Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

RÈN KĨ NĂNG “ƯỚC LƯỢNG THƯƠNG” TRONG THỰC HÀNH PHÉP CHIA CHO HỌC SINH LỚP 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.54 KB, 7 trang )

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP CƠ SỞ NĂM 2014
Kính gửi:
- Hội đồng Thi đua – Khen thưởng huyện Thanh Bình;
- Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trường TH Tân Thạnh 1.
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN:
- Họ và tên: Huỳnh Minh Trí,

Năm sinh: 1964

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học Sư phạm, Chuyên ngành
Giáo dục Tiểu học
- Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Dạy lớp 4/4
- Đơn vị công tác : Trường tiểu học Tân Thạnh 1.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng tình hình của tập thể, cá nhân trước khi lập thành tích, có
sáng kiến, giải pháp đề tài nghiên cứu:
a. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của lãnh đạo Ngành, Chính quyền địa phương và Ban
giám hiệu trường, sự nhiệt tình của giáo viên trong khối cùng với việc đổi mới
phương pháp trong công tác dạy và học đang dần ổn định, đi vào nề nếp, có chất
lượng, bước đầu mang lại hiệu quả cao.
- Lớp 4/4 là lớp học 1 buổi, đa số học sinh ở gần địa bàn do trường phụ
trách nên điều kiện đến trường cũng thuận lợi.


- Đa số học sinh ham học, ngoan.
Người thực hiện: Huỳnh Minh Trí

1


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

- Được sự quan tâm của Chính quyền địa phương và Phụ huynh học sinh,
các nhà Hảo tâm và Ban giám hiệu nên học sinh nghèo và cận nghèo được hổ trợ
quần áo và đồ dung học tập, tạo điều kiện giúp các em học tập tốt.
b. Khó khăn:
- Lớp học 1 buổi nhìn chung có nhiều em thuộc hộ nghèo và cận nghèo,
cha mẹ đi làm mướn, làm thuê, có hộ đi xa hơn làm ở thành phố Hồ Chí Minh,
Bình Dương,… để các em ở nhà với anh, chị hoặc ông bà tuổi đã cao nên không có
thời gian chăm sóc và quan tâm đến việc sinh hoạt và học tập của các em.
- Đa số học sinh trong lớp không biết cách ước lượng thương trong thực
hành phép chia, đặc biệt là số có nhiều chữ số.
- Trình độ đối tượng học sinh không đều, sự tiếp thu của học sinh quá
chậm.
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng:
Môn Toán ở Tiểu học là môn học chính khóa, nó đóng vai trò hết sức quan
trọng trong việc truyền thụ kiến thức học toán và rèn luyện tư duy linh hoạt sáng
tạo cho học sinh. Trong đó dạy học “Ước lượng thương” trong thực hành phép chia
cho học sinh là mạch kiến thức không kém phần quan trọng, là nền tảng cho các
lớp trên. Vì đây là nội dung rất cần thiết.
Trong trường nhiều giáo viên lo ngại vì học sinh các lớp 3, 4, 5 khi thực
hành phép tính “chia cho số có nhiều chữ số” là vấn đề khó khăn đối với học sinh.
Vì vậy giáo viên làm thế nào để giúp học sinh có biện pháp tính, kĩ năng tính, thực
hành thành thạo phép tính.

Qua kết quả học sinh thực hành luyện tập trong giờ học môn toán. Để giúp
học sinh tăng cường kết quả học tập. Tôi hy vọng qua nghiên cứu đã giúp học sinh
dễ dàng hơn khi thực hành luyện tập các phép chia đặc biệt là biết “Ước lượng
thương” trong thực hành phép chia.
Đó cũng là tên đề tài sáng kiến của tôi:
Người thực hiện: Huỳnh Minh Trí

2


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

RÈN KĨ NĂNG “ƯỚC LƯỢNG THƯƠNG”
TRONG THỰC HÀNH PHÉP CHIA CHO HỌC SINH LỚP 4/4
3. Nội dung và bản chất sáng kiến:
Việc rèn kĩ năng “Ước lượng thương” trong thực hành phép chia chiếm một
vị trí quan trọng, giúp học sinh hình thành củng cố, vận dụng kiến thức kĩ năng về
toán học đồng thời dễ dàng phát triển những ưu điểm hoặc thiếu sót trong kiến
thức, kĩ năng của học sinh giúp các em phát huy ưu điểm khắc phục thiếu sót.
Phần lớn các biểu tượng, các số tự nhiên, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia,
đo dội dài, nhận dạng hình học tất cả dựa trên các hình ảnh cụ thể, gắn bó với thực
tiễn. Qua đó giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức toán học và sẽ có điều kiện rèn
luyện ngay trong cuộc sống. Mặt khác còn giúp học sinh phát huy trí thông minh,
thói quen làm việc có khoa học, tính kiên trì, tự lực vượt khó, cẩn thận chính xác,
Giáo viên tổ chức cho mọi học sinh đều tham gia hoạt động, sao cho học sinh thấy
tự mình phát hiện, tìm ra kiến thức từ đó suy nghĩ, diễn đạt, thực hiện hoạt động
học tập theo cách riêng của mình.
Đối với học sinh lớp 4/4, khi thực hiện phép tính chia cho số có nhiều chữ số
nhìn chung các em gặp nhiều khó khăn trong việc ước lượng thương. Vì vậy các
em cần phải hiểu và biết cách ước lượng thương khi thực hành phép chia rất cần

thiết và đóng vai quan trọng trong giảng dạy môn Toán ở Tiểu học. Để giúp các em
vượt qua khó khăn trên, giáo viên cần giúp học sinh:
- Theo dõi, phân loại học sinh: Xem trong lớp còn bao nhiêu em chưa thực
hiện được phép chia, chưa thuộc bảng nhân, chia, không biết cách thực hiện phép
chia. Tìm nguyên nhân.
- Nhắc nhở học sinh: Học lại bảng nhân, chia, biết cách cộng, trừ, nhân, chia
nhẩm. Thường xuyên làm bài tập.
- Giáo viên nghiên cứu để giúp học sinh vượt qua khó khăn: Giáo viên hướng
dẫn học sinh ước lượng thương.
a) Làm tròn giảm
Người thực hiện: Huỳnh Minh Trí

3


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

Nếu số chia tận cùng là 1, 2 hoặc 3 thì ta làm tròn giảm, tức là bớt đi 1, 2, 3
đơn vị ở số chia. Khi làm bài ta chỉ việc che bớt chữ số tận cùng số đó đi.
Ví dụ 1: Ước lượng thương 96 : 32 =
- Ta làm tròn 96  90; 32  30, rồi nhẩm 90 chia 30 được 3, sau đó thử lại
32 x 3 = 96 để có kết quả 96 : 32 = 3.
- Thực tế dạy ở lớp, việc làm tròn số 96  90; 32  30 được tiến hành bằng
cách che bớt chữ số 6 ở số bị chia và chữ số 2 ở hàng đơn vị của số chia để có 9
chia 3 được 3.
Ví dụ 2: Có thể ước lượng thương 427 : 63 =
- Số chia, ta che chữ số 3.
- Số bị chia, ta che chữ số 7.
- Vậy 42 chia 6 được 7, ta ước lượng thương là 7, mà 63 x 7 = 441 lớn hơn
427, từ đó ta giảm ước lượng thương xuống là 6 và thử lại 63 x 6 = 378; 427 – 378

= 49 nhỏ hơn 63.
- Ta có kết quả: 427 : 63 = 6 dư 49
b) Làm tròn tăng
Nếu số chia tận cùng là 7, 8 hoặc 9 thì ta làm tròn tăng, tức là thêm 1 hoặc 2
đơn vị vào số chia. Khi làm bài ta che bớt chữ số tận cùng và thêm 1 vào chữ số
liền trước.
Ví dụ 1: Ước lượng thương 94 : 27 =
- Vì số chia có tận cùng là 7 nên ta tăng chữ số 2 ở hàng chục thành 3.
- Còn số bị chia ta che chữ số 4.
Kết quả ước lượng thương là 9 : 3 = 3, thử lại 27 x 3 = 81; 94 – 81 = 13 nhỏ
hơn 27.
- Ta có kết quả: 94 : 27 = 4 dư 13.
Ví dụ 2: Có thể ước lượng thương 3615 : 571 =
- Số chia, ta che hai chữ số tận cùng và tăng chữ số 5 hàng trăm lên thành 6.
- Số bị chia, ta che hai chữ số tận cùng.
Người thực hiện: Huỳnh Minh Trí

4


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

- Vậy 36 chia 6 được 6, ta ước lượng thương là 6, mà 571 x 6 = 3426 nhỏ hơn
3615, nên ta giảm ước lượng thương xuống là 6; 3615 – 3426 = 189 nhỏ hơn 571.
- Ta có kết quả: 3615 : 571 = 6 dư 189.
c) Làm tròn cả tăng lẫn giảm
Nếu số chia tận cùng là 4, 5 hoặc 6 thì ta nên làm tròn cả tăng lẫn giảm, rồi thử
lại các số trong khoảng hai thương ước lượng này.
Ví dụ: Ước lượng thương 372 : 45 =
o Làm tròn giảm

- Số chia, ta che chữ số 5.
- Số bị chia, ta che chữ số 2 tận cùng.
o Làm tròn tăng
- Số chia, ta che hai chữ số tận cùng và tăng chữ số 4 hàng chục lên thành 5.
- Số bị chia, ta che chữ số tận cùng.
o Có kết quả:
+ 37 : 4 được 9

Vì 7 < 8 < 9, nên ta ước lượng thương là 8.

+ 37 : 5 được 7
- Ta có kết quả: 372 : 45 = 8 dư 12.
d) Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập
Sau khi giáo viên hướng dẫn các em đã hiểu cách ước lượng thương, bên cạnh
những bài củng cố hay bài luyện tập, yêu cầu các em thực hiện. Nên chú ý nhiều
đến các học sinh yếu, kém tạo điều kiện các em nắm vững kiến thức, kĩ năng theo
yêu cầu cần đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng.
4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến:
Từ những thuận lợi khó khăn của lớp, đề tài nghiên cứu này áp dụng với
học sinh lớp 4/4, trường tiểu học Tân Thạnh 1 và có thể nhân rộng trong toàn
Huyện.

Người thực hiện: Huỳnh Minh Trí

5


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

Khi làm được các phép tính thì học sinh ham thích học toán, thực hiện dễ

dáng không ngại như trước đây.
Kết quả đạt được ở cuối học kỳ I có sự tiến bộ rõ rệt, cụ thể như sau:
Giỏi
Khá
TBình
Yếu
Tổng
Thời điểm
số
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
HS lượng
%
lượng
%
lượng
%
lượng
%
Khảo sát
36
2
5,6%
6

16,7%
16
44,4%
12
33,3%
đầu năm
Kiểm tra
36
6
16,7%
10
27,8%
15
41,7%
5
13,8%
GHK1
Kiểm tra
36
9
25,0%
15
41,7%
12
33,3%
0
CHK1
5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến:
Qua cách hướng dẫn của tôi đã giúp học sinh dễ dàng thực hiện phép chia
cho số có nhiều chữ số và biết ước lượng thương nên khi làm bài tập không còn

khó khăn như trước nữa. Học sinh đã dần dần làm đúng và hứng thú hơn trong giờ
học toán. Bài tập các em làm chất lượng được nâng cao rõ rệt.
Hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến: Từ những kết quả đạt được, bản
thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm và đề xuất để phụ đạo cho học sinh trong
những năm học tới như sau:
- Giáo viên cần giúp học sinh thuộc bảng cộng, trừ, nhân, chia nhẩm và
thường xuyên làm bài tập.
- Giáo viên cần phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong giờ học
toán, giúp học sinh hiểu rõ những vướng mắt để làm bài tập đúng.
- Giáo viên có thể tổ chức trò chơi đối với các tiết luyện tập, giúp học sinh
hiểu và nhớ lâu bài, khắc sâu những kiến thức đã học và không còn sai sót.
- Nắm được tâm sinh lý của học sinh.
- Giáo viên phải phân loại từng đối tượng học sinh để có kế hoạch giảng dạy
cho phù hợp.

Người thực hiện: Huỳnh Minh Trí

6


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

- Tăng cường mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường để hiểu được một số
thông tin và việc học tập của học sinh để vận dụng trong giảng dạy.
- Thường xuyên theo dõi học sinh để kịp thời uốn nắn.
- Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn. Tổ chức chuyên đề, thao hội giảng,
dự giờ đồng nghiệp để học hỏi và rút kinh nghiệm để giảng dạy tốt hơn.
Dạy học “Rèn kĩ năng ước lượng thương” trong thực hành phép chia những
kết quả mà tôi thu được trong quá trình nghiên cứu không phải là cái mới so với
kiến thức chung về môn Toán ở bậc Tiểu học. Như đối với bản thân tôi trong quá

trình nghiên cứu đã phát hiện và rút nhiều điều lý thú về nội dung và phương pháp
dạy học hướng dẫn cho học sinh ước lượng thương. Tôi tự cảm thấy mình được bồi
dưỡng thêm lòng kiên trì, nhẫn nại và lòng ham muốn với việc nghiên cứu.
Do trình độ lý luận bản thân còn hạn chế, nên các vấn đề trình bày trong đề
tài ít nhiều sẽ còn những điều thiếu sót. Rất mong Hội đồng xét duyệt các cấp,
hướng dẫn bổ sung những khiếm khuyết, để đề tài sáng kiến này được hoàn thiện
hơn.
Trên đây là những sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới, kỹ thuật mới của bản
thân tôi trong năm 2014.
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm xem xét, công nhận
đề tài sáng kiến cấp Huyện ./.
Thủ trưởng đơn vị

Tân Thạnh, ngày 19 tháng 03 năm 2014
Người báo cáo

HUỲNH MINH TRÍ

Người thực hiện: Huỳnh Minh Trí

7



×