Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án Hóa học 12 bài 30: Thực hành tính chất của Natri, Magie, Nhôm và hợp chất của chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.6 KB, 2 trang )

GIÁO ÁN HÓA HỌC 12

Thực hành:
TÍNH CHẤT CỦA Na, Mg Al VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về một số tính chất hoá học của Na, Mg, Al và hợp chất của nhôm.
- tiếp tục rèn luyện kĩ năng thao tác, quan sát và giải thích hiện tượng trong thí nghiệm
II. Chuẩn bị dụng cụ:
Dụng cụ thí nghiệm
-

Cốc thuỷ tinh 500ml: 3
Oáng hình trụ có đế: 1
Oáng nghiệm : 5
Phễu thuỷ tinh cỡ nhỏ : 1
Oáng hút nhỏ giọt: 3
Giá để ống nghiệm: 1
Đũa thuỷ tinh: 1
Kẹp kim loại: 1

Hoá chất
-

Na
Mg sợi hoặc băng dài
Al lá
Dung dịch CuSO4 đặc
Dung dịch Al2(SO4)3 đặc
Dung dịch NaOH
Dung dịch H2SO4 hoặc HCl.


III. Các hoạt động thực hành:
Chia học sinh theo 8 nhóm thực hành, mỗi nhóm từ 5 – 6 em

Thí nghiệm 1:

So sánh phản ứng của Na, Mg, Al với nước.

1. Na tác dụng với nước ở nhiệt độ thường:
- Tiến hành thí nghiệm như SGK
- Cần lưu ý cho học sinh:
Thực hiện phản ứng trong một thí nghiệm. Nước trong ống nghiệm bằng ¾ ống , nhỏ vài giọt PP.
Dùng kẹp sắt cho vào ống nghiệm miếng Na bằng ½ hạt đậu xanh.
Quan sát hiện tượng
2. Mg - Al tác dụng với nước:
- Thực hiện thí nghiệm như SGK.


GIÁO ÁN HÓA HỌC 12
Cho vào ống nghiệm thứ 2 có chứa 5 ml nước và 1 giọt PP một mẩu Mg. Lắc nhẹ, quan sát.
Cho vào ống nghiệm thứ 3 có chứa 5 ml nước và 1 giọt PP một mẩu Al. Lắc nhẹ, quan sát.
Đun nóng cả 2 ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn sôi khoảng 1 phút, Quan sát hiện tượng.
Rút ra nhận xét về khả năng phản ứng của Na, Mg, Al với nước.

Thí nghiệm 2: phản ứng của nhôm với dung dịch CuSO4:
a. Chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm như SGK
Có thể nhúng lá nhôm vào dung dịch HCl loãng rồi rửa bằng nước sạch để làm mất lớp
Al2O3 bao phủ ngoài lá nhôm.
o Cần dung dịch CuSO4 đặc.
o Có thể thực hiện phản ứng trong hõm nhỏ của đế sứ giá thí nghiệm thực hành.
b. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích:

o

- Nhúng lá nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO 4. không có phản ứng hoá học sảy ra vì
trong không khí bề mặt của nhôm được phủ kín bằng màng Al2O3 rất mỏng nhưng rất vững chắc.
- Sau khi dùng giấy ráp mịn đánh sạch lớp Al 2O3 phủ ngoài lá nhôm ta nhúng lá nhôm vào dung
dịch CuSO4 thì sau vài phút có lớp vảy màu đỏ bám lên mặt lá nhôm.
Thí nghiệm 3: Tính chất của nhôm hiđroxit:
a) Tiến hành thí nghiệm như SGK và lưu ý khi điều chế kết tủa Al(OH) 3 từ dung dịch Al2(SO4)3 đặc
và dung dịch NaOH không dùng dư NaOH.
b) Quan sát hiện tượng sảy ra và kết luận.
- Khi nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào Al(OH) 3 chứa trong cốc nước (1) thì Al(OH) 3 tạo thành AlCl3
và nước.
- Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH đặc vào Al(OH) 3 chứa trong cốc nước (2) thì Al(OH) 3 cũng tan, tạo
thành Na[ Al(OH)4]
- HS: viết phương trình phản ứng minh hoạ.
- Kết luận: Al(OH)3 là hợp chất có tính lưỡng tính
I.
HS viết tường trình thí nghiệm



×