Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI TRUNG TÂM DƯỢC PHẨM THANH KHÊ, CÁC QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ VẬN HÀNH MỘT SỐ SẢN PHẨM TẠI XƯỞNG SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 52 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA

BÁO CÁO KẾT QUẢ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI TRUNG TÂM DƯỢC PHẨM
THANH KHÊ, CÁC QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ VẬN HÀNH MỘT SỐ SẢN
PHẨM TẠI XƯỞNG SẢN XUẤT
CHUYÊN NGHÀNH: HÓA DƯỢC
CƠ SỞ THỰC TẬP: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC–THIẾT BỊ Y TẾ ĐÀ
NẴNG

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ TIÊN
Cán bộ hướng dẫn: TRẦN THỊ NGỌC BÍCH

Đà Nẵng – Năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp bắt đầu từ ngày 03/1/2018 đến hết thời gian
thực tập, em đã được tìm hiểu về nhiệm vụ, vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của công ty
Cổ phần Dược - Thiết bị y tế Đà Nẵng – Dapharco.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Trần Thị Ngọc Bích đã quan tâm
hướng dẫn giúp em định hướng trước khi đi thực tập. Em xin cảm ơn ban lãnh đạo công
ty đã tiếp nhận và tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành tốt khóa luận thực tập của
mình. Em cũng xin cảm ơn các anh chị trong công ty đã tận tình hướng dẫn cho chúng
em cơ hội được vận dụng kiến thức vào thực tế và chỉ dạy tận tình cho chúng em những
gì còn thiếu xót. Với những kinh nghiệm quý báu mà các cô chú, anh chị ở đây chia sẻ
đã giúp em hoàn thiện dần kỹ năng của mình. Những kết quả đạt được trong lần thực tập


này là hành trang vững chắc, là nền tảng giúp em tự tin về công việc của mình sau này.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế nên còn nhiều hạn chế về mặt
nhận thức cũng như kiến thức và không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự thông cảm và góp ý của quý công ty.
Em xin chân thành cảm ơn.

2


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP ........................................... 5
Sơ lược về công ty Cổ phần Dược - Thiết bị y tế Đà Nẵng - Dapharco .. 5
1.1.1 Giới thiệu chung ................................................................................ 5
1.1.2 Cơ cấu tổ chức hành chính công ty DAPHARCO ........................... 11
Tổng quan xưởng sản xuất ..................................................................... 12
1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Xưởng ................................................. 12
1.2.2 Sơ đồ các bộ phận của Xưởng ......................................................... 13
1.2.3 Công tác vệ sinh môi trường sản xuất: thực hiện 5S....................... 15
1.2.4 Một số quy trình sản xuất các sản phẩm ......................................... 19
Tổng quan về trung tâm dược phẩm Thanh Khê.................................... 23
1.3.1 Đặc điểm .......................................................................................... 23
1.3.2 Nhiệm vụ chức năng ........................................................................ 24
1.3.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự .......................................................... 24
1.3.4 Một số hình ảnh bên trong của trung tâm ....................................... 26
CHƯƠNG 2. Khái quát nội dung thực tập ....................................................... 28
Mục đích yêu cầu ................................................................................... 28
2.1.1 Mục đích .......................................................................................... 28
2.1.2 Yêu cầu............................................................................................. 28
Nội dung thực tập tốt nghiệp .................................................................. 28
Kế hoạch thực hiện ................................................................................. 29

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG THỰC TẬP............................................................ 30
Thực tập tại trung tâm dược phẩm Thanh Khê ...................................... 30
3.1.1 Các sơ đồ mặt bằng của trung tâm.................................................. 30
3


3.1.2 Cách sắp xếp, bảo quản và theo dõi chất lượng thuốc.................... 31
3.1.3 Đặt hàng và nhập hàng ................................................................... 33
3.1.4 Xử lí thuốc hết hạn - hư hỏng .......................................................... 34
3.1.5 Con đường lưu thông thuốc từ nơi sản xuất đến tay người tiêu
dùng…........... ......................................................................................................... 35
3.1.6 Một số nội quy và chính sách của trung tâm ................................... 35
3.1.7 Một số mặt hàng của trung tâm kinh doanh .................................... 36
3.1.8 Một số dụng cụ thiết bị cần thiết ..................................................... 37
Thực tập tại xưởng sản xuất ................................................................... 38
3.2.1 Yêu cầu đối với sinh viên thực tập ................................................... 38
3.2.2 Phòng đóng gói sản phẩm mỹ phẩm và thực phẩm chức năng ....... 38
3.2.3 Phòng phân bông, phòng sản xuất gạc và phòng đóng gói bông
bang gạc các loại ................................................................................................... 42
3.2.4 Phòng pha chế và kiểm nghiệm ....................................................... 45
3.2.5 Một số phòng ban khác .................................................................... 47
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN ................................................................................ 50
CHƯƠNG 5. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ .................................................... 51
Nhận xét đánh giá của cơ sở thực tập ..................................................... 51
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ......................................................... 52

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP

Sơ lược về công ty Cổ phần Dược - Thiết bị y tế Đà Nẵng - Dapharco
1.1.1

Giới thiệu chung
Thông tin cơ bản

Tên viết tắt:

DAPHARCO

Trụ sở chính:

02 Phan Đình Phùng, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

Tel:

0511. 3821642 - 0511. 810735-104

Fax:

0511. 3891752

Email:



Website:

www.dapharco.com.vn


Mã số thuế:

0400101404

Tổng Giám đốc:

Tống Viết Phải

Kế toán trưởng:

Trần Thị Ánh Minh

Số Tài khoản:

- Tiền Việt: 1020 10000 191304
- Ngoại tệ: 1020 200.000 21358

Tại:

Chi nhánh Ngân hàng Công Thương TP Đà Nẵng

Địa chỉ:

172 Nguyễn Văn Linh - Thành phố Đà Nẵng

Mã chứng khoán:

DDN

Sàn giao dịch:


UPCOM - Hà Nội

Doanh thu bình quân 2.000 tỷ đồng
Nhiệm vụ và mục đích
Cung cấp đầy đủ thuốc men, trang thiết bị, dụng cụ y tế, hóa chất và vật liệu tiêu
hao cho nhu cầu của các cơ sở có giường bệnh, phòng khám, và phục vụ cho nhu cầu sử
dụng thuốc và điều trị, phòng chống bệnh của người dân ở địa phương. Đảm bảo cung
5


cấp đủ thuốc men cho yêu cầu phòng tránh thiên tai, dịch bệnh tại địa phương và khu
vực.
Lĩnh vực kinh doanh chính
Dược phẩm, mỹ phẩm, dược liệu, hóa chất, trang thiết bị vật tư y tế, thực phẩm
chức năng, thực phẩm dinh dưỡng và phòng bệnh, vaccin và chế phẩm sinh học y tế, mắt
kính, sữa các loại, nước bổ dưỡng có vitamin, dịch vụ kho bãi ...
Năng lực hoạt động
- Xuất nhập khẩu, phân phối: Dược phẩm, Mỹ phẩm, Thiết bị y tế, Thực phẩm chức
năng.
- Đấu thầu & cung ứng thuốc - trang thiết bị y tế & vật tư tiêu hao cho các bệnh
viện, cơ sở có giường bệnh.
- Bán buôn, bán lẻ dược phẩm, dược liệu, thành phẩm đông dược, thực phẩm chức
năng, mỹ phẩm, ...
- Sản xuất vật tư y tế tiêu hao.
- Dịch vụ: văn phòng cho thuê, kho bãi, vận chuyển,...
Logo và slogan của DAPHARCO

Hình 1: Logo và slogan của công ti dược Dapharco
Cấu trúc Logo và nội dung Slogan của Dapharco có mối quan hệ mật thiết với nhau,

thể hiện triết lý kinh doanh, chính sách chất lượng của Dapharco.
6


Logo và Slogan Dapharco:
 Là biểu tượng, là lời cam kết với tất cả các mối quan hệ hữu cơ nhằm mục đích
đạt được Sự hợp tác vững bền để phát triển và bền vững.
 Là tài sản vô hình của Dapharco, mỗi thành viên của Dapharco có trách nhiệm
chăm sóc và bảo vệ.
 Logo của DAPHARCO

Hình 2: Logo của DAPHARCO
 Bố cục, hình dáng Logo
Logo được thiết kế trên nền của 2 vòng Benzen cách điệu, tượng trưng cho sản
phẩm của ngành công nghiệp dược hiện đại. Sự kết nối của 2 vòng thể hiện mối liên kết
bền vững trong cấu trúc của tổ chức Dapharco. Hình ngũ giác tượng trưng quan điểm
ngũ hành về y lý của Đông y (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Hai hình ngũ giác thiết kế ở
tâm logo, 2 màu (đỏ - xanh) và đối xứng nhau thể hiện sự “gắn kết bền vững”, sự kết
hợp và chuyển hóa hài hòa theo Thuyết Trung dung “Âm dương”, thể hiện quan điểm
Đông -Tây y kết hợp (y học hiện đại - y học cổ truyền) của ngành y dược Việt Nam.
Hình vuông thiết kế cân đối giữa logo và 2 vòng lục giác thể hiện quan điểm của
Dapharco về tạo dựng các “mối quan hệ bền vững”. Bốn góc (G) vuông tượng trưng
cho 4 mục tiêu của ngành dược: GMP (Sản xuất tốt), GLP (Kiểm nghiệm tốt), GSP (Bảo
quản tốt), GPP (Phân phối tốt). Tổng thể bố cục của logo là hình dáng của tổ ong, biểu
trưng của một tập thể Dapharco đoàn kết, chăm chỉ, siêng năng, cần cù, nhẫn nại, làm
việc có tổ chức, có kỹ luật, có kỹ thuật, có tầm nhìn và hoạt động vươn xa như tập thể
của đàn ong - thụ phấn hoa cho thực vật tồn tại và phát triển.
7



 Bố cục chữ Logo
Phía trái, bên dưới logo là tên thương mại DAPHARCO (Danang Pharmaceutical
- Medical Equipment Joint Stock Company).
Hình ngũ giác màu đỏ tạo chữ D (Phụ âm đầu của từ Danang).
Hình ngũ giác màu đỏ - kéo dài cạnh trái tạo chữ P (Phụ âm đầu của từ
Pharmaceutical)
Hình ngũ giác màu xanh tạo chữ C (Phụ âm đầu của từ Company).
 Màu sắc Logo
Gồm 2 màu đỏ sẫm và xanh sẫm.


Màu đỏ sẫm: theo quan niệm Đông y là dương (nóng). Màu đỏ thể hiện và tượng
trưng về tư duy của con người Dapharco. Đồng thời là màu (sự cạnh tranh) của
vinh quang và chiến thắng. Màu xanh sẫm: theo quan niệm Đông y là âm (lạnh).



Màu xanh thể hiện và tượng trưng cho sự thanh bình, phát triển và khỏe mạnh.
Đồng thời là màu (sự hợp tác) của niềm tin và hy vọng vào sự “phát triển bền
vững” của Dapharco.

 Thể hiện Logo
Logo được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Có thể đúc huy hiệu, làm
phù hiệu, phù điêu hay làm vật kỹ niệm... Dùng để thể hiện trên biển hiệu cơ quan hoặc
in trên tiêu đề thư từ, tài liệu...
Mẫu logo đơn giản dễ thực hiện, có thể phóng to (biển hiệu, quảng cáo...) hoặc thu
nhỏ (danh thiếp, phong bì...) trên cơ sở đảm bảo được tính cân đối, mỹ thuật và hài hòa.
 Slogan

Hình 3: Slogan của DAPHARCO

8


“Sự hợp tác bền vững” thể hiện quan điểm triết lý về hoạt động của Dapharco –
Xu thế toàn cầu hoá của thời đại là “sự hợp tác” để phát triển “bền vững”. Slogan
của Dapharco phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, là chính sách chất lượng
xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của Dapharco.
“Sư hơp tác” này được hiểu: Hợp tác với ai? Hợp tác cái gì? Tại sao phải hợp tác?
Khi nào hợp tác? Làm thế nào để hợp tác?... Tìm được đáp án thể hiện đúng là quá trình
nổ lực, phấn đấu không ngừng của con người Dapharco.
“Sư hơp tác” được thể hiện bên trong (nội bộ) và bên ngoài (khách hàng, đối tác,
địa phương, môi trường...) củaDapharco.
“Sư hơp tác” có bền vững hay không phụ thuộc vào yếu tố nội lực của Dapharco,
trong đó yếu tố con người là vai trò quyết định.
Thực hiện tốt phương châm “Sự hợp tác bền vững” của Dapharco thì mỗi thành
viên của Dapharco cần hiểu rõ trách nhiệm cá nhân đối với định hướng phát triển
của Dapharco, luôn cố gắng tự nâng tầm suy nghĩ, xây dựng tác phong làm việc, “hợp
tác” tích cực với đồng nghiệp, với khách hàng thể hiện "Sư hơp tác bền vững" nhằm
mục tiêu “Dapharco phát triển vững bền”.
Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của công ty là Hiệu thuốc Quốc doanh Quận I Đà Nẵng, được thành lập
năm 1975. Năm 1985, Công ty Dược Đà Nẵng được nâng cấp thành doanh nghiệp nhà
nước và có tên thương mại là DAPHACO. Năm 1997, thành phố Đà Nẵng trở thành đơn
vị hành chính trực thuộc Trung ương, Công ty dược phẩm tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng
(Danapharco) sáp nhập vào công ty Dược Đà Nẵng (Daphaco) do UBND thành phố Đà
Nẵng quyết định. Năm 2005, Công ty chuyển sở hữu, từ Doanh nghiệp nhà nước thành
Công ty cổ phần, tên gọi là Công ty cổ phần Dược – Thiết bị Y tế Đà Nẵng, tên thương
mại là DAPHARCO.
Hiện nay đội ngũ cán bộ - công nhân viên của công ty gồm 500 người có trình độ
chuyên môn và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty. Hệ thống phân phối

gồm: 3 chi nhánh tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Tam Kỳ, 10 trung tâm bán buôn
dược phẩm được phân bổ theo địa bàn Quận đạt tiêu chuẩn GDP, 1 Trung tâm Thiết bị
9


y tế và Vật tư tiêu hao, 1 Trung tâm Đông Dược, 1 Phân xưởng sản xuất, gần 200 Nhà
thuốc GPP và 1 Tổng kho đạt chuẩn GSP làm dịch vụ bảo quản thuốc.
Nguồn nhân lực
Tổng cộng cán bộ - công nhân viên chức: 500 người
-

-

-

-

Sau đại học:

06

 Tiến sĩ dược:

01

 Dược sĩ chuyên khoa I:

03

 Dược sĩ chuyên khoa II:


02

Đại học:

105

 Dược sĩ đại học:

53

 Chuyên môn khác:

52

Trung cấp:

255

 Dược sĩ trung học:

242

 Chuyên môn khác:

13

Sơ cấp:

13


 Sơ cấp dược:

13

10


1.1.2

Cơ cấu tổ chức hành chính công ty DAPHARCO

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị

Phòng TCHC

Chi nhánh

PXSX


Phòng KD -

Phòng

Phòng

XNK

KD -XNK

KT-TV

BP QL CL

BP QL CL
KT

Nội bộ
TT Đông dược

TT DP Quận

Hệ thống nhà thuốc

HT chuyên
doanh

HT chuyên
doanh


Kho GSP

Kho GSP

BP Tiếp thị

GPP
Hình 4: Sơ đồ tổ chức công ty
11


Tổng quan xưởng sản xuất
Chức năng và nhiệm vụ của Xưởng

1.2.1

Chức năng
Sản xuất kinh doanh Mỹ phẩm Vật tư y tế - Thực phẩm chức năng và thực phẩm.
Nhiệm vụ
Quản lý SX- KD và hạch toán theo quy định Công Ty, đảm bảo tiền lương, tiền
thưởng, chế độ người lao động, trách nhiệm đóng góp hiệu quả với Công Ty.
Giải quyết đủ công ăn việc làm, nâng cao thu nhập người lao động và hiệu quả của
Công Ty.
Nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối tác kinh doanh.
Tạo ra sản phẩm phù hợp với thị trường về giá cả, mẫu mã, chất lượng, hiệu quả
kinh tế cao.
Nộp đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
Sờ đồ tổ chức của Xưởng
Giảm đốc


Bộ phận sản
xuất

Bộ phận kho

Bộ phận kinh
doanh

Bộ phận pha
chế - kiểm
nghiệm

Tổ 1

Kho thành
phẩm

Pha chế

Tổ 2

Kho bán
thành phẩm

Kiểm
nghiệm

Kho nguyên
liệu


sản xuất

Hình 5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức xưởng
12


1.2.2

Sơ đồ các bộ phận của Xưởng

Hình 6: Sơ đồ tầng trệt

13


Hình 7: Sơ đồ tầng trên

14


1.2.3

Công tác vệ sinh môi trường sản xuất: thực hiện 5S
Khái niệm chung về 5S

Ngày nay, khái niệm chất lượng và Quản lý Chất lượng toàn diện không còn xa lạ
với các doanh nghiệp Việt Nam. Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường mỗi
doanh nghiệp chọn cho mình một hướng đi riêng trong kinh doanh cũng như trong cách
thức quản lý. Tuy nhiên, dù doanh nghiệp có chọn cách thức kinh doanh nào, đầu tư loại
thiết bị hay máy móc công nghệ nào đi nữa, con người cũng vẫn là yếu tố quyết định

đem lại thành công cho doanh nghiệp.
Xuất phát từ triết lý con người là trung tâm của mọi sự phát triển, mô hình thực
hành 5S đã được áp dụng tại Nhật Bản như một nền tảng để áp dụng thành công hệ thống
quản lý chất lượng. 5S giúp tạo ra một môi trường sạch sẽ, tiện lợi cho tổ chức/ doanh
nghiệp, tạo điều kiện cho việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, đem lại niềm vui
cho khách hàng.
5S là chữ cái đầu của các từ tiếng Nhật: “SERI”, ‘SEITON’, “SEISO”,
“SEIKETSU’.và “SHITSUKE’, tạm dịch sang tiếng Việt là “sàng lọc”, “sắp xếp”, “sạch
sẽ”, “săn sóc”, “sẵn sàng”.

Hình 4: Nguyên tắc 5S của công ty
15


Các bước tiến hành nguyên tắc 5S
Bước 1: (Seiri – Sàng lọc) – Tổng vệ sinh, sàng lọc và phân loại
Trong bước này, điều quan trọng nhất là mọi người trong tổ chức cần đảm bảo xác
định và phân loại được các dụng cụ, đồ dùng theo tần suất sử dụng:
– Những thứ chắc được cần đến thường xuyên trong quá trình sản xuất.
– Những thứ thình thoảng cần đến trong quá trình sản xuất.
– Những thứ được cho là không còn được cần đến trong tương lai.
– Những thứ mà tổ chức không cần đến nữa.
Trong quá trình này, cần đảm bảo tổ chức biết một cách chắc chắn về những câu
trả lời này chứ không chỉ dừng lại ở những suy nghĩ và suy luận, và mọi người luôn nhớ
rằng các vận dụng thừa ra không dùng đến cũng gây ra lãng phí về mặt tiền bạc để cất
giữ. Vì vậy, nguyên tắc đơn giản là “Đừng giữ những gì mà tổ chức không cần đến”.
Khi thực hiện sàng lọc, cần đảm bảo việc loại bỏ những lãng phí ngay tại nguồn
thông qua 7 bước sau đây:
– Xác định mức độ bụi bẩn / rò rỉ.
– Thực hiện việc tổng vệ sinh.

– Tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của các hiện tượng phát hiện trên hiện trường.
– Xác định những khu vực “xấu” nhất trong nhà máy / phạm vi xem xét.
– Liệt kê một cách chi tiết các nguyên nhân cho khu vực này.
– Quyết định phương châm hành động hiệu quả.
– Lên kế hoạch tiến độ và ngân sách (nếu cần thiết) cho việc triển khai.

16


Bước 2: (Seiton – Sắp xếp) – Sắp xếp bố trí lại các khu vực
Trong giai đoạn này mọi thứ cần được xếp đặt vào đúng chỗ của mình, và để như
vậy, cần tổ chức khu vực lưu giữ cho các thiết bị/dụng cụ thông qua việc trả lời các câu
hỏi như: “Cái gì?” “Ở đâu?”, “Bao nhiêu?”, … .
Nguyên tắc bố trí các vị trí lưu giữ là dựa trên tần xuất sử dụng: những thứ thường
xuyên sử dụng được sắp xếp gần với vị trí làm việc, những thứ ít sử dụng được sắp xếp
xa vị trí làm việc. Trong phạm vi khu vực sản xuất, tổ chức cần xác định rõ ràng các khu
vực đi lại, khu vực làm việc, khu vực nghỉ ngơi, … . Các màu sắc khách nhau có thể
được sử dụng để phân biệt mỗi khu vực (ví dụ: màu đỏ cho các vị trí để trang thiết bị
phòng cháy chữa cháy, và các khu vực nguy cơ cao về an toàn, màu vàng cho giới hạn
khu vực đi lại). Cần lưu ý để các vật dụng thiết yếu như bình chữa cháy và các trang thiết
bị an toàn luôn dễ nhìn và dễ tiếp cận. Các vị trí lưu giữ cần được đảm bảo thích hợp với
mục đích sử dụng, được duy trì tốt, các dụng cụ dễ được tìm thấy, có hình thức nhận biết
rõ ràng với dụng cụ và các vị trí. Điều quan trọng là có vị trí cho từng thứ và mọi thứ
phải ở đúng vị trí.
Bước 3: (Seiso – Sạch sẽ) – Thường xuyên vệ sinh và kiểm tra
Tổ chức cần lên kế hoạch cho việc kiểm vệ sinh thường xuyên để tạo ra và duy trì
một môi trường làm việc gọn gàng và sạch sẽ. Trách nhiệm cần được thiết lập và gắn
cho từng khu vực cụ thể và đảm bảo quy định rõ ràng về vai trò và trách nhiệm trong
việc về sinh và kiểm tra. Trong bước này, tổ chức cần thiết lập được các chu trình thường
xuyên cho duy trì môi trường làm việc sạch sẽ (ví dụ: 5 phút 5S mỗi đầu cuối ngày, 30

phút 5S mỗi chiều Thứ Sáu). Một điều cần quan tâm là đảm bảo việc vệ sinh phải trở
thành một hoàn động thường xuyên, liên tục, được giám sát, mọi nhân viên coi đó là
niềm tự hào và giá trị đóng góp cho tổ chức.
Bước 4: (Seiketsu – Săn sóc) – Duy trì tiêu chuẩn về sự sạch sẽ, ngăn nắp
Tổ chức cần xác định tiêu chuẩn cho những điều được coi là bất thường và làm cho
chúng trở nên trực quan, dễ nhận, viết đối với nhân viên. Điều này bao gồm: Việc thiết
17


kế các nhãn mác rõ ràng và tiêu chuẩn cho các vị trí, dụng cụ, thiết bị và đặt chúng ở
những vị trí quy định.
Hình thành các chỉ số (và cách nhận biết) khi các giới hạn bị vượt (ví dụ đồng hồ
áp lực, đồng hồ nhiệt độ, mức nguyên liệu trong thùng nạp,…)
– Vẽ sơ đồ đánh dấu vị trí khi các đồ vật/dụng cụ được mang đi hoặc trả lại vị trí.
– Ngoài ra, duy trì tiêu chuẩn cũng cần đến việc thiết lập, thống nhất và duy trì.
– Tiêu chuẩn về sự sạch sẽ.
– Các quy trình để duy trì tình trạng tiêu chuẩn.
– Đánh dấu và ghi nhãn thống nhất cho toàn bộ các đồ vật/dụng cụ.
– Thiết lập phương pháp thống nhất cho chỉ thị về giới hạn, xác định các vị trí,….
Bước 5: (Shitsuke – Sẵn sàng) – Hình thành thói quen và thực hành
Cũng như đối với việc áp dụng công cụ nâng cao năng suất chất lượng nào, khó
khăn lớn trong thực hiện 5S là việc tuân thủ các quy định, việc áp dụng thực hành 5S đòi
hỏi sự cam kết và ủng hộ của Lãnh đạo cao nhất thông qua việc chỉ đạo thực hiện, tập
trung nguồn lực, kinh phí và thời gian. Vì vậy, tổ chức cần hình thành và củng cố các
thói quen thông qua hoạt động đào tạo và hướng dẫn mọi cán bộ nhân viên trong tổ
chức/doanh nghiệp hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa cũng như phương pháp để thực hiện. Từ đó
mỗi phòng ban/phân xưởng có thể chủ động đưa ra kế hoạch thực hiện tại đơn vị của
mình. Bên cạnh đó, tổ chức cần xây dựng các chính sách thưởng phạt phù hợp để khuyến
khích cán bộ công nhân viên tích cực thực hiện nội quy Trong bước này, việc đào tạo
các quy trình mới nên được thực hiện thông qua các hình ảnh trực quan hơn là lới nói,

và luôn đảm bảo mọi người (liên quan) đều tham gia vào việc phát triển các tài liệu tiêu
chuẩn như bảng kiểm tra, tiêu chuẩn thao tác. Hãy đảm sự tham gia của tất cả mọi người
– Bí quyết thành công của chương trình thực hành 5S là tạo một môi trường khuyến
khích mọi người tích cực tham gia, phát huy sáng kiến và duy trì, cải tiến không ngừng,
18


tạo nên một nguyên tắc hoạt động trong tổ chức/doanh nghiệp để đảm bảo tính hiệu quả
trong quản lý và kinh doanh.
1.2.4

Một số quy trình sản xuất các sản phẩm
Quy trình sản xuất sản phẩm cao ích mẫu
Ngãi cứu xay

khô
Ích mẫu xay khô

Đường đã pha siro

Nước tinh lọc

Hương phụ say khô

Chiết nóng

Dịch chiết đã lọc

Điều chỉnh thể


Ethanol 96%

Kiểm tra cảm quan, độ

tích

đồng nhất, định lượng

Đóng lọ 125ml

bán thành phẩm

Đóng hộp giấy

Đóng thùng
Kiểm tra thành phẩm
Nhập kho

Hình 9: Quy trình sản xuất sản phẩm cao ích mẫu

19


Quy trình sản xuất nước brine

Natriclorid

Phenol

Nước tinh lọc


Acid boric

Khuấy trộn

Khuấy trộn

Nước tinh

Điều chỉnh thể

lọc

tích
Kiểm tra cảm
Đóng lọ

quan, độ đồng
nhất, định lượng

Dán nhãn, đóng co

bán thành phẩm

06 lọ 200ml/lốc
hoặc 10 hộp
Đóng thùng

Kiểm tra thành
phẩm


Nhập kho

Hình 10: Quy trình sản xuất sản phẩm nước Brine

20


Quy trình sản xuất oxi già

Nước oxy già

Nước tinh lọc

đ/đặc
Ethanol 96%

Acid benzoic

Khuấy trộn 250
v/phút

Khuấy trộn 205
v/phút
Kiểm

Nước tinh lọc

Điều chỉnh thể tích


tra

cảm

quan, độ đồng
nhất, định lượng

Lọ nắp, nút rửa
sạch sấy khô 40500C

Đóng lọ 30ml

bán thành phẩm

Dán nhãn, Đóng
co 10 lọ

Đóng thùng

Kiểm tra thành phần
Nhập kho

Hình 11: Quy trình sản xuất nước oxy già

21


Quy trình sản xuất nước súc miệng sunny
Ethanol 96%


Phòng kiểm

Khuấy trộn/ cồn 96%

Lutrol

cho hòa tan tốc độ

nghiệm, KCS

Menthol

250 v/phút

Tinh dầu bạc hà
Aces

Nước tinh khiết

Khuấy trộn đều

Chlorhexidine

50 v/phút

Lọ, nắp, nút rửa sạch,
sấy khô 40-50oC

Điều chỉnh
thể tích

Đóng lọ
250ml
Văn nắp kín,
dán nhãn

Kiểm tra
thành phẩm
Đóng thùng

Nhập kho
Hình 12: Quy trình sản xuất nước súc miệng sunny
22


Tổng quan về trung tâm dược phẩm Thanh Khê
1.3.1 Đặc điểm
Địa chỉ: 215 Nguyễn Hữu Thọ, Hòa Cường Bắc, Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Điện thoại: 0236 3632 188
Đạt tiêu chuẩn GDP: thực hành tốt phân phối thuốc.

Hình 13: Giấy chứng nhận đạt chuẩn GDP

Hình 14: Trung tâm dược phẩm Thanh Khê

23


1.3.2

Nhiệm vụ chức năng


Nhập khẩu và phân phối một số mặt hàng: dược phẩm, thực phẩm chức năng, vật
tư y tế,… đến các nhà thuốc, quầy thuốc, bệnh viện,…
Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự

1.3.3

Hình 15: sơ đồ tổ chức nhân sự
Bảng phân công công việc
STT

1

HỌ VÀ

TRÌNH

NHIỀM

TÊN

ĐỘ

VỤ

CHUYÊN

ĐƯỢC

MÔN


GIAO

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

Phụ

Quản lý, điều hành hoạt động kinh

QUỐC

trách

doanh tại trung tâm:

BẢO

trung

TRẦN

DSĐH

 Bố trí nhân sự tại công ty

tâm

 Báo cáo tình hình kinh doanh
cho tổng giám đốc
24



2

Phụ

Chịu trách nhiệm về công tác dược

THANH

trách

chính tại trung tâm.

BẢY

chuyên

NGUYỄN

DSĐH

môn

Kiểm soát chất lượng hàng hóa trong
kho.
Hướng dẫn xây dựng và duy trì nguyên
tắc GDP.

3


PHAN

DSTH

Kế toán

VĂN

và bán

HÙNG

hàng

Báo cáo về phòng kế toán công ty.
Lập chứng từ nộp thuế.
Theo dõi công nợ.
Nhập đơn đặt hàng, dự trù hàng
Báo cáo tình hình kinh doanh cho giám
đốc trung tâm

4

CAO THỊ

DSTH

Nhân


Bán hàng, xuất hóa đơn, theo dõi mạng

viên bán lưới bán lẽ.

VĨNH

hàng
kiêm thủ

Quản lý thu chi tại trung tâm.

quỹ
5

PHAN

DSTH

Thủ kho

Chịu trách nhiệm về số lượng và bảo vệ
chất lượng hàng hóa trong kho.

THỊ THU
TRANG

Được quyền từ chối xuất nhập nếu thấy
không đúng nguyên tắc GDP.

6


TRẦN

DSTH

NV giao Nhận và giao hàng theo yêu cầu của

ĐÌNH

nhận-

THẮNG

vận

trung tâm.

25


×