Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án Hóa học 12 bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.41 KB, 2 trang )

Giáo án Hoá Học 12
Tiết 45: Bài 27: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM
I/ Mục tiêu của tiết:
1. Kiến thức:
+ HS biết: Vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất của nhôm.
Tính chất và ứng dụng của một số hợp chất của nhôm.
Phương pháp sản xuất nhôm.
+ HS hiểu: nguyên nhân tính khử mạnh của nhôm và vì sao nhôm chỉ có số oxi
hoá +3 trong hợp chất.
2. Kỹ năng:
- Tiến hành một số thí nghiệm đơn giản.
- Giải các bài tập về nhôm.
3. Trọng tâm:
Tính chất hoá học của nhôm.
II/ Chuẩn bị:
-GV : chuẩn bị dụng cụ làm thí nghiệm biểu diễn, câu hỏi và bài tập củng cố.
- HS: Chuẩn bị trước bài ở nhà.
III/ Phương pháp:
Sử dụng phương pháp gợi mở kết hợp nêu vấn đề.
IV/ Tổ chức các hoạt động:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
A. NHÔM:
GV treo bảng tuần hoàn cho HS quan sát .
I. Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron
HS lên bảng viết cấu hình electron của nhôm
nguyên tử:


và xác định vị trí của nhôm trong bảng tuần
Al (Z=13): 1s22s22p63s23p1
hoàn.
Thuộc chu kì 3, nhóm IIIA.
Dựa vào cấu hình electron của nhôm HS xác
định được nhôm dễ nhường 3 electron nên có
số oxi hoá là +3 trong các hợp chất.
Hãy cho biết tính chất vật lí của nhôm?
II. Tính chất vật lí:
HS nghiên cứu sgk nêu tính chất vật lí của
(sgk)
nhôm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hoá học
GV đặt vấn đề: dựa vào cấu tạo của nguyên tử
nhôm hãy cho biết tính chất hoá học đặc trưng
của nhôm?
HS nêu được khuynh hướng của nhôm là
nhường electron do đó thể hiện tính khử.
Nhôm thể hiện tính khử khi tham gia phản ứng
với những chất nào?
HS nêu các phản ứng mà nhôm tham gia.
GV gọi HS lên bảng viết các phương trình
phản ứng của nhôm với clo.

III/Tính chất hoá học:
Al → Al3+ + 3e
=> có tính khử mạnh.
1. Tác dụng với phi kim:
a. Tác dụng với halogen:
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3



Giáo án Hoá Học 12
HS viết phương trình.
GV tiến hành phản đốt nhôm trong không khí. b. Tác dụng với oxi:
to
HS lên bảng viết phương trình phản ứng.
4Al + 3O2 
→ 2Al2O3
GV biểu diễn thí nghiệm hiện tượng nhôm mọc
lông tơ cho HS quan sát.
GV giải thích nhôm bền trong không khí là do
lớp màng oxit bảo vệ.
2. Tác dụng với axit:
GV biểu diễn thí nghiệm của nhôm với HCl,
HNO3 loãng, HNO3đặc, nguội, HNO3 đặc, nóng và
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
H2SO4.
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
HS quan sát và viết phương trình phản ứng.
to
2Al + 6H2SO4 đặc 
→ Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
o
t
Al + 6HNO3 đặc 
→ Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
HS nhận xét Al không tác dụng với HNO3 và
H2SO4 đặc, nguội.
GV liên hệ đến ứng dụng của trường hợp này.

3. Tác dụng với oxit kim loại:
Hoạt động 3:
GV nêu vấn đề: ở nhiệt độ cao nhôm khử được
to
oxit của nhiều kim loại.
2Al + 3CuO 
→ Al2O3 + 3Cu
HS viết phương trình phản ứng.
GV liên hệ đến ứng dụng của phản ứng nhiệt
nhôm để hàn đường ray.
GV biểu diễn thí nghiệm của nhôm với nước,
dùng mẫu nhôm đã làm thí nghiệm ở trên cho
vào nước nóng.
HS quan sát thí nghiệm nêu hiện tượng và viết
phương trình phản ứng.
GV lưu ý nhôm không tác dụng với nước dù ở
nhiệt độ cao vì bề mặt của nhôm có lớp màng
oxit bảo vệ.

4. Tác dụng với nước:

GV biểu diễn thí nghiệm của nhôm tác dụng
với dung dịch NaOH.
HS quat sát hiện tượng và viết các phương
trình phản ứng xảy ra.
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
GV lưu ý Al2O3 là một oxit lưỡng tính nên sẽ
tác dụng với NaOH, do đó nhôm không còn

được bảo vệ sẽ tác dụng với nước.

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2

5. Tác dụng với dung dịch kiềm:

4. Củng cố: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a. Al + Br2
b. Al + O2
c. Al + H2SO4đ,nóng
5. Dặn dò: HS học bài và chuẩn bị phần còn lại của bài.

d. Al + HNO3loãng



×