Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án Hóa học 12 bài 30: Thực hành tính chất của Natri, Magie, Nhôm và hợp chất của chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.44 KB, 2 trang )

Giáo án hóa học lớp 12 – Chương trình cơ bản

Giáo viên: Văn Công Mưu

THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT CỦA NATRI,
MAGIE, NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
I/- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức trọng tâm:
Biết được: Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :
+ So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg và Al với nước.
+ Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm.
+ Phản ứng của nhôm hiđroxit với dung dịch NaOH và với dung dịch H2SO4 loãng.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3. Tư tưởng, liên hệ thực tế, giáo dục hướng nghiệp:
Ứng dụng của kim loại trong cuộc sống.
II/- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Đàm thoại phức hợp.
III/- CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
GV:
1. Dụng cụ: Ống ngiệm + giá để ống nghiệm + cốc thuỷ tinh + đèn cồn.
2. Hoá chất: Các kim loại: Na, Mg, Al; các dung dịch: NaOH, AlCl3, NH3, phenolphtalein.
HS: xem sgk
IV/- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY.
A. Ổn định.
B. Bài cũ.
C. Bài mới.
TG
NỘI DUNG BÀI GIẢNG


Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg, Al
với H2O.
a) Chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm như SGK
b) Quan sát hiện tượng và nhận xét:
– Cho mẫu Na vào ống nghiệm (1) chứa nước đã nhỏ
vài giọt phenolphthalein, Na tác dụng nhanh với nước, tạo
thành dung dịch kiềm mạnh NaOH, dd chuyển sang màu
hồng.
– Cho mẫu Mg vào ống nghiệm (2) chứa nước đã nhỏ
vài giọt dd phenolphthalein, Mg tác dụng với nước tạo
thành Mg(OH)2 , có bọt khí hidro li ti nổi lên nhưng dd
không chuyển sang màu hồng
– Cho mẫu Al vào ống nghiệm (3) chứa nước đã nhỏ
vài giọt dd phenolphthalein, dd không chuyển màu hồng.
Hiện tượng trên là do ở nhiệt độ thường Al có thể khử
được nước giải phóng H2 nhưng phản ứng nhanh chóng bị
dừng lại vì lớp Al(OH)3 kết tủa keo bám trên bề mặt lá
nhôm đã ngăn cản không cho Al tiếp xúc với nước.
– Khi đun nóng các ống nghiệm (2) và (3), dd trong
ống nghiệm (2) chuyển sang màu hồng, dd trong ống
nghiệm (3) vẫn không màu.
– Nhận xét: Na tác dụng nhanh với nước ở ngay nhiệt
độ thường ; Mg tác dụng chậm với nước ở nhiệt độ
thường, tác dụng nhanh với nước ở nhiệt độ cao, Al không
tác dụng với nước dù ở nhiệt độ cao.
Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm.
a) Chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm như SGK
b) Quan sát hiện tượng và nhận xét: mãnh nhôm
tan dần trong NaOH tạo thành dd natri aluminat đồng thời
có sủi bọt khí.


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 Hoạt động 1. Công việc đầu
bước thực hành.
- GV: Nêu mục tiêu, yêu cầu
của tiết thực hành, những lưu ý
cần thiết, thí dụ như phản ứng
giữa Na với nước, không được
dùng nhiều Na, dùng ống
nghiệm chứa gần đầy nước.
- GV có thể tiến hành một số
tính chất mẫu cho HS quan sát.

 Hoạt động 2.
- Thực hiện thí nghiệm như
SGK.
- GV hướng dẫn HS làm thí
nghiệm, quan sát hiện tượng

 Chương 6

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HS quan sát GV làm mẫu
và làm thí nghiệm theo chỉ
dẫn của giáo viên.

HS quan sát GV làm mẫu
và làm thí nghiệm theo chỉ
dẫn của giáo viên.



Giáo án hóa học lớp 12 – Chương trình cơ bản

Giáo viên: Văn Công Mưu
xảy ra.

Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3.
a) Chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm như SGK
b) Quan sát hiện tượng và nhận xét:
- Phản ứng 1) tạo dung dịch keo, đó là kết tủa Al(OH)3.
- Phản ứng 2) và 3) đều tạo dung dịch trong suốt.

D. Củng cố:

 Hoạt động 3.
- Thực hiện thí nghiệm như
SGK.
- GV hướng dẫn HS làm thí
nghiêm và quan sát hiện tượng
xảy ra.
 Hoạt động 4
- GV: Hướng dẫn HS viết
tường trình thí nghiệm.

Hoạt động 5

- GV thu bài tường trình thí nghiêm và kết luận.
- Về nhà chuẩn bại bài để tiết sau kiểm tra một tiết.
BTVN: Bài tập SGK và SBT. Về chuẩn bị bài học mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:


 Chương 6

HS quan sát GV làm mẫu
và làm thí nghiệm theo chỉ
dẫn của giáo viên.

HS viết tường trình thí
nghiệm.



×