Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

công nghệ sơn trên gỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.72 KB, 19 trang )

I. Tính cần thiết và vai trò của công nghệ sơn trên gỗ
- Gỗ là nguyên, vật liệu được con người sử dụng lâu đời và phổ biến, gỗ được sử
dụng rất đa dạng trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, kiến trúc, xây
dựng, khai khoáng. Với ưu điểm như vậy thì gỗ được xem là một phần không thể
thiếu trong sự phát triển kinh tế và cuộc sống của con người.

- Chất lượng cuộc sống phát triển kéo theo những đòi hỏi về mặt thẩm mỹ cũng

-

-

-

-

được ưu tiên hơn. Vì vậy mà nhu cầu làm đẹp cho không gian sống xung quanh
của con người cũng theo đó mà tăng lên với chiều hướng tỷ lệ thuận. Đặc biệt là
việc làm đẹp cho các sản phẩm gần gũi với thiên nhiên như gỗ gần gũi với con
người.
Thông thường một sản phẩm gỗ công nghiệp trước khi tung ra thị trường để đưa
đến tận tay người tiêu dùng ngoài việc được trau chuốt về mẫu mã còn được trang
trí bằng các loại sơn phủ trên bề mặt với mục đích để tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ
bề mặt gỗ, duy trì tuổi thọ cho các sản phẩm gỗ công nghiệp.
Do đó, công nghệ sơn có vai trò quan trọng và không thể thiếu được đối với quy
trình sản xuất và chế biến ra một sản phẩm gỗ. Gỗ sau khi đã được xử lý bề mặt
tốt, người ta sử dụng sơn để tạo vẻ đẹp, sự đa dạng về màu sắc cho sản phẩm đồng
thời còn giữ độ bền cho sản phẩm không bị cong vênh.
Công nghệ sơn ngày càng được chú trọng trong ngành công nghiệp hiện đại. Chính
vì vậy, việc cải tiến công nghệ để tạo ra được những loại sơn phủ trên bề mặt gỗ
nhằm đem lại những hiệu quả tích cực hơn đáp ứng được nhu cầu của thị trường,


của người tiêu dùng đưa ra. Từ đó tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng
như tạo ra những sản phẩm tốt nhất đưa đến cho người tiêu dùng.
Hiện nay, có rất nhiều loại sơn được sử dụng cho việc sơn phủ trên gỗ cũng đã đạt
được những thành công riêng. Tuy nhiên, vẫn còn gặp phải những lỗi cần được
khắc phục. Sau đây, nhóm chúng em xin trình bày về công nghệ sơn trên gỗ và các
hiện tượng hư hỏng, khuyết tật gặp phải và đề xuất các cách khắc phục cho những
lỗi gặp phải đó.

1


II. Các loại sơn gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay :
1. Sơn PU
Sơn PU (Polyurethane) là loại sơn hai thành phần sản xuất dựa trên các loại thành
phần phụ gia đặc biệt tạo nên.
Sơn PU có độ cứng cao bám dính tốt trên bề mặt vật liệu, độ bền uốn tốt, màu sắc
bền đẹp trong thời gian dài, chịu được thời tiết ngoài trời và tia cực tím, không phai màu,
không ố vàng, màu sắc tươi đẹp, độ bóng cao, dễ sử dụng. Sơn PU là loại sơn dùng để bảo
vệ và trang trí cho bề mặt gỗ và các bề mặt tương tự khác như: ván ép, bề mặt tre, nứa,
mây và có thể sơn cho bề mặt kim loại.
Sơn PU thích hợp trên các trên các công trình trong nhà và ngoài trời với độ bám
dính bề mặt rất tốt, sơn có độ cứng cao, có khả năng chịu được va đập mạnh tuy nhiên sơn
không kháng được dung môi và không chịu được tải trọng cao, không có khả năng chống
trầy.

Hình 1: Sơn PU

2



Sơn PU có hai dạng tồn tại chính là dạng cứng và dạng foam. PU được dùng làm
vecni (sơn PU) để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ, hiện có 2 loại sơn PU: sơn PU 1 thành
phần (PU-1K) và sơn PU 2 thành phần (PU-2K)

Hình 2. Sơn PU- 2K
a. Sơn PU-1K
Là hệ sơn 1 thành phần, được sản xuất từ alkyd cao cấp và nhựa PU 1 thành phần,
giúp nâng cao tính năng dành cho đồ gỗ nội và ngoại thất, gốm, kim loại, mây tre đan,
nứa,…Hiện nay trên thị trường sơn PU-1K có tất cả các hệ màu và pha trộn.
*ƯU ĐIỂM :
– Khả năng bám dính tốt
– Độ cứng cao
– Hàm lượng rắn cao
– Bền uốn tốt
– Không phai màu
– Chịu được thời tiết khắc nghiệt, chịu nóng tốt
– Chống ố vàng
– Dễ dàng sử dụng
3


*NHƯỢC ĐIỂM
– Không có khả năng chống trầy xước
– Không kháng được dung môi
* CÁCH SỬ DỤNG

• Chuẩn bị bề mặt: Làm vệ sinh các chất bẩn bám trên bề mặt vật liệu, bề mặt vật









liệu phải khô và sạch trước khi phủ sơn.
Phương pháp sơn: Dùng cọ quét hoặc sử dụng súng phun
Tỷ lệ pha: Lót hoặc phủ PU – 1K ÷ Dung môi PU là 1: 1.5
Độ nhớt: 9 - 12s (đo theo phễu BSB4)
Thời gian khô: Thời gian khô bề mặt là 10-15 phút.
Thời gian khô xả nhám và khoảng cách giữa các lớp là 30 phút đến 1 giờ.
Độ phủ lý thuyết: Khoảng từ 8 - 12 m2/lít/lớp.
Qui cách đóng gói: thùng thiếc 18 kg hoặc can nhựa 10kg, 25kg.

*AN TOÀN SỬ DỤNG






Khuấy kỹ trước khi sử dụng.
Tránh tiếp xúc với da và mắt.
Tránh hít thở trực tiếp và tránh xa khu vực sơn trong khi sơn.
Đóng thật kỹ thùng sau khi sử dụng.
b. Sơn PU-2K:
Là loại sơn có tính năng ưu việt được sử dụng rộng rãi trong các loại gỗ, mây tre

đan. Đa dạng về màu sắc. Được sử dụng làm sơn lót và phủ lên các bề mặt các loại gỗ,
kim loại, mây tre…..Sơn PU-2K có tất cả các hệ màu.

Sơn 2K là một trong những sản phẩm sơn gỗ cao cấp được rất nhiều người ưa
chuộng và chọn sử dụng. Hệ sơn công nghệ cao cấp này được nghiên cứu và tạo ra dựa
trên sự kết hợp giữa các thành phần sơn và dung môi.
 Ưu điểm vượt trội như:

• dòng sơn này có độ bóng cao.
• chịu được va đập.
4


• khả năng chống trầy xước hiệu quả
• thời gian sơn khô trên bề mặt khá nhanh từ đó giúp bạn tiết kiệm được thời gian thi
công đáng kể.
Sơn 2k thích hợp trên nhiều bề mặt như: Các thiết bị công nghiệp ôtô, xe máy, các
bề mặt nhựa Plastic, đồ gỗ, bê tông trong nhà và ngoài trời.
Sơn 2K có độ bền màu rất cao, có khả năng kháng một số loại hóa chất với nồng
độ thích hợp , bề mặt sau khi sơn không bị hiện tượng vàng ố ngay cả trong điều kiện
ngoài trời.
 Nhược điểm
Sơn 2K có thời gian khô lâu hơn so với dòng sơn NC cho gỗ.
2. Sơn gỗ công nghiệp NC ( Nitrocellulose)
Sơn gỗ công nghiệp NC 1 thành phần là dòng sơn chuyên dùng cho các sản phẩm
đồ gỗ nội, ngoại thất.
Sơn gỗ công nghiệp NC 1 thành phần có một số ưu điểm nổi trội như: sơn có chất
lượng cao, tiện dùng, thích hợp cho việc trang trí, bề mặt sau khi sơn bóng sáng, sơn có
độ bám dính tốt trên bề mặt gỗ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ không bị bong tróc, rạn nứt.
Sơn NC có độ bền tốt, dễ sử dụng tuy nhiên đây là sản phẩm sơn có độ cứng không
cao, chỉ thích hợp cho gỗ nội thất vì khi tiếp xúc với ánh năng mặt trời có thể xảy ra hiện
tượng ố vàng, và một nhược điểm nữa là không chịu được ngoại lực mạnh.
3. Sơn epoxy

Là loại sơn cao cấp 2 thành phần kết hợp của nhựa epoxy resin và chất đóng rắn
polyamide được dùng để phun lên các vật liệu: sàn gỗ, kim loại, bê tông…..

5


* Ưu điểm:
– Độ cứng cao, độ bền uốn cao.
– Bám dính tốt, độ bóng cao.
– Bền trong các môi trường nước, nước biển, dầu,hoá chất…..
*Nhược điểm
– Thời gian khô lâu.
4. Sơn Vinyl
Sơn Vinyl là loại sơn một thành phần được sản xuất đặc biệt dành cho các dây
chuyền sơn công nghiệp. Sơn Vinyl nhanh khô và khắc phục được những yếu điểm của
sơn NC thông thường. Sơn Vinyl được sử dụng làm sơn lót và phủ trên bề mặt gỗ, kim
loại.
*Ưu điểm của sơn Vinyl:






Bám dính tốt
Bền uốn tốt
Màng sơn trong suốt
Nhanh khô
Dễ sử dụng
* Nhược điểm:

- Độ cứng vừa phải.
*Cách sử dụng:





Chuẩn bị bề mặt: Làm vệ sinh các chất bẩn bám trên bề mặt vật liệu, bề mặt vật
liệu phải khô và sạch trước khi phủ sơn.
Phương pháp sơn: Dùng cọ quét hoặc sử dụng súng phun.
Tỷ lệ pha: Lót hoặc phủ Vinyl÷ Dung môi Vinyl (Hoặc PU )
*Thông số kỹ thuật:







Độ nhớt: 9 - 12s đo theo phễu BSB4.
Thời gian khô: Thời gian khô bề mặt là 15 đến 20 phút.
Thời gian khô xả nhám và khoảng cách giữa các lớp là 30 phút đến 1 giờ.
Thời gian khô cấp 1 từ 12 giờ đến 15 giờ.
Độ phủ lý thuyết: Khoảng từ 8 - 12 m2/lít/lớp.

6


1 Sơn giả gỗ
Đây là loại sơn chuyên dùng để tạo màu cho vân gỗ. Giả cổ là phương pháp tạo

màu sắc nổi bật cho gỗ nhưng vẫn giữ được nét tự nhiên góp phần làm tăng thêm giá trị
cho gỗ. Các chất tạo màng gồm: Sơn PU, Vinyl, PU – 1K …. Hệ sơn giả cổ sử dụng chất
liệu tạo màu chủ yếu là hệ Stain và hệ Glaze.
• Glaze là sản phẩm nhằm tạo màu nền cho gỗ, và tim gỗ nhưng không làm
mất tính tự nhiên của gỗ , sản phẩm glaze bao gồm cả hệ dầu và hệ nước,
thỏa mãn cả yêu cầu lấp và không lấp tim gỗ, có đủ các loại màu, thỏa mãn
tối đa yêu cầu của khách hàng kể cả những khách hàng khó tính nhất. Sản
phẩm glaze được thiết kế dành riêng cho phương pháp lau.
• Stain là phương pháp tạo màu transparent cho gỗ, màu tạo nên có độ trong
suốt cao giúp tạo nên chiều sâu về cảm quan, làm tăng giá trị của gỗ. Mặc
hàng stain rất đa dạng về màu sắc, phù hợp cho nhiều yêu cầu khác nhau.
Màu stain được thiết kế dành cho phương pháp phun.
Tùy vào từng loại gỗ khác nhau ta có quy trình sơn giả cổ khác nhau. Qui trình giả
cổ thường áp dụng nhất thường theo 6 bước:
Bước 1: Stain màu, tỉ lệ pha tùy thuộc cường độ màu mong muốn, mục đích là làm
đều màu tiện cho việc thi công tiếp theo.
Bước 2: Lót, Lót trong NC, Vinyl, PU – 1K: Tỷ lệ pha là 1 lót – 3 dung môi, sau
khi lót có xả nhám nhẹ. Nhiệm vụ của bước này là tạo một lớp lót mỏng để chuẩn bị cho
lớp Glaze tiếp theo ít bị rút màu.
Bước 3: Glaze màu. Màu glaze phải lau ngay sau khi phun hoặc lau ướt trên bề
mặt gỗ. Chú ý: nên dùng loại vải không ra màu để tránh sai lệch màu sắc.
Bước 4: Lót trong NC, Vinyl, PU – 1K, PU…Lớp lót này phải dày để làm nổi bật
màu glaze và tạo điều kiện cho bước stain dặm tiếp theo không bị cháy màu. Tỷ lệ pha lót
là 1 lót – 1 dung môi.
Bước 5: Stain dặm. Làm đều màu trước khi phun phủ lớp cuối. Tỉ lệ pha tùy thuộc
cường độ màu mong muốn.
Bước 6: Phủ mờ NC, Vinyl, PU – 1K.

7



III. Một số điểm ưu việt của công nghệ sơn gỗ
+ Khả năng siêu bám sau 1 đến 2 ngày kể từ khi thi công sơn.
+ Nước sơn đanh chắc, sáng loáng, bạn có thể lựa chọn giữa bóng và nhám sao cho
phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân.
+ Sơn có khả năng chống chịu va đập mạnh, kháng dung môi và hóa chất, không
bám bụi, không thấm dầu mỡ nên khiến bề mặt được sơn luôn luôn sạch sẽ.
+ Khi được báo giá sơn cửa gỗ, rất nhiều khách hàng đã rất ngạc nhiên vì giá sơn
tương đối rẻ, lại khá đa dạng màu sắc nên có thể thoải mái chọn lựa để tìm cho mình sản
phẩm ưng ý nhất. Nhìn chung giá sơn không có sự chênh lệch nhiều so với giá các loại
sơn khác trên thị.
+ Bảng màu sơn cửa gỗ đa dạng, thậm chí có thể pha màu sơn để tạo nên nhiều
màu sắc khác nhau.
+ Quy trình sơn trên gỗ đơn giản, thậm chí có thể tự thi công sơn nếu được hướng
dẫn sơn trên gỗ. Trong quá trình thi công không tốn bất cứ chi phí nào để mua hóa chất hỗ
trợ, dụng cụ.

• Quy trình sản xuất:
Bước 1: Trước khi sơn quý khách hàng nên vệ sinh bề mặt thật sạch sẽ tránh để bề
mặt còn nhiều tạp chất làm mất đi sự láng mịn bề mặt sản phẩm sau khi sơn.
Bước 2: Pha sơn theo đúng quy trình sơn trên gỗ HDF dưới đây, dùng súng phun
sơn, sơn đều tay để đạt được sản phẩm với độ mịn như sơn tình điện và màng sơn dày
đanh, không bong tróc.
1. Video Quy trình sơn trên gỗ
đây là qui trình sơn trên gỗ tự nhiên
/>2. Video Quy trình sơn PU
/>
8



IV. Các hiện tượng hỏng hóc, khuyết tật và cách khắc phục:
1. Sơn bị chảy khi sơn
* Nguyên nhân của hiện tượng này:






Do Sơn pha quá lỏng.
Chúng ta sử dụng dung môi pha có độ bay hơi quá chậm.
Do chúng ta điều chỉnh súng phun sơn ra quá nhiều.
Bề mặt sản phẩm không tương thích.
Do lớp sơn quá dầy.

* Cách khắc phục hiện tượng này:
• Giảm bớt dung lượng dung môi trong sơn, dùng cốc đo độ nhớt sơn.
• Chọn loại dung môi có độ bay hơi thích hợp (cùng chủng loại).
• Điều chỉnh thiết bị phun ( áp suất hơi, đầu súng, lưu lượng sơn ra thích hợp
2 bar)
• Xử lý sản phẩm bằng nhám và vệ sinh bề mặt trước khi sơn.
• Điều chỉnh súng phun, giảm bớt số pass cho thích hợp.

Hình 3: Hình ảnh cốc đo độ nhớt (phễu đo độ nhớt)
2. Xuất hiện loang lổ
* Nguyên nhân mặt sơn bị loang lổ (bị xuất hiện những vết lõm trên bề mặt
sơn) là do sau:
• Có thể do sơn bị nhiễm dầu.
• Trong hơi có dầu ( có thể do máy nén khí)
9



• Bề mặt sản phẩm bị dính dầu nhớt , wax , dầu lanh...vv...
* Cách khắc phục hiện tượng này:
• Pha lại thùng sơn mới kiểm tra độ nhớt sơn đầy đủ.
• Kiểm tra máy nén khí có bị nhiễm dầu nhớt ra hơi hay không.
• 3 Trong quá trình sản xuất các thiết bị trên chuyền , lò sấy hoặc vải lau có
thể rớt dầu lên bề mặt sản phẩm, kiểm tra kĩ hiện tượng này.
3. Xuất hiện lỗ kim và bọt khí trên bề mặt sơn. Cách xử lý
* Nguyên nhân của hiện tượng lỗ kim và bọt khí:
• Có thể do dung môi bay hơi quá nhanh.
• Môi trường tại nơi hong phơi sản phẩm quá nóng. Giảm nhiệt độ xuống vừa
phải.
• Chất liệu sơn bị nổi bọt sau khi khuấy mạnh.
• Gỗ có thể chưa được làm khô đúng mức, hoặc có thể hút ẩm trở lại quá
nhiều.
• Sơn ép quá nhiều pass lên bề mặt sản phẩm còn nhiều tim gỗ.
* Cách xử lý hiện tượng này:
• Phải sử dụng dung môi thích hợp của loại sơn và tùy thời tiết.
• Tại nơi hong phơi sản phẩm mới sơn nhiệt độ từ 28 – 34°C và phải


có quạt sấy.
Khi đưa vào bình trộn sơn hoặc máy trộn sơn chỉ chỉnh tốc độ khuấy

cho sơn đủ hòa tan.
• Gỗ phải được tẩm sấy và kiểm tra độ ẩm từ 8- 16% trước khi sơn.
• Sơn 2 pass vừa đủ và thời gian mỗi pass phải cách nhau tối thiểu là
60 giây.


10


Hình 4: Hình ảnh súng phun sơn Anest Iwata W101-134G

4. Thường xuyên xuất hiện da cam trên bề mặt sơn.
* Nguyên nhân của hiện tượng này:
• Sơn pha quá đặc, chúng ta nên dùng cốc đo độ nhớt, độ nhớt sơn cũng phải
phù hợp với đường kính kim béc của súng phun sơn.
• Môi trường không phơi sản phẩm quá nóng.
• Sử dụng dung môi pha quá nhanh khô.
• Hơi sơn quá yếu hoặc điều chính súng sơn không thích hợp.
* Cách khắc phục hiện tượng này:
• Pha đúng tỷ lệ sơn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
• Tại nơi hong phơi sản phẩm mới sơn nhiệt độ từ 28 – 34°C và phải có quạt
sấy.
• Sử dụng dung môi tương thích của sơn nếu vẫn còn hiện tượng da cam vì bề
mặt sản phẩm quá lớn hoặc thời tiết quá nóng thì có thể thêm từ 5-10% chất
chống mốc sẽ làm giảm hoặc mất hẳn hiện tượng này.

11


5. Xuất hiện váng trên bề mặt
* Nguyên nhân của hiện tượng này:
Do bạn để lớp sơn phủ hoặc vécni ngoài không khí vượt quá thời hạn cho phép.
* Cách khắc phục hiện tượng này:
Nguyên liệu hóa chất phải được đóng trong thùng kín, tránh không cho không khí
lọt vào. Các thùng đựng sơn phải đậy nắp kỹ khi không sử dụng. Còn những thùng sơn đã
pha trong quá trình sơn ta nên thường xuyên quậy đều.

6. Mặt dính quá nhiều bụi khi phun.
*Nguyên nhân của hiện tượng này:
• Sử dụng dung môi không phù hợp.
• Môi trường phòng sơn quá bụi (đây là nguyên nhân chủ yếu)
• Dụng cụ pha chế không sạch.
* Cách xử lý hiện tượng này:
• Chọn dung môi pha loãng có tốc độ bay hơi chậm hơn.
• Vệ sinh môi trường phòng sơn sạch sẽ, tránh để bụi bẩn.
• Các dụng cụ pha sơn phải được làm sạch và có thể sử dụng thêm vải lược
sơn để lược bỏ tạp chất.
7. Độ cô đặc quá cao.
* Nguyên nhân hiện tượng:
• Những loại sơn hoặc vecni khô bằng không khí thường bị cô đặc do quá
trình ô xy hóa.
• Sơn bị bay hơi trong quá trình lưu trữ.
• Dùng dung môi không phù hợp.
* Cách giải quyết hiện tượng:





Có thể giảm độ cô đặc của sơn bằng cách thêm dung môi nồng độ cao.
Pha thêm dung môi đủ để dung hòa nồng độ và thành phần đậm đặc.
Sử dụng dung môi đúng theo hướng dẫn.
Sử dụng cốc đo độ nhớt sơn (phễu đo độ nhớt sơn)
12


Hình 5: Cốc đo độ nhớt

8. Mặt sơn dễ bị trầy xước và bong tróc.
* Nguyên nhân hiện tượng này:
• Lớp sơn phủ chưa khô hoàn toàn, điều chỉnh nhiệt độ phòng xấy
không phù hợp.
• Quy trình làm không phù hợp.
* Cách khắc phục hiện tượng:
• Để lớp sơn phủ của bạn khô hoàn toàn trong không khí hoặc trong lò
sấy tối thiểu 48 giờ sau khi sơn xong.
• Mỗi loại sơn làm theo hướng dẫn của từng quy trình của loại sơn đó.
9. Bề mặt sơn khô quá chậm
* Nguyên nhân hiện tượng này:






Sử dụng quá nhiều chất chống mốc.
Thời tiết quá lạnh và ẩm.
Sử dụng dung môi không thích hợp.
Khuấy không đều hỗn hợp sơn trước khi sơn (Nếu là loại sơn 2 thành phần), hãy sử
dụng bơm sơn hoặc nồi trộn để khuấy sơn cho đều.
Tình trạng thông gió không phù hợp.


• Màu nền không phù hợp có thể cản trở quá trình khô của sơn.
13


* Cách khắc phục hiện tượng này:









Hãy Cho % chất chống mốc theo tỷ lệ hướng dẫn.
Tại nơi hong phơi sản phẩm mới sơn nhiệt độ từ 28-34°C và phải có quạt sấy.
Sử dụng dung môi thích hợp cho loại sơn đó.
Khuấy kỹ để dung môi và sơn được hòa lẫn với nhau.
Kiểm tra và điều chỉnh thông gió cho phù hợp.
Pha chế và sử dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt đúng theo quy trình.
10. Tốc độ khô không đồng đều
* Nguyên nhân hiện tượng này:
Có thể bề mặt sản phẩm bị dính Wax sáp , dầu nhớt , dầu lanh ..vv..
* Cách khắc phục hiện tượng:
Vệ sinh bề mặt thật sạch sau đó chà nhám trước khi sơn. Làm sạch bụi thật kĩ trên

bề mặt.
11. Hiện tượng dộp da rắn
* Nguyên nhân hiện tượng:
• Nếu bạn sơn loại sơn một thành phần trước để khô, rồi sơn tiếp một loại sơn
hai thành phần để khô, tiếp theo lại sơn một lớp sơn môt hay hai thành phần
lên thì bề mặt sản phẩm đó ngay lập tức sẽ xuất hiện tượng dộp da rắn như
trên.
• Chúng ta sử dụng các loại sơn không tương thích với nhau.
* Cách khắc phục hiện tượng:
• Làm theo đúng hướng dẫn quy trình


14


Hình 6: Hình ảnh súng phun sơn Anest Iwata W77-2S
12. Sơn có độ bám dính kém trên bề mặt.
* Nguyên nhân hiện tượng này:
• Một số kim loại và nhựa rất khó để tạo ra một bề mặt có độ dính tốt.
• Chà nhám quá mức làm cho bề mặt gỗ quá láng mịn. Vì nếu bề mặt gỗ quá
láng mịn thì sơn có thể khó thấm vào gỗ.
• Bề mặt gỗ chúng ta làm chưa sạch.
• Đã sử dụng sơn chống mòn hoặc chất sáp lên trước khi thực hiện quy trình
sơn hoặc ở quy trình sơn đầu tiên.
• Toàn bộ lớp lót và lớp bóng không tương hợp với nhau, dung môi pha trong


lớp bóng làm tách lớp lót khỏi nguyên liệu gỗ.
Sấy khô quá mức làm cho lớp sơn mất đi tính đàn hồi.

* Cách khắc phục hiện tượng:
• Đem mẫu nguyên liệu cho nhà cung cấp sơn của bạn để xin tư vấn.
• Sử dụng giấy chà nhám thích hợp, thay đổi băng chà nhám hoặc giấy
nhám khi đã bị mòn. Điều chỉnh áp suất chà nhám để tránh làm tăng
nhiệt quá mức trên gỗ.
• Cẩn thận làm sạch bề mặt gỗ với dung môi dễ bay hơi, hoặc nếu kim
loại thì làm sạch bằng loại nước làm sạch kim loại chuyên dùng.
• Nếu đã lau sơn chống mòn lên trên bề mặt sơn lại thì cần lau sạch
cẩn thận với dung môi pha có tính bốc hơi mạnh. Nếu lớp sơn đầu
tiên là lớp chống mòn thì nên chọn lớp lót loại sơn khác.
• Xác định lớp lót và lớp bóng có thể dùng chung được.

15


• Kiểm tra định kỳ nhiệt độ của phòng sấy, sấy theo đúng chỉ dẫn.
13. Thiếu độ bám dính giữa các lớp sơn.
* Nguyên nhân hiện tượng:
• Lớp lót và lớp bóng được khuyên không nên dùng chung.
• Lớp lót khó khô hoặc có tính khô quá láng mịn, hoặc thời gian để lâu
mới phun lớp bóng lên.
* Cách khắc phục hiện tượng này:
• Sử dụng quy trình sơn đã được phê duyệt.
• Chà nhám nhẹ lớp lót để tạo bề mặt nhám và pha với dung môi có độ
bay hơi chậm.
14. Khi trời mưa hoặc về đêm khuya lớp bóng sẽ dễ bị nổi mốc.
* Nguyên nhân hiện tượng





Thời tiết ẩm và phòng sơn ẩm
Tại phòng sấy nhiệt độ chỉnh không phù hợp.
Chọn dung môi pha loãng không phù hợp.
Hơi ẩm trong thiết bị phun.

* Cách khắc phục hiện tượng này:






Đóng các cửa sổ hoặc nơi phơi sản phẩm phải kín gió.
Chỉnh nhiệt độ phòng sấy cho phù hợp.
Chọn dung môi thích hợp để sử dụng vào thời tiết lạnh.
Kiểm tra lại hệ thống hơi (khí nén) có nước.

15. Lớp sơn bóng lúc bị mờ, lúc bị bóng.
* Nguyên nhân hiện tượng này

• Dung môi sử dụng không phù hợp, trong dung môi có chứa chất tác dụng đến độ
bám dính của Nitrocellulose.
Sử dụng quy trình không tương thích.


• Trong quá trình sử dụng không trộn đều sơn.
16


* Cách khắc phục hiện tượng này:

• Dùng dung môi theo đúng hướng dẫn của nhà cung cấp sơn. Thông thường, có thể
xóa đi lớp mờ này bằng cách phun chất pha loãng đều lên những phần bị mờ.
Phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn quy trình.


• Trong quá trình sơn phải khấy đều sơn liên tục.

16. Màu không giống nhau khi dùng bằng một thùng sơn.
* Nguyên Nhân


• Không quậy đều trước khi pha và trong quá trình sử dụng.
• Người thợ, sơn không đều tay và chỉnh súng sơn không phù hợp.
• Bản thân nguyên liệu gỗ có nhiều màu sắc khác nhau.
* Cách khắc phục hiện tượng này:

• Phải quậy kỹ màu trước khi pha và trong quá trình sử dụng.
• Điều chỉnh súng và quá trình sơn phải làm theo quy trình.
• Có thể phải sử dụng màu sử lý gỗ trước khi sơn để bề mặt gỗ đều màu.
17. Sơn bị nổi bọt khí
*Nguyên nhân:
+ Do lỗi chỉnh sai súng phun. Chỉnh ít khí quá hoặc thừa khí quá đều dẫn đến hiện
tượng nổi bọt.
+ Lượng chất đóng rắn (hay còn gọi là cứng) nhiều quá, dẫn đến màng sơn đóng
cứng quá nhanh làm khí không kịp thoát.
+ Bề mặt của lần sơn trước (như lót, sơn màu…) chưa kịp khô mà bạn đã tiến hành
bước tiếp theo cũng gây ra hiện tượng trên.
* Cách khắc phục
Nếu bạn gặp phải vấn đề này thì cách khắc phục khá đơn giản bạn chỉ cần chỉnh
lượng khí cho phù hợp ở súng phun (nút dưới cùng ngay gần ống khí nén nối với súng).
Còn nếu là do lỗi pha cứng quá dư thì bạn nên điều chỉnh lại lượng cứng cho phù hợp

17


18. Mặt sản phẩm có bụi li ti
Khi sản phẩm đã hoàn thiện bạn thấy trên bề mặt có các hạt san nhỏ lổi lên, sờ tay
vào thấy ráp và có cảm giác sần sùi.
* Nguyên nhân:
+ Có thể bạn để chung sản phẩm hoàn thiện gần khu vực sơn quá dẫn đến khi bạn
đang sơn sản phẩm khác thì các bụi cứng bay và bám vào.

+ Hoặc do xưởng sơn của bạn quá bụi, gần khu vực làm mộc thô hoặc vệ sinh quá
kém dẫn đến bụi bay vào dính vào sản phẩm.
+ Do kỹ thuật sơn PU của bạn chưa chuẩn và hay xảy ra với sản phẩm 2 mặt hoặc
các sản phẩm gắn cố định. Khi sơn bạn làm bụi cứng bay mù mịt dính vào mặt bên dưới
của sản phẩm.
* Cách khắc phục
+ Khi sơn bóng xong nên đưa sản phẩm ra khu vực riêng, không để chung phòng
với các sản phẩm đang phun dở dang.
+ Có khu vực riêng để sơn và cách ly với khu vực sản xuất. Trường hợp không
gian không cho phép nên làm các vách ngăn kín che xung quanh.
+ Đối với các sản phẩm sơn 2 mặt, nên điều chỉnh súng phung cỡ nhỏ, có thể phun
lâu 1 tý nhưng bụi cứng không bám vào mặt đã sơn xong. Hoặc sơn đều tay, nhanh và dứt
điểm ngay.
19. Sơn bị chảy xệ
* Nguyên nhân:
+ Do di chuyển súng phun không đều dẫn đến lúc quá mạnh tay thì lớp sơn ra
nhiều quá làm cho chảy thành dòng.
+ Chỉnh súng phun không hợp lý làm cho lượng chất lỏng chảy ra nhiều hơn lượng
khí của máy nén khí cũng gây ra hiện tượng trên.
+ Lớp sơn trước quá ướt, chưa kịp khô, bạn sơn đè lên làm chất lỏng bám không
kịp và gây ra hiện tượng chảy xệ
* Cách khắc phục
+ Chỉnh lại súng phun cho phù hợp, cân đối giữa lượng khí và lượng chất lỏng
thoát ra sao cho phù hợp.
+ Nếu chưa quen, nên để sản phẩm nằm ngang để sơn thay vì để sản phẩm đứng.
Các góc cạnh nên sơn lướt nhẹ tay và nhiều lần, thay vì 1 lần thật đậm.
18


20. Bề mặt sơn khô quá chậm

* Hiện tượng:
Tình trạng sơn khô quá chậm có thể do thời tiết quá lạnh và ẩm, do sử dụng dung
môi không thích hợp, hỗn hợp không được khuấy đều khi tiến hành sơn hoặc do màu nền
không phù hợp cản trở quá trình khô của sơn.
* Khắc phục:
Nên bố trí hong phơi sản phẩm mới sơn nhiệt độ từ 28-34°C và phải có quạt sấy.
Sử dụng dung môi thích hợp cho loại sơn đó. Khuấy kỹ để dung môi và sơn được hòa lẫn
với nhau. Kiểm tra và điều chỉnh thông gió cho phù hợp.

19



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×