Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Hóa học 12 bài 30: Thực hành tính chất của Natri, Magie, Nhôm và hợp chất của chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.29 KB, 4 trang )

HÓA HỌC 12

THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA NATRI, MAGIE, NHÔM
VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
I. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM VÀ HOÁ CHẤT CHO MỘT NHÓM
THỰC HÀNH
1) Hoá chất
 Na
 Vụn Mg: 2 mẩu
 Vụn Al: 2 mẩu
 Dung dịch NaOH: 1 lọ
 Dung dịch NH3: 1 lọ
 Dung dịch AlCl3: 1 lọ
 Dung dịch phenolphtalein: 1 lọ
 Dung dịch H2SO4 loãng (hoặc dung dịch HCl) : 1 lọ

2)Dụng cụ thí nghiệm
 ống nghiệm: 7 cái
 Kẹp ống nghiệm: 2 cái
 Giá đỡ ống nghiệm: 1 cái
 Đèn cồn: 1 cái
 Kẹp gắp kim loại: 1 cái
 Đũa thuỷ tinh: 1 cái

II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành
Hoạt động của học sinh
Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản ứng của
Na, Mg, Al với nước
- HS dùng miếng giấy thấm nhận Na
- Rót nước vào ống nghiệm thứ nhất (khoảng 3/4


ống), thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein đặt vào
giá ống nghiệm rồi bỏ vào đó một mẩu natri nhỏ bằng
hạt đậu xanh.
- Rót vào ống nghiệm thứ hai và thứ ba khoảng 5
ml nước, thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein,
sau đó đặt vào giá ống nghiệm, rồi bỏ vào ống thứ
hai một mẩu kim loại Mg và ống thứ ba một mẩu
kim loại Al vừa cạo sạch lớp vỏ oxit. Quan sát hiện
tượng xảy ra. Đun nóng cả 2 ống nghiệm và quan
sát.
Nhận xét mức độ phản ứng ở 3 ống nghiệm. Viết
phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

Hoạt động của giáo viên
Thí nghiệm 1: So sánh khả năng
phản ứng của Na, Mg, Al với nước
- GV cắt miếng Na thành những mẩu
Na nhỏ bằng hạt đậu xanh rồi chia
cho cả nhóm HS
- GV cảnh báo HS: không được để
Na dính vào tay.
- GV hướng dẫn cho HS kĩ thuật làm
thí nghiệm: Na tác dụng với H2O để
đảm bảo an toàn
- GV quan sát để nhắc nhở HS: kĩ
thuật đun ống nghiệm trên ngọn lửa
đèn cồn.
- GV có thể cho HS làm thí nghiệm
đối chứng:
. Cho mẫu Al chưa “bóc” lớp áo

Al2O3 vào H2O.
. Cho mẫu Al đã “bóc” lớp áo Al2O3
vào H2O.
HS quan sát hiện tượng và so sánh
1


HÓA HỌC 12

- GV nêu vấn đề: làm thế nào để
“bóc“ lớp áo Al2O3 trên mẩu Al
nhanh nhất, hay nhất?
Ngâm những mẩu vụn Al trong
a. hoặc dung dịch NaOH hoặc dung
dịch HCl cho đến khi thấy hiện tượng
sủi bọt khí thật nhiều
b. hoặc trong dung dịch HNO3 loãng
cho đến khi thấy xuất hiện khí nâu thì
dừng.
• Sau đó rửa những mẩu vụn Al bằng
nước sạch nhiều lần
+ Nếu HS không trả lời được thì GV
dẫn dắt HS tìm ra câu trả lời hoặc GV
diễn giảng
+ GV hỏi: Vì sao trong TN a phải để
cho đến khi thấy sủi bọt khí thật
nhiều thì mới dừng?
+ GV nêu câu hỏi: Vì sao trong TN b
phải để cho đến khi thấy xuất hiện
khí nâu thì mới dừng?

+ GV hỏi: Vì sao sau TN a hoặc b
phải rửa những mẩu vụn Al bằng
Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch nước sạch nhiều lần?
kiềm
Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với
Rót 2 - 3 ml dung dịch NaOH loãng vào ống dung dịch kiềm
nghiệm và bỏ vào đó một mẩu nhôm. Đun nóng
nhẹ để phản ứng xảy ra mạnh hơn. Quan sát bọt - GV nói với HS: Không cần đun
khí thoát ra. Viết phương trình hoá học của các cũng được
phản ứng.
Thí nghiệm 3: Khả năng phản ứng của Al(OH)3 Thí nghiệm 3: Khả năng phản ứng
với dung dịch NaOH và với dung dịch H 2SO4 của Al(OH)3 với dung dịch NaOH và
loãng.
với dung dịch H2SO4 loãng
- Rót vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3 ml dung
dịch AlCl3 rồi nhỏ dung dịch NH3 dư vào sẽ thu - GV nhắc HS ghi nhớ trạng thái của
được kết tủa Al(OH)3.
Al(OH)3
- Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào một ống, lắc - GV quan sát để nhắc nhở HS: kĩ
nhẹ. Quan sát hiện tượng.
thuật lắc ống nghiệm
Thí nghiệm so sánh khả năng phản ứng của Na, Mg,
Al với H2O

2


HÓA HỌC 12

- Nhỏ dung dịch NaOH vào ống kia, lắc nhẹ.

Quan sát hiện tượng.
Viết phương trình hoá học của các phản ứng và
giải thích hiện tượng.

Điều chế Al(OH)3 và thử tính chất lưỡng tính của nó

2. ViÕt têng tr×nh: MÉu bµi têng tr×nh thÝ nghiÖm:
BÀI TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM
Môn Hóa học- lớp 12... - học kỳ... - hệ số 1
Lớp:.........
Nhóm:.
1)

2)
Điểm

Tên thí
STT
nghiệm

4)

3)
Lời phê của giáo viên

Cách tiến
hành thí
nghiệm

Hiện tượng (thực tế)

quan sát được

Giải thích Viết PTHH của
hiện tượng các phản ứng

* GV có thể soạn bài trắc nghiệm 20 câu theo nội dung bài thực hành để kiểm tra
học sinh.
- Nội dung câu hỏi khác với bài kiểm tra trên lớp: Chú trọng đến mục tiêu bài là thực
hành.
- Các hiện tượng xảy ra (thực tế HS quan sát được)
- Giải thích hiện tượng.
- Hoá chất dùng làm thí nghiệm:
+ Tại sao dùng chất này, không dùng chất khác?
3


HÓA HỌC 12

+ Tại sao dùng dung dịch loãng, đặc?
- Kỹ năng thực hành ( thực tế HS vừa làm):
+ Vì sao cho chất này vào trước, chất kia vào sau mà không phải ngược lại?
+ Vì sao lại thao tác thế này?
+ ...
- Mẫu bài kiểm tra thực hành thí nghiệm:
BÀI KIỂM TRA THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
Môn Hóa - Lớp 12.... - Học kỳ ... - Hệ số 1
Lớp:............
Nhóm:........
1)
Tên thí nghiệm


4

2)

3)
Câu hỏi kiểm tra

4)
Bài làm



×