Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI TIẾT XÃ TÂN THỚI NHÌ – HUYỆN HÓC MÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI K? 2008 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.97 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI TIẾT XÃ TÂN
THỚI NHÌ – HUYỆN HÓC MÔN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THỜI KỲ 2008 – 2020.”

SVTH

:

TẠ THỊ TUYẾT NHUNG

MSSV

:

05124075

LỚP

:

DH05QL

KHOÁ



:

2005 – 2009

NGÀNH :

Quản lý đất đai

-TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HOẠCH

TẠ THỊ TUYẾT NHUNG

“QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI TIẾT XÃ TÂN
THỚI NHÌ – HUYỆN HÓC MÔN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THỜI KỲ 2008 – 2020.”

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Du.
(Đòa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

(Ký tên: ………………………………)

- Tháng 7 năm 2009 -



TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Tạ Thò Tuyết Nhung, khoa Quản Lý Đất Đai Và Bất
Động Sản, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đề tài: “ Quy hoạch sử dụng đất xã Tân Thới Nhì – huyện Hóc Môn –
Thành Phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2008 – 2020 “.
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Du
Nội dung tóm tắt của báo cáo:
Chòu sự tác động bởi xu hướng phát triển chung của thành phố Hồ Chí Minh
nói chung và của huyện Hóc Môn nói riêng, trong thời gian vừa qua xã Tân Thới
Nhì có một số vấn đề phát sinh trong việc sử dụng đất sao cho hợp lý, khoa học,
phù hợp nhất với tình hình hiện tại của huyện. Mặt khác, Tân Thới Nhì là một
trong những xã lớn nhất của huyện Hóc Môn, có vò trí đòa lý thiết yếu, nhiều dự án
lớn của thành phố được nghiên cứu triển khai tại đây, dân số ngày càng gia tăng
(chủ yếu là dân nhập cư). Chính vì vậy đã cho thấy việc thực hiện quy hoạch sử
dụng đất là không thể thiếu và đòi hỏi việc thực hiện phải đúng đắn và kòp thời.
● Các nội dung nghiên cứu của đề tài: đđánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tếxã hội; đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá việc thực
hiện kế hoạch sử dụng đất đến năm 2009; xây dựng phương án quy hoạch sử dụng
đất; đánh giá hiệu quả của phương án; giải pháp và tổ chức thực hiện; kết luận và
kiến nghò.
●Kết quả đạt được:
- Phương án quy hoạch sử dụng đất đến 2010 và 2020;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2008;
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2020;
- Hệ thống bảng biểu, số liệu thống kê kèm theo và một số đề xuất.
●Phương pháp nghiên cứu:
-

Phương pháp thống kê;


-

Phương pháp điều tra nhanh nông thôn;

-

Phương pháp bản đồ;

-

Phương pháp dự báo;

-

Phương pháp đònh mức;

-

Phương pháp chuyên gia;

-

Phương pháp đa phương án.


Lời cảm ơn

Trong suốt bốn năm học qua được sự quan tâm, dạy dỗ của gia đình và thầy cô
đã giúp tôi ngày càng trưởng thành hơn trong cuộc sống.
Đầu tiên, con xin ghi nhớ công ơn của Cha Mẹ và những người thân trong gia

đình đã nuôi dưỡng con khôn lớn và động viên con trong học tập.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể ban giám hiệu và quí thầy cô
trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM. Đặc biệt là quí thầy cô khoa Quản Lý Đất Đai & Bất
Động Sản đã truyền đạt cho em những kiến thức quí báu trong suốt những năm học
vừa qua.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Du đã tận tình
hướng dẫn em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Tiếp theo, em xin gởi lời cảm ơn đến các Cô Chú, Anh Chị công tác tại xã Tân
Thới Nhì và Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Hóc Môn đã cho em một môi
trường thuận lợi nhất để thực tập, đã cung cấp những tài liệu vô cần thiết và giúp đỡ
em trong suốt thời gian thực tập.
Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả các bạn lớp DH05QL – những người bạn vô cùng
thân thương đã cùng mình đi suốt quãng đời sinh viên với bao niềm vui và kỉ niệm mà
có lẽ suốt cuộc đời sau này mình sẽ không thể nào quên !
Sinh viên thực hiện
TẠ THỊ TUYẾT NHUNG


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang 1
PHẦN I: TỔNG QUAN
3
I.1. Cơ sở lý luận
3
I.1.1. Cơ sở khoa học về quy hoạch sử dụng đất
3
I.1.1.1 Một số khái niệm
3
I.1.1.2. Lược sử công tác quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam

5
I.1.2. Cơ sở pháp lý
8
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
9
I.2. Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện
9
I.2.1. Nội dung nghiên cứu
9
I.2.2. Phương pháp
10
I.2.3. Quy trình lập quy hoạch
10
11
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. Điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên
11
II.1.1. Vị trí địa lý
11
II.1.2. Địa hình, địa mạo
11
II.1.3. Khí hậu
12
II.1.4. Thủy văn
13
II.1.5. Tài nguyên đất
14
II.1.6. Tài nguyên nước
15
II.1.7. Tài nguyên rừng

15
II.1.8. Tài nguyên nhân văn
15
II.1.9. Cảnh quan môi trường
16
II.1.10. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, thiên nhiên và
cảnh quan môi trường
16
II.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
16
II.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
16
II.2.1.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế
16
17
II.2.1.2.Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
II.2.1.3. Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế
17
II.2.2. Thực trạng phát triển xã hội
20
II.2.2.1. Dân số
20
II.2.2.2. Lao động và việc làm
20
II.2.2.3. Dân tộc – tôn giáo
22
II.2.2.4. Thực trạng phân bố dân cư
22
II.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
22

II.2.3.1. Giao thông
22
II.2.3.2. Thủy lợi
23


II.2.3.3. Hệ thống cấp thoát nước – rác thải
II.2.3.4. Giáo dục – đào tạo
II.2.3.5. Y tế
II.2.3.6. Văn hóa thông tin – đài truyền thanh – thể dục thể thao
II.2.3.7. Hệ thống điện
II.2.3.8. Bưu chính viễn thông
II.2.3.9. An ninh – quốc phòng
II.2.3.10. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội
II.3. Thực trạng công tác quản lý đất đai của xã Tân Thới Nhì
II.4. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai
II.4.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã Tân Thới Nhì
năm 2008
II.4.2. Cơ cấu hiện trạng theo từng loại hình sử dụng đất
II.4.3.Biến động đất đai xã Tân Thới Nhì giai đoạn 2005 – 2008
II.5. Đánh giá tiềm năng đất đai
II.5.1. Ý nghĩa của công tác đánh giá tiềm năng đất đai
II.5.2. Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp
II.5.3. Đánh giá tiềm năng đất phi nông nghiệp
II.5.4. Đánh giá tiềm năng đất chưa sử dụng
II.5.5. Đánh giá chung về tiềm năng đất đai của xã
II.6. Quy hoạch sử dụng đất
II.6.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của xã Tân Thới Nhì
II.6.2. Dự báo nhu cầu sử dụng đất của xã Tân Thới Nhì

II.6.3. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất
II.6.3.1. Căn cứ xây dựng phương án
II.6.3.2. Xây dựng phương án
II.6.3.3. So sánh 2 phương án
II.6.3.4. Lựa chọn phương án
II.6.3.5. Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất theo phương án chọn
II.7. Kế hoạch sử dụng đất
II.7.1. Mục đích và căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất
II.7.2. Nội dung kế hoạch sử dụng đất
II.8. Đánh giá hiệu quả của phương án
II.9. Giải pháp thực hiện
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHỤ LỤC

24
24
24
25
25
25
25
26
27
28
28
29
32
33
33
34

34
34
34
34
34
36
38
38
38
40
42
42
48
48
48
62
63
65


DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ CHỮ VIẾT TẮT
1. Danh sách bảng
Bảng II.1. Các yếu tố khí tượng của các tháng trong năm
Bảng II.2. Chế độ gió
Bảng II.3. Hiện trạng thủy văn năm 2008
Bảng II.4. Cơ cấu đất đai xã Tân Thới Nhì
Bảng II.5. Tình hình sử dụng nước của xã năm 2008
Bảng II.6. Tình hình thu chi ngân sách xã năm 2008
Bảng II.7. Sản lượng lúa và rau màu giai đoạn 2005 - 2008
Bảng II.8. Các loại vật nuôi chính trên giai đoạn 2005 - 2008

Bảng II.9. Dân số xã giai đoạn 2005 – 2008
Bảng II.10. Cơ cấu lao động giai đoạn 2007 - 2008
Bảng II.11. Thành phần dân tộc năm 2008
Bảng II.12. Thành phần tôn giáo năm 2008
Bảng II.13. Hệ thống giao thông chính trong xã năm 2008
Bảng II.14. Hiện trạng giáo dục năm 2008
Bảng II.15. Hiện trạng y tế năm 2008
Bảng II.16. Hiện trạng an ninh giai đoạn 2007 - 2008
Bảng II.17. Tình hình giải quyết tranh chấp - khiếu nại - tố cáo giai đoạn 2005 – 2008
Bảng II.18. Cơ cấu sử dụng các loại đất chính năm 2008
Bảng II.19. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2008
Bảng II.20. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2008
Bảng II.21. Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2005 – 2008
Bảng II.22. So sánh dân số xã năm 2008 và năm 2020
Bảng II.23. So sánh các chỉ tiêu của 2 phương án
Bảng II.24. Diện tích và cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2020
Bảng II.25. Một số dự án khu dân cư lớn thực hiện trong thời kỳ quy hoạch
Bảng II.26. Một số cơ sở sản xuất sẽ triển khai trong thời kỳ quy hoạch
Bảng II.27. Diện tích và cơ cấu đất công cộng năm 2020
Bảng II.28. Hệ thống giao thông lớn của xã trong thời kỳ quy hoạch
Bảng II.29. Một số công trình văn hóa của xã trong thời kỳ quy hoạch
Bảng II.30. Một số công trình giáo dục của xã trong thời kỳ quy hoạch
Bảng II.31. Cơ cấu đất đai của xã Tân Thới Nhì năm 2010
Bảng II.32. Các công trình thực hiện trong giai đoạn 2008 – 2010
Bảng II.33. Cơ cấu đất đai của xã Tân Thới Nhì năm 2011
Bảng II.34. Các công trình thực hiện năm 2011
Bảng II.35. Cơ cấu đất đai của xã Tân Thới Nhì năm 2012
Bảng II.36. Các công trình thực hiện năm 2012



Bảng II.37. Cơ cấu đất đai của xã Tân Thới Nhì năm 2013
Bảng II.38. Các công trình thực hiện năm 2013
Bảng II.39. Cơ cấu đất đai của xã Tân Thới Nhì năm 2014
Bảng II.40. Các công trình thực hiện năm 2014
Bảng II.41. Cơ cấu đất đai của xã Tân Thới Nhì năm 2015
Bảng II.42. Các công trình thực hiện năm 2015
Bảng II.43. Cơ cấu đất đai của xã Tân Thới Nhì năm 2020
Bảng II.44. Các công trình thực hiện trong giai đoạn 2015 - 2020
2. Danh sách biểu đồ
Biểu đồ II.1. Cơ cấu kinh tế xã năm 2008
Biểu đồ II.2. Tình hình biến động dân số giai đoạn 2005 – 2008
Biểu đồ II.3. Tỷ lệ lao động giai đoạn 2007 - 2008
Biểu đồ II.4. Cơ cấu sử dụng các loại đất chính năm 2008
Biểu đồ II.5. Cơ cấu đất nông nghiệp năm 2008
Biểu đồ II.6. Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp năm 2008
Biểu đồ II.7. Cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2008
Biểu đồ II.8. Cơ cấu đất chuyên dùng năm 2008
Biểu đồ II.9. Cơ cấu đất ở năm 2008
Biểu đồ II.10. So sánh các chỉ tiêu của 2 phương án
Biểu đồ II.11. Cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2020
Biểu đồ II.12. Cơ cấu đất ở năm 2020
Biểu đồ II.13. Cơ cấu đất chuyên dùng năm 2020
3. Danh sách hình
Hình 1: Sơ đồ vị trí
Hình 2: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2008
Hình 3: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2008 – 2020
4. Chữ viết tắt
QHSDĐ: Quy hoạch sử dụng đất
QH – KHSDĐ: Quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất
TP.HCM: thành phố Hồ Chí Minh

FAO: Food and Agriculture Organization: Tổ chức nông lương thế giới
CN: công nghiệp
UBND: Ủy ban nhân dân
GD – ĐT: Giáo dục – đào tạo
GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
DTTN: Diện tích tự nhiên


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Tạ Thị Tuyết Nhung

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất, nước và không khí là 3 yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự tồn
tại của mọi sinh vật trên trái đất nói chung và con người nói riêng, nếu thiếu một trong
3 yếu tố này thì chắc chắn sự sống sẽ bị tiêu diệt bởi vì thực tế cuộc sống đã chứng
minh rằng mọi hoạt động của sinh vật đều dựa trên nền tảng của đất, nước và không
khí, trong đó có thể nói yếu tố đất đai đóng vai trò chủ yếu nhất. Thật vậy, đất đai là
nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, là nơi diễn ra mọi hoạt
động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, là tài sản quốc gia. Tuy nhiên, đất
đai không phải là vô hạn mà ngược lại đây là nguồn tài nguyên hữu hạn không thể tăng
hay giảm theo ý muốn chủ quan của con người. Do đó, để đưa đất đai vào sử dụng
một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững thì đòi hỏi phải có các biện pháp để tổ chức,
quản lý của nhà nước và một trong các biện pháp quan trọng nhất, hiệu quả nhất, là
công cụ đắc lực nhất đó là quy hoạch sử dụng đất.
Chủ trương của Đảng - Nhà nước và nguyện vọng của nhân dân về vấn đề quy
hoạch sử dụng đất đã được thể chế hóa, cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật như
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: “Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật đảm bảo sử

dụng đất đai đúng mục đích và có hiệu quả”; Điều 6 luật đất đai năm 2003 quy định
quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất đai là một trong 13 nội dung quản lý nhà nước về
đất đai.
Xã Tân Thới Nhì nằm về phía Tây Bắc so với trung tâm huyện Hóc Môn, là một
trong những xã có diện tích lớn nhất và có vị trí địa lý thiết yếu của huyện. Trong
những năm qua dù các cấp chính quyền đã có rất nhiều cố gắng trong việc quản lý đất
đai tại địa phương nhưng do tính chất phức tạp và nhiều điều kiện khách quan tác động
nên tình trạng sử dụng đất đai chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, mâu thuẫn trong việc sử dụng đất của các ngành ngày càng gay gắt. Qua đó
cho thấy việc thực hiện QHSDĐ là không thể thiếu và đòi hỏi việc thực hiện phải đúng
đắn và kịp thời.
Xuất phát từ những lý do nêu trên và được sự phân công của khoa Quản Lý Đất
Đai và Bất Động Sản trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh chúng tôi thực hiện
đề tài:
“ Quy hoạch sử dụng đất chi tiết xã Tân Thới Nhì huyện Hóc Môn thành phố Hồ
Chí Minh thời kỳ 2008 – 2020”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài :
- Đánh giá tiềm năng đất đai và các nguồn lực từ đất của địa phương làm cơ sở
cho việc xác định, phân bổ, cân đối và dự báo nhu cầu đất đai cho các ngành nhằm sử
dụng đất một cách tiết kiệm, hợp lý và bền vững;
- Tăng hiệu quả sử dụng đất của địa phương;
- Làm cơ sở cho việc lập kế hoạch 5 năm và hàng năm, tạo hành lang pháp lý cho
công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã;
- Xác định phương án sử dụng đất tối ưu nhất trên cơ sở bám sát quy hoạch
chung và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Trang 1


Ngành: Quản lý đất đai


SVTH: Tạ Thị Tuyết Nhung

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: quy luật phát triển kinh tế - xã hội và quỹ đất đai trong
phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu: xã Tân Thới Nhì huyện Hóc Môn từ năm 2005.
Yêu cầu:
- QHSDĐ phải đảm bảo các nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai, phải tuân
thủ đúng quy trình hướng dẫn của Bộ Tài Nguyên - Môi Trường và các quy định của
pháp luật đất đai;
- QHSDĐ phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch
chung của huyện;
- Phương án quy hoạch phải mang tính khách quan, khoa học, đầy đủ, thiết thực
và mang tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh
tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển của xã;
- Phương án quy hoạch phải đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất ổn định, hiệu quả
ở hiện tại và bền vững trong tương lai.

Trang 2


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Tạ Thị Tuyết Nhung

PHẦN I
TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận
I.1.1. Cơ sở khoa học về quy hoạch sử dụng đất

I.1.1.1. Một số khái niệm
● Quy hoạch: là đánh giá, tập hợp nguồn lực nhằm xác định động lực phát triển
của vùng nghiên cứu để từ đó đưa ra một phương án, một bức tranh cho tương lai.
● Quy hoạch sử dụng đất:
- Theo Viện Tài Nguyên – Môi Trường đất Liên Xô: quy hoạch sử dụng đất là hệ
thống các biện pháp triển khai luật sử dụng đất và sử dụng đất toàn diện, có hiệu quả
và bảo vệ tài nguyên đất.
- Theo Fao: quy hoạch sử dụng đất là việc đánh giá có hệ thống về tiềm năng đất
và nước, đưa ra các phương án sử dụng đất và điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết nhằm
lựa chọn và chỉ ra một phương án sử dụng đất tốt nhất.
- Ở nước ta: QHSDĐ là một hiện tượng kinh tế - xã hội, có tính chất đặc thù
riêng và có nhiều quan điểm khác nhau về quy hoạch sử dụng đất:
● Quan điểm thứ nhất: QHSDĐ chỉ đơn thuần là biện pháp kỹ thuật, qua đó
người ta thực hiện các công việc sau:
+ Đo đạc bản đồ đất đai;
+ Phân chia diện tích;
+ Giao đất cho các ngành;
+ Thiết kế xây dựng đồng ruộng.
● Quan điểm thứ hai: QHSDĐ được xây dựng trên các quy phạm pháp luật của
nhà nước nhằm nhấn mạnh tính pháp chế của quy hoạch sử dụng đất.
Tuy nhiên, bản chất của QHSDĐ không phải là những kỹ thuật đo đạc đơn thuần,
cũng không chỉ là hình thức pháp lý mà nó nằm bên trong của việc tổ chức sử dụng đất
như một tư liệu sản xuất đặc biệt, coi đất đai như đối tượng của các mối quan hệ trong
đối tượng sản xuất. QHSDĐ là tổ hợp của 3 biện pháp:
+ Biện pháp pháp chế;
+ Biện pháp kỹ thuật;
+ Biện pháp kinh tế.
Trong đó, biện pháp kinh tế là biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác đất đai
một cách triệt để, hiệu quả và bền vững.
Để đạt được hiệu quả tối ưu nhất cần kết hợp một cách hài hòa, đồng bộ cả 3 biện

pháp trên.
Dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng tổng hợp lại trên cơ sở khoa học và
thực tiễn thì có khái niệm đầy đủ và được nhiều người công nhận như sau: “Quy
hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà
nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả
cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các
ngành) và tổ chức sử dụng đất đai như tư liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng cụ
Trang 3


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Tạ Thị Tuyết Nhung

thể) nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và
môi trường.”
Trong đó:
● Tính đầy đủ: mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất
định.
● Tính hợp lý: đặc điểm, tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích phù hợp với yêu cầu
và mục đích sử dụng đất.
● Tính khoa học: áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật và các biện pháp tiên
tiến.
● Tính hiệu quả: đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường.
¨ Nhận xét chung: tuy có nhiều khái niệm khác nhau nhưng tất cả đều nói lên
được bản chất của quy hoạch sử dụng đất là làm sao cho việc sử dụng đất đạt hiệu quả
cao nhất, khoa học nhất, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai trong khi vẫn
đảm bảo cho nguồn tài nguyên đất được bảo vệ bền vững và ổn định.
Vai trò của quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã:
Xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở. Theo tinh thần của Luật đất đai, tài liệu

QHSDĐ cấp xã có tính pháp lý và sẽ là văn bản duy nhất mang tính tiền kế hoạch. Vì
vậy trong QHSDĐ cấp xã, vấn đề sử dụng đất đai được giải quyết rất cụ thể, gắn chặt
với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.
QHSDĐ cấp xã đóng vai trò quan trọng trong quá trình QHSDĐ. Luật đất đai
quy định tiến hành lập QHSDĐ ở 4 cấp: cả nước, tỉnh, huyện, xã. Lập quy hoạch tiến
hành theo trình tự từ trên xuống và sau đó lại bổ sung, hoàn chỉnh từ dưới lên. Đây là
quá trình có mối liên hệ ngược, trực tiếp và chặt chẽ giữa tổng thể và cụ thể, giữa vi
mô và vĩ mô, giữa Trung ương và địa phương trong hệ thống chỉnh thể.
QHSDĐ cấp xã giải quyết được những tồn tại về ranh giới hành chính, ranh giới
sử dụng đất, làm cơ sở vững chắc để lập quy hoạch phân bố đất đai cho các ngành, quy
hoạch phân bố đất đai theo lãnh thổ.
Để đạt được mục tiêu đặt ra QHSDĐ cấp xã phải có nhiệm vụ:
● Phản ánh các đối tượng trong việc phân bố đất đai để các ngành sử dụng đất
làm căn cứ xây dựng và phát triển ngành vừa phù hợp với nhiệm vụ chung, vừa không
chồng chéo ảnh hưởng đến quy hoạch của nhau, nhằm sử dụng đầy đủ, hợp lý và sử
dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai.
● Giúp Chính phủ và UBND các cấp thực hiện được việc thống nhất quản lý đối
với đất đai.
QHSDĐ cấp xã được lập chi tiết tới từng đơn vị sử dụng đất nhằm giải quyết cụ
thể việc giao cấp đất cho từng đối tượng sử dụng, tiến tới cấp GCNQSDĐ.
QHSDĐ cấp xã cần đáp ứng nhu cầu về phân bố sử dụng đất đai hiện tại và
tương lai của các ngành trên địa bàn lãnh thổ một cách tiết kiệm, hợp lý có hiệu quả.
Nó là cơ sở để lập KHSDĐ hàng năm, là căn cứ để xây dựng các biện pháp bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, môi trường, bảo đảm việc thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai.
Nguyên tắc lập quy hoạch:
Điều 21 luật đất đai 2003 quy định rõ:

Trang 4



Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Tạ Thị Tuyết Nhung

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải bảo đảm:
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh;
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới
phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng
đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định, xét duyệt;
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất
của cấp dưới;
4. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
5. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;
6. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
7. Dân chủ và công khai;
8. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt
trong năm cuối của kỳ trước đó.
I.1.1.2. Lược sử công tác quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
Giai đoạn trước năm 1975:
- Cả hai miền Nam – Bắc đều chưa có khái niệm về QHSDĐ
- Miền Bắc Việt Nam:
● Thành lập bộ Nông Trường nhằm quản lý các nông trường trên địa bàn miền
Bắc. Bộ này chỉ đạo lập quy hoạch sản xuất: sản xuất trên cơ sở gắn liền với phân bố
quỹ đất. Những quy hoạch này đáp ứng được yêu cầu sản xuất cho các nông trường
quốc doanh nhưng các phương án quy hoạch không được phê duyệt nên tính khả thi và
tính pháp lý là không cao.
- Miền Nam Việt Nam:
● Chế độ cũ đã liên kết với các chuyên gia trong và ngoài nước tiến hành lập dự

án quy hoạch thời kỳ hậu chiến gọi là “Dự án quy hoạch phát triển kinh tế hậu chiến”.
Dự án này có rất nhiều dự án thành phần. Quy hoạch khu công nghiệp: hình thành khu
công nghiệp đầu tiên ở Việt Nam đó là khu công nghiệp Biên Hòa 1.
Giai đoạn 1975 – 1978:
- Thành lập ban chỉ đạo phân vùng kinh tế nông lâm Trung ương, ban phân vùng
kinh tế các tỉnh thành.
- Kết quả:
● Quy hoạch nông - lâm nghiệp 7 vùng kinh tế: đồng bằng sông Cửu Long, Đông
Nam Bộ, Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ, duyên hải Bắc Trung Bộ, đồng bằng
Bắc Bộ, trung du và vùng núi phía Bắc. Đáp ứng được yêu cầu phân vùng về sản xuất
nông lâm nghiệp sau giải phóng, tuy nhiên nội dung QHSDĐ lại chưa được đề cập.
● Quy hoạch nông - lâm 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
● Nội dung QHSDĐ phân bố đất đai dàn trải nhưng chưa thành phần mục trong
báo cáo quy hoạch.
- Hạn chế:
Trang 5


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Tạ Thị Tuyết Nhung

● Đối tượng đất đai trong quy hoạch chủ yếu là đất nông – lâm nghiệp, chưa chú
trọng đến nhóm đất phi nông nghiệp.
● “Quy hoạch pháo đài” (nội lực) chưa xét trong mối quan hệ vùng (ngoại lực).
● Tình hình tài liệu điều tra cơ bản còn thiếu và chưa đồng bộ, sơ sài về thống kê.
● Còn 3 triệu hecta đất chưa được quy hoạch.
● Chưa lượng toán vốn đầu tư dẫn đến tính khả thi của phương án thấp.
● Nội hàm QHSDĐ chưa được quan tâm.
Giai đoạn 1981 – 1986:

- Đại hội Đảng Cộng Sản toàn quốc lần V: ban hành văn kiện đại hội Đảng lần V.
- Xúc tiến công tác nghiên cứu điều tra cơ bản làm cơ sở lập tổng sơ đồ phát triển và
phân bố lực lượng sản xuất toàn quốc, sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất
của các tỉnh thành Trung ương và các bộ ngành Trung ương.
- Giai đoạn này lập quy hoạch rầm rộ, rộng khắp trong cả nước.
- Kết quả:
● Đối tượng đất đai trong quy hoạch được mở rộng, có thêm đất chuyên dùng và
đất ở.
● Tài liệu điều tra cơ bản khá phong phú và đồng bộ.
● Có đánh giá nguồn lực (nội lực, ngoại lực) và xét trong mối quan hệ vùng.
● Có lượng toán vốn đầu tư, hiệu quả của quy hoạch.
● Nội dung QHSDĐ chính thức trở thành một chương mục trong báo cáo quy
hoạch.
- Hạn chế:
● Chưa lập quy hoạch cho cấp huyện, xã.
Giai đoạn từ 1987 – 1993:
- Luật đất đai đầu tiên ra đời (1987) và có hiệu lực thi hành, QH – KHSDĐ là một
nội dung trong quản lý nhà nước về đất đai, tạo cơ sở pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác lập QH – KHSDĐ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này công tác lập quy
hoạch lại rất im vắng do các nguyên nhân sau:
● Do đã trải qua một thời kỳ quy hoạch rầm rộ
● Do tình hình biến động chính trị (Liên Xô tan rã), kinh tế thị trường.
● Tổng cục quản lý ruộng đất ban hành thông tư 106/KH – RĐ hướng dẫn công
tác lập QH – KHSDĐ cấp xã (đã lập quy hoạch khoảng 300 xã, chủ yếu là ở phía Bắc).
Giai đoạn từ 1993 – 2004:
- Luật đất đai năm 1993 và các văn bản dưới luật được ban hành như NĐ34/CP,
NĐ68/CP, thông tư 1814/TCĐC, thông tư 1842/TCĐC…)
● NĐ 68/CP: là nghị định lần đầu tiên do chính phủ ban hành chỉ đạo về công tác
QH – KHSDĐ.
● Thông tư 1814/TCĐC: hướng dẫn công tác lập QH – KHSDĐ ở cấp tỉnh,

huyện, xã.

Trang 6


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Tạ Thị Tuyết Nhung

● Thông tư 1842/TCĐC: hướng dẫn công tác lập QH – KHSDĐ ở cấp tỉnh,
huyện, xã thay cho thông tư 1814/TCĐC.
- Thuận lợi về mặt pháp lý, tổ chức bộ máy, quy trình và nội dung phương pháp lập
QH – KHSDĐ các cấp đã xúc tiến công tác lập QHSDĐ rộng khắp.
- Kết quả:
● Lập KHSDĐ 5 năm của cả nước.
●Lập QHSDĐ định hướng toàn quốc đến năm 2010.
● Lập QHSDĐ Quốc phòng: do bộ Quốc phòng lập ( đã lập QHSDĐ cho 8 trung
khu và được chính phủ phê duyệt).
● Lập QHSDĐ cấp tỉnh (59/61 tỉnh), huyện (369/633 huyện), xã (3697/11602
xã).
- Hạn chế:
● Quy trình, nội dung phương pháp chỉ ở mức hướng dẫn trình tự các bước tiến
hành chứ không phải là một quy trình kinh tế - kỹ thuật chặt chẽ.
● Định mức chỉ tiêu sử dụng đất chưa thống nhất chung trong toàn quốc mà còn
vận dụng định mức của các bộ ngành.
● Hai loại hình quy hoạch (QHSDĐ, quy hoạch xây dựng) đối với khu vực đô thị
thì có sự chồng chéo, còn ở khu vực nông thôn thì QHSDĐ là bao trùm.
● Chất lượng, tính khả thi chưa cao ở một số nơi do trong nội dung của quy
hoạch không đầu tư chiều sâu về giải pháp tổ chức thực hiện, hiệu quả sử dung đất,
lượng toán vốn đầu tư…

- Kinh phí lập quy hoạch:
● Cấp toàn quốc và quốc phòng: ngân sách Trung ương.
● Cấp tỉnh, huyện, xã: ngân sách của tỉnh, huyện, xã.
Giai đoạn từ 2004 đến nay:
- Luật đất đai 2003 ra đời và có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2004
- Các văn bản dưới luật:
● Nghị định 181/2004/NĐ-CP: về thi hành luật đất đai
● Thông tư 30/2004/TT-BTNMT: về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm
định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
● Quyết định 04/2005/QĐ-BTNMT: ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất
● Quyết định 10/2004/QĐ-BTNMT: về việc phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt
động của công ty đo đạc địa chính và công trình do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành.
● Nghị định 91: về việc tổ chức bộ máy Bộ Tài nguyên – Môi trường
- Nội dung mới:
● Hệ thống lập QHSDĐ (5 cấp);
● Thời kỳ lập QHSDĐ 10 năm;
● Kế hoạch sử dụng đất 5 năm thống nhất tất cả các cấp và gắn liền với QHSDĐ
Trang 7


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Tạ Thị Tuyết Nhung

KHSDĐ phân kỳ 2 giai đoạn: KHSDĐ kỳ đầu (5 năm đầu) và KHSDĐ kỳ cuối
(5 năm cuối);
● Điều chỉnh QH-KHSDĐ;
● Đa phương án;

● Hiệu quả sử dụng đất, giải pháp tổ chức thực hiện;
● QHSDĐ chi tiết cấp xã dân chủ và công khai;
● QHSDĐ chi tiết khu vực đô thị (phường, thị trấn) do cấp tỉnh thẩm định và phê
duyệt;
● Các cơ quan chuyên môn thẩm định trước/ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân
sau;
● Định mức sử dụng đất cho 10 loại đất ( y tế, văn hóa – thông tin, giáo dục đào
tạo, thể dục thể thao, thương nghiệp – dịch vụ, giao thông vận tải, thủy lợi, công
nghiệp, đô thị, khu dân cư nông thôn.);
● Định mức kinh phí lập QHSDĐ các cấp.
- Kết quả:
● Lập KHSDĐ 5 năm các cấp;
● Lập, điều chỉnh QHSDĐ các cấp.
I.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai năm 2003;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành
luật đất đai năm 2003;
- Thông tư 08/2007/TT-BTNMT hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và
xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Thông tư 30/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quyết định 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên môi trường về việc ban hành Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất;
- Quyết định 04/2008/QĐ-BXD về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
quy hoạch xây dựng;
- Quyết định 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2007 ban hành quy định
về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Quyết định 23/2007/QĐ- BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2007 ban hành ký hiệu
bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

- Quyết định 1570/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây
dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;
- Quyết định 6992/QĐ-UB-QLĐT ngày 24 tháng 12 năm 1998 của UBND thành phố
Hồ Chí Minh về việc phê duyệt quy hoạch chung huyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí
Minh;

Trang 8


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Tạ Thị Tuyết Nhung

- Quyết định 1533/QĐ-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2008 của UBND thành phố Hồ
Chí Minh về duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng huyện Hóc Mơn thành
phố Hồ Chí Minh;
- Quy hoạch sử dụng đất đai huyện Hóc Mơn giai đoạn 2000 – 2010;
- Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2009 của xã Tân Thới Nhì;
- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 và
phương hướng nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2009 của xã Tân Thới Nhì;
- Kế hoạch về việc chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách xã Tân
Thới Nhì năm 2009.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
Do đất đai có tính chất đa năng như làm tư liệu sản xuất, dự trữ, phân bố dân cư,
… cho nên trong việc sử dụng đất đai ln tồn tại mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế - xã
hội và mơi trường. Ngay cả trong bản thân lợi ích kinh tế - xã hội cũng tồn tại nhiều
mâu thuẫn như mâu thuẫn giữa các ngành kinh tế, giữa mục đích sử dụng đất này với
mục đích sử dụng đất khác, giữa nhà nước và người dân…
Quy hoạch sử dụng đất nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững
mang lại lợi ích cao nhất để thực hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉnh mối quan

hệ và tổ chức sử dụng đất đai kết hợp với bảo vệ đất và mơi trường. Chính vì vậy, quy
hoạch sử dụng đất là biện pháp quan trọng để điều hòa các lợi ích qua đó giải quyết
các mâu thuẫn trong việc sử dụng đất đai, nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội.
Ngày 24 tháng 12 năm 1998 UBND thành phố đã ban hành quyết định 6992/QĐ
– UB – QLDT về việc phê duyệt quy hoạch chung huyện Hóc Mơn đến năm 2020,
thực tế cho thấy cơng tác quy hoạch sử dụng đất của thành phố và cấp huyện đã đi vào
nề nếp và trở thành cơ sở quan trọng để định hướng cho sự phát triển thống nhất và
đồng bộ của các ngành, các cấp. Tuy nhiên, do sự phát triển q nhanh chóng của nền
kinh tế và xã hội cho nên những định hướng chung này đã khơng còn phù hợp nên
hiện nay huyện đang tiến hành xây dựng định hướng phát triển kinh tế xã hội và đề án
quy hoạch mới cho huyện và các xã nhằm đưa địa phương phát triển phù hợp với
những nhu cầu thực tế của các ngành và nguyện vọng của nhân dân. Quy hoạch sử
dụng đất của các xã, thị trấn sẽ là sự cụ thể hóa của quy hoạch cấp trên và góp phần
tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn quy hoạch. Việc triển khai
thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai và
nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
I.2. Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện.
I.2.1. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích các điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất đai
- Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm
năng đất đai và so với phương hướng phát triển kinh tế - xã hội - khoa học - cơng nghệ
của địa phương và cấp trên;
- Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai;
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất;
- Đánh giá hiệu quả của phương án;
Trang 9


Ngành: Quản lý đất đai


SVTH: Tạ Thị Tuyết Nhung

I.2.2. Phương pháp
- Phương pháp thống kê: dùng để thống kê số liệu qua đó biểu thị quy mô, số lượng
các đối tượng nhằm thể hiện nguồn tài nguyên, tiềm năng của địa phương, biểu thị các
mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu, chỉ số, hiện tượng… nhằm so sánh, phân tích,
đánh giá đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn: vận dụng phương pháp RRA, PRA điều
tra các nội dung như: tình hình cơ bản, tình hình sử dụng đất, khả năng đầu tư cho các
loại hình sử dụng đất, những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp và nhu
cầu sử dụng đất của nhân dân .
- Phương pháp bản đồ: dùng để thành lập các bản đồ chuyên đề thông qua bản đồ
nền hiện trạng kết hợp với các bản đồ trung gian.
- Phương pháp dự báo: dự báo về dân số, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nhu
cầu sử dụng đất trong tương lai.
- Phương pháp định mức: sử dụng các tiêu chuẩn định mức được tổng hợp và xử lý
thống kê qua nhiều mẫu thực tế kết hợp với dự báo đưa ra diện tích các loại đất chiếm
dụng trong tương lai. Nghiên cứu các chỉ tiêu sử dụng đất hiện trạng tại địa phương,
nghiên cứu các định mức của nhà nước. Trên cơ sở này thiết lập một định mức phù
hợp với thực tế địa phương để tính toán quy hoạch.
- Phương pháp chuyên gia: nhằm tham khảo ý kiến cố vấn của các chuyên gia, nhà
lãnh đạo ở địa phương về những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu, qua đó
làm tăng tính phù hợp của phương án và làm giảm tính chủ quan của người làm quy
hoạch.
- Phương pháp đa phương án: lập ra nhiều phương án để từ đó thực hiện sự so
sánh, đánh giá và lựa chọn ra phương án tối ưu nhất cho địa bàn nghiên cứu.
I.2.3. Quy trình lập quy hoạch
Thông tư 30/2004TT – BTNMT quy định quy trình lập quy hoạch sử dụng đất
cấp xã gồm 6 bước sau:
●Bước 1: Công tác chuẩn bị.

●Bước 2: Điều tra thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan đến địa bàn
nghiên cứu.
●Bước 3: Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng và tiềm năng
đất đai.
●Bước 4: Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
●Bước 5: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu.
●Bước 6: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất chi tiết, trình thông qua, xét duyệt và công bố quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất chi tiết.

Trang 10


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Tạ Thị Tuyết Nhung

PHẦN II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. Điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên
II.1.1. Vị trí địa lý
Tân Thới Nhì là một xã nằm ở phía Tây Bắc của huyện Hóc Môn, cách trung tâm
thành phố Hồ Chí Minh 21 km theo đường Quốc lộ 22 (là Quốc lộ lớn đi Củ Chi và
Tây Ninh).
Tọa độ địa lý:
0

● 10 43 43’’ - 100 40’ 00’’ độ Vĩ Bắc
● 106031’ 20” – 106040’45’’ độ Kinh Đông
Tứ cận:

● Phía Bắc giáp xã Tân Phú Trung huyện Củ Chi.
● Phía Nam giáp xã Tân Hiệp và Thị trấn Hóc Môn huyện Hóc Môn.
● Phía Đông giáp xã Mỹ Hạnh Bắc huyện Đức Hòa tỉnh Long An.
● Phía Tây giáp xã Xuân Thới Sơn huyện Hóc Môn.
Toàn xã có 7 ấp bao gồm: Thống Nhất 1, ThốngNhất 2, Dân Thắng 1, Dân Thắng
2, Nhị Tân 1, Nhị Tân 2 và Tân Lập.
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1727,80 ha, rộng thứ hai của huyện sau xã
Xuân Thới Thượng. Phân bố dân cư và kinh tế - xã hội của xã thành hai vùng rất rõ
rệt, vùng Đông Nam là khu thị tứ với các khu dân cư thương mại - dịch vụ tập trung và
vùng Tây Bắc là đất nông nghiệp, dân cư thưa thớt.
Khu vực phía Đông Nam phân bố dựa theo trục giao thông chính là Quốc lộ 22,
và các ấp tập trung đông dân cư của xã như Dân Thắng 1, Dân Thắng 2, Thống Nhất 1,
Thống Nhất 2, Tân Lập... và các công trình công cộng, trung tâm hành chính như
trường học, trạm xá, UBND xã bố trí ở đây. Khu vực này phần lớn là đất thổ cư, một ít
là đất vườn, đất nông nghiệp xen kẽ, giá đất ở đây khá cao so với khu Tây Bắc. Khu
vực Tây Bắc bao gồm các ấp Nhị Tân 1, Nhị Tân 2 là vùng đất nông nghiệp với
khoảng phân nửa diện tích xã trải dài trên hai bờ kênh An Hạ. Ðây là vùng đất hứa hẹn
nhiều tiềm năng phát triển.
II.1.2. Địa hình, địa mạo
Xã Tân Thới Nhì thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Đông Nam có hệ
thống kênh mương tương đối lớn và dày đặc.
Tại xã có 3 vùng đất:
● Vùng gò cao: có cao trình từ 8 – 10 m, có diện tích 1209 ha chiếm 70% diện tích
tự nhiên toàn xã.
● Vùng triền gò: có cao trình < 8m, có diện tích 180,08 ha, chiếm 10,42% diện tích
tự nhiên toàn xã.
● Vùng bưng trũng: có cao trình < 2m, có diện tích 338 ha, chiếm 19,60% diện tích
tự nhiên toàn xã.

Trang 11



Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Tạ Thị Tuyết Nhung

II.1.3. Khí hậu
Xã Tân Thới Nhì có khí hậu đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ là khí hậu nhiệt
đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ rệt trong năm. Khí hậu có tính ổn định, ít biến
động từ năm này qua năm khác. Cụ thể như sau:
Bảng II.1. Các yếu tố khí tượng của các tháng trong năm
Tháng

Đơn vị tính

1

2

5

6

7

8

mm

15


13 12 43

223

327

309

271

C

26

27 33 32

32

28

27

27

27

27

26


26

Nắng

giờ/ngày

7,6

8

9

8

6,2

6,1

5,6

5,6

5,4

5,9

6,4

7


Bốc hơi

mm/ngày

4,4

5

6

6

3,8

3,3

3,3

3,3

2,7

2,4

2,9

3,5

Bức xạ


giờ/ngày

12

12 12 13

13

13

12

12

12

12

12

11

Độ ẩm

%

77

74 74 76


83

86

87

86

87

87

84

81

Cao nhất

99

99 99 99

99

100

99

100


100 100 100

100

Thấp nhất

23

22 20 21

33

30

40

44

Mưa
Nhiệt độ

0

3

4

9


11

12

338 203 120

55

43

10

40

33

29

(Nguồn: phòng thống kê huyện Hóc Môn)
Mưa:
● Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11.
● Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1700 – 1980 mm.
Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, tập trung nhất là vào
tháng 8 và tháng 9. Do lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng nên những tháng
mùa khô thường gây hiện tượng thiếu nước.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm là 280C, thời tiết không quá lạnh (thấp nhất không dưới
130C) hoặc quá nóng (cao nhất không quá 400C). Các tháng có nhiệt độ cao nhất là
tháng 3, 4 và tháng 5.

Nắng:
Tổng số giờ nắng trong năm là 2461 giờ. Trong một ngày số giờ nắng là chủ yếu,
tuy nhiên vào những tháng mùa mưa số ngày nắng giảm và sẽ tăng dần trở lại vào
những tháng mùa khô. Với số lượng nắng đó sẽ tạo điều kiện tốt cho cây trồng quang
hợp và sinh trưởng nhưng vào những tháng mùa khô thì sẽ gây khó khăn trong việc
cung cấp nước tưới. Do đó, cần chủ động nguồn nước để dử dụng trong các tháng mùa
khô này để tránh tình trạng cây trồng bị khô hạn ảnh hưởng đến năng suất.
Bức xạ:
Lượng bức xạ trung bình trong năm là 371 giờ. Lượng bức xạ tương đối ổn định
không có sự chênh lệch cao giữa các tháng.
Bốc hơi:
Lượng bốc hơi trung bình năm là 1400 – 1418 mm. Vào mùa khô lượng bốc hơi
là cao nhất, đặc biệt là vào các tháng 3 tháng 4, sau đó sẽ giảm dần vào các tháng mùa

Trang 12


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Tạ Thị Tuyết Nhung

mưa. Lượng bốc hơi cao cũng là một trong những nguyên nhân gây thiếu hụt nước vào
mùa khô.
Độ ẩm:
Độ ẩm trung bình là 82%, cao nhất vào những tháng mùa mưa và thấp dần vào
những tháng mùa khô. Độ ẩm trung bình cao sẽ tạo thuận lợi cho việc giữ nước trong
đất cho cây trồng phát triển.
Gió:
Trên địa bàn xã có 2 hướng gió chính là Đông hoặc Đông Nam và Tây hoặc Tây
Nam.

Bảng II.2. Chế độ gió
Hướng gió
Đông hoặc Đông Nam
Tây hoặc Tây Nam

Vận tốc trung bình (m/s)
Tháng
1,5 - 2,5
1-6
1,5 - 3
7 - 12
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Hóc Môn)
Với hướng gió ổn định và cấp gió không cao sẽ tạo thuận lợi trong sản xuất nông
nghiệp và dễ dàng bố trí các khu dân cư, các cụm công nghiệp trên địa bàn xã.

Ä Với những đặc điểm trên cho thấy khí hậu của xã Tân Thới Nhì có nhiều
thuận lợi cho hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt của đại bộ phận dân cư, tuy nhiên
cần chú ý quan tâm đến công tác thủy lợi để tránh tình trạng thiếu nước vào mùa khô.
Mặt khác, do xã Tân Thới Nhì còn nhiều tuyến đường chưa có hệ thống thoát nước
cho nên cần chú ý thực hiện tốt việc cải tạo, nâng cấp và xây mới hệ thống thoát nước
để tránh tình trạng ngập úng trong những tháng cao điểm của mùa mưa.
II.1.4. Thủy văn
Xã Tân Thới Nhì có hệ thống kênh rạch dày đặc, chủ yếu nằm ở các ấp Tân Lập
và Nhị Tân, đảm bảo nguồn nước tưới cho nông nghiệp và các loại cây trồng khác.
Với hệ thống kênh rạch dày đặc, xã có điều kiện khí hậu tương đối mát mẻ và
cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, hứa hẹn sẽ trở thành khu du lịch sinh thái đầy tiềm
năng.
Hiện trạng thủy văn của xã được thể hiện chi tiết ở bảng II.3:

Trang 13



Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Tạ Thị Tuyết Nhung

Bảng II.3. Hiện trạng thủy văn năm 2008
Thông số kỹ thuật
(m)
Dài
Rộng Sâu

TT

Tên sông, rạch

Lý trình

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15
16
17
18
19
20

Kênh dẫn trạm bơm
Tân Thới Nhì
Kênh Thầy Cai
Kênh Trung Ương
Kênh An Hạ
Kênh AH 1
Kênh AH 1A
Kênh AH 1B
Kênh AH 2
Kênh AH 3
Kênh AH 3A
Kênh AH 4
Kênh AH 5
Kênh AH 6
Kênh AH 6A
Kênh AH 6B
Kênh AH 8
Kênh TK 1
Kênh AH 3
Kênh AH 5 (T13)
Kênh AH 7


Từ cầu An Hạ đến trạm bơm Tân Thới Nhì.
Từ cầu An Hạ đến Long An
Từ trạm bơm đến xã Xuân Thới Sơn
Từ cầu An Hạ đến xã Xuân Thới Sơn
Từ đường Dương Công Khi đến kênh TW
Từ đường Dương Công Khi đến mương số 1
Từ đường Dương Công Khi đến mương số 2
Từ kênh An Hạ đến kênh Thầy Cai
Từ đường Dương Công Khi đến kênh TW
Từ đường Dương Công Khi đến kênh TW
Từ kênh An Hạ đến kênh Thầy Cai
Từ đường Dương Công Khi đến kênh TW
Từ kênh An Hạ đến kênh AH 6B
Từ kênh AH 6 đến kênh Thầy Cai
Từ kênh AH 6 đến kênh TK 1
Từ kênh An Hạ đến Long An
Từ kênh Thầy Cai đến Long An
Từ kênh Thầy Cai đến Long An
Từ kênh An Hạ đến kênh liên vùng
Từ kênh Thầy Cai đến Long An

2018
2104
7172
3486
1805
397
556
1008

1806
1868
1548
2022
791
1590
1794
1618
1350
992
694
326

20
10
40
40
15
4
15
20
15
15
12
12
12
12
12
12
15

12
10
10

2,5
2,5
2,5
2,5
2,5
2,5
2,5
2,5
1,5
2,5
2,5
2,5
2,5
2,5
2,5
2,5
2,5
2,5
2,5
2,5

(Nguồn: UBND xã Tân Thới Nhì)
II.1.5. Tài nguyên đất
Xã chia làm 3 nhóm đất chính bao gồm: nhóm đất xám, đất phèn và đất đỏ.
Bảng II.4. Cơ cấu đất đai xã Tân Thới Nhì
TT


Theo Việt Nam

Theo Fao/Unesco

hiệu

Diện tích
(ha)

Tỷ lệ
(%)

Tên đất

Tên đất

1.

a)Đất phèn tiềm tàng nông
b)Đất phèn hoạt động nông

Epi - Proto Thionic Fluvisols
Epi - Orthi Thionic Fluvisols

FL

108,869
297,00


6,3
17,19

2.

Đất đỏ

Ferralsols

FR

22,06

1,28

3.

Đất xám

Acrisol

AC

1209,00

69,98

4.

Nhóm đất khác (đất thủy lợi, kênh mương)


90,87

5,25

1727,80 100,00

Tổng cộng

(Nguồn: UBND xã Tân Thới Nhì)
● Đất phèn: tầng sinh phèn và tầng phèn rất nông, hàm lượng lưu huỳnh và các
độc tố Fe2+, Fe3+, Al3+ rất cao. Vùng đất trũng gồm đất sét hạt mịn, màu mỡ nhưng lại
bị nhiễm phèn nên năng suất cây trồng thấp, chỉ thích hợp trồng các loại rau màu và
các cây ăn quả như mía, chuối, thơm, thanh long, xoài, cá biệt ở một số nơi có thể
trồng lúa 2 vụ.

Trang 14


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Tạ Thị Tuyết Nhung

● Đất đỏ: thành phần cơ giới nặng, cấu tượng viên hạt, tơi xốp, giàu mùn, độ phì
tương đối cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.
● Đất xám: thành phần cơ giới nặng, nghèo mùn, độ phì thấp, nền móng tốt, có
thể sử dụng vào nhiều mục đích như: trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, rau
màu, xây dựng các công trình, các khu dân cư …
II.1.6. Tài nguyên nước
Nước mặt

Nguồn nước mặt của xã Tân Thới Nhì rất phong phú nhờ có hệ thống kênh rạch
dày đặc với các kênh chính như kênh Thầy Cai, kênh An Hạ là kênh chính tạo nguồn
nước cho hệ thống thủy lợi, cung cấp đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp đạt năng
suất cao (3vụ lúa/1năm).
Nước ngầm
Nguồn nước ngầm của xã cũng khá phong phú, có 5 tầng nước ngầm có chất
lượng và số lượng tốt, trong đó tốt nhất là tầng thứ 3 (độ sâu 50 – 100 m). Hiện nay,
hầu hết người dân trong xã đều sử dụng nguồn nước ngầm để sinh hoạt và nguồn nước
ngầm này cho đến nay vẫn đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của nhân dân về cả số
lượng và chất lượng. Theo thống kê của xã thì hiện nay toàn xã có 4225 giếng khoan.
Bảng II.5. Tình hình sử dụng nước của xã năm 2008
Loại giếng

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Chất lượng

Giếng khoan

4225

98

Tốt

Nước máy

2


2

Tốt

Số hộ dùng nước sạch

5466

94

Tốt

(Nguồn: UBND xã Tân Thới Nhì)
Ä Nhìn chung nguồn nước mặt và nước ngầm trong xã đã cơ bản cung cấp tốt
cho nhân dân trong sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, xã cần có các hoạt động kiểm tra
các giếng khoan của nhân dân và hoạt động của các khu công nghiệp, các xí nghiệp để
tránh tình trạng khai thác quá mức hay gây ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến nguồn nước.
II.1.7. Tài nguyên rừng
Xã Tân Thới Nhì hiện có 134,21 ha đất rừng sản xuất, tập trung chủ yếu ở ấp Nhị
Tân 2 (nông trường Nhị Xuân) với giống cây chủ yếu là tràm và bạch đàn. Nhờ diện
tích rừng này mà khí hậu của địa phương được cải thiện, góp phần mang lại không khí
trong lành. Tuy nhiên, hiện nay diện tích đất rừng này đang có xu hướng giảm dần và
sắp tới sẽ không còn tồn tại vì nằm trong các dự án đầu tư xây dựng đã được phê
duyệt, trong đó chủ yếu là các dự án xây dựng các khu đô thị và làng đại học lớn của
thành phố.
II.1.8. Tài nguyên nhân văn
Tân Thới Nhì là một xã có đa dân tộc như dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khơme.
Đồng thời đây cũng là xã đa tôn giáo như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao
Đài… Cùng với sự phát triển của huyện, Tân Thới Nhì là một xã rất năng động, luôn

tạo điều kiện tốt nhất để thu hút được nhiều nhà đầu tư đến đây làm ăn và phát triển,
từng bước đổi mới về mọi mặt, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
Trang 15


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Tạ Thị Tuyết Nhung

II.1.9. Cảnh quan môi trường
Tân Thới Nhì là xã có diện tích rộng, mật độ dân cư còn thấp (1263 người/km2)
với nhiều cây xanh, đồng ruộng và kênh rạch, có phong cảnh đậm chất Nam bộ, môi
trường thoáng đãng, trong lành. Tuy nhiên, với xu hướng phát triển tất yếu của nền
kinh tế thì hiện nay trên địa bàn xã đã xuất hiện ngày càng nhiều các nhà máy xí
nghiệp công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nên ít nhiều xã cũng chịu nhiều thay đổi
do các khu công nghiệp này mang lại, mà trong đó sự ô nhiễm môi trường là một trong
những thách thức lớn đòi hỏi xã phải có những chủ trương, biện pháp giải quyết hợp lý
để vừa đảm bảo về kinh tế vừa đảm bảo bền vững về môi trường.
II.1.10. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh
quan môi trường
Thuận lợi
- Tân Thới Nhì có vị trí địa lý hết sức thuận lợi giáp với thị trấn, có tuyến đường
huyết mạch là đường Xuyên Á (Quốc lộ 22) đi vào trung tâm thành phố, Củ Chi, Tây
Ninh, Mộc Bài, Long An…thuận lợi cho giao thương.
- Có diện tích đất rộng, vùng đất triền với độ cao và địa chất thuận lợi cho việc xây
dựng các công trình cơ sở, hạ tầng kỹ thuật.
- Có nhiều kênh rạch tạo khí hậu mát mẻ, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho sinh
hoạt và sản xuất của các ngành.
- Cảnh quan môi trường còn khá trong lành, khí hậu thời tiết thuận lợi, con người vui
vẻ, hòa đồng, đoàn kết.

Hạn chế
- Dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở ven các tuyến đường quan
trọng, tạo nên tình trạng nhiều nơi đất còn bỏ trống gây lãng phí và khó phát triển đồng
đều ở các nơi.
- Hệ thống đường sá còn nhỏ hẹp, chất lượng thấp gây khó khăn trong việc đi lại,
giao thông, khó khăn trong buôn bán giao thương.
- Hệ thống cống rãnh chưa được đầu tư tốt, thường xuyên bị ngập úng ngay cả khi
lượng mưa thấp.
- Đất nông nghiệp nhiều nơi bị nhiễm phèn cao dẫn đến lão hóa, canh tác đạt năng
suất thấp.
- Môi trường đang dần bị ô nhiễm do chất thải từ các hộ dân, nhà máy, xí nghiệp…
trong vùng.
II.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
II.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
II.2.1.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế
Nền kinh tế của xã Tân Thới Nhì đang dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp
hóa - hiện đại hóa do đó tuy chịu nhiều áp lực từ cuộc khủng hoảng kinh tế và nhiều
nguyên nhân khác nhưng trong giai đoạn 2005 – 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế của
xã vẫn đạt mức khá, thu nhập bình quân đầu người đạt 625USD/người/năm.

Trang 16


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Tạ Thị Tuyết Nhung

Bảng II.6. Tình hình thu chi ngân sách xã năm 2008
Số tiền (Đ)
Tổng kết

Tổng thu

3.960.000.000

Tổng chi

3.600.000.000

Còn lại

360.000.000

(Nguồn: UBND xã Tân Thới Nhì)
II.2.1.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Căn cứ theo nghị quyết đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ IX và những thành tựu đã đạt
được trong giai đoạn vừa qua, xã Tân Thới Nhì đã xác định sẽ tiếp tục chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng “công nghiệp – thương mại dịch vụ - nông nghiệp” và phát
triển theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường.
●Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp : xây dựng các cụm công nghiệp, cơ sở hạ
tầng theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt, đề ra những chính sách thông thoáng,
tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư. Tập trung phát triển những mặt hàng là thế mạnh
ở địa phương như mây tre đan. Phù hợp với điều kiện sản xuất hộ cá thể và hợp tác xã,
góp phần giải quyết việc làm cho một số lao động tại địa phương và phục vụ nhu cầu
tiêu dùng trong xã cũng như các vùng lân cận và xuất khẩu.
●Nông nghiệp: ngoài những diện tích đất nông nghiệp đã mất theo quy hoạch của
cấp trên thì những diện tích đất còn lại sẽ tiếp tục canh tác nông nghiệp áp dụng khoa
học kỹ thuật cao.
●Thương mại – dịch vụ: tỷ trọng còn thấp nên mục tiêu đề ra trước mắt là gia
tăng quy mô ngành, đẩy mạnh đầu tư các cơ sở kinh doanh, chợ, và các loại hình kinh
doanh khác.


Biểu đồ II.1. Cơ cấu kinh tế xã năm 2008
II.2.1.3. Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế
a) Nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp của xã là 1.319,58 ha
Trong đó:
Trồng trọt
Trồng trọt chiếm tỷ trọng cao trong ngành nông nghiệp của địa phương.
Trang 17


×