Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Khoá luận tốt nghiệp giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ quả địa cầu (hoàng hiếu nhân)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.66 KB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
=====o0o=====

NGUYỄN THỊ NGÂN

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
TẬP THƠ "QUẢ ĐỊA CẦU"
(HOÀNG HIẾU NHÂN)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS. ĐỖ THỊ HUYỀN TRANG

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới ThS. Đỗ Thị Huyền Trang
- người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục
Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã quan tâm, tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Ngân




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu không trùng với kết quả của tác giả nào khác. Đề tài chưa được
công bố trong bất kì một công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Ngân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nhiên cứu................................................................... 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 4
NỘI DUNG ....................................................................................................... 5
Chƣơng 1 ........................................................................................................... 5
GIÁ TRỊ NỘI DUNG TẬP THƠ QUẢ ĐỊA CẦU ............................................ 5
1.1. Vài nét về tác giả và tác phẩm ................................................................... 5
1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hoàng Hiếu Nhân ........... 5
1.1.2. Tập thơ “Quả địa cầu” ........................................................................... 5
1.2. Giá trị nội dung tập thơ Quả địa cầu ......................................................... 6
1.2.1. Tình yêu thiên nhiên, cảnh vật ................................................................ 7
1.2.2. Tình cảm đối với con người .................................................................. 14
1.2.3. Thái độ của Nhân trước hiện thực cuộc sống ....................................... 29
Chƣơng 2 ......................................................................................................... 36

GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TẬP THƠ QUẢ ĐỊA CẦU .................................... 36
2.1. Ngôn ngữ thơ............................................................................................ 36
2.2. Thể thơ ..................................................................................................... 38
2.2.1. Thể thơ lục bát....................................................................................... 38
2.2.2. Thể thơ 4 chữ......................................................................................... 40
2.2.3. Thể thơ 5 chữ......................................................................................... 42
2.2.4. Thể thơ tự do ......................................................................................... 45
2.3. Các biện pháp nghệ thuật ......................................................................... 48


2.3.1. Biện pháp nhân hóa .............................................................................. 48
2.3.2. Biện pháp so sánh ................................................................................. 51
2.3.3. Biện pháp điệp....................................................................................... 52
2.3.4. Một số biện pháp khác .......................................................................... 55
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 621


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam, văn học thiếu nhi là
“một bộ phận quan trọng trong công tác rèn luyện, xây dựng nên tâm hồn con
ngƣời mới từ lứa tuổi còn thơ” [9,157]. Các tác phẩm văn học là món ăn tinh
thần không thể thiếu đối với trẻ thơ nhất là lứa tuổi tiểu học. Nó có vai trò
quan trọng đối với sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con ngƣời
ngay từ thuở ấu thơ, là hành trang cho mỗi ngƣời trên suốt đƣờng đời, bởi lẽ
cái gì đã lƣu giữ đƣợc trong thời niên thiếu thƣờng rất khó phai mờ.
Thơ ca cũng vậy, nó có vai trò không hề nhỏ trong việc giáo dục trẻ thơ.
Thơ ca là dòng chảy không bao giờ ngừng bồi đắp phù xa cho cuộc đời. Nó
đến với con ngƣời ngay từ thuở lọt lòng qua lời ru à ơi ngọt ngào của bà, của

mẹ và hòa nhịp cùng cánh võng, chiếc nôi:
“Thơ là muôn vạn cánh chim
Đƣa em bay bổng đi tìm giấc mơ”
Thơ ca gắn liền với tâm hồn mỗi con ngƣời, đi cùng tuổi thơ ta thật nhẹ
nhàng êm ái. Thơ cũng là tiếng nói của tâm hồn, thơ và tuổi thơ rất dễ gặp
nhau là bởi thơ rất phù hợp với tuổi thơ. Nhà văn Gamara đã từng nói “Ngƣời
ta nói chỉ trẻ em và nhà thơ mới biết làm thơ, mới hiểu và biết thật sự về cuộc
sống” (Cuốn sách và trẻ em).
Trong văn học thiếu nhi Việt Nam, bên cạnh những cây bút lớn tuổi viết
cho thiếu nhi nhƣ: Phạm Hổ, Võ Quảng, Định Hải, Xuân Tửu,… còn có hiện
tƣợng các em thiếu nhi làm thơ nhƣ: Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hồng Kiên,
Chu Hồng Quý, Cẩm Thơ, Khánh Chi… và Hoàng Hiếu Nhân cũng là một
trong những cây bút xuất sắc.
Hoàng Hiếu Nhân chỉ có gần 10 năm cống hiến, để lại hơn 30 bài thơ và
các sáng tác của Nhân đƣợc nhà xuất bản Kim Đồng tập hợp và in thành tập

1


thơ Quả địa cầu. Hoàng Hiếu Nhân trở thành một trong hai “ông hoàng” của
thơ ca thiếu nhi Việt Nam. Và nhà thơ lớn Bungari Bla - ga Di - mi - tro - va
đã nói: “Nhƣng có lẽ phải nói nhƣ này mới thật đúng, thiếu nhi Việt Nam đâu
có đánh mất tuổi thơ. Hoàng Hiếu Nhân chỉ giã từ tuổi thơ để làm một ngƣời
lớn khi còn ở lứa tuổi rất nhỏ”. Và nhà giáo Hồ Ngọc Diệp đã viết “Thơ của
em đã nhuần nhụy giữa nội dung và hình thức, mang âm hƣởng, hơi thơ của
thời đại” [6, 68]. Qua tập thơ Quả địa cầu của Hoàng Hiếu Nhân ta có thể
thấy đƣợc tình yêu đối với vạn vật, với con ngƣời. Đặc biệt nhà thơ đã thể
hiện tình yêu hết sức chân thành, cảm động đối với anh bộ đội cụ Hồ - đó là
tình yêu thƣơng sâu kín và rộng lớn, là thần tƣợng của các thế hệ trẻ thơ noi
theo và mơ ƣớc, là sự trân trọng, lòng biết ơn và tin yêu của nhân dân cả

nƣớc.
Là một giáo viên Tiểu học tƣơng lai, tôi mong muốn trau dồi đƣợc nhiều
kiến thức về văn học cũng nhƣ các lĩnh vực khác để làm “giàu” thêm vốn tri
thức của bản thân để phục vụ công tác giảng dạy ở trƣờng Tiểu học sau này.
Đồng thời có thể mang thơ của Hoàng Hiếu Nhân đến gần với học sinh của
mình thông qua những hoạt động ngoại khóa, tác động đến niềm yêu thích thơ
ca của trẻ em để từ đó các em tìm đến thơ, đọc và cảm nhận nó.
Với tất cả các lý do trên cùng với niềm yêu thích với thơ ca của thiếu nhi
viết trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt với nhà thơ Hoàng
Hiếu Nhân đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài: Giá trị nội dung và nghệ thuật tập
thơ “Quả địa cầu” (Hoàng Hiếu Nhân)
2. Lịch sử vấn đề
Hoàng Hiếu Nhân là một nhà thơ trẻ tuổi, xuất sắc trong giai đoạn kháng
chiến chống Mỹ. Đã có rất nhiều tác giả quan tâm, tìm hiểu nghiên cứu về tài
năng thiên phú của thần đồng Hoàng Hiếu Nhân. Nhƣ nhà thơ Mai Văn Hoan
trong bài viết về nhà thơ Hoàng Hiếu Nhân với tựa đề Đọc lại thơ Hoàng

2


Hiếu Nhân đã cảm nhận: “Thú thực, lúc đó tôi hết sức hoang mang. Tôi
không thể tin đƣợc đây là những vần thơ của cậu bé lên 10 tuổi... sự liên
tƣởng của Nhân đã nằm ngoài sức tƣởng tƣợng của tôi. Hình ảnh những chiếc
xe “mang con mắt mặt trời ra tuyền tuyến” hết sức bất ngờ và mới lạ. Bởi thế
mà có ngƣời đâm ra hoài nghi tài năng thi ca của Hoàng Hiếu Nhân. Họ cho
rằng đó không phải thơ của chú bé Nhân mà là thơ của một nhà thơ tài năng
ẩn danh nào đó” [6, 73-74]. Và nhà thơ còn nhận định rằng: “… trở thành một
trong hai “ông hoàng” của thơ ca thiếu nhi Việt Nam đƣơng đại - điều mà
không phải cậu bé nào ở lứa tuổi của Nhân cũng làm đƣợc” [6, 80].
Nhà giáo Hồ Ngọc Diệp đã viết: “… không phải vì các biên tập viên

“chiếu cố” một em bé ở tuyến lửa làm thơ, mà thực chất, thơ của em đã nhuần
nhụy giữa nội dung và hình thức, mang âm hƣởng, hơi thở của thời đại” [6,
68].
Nhà thơ Trần Đăng Khoa trong lời mở sách của tập thơ Quả địa cầu đã
viết: “Tôi nói Hoàng Hiếu Nhân là nhà thơ làm thơ ở lứa tuổi trẻ con, vì thơ
anh đúng là thơ của một nhà thơ” [6, 4], “Thơ Hoàng Hiếu Nhân là thế, rất
sắc sảo và thông minh, ngôn ngữ chắt lọc, cấu tứ chặt chẽ. Đặt thơ anh bên
cạnh thơ của bạn bè cùng trang lứa, viết về cùng một đề tài, mới thấy anh có
một tƣ duy vƣợt trội. Vì thế tôi mới bảo Hoàng Hiếu Nhân là nhà thơ làm thơ
ở lứa tuổi trẻ con” [6, 11-12].
Khóa luận của sinh viên Trần Thị Nga đã nghiên cứu về: Hình tượng anh
bộ đội trong những năm kháng chiến chống Mỹ và khóa luận của sinh viên
Giáp Thị Thanh Tƣơi nghiên cứu về: Thơ do thiếu nhi viết những năm kháng
chiến chống Mỹ, đã tìm hiểu và phân tích một số tác phẩm trong tập thơ Quả
địa cầu của Hoàng Hiếu Nhân nhƣng chƣa đi sâu tìm hiểu toàn bộ nội dung
và nghệ thuật của tập thơ.
Có thể nói, tất cả các ý kiến, nhận xét trên đều xác đáng, xong hầu hết

3


mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, hoặc chỉ đề cập đến một số tác phẩm
trong tập thơ, rất ít công trình nghiên cứu cụ thể, chi tiết. Song đó lại là những
gợi ý bƣớc đầu cho tôi tiếp cận đề tài này. Vì vậy từ những gợi ý quý báu của
những ngƣời đi trƣớc, tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài: Giá trị nội dung và nghệ
thuật tập thơ Quả địa cầu (Hoàng Hiếu Nhân).
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ “Quả địa cầu” của
Hoàng Hiếu Nhân.
4. Đối tƣợng và phạm vi nhiên cứu

- Đối tƣợng: Nội dung và nghệ thuật tập thơ Quả địa cầu
- Phạm vi nghiên cứu: Tập thơ Quả địa cầu - Nxb Kim Đồng (2016)
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Để hoàn thành khóa luận tôi tiến hành nghiên cứu dựa trên sự vận
dụng kết hợp những phƣơng pháp nghiên cứu sau;
+ Phƣơng pháp thống kê
+ Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu
+ Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài các phần: mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung khóa
luận đƣợc triển khai thành 2 chƣơng:
Chƣơng 1: Giá trị nội dung tập thơ Quả địa cầu
Chƣơng 2: Giá trị nghệ thuật tập thơ Quả địa cầu

4


NỘI DUNG
Chƣơng 1
GIÁ TRỊ NỘI DUNG TẬP THƠ QUẢ ĐỊA CẦU

1.1. Vài nét về tác giả và tác phẩm
1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hoàng Hiếu Nhân
Hoàng Hiếu Nhân sinh ngày 06 tháng 12 năm 1959, quê cha ở xã Thanh
Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, quê mẹ ở xã Quảng Hòa, thị xã Ba
Đồn, tỉnh Quảng Bình. Hoàng Hiếu Nhân học cấp ba ở Trƣờng Phổ thông
trung học Nam Quảng Trạch, ở xã Quảng Hòa bên bờ sông Gianh.
Mới lên tám tuổi, Hoàng Hiếu Nhân đã phải rời gia đình, quê hƣơng đi
sơ tán tận Vĩnh Phúc.
Tám tuổi, Hoàng Hiếu Nhân bắt đầu làm thơ và đã có một số bài thơ nổi

tiếng nhƣ: Con cò, Mặt trời, Quả địa cầu. Mƣời tuổi, Nhân đoạt giải Nhất
cuộc thi sáng tác thơ thiếu nhi do Báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức năm
1969. Năm 1972, Hoàng Hiếu Nhân đã đƣợc giải A cuộc thi thơ của Báo
Thiếu niên Tiền phong. Những bài thơ của Hoàng Hiếu Nhân đƣợc nhiều
ngƣời biết tới và yêu thích. Nhƣng sự nghiệp sáng tác thơ ca của Hoàng Hiếu
Nhân dừng lại khi Nhân lên học cấp ba.
Hoàng Hiếu Nhân thi đỗ vào trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội, rồi ra
làm giảng viên khoa Toán. Sau đó Hoàng Hiếu Nhân đi bộ đội một thời gian.
Giải ngũ, Nhân làm việc ở nhà máy dệt Phú Xuân, ở Huế.
Hoàng Hiếu Nhân mất ngày 06 tháng 02 năm 2014.
1.1.2. Tập thơ “Quả địa cầu”
Dẫu chỉ có chừng mƣời năm dành cho thơ ca nhƣng những bài thơ hồn
hậu, thuần khiết của nhà thơ Hoàng Hiếu Nhân vẫn khiến những ngƣời yêu
thơ phải lƣu luyến. Trong khoảng thời gian sáng tác đó, Nhân đã để lại hơn 30

5


bài thơ, các bài thơ của Hoàng Hiếu Nhân đƣợc Nhà xuất bản Kim Đồng tập
hợp và in thành tập thơ Quả địa cầu, sách đƣợc phát hành năm 2016 nhân ngày
thơ Việt Nam lần thứ 14. Tập thơ Quả địa cầu gồm 21 bài thơ, đây là một tập
thơ khá đặc biệt - bởi khi viết những bài thơ này Hoàng Hiếu Nhân vẫn đang
còn là một học sinh tiểu học và trung học cơ sở.
Những bài thơ trong tập thơ Quả địa cầu đƣợc sáng tác từ năm 1967 1970, năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc nên những
vần thơ chứa đựng rất nhiều yếu tố của thời đại. Hoàng Hiếu Nhân với lòng
căm thù giặc sâu sắc, đã tố cáo tội ác của kẻ thù nhƣng không phải bằng việc
kể ra những sự kiện hay thống kê ra những con số nhƣ một nhà sử học mà
nhƣ một nhà thơ với những vần thơ “mạnh hơn những tiếng bom”.
Tập thơ Quả địa cầu đã mang đến cho các độc giả những bài thơ hồn
nhiên, ngộ nghĩnh về thiên nhiên và thế giới loài vật. Chỉ là những điều bình

dị, gần gũi, thân thuộc nhƣng bằng những vần thơ vừa giàu liên tƣởng, vừa
giàu chất triết lí, cùng với giọng điệu vui tƣơi, hóm hỉnh, Nhân đã khiến cho
nó trở nên lung linh, sống động. Không chỉ vậy tập thơ còn là tình cảm của
Nhân dành cho gia đình, bạn bè, quê hƣơng, đất nƣớc và đặc biệt là tình cảm
đối với các anh bộ đội cụ Hồ. Tập thơ Quả địa cầu đã khẳng định một năng
lực quan sát rất nhạy bén của nhà thơ Hoàng Hiếu Nhân đối với cảnh vật và
cuộc sống xung quanh.
1.2. Giá trị nội dung tập thơ Quả địa cầu
Thơ ca là một thế giới rộng lớn và sâu sắc. Thơ mở ra trƣớc mắt chúng ta
là cả một bộ sƣu tập những bức tranh muôn sắc màu về những thứ vỹ đại lớn
lao hay những cái nhỏ nhặt, bình thƣờng trong cuộc sống. Từ những điều nhỏ
bé nhất cũng đƣợc thơ khắc họa một cách tinh tế và hoàn mĩ. “Thơ tác động
đến ngƣời đọc vừa bằng sự nhận thức cuộc sống vừa bằng khả năng gợi cảm
sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc suy nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp qua

6


liên tƣởng và những tƣởng tƣợng phong phú, vừa theo những mạch cảm nghĩ,
vừa bằng sự rung động của những ngôn từ giàu nhạc điệu” [2, 207].
1.2.1. Tình yêu thiên nhiên, cảnh vật
Tuy Hoàng Hiếu Nhân chỉ có gần mƣời năm cống hiến cho thi ca,
nhƣng tên tuổi của Nhân vẫn còn vang mãi trong lòng bạn đọc. Với tình yêu
thiên nhiên, tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc Hoàng Hiếu Nhân đã đƣa vào trang
thơ của mình những hình ảnh hết sức gần gũi và quen thuộc khiến ta ngỡ nhƣ
đang bƣớc vào một thế giới thiên nhiên nhiều màu sắc.
Đại dƣơng bao la từ lâu đã trở thành đề tài của thi ca nhân loại. Chẳng
biết tự bao giờ, cũng chẳng biết ai là ngƣời đầu tiên, chỉ biết rằng khi đứng
trƣớc biển trời bao la rộng lớn, tâm hồn họ lại rung động với những cảm xúc
đan xen nhuốm màu tâm sự. Thế rồi những áng thơ tình cũng từ đấy, truyền

mãi đến về sau. Biển hiện lên trong thơ Hoàng Hiếu Nhân hết sức ngộ nghĩnh,
đáng yêu. Nhân ví biển nhƣ đứa trẻ con, biết dỗi, biết giận hờn và có lúc còn
biết mệt và mệt rồi thì lại ngủ:
“Hôm qua biển nổi giông
Sóng mệt phì bọt thở
Biển nhƣ đứa trẻ con
Dỗi chán rồi nằm ngủ.”
Đến khổ thơ thứ hai, Hoàng Hiếu Nhân lại càng tô đậm thêm vẻ ngộ
nghĩnh, đáng yêu của mặt biển bao la bởi những con thuyền đói cá đang
“Buồn ƣỡn ngực ra khơi”. Những đoàn thuyền đánh cá hiên ngang đến thế,
oai phong đến thế mà qua con mắt của Hoàng Hiếu Nhân chúng lại chỉ nhƣ
những đứa bé đang tập lẫy, tập bò trong chiếc nôi:
“Những con thuyền đói cá
Buồn ƣỡn ngực ra khơi
A! Thuyền qua ngàn sóng

7


Nhƣ bé cựa trong nôi.”
Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá với những cánh buồm trắng no gió lƣớt
hiên ngang trông nhƣ những đàn cò trắng nối đuôi nhau dập dờn trên mặt biển
xanh đã nhuốm màu nắng vàng:
“Buồm trắng lƣớt hiên ngang
Cò giăng dài lụa trắng
Trời mừng uống rƣợu say
Phun biển vàng mặt nắng”
Đến khổ cuối Hoàng Hiếu Nhân đƣa mắt nhìn về khơi xa, nhƣ đang đón
chờ một ai đó từ ngoài khơi trở về “Hƣớng buồm tay em vẫy”. Biển đẹp, biển
ngộ nghĩnh đến thế ai mà chẳng yêu, chẳng quý. Nhân cũng vậy, cũng muốn

dang đôi tay của mình thật lớn để ôm trọn biển cả vào lòng mà hôn. Nhân còn
muốn mang thật nhiều những “ngọn gió nồm” để đƣa những đoàn thuyền ra
khơi đánh cá, để mong có một chuyến ra khơi bội thu:
“Hƣớng buồm tay em vẫy
Muốn góp ngọn gió nồm
Muốn dang tay thật lớn
Ôm cả biển mà hôn.”
(Biển)
Từ sự gắn bó, tình yêu với cảnh sắc thiên nhiên quê hƣơng Quảng Bình
của mình, nhà thơ Hoàng Hiếu Nhân đã vẽ lên bức tranh sóng nƣớc vừa gần
gũi, vừa thân thuộc.
Hình ảnh ông mặt trời hiện lên thật gần gũi, thân thiết trong thơ Trần
Đăng Khoa:
“Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày

8


Mẹ em tát nƣớc, nắng đầy trong khau…”
(Buổi sáng nhà em - Trần Đăng Khoa)
Hình ảnh ông mặt trời của Trần Đăng Khoa gắn liền với cuộc sống sinh
hoạt của những ngƣời nông dân. Khi vừa mới thức dậy, mọi ngƣời đã hối hả,
tất bật lo toan cho một ngày lao động mới. Còn với Hoàng Hiếu Nhân thì hình
ảnh ông mặt trời lại hiện lên một vẻ đẹp hùng vĩ - là con của “Quả đất”, mọc
giữa biển khơi. Nhƣng đôi lúc lại hết sức là ngộ nghĩnh, đáng yêu “mặt trời đã
mọc đầy râu đỏ” và mặt trời còn đƣợc bạn mây trắng tặng cho chiếc khăn
quàng đỏ:
“Quả đất sinh ra mặt trời giữa biển khơi

Trên giƣờng biển mặt trời đã mọc đầy râu đỏ
Mây trắng tặng mặt trời khăn quàng đỏ”
(Mặt trời)
Sống trong những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ,
nhân dân cả nƣớc thực hiện công cuộc chống giặc ngoại xâm. Mọi ngƣời đều
tất bật với công việc, những cậu học trò mải chơi để rồi lãng quên mọi thứ
diễn ra xung quanh. Nhƣng với Hoàng Hiếu Nhân lại khác, dù chiến tranh có
ác liệt, vẫn phải cắp sách tới trƣờng thì Nhân vẫn tìm cho mình những khoảng
trời bình yên:
“Sáng nào chim cũng bay về
Hàng xoan chiêm chiếp xanh rì tiếng chim.”
Những đàn chim thi nhau nhảy múa hót ca trên những hàng xoan đã trở
nên quen thuộc với Nhân. Ngày nào cũng vậy, cứ vào giờ ra chơi Nhân lại
ngƣớc nhìn lên bầu trời đầy nắng ngắm nhìn những đàn chim bay lƣợn trên
mái trƣờng. Ta tự hỏi tại sao Hoàng Hiếu Nhân lại không chán khi sáng nào
Nhân cũng ngắm nhìn những cánh chim trên bầu trời mà còn tìm thấy niềm
vui và hòa mình cùng sự vui tƣơi, nhộn nhịp đó:

9


“Giờ chơi em ngƣớc nhìn lên
Cánh chim chạm nắng rực trên mái trƣờng
Theo dòng địa lý sang trang
Lòng em nhƣ cũng rộn ràng tiếng chim.”
(Tiếng chim)
Khung cảnh thôn quê hiện lên trong thơ Hoàng Hiếu Nhân thật bình dị
với những hình ảnh rất đỗi gần gũi và quen thuộc. Với tiếng ve kêu xối xả gọi
mùa hè đến:
“Bên lùm tre

Con ve ve
Gọi trƣa hè
xối xả”
Hoàng Hiếu Nhân đã phải rời gia đình, quê hƣơng đi sơ tán tận ngoài
Vĩnh Phúc khi mới lên tám tuổi. Cuộc sống xa nhà, khi bắt gặp tiếng ve kí ức
trong Nhân lại ùa về. Hoàng Hiếu Nhân nhớ những trƣa hè đƣợc nằm võng
nghe lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ:
“Nhớ chiều quê
Có tiếng ve
Chao nhịp võng
ru hè,”
Hay những chiều đƣợc cùng các bạn đi bắt ve trong những hàng me:
“Nhớ chiều quê
Tìm ve ve
Kêu the thé
hàng me…”
(Tiếng ve)

10


Nếu nhƣ Trần Đăng Khoa chăm chú quan sát đàn kiến lũ lƣợt đƣa ma
bác giun:
“Bác giun đào đất suốt ngày
Trƣa nay chết dƣới gốc cây sau nhà

Kiến đen uống rƣợu la đà
Bao nhiêu kiến gió bay ra chia phần…”
(Đám ma bác giun)
Hay Phan Tuy An quan sát đám ma của chú ve:

“Cậu ve vừa mới mất
Đúng vào sáng tinh mơ

Mà tiếng cƣời hả hê
Mà rộn ràng thế này…”
(Cậu ve vừa mới mất)
Thì Hoàng Hiếu Nhân lại chăm chú quan sát những chú nhện con giăng
tơ bắt mồi và hiện lên trong đó là một cuộc chiến vô cùng ác liệt của dân ta:
“Chú nhện con giăng bẫy
Bắt tên gián điệp ruồi
Ruồi khinh thƣờng nhện bé
Phải sa vào lƣới thôi”
Khi những “tên gián điệp ruồi” bị sa vào bẫy, những chú nhện con bé
nhỏ của Nhân đã bắt chúng phải:
“Tên kia giơ tay lên!
Muốn sống đừng chống cự
Bạn bè nhện chạy ra
Dây tơ giằng vít cổ”

11


Khi giải ruồi về trụ sở rồi nhện con lại tiếp tục giăng bẫy để bắt hết tất cả
những bọn gián điệp ruồi:
“Giải ruồi về trụ sở
Lƣới nhện lại bủa dày
Tên gian nào bén mảng
Cũng sa vào lƣới ngay.”
(Lưới nhện)
Phải chăng chính chiến tranh đã phần nào ảnh hƣởng đến suy nghĩ của

những đứa trẻ thời ấy, đặc biệt là Hoàng Hiếu Nhân một cậu bé còn rất nhỏ
tuổi đã biết thế nào là đánh Mỹ, thế nào là gián điệp. Để khi nhìn thấy lƣới
nhện Hoàng Hiếu Nhân đã nhớ và liên tƣởng ngay đến cuộc chiến ở tuyến lửa
phòng không đã bắn hạ hàng trăm thần sấm, con ma và bắt sống hàng chục
tên giặc lái trên vùng đất Quảng Bình kiên cƣờng, gan góc.
Tình yêu mà Hoàng Hiếu Nhân dành cho thiên nhiên không chỉ là việc
Nhân ngắm nhìn thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá hay là việc theo dõi hành động
của những chú nhện con để rồi vẽ lên bức tranh thiên nhiên thật đẹp, thơ
mộng, ngộ nghĩnh và đáng yêu. Mà tình yêu đó còn đƣợc Nhân thể hiện bằng
chính những việc làm nhỏ bé của mình:
“Chúng em trồng cây
Cuốc phăng đồi trọc
Tƣởng tuổi đồi già
Sao còn mọc tóc.”
(Vườn cây)
Ngƣời ta vẫn thƣờng hay nói không biết là trăng có duyên nợ với các nhà
thơ hay các nhà thơ có duyên nợ với trăng? Có lẽ vì vậy mà ánh trăng đƣợc
các nhà thơ nhắc đến rất nhiều trong thơ của mình, đặc biệt trong những năm
bom đạn. Với Trần Đăng Khoa thì ánh trăng hiện lên thật đẹp, thơ mộng mà

12


ngộ nghĩnh, đáng yêu:
“Trăng hồng nhƣ quả chín
Lửng lơ lên trƣớc nhà

Trăng bay nhƣ quả bóng
Đứa nào đá lên trời.”
(Trăng ơi… từ đâu đến? - Trần Đăng Khoa)

Đến ông trăng của Hoàng Hiếu Nhân thì lại nhƣ ngƣời lớn, biết tức giận,
biết căm ghét bọn đế quốc Mỹ:
“Chú ơi cháu còn nhớ
Giặc giết nội nơi đây
Đêm đó trong khói lửa
Có ông trăng xếch mày.
Rồi hôm sau trăng về
Mặt đỏ lừ tức giận…”
(Trăng)
Thơ khơi gợi năng lực tƣởng tƣợng và sự đồng cảm, chia sẻ. Thiên nhiên
chính là nơi chứa đựng những điều kì diệu, bí ẩn và thú vị mà con ngƣời ta
muốn chiêm ngƣỡng, khám phá. Hoàng Hiếu Nhân với tình yêu thiên nhiên
và tài năng của mình đã mang đến cho bạn đọc, đặc biệt là những bạn đọc nhỏ
tuổi những hình ảnh chân thực, gần gũi nhất đối với mỗi ngƣời. Có lẽ do
những hình ảnh thiên nhiên gần gũi đó mà thơ Hoàng Hiếu Nhân rất dễ đi vào
lòng độc giả nhỏ tuổi khiến cho các em thêm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống,
đồng thời giúp các em nhận thức, hình thành tƣ duy, từ đó phát triển trí tƣởng
tƣợng và khả năng sáng tạo cho các em.

13


1.2.2. Tình cảm đối với con người
Gorki cho rằng: “Thơ trƣớc hết phải mang tính chất tình cảm”. Thơ thiên
về tiếng nói của tình cảm. Thơ là những rung động và những cảm xúc của con
ngƣời trƣớc cuộc sống đƣợc bộc lộ một cách chân tình tự nhiên và “thơ là thƣ
kí trung thành của những trái tim” (Đuy Belay).
1.2.2.1. Tình cảm với người thân trong gia đình
Gia đình là một thứ gì đó vô cùng thiêng liêng và cao quý, là nguồn cảm
hứng dạt dào của thi ca. Những bài ca, tiếng hát về tình cảm gia đình luôn làm

cho con ngƣời ta cảm thấy ấm áp. Nếu nhƣ nhạc sĩ gửi gắm tình yêu qua
những nốt nhạc trầm bổng du dƣơng thì ngƣời thi sĩ bộc lộ tình yêu thƣơng
qua những vần thơ, câu chữ. Có lẽ Hoàng Hiếu Nhân đã thấu hiểu đƣợc nỗi
vất vả của bà nên Nhân đã viết bài thơ Bà ngoại để tặng ngƣời bà yêu quý của
mình và bày tỏ tình cảm của mình đối với bà:
“Con cò cõng nắng sang sông
Ngoại ra vƣờn cải tóc bông hóa vàng
Cò bay qua cánh đồng làng
Ngoại ra ruộng lúa tóc vàng hóa xanh
Chiều về cò đã về nhanh
Nhƣng đầu tóc ngoại vẫn xanh cánh đồng”
(Bà ngoại)
Chỉ với mấy dòng thơ ngắn ngủi của Nhân nhƣng chúng ta đã phần nào
thấy đƣợc nỗi vất vả của ngƣời bà. Và đó cũng chính là tình cảm chân thành
nhất mà Nhân dành cho bà. Nhân yêu, Nhân thƣơng bà lắm, bà tuổi đã già
nhƣng lúc nào cũng phải lo toan mọi việc, bà làm việc vất vả từ sáng sớm tới
tối mịt, hết việc nhà lại đến việc ngoài đồng không lúc nào bà ngơi tay.
Từ lúc lọt lòng cho đến khi trƣởng thành, tuổi thơ ai cũng gắn bó với
những lời ru, tiếng hát của bà, của mẹ “Con cò bay lả bay la, bay từ cửa phủ

14


bay ra là ra cánh đồng… ”/ “Con cò mày đi ăn đêm, đậu phải cành mềm lộn
cổ xuống ao… ”. Tuổi thơ Nhân cũng vậy, gắn liền với những lời ru ngọt
ngào của bà trong những trƣa hè:
“Con cò trong câu ca dao
Bay vào giấc ngủ trắng phau giọng bà
Bà đƣa cháu đến đồng xa
Con cò theo mẹ la đà dòng mƣơng,

Bà đƣa cháu đến Trƣờng Sơn
Con cò theo bố dập dờn ngụy trang,
Bà đƣa cháu đến Miền Nam
Giết thù, chớp đạn sáng choang cánh cò.”
(Con cò)
Lời ru ngọt ngào của bà đã đƣa Nhân vào giấc ngủ say. Trong giấc ngủ
Nhân còn mơ, Nhân thấy mẹ đang làm việc vất vả ngoài đồng, thấy bố đang
đánh giặc ngoài mặt trận và Hoàng Hiếu Nhân còn thấy cả những cảnh bom
đạn trên chiến trƣờng miền Nam.
Vâng! Có tình yêu nào cao quý và thiêng liêng hơn tình mẫu tử. Mẹ là
ngƣời luôn dành tất cả những điều tốt đẹp cho con “Chỗ ƣớt mẹ nằm chỗ ráo
con lăn”; “Cơm con ăn tay mẹ nấu./ Nƣớc con uống tay mẹ đun./ Trời nóng
bức gió từ tay mẹ. /Con ngủ ngon. /Trời giá rét cũng vòng tay mẹ./ Ủ ấm con
bàn tay mẹ con lớn khôn”. Tình cảm của ngƣời mẹ dành cho con là vô bờ bến.
Tuy còn rất nhỏ tuổi nhƣng Hoàng Hiếu Nhân đã hiểu đƣợc những tình cảm
mẹ dành cho mình. Mẹ là ngƣời lo cho con từng bữa ăn giấc ngủ:
“Mẹ trao con mo cơm
Mà lƣng tròng nƣớc mắt”
(Mẹ ơi)
Nhân không chỉ hiểu đƣợc tình cảm của mẹ dành cho mình mà Nhân còn
thấu hiểu đƣợc những nỗi vất vả của mẹ. Nên trong thơ của mình, Hoàng

15


Hiếu Nhân đã nhắc đến mẹ rất nhiều, nhƣng đó không phải là những lời nũng
nịu, vòi vĩnh mà là những lời xót xa thƣơng mẹ vất vả:
“Bà đƣa cháu đến đồng xa
Con cò theo mẹ la đà dòng mƣơng”
(Con cò)

“Mẹ còn lo thủy lợi.”
(Đánh giặc)
Đứa trẻ nào cũng muốn đƣợc ở cùng mẹ, muốn đƣợc mẹ âu yếm vỗ về
và đƣợc mẹ quan tâm chăm sóc mỗi ngày. Các em muốn đƣợc mẹ lo cho từng
bữa ăn giấc ngủ. Nhƣng đâu phải cứ muốn là đƣợc, nhất là trong những năm
chiến tranh, bom đạn ác liệt, các em nhỏ đã phải rời gia đình, quê hƣơng đi sơ
tán. Chiến tranh đã khiến các em phải xa quê hƣơng và đặc biệt là xa ngƣời
mẹ yêu quý của mình. Hoàng Hiếu Nhân là một trong những cậu bé đáng
thƣơng đó, mới chỉ tám tuổi Nhân đã phải đi sơ tán tận Vĩnh Phúc đến sống
một vùng đất mới, nơi không có gia đình, bạn bè, ngƣời thân:
“Tuổi con còn thơ dại
Phải sơ tán xa nhà
Đƣờng Quảng Bình - Vĩnh Phú
Mấy đạn bom vƣợt qua.”
Xa nhà ai chẳng buồn, chẳng rơi lệ, Hoàng Hiếu Nhân cũng vậy. Hoàng
Hiếu Nhân phải xa quê hƣơng, xa ngƣời mẹ yêu quý của mình, Nhân rất
buồn. Lúc chia tay Nhân muốn bật khóc thật to và ôm mẹ vào lòng nhƣng chỉ
sợ mẹ buồn nên Nhân không dám khóc. Có lẽ chính tình yêu mẹ vô bờ bến đã
khiến Nhân trở nên mạnh mẽ hơn, cứng rắn hơn, trƣởng thành hơn:
“Con biết mẹ đang buồn
Nhƣng con không dám khóc”

16


…Ô tô vừa chuyển bánh
Mẹ vui lên mẹ ơi
Mai mốt tan giặc Mỹ
Con lại về đấy thôi…”
(Mẹ ơi)

Mặt trời của cõi tự nhiên vĩnh hằng đem đến những tia sáng ấm áp, mang
lại sự sống cho muôn loài trên trái đất này. Tình yêu đối với mẹ đƣợc Nhân ví
nhƣ tình cảm của mặt trời với quả đất:
“Không ai thƣơng mẹ bằng mặt trời thƣơng quả đất
Đi suốt ngày vẫn chiếc hôn nóng rực
Những chiếc hôn đêm tối vẫn ấm lòng
Con không lặn bao giờ dù đêm tối mênh mông.”
(Mặt trời)
Nếu nhƣ tình cảm của Nhân dành cho mẹ bao la là thế thì khi nhắc tới bố
Nhân lại thể hiện sự kính trọng, tự hào. Dù bố đi đánh giặc xa nhà nhƣng lúc
nào cũng lo lắng, quan tâm Nhân. Lần nào gửi thƣ về cho gia đình là bố Nhân
vẫn thƣờng hay hỏi: “Con trai nay ăn học ra răng?”. Hoàng Hiếu Nhân chỉ
mới có tám tuổi nhƣng rất hiểu chuyện, biết bố còn bận chiến đấu, Nhân
không muốn bố phải bận tâm lo lắng cho mình nên vẫn hay viết thƣ để động
viên bố:
“Cha ơi! Cha cứ yên tâm
Con cũng biết thế nào là đánh Mỹ.”
(Đánh giặc)
Mọi ngƣời thƣờng vẫn hỏi hạnh phúc gia đình là cái gì, mà ta phải trân
trọng và gìn giữ? Nó chỉ đơn giản là ở nơi đó chúng ta có niềm vui, chúng ta
tìm thấy những nụ cƣời vui vẻ. Ở đó gia đình quay quần bên nhau trò chuyện,
kể những câu chuyện cũ… Hạnh phúc gia đình Nhân chỉ đơn giản là khi nhìn

17


Nhân mặc bộ quần áo, đi giày, đeo chiếc balo của anh cả:
“Áo anh cả, em mặc dài ngang mắt cá
Quần anh cả, em mặc lên tận cằm
Giày anh cả, em đi lọt thỏm bàn chân

Ba lô anh cả, em mang không nổi”
Hình ảnh một cậu bé Nhân nhỏ bé nhƣng ngịch ngợm nhƣng lúc nào
cũng mang lại tiếng cƣời cho cả gia đình. Không chỉ vậy Nhân còn gợi cho
ông, bố, chú Tƣ và anh cả nhớ lại những chiến công vang dội của dân ta:
“Ông nội nhìn em phì cƣời:
Nhớ lại thuở vác gậy tre cƣớp huyện,
Cha nhìn em phì cƣời:
Nhớ lại thuở vác đại đao Nam tiến,
Chú Tƣ nhìn em phì cƣời:
Nhớ ngày kéo pháo vào giải phóng Điện Biên,
Nhƣng anh cả cƣời to hơn:
Nhớ năm ngoái lái máy bay săn máy bay giặc Mỹ.”
(Em làm bộ đội)
Tình cảm gia đình nó không phải là một cái thứ gì hào nhoáng mà là
những gì bình dị trong cuộc sống, nó khiến cho cuộc sống muôn màu sắc
thêm phần nào cái “chất thơ” cho đời. Không có tình cảm của gia đình thì con
ngƣời ta thực sự sẽ không bao giờ hoàn thiện đƣợc.
Trong gia đình chúng ta không chỉ có ông bà, cha mẹ mà chúng ta còn có
anh chị em nữa. Hoàng Hiếu Nhân có một ngƣời em gái, trong bài thơ Em tôi
Nhân kể về ngƣời em gái của mình:
“Anh bảo em: “Vẽ tiếp bức tranh gà”
Sao em chẳng lấy bút chì màu và sổ nhỏ?

18


Anh bảo em: “Quét nhà và hái rau cho thỏ”
Sao em không vòng tay “Vâng ạ, em đi”?
Anh bảo em: “Ca Huế cho bà nghe”
Sao em không đƣa tay mềm đánh nhịp?

Anh bảo em: “Chú bộ đội đến nhà”
Sao em chẳng lon ton ra cửa tiếp?”
Mới đọc đến đây chắc hẳn chúng ta thấy hiện lên hình ảnh một cô em gái
rất hƣ và rất ngang bƣớng không chịu nghe lời anh mình. Nhƣng sự thật
không phải vậy:
“Không! Em tôi không biết nói nữa rồi
Nếu giặc Mỹ không ném bom lớp vỡ lòng năm ấy
Thì bây giờ em đã học lớp hai.”
(Em tôi)
Hoàng Hiếu Nhân rất thƣơng em gái của mình, có lẽ vì Nhân rất yêu quý
em và nhớ em nên Nhân đã viết nên bài thơ này. Là một ngƣời anh mẫu mực
lúc nào cũng yêu thƣơng, chăm lo dạy bảo em. Nhƣng chiến tranh đã cƣớp đi
mất ngƣời em gái bé nhỏ ngoan ngoãn của Nhân, để giờ đây Nhân không còn
có ngƣời để sai, để bảo nữa rồi. Chiến tranh là gì mà lại tàn nhẫn đến thế, nó
lấy đi những nụ cƣời tƣơi trên môi của em, lấy đi đứa em gái ngoan hiền của
Nhân. Nhân lại càng căm ghét chiến tranh, bọn đế quốc Mỹ ngang tàn, độc ác.
Tình cảm gia đình luôn là thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất.
Chính vì vậy mà mỗi khi nói đến tình cảm gia đình thì tất cả mỗi ngƣời chúng
ta đều dậy lên bao cảm xúc. Hoàng Hiếu Nhân tuy còn rất nhỏ nhƣng Nhân đã
hiểu đƣợc thế nào là hạnh phúc gia đình. Trong những vần thơ của mình Nhân
đã thể hiện tình yêu thƣơng và lòng biết ơn vô bờ đối với những ngƣời thân
yêu trong gia đình. Không chỉ vậy Hoàng Hiếu Nhân còn muốn đánh thức
tình cảm gia đình trong lòng mỗi ngƣời, đặc biệt những bạn đọc nhỏ tuổi.

19


1.2.2.2. Tình cảm với trường lớp, bạn bè
Bác Hồ từng nói:
“Trẻ em nhƣ búp trên cành

Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”
Búp trên cành, nó là những búp măng non, nó rất cần đƣợc chăm sóc,
bảo vệ. Bác ví các em nhƣ những mầm non, là những chủ nhân tƣơng lai của
đất nƣớc, các em phải đƣợc sống một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhƣng
đâu phải ai muốn cũng đƣợc đâu.
Đặc biệt trong những năm tháng còn trong bom đạn, bọn đế quốc Mỹ
đàn áp nhân dân ta, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Nhƣng dù cuộc sống có
khó khăn đến mấy, ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc
nhƣng Hoàng Hiếu Nhân cùng các bạn của mình vẫn hồn nhiên, mặc cho mƣa
bom bão đạn các em vẫn rất lạc quan, yêu đời, vui tƣơi, phấn khởi cắp sách
tới trƣờng, để đƣợc gặp bạn bè, thầy cô. Các em đến trƣờng không chỉ học tập
mà các em còn tham gia xây dựng lại trƣờng do chiến tranh, bom đạn tàn phá:
“Trƣờng mới ta xây
Chặt cây, gánh cát
Nung vôi, nung gạch
Trộn vữa, trộn hồ.

Hố bom ta lấp
Cỏ rác dọn quang
Ta rào vƣờn trƣờng
Ta đắp đƣờng rộng
Ta làm sân bóng
Hố nhảy, ta đào…”
Dù phải đối mặt với bao khó khăn, nguy hiểm phía trƣớc nhƣng ngày

20


×