Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM BTLIS 2.0 XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH THỊ TRẤN CHỢ LÁCH, HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 73 trang )

BỘ
O DỤ
C VÀ
O TẠ
O
BỘ GIÁ
GIÁO
DỤC
VÀ ĐÀ
ĐÀO
TẠO

TRƯỜNG
ĐẠI
HỌC
NƠNG
LÂM
TP. HỒ
HỒ CHÍ
CHÍ MINH
TRƯỜ
NG ĐẠ
I HỌ
C NÔ
NG LÂ
M TP.
KHOAQUẢ
QUẢN
LÝĐẤ
ĐẤT
ĐAI &


& BẤ
BẤT
ĐỘNG
KHOA
N LÝ
T ĐAI
T ĐỘ
NG SẢN
SẢN

BÁO CÁO
CÁO TỐT
TỐT NGHIỆP
NGHIỆP
BÁO
ĐỀ TÀI:
ĐỀ TÀI:

“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM BTLIS 2.0 XÂY DỰNG VÀ
CƠ SỞ
DỮMLIỆU
HỒ2.0
SƠXÂ
ĐỊA
CHÍNH
ỨNQUẢN
G DỤNLÝ
G PHẦ
N MỀ
BTLIS

Y DỰ
NG VÀ
THỊ TRẤN CHỢ LÁCH, HUYỆN CHỢ LÁCH,
QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH
TỈNH BẾN TRE”
THỊ TRẤN CH LÁCH, HUYỆN CH LÁCH,
TỈNH BẾN TRE
SVTH
MSSV
LỚP
SVTH
KHĨA
NGÀNH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
::
:
:
:
:

TRẦN THỊ LỆ NHƯ
05151018
DH05DC

TRẦN
THỊ LỆ NHƯ
2005
– 2009
Cơng
Nghệ Địa Chính
05151018
DH05DC
2005 – 2009
Công Nghệ Đòa Chính

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2009-

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009-


TRƯỜNGĐẠI
ĐẠIHỌC
HỌCNƠNG
NÔNGLÂM
LÂMTP.
TP.HỒ
HỒCHÍ
CHÍMINH
MINH
TRƯỜNG
KHOA
KHOA QUẢN
QUẢNLÝ
LÝĐẤT

ĐẤTĐAI
ĐAI&&BẤT
BẤTĐỘNG
ĐỘNGSẢN
SẢN
BỘ
BỘMƠN
MÔNCƠNG
CÔNGNGHỆ
NGHỆĐỊA
ĐỊACHÍNH
CHÍNH

TRẦN THỊ LỆ NHƯ
TRẦN THỊ LỆ NHƯ

“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM BTLIS 2.0 XÂY DỰNG VÀ
QUẢN
SỞ
DỮ M
LIỆU
HỒ2.0
SƠXÂ
ĐỊA
ỨN
G DỤLÝ
NG CƠ
PHẦ
N MỀ
BTLIS

Y CHÍNH
DỰNG VÀ
THỊ TRẤN CHỢ LÁCH, HUYỆN CHỢ LÁCH,
QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH
TỈNH BẾN TRE”
THỊ TRẤN CH LÁCH, HUYỆN CH LÁCH,
TỈNH BẾN TRE

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Ngọc Lãm
Trường Đại Học Nơng Lâm TP.Hồ Chí Minh

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Ngọc Lãm
Ký tên: ……………………………….

Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

Ký tên: …………………………………….
- Tháng 6 năm 2009 -

-

Tháng 7 năm 2009 –


LỜI CẢM ƠN !
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến quý
thầy cô khoa Quản Lý Đất Đai và Thị Trường Bất Động
Sản, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
đã cho em thật nhiều kinh nghiệm và vô vàn kiến thức quý
báu trong suốt thời gian em học tập tại trường.

Con xin cảm ơn cha mẹ cùng những người thân
trong gia đình đã nuôi dưỡng, dạy dỗ con nên người và cho
con một môi trường học tập thật tốt.
Em xin cảm ơn thầy Lê Ngọc Lãm đã tận tình chỉ
bảo, giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em cũng xin cảm ơn các cô chú, anh chị trong
Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Chợ Lách đã
nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình em thực tập tại cơ
quan.
Cuối cùng em xin cảm ơn tất cả các bạn lớp
DH05DC đã trao đổi, hỗ trợ em trong suốt thời gian học
cũng như trong việc hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
ĐH Nông Lâm TP.HCM, tháng 06/2009
Sinh viên
Trần Thị Lệ Như


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Lệ Như, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản,
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Ứng dụng phần mềm BTLIS 2.0 xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu
hồ sơ địa chính Thị trấn Chợ Lách, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre”
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Ngọc Lãm, Bộ môn Công Nghệ Địa Chính,
Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Nội dung tóm tắt của báo cáo:
Xã hội phát triển cùng với sự biến động ngày càng phức tạp của đất đai đòi hỏi
sự quản lý chặt chẽ và hữu hiệu của Nhà nước. Xây dựng một hệ thống thông tin đất
đai hiện đại phục vụ cho việc cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai, khai thác thông tin
địa chính là nhu cầu của hiện tại và tương lai. Phần mềm BTLIS 2.0 là một sản phẩm
của dự án xây dựng hệ thống thông tin đất đai tỉnh Bến Tre, đây là phần mềm quản lý

(nhập liệu – xử lý – lưu trữ – khai thác) hệ thống dữ liệu địa chính trên địa bàn toàn
tỉnh Bến Tre.
Đề tài nghiên cứu việc sử dụng phần mềm BTLIS 2.0 vào xây dựng và quản lý
cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính nhằm mục tiêu: hỗ trợ công tác cập nhật, chỉnh lý biến
động đất đai theo một quy trình chặt chẽ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính theo thủ
tục một cửa; phục vụ xây dựng hệ thống thông tin đất đai hiện đại, quản lý nhanh
chóng, tiện lợi đến từng thửa đất, xã hội hoá thông tin đến mọi người dân.
Đề tài sử dụng các phương pháp bản đồ, phương pháp chuyên gia, phương pháp
thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp ứng dụng GIS, phương pháp so sánh,
phương pháp kế thừa để thực hiện các nội dung nghiên cứu: đánh giá nguồn dữ liệu
phục vụ xây dựng CSDL HSĐC; xây dựng CSDL trên phần mềm BTLIS 2.0; ứng
dụng BTLIS 2.0 quản lý CSDL HSĐC; đánh giá khả năng ứng dụng của phần mềm
BTLIS 2.0; so sánh BTLIS 2.0 với phần mềm khác.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã đạt được những kết quả sau: chuẩn hóa dữ
liệu bản đồ và thuộc tính của 47 tờ bản đồ Thị trấn Chợ Lách để chuyển đổi, tích hợp
vào hệ thống BTLIS 2.0; cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trên phần mềm BTLIS
2.0 từ đó rút ra những ưu điểm và hạn chế của phần mềm để đưa ra kiến nghị hoàn
thiện phần mềm.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................Trang 1
PHẦN I: TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ................................................................... 3
I.1.1. Cơ sở khoa học....................................................................................... 3
I.1.2. Cơ sở pháp lý ......................................................................................... 5
I.1.3. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 5
I.1.4. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở
tỉnh Bến Tre..................................................................................................... 6
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu............................................................................... 7

I.2.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................. 7
I.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội..................................................... 8
I.2.3. Nhận xét chung điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội............................. 8
I.3. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện ................................ 9
I.3.1. Nội dung nghiên cứu.............................................................................. 9
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 9
I.3.3. Phương tiện nghiên cứu ....................................................................... 10
I.3.4. Quy trình thực hiện .............................................................................. 12
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 14
II.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai............................................................. 14
II.1.1. Đo đạc lập bản đồ địa chính ............................................................... 14
II.1.2. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .................................. 14
II.1.3.Tình hình đăng ký thống kê, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất................................................................................. 14
II.1.4.Thanh tra, giải quyết khiếu nại ............................................................ 15
II.2. Đánh giá nguồn dữ liệu phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính........ 15
II.2.1. Dữ liệu không gian ............................................................................. 15
II.2.2. Dữ liệu thuộc tính ............................................................................... 15
II.2.3. Đánh giá chung ................................................................................... 15
II.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính trên phần mềm BTLIS 2.0 ................ 15
II.3.1. Chuẩn hóa dữ liệu ............................................................................... 15
II.3.2. Chuyển đổi dữ liệu vào BTLIS 2.0..................................................... 20
II.3.3. Xây dựng quy trình luân chuyển hồ sơ trên phần mềm BTLIS 2.0.... 23
II.4. Quản lý cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính trên phần mềm BTLIS 2.0 ................... 29
II.4.1. Cấp mới GCNQSDĐ .......................................................................... 29
II.4.2. Quản lý biến động............................................................................... 35
II.4.3. Khai thác dữ liệu................................................................................. 44


II.4.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu đã đạt được .......................................... 56

II.5. Đánh giá khả năng ứng dụng của phần mềm BTLIS 2.0.................................. 57
II.5.1. Ưu điểm .............................................................................................. 57
II.5.2. Hạn chế. .............................................................................................. 57
II.6. So sánh BTLIS 2.0 với các phần mềm khác..................................................... 58
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 59
1. Kết luận................................................................................................................. 59
2. Kiến nghị .............................................................................................................. 59


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- CSDL
- HSĐC
- BĐĐC
- GCNQSDĐ
- UBND
- TN&MT
- MĐSD

: Cơ sở dữ liệu
: Hồ sơ địa chính
: Bản đồ địa chính
: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
: Ủy ban nhân dân
: Tài nguyên và Môi trường
: Mục đích sử dụng


DANH SÁCH CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng II.1: Quy định các lớp dữ liệu bản đồ trong MicroStation

Bảng II.2: Cấu trúc file Excel chứa CSDL thửa
Bảng II.3: Quy trình cấp mới GCNQSDĐ
Bảng II.4: Quy trình x ử lý hồ sơ đăng ký biến động tách thửa, hợp thửa
Bảng II.5: Quy trình xử lý hồ sơ đăng ký biến động đất đai

16
19
27
28
28

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ I.1: Cấu trúc hệ thống thông tin đất đai
Sơ đồ I.2: Quy trình thực hiện đề tài

4
13

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình I.1: Sơ đồ vị trí Thị trấn Chợ Lách, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre
9
Hình I.2: Giao diện chương trình quản lý hồ sơ biến động đất đai
11
Hình I.3: Giao diện xử lý hồ sơ đăng ký biến động đất đai
12
Hình II.1: Giao diện đóng vùng ranh thửa vào lớp 49
17
Hình II.2: Giao diện tách lớp nhãn thửa
18
Hình II.3: Giao diện trút dữ liệu từ file Excel

20
Hình II.4: Giao diện trút dữ liệu từ file *.DGN
21
Hình II.5: Giao diện kiểm tra thửa
22
Hình II.6: Giao diện quản trị người dùng
23
Hình II.7: Giao diện phân quyền cho người dùng
24
Hình II.8: Giao diện thêm sửa phòng ban
24
Hình II.9: Giao diện thêm người dùng vào phòng ban
25
Hình II.10: Giao diện thêm xóa công việc
25
Hình II.11: Giao diện thêm sửa quy trình
26
Hình II.12: Giao diện kích hoạt quy trình
27
Hình II.13: Giao diện đăng nhập vào hệ thống quản lý hồ sơ biến động đất đai 29
Hình II.14: Giao diện thông tin hồ sơ biến động
30
Hình II.15: Giao diện đơn xin cấp mới giấy chứng nhận
31
Hình II.16: Giao diện xử lý hồ sơ cấp mới giấy chứng nhận
32
Hình II.17: ContextMenu trên thông tin đơn
32
Hình II.18: Giao diện trang in giấy chứng nhận
33

Hình II.19: Giao diện chi tiết quá trình xử lý
34
Hình II.20: Giao diện đơn chuyển nhượng quyền sử dụng đất
36
Hình II.21: Giao diện thực hiện đơn và thông báo sau khi thực hiện đơn
36
Hình II.22: Giao diện đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất
37


Hình II.23: Giao diện Thêm sửa thông tin MĐSD cho thửa
Hình II.24: Giao diện xử lý hồ sơ chuyển mục đích sử dụng
Hình II.25: Giao diện đơn xin tách thửa
Hình II.26: Giao diện xử lý hồ sơ tách thửa
Hình II.27: Giao diện thông báo yêu cầu xác nhận việc tách thửa
Hình II.28: Giao diện xử lý tách thửa thành công
Hình II.29: Giao diện đơn xin hợp thửa
Hình II.30: Giao diện xử lý hồ sơ hợp thửa
Hình II.31: Giao diện xử lý hồ sơ hợp thửa sau khi hợp thửa thành công
Hình II.32: Giao diện tìm kiếm thửa đất
Hình II.33: Giao diện xem thông tin thửa đất
Hình II.34: Giao diện xem lịch sử thửa đất
Hình II.35: Các chức năng của Menu Báo Cáo
Hình II.36: Giao diện Thành lập sổ địa chính
Hình II.37: Giao diện xuất Sổ địa chính
Hình II.38: Giao diện xuất Sổ mục kê đất đai
Hình II.39: Giao diện Sổ theo dõi biến động đất đai
Hình II.40: Giao diện xuất Sổ cấp GCNQSDĐ
Hình II.41: Cấu hình trang in trích lục bản đồ
Hình II.42: Giao diện trang in hồ sơ kỹ thuật thửa đất

Hình II.43: Giao diện tổng hợp số liệu thống kê đất đai
Hình II.44: Giao diện kiểm kê diện tích đất nông nghiệp
Hình II.45: Giao diện Import bản đồ quy hoạch
Hình II.46: Giao diện chồng lớp bản đồ quy hoạch lên bản đồ địa chính
Hình II.47: ContextMenu trên thông tin dự án quy hoạch
Hình II.48: Trích lục thửa qui hoạch

38
38
39
40
41
41
42
43
43
44
45
46
47
47
48
49
50
50
51
52
52
53
54

55
55
56


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Lệ Như

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là địa bàn xây dựng và phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Đất đai cần
thiết cho tất cả các ngành sản xuất, đòi hỏi phải có sự cân đối hợp lý trong việc sử
dụng để đạt được khả năng tối đa về phát triển kinh tế xã hội đồng thời cũng bảo vệ
được hệ sinh thái và môi trường sống của con người. Quá trình sử dụng đất đai luôn
gắn với quá trình phát triển của xã hội, xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất
ngày càng cao, trong khi đó đất đai lại có giới hạn và càng trở nên quý giá.
Trong giai đoạn hiện nay đất đai có nhiều biến động mạnh đòi hỏi sự quản lý
chặt chẽ và nhanh chóng của Nhà nước. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý đất đai là hướng đi đúng đắn mang lại hiệu quả cao trong thời gian qua tại
nhiều địa phương. Công nghệ thông tin đã tạo ra bước đột phá mới, trở thành công cụ
đắc lực cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Xây dựng một hệ thống quản lý đất
đai hiện đại là một nhiệm vụ cần thiết, bức xúc nhằm mang lại lợi ích thiết yếu cho
phát triển kinh tế đất nước, tạo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Một hệ thống
quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả sẽ bảo đảm quyền lợi hợp lý của Nhà nước, nhà
đầu tư và người đang sử dụng đất.
Tỉnh Bến Tre là một trong những tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sớm tiếp cận
và ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt ứng dụng GIS vào lĩnh vực quản lý đất đai
và được Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN & MT) quan tâm đầu tư. Ngày 28/12/2001
được sự đồng ý của Bộ TN & MT, tỉnh Bến Tre thực hiện dự án “Xây dựng hệ thống

thông tin đất đai tỉnh Bến Tre”. Đây là một dự án nghiên cứu, là cơ sở để triển khai
vào thực tế mô hình hệ thống thông tin địa chính từ cấp Tỉnh, Huyện, Xã bằng công
nghệ thông tin phù hợp với đặc thù của tỉnh Bến Tre, nhằm từng bước đưa hoạt động
trong công tác thông tin, lưu trữ địa chính tỉnh Bến Tre phát triển.
Để góp phần thực hiện mục tiêu đó huyện Chợ Lách đang được đầu tư nâng cấp
về máy móc thiết bị cũng như các phần mềm hiện đại để chuẩn hoá cơ sở dữ liệu hồ sơ
địa chính (CSDL HSĐC) và đưa vào hệ thống thông tin đất đai tỉnh Bến Tre trên phần
mềm BTLIS 2.0 phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Xuất phát từ thực tế
đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Ứng dụng phần mềm BTLIS 2.0 xây dựng và quản lý
cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính Thị trấn Chợ Lách, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Sử dụng phần mềm BTLIS 2.0 vào quản lý CSDL HSĐC góp phần hiện đại
hóa công tác quản lý đất đai.
- Hỗ trợ công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai theo một quy trình chặt
chẽ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính theo thủ tục một cửa.
- Phục vụ xây dựng hệ thống thông tin đất đai, quản lý nhanh chóng, tiện lợi
đến từng thửa đất, xã hội hoá thông tin đến mọi người dân.
Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu chức năng quản lý bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính của phần
mềm BTLIS 2.0.
- Hồ sơ địa chính và chỉnh lý các hình thức biến động đất đai.
Phạm vi nghiên cứu:
Trang 10


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Lệ Như

- Giới hạn về không gian: địa bàn Thị trấn Chợ Lách, huyện Chợ Lách, tỉnh

Bến Tre.
- Giới hạn về thời gian: thời gian nghiên cứu từ ngày 15/3/2009 đến 15/7/2009.
- Giới hạn về nội dung: đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu việc xây dựng quy
trình luân chuyển hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), cập
nhật chỉnh lý biến động đất đai theo quy trình đề ra bằng phần mềm BTLIS 2.0.

PHẦN I
Trang 11


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Lệ Như

TỔNG QUAN
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
I.1.1. Cơ sở khoa học
- Đất đai (Land):
Một vạt đất xác định về mặt địa lý là một diện tích của bề mặt trái đất với các
thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được
của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới của nó như là: khí hậu, đất (soil), điều
kiện địa chất, điều kiện thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động trước
đây và hiện nay của con người, ở chừng mực mà các thuộc tính này có ảnh hưởng đến
việc sử dụng đất đó của con người hiện tại và tương lai.
- Hệ thống thông tin địa lý – GIS (Geographic Information System):
GIS là một hệ thống bao gồm phần cứng, phần mềm, dữ liệu, quy trình và con người
được thiết kế cho việc lưu giữ, quản lý, thu thập, phân tích, biến đổi và hiển thị các dữ
liệu có tính tham chiếu không gian để giải quyết những vấn đề quy hoạch và quản lý
phức tạp.
- Hệ thống thông tin đất đai - LIS (Land Information System):

Là một thành phần của CSDL quốc gia về tài nguyên đất, bao gồm khối CSDL
bản đồ địa chính (BĐĐC) và CSDL hệ thống đăng ký. Hai khối thông tin này được
duy trì trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất và mối quan hệ
này được thể hiện trong tất cả các hoạt động của hệ thống, từ thu thập đến cập nhật,
khai thác dữ liệu, cung cấp cho người sử dụng đầy đủ những thông tin cần thiết trong
công tác quản lý đất đai.
Phạm vi của một hệ thống thông tin đất đai:
Phần dữ liệu: thông tin LIS bao gồm BĐĐC và thông tin về hệ thống đăng ký.
Đơn vị mang thông tin là từng thửa đất chi tiết.
Phần công cụ: các thủ tục và kỹ thuật cho phép thu thập, cập nhật, xử lý và
phân phát các thông tin nói trên.
Cấu trúc hệ thống thông tin đất đai:
Quá trình hoạt động của hệ thống thông tin đất đai bao gồm: thu nhận và ghép
nối dữ liệu, phân tích, xử lý, duy trì, cập nhật và phổ biến dữ liệu. Một hệ thống với
các chức năng hoạt động như trên chỉ thực sự phát huy tác dụng khi đảm bản những
yêu cầu sau: đầy đủ, chính xác, dễ truy cập, cập nhật thường xuyên và hệ thống phải
được thiết kế ưu tiên lợi ích của người sử dụng chứ không đơn thuần là chỉ tạo ra
thông tin.

Trang 12


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Lệ Như

Nguồn
nhân lực

Nguồn lực

kỹ thuật

Cơ cấu tổ chức

Thu thập

Lưu trữ

Truy cập

Tổ chức

Sử dụng

Thông tin liên quan đến đất đai

Sơ đồ I.1: Cấu trúc hệ thống thông tin đất đai
- Hồ sơ địa chính:
HSĐC là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách,…chứa đựng những thông
tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của đất đai được thiết lập
trong quá trình đo đạc lập BĐĐC, đăng ký ban đầu, đăng ký biến động đất đai, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- HSĐC dạng số:
Là hệ thống thông tin được lập trên máy vi tính chứa toàn bộ thông tin về nội
dung của HSĐC.
- CSDL HSĐC: CSDL HSĐC quản lý các thửa đất, chủ sử dụng, mục đích sử dụng,
loại đất,…có đối tượng quản lý chính là các thửa đất. Thửa đất được thể hiện như một
đối tượng địa lý bằng BĐĐC bao gồm các thông tin liên quan tới thửa đất như chủ sử
dụng, đăng ký sử dụng, GCNQSDĐ.
CSDL HSĐC quản lý mọi thông tin về hồ sơ giấy tờ liên quan tới thửa đất. Các thông

tin này được kết nối minh họa bằng BĐĐC thông qua số hiệu của thửa đất.
- Các tài liệu HSĐC:
Bản đồ địa chính: BĐĐC là sự thể hiện bằng số hay trên các vật liệu như giấy,
điamat,…hệ thống các thửa đất của từng chủ sử dụng và các yếu tố được quy định cụ
thể theo hệ thống không gian, thời gian nhất định và chịu sự chi phối của pháp luật.

Trang 13


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Lệ Như

Các loại sổ bộ địa chính:
Sổ địa chính: là sổ ghi về người sử dụng đất và thông tin về thửa đất đã được
cấp GCNQSDĐ của người đó. Sổ địa chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã,
phường, thị trấn do cán bộ địa chính chịu trách nhiệm thực hiện, được Ủy Ban Nhân
Dân (UBND) xã, phường, thị trấn xác nhận và được cơ quan địa chính cấp huyện, tỉnh
duyệt.
Sổ mục kê đất đai: là sổ ghi các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng
không có ranh giới khép kín trên bản đồ. Sổ mục kê được lập từ BĐĐC và các tài liệu
điều tra đo đạc ngoài thực địa. Sổ mục kê lập để liệt kê toàn bộ thửa đất trong phạm vi
hành chính mỗi xã, phường, thị trấn về các nội dung: tên chủ sử dụng, diện tích, loại
đất để đáp ứng yêu cầu tổng hợp thống kê diện tích đất đai, lập và tra cứu, sử dụng các
tài liệu HSĐC một cách đầy đủ, thuận tiện, chính xác.
Sổ theo dõi biến động đất đai: là sổ ghi những trường hợp đăng ký biến động
đất đai đã được chỉnh lý trên sổ địa chính.
Sổ cấp GCNQSDĐ: sổ được lập để cơ quan địa chính thuộc UBND cấp có thẫm
quyền cấp GCNQSDĐ theo dõi, quản lý việc cấp GCNQSDĐ ở cấp mình. Sổ được lập
trên cơ sở sắp xếp theo thứ tự GCNQSDĐ đã cấp vào sổ. Cơ quan địa chính tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan địa chính cấp huyện chịu trách nhiệm lập và
giữ sổ cấp GCNQSDĐ cho các đối tượng thuộc thẫm quyền cấp của mình.
I.1.2. Cơ sở pháp lý:
- Luật đất đai năm 2003 ban hành ngày 26/11/2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về việc thi hành
Luật đất đai năm 2003.
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung
về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Quyết định 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/07/2004 của Thủ tướng chính phủ về
việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.
- Quyết định 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ TN & MT về
GCNQSDĐ.
- Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ TN & MT hướng dẫn
thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ TN & MT về việc
hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý HSĐC.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn:
Xây dựng một hệ thống thông tin đất đai hiện đại có khả năng phục vụ cho
nhiều người dùng ở các huyện, xã cho đến các ban ngành khác nhau là một nhu cầu
thiết thực trong giai đoạn hiện nay.

Trang 14


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Lệ Như

Thực hiện kế hoạch số 524/CV-UB ngày 15 tháng 5 năm 2001 của UBND tỉnh

Bến Tre về việc “Triển khai thực hiện việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công
nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa” và chương trình ứng
dụng phát triển công nghệ thông tin của tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2001-2010. Sở
Địa chính được UBND tỉnh Bến Tre cho phép xây dựng “Dự án khả thi xây dựng hệ
thống thông tin đất đai tỉnh Bến Tre”. Dự án giao cho Công Ty phát triển đầu tư công
nghệ FPT thành phố Hồ Chí Minh xây dựng.
Ngày 28/12/2001 được sự cho phép và hỗ trợ của Tổng cục Địa chính nay là Bộ
TN & MT, dự án đã được thực hiện và đến nay đang trong giai đoạn kiểm tra nghiệm
thu.
Một trong những sản phẩm của dự án là phần mềm quản lý thông tin đất đai
BTLIS 2.0. Phần mềm đã được chạy thử nghiệm ở một số huyện trong tỉnh như: Thị
xã Bến Tre, Chợ Lách,…và bước đầu đã xây dựng được CSDL, tập huấn cán bộ, đầu
tư nâng cấp máy móc thiết bị.
Định hướng phát triển: sau giai đoạn kiểm tra nghiệm thu, phần mềm BTLIS
2.0 sẽ được triển khai tại các huyện Chợ Lách, Châu Thành, Bình Đại, Thị xã Bến Tre
và phát triển ra toàn tỉnh.
I.1.4. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở Bến
Tre:
Tại Bến Tre cũng như các tỉnh khác, lĩnh vực đất đai là phức tạp do những quy
định pháp luật về đất đai là không ổn định mà thay đổi theo từng giai đoạn phát triển
của đất nước. Cho nên tồn tại nhiều chương trình quản lý khác nhau như:
- Famis ( MicroStation): quản lý dữ liệu không gian, xây dựng BĐĐC.
- Caddb (Foxpro): quản lý thuộc tính, cấp GCNQSDĐ và xây dựng HSĐC.
- Các chương trình cấp GCNQSDĐ của địa phương xây dựng bằng Microsoft
Access.
- Các file dữ liệu của các đơn vị thi công tại Bến Tre với nhiều định dạng
khác nhau: Access, SQL, Oracle, Foxpro, Excel,…
Từ đó dẫn đến nhiều hạn chế: các nguồn dữ liệu từ các chương trình trên là độc
lập và có cấu trúc dữ liệu khác nhau, với các định dạng dữ liệu như loại đất, mục đích
sử dụng qua các giai đoạn phát triển là khác nhau. Ngoài ra dữ liệu không gian và

thuộc tính không có sự gắn kết với nhau gây khó khăn cho việc quản lý và sử dụng.
Cho nên chủ trương của tỉnh Bến Tre là xây dựng một giải pháp thích hợp cho
việc quản lý chung đó là GIS. Bao gồm việc đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, chuẩn
hóa dữ liệu, chiến lược đào tạo, phát triển công nghệ, xây dựng một hệ thống con trong
hệ thống thông tin tài nguyên đất toàn quốc. Ngoài ra trong thời gian tới Bến Tre là
một trong 9 tỉnh của cả nước được Bộ Tài nghuyên và Môi trường chọn thí điểm dự án
VLAP (Viet Nam Land Administrator Project), đây là dự án của Bộ TN & MT nhằm
mục đích xây dựng và hoàn thiện một hệ thống quản lý đất đai thống nhất trong cả
nước.

Trang 15


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Lệ Như

I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU:
I.2.1. Điều kiện tự nhiên:
1. Vị trí địa lý:
- Thị trấn Chợ Lách nằm ở khu vực trung tâm địa bàn huyện Chợ Lách và cũng
là trung tâm của tiểu vùng 1. Thị trấn Chợ Lách có tọa độ địa lý vào khoảng 10014’30”
đến 10017’00” vĩ độ Bắc và 106007’ đến 106009’ độ kinh Đông.
- Thị trấn Chợ Lách được chia thành bốn khu phố và ba ấp: Khu phố I, khu phố
II, khu phố III, khu phố IV, ấp Bình An A, Bình An B và ấp Sơn Qui.
- Ranh giới hành chính của Thị trấn được xác định như sau:
+ Phía Đông giáp xã Hòa Nghĩa.
+ Phía Tây giáp xã Sơn Định.
+ Phía Nam giáp xã Hòa Nghĩa.
+ Phía Bắc giáp sông Hàm Luông.

2. Địa hình, địa mạo:
- Địa hình thị trấn Chợ Lách tương đối bằng phẳng, gồm hai loại địa hình chính
là vùng địa hình cao (đất giồng) và vùng địa hình thấp (sông, kênh, rạch).
- Khu vực nội thị Thị trấn có địa hình cao nhất trải dài hai bên bờ sông và trục
lộ do đất đắp nhân tạo, thấp dần về hai bên.
- Cao độ trung bình từ 1,7 mét đến 2 mét, ngoại vi thị trấn Chợ Lách hầu hết là
đất vườn có cao độ 0,5 mét đến 2 mét.
3. Khí hậu:
a. Nhiệt độ:
- Khí hậu trong năm được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa có gió Tây - Tây
Nam, xảy ra vào tháng 5 đến tháng 10, mùa khô có gió Đông - Đông Bắc xảy ra vào
tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình trong năm là 27,30C, nhiệt độ cao nhất trong năm là
32,70C xảy ra vào tháng 3 đến tháng 6, nhiệt độ thấp nhất trong năm là 23,10C.
b. Mưa và độ ẩm:
- Độ ẩm không khí trung bình 79,2%, độ ẩm cao nhất trong năm là 83%, độ ẩm
thấp nhất trong năm là 74,10%.
- Mưa: Lượng mưa trung bình hằng năm vào khoảng 1.520 mm/năm tập trung
chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 11, sau đó bị ngắt quãng bởi hạn Bà Chằn vào cuối tháng
7 và đầu tháng 8.
4. Thủy văn:
- Thị trấn Chợ Lách là một địa điểm ven sông nên thủy văn chịu ảnh hưởng của
chế độ triều biển Đông, đó là chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày có hai lần
nước lên và hai lần nước xuống. Thủy triều cao nhất trong năm vào khoảng +1,2 mét,
thấp nhất vào khoảng - 2,4 mét (so với bản đồ địa hình 1/2000).
- Nguồn nước trong khu vực thị trấn Chợ Lách chủ yếu được lấy từ sông Chợ
Lách chạy từ bờ sông Cổ Chiên vào Thị trấn và nối với hệ thống sông Hàm Luông có
bề rộng từ 50 mét đến 60 mét, tuyến sông này đảm nhận vai trò cung cấp toàn bộ nước
ngọt và thoát nước trong khu vực Thị trấn.
Trang 16



Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Lệ Như

I.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội:
1. Tăng trưởng kinh tế:
Kinh tế phát triển với nhịp độ tương đối nhanh: Tổng giá trị GDP của thị trấn
Chợ Lách đạt 9,5 triệu đồng/người/năm, GDP bình quân đầu người ở Thị trấn tăng
theo từng năm, vượt chỉ tiêu đề ra. Nguyên nhân là do trong nông nghiệp đã phát triển
các mô hình chuyên canh, xen canh hợp lý, chăn nuôi gia súc phát triển theo hướng
chất lượng cao, tình hình an ninh chính trị được giữ vững và ổn định.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Tốc độ phát triển kinh tế tăng theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch, giảm tỷ trọng nông nghiệp, khai thác tốt
tiềm năng và lợi thế của địa phương.
3. Đặc điểm dân số, lao động:
a. Dân số:
Năm 2008 thị trấn Chợ Lách có 8.658 người, mật độ bình quân 1.047
người/km2 (trong đó nam giới có 4.240 người, chiếm 48,97% tổng số dân Thị trấn, nữ
giới có 4.418 người, chiếm 51,03% tổng số dân Thị trấn).
b. Lao động:
Năm 2008 số người trong độ tuổi lao động của thị trấn Chợ Lách là 5.863
người, chiếm 67,71% tổng số dân trên toàn Thị trấn. Trong đó nam giới nằm trong tuổi
lao động là 2.839 người, chiếm 32,79% tổng số dân trên toàn thị trấn, nữ giới nằm
trong độ tuổi lao động là 3.024 người, chiếm 34,92% tổng số dân trên toàn thị trấn.
I.2.3. Nhận xét chung điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội:
1. Thuận lợi:
- Thị trấn Chợ Lách có vị trí địa lý thuận lợi cả về giao thông đường thủy lẫn

đường bộ, rất thích hợp cho việc giao lưu văn hóa và hàng hóa trong khu vực và phát
triển, mở rộng các ngành nghề như: tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du
lịch,…
- Với cảnh quan sông nước, cồn bãi và là địa điểm trung tâm kinh tế của huyện,
thuận lợi cho việc hình thành các khu du lịch sinh thái lớn bởi vì đây là loại hình du
lịch đang được các khách du lịch trong và ngoài nước rất ưa chuộng.
- Kết hợp với điều kiện quan cảnh sông nước thì thị trấn Chợ Lách còn là nơi
tập trung nhiều loại cây ăn quả nổi tiếng và các loại hoa kiểng tuyệt đẹp, càng tăng
thêm sự cần thiết của các khu du lịch sinh thái.
2. Hạn chế:
- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém nên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của
nhân dân, làm chậm trễ trong sản xuất kinh doanh và làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội của Thị trấn.
- Khu vực trung tâm quá chật hẹp, ngoại ô có nhiều sông rạch chằng chịt nên
việc phát triển về giao thông đường bộ, thông tin liên lạc và xây dựng công trình gặp
nhiều khó khăn.

Trang 17


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Lệ Như

Hình I.1: Sơ đồ vị trí Thị trấn Chợ Lách, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre
I.3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH THỰC
HIỆN:
I.3.1. Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá nguồn dữ liệu phục vụ xây dựng CSDL HSĐC.
- Xây dựng CSDL trên phần mềm BTLIS 2.0 gồm chuẩn hoá dữ liệu, chuyển

đổi dữ liệu vào BTLIS 2.0 và xây dựng quy trình luân chuyển hồ sơ.
- Ứng dụng BTLIS 2.0 quản lý CSDL HSĐC.
- Đánh giá khả năng ứng dụng của phần mềm BTLIS 2.0.
- So sánh BTLIS 2.0 với các phần mềm khác.
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp bản đồ: ứng dụng phương pháp bản đồ để tiến hành chỉnh lý
biến động đo đạc khoảng cách.
- Phương pháp ứng dụng GIS: trên cơ sở ứng dụng các phần mềm tin học xây
dựng hệ thống CSDL (dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian). Từ đó tiến hành phân
tích, xử lý, tích hợp, biên tập,… hoàn chỉnh dữ liệu, phục vụ mục đích đề ra.
- Phương pháp chuyên gia: dựa vào sự đóng góp của những người có chuyên
môn, nghiệp vụ để kết quả mang tính khách quan và phù hợp thực tế.
- Phương pháp thống kê: thống kê các tài liệu, số liệu, sổ sách, bản đồ,… thu
thập được trên địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích: áp dụng trong việc phân tích, đánh giá chất lượng dữ
liệu đầu vào.
Trang 18


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Lệ Như

- Phương pháp so sánh: so sánh ưu, khuyết điểm của BTLIS 2.0 với phần mềm
khác.
- Phương pháp kế thừa: kế thừa những tư liệu, tài liệu, kết quả nghiên cứu của
những người đi trước.
I.3.3. Phương tiện nghiên cứu:
I.3.3.1. Phần cứng:
Máy tính có cấu hình:

Pentium (R) D CPU 2.8GHz, Ram 512MB, ổ cứng 80 GB.
I.3.3.2. Phần mềm:
Giới thiệu về phần mềm BTLIS 2.0:
Hệ thống thông tin đất đai tỉnh Bến Tre, gọi tắt là BTLIS 2.0, được xây dựng
nhằm quản lý (nhập liệu – xử lý – lưu trữ – khai thác) hệ thống dữ liệu địa chính trên
địa bàn toàn tỉnh Bến Tre.
Hệ thống cho phép quản lý thông tin của toàn bộ quá trình xử lý hồ sơ cấp giấy
chứng nhận, giao thuê đất, đăng ký biến động về sử dụng đất, đăng ký thế chấp bảo
lãnh theo quy trình nghiệp vụ đang được Sở TN & MT Bến Tre áp dụng.
Hệ thống cung cấp chức năng theo dõi quá trình xử lý – luân chuyển của từng
hồ sơ cụ thể.
Hệ thống lưu trữ lại thông tin lịch sử (quá trình biến động của thửa đất) theo
thời gian (thay đổi thông tin chủ sử dụng thửa đất; thuộc tính sử dụng thửa đất như
mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), theo không
gian (quá trình tách thửa – hợp thửa).
Hệ thống cho phép xử lý tách thửa – hợp thửa; tra cứu thông tin biến động của
từng thửa đất.
Hệ thống cung cấp các biểu mẫu báo cáo, sổ sách theo quy định của Nhà nước
như Tờ trình, Quyết định, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động, Sổ
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra, hệ thống còn cung cấp một số biểu
mẫu báo cáo theo yêu cầu xử lý nghiệp vụ của cán bộ thuộc các phòng ban Sở TN &
MT Bến Tre cũng như các Phòng TN & MT huyện/thị xã trong tỉnh.
Hệ thống hoạt động trong môi trường của phần mềm ArcGIS Desktop. Quản lý
dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính trên mô hình tập trung bằng hệ quản trị CSDL
Microsoft SQL Server 2005.
Các phân hệ trong hệ thống:
- Chuyển đổi dữ liệu: chuyển đổi dữ liệu từ các hệ thống hiện đang được sử
dụng trong công tác quản lý đất đai tại Sở TN & MT Bến Tre vào CSDL hệ thống
BTLIS 2.0 gồm các dạng dữ liệu: *.XLS, *.DGN,*.MDB, *. MDF,…
- Quản lý hồ sơ đăng ký biến động đất đai: nhập thông tin đầu vào khi đối

tượng sử dụng nộp hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất (bao gồm cấp mới và biến động
về quyền sử dụng đất).
- Xử lý hồ sơ đăng ký biến động đất đai: cung cấp quy trình, công cụ xử lý
nghiệp vụ cụ thể cho từng loại hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất.
- Quản lý luân chuyển hồ sơ: quản lý quá trình xử lý, luân chuyển của từng hồ
sơ, ghi nhận thông tin trong quá trình xử lý.
Trang 19


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Lệ Như

- Quản lý Quy hoạch: chuyển đổi dữ liệu quy hoạch, tra cứu thông tin quy
hoạch, trích lục quy hoạch thửa đất.
- Quản trị người dùng: phân quyền truy cập dữ liệu và phân công chức năng
cho từng cán bộ trong toàn hệ thống.
1. Quản lý hồ sơ đăng ký biến động:
Phân hệ Quản lý hồ sơ biến động đất đai được sử dụng để nhập thông tin đầu
vào cho hệ thống. Phân hệ được thiết kế nhằm phục vụ công tác tiếp nhận hồ sơ đầu
vào của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, nhập thông tin cơ bản trên các đơn có
trong hồ sơ. Phân hệ hỗ trợ in biên nhận, tra cứu thông tin thửa đất, chủ sử dụng, các
hồ sơ tồn tại trong hệ thống. Ngoài ra, phân hệ này còn cho phép in ấn các biểu mẫu
báo cáo phát sinh trong quá trình xử lý hồ sơ cũng như các sổ sách theo quy định của
Nhà nước.

Hình I.2: Giao diện chương trình quản lý hồ sơ biến động đất đai

Trang 20



Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Lệ Như

2. Xử lý hồ sơ đăng ký biến động đất đai:
Module Xử lý hồ sơ đăng ký biến động đất đai được sử dụng để tiến hành các
thao tác nghiệp vụ trong quá trình xử lý hồ sơ đăng ký biến động đất đai. Module được
thiết kế nhằm phục vụ công tác chỉnh lý biến động về quyền sử dụng đất, công việc
cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý đất đai của cơ quan tài nguyên và môi
trường, cũng như lưu trữ thông tin lịch sử thửa đất, đồng bộ dữ liệu giữa Sở TN&MT
với các Phòng TN&MT trực thuộc.
Module Xử lý hồ sơ đăng ký biến động đất đai cho phép in ấn giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, hồ sơ địa chính, thống kê đất đai theo quy định của Bộ TN & MT.
Tùy vào loại hồ sơ, hệ thống sẽ cung cấp những quy trình nghiệp vụ tương ứng để
người sử dụng có thể tiến hành xử lý dễ dàng và hiệu quả. Ngoài ra, chương trình còn
xây dựng các chức năng nhằm hỗ trợ công tác quy hoạch sử dụng đất (bao gồm quy
hoạch chung và quy hoạch chi tiết) và công tác đo đạc trong quá trình xử lý hồ sơ đăng
ký biến động quyền sử dụng đất. Module được xây dựng như là một phần mở rộng của
ứng dụng ArcMap, một trong các ứng dụng của bộ chương trình ArcGIS Desktop do
hãng ESRI phát triển, nhằm tận dụng sức mạnh xử lý đồ họa của ứng dụng ArcMap.
Do đó, người sử dụng cần cài đặt ArcGIS Desktop để sử dụng hệ thống BTLIS 2.0.

Hình I.3: Giao diện xử lý hồ sơ đăng ký biến động đất đai

Trang 21


Ngành Công Nghệ Địa Chính


SVTH: Trần Thị Lệ Như

I.3.4. Quy trình thực hiện:

Chuẩn bị phương tiện nghiên
cứu

Phần cứng: máy tính, máy in…
Phần mềm: MicroStation,
Famis, ArcGIS, SQL Server
2005, BTLIS 2.0,…

Thu thập, phân tích, thống kê
tài liệu, số liệu

- Dữ liệu bản đồ và thuộc tính.
- Các tài liệu về địa bàn nghiên
cứu và về các phần mềm sử
dụng.

Xây dựng CSDL trên
BTLIS 2.0

- Chuẩn hóa CSDL và đưa vào
BTLIS 2.0.
- Xây dựng quy trình luân
chuyển hồ sơ.

Ứng dụng BTLIS 2.0 quản lý
CSDL HSĐC


So sánh, đánh giá hiệu quả của
phần mềm BTLIS 2.0

Sơ đồ I.2: Quy trình thực hiện đề tài

Trang 22


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Lệ Như

PHẦN II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI:
II.1.1. Đo đạc lập bản đồ địa chính:
Để phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu chính
thức của Tổng cục địa chính (nay là Bộ TN & MT) giúp cho người sử dụng đất thực
hiện các quyền theo luật qui định. Năm 2000 Thị trấn Chợ Lách đã tiến hành đo đạc
thành lập BĐĐC có tọa độ, có 14 tờ tỷ lệ 1/2000 và 33 tờ tỷ lệ 1/500 làm cơ sở cho
việc đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
II.1.2. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Hàng năm thị trấn Chợ Lách đều có lập kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thị
trấn gởi cấp Huyện tổng hợp để trình lên Sở TN & MT, tuy nhiên nội dung kế hoạch
sử dụng đất còn đại khái chưa có sự tham gia của các ngành có liên quan và chưa phản
ánh hết nhu cầu sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng của các khu vực trong Thị trấn.
Còn công tác lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, cũng như các địa phương khác, trước
năm 2005 thị trấn Chợ Lách chưa xây dựng quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp Thị
trấn.

II.1.3.Tình hình đăng ký thống kê, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất:
- Thống kê đất đai: Công tác thống kê đất đai được tiến hành thường xuyên,
hàng năm Thị trấn đều thực hiện công tác báo cáo thống kê diện tích các loại đất sau
khi đã chỉnh lý biến động đất đai.
- Công tác kiểm kê đất đai được thực hiện theo định kỳ năm năm một lần, vừa
qua Thị trấn đã hoàn tất công tác tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng
sử dụng đất năm 2005 trên địa bàn.
- Công tác đăng ký xét duyệt và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp cho hộ gia đình đến cuối năm 2005 đạt được như sau:
+ Tổng số hộ đăng ký cấp giấy: 1.584 hộ
+ Tổng số giấy chứng nhận được cấp: 1.819 tờ
+ Tổng số giấy đã phát ra: 1.774 tờ
+ Tổng diện tích đã được cấp giấy là 512,24 ha, chiếm 90,63% diện tích đất
nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân.
Thị trấn Chợ Lách được đo đạc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều có
lập bộ hồ sơ địa chính theo mẫu thông tư 1990/TT-TCĐC gồm:
+ Bản đồ địa chính, tỷ lệ 1/5000: 3 bộ lưu ở ba cấp (tỉnh, huyện, xã)
+ Sổ mục kê: 3 bộ lưu ở ba cấp (tỉnh, huyện, xã)
+ Sổ địa chính: 3 bộ lưu ở ba cấp (tỉnh, huyện, xã)
+ Sổ theo dõi cấp giấy CNQSDĐ: 2 bộ lưu ở hai cấp (huyện, xã)

Trang 23


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Lệ Như

II.1.4.Thanh tra, giải quyết khiếu nại:

- Để ổn định tình hình an ninh chính trị, ổn định sản xuất nông nghiệp, bảo vệ
quyền lợi của người sử dụng đất. Thời gian qua các ngành chức năng của Thị trấn làm
tham mưu cho các ngành chức năng của huyện nổ lực tập trung giải quyết khiếu nại
tranh chấp đất đai diễn ra trên địa bàn Thị trấn dưới nhiều dạng, chủ yếu là xâm canh,
đất cho mượn, đất tranh chấp nội bộ gia đình, đất tranh chấp ranh giới.
- Luật Đất đai năm 2003 đánh dấu một bước tiến quan trọng làm cho quan hệ
ruộng đất phù hợp với công cuộc đổi mới đất nước, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp và lao động nông nghiệp theo đường lối công nghiệp hóa hiện đại
đất nước.
II.2. ĐÁNH GIÁ NGUỒN DỮ LIỆU PHỤC VỤ XÂY DỰNG CSDL HSĐC:
II.2.1. Dữ liệu không gian:
Nguồn dữ liệu không gian của Thị trấn Chợ Lách gồm 47 tờ bản đồ được lưu
trữ dưới dạng file *.DGN, trong đó có 33 tờ tỉ lệ 1:500, 14 tờ tỉ lệ 1:2000 được xây
dựng vào năm 2000.
Bản đồ được xây dựng trên hệ tọa độ HN_72. Bản đồ đo đạc chính qui có tọa
độ. Các khu đo 1/500 có hồ sơ kỹ thuật đến từng thửa đất. Máy đo sử dụng máy toàn
đạc điện tử hiện đại và có độ chính xác cao. Hiện nay bản đồ đã được chuyển sang hệ
tọa độ VN_2000.
Bản đồ được xây dựng đúng quy trình quy phạm thành lập BĐĐC do Bộ TN &
MT ban hành. Trong quá trình sử dụng bản đồ được cập nhật và chỉnh lý thường
xuyên, phục vụ tốt công tác quản lý đất đai của địa phương.
II.2.2. Dữ liệu thuộc tính:
Dữ liệu thuộc tính được lưu trữ đồng thời trên hệ thống sổ bộ gồm 1 sổ mục kê,
1 sổ địa chính, 1 sổ theo dõi cấp GCNQSDĐ và dưới dạng file *.xls.
Dữ liệu thuộc tính tương đối đầy đủ, được cập nhật thường xuyên, phản ánh
được tình hình biến động đất đai của Thị trấn.
II.2.3. Đánh giá chung:
Nguồn dữ liệu được lưu trữ dưới dạng số, tương đối đầy đủ.
Dữ liệu bản đồ và thuộc tính được lưu trữ trên hai phần mềm khác nhau là
MicroStation và Excel nên không có sự liên kết chặt chẽ.

Nhìn chung nguồn dữ liệu này sau khi chuẩn hóa có thể làm dữ liệu đầu vào
cho việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai trên phần mềm BTLIS 2.0.
II.3. XÂY DỰNG CSDL HSĐC TRÊN PHẦN MỀM BTLIS 2.0:
II.3.1. Chuẩn hóa dữ liệu:
Chuẩn hóa dữ liệu là việc đưa các nguồn dữ liệu khác nhau về một nguồn dữ
liệu chuẩn cần thiết để tích hợp vào một hệ thống GIS với các phần cứng, phần mềm
GIS khác. Chuẩn là cần thiết khi trao đổi dữ liệu trên mạng, tạo khả năng truy nhập dữ
liệu số được phân bố ở các vị trí địa lý khác nhau, chia sẽ dữ liệu giữa các cơ quan,
công ty.
Trang 24


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Trần Thị Lệ Như

II.3.1.1. Chuẩn hóa dữ liệu không gian:
1. Chuẩn hóa cơ sở toán học của bản đồ:
BĐĐC Thị trấn Chợ Lách sử dụng hệ tọa độ HN-72 đã được chuyển về hệ tọa
độ VN-2000 bằng phần mềm Maptrans với các thông số sau:
- Phép chiếu UTM
- Elipsoid: WGS_84
- Múi chiếu: 30
- Kinh tuyến trục: 1050 45’
2. Chuẩn hóa các đối tượng bản đồ:
Thực hiện tạo vùng khép kín các lớp đường giao thông, sông ngòi.
Tiến hành đưa các lớp dữ liệu về đúng quy định theo bảng II.1.
Bảng II.1: Quy định các lớp dữ liệu bản đồ trong MicroStation
STT


Đối tượng

Level MicroStation

1

Điểm khống chế

6, 7, 8

2

Ghi chú số hiệu điểm, độ cao

9

3

Thửa đất

49

4

Ranh thửa

10

5


Mã loại đất

12

6

Số hiệu thửa

13

7

Diện tích

63

8

Tường nhà

14

9

Nhãn nhà

15

10


Các đối tượng điểm quan trọng

11

Tim đường giao thông

22

12

Chỉ giới đường giao thông

23

13

Tên đường

28, 29

14

Thủy hệ

31, 38

15

Tên sông, hồ, ao, suối, kênh, mương


39

16

Địa giới tỉnh

42

17

Địa giới huyện

44

18

Địa giới xã

46

19

Tên địa danh, cụm dân cư

48

20

Khung bản đồ


54

21

Tên mảnh bản đồ, phiên hiệu mảnh

54

17, 18, 19

Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm BTLIS 2.0
Trang 25


×