Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài báo gáo vàng 2017 s

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.94 KB, 8 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN RUỘT BẦU,
ÁNH SÁNG VÀ PHÂN BÓN THÚC ĐẾN SINH TRƯỞNG CÂY GÁO VÀNG
(Nauclea orientalia L.) GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
Nguyễn Đắc Triển; Ngô Thế Long; Nguyễn Thị Xuân Viên; Nguyễn Tài Luyện
Trường Đại học Hùng Vương
TÓM TẮT
Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần ruột bầu, ánh sáng và phân bón thúc đến sinh
trưởng cây Gáo vàng giai đoạn vườn ươm được thực hiện tại Vườn ươm Trường Đại học Hùng
Vương, tỉnh Phú Thọ. Kết quả cho thấy: giai đoạn 4 tháng tuổi, Gáo vàng có tỷ lệ sống cao từ
88,89% đến 94,44%, hỗn hợp ruột bầu 78% đất + 2% NPK + 20% phân chuồng có sinh trưởng
đường kính gốc và chiều cao lớn nhất đạt 4,93mm và 50,41cm, bón thúc phân NPK (5:10:3)
nồng độ 5% có đường kính gốc, chiều cao lớn nhất đạt 5,24mm và 54,49cm. Chế độ che sáng
50% có đường kính gốc và chiều cao lớn nhất đạt 5,09mm và 52,13cm, khi độ che sáng tiếp tục
tăng lên thì sinh trưởng của cây có xu hướng giảm.
Từ khoá: Gáo vàng, ruột bầu, che sáng, phân bón, vườm ươm.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Diện tích rừng trồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong những năm qua chủ yếu áp dụng
phương thức trồng rừng kinh doanh gỗ nhỏ phục vụ nhu cầu nguyên liệu giấy, dăm gỗ, ván
bóc với các loài cây chủ yếu là các dòng bạch đàn và keo lai có chu kỳ từ 5-7 năm. Do chu kỳ
kinh doanh ngắn nên năng suất, chất lượng rừng trồng thấp và thu nhập từ trồng rừng chưa
mang lại thu nhập cao cho người dân.
Cây Gáo vàng (Nauclea orientalia L.) là loài cây sinh trưởng rất nhanh, sau khoảng
thời gian 8-10 năm đạt tiêu chuẩn gỗ lớn, nếu trồng thâm canh thì thời gian có thể giảm
xuống. Với ưu thế vượt trội về khả năng sinh trưởng cùng với những tiến bộ về công nghệ chế
biến, cây Gáo vàng đang là lựa chọn trồng rừng sản xuất của các công ty lâm nghiệp và hộ gia
đình nên nhu cây giống rất lớn. Đây là loài cây mới được chú ý nên các kỹ thuật sản xuất cây
giống, trồng chăm sóc loài cây này còn ít được nghiên cứu.
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng cây Gáo vàng với
4 công thức thí nghiệm:
- CT1: Tỷ lệ 90% đất + 2% NPK + 8% phân chuồng


- CT2: Tỷ lệ 88% đất + 2% NPK + 10% vi sinh
- CT3: Tỷ lệ 78% đất + 2% NPK + 20% phân chuồng
- CT4: Tỷ lệ 78% đất + 22% phân chuồng
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần lặp, mỗi lần lặp 90 cây.
Tổng số cây thí nghiệm: 4 CT x 3 lặp x 90 cây/lặp = 1080 cây.
2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng cây Gáo vàng với 4
công thức thí nghiệm:
- CT1: Không che sáng
- CT2: Che sáng 25%
- CT3: Che sáng 50%
- CT4: Che sáng 75%

1


Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần lặp, mỗi lần lặp 90 cây.
Tổng số cây thí nghiệm: 4 CT x 3 lặp x 90 cây/lặp = 1080 cây.
Thành phần ruột bầu: 90% đất + 8% phân chuồng + 2%NPK
Giàn che làm từ các nan cây tre già có chiều rộng 2cm, được đặt ở độ cao khoảng 1 m
so với mặt luống và rộng hơn mép luống là 40cm. Mức che sáng (CS%) của giàn che được
xác định theo công thức của Nguyễn Hữu Thước (1964) như sau:

Trong đó: CS% Tỷ lệ cần che sáng (%); X- Khoảng giữa các nan; Bề rộng các nan;
(X+a)2- diện tích cần che sáng.
2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón thúc đến sinh trưởng cây Gáo vàng với 4 công
thức thí nghiệm:
- CT1: Không tưới phân
- CT2: Tưới nước phân chuồng ngâm (2 lít/108bầu);
- CT3: Tưới nước có NPK (5:10:3) nồng độ 5% (100gNPK/2lít/108 bầu)
- CT4: Tưới nước có 5% phân vi sinh (100g vi sinh/2lít/108 bầu)

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần lặp, mỗi lần lặp 90 cây. Tổng
số cây thí nghiệm: 4 CT x 3 lặp x 90 cây/lặp = 1080 cây . Thành phần ruột bầu: 90% đất +
8% phân chuồng + 2%NPK. Thí nghiệm được thực hiện sau cấy cây 2 tuần, mỗi tháng tưới
phân 2 lần vào buổi sáng sớm (mỗi lần tưới phân cách nhau 15 ngày).
+ Nguồn cây giống thí nghiệm: Cây giống có nguồn gốc từ hạt, nguồn hạt giống thu
hái từ Đồng Nai. Chọn đất tơi xốp, ẩm, làm thành luống rộng 0,8 - 1m, dài 4 - 5m, san phẳng
mặt luống. Trên mặt luống có lưới che cao 20-30cm đảm bảo độ chiếu sáng 70-75%, mặt
luống hơi nghiêng. Do hạt Gáo vàng rất nhỏ nên khi gieo sẽ trộn hạt với cát để rắc đều trên
mặt luống. Sau gieo, tưới ẩm thường xuyên, mỗi ngày 2- 3 lần, đảm bảo giữ độ ẩm trên 90%.
Dùng phương pháp tưới phun sương để không làm hạt trôi dạt trên mặt đất. Khi cây mầm
được 2 - 4 đôi lá thật, đem cấy vào bầu, kích cỡ bầu 12 x 16 cm.

Hình 01: Cây Gáo vàng trước khi cấy vào bầu
Hình 02: Cây Gáo vàng sau khi cấy vào bầu
+ Theo dõi, thu thập số liệu: định kỳ 1 tháng một lần vào một ngày cố định trong
tháng thực hiện đo đếm các chỉ tiêu: tỷ lệ sống, chiều cao vút ngọn, đường kính gốc, số lá trên
cây, phẩm chất cây con. Đo đường kính gốc (D 00) bằng thước kẹp panme, đo chiều cao vút
ngọn (Hvn) bằng thước mét khắc vạch đến mm. Dung lượng mẫu thu thập số liệu n =50
cây/lần lặp, số cây đo đếm/công thức 150 cây. Số cây đo đếm/thí nghiệm = 150 x 4 = 600 cây.
2


+ Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học ứng dụng các phần mềm đã lập
trình trên máy tính điện tửnhư Excel và SPSS (Nguyễn Hải Tuất và các cộng sự, 2005 và
2006). Phân tích phương sai và kiểm tra sai dị các chỉ tiêu sinh trưởng giữa các thí nghiệm sử
dụng tiêu chuẩn Duncan, nếu Sig <0,05 thì hai mẫu khác nhau rõ rệt và ngược lại nếu Sig
≥0,05 thì chưa có sự khác nhau rõ rệt.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng cây Gáo vàng giai đoạn 4
tháng tuổi

Kết quả thí nghiệm về ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng của cây
Gáo vàng 4 tháng tuổi được thể hiện ở bảng 01 và biểu đồ 01. Kết quả phân tích phương sai
một nhân tố cho thấy các phương sai tổng thể của các thí nghiệm bằng nhau (SigF>0,05).
Bảng 01: Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng cây Gáo vàng
giai đoạn 4 tháng tuổi
Đường kính gốc
Chiều cao vút
Số lá (lá)
Tỷ lệ sống
(mm)
ngọn (cm)
CTTN
(%)
Doo ±Sd
Hvn ±Sh
SL ± Ssl
CT1
CT2

4,48 ± 0,72a
4,63 ± 0,95a

41,44 ± 3,67a
44,59 ± 9,10b

11,48 ± 1,58a
11,56 ± 2,31a

92,96
91,48


CT3

4,93 ± 1,01b

50,41 ± 8,18c

11,46 ± 2,07a

94,44

CT4

4,12 ± 0,99c

40,57 ± 8,72a

10,47 ± 1,65b

91,11

SigF

0,28

0,14

0,48

0,38


Sig
0,00
0,00
0,00
0,12
Ghi chú: Những ký tự a, b, c, d giống nhau trong cùng một cột cho thấy không có sự
khác biệt ý nghĩa về thống kê (Duncan test α = 0,05).

Biểu đồ 01: Chiều cao và đường kính cây ở các thí nghiệm thành phần ruột bầu
Gáo vàng sau 4 tháng tuổi có tỷ lệ sống rất cao ở cả bốn thí nghiệm, biến động từ
91,11% đến 94,44% và không có sự sai khác ý nghĩa giữa các công thức (Sig = 0,12>0,05).
Đường kính gốc có sự khác nhau ý nghĩa giữa các thí nghiệm (Sig <0,05), tương ứng
với các thí nghiệm là: 4,48mm, 4,63mm, 4,93mm và 4,12mm. Thông qua tiêu chuẩn Duncan
cho thấy, thí nghiệm 78% đất + 2% NPK + 20% phân chuồng có đường kính gốc lớn nhất
4,93mm và thấp nhất ở thí nghiệm 78% đất + 22% phân chuồng 4,12mm.

3


Hình 03: Thí nghiệm tỷ lệ 78% đất + 2%
NPK + 20% phân chuồng

Hình 04: Thí nghiệm tỷ lệ 78% đất +

22% phân chuồng

Chiều cao cây Gáo vàng ở các thí nghiệm là: 41,44cm, 44,59cm, 50,41cm, 40,57cm,
có sự khác nhau ý nghĩa (Sig<0,05). Kết quả phân tích Duncan khẳng định, thí nghiệm 78%
đất + 2% NPK + 20% phân chuồng có chiều cao lớn nhất 50,41cm, thấp nhất ở thí nghiệm

78% đất + 22% phân chuồng 40,57cm.
Số lá trên cây có sự khác nhau ý nghĩa giữa các công thức thí nghiệm (Sig <0,05), thí
nghiệm 88% đất + 2% NPK + 10% vi sinh có số lá lớn nhất đạt 11,56 lá/cây, thấp nhất ở thí
nghiệm 78% đất + 22% phân chuồng 10,47 lá/cây. Tuy nhiên, số lá trên cây ở ba thí nghiệm
đầu chưa có sự sai khác ý nghĩa.
Từ kết quả phân tích trên cho thấy, thành phần ruột bầu có ảnh hưởng đến sinh trưởng
cây Gáo vàng giai đoạn 4 tháng tuổi, thí nghiệm 78% đất + 2% NPK + 20% phân chuồng có
đường kính gốc và chiều cao lớn nhất, và thấp nhất ở thí nghiệm 78% đất + 22% phân chuồng.
3.2. Ảnh hưởng của che sáng đến sinh trưởng cây Gáo vàng giai đoạn 4 tháng tuổi
Kết quả tại bảng 02 và biểu đồ 02 cho thấy, sinh trưởng cây Gáo vàng có sự khác nhau
giữa các thí nghiệm che sáng (Sig<0,05).
Bảng 02: Ảnh hưởng của che sáng đến sinh trưởng cây Gáo vàng giai đoạn 4 tháng tuổi
Đường kính gốc
(mm)
Doo ±Sd

Chiều cao vút
ngọn (cm)
Hvn ±Sh

CT1

4,57 ± 0,71a

CT2
CT3

5,09 ± 0,71

CT4


4,38 ± 0,85c

SigF
Sig

CTTN

SL ± Ssl

Tỷ lệ
sống
(%)

41,67 ± 3,64a

11,38 ± 1,66a

93,70

5,06 ± 0,85b

48,08 ± 6,21b

13,01 ± 1,94b

93,33

b


c

c

92,22

42,69 ± 4,86a

11,77 ± 1,92ac

89,63

0,15

0,31

0,75

0,59

0,00

0,00

0,00

0,27

52,13 ± 5,46


4

Số lá (lá)

12,13 ± 1,78


Biểu đồ 02: Chiều cao và đường kính cây ở các thí nghiệm che sáng
Tỷ lệ sống cây Gáo vàng cao ở các thí nghiệm che sáng, biến động từ 89,63% đến
93,70%, tuy nhiên không có sự sai khác ý nghĩa (Sig = 0,27>0,05).
Thí nghiệm che sáng 50% có đường kính gốc lớn nhất 5,09mm và thấp nhất 4,38mm ở
thí nghiệm che sáng 75%. Kết quả phân tích Duncan cho thấy, đường kính gốc ở thí nghiệm
không che sáng và che sáng 75% có sự khác biệt ý nghĩa với các thí nghiệm khác, ở thí
nghiệm che sáng 25% và 50% chưa có sự sai khác ý nghĩa.

Hình 05: Thí nghiệm che sáng 50%
Hình 06: Thí nghiệm che sáng 75%
Chiều cao vút ngọn ở các thí nghiệm lần lượt là: 41,67cm, 48,08cm, 52,13cm và
42,69cm. Thông qua tiêu chuẩn Duncan, khẳng định thí nghiệm che sáng 50% có chiều cao
lớn nhất 52,13cm, chiều cao cây ở thí nghiệm không che sáng và che sáng 75% không có sự
sai khác ý nghĩa.
Số lá trên cây ở các thí nghiệm che sáng biến động từ 11,38 lá/cây đến 13,01 lá/cây,
kết quả phân tích Duncan cho thấy, thí nghiệm che sáng 25% có số lá lớn nhất và có sự sai
khác ý nghĩa với các công thức còn lại.
Từ kết quả phân tích trên cho thấy, chế độ che sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng cây
Gáo vàng giai đoạn vườn ươm, trong đó che sáng 50% thuận lợi nhất, nếu tiếp tục tăng che
sáng thì sinh trưởng có xu hướng giảm.
3.3. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây Gáo vàng giai đoạn 4 tháng tuổi
Bảng 03 và biểu đồ 03 thể hiện kết quả sinh trưởng của cây Gáo vàng giai đoạn 4
tháng tuổi với các thí nghiệm tưới phân bón khác nhau. Kết quả phân tích thống kê cho thấy,


5


các phương sai tổng thể bằng nhau (SigF>0,05) và phân bón thúc có ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây Gáo vàng (Sig<0,05).
Bảng 03: Ảnh hưởng của phân bón thúc đến sinh trưởng cây Gáo vàng
giai đoạn 4 tháng tuổi
Đường kính
Chiều cao vút
Số lá (lá)
Tỷ lệ
gốc (mm)
ngọn (cm)
CTTN
sống (%)
Doo ±Sd
Hvn ±Sh
SL ± Ssl
CT1
CT2
CT3

4,56 ± 0,73a
4,80 ± 0,77b
5,24 ± 0,64c

41,55 ± 3,74a
46,37 ± 5,09b
54,49 ± 5,23c


11,31 ± 1,73a
12,54 ± 2,08b
11,97 ± 1,84c

92,22
88,89
90,37

CT4

4,71 ± 0,71ab

43,01 ± 5,26d

12,33 ± 1,91bc

89,63

SigF

0,49

0,46

0,11

0,31

Sig


0,00

0,00

0,01

0,12

Biểu đồ 03: Chiều cao và đường kính cây ở các thí nghiệm phân bón thúc
Kết quả bảng 03 cho thấy, tỷ lệ sống của Gáo vàng ở các thí nghiệm phân bón thúc
khá cao, biến động từ 88,89% đến 92,22%. Tuy nhiên, kết quả phân tích thống kê cho thấy
chưa có sự sai khác ý nghĩa về tỷ lệ sống giữa các thí nghiệm.

Hình 07: Thí nghiệm tưới nước có NPK
(5:10:3) nồng độ 5%

Hình 08: Thí nghiệm tưới nước phân
chuồng ngâm

6


Thí nghiệm tưới nước có NPK (5:10:3) đạt đường kính gốc lớn nhất 5,24mm, tiếp đến
là thí nghiệm tưới nước có phân chuồng ngâm 4,80mm, thí nghiệm tưới nước có phân vi sinh
đạt 4,71mm và thấp nhất ở thí nghiệm không tưới phân 4,56mm. Thông tiêu chuẩn Duncan
khẳng định, thí nghiệm tưới nước có phân NPK ảnh hưởng mạnh nhất đến đường kính cây
Gáo vàng giai đoạn 4 tháng tuổi.
Tương tự như sinh trưởng đường kính, sinh trưởng chiều cao đạt lớn nhất ở thí nghiệm
tưới nước có phân NPK đạt 54,49cm, tiếp đến thí nghiệm tưới nước có phân chuồng ngâm đạt

46,37cm và thấp nhất ở thí nghiệm không tưới phân 41,55cm. Thông qua tiêu chuẩn Duncan
đã khẳng định thí nghiệm tưới nước có phân NPK có sinh trưởng chiều cao mạnh nhất.
Thí nghiệm tưới nước có phân chuồng ngâm có số lá trên cây cao nhất đạt 12,54
lá/cây, tiếp đến thí nghiệm tưới nước có phân vi sinh 12,33 lá/cây, thấp nhất ở thí nghiệm
không tưới phân 11,31 lá.cây.
Từ kết quả phân tích trên cho thấy, phân bón thúc ảnh hưởng đến sinh trưởng cây Gáo
vàng giai đoạn 4 tháng tuổi, trong đó thí nghiệm tưới nước có phân NPK (5:10:3) nồng độ 5%
có ảnh hưởng mạnh nhất.
KẾT LUẬN
Gáo vàng là loài cây có tỷ lệ sống cao ở giai đoạn vườn ươm, tỷ lệ sống biến động từ
88,89% đến 94,44%.
Thành phần ruột bầu có ảnh hưởng đến sinh trưởng cây Gáo vàng giai đoạn vườn
ươm, thí nghiệm hỗn hợp ruột bầu 78% đất + 2% NPK + 20% phân chuồng có đường kính
gốc và chiều cao lớn nhất 4,93mm và 50,41cm.
Chế độ che sáng 50% thuận lợi nhất cho sinh trưởng của cây Gáo vàng giai đoạn vườn
ươm, với đường kính gốc đạt 5,09mm, chiều cao đạt 52,13cm. Khi độ che sáng lớn hơn 50%
thì sinh trưởng có xu hướng giảm.
Tưới nước có phân NPK (5:10:3) nồng độ 5% ảnh hưởng lớn nhất đến cây Gáo vàng
giai đoạn vườn ươm với đường kính gốc 5,24mm và chiều cao 54,49cm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Minh Ngọc, Phan Đức Tuấn (2014), Kết quả nghiên cứu
bước đầu về ảnh hưởng của thành phần ruột bầu và ánh sáng đến sinh trưởng cây con
Mỏ chim giai đoạn vườn ươm, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 2/2014 (3283-3287)

2.

Nguyễn Thị Hải Hồng, Trần Nhật Nam, Võ Trung Kiên (2014), Ảnh hưởng của thành
phần ruột bầu đến sinh trưởng Dầu rái, Sao đen trong giai đoạn vườn ươm. Tạp chí khoa

học Lâm nghiệp, số 2/2014.

3.

Nguyễn Xuân Hùng, Bùi Thị Thu Trang (2016), Ảnh hưởng của chế độ ngập nước và
phân bón đến sinh trưởng của Gáo vàng trồng thuần loài trên đất bán ngập nước tại hồ
thủy điện Trị an, tỉnh Đồng Nai, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số
11/2016, tr 118-122.

4.

Hà Thị Mừng (2013), Ảnh hưởng của N, P và K đến sinh trưởng cây Kháo vàng giai
đoạn 1-2 năm tuổi ở vườn ươm. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 2/2013.

5.

Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Văn Tiến (2012), Ảnh hưởng của phân bón và ánh sáng đến
7


6.
7.

8.

sinh trưởng cây Re gừng giai đoạn vườn ươm. Tạp chí Khoa học lâm nghiệp, số 3/2012.
Nguyễn Văn Sở (2004). Kỹ thuật sản xuất cây con tại vườn ươm. NXB Nông nghiệp.
Phạm Quang Thu, Lê Văn Bình, Võ Ngơn Thảo, Nguyễn Minh Chí (2016), Sâu hại chính
rừng trồng Gáo trắng (Neolamerckia cadamba) và Gáo vàng (Nauclea orientalia) tại
tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 4/2016 (2731 – 4738).

Kurniawati Purwaka Putri, Yulianti Yulianti, Danu Danu (2016). Seedling growth
variation of gempol (Nauclea oeientalis L.) from several mother trees. Jurnal Hutan
Tropis 4 (1): 8-13

EFFECTS OF DIFFERENT POTTING MEDIA, LIGHT COVER AND FERTILIZER
ON THE GROWTH OF Nauclea orientalia IN NURSERY
Nguyen Dac Trien, Ngo The Long, Nguyen Thi Xuan Vien; Nguyen Tai Luyen
Hung Vuong University
ABSTRACT
The study on the effects of different potting media, light cover and fertilizer on the
growth of Nauclea orientalia in nursery was carried out at Hung Vuong University, Phu Tho
province. The results showed that at the 4 month stage, G. orientalia had a high survival
rate ranging from 88,89% to 94,44%; the mix of 78% soil + 2% NPK + 20% manure indicated
the best growth both height and base diameter reaching 50,41cm and 4,93mm, respectively; the
supplementing NPK (5:10:3) at the 5% concentration illustrated the best in base diameter
(5,24mm) and height (54,49cm). At the shading level of 50% the base diameter and height were
5,09mm and 52,13cm, respectively. When the shading level increased, the seedlings growth
tended to decreasing.
Keywords: Fertilizer, Nauclea orientalia, nursery, potting media.

8



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×