Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Ứng dụng hệ thống phần mềm famis và ViLIS vào xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính thị trấn đại từ huyện đại từ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.42 KB, 62 trang )

1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tặng vật của thiên nhiên,
là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thiếu được. Trải qua quá trình lao động
con người tác động vào đất đai tạo ra những sản phẩm nuôi sống bản thân và
phục vụ những lợi ích khác trong cuộc sống của con người.
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng
Trong điều kiện thực tế nước ta có chỉ có một phần tư diện tích tự nhiên là
đồng bằng còn lại là đồi núi, do vậy quỹ đất đai của nước ta nhìn chung là hạn
hẹp. Tuy nhiên nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng cả về số lượng và chất
lượng, điều này đã tạo sức ép rất lớn đối với công tác quản lý sử dụng đất đai
cả ở cấp vĩ mô và ở cấp vi mô. Để quản lý đất đai có hiệu quả thì hệ thống hồ
sơ địa chính có một vai trò hết sức quan trọng vì đây là cơ sở pháp lý để thực
hiện các công tác quản lý Nhà nước về đất đai như: đăng ký cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, đăng ký biến động, quy hoạch sử dụng đất chi tiết…
Tầm quan trọng của hồ sơ địa chính đã được khẳng định. Tuy nhiên
thực trạng hệ thống Hồ sơ địa chính của nước ta nói chung vẫn còn nhiều bất
cập và bức xúc cần giải quyết. Hệ thống hồ sơ địa chính không đầy đủ, không
có tính cập nhật nên công tác quản lý đất đai của nước ta trong một thời gian
dài từ trước đến nay gặp rất nhiều khó khăn.
Với mục đích nêu trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Tài
Nguyên và Môi Trường, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dưới sự
hướng dẫn của Th.s Ngô Thị Hồng Gấm, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Ứng dụng hệ thống phần mềm Famis và ViLIS vào xây dựng và quản lý
hồ sơ địa chính thị trấn Đại Từ - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên”.
2
1.2. Mục đích đề tài


Ứng dụng hệ thống phần mềm Famis và ViLIS đã được Bộ Tài Nguyên &
Môi Trường cho phép sử dụng vào quản lí hồ sơ địa chính thị trấn Đại từ -
huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên, giúp cho việc quản lí, tra cứu, truy cập
thông tin một cách nhanh chóng – chính xác.
1.3. Yêu cầu đề tài
- Đánh giá tình hình quản lí đất đai của thị trấn Đại Từ - huyện Đại Từ -
tỉnh Thái Nguyên.
- Xây dựng thông tin thuộc tính (hồ sơ địa chính) theo quy chuẩn của Bộ
Tài nguyên và Môi trường bằng hai bộ phần mềm Famis và ViLIS.
- Quản lý và khai thác dữ liệu bằng phần mềm ViLIS.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Giúp sinh viên củng cố kiến thức và tìm hiểu thực tế công tác quản lý hồ
sơ địa chính tại địa phương.
- Quá trình tìm hiểu thực tế và nghiên cứu ứng dụng phần mềm Famis và
ViLIS tại địa phương giúp tạo ra một môi trường làm việc mới, hiện đại và
đồng bộ trong quản lý đất đai.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của đất đai đối với chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Nhà nước ta đã xây dựng một hệ
thống chính sách đất đai tạo thành hành lang pháp lý trong quản lý và sử dụng
đất trên phạm vi cả nước. Thông qua Hiến pháp, Luật đất đai nước ta thực
hiện quyền sở hữu về đất đai bằng việc xác lập các chế độ quản lý và sử dụng
đất của các cơ quan quyền lực để đảm bảo thực hiện mục tiêu: “Nhà nước
thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và kế hoạch”.
Năm 1988, Luật đất đai đầu tiên của nước ta ra đời đã đánh dấu bước
phát triển trong công tác quản lý đất đai và là tiền đề đưa đất đai vào sử dụng
một cách nề nếp.

Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp
hóa – hiện đại hóa, kéo theo những phát sinh trong quá trình sử dụng đất, Luật
đất đai cũ không còn phù hợp với tình hình mới của đất nước. Do vậy, Luật
đất đai năm 2003 ra đời và được quốc hội thông qua ngày 26/11/2003, luật
này có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2004. Luật đất đai năm 2003 khẳng định:
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước là người đại diện chủ sở hữu.[8]
Điều 6 Luật đất đai năm 2003 khẳng định:
- Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai
- Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và
tổ chức thực hiện các văn bản đó.
+ Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
+ Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
4
+ Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển nhượng mục
đích sử dụng đất.
+ Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).
+ Thống kê, kiểm kê đất đai.
+ Quản lý tài chính về đất đai.
+ Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản.
+ Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
+ Thanh tra , kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý các vi phạm về đất đai.
+ Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm

trong việc quản lý và sử dụng đất
+ Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Để luật đất đai thực sự phù hợp với tình hình thực tế, chính phủ đã ban
hành các nghị định, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các thông tư
hướng dẫn cụ thể như sau:
+ Nghị định số 181/NĐ – CP ngày 20/10/2004 về hướng dẫn thi hành
Luật đất đai.
+ Nghị định số 182/NĐ – CP ngày 20/10/2004 về việc xử phạt hành
chính trong lĩnh vực đất đai.
+ Nghị định số 188/NĐ – CP ngày 16/11/2004 quy định về phương
pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
+ Nghị định số 197/2004/NĐ –CP ngày 03/12/2004 quy định về việc
bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
5
+ Nghị định số 198/2004/NĐ – CP ngày 03/12/2004 quy định về thu
tiền sử dụng đất.
+ Thông tư số 28/2004/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
+ Thông tư số 29/2004/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc hướng dẫn thực hiện lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính.
+ Thông tư số 30/2004/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc hướng dẫn điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
+ Thông tư số 114/2004/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn thi hành nghị định số 188/2004/NĐ – CP của chính phủ
quy định về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
+ Thông tư số 01/2005/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ngày 13/04/2005 hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số
181/2004/NĐ – CP về việc hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003.

+ Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc hướng dẫn thực hiện lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính.
Như vậy, thông qua hiến pháp, luật và hệ thống các văn bản dưới luật Nhà
nước ta đã thiết lập một cơ chế quản lý đất đai từ Trung ương đến địa phương
đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.
2.1.1. Đăng ký quyền sử dụng đất
Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp
pháp đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền
và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Điều 38 Nghị định 181 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất
đai 2003 quy định về đăng ký quyền sử dụng đất như sau: [6]
6
- Đăng ký quyền sử dụng đất gồm đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu
và đăng ký biến động về sử dụng đất
- Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu được thực hiện trong các trường
hợp sau:
a) Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng;
b) Người đang sử dụng đất mà thửa đất đó chưa được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
- Đăng ký biến động về sử dụng đất được thực hiện đối với người sử
dụng thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có thay đổi
về việc sử dụng đất trong các trường hợp sau:
a) Người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo
lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
b) Người sử dụng đất được phép đổi tên;
c) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất;
d) Chuyển mục đích sử dụng đất;
đ) Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
e) Chuyển đổi từ hình thức Nhà nước cho thuê đất sang hình thức Nhà

nước giao đất có thu tiền sử dụng đất;
g) Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất;
h) Nhà nước thu hồi đất.
2.1.2. Hồ sơ điạ chính
a. Hồ sơ địa chính (HSĐC) phục vụ thường xuyên công tác quản lí
đất đai
Hồ sơ địa chính (HSĐC) bao gồm hệ thống tài liệu, bản đồ, sổ sách,
v.v , chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã
hội, pháp lý của đất đai được thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa
chính đăng ký ban đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp GCNQSD đất.[5]
7
b. Sổ mục kê
Sổ mục kê là sổ ghi về thửa đất, về đối tượng và các thông tin liên quan
đến quá trình sử dụng đất. Sổ mục kê được lập để quản lý thửa đất, tra cứu
thông tin về thửa đất và phục vụ thống kê kiểm kê đất đai.[8]
Nội dung thống kê bao gồm:
+ Thửa đất: Số thứ tự thửa, tên người sử dụng đất hoặc tên người được
giao đất để quản lý diện tích, mục đích sử dụng đất và ghi chú về thửa đất.
+ Đối tượng có chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất hoặc có hành lang
an toàn như đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, công trình khác theo tuyến, khu
vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín trên bản đồ [8]
c. Sổ theo dõi biến động đất đai
Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ để ghi những biến động về sử dụng
đất trong quá trình sử dụng đất.
Nội dung của sổ theo dõi biến động đất đai bao gồm tên, địa chỉ của
người đăng ký biến động, thời điểm đăng ký biến động, nội dung biến động
về sử dụng đất trong quá trình sử dụng (thay đổi về thửa đất, về người sử
dụng, về người sử dụng, về chế độ sử dụng đất, về quyền của người sử dụng
đất, về GCNQSDĐ).[8]
d. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng thực pháp lý xác
nhận mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước – Người quản lý, chủ sử dụng đất
đai đối với người được Nhà nước giao đất để họ có cơ sở pháp lý để thực hiện
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo pháp luật.[8]
e. Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai
Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thành lập để cơ quan cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cũng như quản lý giấy chứng nhận đã cấp.
Nội dung sổ bao gồm tên sổ, tên đơn vị hành chính các cấp, số thứ tự
cấp giấy, tên chủ sử dụng, tổng diện tích các thửa đất được cấp.[1]
8
2.1.3. Xây dựng CSDL địa chính
CSDL địa chính bao gồm dữ liệu Bản đồ địa chính và các dữ liệu thuộc
tính địa chính được xây dựng và lưu trữ ở dạng số. Thông tư 09/2007/TT-
BTNMT của Bộ Tài nguyên môi trường hướng dẫn việc thành lập CSDL địa
chính như sau:
a. CSDL địa chính được xây dựng phải bảo đảm các điều kiện tối
thiểu sau [5]
- Được cập nhật, chỉnh lý đầy đủ theo đúng yêu cầu đối với các nội
dung thông tin của bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính theo quy
định của thông tư này;
- Từ CSDL địa chính in ra được:
+ Giấy chứng nhận;
+ Bản đồ địa chính theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định;
+ Sổ mục kê đất đai và Sổ địa chính theo mẫu quy định tại thông tư này;
+ Biểu thống kê, kiểm kê đất đai, các biểu tổng hợp kết quả cấp giấy
chứng nhận và đăng ký biến động về đất đai theo mẫu do Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định;
+ Trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính của thửa đất
hoặc một khu đất (gồm nhiều thửa liền kề nhau);

- Tìm được thông tin về thửa đất khi biết thông tin về người sử dụng
đất, tìm được thông tin về người sử dụng đất khi biết thông tin về thửa đất;
tìm được thông tin về thửa đất và thông tin về người sử dụng đất trong dữ liệu
thuộc tính địa chính thửa đất khi biết vị trí thửa đất trên bản đồ địa chính, tìm
được vị trí của thửa đất trên bản đồ địa chính khi biết thông tin về thửa đất,
người sử dụng đất trong dữ liệu thuộc tính địa chính thửa đất;
9
- Tìm được các thửa đất, người sử dụng đất theo các tiêu chí hoặc nhóm
các tiêu chí về tên, địa chỉ của người sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất; vị
trí, kích thước, hình thể, mã, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng,
nguồn gốc sử dụng, thời hạn sử dụng của thửa đất; giá đất, tài sản gắn liền với
đất, những hạn chế về quyền của người sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính của
người sử dụng đất; những biến động về sử dụng đất của thửa đất; số phát hành
và số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;
- Dữ liệu trong CSDL địa chính được lập theo đúng chuẩn dữ liệu đất
đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.
b. Phần mềm quản trị CSDL địa chính phải đảm bảo các yêu cầu:
[5]
- Đảm bảo nhập dữ liệu, quản lý, cập nhật được thuận tiện đối với toàn
bộ dữ liệu địa chính theo quy định tại thông tư này;
- Bảo đảm yêu cầu bảo mật thông tin trong việc cập nhật, chỉnh lý dữ
liệu địa chính trên nguyên tắc chỉ được thực hiện tại Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất và chỉ do người được phân công thực hiện; bảo đảm việc
phân cấp chặt chẽ đối với quyền truy cập thông tin trong CSDL;
- Bảo đảm yêu cầu về an toàn dữ liệu;
- Thuận tiện, nhanh chóng, chính xác trong việc khai thác các thông tin
đất đai dưới các hình thức tra cứu trên mạng; trích lục bản đồ địa chính đối
với từng thửa đất; trích sao Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai đối với từng thửa
đất hoặc từng chủ sử dụng đất; trích sao Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai đối
với từng thửa đất hoặc từng chủ sử dụng đất; tổng hợp thông tin đất đai.

- Bảo đảm tương thích với các phần mềm quản trị CSDL khác, phần
mềm ứng dụng đang sử dụng phổ biến ở Việt Nam.
ViLIS đã thiết kế và xây dựng một CSDL đất đai nhằm bảo đảm các
quy định trên:
10
- Quản lý tích hợp các dạng dữ liệu khác nhau trong một CSDL duy
nhất: bản đồ, hồ sơ, bản vẽ…
- Luôn được cập nhật và nâng cấp theo yêu cầu của công tác quản lý
đất đai.
- Có tính mở, sẵn sàng mở rộng và tích hợp thêm các dữ liệu khác khi
cần thiết
Mô hình dữ liệu của CSDL đất đai quản lý bằng ViLIS được thiết kế
theo mô hình dữ liệu hướng tới không gian, liên kết giữa thông tin bản đồ và
hồ sơ địa chính. Hai đối tượng chính trong mô hình dữ liệu là thửa đất và chủ
sử dụng đất. Thông tin hình thể của thửa đất thể hiện trên bản đồ địa chính,
thông tin thuộc tính của thửa đất thể hiện và lưu trữ trên hồ sơ địa chính và
GCNQSD đất. [9]
2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên cả nước
Nước ta có tổng diện tích tự nhiên là 32.931.450 ha. Trong đó đã giao
và cho thuê là 24.519.900 ha chiếm 74,46% tổng quỹ đất toàn quốc. Trong đó
đất sử dụng trong Nông ngiệp là 9.406.800 ha, đã giao và cho thuê là
9.406.800 ha. Đất Lâm nghiệp có rừng là 1.205.100 ha, đã giao và cho thuê là
1.063.940 ha. Đất chuyên dùng là 1.615.900 ha, đã giao và cho thuê
1.615.900 ha. Đất ở là 451.300 ha, đã giao và cho thuê là 451.300 ha. Đất
chưa sử dụng, sông, suối, núi đá là 9404700 ha, đã giao và cho thuê 2.406.500
ha. Như vậy diện tích đất chưa sử dụng ở nước ta còn rất nhiều đa phần là đất
đồi núi. Trong tương lai đây là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, các
cấp chính quyền, đoàn thể để đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng
tránh tình trạng để đất hoang hoá, lãng phí, đồng thời đảm bảo an toàn môi
trường sinh thái, an toàn lương thực quốc gia. Điều này khẳng định việc phát

triển kinh tế, xã hội, văn hoá của đất nước luôn gắn liền với chiến lược sử
dụng đất một cách tiết kiệm, có hiệu quả, đặc biệt là những vùng sâu, vùng
xa, những vùng có kinh tế kém phát triển. Ở những vùng này dân cư thưa
11
thớt, đất rộng nhưng chủ yếu là đất đồi dốc. Việc ngăn chặn, hạn chế sự thoái
hoá của đất mà vẫn đảm bảo sản xuất lương thực là vấn đề chiến lược mà
Đảng và nhà nước ta đề ra.
Đầu năm 1994 Tổng cục Địa chính nay là Bộ Tài nguyên & Môi trường
đã tiến hành triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất toàn quốc đến năm
2010 đồng thời xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 1996 - 2000,
hoàn thành quy trình và phương pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất 3 cấp:
tỉnh, huyện, xã. Đến nay đã thực hiện quy hoạch sử dụng đất cho 60/64 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, hơn 369/668 Quận, Huyện, Thị xã và
3596/10840 xã, phường, thị trấn.[4]
2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai
2.3.1. Ứng dụng CNTT trong quản lý đất đai trên thế giới
Hiện nay công nghệ thông tin đã thực sự chiếm vị trí quan trọng trong
cuộc sống của con người, chúng ta đang sống và làm việc trong kỷ nguyên
của công nghệ thông tin, ngành công nghệ thông tin thực sự đã tiến hành một
cuộc cách mạng phát triển các ứng dụng trong mọi lĩnh vực. Mạng Internet đã
và đang được biết đến tại khắp mọi nơi trên thế giới. Cùng với sự phát triển
của công nghệ thông tin trong lĩnh vực Trắc địa - Bản đồ – Viễn thám cũng
diễn ra nhiều thay đổi, hầu hết các công nghệ cổ truyền đã và đang chuyển
sang công nghệ số, đặc biệt đối với ngành địa chính hiện nay các công nghệ
được ứng dụng mạnh đó là hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic
Information System) và hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning
System). Công nghệ GIS cho phép quản lý thông tin gắn liền với vị trí của
chúng trong thế giới thực và thông tin bản đồ được liên kết chặt chẽ với các
thông tin thuộc tính trong một môi trường thống nhất. Với các thông tin GIS,
chúng ta có thể xác định được mô hình hiện trạng của các đối tượng cần

nghiên cứu. Công nghệ GPS cho phép xác định tọa độ của các điểm trên mặt
đất với độ chính xác đến vài cm trong một khoảng thời gian ngắn.
12
Trên thế giới, công nghệ hiện đại đó đã được ứng dụng vào xây dựng
các loại bản đồ đối với tỉ lệ lớn, giúp cho việc nắm bắt các thông tin của một
vùng đất hết sức rõ ràng. Các thông tin trên có ưu thế trong công tác thu thập
và quản lý thông tin thuộc lĩnh vực địa chính góp phần lớn trong công việc
quản lý đất đai. Cơ sở dữ liệu trao đổi luôn sẵn sàng cho các quyền truy nhập
thông tin của người sử dụng bất kỳ nơi đâu không hạn chế không gian và thời
gian. Hiện nay, mạng thông tin viễn thông ngày càng phát triển với những
đường truyền tốc độ cao, tạo khả năng tự động xây dựng và theo dõi cũng như
thể hiện các đối tượng cần quan tâm ở mọi nơi, mọi lúc. Cung cấp các dữ liệu
đến người sử dụng và lưu trữ thông tin trên mô hình tổng hợp thống nhất.
2.3.2. Ứng dụng CNTT trong quản lí đất đai ở Việt Nam
Ở Việt Nam từ 1987, tin học bắt đầu được ứng dụng vào lĩnh vực địa
chính cụ thể là trong đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Tại thời điểm ban đầu này, các phần mềm được viết
trong môi trường Foxpro, Foxbase, chủ yếu phục vụ cho công tác lập hồ sơ
địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mục tiêu ban đầu của
các nhà lập trình là xây dựng các phần mềm cho phép tạo dựng được cơ sở dữ
liệu thuộc tính về thửa đất, chủ sử dụng và hiện trạng sử dụng đất phục vụ cho
công tác quản lý đất đai, chủ sử dụng và hiện trạng sử dụng đất. Do vậy, các
phần mềm không đề cập đến cơ sở dữ liệu không gian. Đầu ra của các phần
mềm này là sổ địa chính, sổ mục kê đất, các biểu tổng hợp và in giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên máy in kim.
2.3.3. Một số phần mềm được ứng dụng trong quản lý đất đai tại Việt Nam
* Phần mềm Microstation[7]
MicroStation là một phần mềm trợ giúp thiết kế và là môi trường đồ họa
rất mạnh cho phép xây dựng và thể hiện các yếu tố bản đồ. Các công cụ của
Microstation được sử dụng để số hoá các đối tượng trên nền ảnh Raster, sửa

13
chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. Microstation được dùng làm nền cho
các phần mềm khác như IrasB, IrasC, Geovec, MSFC, MRFClean, MRFFlag.
MicroStation còn cung cấp các công cụ nhập (Import) và xuất (Export) dữ
liệu đồ họa từ các phần mềm khác qua các file có định dạng như *.DXF , *.DWG
* Phần mềm Famis
“Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and
Cadastral Mapping Intergrated Software – FAMIS)” là một phần mềm nằm
trong Hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ
lập bản đồ và hồ sơ địa chính. [1]
Famis có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và
quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo
vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ sở
dữ liệu bản đồ kết hợp với CSDL Hồ sơ địa chính thành một CSDL địa chính
thống nhất. Phần mềm tuân theo các quy định của luật Đất đai 2003 hiện
hành.
Famis tích hợp với phần mềm GCN 2006 là phần mềm phục vụ In Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, lập và quản lý Hồ sơ địa chính. Phần mềm
tuân theo các quy định của luật Đất đai 2003.
Phần mềm Famis có hai nhóm chức năng lớn:
- Các chức năng làm việc với số liệu đo đạc mặt đất:
+ Quản lý khu đo;
+ Đọc và tính toán tọa độ của số liệu trị đo;
+ Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo;
+ Công cụ tính toán;
+ Xuất số liệu;
+ Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ.
- Các chức năng làm việc với bản đồ địa chính:
+ Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau;
14

+ Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn;
+ Tạo vùng tự động tính diện tích;
+ Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ;
+ Đăng ký sơ bộ (qui chủ sơ bộ);
+ Thao tác trên bản đồ địa chính;
+ Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất;
+ Xử lý bản đồ;
+ Liên kết với cơ sở dữ liệu hồ sơ Địa chính.
* Phần mềm ViLIS
Phần mềm ViLIS được xây dựng dựa trên nền tảng các thủ tục về kê
khai đăng ký, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
tại thông tư 1990/TT-TCĐC ngày 30 tháng 11 năm 2001 của Tổng cục địa
chính “Hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất”, Nghị định thi hành luật đất đai số 181/2004/NĐ-CP
ngày 29 tháng 10 năm 2004 về việc thi hành luật đất đai, thông tư
08/2007/TT-BTNMT ngày 2 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn thực hiện thống kê,
kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, thông tư
09/2007/TT_BTNMT ngày 2 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn lập, chỉnh lý quản
lý hồ sơ địa chính và hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành. Phần mềm
này là một trong số các Modules của Hệ thống thông tin đất đai (LIS) đang
được phát triển. Phần mềm được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình CSDL
Visual Basic 6.0, thao tác trên CSDL Access.[2]
Phần mềm ViLIS phiên bản 1.0 là phiên bản ViLIS chạy trên các máy đơn
lẻ, thích hợp cho các đơn vị sử dụng cấp quận, huyện, phù hợp với trình độ của
các cán bộ quản lý đất đai. Phần mềm ViLIS thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất
đai bao gồm đăng ký đất đai, quản lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cung cấp thông tin, hỗ trợ việc lập, thẩm
định quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quản lý việc giao đất, cho thuê
15
đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất và bồi thường; cung cấp thông tin

phục vụ thanh tra đất đai; cung cấp thông tin đất đai.[2]
Phần mềm gồm 02 Modul làm việc: Hệ thống kê khai đăng ký và lập
hồ sơ địa chính; hệ thống đăng ký và quản lý biến động đất đai. Hai modul
này giúp thực hiện hai nội dung quản lý đất đai trọng tâm tại cấp xã, phường,
thị trấn vào thời điểm hiện tại. Hơn thế nữa đây lại là phiên bản được cung
cấp miễn phí cho người dùng nên rất phù hợp với điều kiện tài chính hạn hẹp
của các cấp xã, phường, thị trấn.
Vào ngày 14/02/2007 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra
quyết định số 221/QĐ-BTNMT về việc sử dụng thống nhất phần mềm hệ
thống thông tin đất đai ViLIS (Viet Nam Land Information System) tại các
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại các địa phương.[4]
Phần mềm ViLIS được thiết kế đúng với các quy định trong Thông tư
09TT/BTNMT về việc hướng dẫn lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính và hệ
thống các văn bản pháp luật hiện hành. Điểm này làm cho ViLIS có khả năng
ứng dụng cao trong thực tế.
Phần mềm ViLIS kết hợp với Microstation và Famis cho phép xây
dựng và quản trị cơ sở dữ liệu địa chính số.
ViLIS có ưu điểm nổi trội hơn so với các phần mềm quản trị cơ sở dữ
liệu hiện nay tại Việt Nam ở điểm: ViLIS quản lý thống nhất dữ liệu bản đồ
và dữ liệu thuộc tính.
Phần mềm ViLIS không đòi hỏi máy tính phải có cấu hình cao, chỉ cần
một máy tính với cấu hình bình thường vào thời điểm hiện tại (hệ điều hành
Windows XP, Chip Pentium III, Ram 512, ổ cứng 10GB, máy in khổ A3) là
có thể cài đặt và sử dụng ViLIS bình thường.
PHẦN 3
16
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là bản đồ
và sổ sách địa chính của thị trấn Đại Từ - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên

thông qua việc quản lý bằng hai phần mềm Famis và ViLIS.
- Phạm vi nghiên cứu: Là tờ bản đồ địa chính 24 dạng số, định dạng
Dgn, kèm theo các loại sổ sách có liên quan đến tờ bản đồ số 24.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian tiến hành: Từ ngày 08 tháng 01 đến ngày 30 tháng 04 năm 2012.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
- Điều kiện tự nhiên.
- Điều kiện kinh tế xã hội.
3.3.2. Tình hình sử dụng đất và biến động đất đai
- Tình hình quản lý đất đai.
- Tình hình sử dụng đất và biến động đất đai.
3.3.3. Ứng dụng hệ thống phần mềm Famis và ViLIS vào công tác xây
dựng, quản lý và khai thác hồ sơ địa chính
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Đại Từ.
- Thu thập các tài liệu về hồ sơ địa chính và các tài liệu có liên quan.
- Bản đồ địa chính và các loại bản đồ liên quan đến hồ sơ địa chính.
- Hồ sơ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
sổ theo dõi biến động đất đai.
3.4.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
17
Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng các phần mềm tin học
thông thường như Word, Exel
3.4.3. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu
- Thực hiện dựa trên hai bộ phần mềm Famis và ViLIS.
- Bản đồ địa chính số sẽ được hoàn thiện cơ sở dữ liệu thuộc tính bằng

phần mềm Famis.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính bằng phần mềm ViLIS.
- Các dữ liệu thuộc tính sẽ được nhập thông qua bàn phím máy vi tính.
18
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Đại Từ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của
huyện Đại Từ, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 25 km về phía Tây
Bắc, có tổng diện tích tự nhiên là 103,63 ha, có vị trí địa lý tiếp giáp với các
đơn vị sau:
Phía Bắc giáp với xã Hùng Sơn và xã Tiên Hội, huyện Đại Từ;
Phía Đông giáp với xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ;
Phía Tây giáp với xã Khôi Kỳ, huyện Đại Từ;
Phía Nam giáp với xã Bình Thuận, huyện Đại Từ.
Thị trấn Đại Từ có 08 tổ dân phố, dân số tính đến năm 2011 là: 4469
người chia thành 1187 hộ.
4.1.1.2. Địa hình địa mạo
Địa hình của thị trấn Đại Từ tương đối bằng phẳng, dốc dần từ Bắc
xuống Nam, độ chênh cao trung bình là 0,5 m trên 1 km dài, độ cao trung
bình so với mặt nước biển là 40 m, ít núi cao.
Vùng trung tâm của thị trấn nằm trên trục đường Quốc lộ 37, có các
điểm nút giao thông đi các ngả, là vùng đất tương đối bằng phẳng, là nơi tập
trung các cơ quan đầu não, là trung tâm kinh tế chính trị của huyện Đại Từ.
4.1.1.3. Khí hậu
Thị trấn Đại Từ có khí hậu mang tính chất đặc thù của vùng nhiệt đới gió
mùa, hàng năm được chia thành hai mùa rõ rệt, đó là mùa đông và mùa hè:
- Mùa đông (hanh, khô) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này thời

tiết lạnh, có những đợt gió mùa Đông Bắc cách nhau từ 7 đến 10 ngày, mưa ít
thiếu nước cho cây trồng vụ đông.
19
- Mùa hè (mùa mưa) nóng nực từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao, lượng
mưa lớn, thường gây ngập úng ở nhiều nơi trên địa bàn thị trấn, ảnh hưởng lớn
đến sản xuất của bà con nông dân, mùa hè có gió Đông Nam thịnh hành.
+ Nhiệt độ trung bình trong năm từ 20 đến 22
0
C, tổng tích ôn dao động từ
7000 đến 8000
0
C.
+ Lượng mưa trung bình trong năm từ 1700 đến 1750 mm, lượng mưa
cao nhất vào tháng 8 là 2210 mm và thấp nhất vào tháng 1 là 1212 mm.
Số giờ nắng trong năm dao động từ 1200 đến 1500 giờ được phân bố
tương đối đồng đều cho các tháng trong năm.
+ Độ ẩm trung bình cả năm là 85%, độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8;
Độ ẩm thấp nhất vào tháng 11, 12 hàng năm.
+ Sương mù bình quân từ 25 đến 30 ngày trong 1 năm, sương muối
xuất hiện ít.
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Thị trấn Đại Từ có tổng diện tích tự nhiên là 103,60 ha, đất nông
nghiệp chiếm khoảng 1/3 tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn, còn lại là đất
phi nông nghiệp. Căn cứ theo tính chất thổ nhưỡng thì đất đai trên địa bàn thị
trấn Đại Từ được chia thành một số loại đất chính sau:
+ Đất feralít màu đỏ vàng phát triển trên đá Mácma axít, phân bố ở các
vùng đồi núi, loại đất này có tầng đất dày > 1 m, đất có cấu trúc tơi xốp, thành
phần cơ giới thịt nặng, hàm lượng mùn, đạm nhiều, đất chua có độ PHkcl khoảng
từ 4,5 - 5,5, phù hợp với các loại cây trồng như: Chè, ngô, lúa nương, sắn.

+ Đất hình thành do sản phẩm dốc tụ, phân bố ở các thung lũng lòng
chảo, ở các chân đồi gò đã được nhân dân khai thác để trồng cây lúa nước và
các cây hoa mầu ngắn ngày khác, loại đất này có tầng đất dày, độ mùn cao.
+ Ngoài ra trong thị trấn còn có các loại đất khác như: Đất màu nâu
vàng phát triển trên mẫu chất phù sa cổ, đất phù sa của các con sông, suối, số
lượng không đáng kể nằm dải rác trên địa bàn thị trấn.
20
* Tài nguyên nước
+ Nguồn nước mặt: Diện tích là 1,17 ha, chủ yếu là hai con suối, suối
Gò Son và suối Tấm, suối Gò son chảy rích rắc suốt từ phía bắc đến phía nam
của thị trấn, đây là nguồn nước chính cung cấp cho sinh hoạt của người dân
và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, suối Tấm chảy dọc danh giới phía nam
của thị trấn. Ngoài ra còn có hệ thống kênh mương, ao, chuôm mặt nước nhỏ
nằm rải rác khắp địa bàn thị trấn,
+ Nguồn nước ngầm: Độ sâu từ 10-15 m là nguồn nước ngầm rất quý
hiếm đã được nhân dân khai thác bằng phương pháp khoan và đào giếng để
phục vụ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.
* Tài nguyên nhân văn
Thị trấn Đại Từ tính đến năm 2010 có 4469 khẩu và 1187 hộ, được
phân thành 8 tổ dân phố gồm nhiều dân tộc anh em đang sinh sống như: Tày,
Nùng, Dao, Kinh , trên địa bàn thị trấn không có làng nghề truyền thống,
trình độ dân trí ở mức khá. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp Uỷ Đảng,
Chính quyền thị trấn Đại Từ, cán bộ và nhân dân đoàn kết, thống nhất một
lòng, cần cù chịu khó, hăng say học tập, lao động sản xuất, xây dựng quê
hương. Thị trấn đã có nhiều con em là những cán bộ khoa học đang công tác
và giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nước.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tăng truởng kinh tế
Được sự quan tâm, tạo mọi điều kiện của Huyện uỷ - HĐND - UBND
và các phòng ban chức năng của huyện Đại Từ. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp

của Đảng uỷ - HĐND - UBND thị trấn Đại Từ đã chủ động phối, kết hợp với
UBMTTQ và các đoàn thể, động viên nhân dân đoàn kết, cùng đồng lòng
quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của thị
trấn đã đề ra. Nền kinh tế của thị trấn trong năm qua đã đạt được những thành
tích đáng khích lệ, Năm 2011 thu nhập bình quân đầu người tăng 1.000.000
đồng đến 1.500.000 đồng đồng/người/tháng, tổng sản lượng lương thực có hạt
đạt 381,72 tấn. thu nhập bình quân đầu người 11 triệu đồng/người/năm, tốc độ
21
tăng trưởng đạt 15%, Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 96 hộ năm 2006 xuống còn
68/1187 hộ năm 2011.
4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị trấn trong những năm gần đây
tương đối nhanh, và đúng hướng, tỷ trọng ngành nghề kinh doanh dịch vụ,
tiểu thủ công nghiệp đang ngày một phát triển và mở rộng, kinh tế nông
nghiệp đang dần bị thu hẹp, Để tạo ra sự phát triển toàn diện, xứng đáng với
tầm vóc của một thị trấn phát triển mạnh mẽ trong tương lai, cần phải bố trí
sử dụng đất đai hợp lý, ưu tiên quỹ đất cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ.
4.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Khu vực kinh tế nông nghiệp
 Trồng trọt:
Tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2011 đạt 381,72 tấn, mặc dù
tỷ trọng lương thực thấp so với các ngành nghề khác song lãnh đạo thị trấn rất
quan tâm đến sản xuất lương thực, quan tâm đến đời sống của nông dân, đề ra
nhiều biện pháp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp tăng cường công tác ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, 100% diện tích được cấy lúa lai, lúa cao
sản, chỉ đạo thâm canh tăng vụ, chuyển đổi giống cây trồng, quản lý chặt chẽ
tình hình dịch bệnh. Tổng thu nhập đạt 57 triệu đồng/ha/năm 2011.
 Chăn nuôi:
Thống kê năm 2011:

- Tổng đàn bò: 10 con;
- Tổng đàn trâu: 28 con;
- Tổng đàn lợn: 1658 con;
- Tổng đàn gia cầm: 9687 con.
Công tác chăn nuôi, thú y được các cấp các ngành quan tâm, dịch
bệnh được ngăn chặn kịp thời, ngành chăn nuôi phát triển, đáp ứng nhu cầu
thực phẩm phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.
22
* Khu vực kinh tế tiểu thủ công nghiệp
Ngành tiểu thủ công nghiệp của thị trấn đang phát triển mạnh, chủ yếu
tập trung vào sản xuất các mặt hàng dân dụng như gò, hàn, mộc, chế biến gỗ
trong kinh doanh chủ yếu tập trung vào kinh doanh các loại vật liệu xây dựng,
vật tư nông nghiệp, sản phẩm từ nông nghiệp, lâm nghiệp, vật liệu điện, máy
nông nghiệp, quần áo, giầy dép, tư trang, vàng bạc và đá quý
Giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2011 tăng 3% so với kế
hoạch đặt ra.
* Khu vực kinh tế công nghiệp thương mại dịch vụ
Thị trấn Đại Từ là trung tâm thương mại của huyện Đại Từ, nên ngành
dịch vụ thương mại phát triển khá mạnh, tập trung chủ yếu ở chợ Đại Từ, các
kiốt trong chợ và dọc các trục đường, các điểm nút của giao thông trên địa bàn
thị trấn, đều được khai thác sử dụng, với nhiều chủng loại hàng hóa đa dạng và
phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua và người bán. Trong kinh
doanh dịch vụ, chủ yếu là dịch vụ vận tải hàng hóa, vận tải hành khách, dịch vụ
sửa chữa ô tô, xe máy, phục vụ đám cưới, dịch vụ ăn uống, giải khát, giải trí,
may mặc cầm đồ, nhà nghỉ, nhà hàng, điện tử tăng theo hàng năm, các loại hình
dịch vụ ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng cao hơn.
4.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm
- Dân số tính đến tháng 4 năm 2011 toàn thị trấn Đại Từ có 4469 người,
1187 hộ, được phân bố thành 8 tổ dân phố.
- Lao động và việc làm: Số lao động tính đến tháng 4 năm 2011 toàn thị

trấn có trên 2000 lao động chính, chiếm xấp xỉ 50% số khẩu của toàn thị trấn,
ngoài ra còn có một số lao động phụ khá lớn, số lao động nông nghiệp chiếm
30%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên 20%, đây là nguồn
lực chủ chốt, quyết định lớn đến việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội của thị trấn trong những năm qua. Là một thị trấn các ngành nghề mới
khởi sắc, phát triển mạnh, năng suất lao động còn ở mức khiêm tốn, tiềm năng
lao động rất lớn song chất lượng lao động còn ở mức thấp, việc khai thác, sử
dụng lao động còn nhiều hạn chế.
23
4.1.2.5. Thực trạng phát triển đô thị
Thị trấn Đại Từ có 4469 khẩu và 1187 hộ, được phân thành 08 tổ dân
phố, phân bố không đều, tổ dân phố đông nhất là tổ Sơn Tập 3 có 188 hộ, tổ
dân phố ít dân nhất là tổ Phố Mới 110 hộ.
Bảng 4.1: Thống kê hiện trạng số hộ, số khẩu, số lao động năm 2011
STT
Tên phố
Số hộ Số khẩu Số lao động
1 2 3
4
5
01 Tổ Chợ 1 135 506 278
02 Tổ Chợ 2 178 670 368
03 Tổ Cầu Thông 127 477 262
04 Tổ Phố Đình 178 673 370
05 Tổ Phố Mới 110 415 228
06 Tổ Sơn Tập 1 135 506 278
07 Tổ Sơn Tập 2 136 511 281
08 Tổ Sơn Tập 3 188 706 388
Tổng cộng 1187 4469 2458
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Từ)

4.1.2.6 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, dân làm, nhà
nước hỗ trợ vốn. Trong xây dựng cơ bản, ban lãnh đạo thị trấn Đại Từ đã chỉ
đạo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của nhà nước, kết hợp với nguồn lực của
địa phương để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tập trung đầu tư có trọng tâm,
trọng điểm, ưu tiên xây dựng các công trình phục vụ thiết thực cho sản xuất
và phục vụ đời sống của cán bộ và nhân dân trên địa bàn thị trấn. Các công
trình xây dựng cơ bản của thị trấn cũng như của huyện nằm trên địa bàn của
thị trấn đều đã được thực hiện đúng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,
đúng tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật.
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội
*Thuận lợi
Thị trấn Đại Từ có vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm kinh tế chính trị,
văn hóa của huyện Đại Từ, là nơi tập trung các cơ quan đầu não của huyện, có
hệ thống giao thông đường bộ rất đa dạng và phong phú, thuận tiện cho việc
24
đi lại, giao lưu trao đổi và buôn bán hàng hóa với thị trường lớn trong huyện
và các huyện, các tỉnh lân cận, là đầu mối giao thông nối liền khu trung tâm
kinh tế chính trị của tỉnh Thái Nguyên với vùng ATK tỉnh Tuyên Quang.
Có khí hậu, thời tiết phù hợp cho phát triển một hệ sinh thái tổng hợp, có
nguồn lao động khá dồi dào, phù hợp với điều kiện phát triển một nền kinh tế đa
dạng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại và nông nghiệp.
Các công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật như giao thông, thuỷ lợi,
thông tin liên lạc, điện, nước, trường học, thương nghiệp, dịch vụ, văn hoá thể
thao, đã được xây dựng khá đầy đủ và hoàn thiện, nhưng chưa khai thác đạt
hiệu quả.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ của chính quyền thị trấn, cán bộ và nhân
dân đoàn kết, thống nhất, quyết tâm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của
thị trấn đã đề ra. Trong những năm qua thị trấn Đại Từ đã có những chuyển
biến tích cực trong việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân cả

về vật chất lẫn tinh thần, do có sự đầu tư, cải tiến phương tiện sản xuất và áp
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm cho năng suất lao động đạt kết
quả, cuộc sống của nhân dân đang được từng bước nâng lên, năm sau cao hơn
năm trước.
*Khó Khăn
Là một thị trấn của huyện miền núi, nền kinh tế xuất phát điểm thấp,
chưa thu hút được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Là một thị trấn cơ sở kinh
tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đang trên đà phát triển, cơ sở
sản xuất hàng hoá và thị trường tiêu thụ chưa ổn định, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu sử dụng đất đang còn chậm, các giải pháp để
phát triển các ngành như phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các
ngành, nghề, dịch vụ chưa được cụ thể, thiếu vốn đầu tư.
Do dân số ngày một gia tăng, các nhu cầu của con người về ăn, mặc,
vui chơi giải trí, văn hóa - xã hội, gây áp lực mạnh mẽ đối với đất đai. Mức độ
đô thị hóa ngày càng tăng nhanh. Đất canh tác ngày một thu hẹp lại, lực lượng
lao động dư thừa không có công ăn việc làm kéo theo ngày càng nhiều, đòi
25
hỏi phải có sự chuyển đổi cơ cấu đất đai, sắp xếp lại lao động, phân bố hợp lý
để tạo ra một bước phát triển mới, toàn diện và bền vững.
4.2. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai
4.2.1. Hiện trạng quỹ đất
Hiện trạng quỹ đất của thị trấn Đại Từ được thể hiện qua bảng 4.2
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2011
STT Loại đất Mã đất
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích 103,63 100
1 Đất nông nghiệp NNP 30,10 29,05

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 28,83 8,67
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 27,97 8,06
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 19,07 5,33
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 8,90 2,48
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 0,86 0,24
1.2 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1,27 0,38
2 Đất phi nông nghiệp PNN 73,53 70,95
2.1 Đất ở OTC 40,12 29,5
2.1.1 Đất ở đô thị ODT 40,12 16,09
2.2 Đất chuyên dùng CDG 20,58 15,13
2.2.1 Đất trụ sở cơ, quan công trình sự nghiệp CTS 2,32 0,47
2.2.2 Đất quốc phòng an ninh CQA 0,85 0,82
2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 1,07 0,17
2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 26,34 5,42
2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 0,19 0,014
2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 1,47 1,08
2.5 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng SMN 1,17 0,86
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Từ)
Tổng diện tích tự nhiên là 103,63 ha. Trong đó:
+ Đất nông nghiệp 30,10 ha, chiếm 29,05% so với tổng diện tích tự nhiên
+ Đất phi nông nghiệp là 33,41 ha, chiếm 70,95% so với tổng diện tích tự nhiên.
4.2.2. Tình hình quản lý đất đai
Từ khi có luật đất đai mới ra đời (2003), công tác quản lý đất đai của
thị trấn Đại Từ có nhiều chuyển biến tích cực. Thị trấn đã triển khai 13 nội
dung quản lý Nhà nước về công tác quản lý đăng ký, thống kê, giao đất, qua
đó đã góp phần đưa công tác quản lý và sử dụng đất của thị trấn vào nề nếp và
đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên trong việc quản lý đất đai tại thị trấn vẫn gặp

×