm
mặt hậu cần về mọi lễ nghi, lễ lược, cúng kị trong cung. Bởi vậy bà là người
rất nhiều công việc, nếu có bất kể một sai sót sẽ gánh những tổn thất lớn vô
cùng.
Hoàng quý phi tuy về vật chất có một cuộc sống cung sướng, cảm
tưởng như sống trong nhung lụa không thiếu thứ gì. Thế nhưng không phải bà
chỉ ăn rồi chơi, xung quanh có biết bao nhiêu cung nữ hầu hạ như ta tưởng.
Cuộc sống của bà là một chuỗi ngày dài lo âu. Tuy là người cai quản cả lục
viện nhưng xung quanh bà không biết bao nhiêu kẻ thù đang rình rập. Mọi

nhất cử nhất động của bà đều bị dòm ngó, chỉ cần một lỗi nhỏ thôi là sẽ bị
truất quyền. Trong cung, công việc rất nhiều, tuy được phân công cho người
khác nhưng bà luôn luôn phải để mắt đến và đốc thúc, vì vậy ở đây bà ít có
một cuộc sống thoải mái.
Một ngày của Hoàng quý phi diễn ra với rất nhiều công việc bận rộn từ
4 giờ sáng cho đến 11 giờ đêm. Tờ mờ sáng, bà thức dậy, vệ sinh trang điểm
xong rồi đi kiểm tra các món điểm tâm dâng lên vua trước khi ngự thiện. Sau
đó cùng với cung nữ đem điểm tâm lên dâng vua, sau đó bà đi kiểm tra công
việc ở các cung vào 5 giờ sáng. 6 giờ sáng bà về cung riêng điểm tâm và đi
thỉnh an Hoàng thái hậu, 7 giờ sáng bà ngồi chính điện nghe hoàng tử, cung
19


×