Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đặc sắc văn xuôi ma văn kháng qua mèo con nghịch ngợm và chó bi đời lưu lạc, dưới góc nhìn phê bình sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––––

LÊ THỊ HUYỀN CHANG

ĐẶC SẮC VĂN XUÔI MA VĂN KHÁNG
QUA MÈO CON NGHỊCH NGỢM VÀ CHÓ BI ĐỜI LƯU LẠC,
DƯỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––––

LÊ THỊ HUYỀN CHANG

ĐẶC SẮC VĂN XUÔI MA VĂN KHÁNG
QUA MÈO CON NGHỊCH NGỢM VÀ CHÓ BI ĐỜI LƯU LẠC,
DƯỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện

THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội
dung trình bày trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố
trong bất cứ một công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Thị Huyền Chang

i


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Ngọc Thiện về
sự hướng dẫn tận tình, đầy đủ, chu đáo và đầy tinh thần trách nhiệm của thầy
trong toàn bộ quá trình em hoàn thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn sự tạo điều kiện giúp đỡ của Ban chủ nhiệm
Khoa Ngữ Văn và các thầy cô giáo Phòng đào tạo Trường Đại học Sư phạm
Thái Nguyên đã giúp đỡ em thực hiện đề tài luận văn này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2018
Tác giả luận văn


Lê Thị Huyền Chang

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................ 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 6
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 7
6. Dự kiến đóng góp của luận văn .................................................................... 7
7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 8
NỘI DUNG ......................................................................................................... 9
Chương 1: LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN MA VĂN KHÁNG .......................................... 9
1.1. Một số vấn đề lý thuyết phê bình sinh thái ............................................... 9
1.1.1. Khái niệm phê bình sinh thái .............................................................. 9
1.1.2. Phê bình sinh thái trong văn học Việt Nam hiện đại ........................ 14
1.1.3. Dấu hiệu để nhận biết tác phẩm dưới góc nhìn phê bình sinh thái ... 16
1.2. Hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng ................................................. 17
1.2.1. Đời văn Ma Văn Kháng .................................................................... 17
1.2.2. Hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng ........................................... 19
1.2.3. Quan niệm của Ma Văn Kháng về văn chương nghệ thuật .............. 22
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 28
Chương 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VỚI THIÊN NHIÊN,

LOÀI VẬT TRONG MÈO CON NGHỊCH NGỢM VÀ CHÓ BI ĐỜI
LƯU LẠC ......................................................................................................... 29
2.1. Tính ẩn dụ trong Mèo con nghịch ngợm và Chó Bi đời lưu lạc......... 29

iii


2.2. Loài vật - thành phần của tự nhiên trong mối quan hệ cộng sinh khác
biệt với con người ........................................................................................... 32
2.3. Các vấn đề nội dung viết về loài vật trong Mèo con nghịch ngợm và
Chó Bi đời lưu lạc .......................................................................................... 38
2.3.1. Khát vọng đồng hóa và hòa hợp trong mối quan hệ con người ........ 38
2.3.2. Ý nghĩa nhân đạo trong quan hệ giữa con người và loài vật ............ 42
2.3.3. Loài vật và con người trong quan hệ nhân quả ................................. 46
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 54
Chương 3: NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG MÈO CON NGHỊCH
NGỢM VÀ CHÓ BI ĐỜI LƯU LẠC ............................................................ 56
3.1. Điểm nhìn trần thuật ................................................................................ 56
3.1.1. Khái niệm về điểm nhìn trần thuật .................................................... 56
3.1.2. Điểm nhìn bên ngoài ......................................................................... 58
3.1.3. Điểm nhìn bên trong .......................................................................... 61
3.1.4. Cái nhìn về loài vật (Nhìn bằng điểm nhìn người kể chuyện, nhân
vật trong truyện, luân phiên điểm nhìn) ...................................................... 63
3.2. Ngôn ngữ kể chuyện ................................................................................ 68
3.2.1. Khái niệm về “Ngôn ngữ loài vật” .................................................... 68
3.2.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong Mèo con nghịch ngợm và
Chó Bi đời lưu lạc ....................................................................................... 69
3.3. Nghệ thuật miêu tả loài vật...................................................................... 71
3.4. Giọng điệu trần thuật ............................................................................... 88
3.4.1. Khái niệm về giọng điệu trần thuật ................................................... 88

3.4.2. Giọng điệu thương cảm ..................................................................... 90
3.4.3. Giọng điệu phê phán ......................................................................... 90
3.4.4. Giọng điệu trữ tình, triết lý................................................................ 92
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 94
KẾT LUẬN....................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 98

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ma Văn Kháng là một trong số những nhà văn xuất sắc của văn học
Việt Nam hiện đại. Ông là một trong những cây bút có công mở đường cho sự
nghiệp đổi mới văn học. Hơn nửa thế kỷ cầm bút với lòng say mê sáng tạo, từ
truyện ngắn đầu tay Phố cụt (1961) đến nay, ông đã có một sự nghiệp văn gồm
hơn tám nghìn trang in, hơn 200 truyện ngắn, 20 tiểu thuyết, 1 hồi ký tự truyện,
2 tập bút ký - tiểu luận phê bình.
1.2. Ma Văn Kháng xuất hiện trên văn đàn với nhiều mảng sáng tác như
hồi ký tự truyện, tập bút ký – tiểu luận phê bình đặc biệt thành công lớn nhất
của ông là ở hai mảng thể loại sáng tác đó là truyện ngắn và tiểu thuyết. Ở
mảng truyện ngắn, chúng ta có thể thấy rõ được ngòi bút khá là điêu luyện về
nghề nghiệp và đã đem lại nhiều vinh quang cho nhà văn ngay từ buổi đầu khởi
nghiệp như truyện ngắn Xa phủ đạt giải nhì trong cuộc viết thi truyện ngắn
1967 – 1968 của Báo Văn nghệ. Không chỉ có như vậy, trong mảng tiểu thuyết
Ma Văn Kháng cũng đạt được rất nhiều giải thưởng cao như Giải thưởng Văn
học Công nhân lần thứ 3 năm 1984 cho tiểu thuyết Mưa mùa hạ; Giải thưởng
Hội Nhà văn Việt Nam năm 1985 cho tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn...
Bằng tài năng của mình, Ma Văn Kháng đã đóng góp rất nhiều khía cạnh mới
cho truyện ngắn cũng như là tiểu thuyết từ cách chọn đề tài, cách dựng truyện.

Song đặc điểm cơ bản cốt lõi nhất trong sáng tác của Ma Văn Kháng là ông
thường đề cập đến các vấn đề sinh thái, về mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên. Nhà văn còn đem đến cho độc giả một góc nhìn khá là mới mẻ và độc
đáo đó chính là cách ứng xử của con ngưới với thiên nhiên. Như vậy, một lần
nữa chúng ta càng thấy rõ được vị thế của nhà văn Ma Văn Kháng trong nền
văn học Việt Nam đương đại.
1.3. Phê bình sinh thái là một lý thuyết mới đã được giới nghiên cứu trên
thế giới quan tâm và ứng dụng vào nghiên cứu văn học. Gần đây, lý thuyết này
cũng bắt đầu được ứng dụng trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam và đã có

1


những thành tựu khả quan. Đây là một hướng nghiên cứu mới có nhiều triển
vọng, cho thấy mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, đặc biệt là cách ứng
xử của con người với thế giới tự nhiên và ngược lại. Điều này cũng được thể
hiện rõ trong bối cảnh xã hội hiện nay, trước nhu cầu nóng bỏng của nhân loại
về cải thiện môi trường sinh thái, khát vọng về mối giao hòa vĩnh cửu giữa con
người và thiên nhiên. Chính vì bởi những lý do trên mà chúng tôi lựa chọn đề
tài “Đặc sắc văn xuôi Ma Văn Kháng qua Mèo con nghịch ngợm và Chó Bi
đời lưu lạc, dưới góc nhìn phê bình sinh thái” làm đối tượng nghiên cứu của
mình. Hi vọng, công trình hoàn thành sẽ góp phần khẳng định những đóng góp
mới mẻ của nhà văn Ma Văn Kháng cho dòng văn học Việt Nam hiện đại, đồng
thời qua đó cũng cho thấy hiệu quả của một hướng tiếp cận mới mẻ trong văn học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ma Văn Kháng là một nhà văn lớn có những đóng góp đáng kể vào công
cuộc đổi mới của nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Với 50 năm cầm bút, nhà
văn Ma Văn Kháng là một trong những người từng trải nghiệm qua nhiều thăng
trầm của cuộc đời và lịch sử dân tộc. Thành tựu của Ma Văn Kháng kết tinh ở cả
2 thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Vì thế, đã có nhiều công trình nghiên cứu,

phê bình và nhận xét về tiểu thuyết và truyện ngắn của ông.
Trong công trình nghiên cứu “Truyện ngắn Ma Văn Kháng và vấn đề thức
tỉnh tinh thần con người vùng cao”, Đào Thủy Nguyên có viết: “Tác giả đi sâu
vào nghiên cứu khẳng định một cách thuyết phục những vấn đề nhân sinh, thế sự,
những thành công đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật và sử dụng ngôn từ
trong truyện ngắn viết về đề tài dân tộc và miền núi của Ma Văn Kháng” [40].
Tác giả Nguyễn Nguyên Thanh trong bài viết “Ngày đẹp trời-tính dự báo
về những tình thế xã hội” (Báo Văn nghệ số 21 ngày 23/5/1987) khẳng định:
“Ma Văn Kháng đã khám phá cuộc sống từ những bình diện khác nhau, ông
lách sâu hơn vào ngõ ngách đời sống tinh thần, tìm ra những nguyên nhân và
quy luật khắc nghiệt của tồn tại xã hội” [48]. Như vậy, có thể thấy Ma Văn

2


Kháng là một nhà văn rất tâm huyết khi dùng ngòi bút của mình để phản ánh
lên cuộc sống đời thực.
Lã Thị Bắc Lý đã viết cuốn Chó Bi đời lưu lạc (1994), cuốn sách tạo nên
sự kì thú cho văn học thiếu nhi bởi sức hút tự thân của nó. Trong cuốn sách này
đã có hai câu chuyện: Một câu chuyện cho trẻ em và một câu chuyện cho người
lớn, trẻ em có thể thấy ở đây những sự kỳ thú say mê và người lớn đọc được ở
đây những điều đáng phải suy nghĩ. Tác giả quan niệm viết cho thiếu nhi,
không thể chấp nhận được sự dễ dãi, sự vội vàng. Nó phải là một quá trình ấp
ủ, phải có sự chắt lọc, phải qua sự nhào luyện, biến hóa một cách vật vã mới có
thể ra được chế phẩm.
PGS. TS Lã Nguyên với bài viết: “Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều
sâu tâm hồn” (1998) được in trong lời giới thiệu cuốn Truyện ngắn chọn lọc
Ma Văn Kháng, đã có cái nhìn tổng quát truyện ngắn của Ma Văn Kháng. Dựa
vào sắc điệu cảm hứng thẩm mỹ, tác giả chia truyện ngắn Ma Văn Kháng thành
ba nhóm: Nhóm thứ nhất những tác phẩm chủ yếu về đề tài miền núi “những

truyện ngắn thể hiện cái nhức nhối, xót xa, giận mà thương cho sự hoang dã
mông muội của những kẻ chưa thành người và những người không được làm
người”. Nhóm thứ hai chủ yếu là những truyện ngắn viết về đời sống thành thị
trước sự đổi thay của đất nước sau chiến thắng 1975 “những truyện ngắn cất
lên tiếng nói cảm khái thâm trầm trước thế sự hôm nay”. Nhóm thứ ba gắn với
đề tài tính dục “những truyện ngắn thể hiện cảm hứng trào lộng trang nghiêm
trước vẻ đẹp của cuộc đời sinh hoá hồn nhiên”. Tác giả cũng chỉ ra một số đặc
điểm nghệ thuật của truyện ngắn Ma Văn Kháng: tính công khai bộc lộ chủ đề,
sự cố ý tô đậm chân dung, tính cách nhân vật, việc lồng giai thoại vào cốt
truyện, đưa thành ngữ, tục ngữ vào ngôn ngữ nhân vật… Cũng trong bài viết
này, tác giả đã đưa ra nhận xét: “Ma Văn Kháng là nhà văn của cái đẹp trong
dòng đời sinh hóa bình dị, hồn nhiên, cái đẹp trong niềm hạnh phúc được làm
người với ý nghĩa đích thực của nó chứ không phải là cái gì khác, Ma Văn
Kháng đã cất lên tiếng nói riêng” [39].

3


PGS. TS Nguyễn Ngọc Thiện trong bài viết “Con người giữa dòng xoáy
ham muốn đời thường” đã khẳng định: “Văn xuôi Ma Văn Kháng đang ở đỉnh
cao của phong độ đã hướng ngòi bút chú mục đào sâu, soi lật cặn kẽ, nghiêm
ngặt vào một khía cạnh hiện diện như một thực thể khó nắm bắt trong đời sống
con người hiện đại hôm nay. Đó là sự thúc đẩy, chi phối nhiều khi với một sức
mạnh vô hình, nhưng khắc nghiệt của những ham muốn tiềm ẩn nơi mỗi con
người, hoặc là sự xung đột, va chạm gay gắt về lợi ích giữa những dục vọng
của những cá thể khác nhau”. Đồng thời, trong bài biết này tác giả cũng đưa ra
nhận xét về thế giới nhân vật trong văn xuôi Ma Văn Kháng: “Trong cái nhìn
con người, ông không lý tưởng hóa, tô vẽ nó nhân danh những tín điều cao
siêu. Ông đặt con người vào đúng chỗ đứng của nó trên trần thế, vào giữa xã
hội nhân quần bao bọc lấy nó, và qua ham muốn, ông lần tìm động cơ, lẽ sống

của mỗi con người” [54, tr.269-270].
Ngoài ra còn kể đến nhiều công trình, bài báo tập trung nghiên cứu khám
phá đề cập đến một số phương diện khía cạnh truyện ngắn Ma Văn Kháng như:
- Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng, Tác giả Đỗ Phương
Thảo, Chuyên luận, Nxb Văn học, 2008.
- “Phong cách văn xuôi miền núi của Ma Văn Kháng”, Phạm Duy Nghĩa,
Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, (số 175) tháng 8/2009.
- “Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng”, Nguyễn Ngọc
Thiện, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, (số 186) tháng 7/2010.
- “Những người đàn bà của nhà văn Ma Văn Kháng”, Hoài Nam, Văn
nghệ Công an, (số 279), 2016.
Bên cạnh đó, chúng tôi lưu ý một số luận văn, đề tài nghiên cứu tiêu biểu:
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng của Nguyễn Thị
Thanh Nga (2007); Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng
thời kỳ đổi mới của Nguyễn Hải Yến (2010); Đặc điểm truyện ngắn Ma Văn
Kháng thời kỳ đổi mới của Nguyễn Thị Hồng Thắm (2013)…
Nghiên cứu về văn xuôi Ma Văn Kháng từ góc nhìn phê bình sinh thái cho
đến nay còn ít công trình đề cập đến một cách hệ thống và chuyên biệt. Tuy

4


nhiên, những vấn đề liên quan về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, thế
giới loài vật dưới góc nhìn sinh thái học đã được các tác giả ít nhiều quan tâm
đến trong các bài viết, luận văn, luận án, công trình, ý kiến của việc vận dụng
lý thuyết phê bình sinh thái khảo sát thực tiễn của văn học Việt Nam:
Thơ mới từ góc nhìn sinh thái học văn hóa (2014) của Nguyễn Đăng
Điệp. Trong bài viết này tác giả đã vận dụng lí thuyết sinh thái để phân tích
biểu tượng vườn trong thơ mới. Tuy nhiên, cũng như tác giả thú nhận, đó là
“những vén mở bước đầu”.

Nguyễn Ngọc Thiện (2015), Văn chương, nghệ thuật và thẩm mỹ tiếp
nhận. Trong cuốn sách này tác giả tập hợp các bài phỏng vấn, nghiên cứu phê
bình trước nay về nhà văn Ma Văn Kháng, với một số danh tác thuộc truyện
ngắn, tiểu thuyết, hồi ký, bút ký - tiểu luận của ông.
Công trình Đổi mới quan niệm về con người trong truyện Việt Nam 1975 2000, Nguyễn Văn Kha nhìn nhận sự thay đổi về quan niệm về con người
trong sự gắn bó với đất đai, hài hòa với thiên nhiên xứ sở.
Phạm Tuấn Anh - Luận án Tiến sĩ Đổi mới khuynh hướng thẩm mĩ trong
văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 đề cập đến một khía cạnh đổi mới của văn
xuôi là việc nhìn nhận con người trong mối quan hệ với tự nhiên.
Trịnh Thùy Dương - Luận văn thạc sĩ Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc
nhìn phê bình sinh thái.
Trần Thị Ánh Nguyệt, Lê Lưu Oanh với công trình Con người và tự nhiên
trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái.
Gần đây nhất, có thể kể đến Luận văn thạc sĩ Đặc sắc trong truyện
ngắn về loài vật của Ma Văn Kháng dưới góc nhìn phê bình sinh thái của
Đào Thị Hồng Phượng.
Có thể nói, dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa
con người và tự nhiên của các tác giả như Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Văn
Kha, Phạm Tuấn Anh… Nhưng mỗi bài viết lại là một cách nhìn, một cách cảm
nhận, một quan điểm và một suy nghĩ riêng. Ở một góc độ tổng quát, chúng tôi
đã nhận thấy, chủ yếu các tác giả tiếp nhận Ma Văn Kháng trên một bình diện
chung là: Đón nhận và tôn vinh. Tuy nhiên, hiện nay vẫn ít có công trình

5


nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên biệt về mối quan hệ, ứng xử, tương
tác giữa con người với tự nhiên trong văn xuôi của Ma Văn Kháng. Dựa trên
những ý kiến bàn luận và các kết quả đã nghiên cứu về Ma Văn Kháng, chúng
tôi nhận thấy vẫn còn một khoảng trống cần phải lấp đầy để làm hoàn chỉnh

hơn bức tranh toàn cảnh về văn xuôi của ông.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Triển khai đề tài “Đặc sắc văn xuôi Ma Văn Kháng qua Mèo con nghịch
ngợm và Chó Bi đời lưu lạc, dưới góc nhìn phê bình sinh thái”, nhằm mục đích:
Làm sáng tỏ các khái niệm lý luận liên quan về phê bình sinh thái và thực
tế nghiên cứu văn học từ góc độ phê bình sinh thái ở Việt Nam. Đồng thời nhận
diện quá trình sáng tác của nhà văn Ma Văn Kháng, từ đó:
- Làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong các truyện ngắn và tiểu

thuyết về loài vật của Ma Văn Kháng.
- Sự độc đáo của bút pháp tự sự và phong cách Ma Văn Kháng trong
truyện ngắn và tiểu thuyết viết về loài vật, giúp cho việc giảng dạy ở nhà
trường những tác phẩm về loài vật được sâu sắc hơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát Đặc sắc văn xuôi Ma Văn Kháng qua Mèo con nghịch ngợm và
Chó Bi đời lưu lạc, dưới góc nhìn phê bình sinh thái. Chúng tôi mong rằng sẽ:
- Góp thêm tiếng nói mới về thế giới loài vật trong các sáng tác của ông,
cũng như có cái nhìn toàn vẹn hơn về quá trình vận động tư tưởng nghệ thuật
của nhà văn.
- Góp phần khẳng định bút pháp, phong cách nghệ thuật Ma Văn Kháng
và sự đóng góp của ông trên văn đàn văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thiên nhiên, thế giới loài vật trong các truyện ngắn và tiểu thuyết của Ma
Văn Kháng.

6



4.2. Phạm vi nghiên cứu
Ma Văn Kháng là một cây bút văn xuôi đã khẳng định được vị trí của
mình trên văn đàn cũng như trong lòng công chúng yêu văn chương. Cho nên
trong phạm vi luận văn này, chúng tôi tập trung khảo sát 17 truyện ngắn của
Ma Văn Kháng in trong cuốn Mèo con nghịch ngợm (Nhà xuất bản Hồng Đức 334 trang - năm 2016); cuốn tiểu thuyết Chó Bi đời lưu lạc (Nhà xuất bản Văn
hóa Thông tin, Hà Nội - 300 trang - năm 1999) của Ma Văn Kháng và những
truyện ngắn lẻ khác về loài vật: Bà cụ Cần và bầy chim sẻ...
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng đa dạng các phương pháp nghiên cứu nhằm phù hợp với
đối tượng và mục đích nghiên cứu như:
- Phương pháp phê bình sinh thái học và thi pháp học
- Phương pháp nghiên cứu về tác giả
- Phương pháp khái quát, phân tích, tổng hợp, liên ngành
- Phương pháp so sánh, đối chiếu, thống kê
- Phương pháp phân loại
Vấn đề lý thuyết sinh thái học có liên quan đến một số lĩnh vực khoa học
khác như sinh học, văn hóa…Vì vậy, chính sự vận dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học giúp chúng tôi soi sáng và làm rõ
các phương diện, khía cạnh của vấn đề lý thuyết phê bình sinh thái và ứng dụng
vào nghiên cứu truyện ngắn và tiểu thuyết của Ma Văn Kháng.
6. Dự kiến đóng góp của luận văn
Luận văn này tập trung tìm hiểu: Đặc sắc văn xuôi Ma Văn Kháng qua
Mèo con nghịch ngợm và Chó Bi đời lưu lạc, dưới góc nhìn phê bình sinh thái.
Do đó, kết quả nghiên cứu của luận văn bước đầu sẽ chỉ ra được sự hòa kết độc
đáo giữa văn chương và sinh thái trong sáng tác của Ma Văn Kháng, cũng như
góp phần cho thấy sự phong phú, đa dạng trong cá tính sáng tạo của một tác giả
văn học Việt Nam đương đại và thấy rõ được giá trị nhân văn của hai tập truyện
trên. Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa cung cấp phương pháp luận và
kiến thức văn học cần thiết cho việc tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy ở


7


trường phổ thông. Đồng thời, đây cũng là một cách tiếp cận mới cho các tác
phẩm văn học, mở ra hướng đánh giá giá trị nhân văn của văn học từ góc nhìn
phê bình sinh thái. Hơn thế nữa, kết quả nghiên cứu này cũng là một tiếng
chuông cảnh tỉnh đánh thức cách ứng xử bình đẳng của con người với môi
trường trong xã hội hiện nay.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được triển khai thành 3 chương:
+ Chương 1: Lý thuyết phê bình sinh thái và hành trình sáng tác của nhà
văn Ma Văn Kháng.
+ Chương 2: Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, loài vật trong
Mèo con nghịch ngợm và Chó Bi đời lưu lạc.
+ Chương 3: Nghệ thuật tự sự trong Mèo con nghịch ngợm và Chó Bi đời
lưu lạc.

8


NỘI DUNG
Chương 1
LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC
CỦA NHÀ VĂN MA VĂN KHÁNG
1.1. Một số vấn đề lý thuyết phê bình sinh thái
1.1.1. Khái niệm phê bình sinh thái
Sinh thái (oikos) theo nghĩa gốc tiếng Latin là nhà ở, nơi cư trú, bất kì một
sinh vật sống nào cũng cần nơi cư trú của mình. Thuật ngữ sinh thái học
(ecology) có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp, được ra đời vào năm 1869 do nhà sinh

vật học người Đức Ernst Haecker đưa ra. Có thể coi ông là người đầu tiên đặt
nền móng cho môn khoa học sinh thái, nghiên cứu về mối tương quan của động
vật với các thành phần môi trường vô sinh.
Phê bình sinh thái manh nha vào những năm 70 của thế kỉ XX. Năm
1974, học giả người Mỹ Joseph W. Meeker cho xuất bản cuốn chuyên luận
Sinh thái học của văn học. Cụm từ “sinh thái văn học” lần đầu tiên được
nhắc đến để chỉ mối quan hệ ảnh hưởng của văn học đối với hành vi nhân
loại và môi trường tự nhiên.
Năm 1978, Wiliam Rueckert trên tạp chí Bình luận Iowa (số mùa đông) có
bài “Văn học và sinh thái học: Một phác thảo thử nghiệm phê bình sinh thái
học”, lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Phê bình sinh thái” với ý nghĩa “kết hợp
văn học và sinh thái học”. Nhà phê bình cho rằng cần phải có cái nhìn về sinh
thái học và phải xây dựng được một hệ thống thi pháp học sinh thái. Trải qua
hơn trăm năm phát triển, sinh thái học đã có rất nhiều định nghĩa cho nên phần
lớn các giới phê bình văn học vẫn chưa biết thực chất phê bình sinh thái học là
gì. Chính vì lẽ đó nên đến năm 1994, trong hội văn học miền tây Blanche và
Sean O Grady đã tổ chức hội nghị bàn tròn gồm khoảng 20 học giả để giới
thiệu khái niệm “Phê bình sinh thái”.
Tháng 6 năm 1995, ASLE lần đầu tiên tổ chức hội thảo khoa học tại
trường đại học Colorado, hội nghị đã nhận được hơn 200 báo cáo. Mọi người

9


thường coi đại hội lần này của ASLE là một tiêu chí đánh dấu sự hình thành
của khuynh hướng phê bình sinh thái.
Năm 1996, tuyển tập Phê bình sinh thái do Cheryll Glolfelty và Harold
From chủ biên được xuất bản. Cuốn sách này đã được công nhận là tài liệu
nhập môn của phê bình sinh thái. Cuốn sách này đã được chia ra làm ba phần:
Phần thứ nhất là phần thảo luận sinh thái học và lý luận văn học sinh thái, phần

thứ hai là phê bình sinh thái của văn học, phần thứ 3 là phê bình của văn học
sinh thái.
Năm 1998, tại Luân Đôn, tuyển tập: Phê bình sinh thái và văn học do nhà
phê bình người Anh R.Kerridge và N.Sammells chủ biên được xuất bản. Có thể
xem đây là một bộ tuyển tập phê bình sinh thái đầu tiên ở Anh. Trong cuốn
sách này gồm 15 chương và cũng phân định rõ thành ba phần đó là Lý luận phê
bình sinh thái, Lịch sử phê bình sinh thái và Văn học sinh thái đương đại. Trong
lời mở đầu cuốn sách R. Kerridge viết: Phê bình sinh thái là “một môn phê bình
văn hóa chủ nghĩa môi trường mới”. “Phê bình sinh thái cần bàn luận về biểu hiện
của môi trường và quan niệm môi trường trong văn học” [13, tr.1].
Năm 2000 cũng là năm phát triển mạnh của phê bình sinh thái, trong
khoảng thời gian này đã xuất hiện những chuyên luận và hàng loạt các tuyển
tập quan trọng. Tháng 6 năm 2000 tại đại học Cork tiến hành hội thảo khoa học
quốc tế đa ngành với chủ đề “Giá trị của môi trường”. Tháng 10 năm đó, tại đại
học Danjiang Đài Loan đã tổ chức hội thảo quốc tế phê bình sinh thái với chủ
đề “Diễn ngôn sinh thái”. Trong hội nghị, giáo sư Gifford đại học Leeds nước
Anh đã kêu gọi học giả các nước: “Đem phê bình sinh thái vào trong giảng
đường đại học” [13].
Năm 2000, trong những chuyên luận phê bình sinh thái tiêu biểu được
xuất bản có chuyên luận Lĩnh vực rộng lớn của nghiên cứu văn học hướng về
tự nhiên của giáo sư Murphy, cuốn sách bàn về văn học sinh thái, trong đó gồm
tiểu thuyết, văn xuôi phi tiểu thuyết và thơ ca. Chuyên luận Chủ nghĩa môi
trường trong văn học Mĩ của Meisel bàn luận về lí luận phê bình sinh thái và
môi trường, phong cảnh, hoang dã…và Bài ca của trái đất của Bate… Khác
10


với trước tác của 9 năm về trước, trong bộ chuyên luận về phê bình sinh thái
này, Bate mở rộng góc nhìn phê bình từ văn học chủ nghĩa lãng mạn, từ cổ đại
Hi La đến toàn bộ văn học phương Tây thế kỉ XX, hơn nữa còn đi sâu bình luận

về lí luận phê bình sinh thái. Giáo sư Kupe đại học Manchester chủ biên
cuốn Văn bản nghiên cứu xanh: từ chủ nghĩa lãng mạn đến phê bình sinh
thái do nhà xuất bản nổi tiếng Routledge xuất bản. Không giống với các học
giả Mĩ, học giả Anh ngay thời kì đầu đã nghiêng hơn về “nghiên cứu xanh” chứ
không phải “phê bình sinh thái”. Cuốn sách này chia làm 3 phần: “truyền thống
xanh”, “lí luận xanh” và “đọc hiểu xanh”. Cũng năm 2000 tập hợp các báo cáo
tại đại hội lần thứ 2 của ASLE được xuất bản với tiêu đề Đọc dưới sự chỉ
đường của tự nhiên: tuyển tập mới về phê bình sinh thái.
Như chúng ta đã biết, tư tưởng cốt lõi của phê bình sinh thái là lấy môi
trường tự nhiên làm trung tâm thay vì con người trong phê bình văn học, nhấn
mạnh sinh mệnh tự nhiên, đạo đức sinh thái. Ý thức sinh thái được thể hiện rõ
trong các sáng tác văn chương vĩ đại của Mĩ Latin như Trăm năm cô đơn, Tình
yêu thời thổ tả (G.G.Marquez), Con quỷ chơi đùa ở miền đất hoang (G.Rosa),
Vương quốc trần gian, Thế kỉ ánh sáng (A.Carpentier)… và được các nhà văn ý
thức một cách có hệ thống cũng như hoàn toàn tự giác trong quan niệm sáng
tạo văn chương.
Bước sang thế kỉ XXI, phê bình sinh thái phát triển sâu rộng hơn. Năm
2001, Buell cho xuất bản cuốn Viết vì thế giới đang lâm nguy: Văn học, văn
hóa, môi trường nước Mỹ và các quốc gia khác. Có thể thấy, phê bình sinh thái
với tư cách là một khuynh hướng phê bình văn hóa và văn học được hình thành
ở Mỹ vào giữa những năm 90 của thế kỷ XX, tiếp đó xuất hiện ở nhiều nước
trên thế giới. Trong số khá nhiều giới thuyết về thuật ngữ “phê bình sinh thái”
thì cách hiểu của nhà phê bình sinh thái Mỹ - Cheryll Glotfelty được cho là
ngắn gọn nhất: “Phê bình sinh thái là phê bình bàn về mối quan hệ giữa văn
học và tự nhiên”.
Karl Kroeber lại cho rằng: “Phê bình sinh thái không phải đem phương
pháp nghiên cứu sinh thái học, sinh vật hóa học, toán học hoặc phương pháp

11



nghiên cứu của bất kỳ khoa học tự nhiên nào khác vào phân tích văn học. Nó
chỉ dẫn nhập quan điểm cơ bản nhất của triết học sinh thái vào phê bình văn
học mà thôi” [14, tr.9].
Với tư cách là khuynh hướng phê bình văn hóa văn học, phê bình sinh thái
có nhiệm vụ chủ yếu mang giá trị đặc thù và đặc trưng bản thể luận của nó,
nghĩa là thông qua văn học để thẩm định lại văn hóa nhân loại, tiến hành
nghiên cứu - phê phán những tư tưởng, văn hóa, mô hình phát triển xã hội của
loài người làm ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của nhân loại đối với tự nhiên,
dẫn đến tình trạng xấu đi của môi trường và nguy cơ sinh thái.
Jonathan Levin đã chỉ ra: “Tất cả phương diện văn hóa xã hội của chúng
ta cùng quyết định phương thức độc nhất vô nhị sinh tồn của chúng ta trên thế
giới này. Không nghiên cứu những điều này, chúng ta không thể nhận thức sâu
sắc quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên. Vì thế, ngoài nghiên cứu
văn học biểu hiện tự nhiên như thế nào, chúng ta tất yếu còn phải dùng rất
nhiều tinh lực để phân tích tất cả các nhân tố văn hóa xã hội quyết định thái độ đối
với con người, đối với tự nhiên và hành vi tồn tại trong môi trường tự nhiên, đồng
thời kết hợp những phân tích này với nghiên cứu văn học” [14, tr.15].
Nhìn chung phê bình sinh thái đã được khá nhiều tác giả trên thế giới quan
tâm và trở thành một xu hướng nghiên cứu văn học có tính chất liên ngành và có
hiệu quả nhất định. Trong xu hướng nghiên cứu này, chủ yếu là các tác giả quan
tâm tới mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên, đặc biệt là thông
qua đó muốn cảnh báo về tình trạng lâm nguy của môi trường tự nhiên trong mối
quan hệ với con người qua những tác động ngược chiều và thuận chiều.
Hiểu một cách đơn giản, phê bình sinh thái nghĩa là không phải đem
phương pháp nghiên cứu sinh thái học, sinh vật hóa học, toán học hay phương
pháp nghiên cứu của bất kì khoa học tự nhiên nào khác vào phân tích văn học.
Mà ở đây, nó chỉ dẫn nhập quan niệm cơ bản nhất của triết học sinh thái vào
phê bình văn học mà thôi. Chính vì vậy, với tư cách là một khuynh hướng phê
bình văn hóa văn học, phê bình sinh thái có nhiệm vụ thẩm định lại văn hóa

nhân loại, tiến hành phê phán, nghiên cứu tư tưởng văn hóa, mô hình phát triển

12


xã hội của loài người đã ảnh hưởng như thế nào đến thái độ và hành vi của
nhân loại đối với tự nhiên và điều đó dẫn đến tình trạng xấu đi của môi trường
sinh thái như thế nào.
Đến giữa thập niên 90, phê bình sinh thái đã thực sự trở thành một khuynh
hướng nghiên cứu văn học ở Mỹ và lan ra nhiều nước khác trên thế giới.
Mặc dù phê bình sinh thái là bộ môn khoa học mới đối với các nhà nghiên
cứu nhưng vẫn có thể kể đến những đặc trưng riêng của nó đối với các khuynh
hướng phê bình văn học trước đây. Trước hết, sự xuất hiện của phê bình sinh
thái có ý nghĩa như một đối thoại văn hóa, khi nó đề xuất tư tưởng lấy sinh thái
làm trung tâm thay thế tư tưởng coi con người là trung tâm, là chúa tể. Cho
nên, từ đó con người dần tách khỏi tự nhiên mà quên rằng: “về bản chất, con
người là sản phẩm của tự nhiên” [13, tr.41].
Thứ 2, như là hệ quả của việc định vị tư tưởng triết học sinh thái trung
tâm, các nhà sinh thái luôn tìm kiếm mối quan hệ giữa văn hóa và tự nhiên hay
giữa văn minh với hoang dã. Từ đó, họ thấy rằng xã hội ngày càng phát triển và
quá trình đô thị hóa ngày càng diễn ra với tốc độ cao thì sự tàn phá của con
người đối với tự nhiên ngày càng khủng khiếp.
Thứ 3, vì nằm ở vị trí giao thoa giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
nhân văn nên về bản chất, phê bình sinh thái là hướng tiếp cận liên ngành.
Thứ 4, trong môi trường khác nhau thì phê bình sinh thái luôn phải đối
mặt với những mối tương tác, mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên nên bản
thân nó rất khó tạo ra sự chặt chẽ về hệ thống khái niệm như các lý thuyết phê
bình văn học đã thấy trước đây.
Như vậy, trên cơ sở tiếp thu lý thuyết về phê bình sinh thái qua một số bài
báo liên quan đến vấn đề này, cũng như qua việc tìm hiểu những truyện ngắn

của một số nhà văn hiện đại trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt là truyện ngắn
của Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy đã đến lúc chúng ta cần dành sự quan
tâm hơn nữa đến hướng nghiên cứu này.

13


1.1.2. Phê bình sinh thái trong văn học Việt Nam hiện đại
Phê bình sinh thái bắt đầu được nói đến ở Việt Nam trong khoảng vài chục
năm qua. Trước hết, chúng ta có thể nhận rõ ở trong các sáng tác của Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Cao Duy Sơn…có thể nói rằng Sống mãi với
cây xanh của Nguyễn Minh Châu là tác phẩm mở đầu cho khuynh hướng văn
học sinh thái ở Việt Nam đương đại
Việc nghiên cứu phê bình sinh thái vào trong các tác phẩm văn học Việt
Nam những năm gần đây đang trên đà phát triển và cũng là một vấn đề được
giới chuyên môn, những nhà khoa học quan tâm. Có thể điểm đến một số bài
nghiên cứu về phê bình sinh thái đối với các tác giả tiêu biểu như: thơ Thiền
thời Lí Trần, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du... Ở các công
trình như Phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều của Phan Ngọc, Thi pháp
Truyện Kiều của Trần Đình Sử, “người mở đầu cho Thi học Thiền gia” của
Phương Lựu, Tư tưởng sùng thượng thiên nhiên trong Thơ Nôm Nguyễn Trãi của
tác giả Lê Nguyên Cẩn... [40, tr. 39]. Có thể thấy các nhà nghiên cứu trên về cơ
bản chỉ đưa ra vấn đề con người trong thiên nhiên, ít những công trình nghiên cứu
vận dụng kĩ, sâu trong tác phẩm văn học cụ thể đứng trên góc độ sinh thái học.
Năm 2011, Viện Văn học tổ chức một buổi thuyết trình về phê bình sinh
thái. Karen Thronber sang Việt Nam trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế 2011
“Tiếp cận văn học châu Á từ lí thuyết phương Tây hiện đại: vận dụng, tương
thích, thách thức và cơ hội” [42, tr. 41]. Tại Viện Văn học, bà cũng đã có buổi
giảng giới thiệu về Ecocriticism. Bài giảng Ecocriticism của Karen Thornber
tại Viện Văn học vào tháng 3 năm 2011 giới thiệu môt cách tổng quan về bản

chất, ý nghĩa và tiến trình của nghiên cứu văn chương môi trường và sau đó
phân tích 6 điểm cơ bản mà phê bình sinh thái quan tâm [42, tr. 41].
Nguyễn Tịnh Thy trong bài “Phê bình sinh thái - nhìn từ lí thuyết giải cấu
trúc” (2013) đã nhìn thấy cảm quan hậu hiện đại biểu hiện rất rõ ở đặc điểm giải
cấu trúc qua những đặc trưng: Cái chết của chủ thể, tính đối thoại...

14


Trong bài “Cần tìm hiểu sự chuyển hướng của phê bình sinh thái” (2015),
Phương Lựu lưu ý viết về phê bình sinh thái đã đưa vấn đề “phê bình sinh thái về
công bằng hoàn cảnh” (thuật ngữ của T.V.Reed) vào tư tưởng học thuật của mình.
Bài giới thiệu “Khuynh hướng phê bình sinh thái trong nghiên cứu văn
học”, Lê Lưu Oanh, Trần Thị Ánh Nguyệt ( 2016), đã giới thiệu một cách
khái quát về phê bình sinh thái như một khuynh hướng nghiên cứu văn học khả
năng động hiện nay và những hướng nghiên cứu cụ thể của phong trào này.
Trần Thúy Anh trong công trình Ứng xử của người Việt đồng bằng châu
thổ Bắc Bộ qua tục ngữ, ca dao (2011) đã phân tích những phương thức ứng xử
đối với tự nhiên trong tục ngữ, ca dao từ đó đề xuất việc cần xây dựng đạo đức
sinh thái trong việc đối xử với tự nhiên.
Trong bài viết Mùa xuân, sinh thái và văn chương (2013), từ gợi dẫn truyện
ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp), Huỳnh Như Phương cho rằng “văn
học tham gia vào việc bảo vệ sức khỏe môi trường cũng là bảo vệ chính con
người và những giá trị thuộc về con người”.
Phê bình sinh thái là một khuynh hướng phê bình đang phát triển sôi nổi
khắp nơi, đặc biệt là ở Anh, Mỹ. Đây là một lí thuyết liên ngành, kết hợp giữa
văn học và khoa học, giữa phân tích văn chương và rút ra những cảnh báo về
môi trường. Ở Việt Nam, khuynh hướng nghiên cứu văn chương từ lí thuyết
phê bình sinh thái hiện nay vẫn còn mới mẻ và hạn hữu. Mặc dù số lượng tác
phẩm văn học sinh thái của nước ta còn rất ít, nhưng vấn đề sinh thái với muôn

hình vạn trạng vẫn luôn nhức nhối và được thể hiện đậm nhạt qua từng giai
đoạn. Đặc biệt, những năm gần đây, trên văn đàn Việt Nam đã xuất hiện nhiều
tác phẩm mang thông điệp về nguy cơ tồn vong của sinh loài và môi trường
sống đang dần bị hủy hoại dưới bàn tay vô tình của chính con người.
Chiến tranh suốt ba mươi năm có tính chất hủy diệt (Ruộng đã khô, nhà đã
cháy, thành phố đã tan hoang) đã để lại những tổn thất về môi trường dài lâu
mà con người chưa thể khắc phục ngay được. Những nỗi đau da cam hiện diện
đang bào mòn nhiều thế hệ và đã ngấm ngầm tàn phá môi trường với những
cánh rừng trơ trụi, nhiễm độc đất đai, nguồn nước…

15


Mặt khác, trong vài thập kỷ gần đây dân số tăng nhanh nên nhu cầu về
thức ăn và nơi ở rất lớn. Trong quá trình công nghiệp hóa, con người đã xem
thiên nhiên như là thứ vô tri nên mặc sức khai thác nó, tác động vào nó theo
mục đích riêng mà không tính đến những hậu quả lâu dài về mặt môi trường.
Để đáp ứng nhu cầu dân số ngày một tăng thì kèm theo tài nguyên môi
trường ngày càng bị khai thác một cách ồ ạt, chính điều đó đã đẩy con người
phải đối mặt với những hiểm họa môi trường ngày càng lớn dần. Con người
càng cố gắng để cải thiện cuộc sống thì cũng vô tình lại hủy hoại môi trường
sống của chính mình. Sự tăng trưởng nóng đã khiến môi trường tự nhiên bị đe
dọa, con người phải đối mặt với nhiều vấn đề của mặt trái văn minh đô thị và
nhận thấy còn quá ít tài nguyên, nguồn thực phẩm, sức khỏe bị đe dọa. Từ đó,
mối lo lắng hiện lên hàng ngày và mang tính toàn cầu về sự suy giảm tới mức
báo động về mỏ quặng, không khí, nước, suy giảm tầng ôzôn, ô nhiễm biển…
Từ đó, có thể thấy mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên đang là
mối quan tâm hàng đầu không chỉ đối với các nhà nghiên cứu mà hầu như đối
với tất cả mọi người đang sống trên trái đất này.
Như vậy, có thể thấy vấn đề đang báo động hiện nay chính là sự suy thoái

nghiêm trọng về mặt sinh thái và cách thức của con người ứng xử với tự nhiên,
sự can thiệp quá mức và “thô bạo” của con người vào giới tự nhiên khiến cho
chúng không đủ sức chịu đựng nên đã dẫn đến sự mất cân bằng và ổn định vốn
có của nó. Hiện nay, ngày càng có nhiều tai biến thiên nhiên xảy ra và đã để lại
những hậu quả vô cùng xấu cho xã hội loài người. Trong đó con người vừa là
thủ phạm gây ra các vấn đề về môi trường và cũng chính con người lại vừa là
nạn nhân của các hiểm họa đó. Bởi vậy, con người cần phải thay đổi cách ứng
xử với tự nhiên để tìm lại sự bình đẳng trong mối quan hệ với tự nhiên để nhằm
đảm bảo sự ổn định cho môi trường sống của chính con người.
1.1.3. Dấu hiệu để nhận biết tác phẩm dưới góc nhìn phê bình sinh thái
Thứ nhất, khi tác phẩm từ bỏ cái nhìn mang tính ẩn dụ về tự nhiên để viết
với ý thức sinh thái. Văn học sinh thái chống lại sự nhân hóa tự nhiên. Khác với
các truyền thống về thế giới tự nhiên, chỉ có một nhân vật xuyên suốt câu chuyện,

16


chỉ có một tiếng nói cất lên sau hình tượng đó, tiếng nói mà con người phú cho.
Ngược lại, trong các truyện sinh thái, bên cạnh thế giới con người là thế giới
muông thú với những tình cảm, tính cách, cá tính… rất riêng. Tự nhiên có sinh
mệnh độc lập, có địa vị bên ngoài tồn tại khách quan với con người.
Thứ hai, văn học sinh thái lấy chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái làm cơ sở tư
tưởng, lấy lợi ích chỉnh thể của hệ thống sinh thái làm giá trị cao nhất để xem
xét và biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và truy tìm nguồn
gốc xã hội của nguy cơ sinh thái. Thực chất, mối quan hệ giữa con người và
sinh thái là mối quan hệ cộng sinh, do vậy tác phẩm viết về mối quan hệ giữa
con người và thiên nhiên phải có quan điểm sinh thái. Lấy tư tưởng “sinh thái
là trung tâm” không phải là tư tưởng hạ thấp con người mà thực ra lợi ích của
sinh thái suy cho cùng cũng là lợi ích bền vững của nhân loại. Vấn đề biến đổi
khí hậu, nguy cơ sinh thái là vấn đề của toàn cầu chứ không phải là vấn đề

riêng lẻ của mỗi quốc gia dân tộc.
Thứ ba, cân bằng tự nhiên cũng đảm bảo cho cân bằng xã hội. Đó là lí do
vì sao văn học sinh thái tích hợp với các vấn đề xã hội: giới tính (sinh thái nữ
quyền, chủng tộc, giai cấp, xã hội). Văn học sinh thái chú trọng đến trách
nhiệm của con người đối với tự nhiên, khẩn thiết kêu gọi bảo vệ vạn vật trong
tự nhiên và duy trì cân bằng sinh thái. Văn học sinh thái đưa ra trách nhiệm của
con người đối với tự nhiên thành định hướng đạo đức chủ yếu. Đạo đức không
phải chỉ trong mối quan hệ giữa con người với nhau mà với việc anh ta đối xử
với thế giới xung quanh ra sao. Từ đó nhận diện những mẫu hình nhân cách
mới cho chủ nghĩa nhân văn: con người cần tôn trọng, yêu thương, hòa đồng
với thế giới tự nhiên, thân thiện loài vật để điều chỉnh đạo đức của mình.
1.2. Hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng
1.2.1. Đời văn Ma Văn Kháng
Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, người dân tộc Kinh, sinh
ngày 01 tháng 12 năm 1936 tại nhà thương Ái Mỗ, trấn Sơn Lộc, tỉnh lỵ Sơn
Tây cũ. Quê gốc ở làng Kim Liên, thuộc Kẻ Chợ, nay là phường Phương Liên,
quận Đống Đa, Hà Nội. Hiện nay, Ma Văn Kháng ở Quận Ba Đình, Hà Nội.

17


Thoát li tham gia cách mạng từ khi mới 12 tuổi, trưởng thành qua hai cuộc
kháng chiến, thuộc thế hệ nhà văn xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Con đường đời, con đường nghệ thuật của ông có những mốc lớn gắn liền với
sự kiện lịch sử của đất nước. Là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội viên
Hội nhà văn Việt Nam (1974).
Ma Văn Kháng đã tham gia tổ chức thiếu sinh quân ngay từ thời niên
thiếu, rồi được cử đi học ở khu học xá Việt Nam tại Trung Quốc. Năm 1954,
kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hòa bình được lập lại ở Miền Bắc. Theo
tiếng gọi của Tổ quốc, Đinh Trọng Đoàn đã xung phong lên Tây Bắc và được

cử đi dạy học ở Lào Cai. Năm 1960, ông trở về và vào học trường Đại học Sư
phạm Hà Nội I. Năm 1964, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm, ông trở lại Lào
Cai dạy học và từng làm Hiệu trưởng trường trung học. Cũng chính tại mảnh
đất Lào Cai - “Miền đất vàng” trong một lần đi công tác ở nông thôn, Đinh
Trọng Đoàn đã làm quen với ông Ma Văn Nho, rồi hai người đã kết nghĩa anh
em, Đinh Trọng Đoàn đã cải tên họ thành Ma Văn Kháng. Bút danh Ma Văn
Kháng chính là để ông ghi nhớ những kỉ niệm không thể nào quên về một thời
tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, không ngại gian khó, lăn lộn với công việc dạy học nơi
bản làng, và bày tỏ niềm tri ân sâu nặng của mình đối với đồng bào các dân tộc
vùng cao, nơi ông đã từng sống và làm việc hơn hai mươi năm, nơi ông coi như
là quê hương thứ hai của mình.
Năm 1967 ông được Tỉnh ủy Lào Cai điều về làm thư ký cho Bí thư Tỉnh
ủy, rồi làm phóng viên, Phó Tổng biên tập báo Đảng bộ tỉnh. Ma Văn Kháng
am hiểu khá tường tận phong tục tập quán của bà con các dân tộc Lào Cai. Sau
ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, từ năm 1976 đến nay, Ma Văn Kháng về
sống và công tác tại Hà Nội với tư cách một nhà văn, ông từng giữ chức Tổng
biên tập, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Lao động. Từ tháng 3 năm 1995, ông là
Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên Đảng đoàn - Hội nhà văn Việt Nam khóa IV
và là Tổng biên tập Tạp chí Văn học nước ngoài của Hội.
Như vậy, cả cuộc đời vất vả, nhiều trải nghiệm như Tiễu phỉ, làm thuế,
xây dựng hợp tác xã, làm thư kí, dạy học, viết văn, viết báo… đã để lại dấu ấn

18


trên những trang viết đậm đà mang hơi thở cuộc sống của Ma Văn Kháng. Ở
tuổi ngoài 81 với hơn 50 năm cầm bút, Ma Văn Kháng vẫn luôn say mê sáng
tạo nghệ thuật không ngừng để trở thành một cây bút văn xuôi lực lưỡng mãi
tỏa sáng và luôn giữ được một vị trí quan trọng trên văn đàn Việt Nam với
những đóng góp không nhỏ cho quá trình đổi mới nền văn học dân tộc.

1.2.2. Hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng
Là một cây bút văn xuôi lực lưỡng, cần mẫn và sáng tạo nghệ thuật không
ngừng nghỉ. Ông đến với văn học bắt đầu bằng thể loại truyện ngắn. Trong
mảng truyện ngắn thì truyện đầu tiên của Ma Văn Kháng viết về loài vật là
truyện Cỏ cằn (1977). Gần đây có tác phẩm Con Clếch của tôi vốn được thai
nghén ròng rã 60 năm từ hồi tác gỉa ở Bắc Kạn, gần đây mới hoàn thiện đưa in.
Bạn đọc biết đến ông qua những tập truyện ngắn đặc sắc từ Sa Phủ; Ngày
đẹp trời; Heo may gió lộng; Trăng soi sân nhỏ, Ngoại thành… Với hơn 200
truyện ngắn nhưng dường như trong quá trình sáng tác của mình, Ma Văn
Kháng vẫn chưa chịu hài lòng với phạm vi phản ánh của thể loại này. Ông từng
nói: “Cho đến một lúc, tôi nhận ra rằng phải vượt qua cái thời kỳ ấu trĩ, viết
những truyện ngắn kịp thời, rằng chỉ có tiểu thuyết viết theo quy luật của sáng
tạo nghệ thuật mới cho phép tôi chuyển hóa khối lượng vốn sống khá dày dặn
sau nhiều năm tích lũy, cho phép tôi phản ánh hiện thực một cách sâu sắc, cho
phép tôi gửi gắm vào đó những suy nghĩ, những tình cảm, những kinh nghiệm
của cá nhân tôi”.
Ma Văn Kháng bắt đầu sáng tác tiểu thuyết vào cuối những năm 70 của
thế kỷ XX. Lần lượt tiểu thuyết của ông đã gây được tiếng vang lớn, trong đó
có những tác phẩm đã gây xôn xao trong dư luận với rất nhiều những ý kiến
trái chiều nhau.
Tiểu thuyết đầu tay của ông là Gió rừng, chính cuốn tiểu thuyết này đã
mang tính chất thử nghiệm, tập dượt. Bắt đầu từ Đồng bạc trắng hoa xòe đến
nay, hàng chục cuốn tiểu thuyết đã được ông lần lượt cho ra đời và khẳng định
được một vị thế trong nền văn học đương đại Việt Nam. Những cuốn tiểu
thuyết này cũng chính là những đứa con tinh thần mà Ma Văn Kháng đã từng

19



×