Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Xây dựng hệ thống kênh phân phối của công ty cổ phần Quang Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.63 KB, 63 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, sau khi thực hiện được một chặng đường thực hiện
chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội, nước ta đã đạt được những thành
công to lớn và rất quan trọng trong các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội, đời
sống nhân dân được cải thiện...
Quyết định đi lên nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN cho phép các
doanh nghiệp có điều kiện và nhiều cơ hội kinh doanh trên thị trường, nhưng cũng
đặt các doanh nghiệp vào tình thế cạnh tranh ngày càng gay gắt. Quan điểm
Marketing hiện đại ngày nay cho rằng một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
thì phải đặt vấn đề thoả mãn nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu. Do vậy, việc
ứng dụng những triết lý của Marketing trong chiến lược kinh doanh của các công
ty ngày càng phổ biến. Đặc biệt là việc sử dụng các biến số giá cả, sản phẩm, phân
phối, cổ đông và xúc tiến trong phối thức Marketing- Mix trong các chiến lược
kinh doanh của mình.
Việc xây dựng một hệ thống kênh phân phối có ý nghĩa rất quan trọng với hoạt
động kinh doanh của một công ty. Bởi một sản phẩm chỉ có thể tiêu thụ được ở nơi
mà người ta cần nó. Tuy nhiên việc tiến hành các chương trình phân phối sản phẩm
của các công ty kinh doanh lại luôn là vấn đề bức xúc hiện nay.
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn nhiều thiếu hụt về hệ
thống phân phối về số lượng, chất lượng cũng như nhiều vấn đề khác nữa về
kênh phân phối, mặt khác kênh phân phối có vai trò hết sức quan trọngtrong
việc tiêu thụ, tạo dựng hình ảnh công ty, trong đó có công ty cổ phần Quang
Trung trong việc xây dựng tổ chức hệ thống kênh phân phối. Chính vì vậy em
đã chọn đề tài :“Xây dựng hệ thống kênh phân phối của công ty cổ phần
Quang Trung”

1


Do thời gian, tài liệu và trình độ còn nhiều hạn chế, chắc chắn để tài của
em không tránh khỏi có nhiều sai sót. Rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý


của các thầy cô và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề đặt ra trong đề tài này.
Nhân đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, ThS. Ngô Thị
Việt Nga về sự giúp đỡ nhiệt tình và những ý kiến đóng góp quí báu của cô
trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú,anh,chị trong Phòng kinh doanh,
phòng tài chính kế toán ở công ty cổ phần Quang Trung đã đã tận tâm hướng dẫn
đề em có thể hoàn thành được đề tài này.
Mặc dù em đã rất cố gắng nhưng vẫn không tránh khỏi những thiều sót.
Vậy em kính mong các thầy cô cùng quí Công ty chỉ bảo và giúp đỡ để em có
thể hoàn thiện tốt hơn cho các lần nghiên cứu sau.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Quang Trung
1.1.Những thông tin chung
Tên công ty

:

CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG

Tên giao dịch

:

QUANG TRUNG JOINT STOC COMPANY


Tên viết tắt

:

QTC

Trụ sở giao dịch

:

Đường Tô Hiệu – Hà Đông – Hà Nội

Số điện thoại

:

(0433)825646 – 820533 – 822173

Fax

:

521697

Vốn điều lệ

:

2.000.000.000 VND trong đó có 35% là vốn nhà


nước
Giấy phép kinh doanh số

:

0303000141

Do sở khoa học và đầu tư tỉnh Hà Tây cấp ngày 10/02/2004
Ngành nghề kinh doanh

: Sản xuất và tiêu thụ bia hơi, bia chai.

Công ty cổ phần Quang Trung là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về mặt tài
chính và dưới sụ chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh Hà Tây (cũ).
1.2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Quang Trung
Công ty liên doanh sản xuất bia hơi và nước giải khát Quang Trung là đơn vị
liên doanh giữa công ty lương thực Hà Tây và viện khoa học các hợp chất thiên
nhiên được thành lập theo quyết định số 333/QĐ – UB ngày 28/12/1993 của
UBND tỉnh Hà Tây (cũ).
Năm 1994, công ty liên doanh đã đầu tư 3.127.950.000 VND để xây dựng nhà
xưởng và mua sắm thiết bị với công suất là 2.000.000 lít / năm. Đến ngày
21/02/1998 do bên liên doanh Viện khoa học các hợp chất thiên nhiên xin rút vốn.
3


Trước thực lực hiện tại của công ty, cùng với sự đồng ý của UBND tỉnh Hà Tây
(cũ), công ty lương thực Hà Tây ra quyết định số 77/CTLT – TCLD/QĐ ngày
25/02/1998 thành lập Xí nghiệp chế biến kinh doanh Bia, nước giải khát Quang
Trung, là đơn vị trực thuộc công ty lương thực Hà Sơn Bình (Hà Tây cũ) với số cán

bộ công nhân viên là 70 người.
Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc cổ phần các doanh nghiệp Nhà
nước để phát huy tính chủ động của doanh nghiệp mình. Căn cứ vào nghị định số
62/2002/NĐ – CT ngày 19/06/2002 của chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp
Nhà nước thành công ty cổ phần. Thực hiện quyết định số 152/HĐQT/QĐ ngày
07/05/2002 của chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần lương thực miền Bắc
quyết định cổ phần hóa xí nghiệp chế biến kinh doanh lương thực bia, nước giải
khát Quang Trung của công ty cổ phần lương thực Hà Tây.
Theo quyết định số 5866/QĐ – BNN – TCCB ngày 30/12/2003 của Bộ Trưởng
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc:” chuyển bộ phận doanh nghiệp
Nhà nước Xí nghiệp chế biến kinh doanh lương thực bia nước giải khát Quang
Trung thành công ty cổ phần Quang Trung”. Công ty cổ phần Quang Trung chính
thức đi vào hoạt động từ ngày 31/12/2003.
Tên doanh nghiệp

: Công ty cổ phần Quang Trung

Vốn điều lệ

: 2.000.000.000

Tỉ lệ cổ phần của các cổ đông
Trong đó
Nhà nước

: 35% vốn điều lệ (700.000.000 VND)

Người lao động trong
và ngoài doanh nghiệp


: 65% vốn điều lệ (1.300.000.000 VND)

Trị giá cổ phần

: 100.000 VND

4


Từ đây, công ty bước sang một giai đoạn mới với 50 lao động, trong đó có 36
lao động trực tiếp, 14 động gián tiếp và 69 cổ đông, với cơ sở vật nghèo nàn, máy
móc kỹ thuật đã bị lạc hậu.
1.3.Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh của công ty
Chức năng, nhiệm vụ chính của công ty là tổ chức và thực hiện hoạt động sản
xuất kinh doanh, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, cung cấp cho thị trường
về mẫu mã, chủng loại sản phẩm như bia, nước giải khát các loại.
Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cho nên công ty phải tổ chức các hoạt
động kinh doanh thuận lợi, đồng thời tạo ra công ăn việc làm và không ngừng nâng
cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Mặt khác công ty phải
thực hiện các quy định của cơ quan quản lý kinh tế về giá cả, chất lượng, dịch vụ
góp phần bình ổn giá thị trường, đảm bảo việc tiêu thụ hàng hóa tốt hơn. Công ty
trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn được giao theo các chế độ quy định về tài
chính kế toán. Công ty luôn phải thực hiện các chỉ tiêu, mục đích đặt ra để thực
hiện các nghĩa vụ kinh tế đối với nhà nước thông qua các chỉ tiêu nộp ngân sách.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Quang Trung
2.1.Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Quang Trung

5



Sơ đồ 1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Quang Trung
Hội đồng quản trị
Giám đốc điều hành

Phòng

Phòng

Phòng

Phân

tổ chức

tài

kế

xưởng

hành

chính

hoạch

sản xuất

chính


kế

kinh

toán

doanh

Tổ

Tổ nấu

nghiền

men

Tổ lọc

Tổ

Tổ

áp

bia

lực

chai


( Nguồn : Phòng tổ chức kinh doanh )

Theo sơ đồ trên ta thấy công ty cổ phần Quang Trung là đơn vị sản xuất kinh
doanh độc lập. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nên công ty có bộ máy tổ
6


chức quản lý gọn nhẹ nhưng đơn giản, chặt chẽ giúp cho việc quản lý dễ dàng. Bộ
máy quản lý gồm : hội đồng quản trị, giám đốc, phó giám đốc, các phòng ban và
phân xưởng sản xuất.
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến. Tính
tập trung của loại mô hình này rất cao, thể hiện mọi quyền lực đều tập trung vào
người lãnh đạo cao nhất, mọi thông tin đều được tập trung cho người quản lý cao
nhất và mọi quyết định đều bắt nguồn từ đó.
Với cơ cấu tổ chức quản lý như trên, thì mỗi phòng ban, tổ sản xuất đều có chức
năng nhiệm vụ riêng và có mối quan hệ mật thiết với nhau, đảm bảo cho quá trình
sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Hơn thế nữa, do công ty có một hội đồng quản trị
do các cổ đông bầu ra nên có thể miễn nhiệm bất kỳ ai trong công ty nếu người đó
mắc sai phạm nhiều lần. Do vậy, mỗi thành viên trong công ty đều phải tự nhận
thức và phấn đấu để đẩy nhanh quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giúp cho
công ty ngày càng phát triển, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
2.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty
-

Hội đồng quản trị : là cơ quan đại diện cho các cổ đông để quản trị công ty.

Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh các cổ đông của công ty để quyết định,
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội
đồng cổ đông. Hội đồng quản trị là bộ phận có vị thế cao nhất trong công ty, quyết

định mọi vấn đề quan trọng nhất của Ban giám đốc công ty và bản thân công ty đó.
Hội đồng quản trị có quyền và các nhiệm vụ sau :
Chức năng đại diện cho cổ đông (các chủ sở hữu công ty): Quyết định đầu tư,
phương án đầu tư và các dự án đầu tư…
Quyết định liên quan đến việc sở hữu công ty: Kiến nghị loại cổ phần và tổng số
cổ phần được quyền chào bán của từng loại; Quyết định chào bán cổ phần mới
trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại…

7


Liên quan đến các nhân sự chủ chốt của công ty: Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc và các chức danh quản lý
khác của Công ty; Quyết định mức lương và quyền lợi khác của những người quản
lý trong công ty…
Quyết định các chính sách quan trọng nhất của công ty: Quyết định cơ cấu tổ
chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty; Quyết định lương và phụ cấp đối với người
lao động trong Công ty.
Mức độ trong việc tham gia điều hành công ty: Hội đồng Quản trị thường không
can thiệp vào hoạt động hàng ngày của công ty mà chỉ quyết sách các vấn đề lớn
như quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh
hàng năm của Công ty…
-

Tổng giám đốc : là người có chức vụ cao nhất của bộ máy điều hành quản lý

doanh nghiệp do Hội đồng quản trị bầu ra. Tổng giám đốc là người điều hành và
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo quyết định của hội
đồng quản trị.
-


Phó giám đốc : là người giúp giám đốc quản lý các nhiệm vụ sản xuất, chịu

trách nhiệm với giám đốc về các nhiệm vụ được giao.
-

Phòng tổ chức hành chính : có nhiệm vụ thực hiện các chế độ chính sách của

Đảng và Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên, đảm bảo các quyền lợi về văn
hóa, tinh thần, vật chất và sức khỏe choc cán bộ công nhân viên. Tổ chức bồi
dưỡng đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân kỹ thuật và tổ chức
lao động, quản trị và bảo vệ nhân sự.
-

Phòng kế hoạch kinh doanh : có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu thị trường để xây

dựng và bố trí các phương án kinh doanh hiệu quả. Lập kế hoạch sản xuất, giá
thành, biện pháp thực hiện kế hoạch, cân đối kế hoạch nhập xuất nguyên vật liệu,
sản phẩm. Hàng ngày tiến hành công tác giao hàng, vận chuyền hàng hóa.

8


-

Phòng tài chính kế toán : có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về các kế

hoạch tài chính. Thực hiện lập kế hoạch tài chính, hạch toán kết quả tài chính kinh
doanh, tập hợp toàn bộ các chi phí cho việc tính giá thành sản phẩm và các khoản
thu chi tiền mặt một cách hợp lý, hạch toán lãi lỗ, thanh toán lương cho cán bộ

công nhân viên hàng tháng, quý và cả năm… đảm bảo cho hoạt động tài chính của
công ty được thông suốt.
-

Phân xưởng sản xuất : là nơi diễn ra các quá trình sản xuất sản phẩm, nhiệm

vụ chủ yếu thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo sản phẩm có chất
lượng tốt, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thưc phẩm. Đứng đầu phân
xưởng sản xuất là quản đốc phân xưởng.
-

Tổ nghiền : có nhiệm vụ nhận đúng, nhận đủ số lượng và tiêu chuẩn chất

lượng gạo, Malt (theo phiếu xuất kho) mới được sản xuất. Khi nghiền gạo, Malt
phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của quy trình công nghệ. Đóng thực phẩm
vào bao theo mẻ nấu, vận chuyển giao cho tổ nấu. Sau mỗi ca phải vệ sinh sạch sẽ,
đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.
-

Tổ nấu + men : có nhiệm vụ nhận đúng, nhận đủ số lượng tiêu chuẩn chất

lượng: bột gạo, Malt từ tổ nghiền chuyển lên. Khi nấu phải đúng quy trình công
nghệ nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất và tỉ lệ thu hồi cao nhất.
Kiểm tra thường xuyên hệ thống cấp muối lạnh, kiểm tra thử, nếm thử dung dịch
bia trong các thùng lên men. Vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Tổ áp lực :
Có nhiệm vụ kiểm tra đầy đủ trước khi vận hành máy móc.
Cung cấp đầy đủ hơi bão hòa cho tổ nấu, nhận đủ nhiên liệu trong kho, kiểm tra
đủ số lượng, chất lượng than để khí đốt đủ nhiệt lượng. Cung cấp đủ lạnh cho tổ
man, tổ lọc theo dõi thường xuyên kỹ thuật của hệ thống làm lạnh.

Thu hết khí CO2 đúng tiêu chuẩn.
- Tổ lọc :
9


Có nhiệm vụ lọc và nạp CO2 đúng tiêu chuẩn.
Lọc và nạp bia đủ khối lượng để tiêu thụ trong ngày.
Đo và điều khiển nhiệt độ các thùng bão hòa, thùng chứa bằng nước muối lạnh
theo đúng quy trình kỹ thuật.
- Tổ bia chai :
Có nhiệm vụ nhận chai đủ tiêu chuẩn.
Sản xuất bia chai đủ số lượng để phục vụ tiêu thụ.
Trước khi đóng, chiết bia vào chai phải kiểm tra chất lượng dịch bia, sau đó phải
báo cáo quản đốc, cán bộ kỹ thuật. Vận chuyển bia sang phòng thanh trùng, đảm
bảo an toàn tuyệt đối. Duy trì nhiệt độ thanh trùng , đảm bảo yêu cầu kỹ thuật quy
định. Thanh trùng xong chuyển bia lên kho để dán nhãn mác.
2.3.Quy trình công nghệ sản xuất bia
Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bia bao gồm :
Malt (mạch nha)
Cao hoa
Hoa viên (hoa Hublon)
Gạo tẻ
Đường
Và các chất phụ gia khác

10


Sơ đồ 2 : Quy trình công nghệ sản xuất bia


Gạo

Malt

Nghiền

Nghiền

Trộn bột

Trộn bột

Hồ hóa

Trộn cháo gạo
Đun sôi

Hồ hóa

Thủy phân

Đường hóa
Lọc

Bã bia

Nồi đun hóa
Lạnh sơ bộ

Máy lạnh


Lạnh nhanh
Lên men

Men

Lọc bia
Nạp CO2

Chiết bia hơi

Chiết bia
11

Thành phẩm

Thanh trùng

Dán nhãn


Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Quang Trung qua một số
năm
3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Quang Trung qua
một số năm
Bảng 1 : Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
( Đơn vị : VND )
Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng và cung


Mã số
1

2004
2005
2006
2007
6.533.610.298 6.265.188.199 8.200.249.485 10.446.644.217

cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần về bán hàng

2
10

917.905.412 1.221.438.106 1.598.653.620
5.615.704.886 5.043.750.013 6.601.595.865

1.988.551.889
8.458.092.328

và cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng và

11
20

4.736.569.719 3.604.072.934 4.688.892.262

879.135.167 1.439.677.079 1.912.703.603

5.670.204.936
2.787.887.392

cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
-Trong đó : chi phí lãi vay
Chi phí bán hàng
Chí phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động

21
22
23
24
25
30

6.645.669
0
0
409.042.184
327.297.366
149.441.286

1.112.700
14.464.791
14.464.791

756.606.954
474.407.229
195.310.755

4.258.924
117.897.141
117.897.141
101.849.485
557.156.012
223.414.889

1.356.504
254.858.537
254.858.537
1.594.273.563
664.452.332
275.659.464

kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Lợi nhuận trước thuế
Chi phí thuế thu nhập doanh

31
32
40
50
51


0
0
0
149.441.286
41.843.560

133.333.883
13.940.117
-13.940.117
181.370.638
50.783.779

619
1.253.004
-1.253.004
221.891.885
62.129.728

126.294.251
0
0
401.953.715
112.547.040

nghiệp hiện hành
Chi phí thuế thu nhập doanh

52


0

0

0

0

nghiệp hoãn lại
12


Lợi nhuận sau thuế thu nhập

60

107.597.726

doanh nghiệp
Lãi cơ bản trên cổ phiếu

70

0

130.586.859

159.762.157

289.406.675


0
0
0
( Nguồn : Phòng tài chính kế toán )

Khi xem xét kết quả kinh doanh trong những năm gần đây của công ty ta thấy
công ty đang sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận
của công ty năm sau đều cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ công ty đang có
bước đi đúng hướng trong việc kinh doanh của mình và tổ chức quản lý hiệu quả
các hoạt động của mình. Trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy doanh thu
và lợi nhuận của công ty chủ yếu là từ hoạt động bán hàng của mình và doanh thu
tử hoạt động tài chính là không đáng kể. Một hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận
lớn nhưng rủi ro cao. Điều này chứng tỏ công ty đang đi đúng hướng chỉ hoạt động
trong lĩnh vực của mình chứ không những công ty nhà nước khác đầu tư vào các
lĩnh vực ngoài ngành của mình như cổ phiếu, ngoại tệ. Nhưng chi phí tài chính của
công ty ( thực chất là chi phí lãi vay ) lại không ngừng tăng lên như : 2005 là
14.464.719; 2006 là 117.897.141; 2007 là 254.858.537 điều này chứng tỏ công ty
đang rất cần vốn để kinh doanh, nâng cấp máy móc thiết bị, nghiên cứu để đưa ra
sản phầm mới để mở rộng thị trường.
Mặt khác ta thấy lợi nhuận sau thuế thu nhập của công ty không được cao.
Nguyên nhân là do bia là loại mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất
30% nhưng không được khấu trừ đầu vào, do đó giá bán sản phẩm cho người tiêu
dùng sẽ bị đội lên rất cao gây ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phầm của công ty.
Đặc biệt thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia hơi sẽ tăng lên 45% vào năm 2009 và
55% vào năm 2013 nên việc kinh doanh của công ty tương lai là rất khó khăn.
Ngoài ra lợi nhuận của công ty còn bị ảnh hưởng từ việc nhập nguyên liệu. Hiện
nay nguyên liệu chính để sản xuất bia của công ty là Malt, cao hoa và hoa Hublon.
Các loại nguyên liệu này đều được nhập khẩu từ nước ngoài với mức thuế suất là
13



7% – 10% giá thành nguyên liệu. Đây là một tỷ lệ khá cao nên ảnh hưởng rất lớn
đến lợi nhuận của công ty.
Tình hình tài chính của công ty
Bảng 2 : Cơ cấu vốn của công ty từ năm 2005 – 2007
( Đơn vị : VND )
Chỉ tiêu
Vốn CSH
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn
Vốn cố định
Vốn lưu động
Vốn cố định + Vốn lưu động

2005
2.262.871.732
1.366.320.405
231.566.000
1.597.886.405
1.758.932.504
2.101.825.633
386.015.8317

2006
2007
2.236.080.125
5.500.426.159
1.919.588.303

5.038.053.951
453.802.000
9.761.323.700
2.373.390.303
14.799.377.651
1.980.028.161
12.106.274.414
2.642.230.185
8.193.529.396
4.622.258.346
20.299.803.810
( Nguồn : Phòng tài chính kế toán )

Tình hình tài chính của công ty hiện nay là khá ổn định. Công ty có một số điểm
mạnh như có khả năng huy động vốn tốt, hiệu quả sử dụng vốn cố định cao. Việc
công ty có khả năng huy động tạo thuận lợi rất nhiều, nó có thể giúp công ty huy
động vốn một cách nhanh chóng để tăng sản lượng khi nhu cầu tiêu dùng không
cao vào mùa hè, giúp công ty tận dụng được thời cơ. Nhưng lượng vốn huy động
không được nhiều, chỉ đủ để tăng sản xuất, không đủ mua sắm thiết bị. Vốn cố
định của công ty phần lớn là do tự huy động, nó giúp công ty giảm được các khoản
vay từ ngân hàng, từ đó giảm được các khoản lãi hảng năm.
Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty lại không được tốt, lượng
vốn lưu động của công ty mặc dù hàng năm vẫn tăng, nhưng tăng không đáng kể.
Vì vậy công ty cần phải đến việc sử dụng vốn lưu động hơn, cần tìm nguyên nhân
để khắc phục. Công ty cần phải tìm cách để huy động thêm nhiều vốn hơn để đầu
tư mua sắm máy móc, khắc phục tình trạng máy móc, thiết bị lạc hậu hiện nay.

14



CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG XÂY DỰNG KÊNH PHÂN PHỐI TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG
1.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng kênh phân phối tại công ty

1.1.

Nhân tố bên ngoài

1.1.1. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ của công ty
Do mới thành lập không lâu, quy mô lại nhỏ, chủng loại sản phẩm ko đa dạng
nên thị trường chủ yếu của công ty là trong tỉnh Hà Tây (cũ), và một số tỉnh lân cận
như : Hòa Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên.
Trong các thị trường này thì Hà Tây và Hòa Bình là thị trường chủ yếu của
công ty. Số lượng sản phầm bán ra chiếm 60% tổng số sản phẩm bán ra của công
ty.
Với thị trường như vậy, chúng ta thấy thị trường của công ty còn hẹp. Hiện nay,
công ty đang thực hiện mở rộng thị trường sang một số tỉnh nữa như : Hà Nam,
Thái Nguyên. Công ty cần phải có các chiến lược, chính sách đúng đắn để mở rộng
thị trường hơn nữa.
Nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng hệ thống kênh phân phối của
công ty. Thị trường của công ty là thị trường hẹp nên công ty cần xây dựng một hệ
thống kênh phân phối tương đối nhỏ nhưng phải phù hợp với thị trường hẹp như
của công ty.
1.1.2. Đặc điểm về khách hàng của công ty
Khách hàng chủ yếu của công ty hiện nay là những người có mức thu nhập
trung bình, vì vậy công ty có lợi thế là lượng khách hàng này chiếm khá đông. Vì
nền kinh tế hiện này đang phát triển nhanh nhưng mức sống của người dân vẫn ở
mức trung bình. Trái lại đây cũng là một bất lợi, đó là lượng khách hàng tiêu thụ

không được nhiều và không thường xuyên như những khách hàng có thu nhập cao.
15


Ngoài ra công ty cần lưu ý là nền kinh tế Việt Nam đang ở trong thời kỳ tốc độ
tăng trưởng GDP cao, vì vậy thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện và
cao hơn so với trước kia. Từ đó dẫn đến việc họ tiêu thụ nhiều sản phẩm hơn
nhưng lại đòi hỏi chất lượng cao hơn. Do đó công ty cần phải chú ý tới các khách
hàng này và có những biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa để đáp
ứng nhu cầu về chất lượng ngày càng cao của người tiêu dùng.
1.1.3. Đặc điểm đối thủ cạnh tranh của công ty
Hiện này sản xuất bia là một trong những ngành mang lại nhiều lợi nhuận khá
cao và thời gian quay vòng vốn nhanh. Do vậy nên rất nhiều công ty muốn tham
gia vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh này. Các đối thủ cạnh tranh này do họ có thời
gian thành lập trước một thời gian dài nên họ đã có một thị phần rất lớn trên thị
trường. Có bề dày lịch sử như vậy nên họ thường cho ra những sản phẩm mới lạ
khác biệt để có thể thu hút người tiêu dùng. Ngoài ra họ còn tham gia liên doanh,
liên kết với các công ty nước ngoài để tận dụng được công nghệ hiện đại của họ,
sản xuất được các loại bia với chất lượng cao , mẫu mã bao bì sản phẩm đẹp… Rất
gây chú ý cho người tiêu dùng, hơn nữa họ liên tục đưa ra các hình thức quảng cáo
khuyến mãi, được người tiêu dùng ủng hộ và đồng tình, thu hút được rất nhiều
khách hàng.
Nếu như trước đây tổng sản lượng bai cung cấp ra thị trường Việt Nam chủ yếu
là một số công ty lớn cua Việt Nam như : Bia Hà Nội, Bia Sài Gòn, Bia Halida…
thì hiện nay trên thị trường Việt Nam đã có gần 30 nhãn hiệu lớn xuất hiện, và có
rất nhiều công ty liên doanh với nước ngoài hay là của nước ngoài : bia Tiger, bia
Anchor, bia Haneiken… các công ty đó dù gia nhập thị trường sau nhưng đã nhanh
chóng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng nhờ vào chất lượng, mẫu mã bao bì
sản phẩm… Và con số người tiêu dùng sẽ ngày càng tăng lên do mức sống, thu
nhập của họ cao hơn dẫn đến họ sẽ tiêu dùng nhiều hơn và do mức lợi nhuận đem

lại, thì sẽ rất nhiều công ty tham gia vào thị trường này. Điều này sẽ gây khó khăn
16


rất nhiều cho công việc sản xuất kinh doanh của công ty sản xuất bia với quy mô
nhỏ, đặc biệt là một công ty còn non trẻ như công ty cổ phần Quang Trung.
Các đối thủ cạnh tranh của công ty có bề dày lịch sử như vậy nên họ có một
mạng lưới kênh phân phối rất lớn.
Muốn cạnh tranh được với các công ty đó, công ty phải có một chiến lược kinh
doanh phù hợp với quy mô của mình, cần phải huy động thêm nguồn vốn, hoạc
liên kết với các công ty khác để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư công nghệ hiện
đại… thì mới có thể tồn tại và phát triển.
Ngoài các đối thủ lớn trên thì trên địa bàn tỉnh Hà Tây (cũ) công ty có hai đối
thủ chính là bia của Công ty liên hợp thực phẩm và bia Kim Bài. Vì sự ra đời và
phát triển của công ty đối thủ cạnh tranh đã có mặt trên thị trường Hà Tây từ lâu,
đã được thị trường chấp nhận và tin dùng. Công ty cổ phần Quang Trung đã phải
rất khó khăn trong việc cạnh tranh với hai công ty trên. Cùng nằm trên một địa bàn
nên việc cạnh tranh giữa các công là rất khốc liệt. Các công ty đối thủ liên tục đưa
ra các chiến lược, chính sách kinh doanh khác nhau để thu hút khách hàng, mở
rộng thị trường.
Về mặt chất lượng sản phẩm, theo nghiên cứu của phòng điều tra kinh doanh thì
chất lượng sản phẩm của các công ty là tương đương nhau, chỉ có bia Kim Bài là
nhỉnh hơn một chút. Ngoài ra về mặt mẫu mã bao bì sản phầm thì bia của Công ty
liên hợp thực phẩm và Công ty bia Kim Bài có mẫu mã sản phẩm đa dạng và đẹp
hơn của công ty cổ phần Quang Trung. VÌ vậy công ty cổ phần Quang Trung đã
đưa ra một chính sách cạnh tranh khác, đó là cạnh tranh về giá. Với chính sách này
công ty đã đưa ra một mức giá hợp lý, được người tiêu dùng chấp nhận và ủng hộ.
Bảng 3 : Bảng giá của công ty cổ phần Quang Trung qua một số năm
(Đơn vị : VND)


STT Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1
Bia hơi
2.800
2.900
3.100
3.300
17


2

Bia chai

4.100

4.300

4.600

4.700

(Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh)

Với mức giá như vậy thì giá của công ty cổ phần Quang Trung sẽ rẻ hơn một
chút so với gái của công ty liên hợp thực phẩm và bia Kim Bài
Bảng 4 : Giá bán của công ty cổ phần Quang Trung so với đối thủ cạnh tranh
STT
1
2

3

Tên công ty

Giá bia chai

Giá bia hơi

Công ty cổ phần Quang Trung
Công ty liên hợp thực phẩm
Công ty bia Kim Bài

(VND/lít)
4.700
4.800
4.900

(VND/lít)
3.300
3.400
3.500

(Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh)

Với chất lượng tương đương nhau, nhưng giá của công ty cổ phần Quang Trung
rẻ hơn, vì vậy sản phẩm của công ty đã thu hút được rất nhiều khách hàng trong
khu vực. Sản phẩm của công ty có một chỗ đứng nhất định trên thị trường khu vực.
Nhưng vấn để nảy sinh ở đây là công ty Quang Trung là một công ty nhỏ nên
việc cạnh tranh về giá không thể kéo dài mãi được. Thay vào đó công ty cần nâng
cấp thiết bị công nghệ của mình để nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh

tranh với những đối thủ lớn hơn.
1.1.4. Đặc điểm của nhà cung cấp dịch vụ đầu vào
Mặc dù việc sản xuất và kinh doanh bia đã có mặt ở Việt Nam từ rất lâu nhưng
chúng ta vẫn chưa sản xuất ra được các nguyên liệu để sản xuất bia. Hiện nay một
số nguyên liệu sản xuất chính để sản xuất bia chúng ta đều phải nhập khẩu từ nước
ngoài. Do quy mô sản xuất của công ty Quang Trung nhỏ nên công ty không thể
nhập khẩu trực tiếp được mà phải nhập nguyên liệu đó qua các công ty sau :
- Công ty TNHH Ngân Hạnh
- Công ty tư nhân hợp tác thương mại và vận tải Thái Duyên
- Công ty TNHH Thanh Tùng

18


Việc mua nguyên liệu ngoại nhập đã có giá cao cộng với việc những nguyên
liệu này lại bị đánh thuế giá trị gia tăng cao, nay lại phải nhập từ công ty trung gian
nên giá nguyên liệu đầu vào càng cao hơn. Nó gây ảnh hưởng rất lớn đến chi phí
sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty đang cạnh tranh với những công ty lớn
có bề dày lịch sử bằng chi phí thấp, vấn đề nguyên liệu đầu vào đã gây khó khăn
rất lớn cho công ty rất nhiều. Nhưng gần đây công ty đã tìm ra một phương pháp
hợp lý để giảm chi phí mua nguyên liệu, đó là công ty không nhập nguyên liệu từ
Đức nữa mà chuyển sang nhập nguyên liệu từ Trung Quốc.
Bảng 5 : Giá nguyên liệu của Đức so với giá của Trung Quốc
STT Tên nguyên liệu
1
Malt (Mạch nha)
2
Hoa viên
-Hoa thơm
-Hoa đắng

3
Cao hoa

Giá nhập từ Đức
64.000
118.000
95.000
16.000

Giá nhập từ Trung Quốc
58.000
105.000
83.000
12.000
(Nguồn : Phòng tài chính – kế toán)

So với việc nhập nguyên liệu từ Đức thì việc nhập nguyên liệu từ Trung Quốc
rẻ hơn nhiều. Vấn đề đặt ra là nguyên liệu của Trung Quốc có đảm bảo sản xuất ra
những sản phẩm có chất lượng như nguyên liệu của Đức không. Để trả lời câu hỏi
này công ty đã dùng các biện pháp kỹ thuật để kiểm tra và đưa sản phẩm ra thị
trường thử ngiệm. Kết quả cho thấy chất lượng của sản phẩm cũng tương đương,
người tiêu dùng chấp nhận chất lượng của sản phẩm. Vậy vấn đề cung ứng nguyên
liêu đã được giải quyết, công ty đã tiết kiệm được một khoản khá lớn cho việc mua
nguyên liệu đầu vào.
1.1.5. Đặc điểm của các hàng hóa thay thế
Những hàng hóa có thể thay thế cho sản phẩm bia có rất nhiều. Trên thị trường
hiện nay có rất nhiều hàng hóa thay thế cho sản phẩm bia và càng ngày càng xuất
hiện nhiều hơn nữa. Các mặt hàng có thể thay thế cho sản phẩm bia như : nước giải
khát, nước tăng lực, nước trái cây, các lọa rượu và các đồ uống có cồn khác… Các
19



loại hàng hóa thay thế này thường có giá trị vừa phải, có thể đáp ứng được tất cả
các nhu cầu, sở thích, thị hiếu, mức thu nhập của người tiêu dùng. Ngoài ra, các
hãng còn liên tục đưa ra nhiều loại sản phẩm mới chất lượng cao, hương vị đặc
trưng mới lạ cho người tiêu dùng. Việc xuất hiện càng ngày càng nhiều các sản
phẩm thay thế đã gây không ít khó khăn cho việc sản xuất và kinh doanh của công
các công ty bia nói chung và công ty cổ phần Quang Trung nói riêng. Để cạnh
tranh với các đối thủ trong ngành đã khó, nay lại phải cạnh tranh với cả hàng hóa
thay thế, nên càng khó khăn hơn.
1.1.6. Đặc điểm của các trung gian phân phối
Trước hết ta cần giải thích vì sao phải sử dụng trung gian phân phối ?
Giới trung gian phân phối, qua những tiếp xúc, kinh nghiệm, sự chuyên môn
hóa và quy mô hoạt động của họ đã đem lại cho nhà sản xuất nhiều điều lợi hơn so
với việc nhà sản xuất tự phân phối. Sử dụng giới trung gian phân phối có thể đem
lại những sự tiết kiệm khá lớn.
Sơ đồ 3 : Trung gian phân phối có thể đem lại sự tiết kiệm như thế nào?

Như hình vẽ cho thấy: Bốn nhà sản xuất trực tiếp làm marketing để phân phối
cho bốn khách hàng đòi hỏi tới 16 lần tiếp xúc. Nhưng nếu sử dụng trung gian
phân phối số lần tiếp xúc giảm xuống chỉ còn 8.

20


Một kênh phân phối là một sự liện kết các cơ sở khác nhau lại vì lợi ích chung.
Mỗi thành viên trong hệ thống kênh đều dựa vào những thành viên khác.Các nhà
phân phối của công ty Quang Trung dựa vào công ty Quang Trung để có được
những sản phẩm bia tốt nhất thu hút được khách hàng. Công ty Quang Trung thì lại
dựa vào các nhà phân phối để thu hút khách hàng, thuyết phục họ mua sản phẩm

bia của mình và cung cấp các dịch vụ sau khi họ đã mua.
Mỗi thành viên trong hệ thống kênh giữ một vai trò riêng và chuyên thực hiện
một hay nhiều chức năng. Hệ thống kênh sẽ có hiệu quả nhất khi từng thành viên
được giao nhiệm vụ mà họ có thể làm tốt nhất.
Vì sự thành công của các cá nhân thành viên tuỳ thuộc vào thành công của cả
hệ thống kênh, nên mọi cơ sở trong hệ thống kênh đều phải hiểu vào chấp nhận
phần việc riêng của mình, phối hợp mục tiêu và hoạt động của mình với mục tiêu
và hoạt động của các thành viên khác và phối hợp để hoàn thành mục tiêu của hệ
thống kênh. Bằng sự hợp tác, họ có thể nắm bắt, cung ứng và thỏa mãn thị trường
mục tiêu tốt hơn.
Để toàn bộ hệ thống kênh hoạt động tốt, cần chuyên môn hóa vai trò của từng
thành viên và các xung đột và nếu có các xung đột thì phải được điều giai hữu
hiệu. Sự hợp tác, chuyên môn hóa và xung đột trong hệ thống kênh chỉ thực hiện
được với một cấp lãnh đạo vững mạnh. Hệ thống kênh sẽ hoạt động tốt hơn nếu có
một guồng máy điều hành có quyền lực, phân chia lực lượng hợp lý trong hệ thống
kênh, biết cách phân nhiệm vụ và phân giải xung đột một cách khoa học.
Trong trường hợp của công ty cổ phần Quang Trung phần lớn các sản phẩm của
công ty được phân phối qua các trung gian phân phối vì họ vừa là khách hàng vừa
là thành viên trong kênh phân phối cùa công ty, đồng thời họ là cầu nối giữa công
ty và người tiêu dùng cuối cùng để phân phối sản phẩm và trao hồi các thông tin
phản hồi về sản phẩm. Họ là các trung tâm phân phối (đại lý cấp I), đại lý cấp II.

21


Đây là khách hàng mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp và có khả năng
quảng cáo sản phẩm của công ty một cách rộng rãi.
Đặc điểm của các trung gian phân phối này là họ thường mua hàng với số lượng
lớn, đều đặn và ổn định, hơn nữa do họ đóng vai trò là người đại diện mua hàng
cho khách hàng của mình nên khi quyết định mua họ xem xét những sản phẩm đó

có phù hợp hay không ? có thu hút được khách hàng hay không ? Từ đó họ quyết
định nên mua những mặt hàng nào, mua của nhà sản xuất nào, phải đưa ra thương
gì về giá cả.
Một đặc điểm cần chú ý là họ không chỉ là nhà phân phối của công ty mà còn là
đại lý phân phối hoạc bán hàng cho các nhà sản xuất khác trên thị trường. Mục tiêu
của họ là lợi nhuận, động lực thúc đẩy họ tiêu thụ sản phẩm là các khoản ưu đãi về
giá, chiết khấu bán hàng của nhà sản xuất để họ tối đa hóa lợi nhuận của mình.
Để tiện theo dõi và quản lý, công ty đã chia khách hàng thành hai hình thức như
sau : Đại lý của công ty và khách hàng theo hợp đồng.
 Đại lý của công ty:
Đây là những khách hàng tin cậy của công ty, đảm bảo sản lượng tiêu thụ
thường xuyên và ổn định. Các đại lý này tập trung chủ yếu ở Hà Tây (cũ), Hòa
Bình và các huyện Từ Liêm (Hà Nội), Yên Mỹ (Hưng Yên) ở các đại lý này khách
hàng chủ yếu là khách quen và tiêu dùng thường xuyên. Hiện nay có trên 100 đại
lý.
 Khách hàng mua theo hợp đồng
Đây là các khách hàng mua bia thường xuyên trong năm. Các khách hàng này
chủ yếu ký hợp đồng mua bia bom nằm rải rác ở các tỉnh thành. Các khách hàng
mua theo hợp đồng mua bán (mua bán đứt đoạn) thì được sở hữu hàng hóa của
mình. Nhưng họ không phải là khách hàng ổn định của công ty và lượng hàng hóa
bán ra cho khách hàng này không đều.
22


Vì vậy để thiết lập được hệ thống phân phối hoạt động ngày càng hiệu quả thì
công ty Quang Trung cần phải thu thập các thông tin để tìm hiều tát cả các trung
gian phân phối hiện tại để đưa ra các tiêu chí lựa chọn các thành viên trong kênh
phù hợp, đồng thời đưa ra các chính sách hỗ trọ, khuyến khích hấp dẫn như chính
sách ưu đãi về giá, chiết khấu bán hàng hỗ trợ vận chuyển, hỗ trợ xây dựng khách
hàng, hạn mức tín dụng và phương thức thanh toán. Điều này sẽ tạo được lòng

trung thành của các trung gian phân phối đó với công ty qua đó công ty có thế thu
thập được các thông tin của đối thủ cạnh tranh đồng thời qua các chính sách này
cũng tạo điều kiện thuận lợi để công ty có thể thu hút các nhà phân phối lớn trở
thành thành viên trong kênh phân phối của mình.
Đặc điểm của các trung gian phân phối có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây
dựng hệ thống kênh phân phối công ty. Các điểm mạnh, điểm yếu của các trung
gian phân phối ảnh hưởng đến việc xây dựng kênh phân phối do đó cần phải xem
xét, phân tích kỹ càng để xác định mạnh, yếu của từng ứng viên trung gian. Trên
cơ sở đó mà ta đánh giá khả năng tận dụng ưu điểm, hạn chế nhược điểm của từng
trung gian phân phối của công ty. Ngoài ra các trung gian phân phối còn ảnh hưởng
đến việc phân bố các điểm bán hàng và phương thức bán hàng, ảnh hưởng đến
quan hệ giữa công ty và các đại lý.
1.2.

Nhân tố bên trong

1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm
Theo đăng ký kinh doanh số 0303000141 Công ty cổ phẩn Quang Tung được
phép kinh doanh các lĩnh vực sau :
- Sản xuất bia hơi.
- Sản xuất bai chai.
- Sản xuất nước giải khát.
Kinh doanh lương thực, thực phẩm chế biến của các doanh nghiệp, nhà hàng ăn
uống.
23


Từ ngày thành lập Công ty cổ phần Quang Trung đã tích cực nghiên cứu thị
trường, nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới, đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, cải
tiến mẫu mã sản phẩm… cụ thể công ty có các loại sản phẩm sau : bia hơi, bia chai

và nước giải khát.
Nhưng đến năm 2004, do chính sách thuế của Nhà nước, mặt hàng bia chai là
loại mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất là 75%,công với
máy móc đã lạc hậu do đầu tư từ năm 1994 nên công ty chỉ chuyên sản xuất và tiêu
thụ một loại sản phẩm đó là bia hơi.
Việc chỉ sản xuất một loại bia hơi như vậy làm cho chủng loại sản phẩm của
công ty quá hạn hẹp, không đáp ứng được nhu cầu đa dạng về sản phẩm của người
tiêu dùng. Nhưng do chỉ chuyên sản xuất một loại sản phẩm, nên công ty có thể tập
trung cao hơn để đầu tư nâng cao chất lượng mẫu mã cho sản phẩm đó, đáp ứng
được nhu cầu chất lượng ngày càng cao của người tiêu dùng.
Sản phẩm của công ty là bia hơi nên ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng hệ
thống kênh phân phối. Hệ thống kênh phân phối phải giảm thiểu đến mức tối thiểu
cự ly vận chuyển và số lần bốc xếp trong quá trình lưu thông.
1.2.2. Khả năng nguồn lực của công ty cổ phần Quang Trung
 Về lao động
Bảng 6 : Số liệu lao động của công ty
TT Phân loại lao động
Số lượng lao động
1 Lao động trực tiếp
36
-Lao động dài hạn
28
-Lao động hợp đồng
1
-Lao động thời vụ
7
2 Lao động gián tiếp
14
-Lao động dài hạn
13

-Lao động hợp đồng
1
Tổng số lao động (1 + 2)
50
( Nguồn : Phòng tài chính kế toán )

24


Trong tổng số 50 lao động thì có 6 lao động có trình độ đại học, 7 lao động có
trình độ cao đẳng, 4 lao động có bằng trung cấp, còn lại là tốt nghiệp PTTH.
Như vậy có thể thấy rằng lao động của công ty có trình độ trung cấp trở lên
chiếm xấp xỉ 34% số lao động trong công ty. Tỉ lệ này chỉ bằng một nửa so với số
lao động tốt nghiệp PTTH. Trình độ như vậy là khá thấp nên sẽ hạn chế phát triển
nhiều mặt về lâu dài. Trong thời gian tới, Công ty cần tăng cường công tác tuyển
dụng và đào tạo để nâng cao hơn trình độ lao động và quản lý của người lao động
cho phù hợp với những yêu cầu mới của phát triển sản xuất.
Lao động của công ty có trình độ nói chung là không cao vì đa số là tốt nghiệp
PTTH chỉ có một số ít là tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Trình độ của lao động công
ty như vậy đã ảnh hưởng gián tiếp rất lớn đến việc xây dựng hệ thống kênh phân
phối của công ty vì việc xây dựng một hệ thống kênh phân phối tốt hiệu quả cao
phải có những nhân viên có chuyên môn, trình độ tốt. Vì vậy công ty cần phải
tuyển mộ thêm những nhân viên có trình độ cao để có thể xây dựng những chính
sách hợp lý như Marketing, xây dựng kênh phân phối hiệu quả thì mới có thể cạnh
tranh được với những đối thủ trên thị trường.
 Về tài chính

Bảng 7 : Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của công ty qua một số năm
(Đơn vị : VND)


25


×