PHẦN MỘT
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong tác phẩm “Về quyền tự quyết của các dân tộc”, Lênin đã viết:
“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Bởi
vậy, việc giáo dục ngôn ngữ cho học sinh và rèn luyện tư duy của học sinh
cần phải tiến hành song song và đáp ứng nhu cầu của xã hội
Nói về sự liên quan giữa câu và tư duy, Mác khẳng định: “Ngôn ngữ là
hiện thực trực tiếp của tư duy”. Ta thấy, ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ
mật thiết. Chính vì mối quan hệ này, việc dạy học tiếng Việt nói chung, rèn
luyện kĩ năng sử dụng câu cho học sinh cũng góp phần rèn luyện và hoàn
thiện công cụ tư duy cho học sinh.
Giao tiếp và được giao tiếp là nhu cầu tất yếu của mỗi con người. Xã hội
ngày càng phát triển thì nhu cầu này càng tăng. Việc đưa văn bản thuyết minh
vào chương trình giảng dạy trong nhà trường thực sự rất cần thiết vì đây là
loại văn bản phổ biến trong mọi lĩnh vực đời sống. Muốn viết một bài văn nói
chung, văn bản thuyết minh nói riêng, chúng ta không thể không sử dụng câu
vì đây là đơn vị có chức năng thông báo. Từ kĩ năng sử dụng câu, học sinh
mới hình thành nên kĩ năng dựng đoạn, liên kết đoạn, liên kết kiến thức để
hình thành bài văn thuyết minh đạt yêu cầu.
Văn bản thuyết minh rất quan trọng nhưng việc tạo lập văn bản thuyết
minh nói chung và kĩ năng sử dụng câu trong văn bản thuyết minh chưa được
hiệu quả mong muốn. Văn bản thuyết minh rất quan trọng nhưng việc nghiên
cứu đặc điểm và hướng rèn luyện kĩ năng xây dựng loại văn bản này cho học
sinh chưa nhiều, chưa đầy đủ.
Từ những lý do và thực tế trên, người viết nghiên cứu đề tài: “Phương pháp
rèn luyện kĩ năng sử dụng câu trong văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 10
THPT” giúp các em nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng câu nói chung và
1
áp dụng vào trong văn bản thuyết minh nói riêng một cách nhuần nhuyễn, đạt
hiệu quả giao tiếp cao.
2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện đối với học sinh lớp 10 trường THPT chuyên Lam
Sơn – Thanh Hoá
3. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu sách giáo khoa, nghiên cứu các tài liệu liên quan.
- Phương pháp tổng kết lí luận và thực tiễn
- Phương pháp tổng hợp thống kê
2
PHẦN HAI
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của đề tài
1.1.Khái niệm câu
Câu là khái niệm có nội hàm tương đối phức tạp.
Trong giáo trình “ Ngữ pháp Tiếng Việt hiện đại” tác giả Hữu Quỳnh
cho rằng: “Câu là đơn vị ngôn ngữ dùng để thông báo, có tính giao tiếp, tính
tình thái và tính vị ngữ”.
Hai tác giả Đinh Trọng Lạc và Bùi Minh Toán trong giáo trình “Tiếng
Việt tập 2” đưa ra những đặc trưng cơ bản về câu: “Câu không phải là đơn vị
có sẵn. Nó được tạo ra trong quá trình tư duy và hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ dựa vào các đơn vị có sẵn và các quy tắc kết hợp các đơn vị ấy…
Câu thể hiện một ý tương đối trọn vẹn…Câu có một cấu tạo nhất định và một
ngữ điệu kết thúc… Ngữ điệu kết thúc báo cho người nghe biết câu trọn vẹn,
trên chữ viết nó được thể hiện bằng một dấu chấm câu”.
Có thể nói, câu là khái niệm được nhìn nhận ở nhiều phương diện khác
nhau. Để phục vụ cho hướng nghiên cứu của đề tài, người viết đưa ra khái
niệm cơ bản về câu như sau: “Câu là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn
ngữ. Câu là đơn vị nghiên cứu của ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong,
bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn
hay thái độ, sự đánh giá của người viết (nói), hoặc có thể kèm theo thái độ, sự
đánh giá của người viết (nói), giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư
tưởng tình cảm. Khi viết, cuối câu có dấu ngắt câu; khi nói câu có ngữ điệu”.
1.2. Khái niệm và đặc điểm của văn bản thuyết minh
Văn bản thuyết minh là văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống
nhằm cung cấp những tri thức khách quan về những sự vật hiện tượng (đối
tượng thuyết minh) bằng những phương pháp thuyết minh giúp người đọc,
người nghe hiểu rõ những đặc điểm, tính chất…đối tượng thuyết minh. Mỗi
đối tượng có đặc điểm, cấu tạo, đặc trưng riêng để người thuyết minh có
3
những cách trình bày, thuyết minh riêng. Văn bản thuyết minh vừa phải thỏa
mãn yêu cầu của một văn bản nói chung như: chính xác, nhất quán, mạch lạc,
liên kết chặt chẽ vừa có những đặc điểm : Tính khách quan, tính chính xác,
tính hấp dẫn, tính thực dụng.
1.3. Các loại câu chủ yếu trong văn bản thuyết minh
Xét theo cấu trúc ngữ pháp, văn bản thuyết minh sử dụng cả hai loại câu:
câu đơn, câu ghép (theo cách phân loại trong sách giáo khoa phổ thông). Theo
khảo sát, chúng tôi thấy rằng trong văn bản thuyết minh, câu đơn chiếm ưu
thế hơn. Bởi văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan về đối tượng
thuyết minh một cách rõ ràng, dễ hình dung, mang tính khoa học. Câu đơn có
ưu thế trong việc truyền đạt thông tin thông qua những phương pháp thuyết
minh như: định nghĩa, giải thích,…
Xét theo mục đích giao tiếp, văn bản thuyết minh sử dụng các loại câu:
câu trần thuật (câu kể), câu cảm, câu cầu khiến, câu nghi vấn (câu hỏi) . Trong
đó, câu trần thuật luôn chiếm tỉ lệ nhiều nhất và có vai trò rất quan trọng. Qua
khảo sát một số bài văn thuyết minh, chúng tôi thấy câu trần thuật chiếm 80 –
90 %.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1. Nội dung dạy học về câu nói chung và câu trong văn bản thuyết
minh nói riêng trong chương trình phổ thông
Sách giáo khoa hiện hành, học sinh được thực hành câu ngay từ lớp 2.
Quá trình thực hành câu trong điều kiện học sinh chưa được trang bị kiến thức
về câu diễn ra liên tục từ lớp 2 đến hết lớp 3. Từ lớp 4 đến lớp 5, học sinh
được học lý thuyết và làm các bài tập rèn luyện về các loại câu hỏi, câu trần
thuật (kể), câu cảm thán, câu cầu khiến và các dấu câu. Những kiến thức này,
học sinh được luyện tập một lần nữa trong chương trình Ngữ văn lớp 8 (tập
2). Riêng về câu kể, lên lớp 6, ở học kì II, các em được học bài Câu trần
thuật đơn có từ “là”, Câu trần thuật đơn không có từ “là”.
4
Trong suốt chương trình Ngữ văn ở Trung học phổ thông (ban cơ bản),
kiến thức về câu đã không được nhắc lại, bài tập thực hành về câu chỉ có một
số tiết rất hạn chế ở lớp 11. Học kì I có 2 tiết thực hành về câu: Thực hành về
sự lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu, Thực hành về sử dụng một số kiểu
câu trong văn bản. Học kì II có 2 tiết học và thực hành về “Nghĩa của câu”.
Trong chương trình THPT, văn bản thuyết minh được dạy ở lớp 10 với những
nội dung sau:
- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh (1 tiết).
- Lập dàn ý bài văn thuyết minh (1 tiết).
- Viết bài văn thuyết minh số 4 (làm ở nhà).
- Tính chuẩn xác, hấp dẫn cảu văn bản thuyết minh (1 tiết).
- Trả bài viết số 4 (1 tiết).
- Phương pháp thuyết minh (1 tiết).
- Viết bài văn số 5: văn thuyết minh (1 tiết).
- Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh (1 tiết).
- Tóm tắt văn bản thuyết minh (1 tiết).
- Trả bài viết số 5 (1 tiết).
- Viết bài viết số 6: Thuyết minh văn học (làm ở nhà).
Với số lượng ít ỏi như vậy, học sinh khó có cơ hội tự rèn luyện cho mình
kĩ năng sử dụng câu nếu như không có sự tác động tích cực từ phía giáo viên.
2.2. Thực trạng dạy học và rèn luyện kĩ năng sử dụng câu trong văn
bản thuyết minh cho học sinh ở trường THPT
Văn bản thuyết minh có mặt trong mọi lĩnh vực đời sống, xã hội. Nhận
thấy vai trò của văn bản thuyết minh và yêu cầu xã hội, Bộ giáo dục đã đưa
loại văn bản này vào chương trình dạy học.
Văn bản thuyết minh là văn bản thông dụng nhưng vẫn chưa có công
trình nghiên cứu sâu rộng. Văn thuyết minh muôn màu muôn vẻ. Nó vẫn là
“mảnh đất mới” cần mọi người chung tay “cày xới”. Đây cũng là nguyên
nhân sâu xa làm cản trở việc dạy và học. Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu trong
5
văn bản chưa được chú trọng, đặc biệt là câu trong văn bản thuyết minh. Vì
vậy, việc học sinh áp dụng những kiến thức về câu vào văn bản còn yếu. Do
đó phần lớn những học sinh dù học tốt phân môn Tiếng Việt nhưng khi làm
văn các em còn mắc nhiều lỗi đáng tiếc, không ý thức được.
2.3. Thực trạng sử dụng câu trong văn bản thuyết minh của học sinh
THPT
"Văn học là nhân học" (M. Gorki). Vậy mà một thực trạng đáng buồn là
học sinh bây giờ không còn thích học môn Ngữ văn. Thực trạng này lâu nay
đã được báo động. Ban đầu chỉ đơn thuần là những lời than thở với nhau của
những người trực tiếp giảng dạy môn văn và nay đã trở thành vấn đề của báo
chí và dư luận. Ai đã trực tiếp dạy và chấm bài làm văn của học sinh trong
những năm gần đây mới thấy cần thiết phải ban bố “tình trạng khẩn cấp” về
việc học văn ở các cấp học hiện nay.
Văn bản thuyết minh rất quan trọng nhưng việc tạo lập văn bản thuyết
minh nói chung và kĩ năng sử dụng câu trong văn bản thuyết minh chưa được
hiệu quả mong muốn. Chương trình dạy học vẫn chưa chú trọng đến việc rèn
luyện kĩ năng sử dụng câu trong văn bản nói chung. Muốn viết một bài văn
nói chung, văn bản thuyết minh nói riêng, chúng ta không thể không sử dụng
câu vì đây là đơn vị có chức năng thông báo. Từ kĩ năng sử dụng câu, học
sinh mới hình thành nên kĩ năng dựng đoạn, liên kết đoạn, liên kết kiến thức
để hình thành bài văn thuyết minh đạt yêu cầu.
Từ những lý do và thực tế trên, người viết đã nghiên cứu đề tài: “
Phương pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng câu trong văn bản thuyết minh cho
học sinh THPT” giúp các em nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng câu nói
chung và áp dụng vào trong văn bản thuyết minh nói riêng một cách nhuần
nhuyễn, đạt hiệu quả giao tiếp cao.
3. Một số phương pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng câu trong văn bản
thuyết minh cho học sinh THPT
6
3.1. Hình thành tri thức lý thuyết về câu trong văn bản nói chung và
câu trong văn bản thuyết minh nói riêng cho học sinh THPT
Như chúng ta đã biết, chương trình Ngữ văn THPT hiện hành không có
bài dạy học lý thuyết về câu trong văn bản. Chương trình lớp 11 có hai bài
thực hành: “Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu” và “Thực
hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản”. Người viết nghĩ rằng giáo
viên có thể kết hợp việc dạy bài thực hành kết hợp với việc hình thành tri thức
lý thuyết về câu trong văn bản cho học sinh.
Bước 1: Lựa chọn và cung cấp ngữ liệu. Ngữ liệu phải tiêu biểu, sáng rõ,
phù hợp với trình độ và tâm lí học sinh lại vừa đảm bảo tính mẫu mực, trong
sáng về ngôn ngữ, tính giáo dục về tư tưởng, tình cảm.
Bước 2: Hướng dẫn cho học sinh phân tích ngữ liệu để thấy được đặc
điểm câu trong văn bản.
Bước 3: Tổ chức hướng dẫn học sinh luyện tập để củng cố, khắc sâu tri
thức lý thuyết.
Ví dụ:
Khi dạy tiết “Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu”, giáo
viên có thể kết hợp dạy học với việc hình thành tri thức lý thuyết về câu. Bài
học thực hành về lựa chọn trật tự từ trong câu đơn và câu ghép. Muốn hình
thành tri thức lý thuyết về câu đơn và câu ghép cho học sinh, giáo viên thực
hiện qua các bước:
Bước 1: Lựa chọn và cung cấp ngữ liệu.
a) Xác định câu đơn, câu ghép. Phân tích cấu trúc ngữ pháp.
b) Khái niệm về câu đơn và câu ghép.
Bước 2: Hướng dẫn cho học sinh phân tích ngữ liệu để thấy được đặc
điểm câu trong văn bản. Giáo viên điều khiển học sinh làm việc theo nhóm.
Học sinh muốn xác định đúng câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép thì
giáo viên phải gợi mở, hướng dẫn học sinh phân tích cấu trúc ngữ pháp.
7
Bước 3: Tổ chức hướng dẫn học sinh luyện tập để củng cố, khắc sâu tri
thức lý thuyết.
3.2. Xây dựng hệ thống bài tập để rèn luyện kĩ năng sử dụng câu
trong văn bản thuyết minh cho học sinh THPT
Muốn rèn luyện kĩ năng sử dụng câu trong văn bản thuyết minh, bài tập
phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm
- Đảm bảo tính thiết thực
- Đảm bảo tính hệ thống và phát triển
- Đảm bảo tính đa dạng và hấp dẫn
3.2.1. Bài tập nhận diện
Bài tập nhận diện là dạng bài tập giúp học sinh nhận diện các loại câu
trong văn bản thuyết minh nhằm củng cố lại lý thuyết mà các em đã học. Khi
học sinh làm dạng bài tập này, học sinh vừa được khắc sâu lý thuyết và vận
dụng lý thuyết vào thực hành.
Ví dụ: Giáo viên cho một đoạn văn và yêu cầu học sinh
a) Em hãy cho biết đoạn văn trên câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép ?
b) Đoạn văn trên có tính chất thuyết minh không ?
Bước 1 : Đọc kĩ đoạn văn và yêu cầu của bài tập.
Bước 2 : Nhận diện câu trong đoạn văn. Muốn nhận diện chính xác, học
sinh phải phân tích cấu trúc ngữ pháp các câu để so sánh với khái niệm về
câu.
Bước 3 : Nhận diện đoạn văn. Để biết được đoạn văn trên có phải là
đoạn văn thuyết minh không thì chúng ta phải xét những đặc điểm về câu
trong đoạn văn có hướng đến cung cấp nội dung thông tin về một đối tượng
nào không. Từ những câu mang nội dung thông tin cùng hướng đến một đối
tượng thuyết minh đến một đoạn văn thuyết minh hoàn chỉnh. Sự kết hợp hài
hòa, nhuần nhuyễn giữa các loại câu giúp đoạn văn vừa mang tính chuẩn xác
vừa mang tính hấp dẫn.
8
3.2.2. Bài tập phân tích
Bài tập phân tích là loại bài tập yêu cầu học sinh dựa trên những hiểu
biết về ngữ pháp, mục đích giao tiếp để phân tích cách kết hợp của các đơn vị
ngôn ngữ trong những sản phẩm giao tiếp nhất định đồng thời chỉ ra hiệu quả,
tác dụng của cách kết hợp này. Dạng bài tập này giúp các em có khả năng
phân tích các thành phần câu từ đó nắm vững kiến thức về câu.
Ví dụ : Giáo viên cho đoạn trích và yêu cầu học sinh:
a) Em hãy phân tích cấu trúc ngữ pháp của các câu.
b) Phân loại câu theo cấu trúc ngữ pháp và theo mục đích giao tiếp. Nhận
xét về sự kết hợp các kiểu câu trong đoạn trích.
Bước 1: Học sinh đọc kĩ văn bản và yêu cầu bài tập.
Bước 2: Học sinh muốn phân tích cấu trúc ngữ pháp chính xác thì phải
nắm rõ những vấn đề cấu trúc câu tiếng Việt như thành phần nòng cốt câu,
thành phần ngoài nòng cốt; nắm chắc tri thức lý thuyết về các loại câu.
Bước 3: Phân loại câu theo cấu trúc ngữ pháp và theo mục đích giao tiếp.
Để thực hiện bước này, giáo viên giúp học sinh tái hiện lại nội dung kiến thức
về câu phân loại theo hai loại khác nhau: phân loại câu theo cấu trúc ngữ pháp
và phân loại câu theo mục đích giao tiếp. Sau đó nhận xét về sự kết hợp các
kiểu câu trong đoạn trích.
Bước 4 : Giáo viên nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm để giúp học
sinh khắc sâu kiến thức về câu trong văn bản và rèn luyện kĩ năng sử dụng
câu trong văn bản thuyết minh.
3.2.3. Bài tập chuyển đổi, bổ sung
Đây cũng là loại bài tập cũng cho trước một ngữ liệu có sẵn, những yêu
cầu chuyển đổi ngữ liệu về một phương diện nào đó: về thành phần cấu tạo,
về trật tự từ sắp xếp, về kiểu cấu tạo Loại bài tập này vừa có tác dụng củng
cố khái niệm và quy tắc ngữ pháp, vừa góp phần rèn luyện năng lực tạo lập
các sản phẩm mới, trước hết là câu, sau cùng tạo lập văn bản.
Ví dụ :
9
a) Chuyển các câu trần thuật sang câu cảm
b) Chuyển các câu trần thuật sau thành câu nghi vấn (câu hỏi), câu cầu
khi ến
c) Thêm trạng ngữ vào nòng cốt câu
d) Viết thêm nòng cốt câu vào những trạng ngữ cho sẵn
3.2.4. Bài tập tạo lập
Đây là bài tập yêu cầu học sinh tạo nên một sản phẩm ngôn ngữ theo yêu
cầu nào đó. Bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng câu trong văn bản thuyết minh
trước hết tạo lập câu rồi đến đoạn văn, văn bản.
Ví dụ:
1) Viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng hai câu ghép.
2) Viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng tất cả các loại câu phân theo
mục đích giao tiếp.
3.2.5. Bài tập sửa lỗi
Đây là dạng bài tập yêu cầu học sinh phân tích và sửa lỗi câu trong văn
bản thuyết minh nhằm củng cố những kiến thức lý thuyết, luyện kĩ năng sử
dụng câu trong văn bản thuyết minh.
Ví d ụ: Cho đoạn văn thuyết minh bị đánh dấu câu một cách lộn xộn. Em
hãy đánh lại dấu câu cho các câu trong đoạn và bỏ đi những dấu câu không
cần thiết.
3.3. Kết hợp rèn luyện kĩ năng sử dụng câu trong văn bản thuyết
minh qua giờ làm văn
Ở làm văn, thực hành nằm ngay trong lý thuyết. Giờ làm văn thuyết
minh trong chương trình có cả dạng lý thuyết lẫn thực hành. Tùy theo nội
dung bài học, giáo viên dạy vừa bám theo chuẩn kiến thức kĩ năng vừa kết
hợp nâng cao và rèn luyện cho học sinh. Một trong những kĩ năng quan trọng,
đó chính là kĩ năng sử dụng câu.
3.3.1. Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu trong văn bản thuyết minh theo
các phương pháp thuyết minh
10
3.3.1.1. Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu trong văn bản thuyết minh
theo phương pháp định nghĩa, giải thích
Câu trong văn bản thuyết minh theo phương pháp định nghĩa, giải thích
gắn với cấu trúc C là V.
Ví dụ:
- Chim là tập hợp các loài động vật có xương sống, máu nóng, đi đứng
bằng hai chân và đẻ trứng.
Bước 1: Đọc kỹ những ví dụ trên.
Bước 2: Những ví dụ trên được viết theo phương pháp thuyết minh gì?
Giáo viên cung cấp dẫn chứng về một số định nghĩa và hướng dẫn học
sinh tự rèn luyện kĩ năng sử dụng câu theo phương pháp thuyết minh này: học
sinh tự định nghĩa về những sự vật hiện tượng xung quanh mình bằng phương
pháp này. Thông qua phương pháp thuyết minh định nghĩa, học sinh rèn luyện
cho mình những kĩ năng đặt câu trần thuật đơn có từ “là”, câu đơn có cấu trúc
C là V.
3.3.1.2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu trong văn bản thuyết minh
theo phương pháp liệt kê
Phương pháp liệt kê kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất… của sự vật
theo một trình tự nào đó. Tác dụng: giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện và
có ấn tượng về nội dung được thuyết minh.
Ví dụ:
- Cây dừa Bình Định: thân cây làm máng, lá cây làm tranh, cọng lá chẻ
nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đổ xôi, nước dừa để uống…
3.3.1.3. Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu trong văn bản thuyết minh
theo phương pháp nêu ví dụ
Phương pháp nêu ví dụ là dẫn ra những ví dụ cụ thể để người đọc tin vào
nội dung được thuyết minh. Tác dụng: thuyết phục người đọc, khiến người
đọc tin vào những điều mà người viết đã cung cấp.
Ví dụ:
11
- Bánh xứ Huế rất đa dạng và rất ngon như: bánh bèo, bánh lọc, bánh
nậm, bánh ướt thịt nướng, bánh khoái, bánh ít, bánh chưng…
Đặc điểm của phương pháp này: sau nội dung đưa ra thường có từ như,
chẳng hạn hoặc dấu hai chấm. Nội dung nêu ví dụ làm rõ hơn nội dung đưa ra
trước đó.
3.3.1.4. Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu trong văn bản thuyết minh
theo phương pháp dùng số liệu
Phương pháp dùng số liệu (các con số cụ thể) là phương pháp dùng các
số liệu chính xác để khẳng định độ tin cậy cao của các tri thức được cung cấp.
Ví dụ:
- Với thanh niên Mĩ, 1 đô la mua một bao thuốc lá là một khoản tiền nhỏ,
còn đối với thanh thiếu niên Việt Nam muốn có 15000đ mua một bao 555 – vì
đã hút là phải hút thuốc sang – chỉ có một cách là trộm cắp.
Khi sử dụng phương pháp thuyết minh này giúp học sinh rèn luyện tư duy
chính xác bằng những con số. Từ đó, học sinh sẽ đặt câu phải chính xác,
logic.
3.3.1.5. Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu trong văn bản thuyết minh
theo phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh: so sánh hai đối tượng cùng loại hoặc khác loại
nhằm làm nổi bật đặc điểm, tính chất của đối tượng cần thuyết minh.Tác
dụng: tăng sức thuyết phục và độ tin cậy cho nội dung được thuyết minh. Đặt
câu gắn với từ “như”, “hơn cả”.
Ví dụ:
- Ôn dịch thuốc lá đang đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn
nặng hơn cả AIDS…Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là
giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu…
3.3.1.6. Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu trong văn bản thuyết minh
theo phương pháp phân loại, phân tích
12
Phương pháp phân loại, phân tích: chia đối tượng ra từng mặt, từng
khía cạnh, từng vấn đề…để lần lượt thuyết minh. Tác dụng: giúp cho người
đọc hiểu dần từng mặt của đối tượng một cách có hệ thống, cơ sở để hiểu đối
tượng một cách đầy đủ, toàn diện.
Ví dụ:
- Huế có nhiều cảnh thơ mộng. Sông và núi hữu tình. Di tích lịch sử và
trường học lâu đời.
3.3.1.7. Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu trong văn bản thuyết minh
theo phương pháp bằng chú thích
Phương pháp bằng chú thích: cung cấp thêm một số hiểu biết, là cách
nhận biết, không có tác dụng phân biệt với các đối tượng cùng loại.
Ví dụ: “Hàn Mặc Tử là bút danh”.
3.3.1.8. Rèn luyện kỹ năng sử dụng câu trong văn bản thuyết minh
theo phương pháp bằng giảng giải nguyên nhân – kết quả
Phương pháp bằng giảng giải nguyên nhân – kết quả: giảng giải đối
tượng đi từ nguyên nhân đến kết quả. Phương pháp bằng giảng giải nguyên
nhân – kết quả khác với câu điều kiện - giả thiết, nguyên nhân – kết quả bởi
nó không chỉ nằm trong một câu mà gồm nhiều câu trong đoạn văn, mối quan
hệ giữa các đoạn văn có mối quan hệ nhân quả.
Ví dụ: Hoa sen là loài hoa sống trong bùn nhưng không vấy bẩn, mùi
tanh. Nó sống khắp mọi miền đất nước và thể hiện đầy đủ những phẩm chất
của người Việt. Vì vậy, hoa sen được chọn làm “quốc hoa”.
3.3.2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu trong văn bản thuyết minh
thông qua luyện tập viết đoạn văn thuyết minh
Các bước rèn luyện kĩ năng sử dụng câu trong văn bản thuyết minh
thông qua luyện tập viết đoạn văn thuyết minh:
Bước 1: Giáo viên ôn tập lại kiến thức về đoạn văn, đoạn văn thuyết
minh, kết cấu của văn bản thuyết minh.
13
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm dàn ý của một đề văn thuyết
minh bất kì.
Bước 3: Giáo viên phân mỗi nhóm viết mỗi khía cạnh của dàn ý.
Bước 4: Gọi học sinh đại diện mỗi nhóm lên trình bày.
Bước 5: Giáo viên nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
3.3.3. Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu trong văn bản thuyết minh
thông qua việc trả bài kiểm tra
Ngư ời viết đề xuất quy trình cho giờ trả bài văn thuyết minh như sau:
Ví dụ: Trả bài viết số 5 có đề: “Thuyết minh cho người đọc về bài “Phú
sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu”. (Lớp 11 Sử trường THPT chuyên
Lam Sơn)
Bước 1: Dẫn nhập.
Bước 2: Yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài kiểm tra, giáo viên ghi lên
bảng.
Bước 3: Xác định yêu cầu của đề ra: kiến thức, đối tượng, phạm vi,
phương pháp thuyết minh, yêu cầu cần đạt…Giáo viên gạch dưới những từ
“khóa” của đề bài.
Đối tượng: “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu.
Phương pháp thuyết minh: Đề bài không giới hạn trong phương pháp
thuyết minh nào nhưng chúng ta có thể sử dụng chủ yếu các phương pháp
thuyết minh: định nghĩa, giải thích, so sánh, dùng số liệu, phân tích, liệt kê.
Yêu cầu cần đạt:
- Xác định đúng đề, thực hiện nội dung yêu cầu của văn thuyết minh.
- Vận dụng các hình thức, phương pháp thuyết minh.
- Làm rõ các ý cần đạt.
- Bố cục bài viết chặt chẽ, rõ ràng.
- Trình bày mạch lạc, sạc sẽ.
Bước 4: Lập dàn ý cho đề bài.
Mở bài : Giớí thiệu chung về bài phú.
14
Thân bài:
Nội dung:
+ Hoàn cảnh, mục đích sáng tác.
+ Thể loại bài phú.
+ Cấu trúc: Sơ lược nội dung từng phần có lời văn phụ họa.
Nghệ thuật
Ý nghĩa văn bản: Văn học và đời sống (đương thời, ngày nay).
Kết bài: Nhấn mạnh vị trí của bài phú trong nền văn học và lịch sử dân
tộc.
Bước 5: Đánh giá kết quả chung bài làm của lớp. Nhận xét về ưu và
khuyết điểm của học sinh. Giáo viên đưa ra những dẫn chứng từ trong bài làm
của học sinh, đọc lên cho cả lớp nghe. Giáo viên lựa chọn bài viết tốt nhất của
học sinh để đọc trước lớp.
Ưu điểm:
+ Đa số các em xác định đúng yêu cầu đề ra.
+ Đa số nắm kiến thức cơ bản.
- Khuyết điểm:
+ Bài làm vẫn còn sơ sài, chưa có bài nào phân tích sâu.
+ Chưa xác định mục đích thuyết minh thông qua việc xác định đối
tượng tiếp nhận.
Bước 6: Trả bài.
Bước 7: Sửa lỗi câu trong văn bản thuyết minh.Giáo viên chuẩn bị bảng
phụ, tổng kết những lỗi điển hình trong lớp để học sinh lên bảng sửa. Những
lỗi về câu, giáo viên sẽ để riêng một phần để nhiều học sinh lên sửa.
Những lỗi phổ biến trong bài làm các em:
Lỗi cấu trúc ngữ pháp của câu:
Qua đó thấy được những chiến công vĩ đại ấy được kể bằng giọng văn
gấp gáp, khẩn trương. (Lê Văn Nam)
15
Qua đó, ta thấy được những chiến công vĩ đại ấy được kể bằng giọng
văn gấp gáp, khẩn trương.
Như vậy, có thể thấy nguyên nhân thắng lợi của quân ta phụ thuộc rất
nhiều yếu tố. (Hoàng Thảo Linh)
Như vậy, chúng ta có thể thấy nguyên nhân thắng lợi của quân ta phụ
thuộc rất nhiều yếu tố.
Lỗi về quan hệ ngữ pháp trong câu:
Các địa danh không chỉ là cảnh đẹp nhưng gợi ra một không gian bao
la, rộng lớn. (Lê Hồng Ánh)
Các địa danh không chỉ là cảnh đẹp mà còn gợi ra một không gian
bao la, rộng lớn.
Lỗi về dấu câu:
Thông qua một loạt từ gợi hình kết hợp với việc nhắc đến những địa
danh gắn liền với sông Bạch Đằng. Tác giả đã gợi cho người đọc vẻ đẹp
hùng vĩ, bát ngát, mênh mông của sông Bạch Đằng. (Phạm Bùi Quân)
Thông qua một loạt từ gợi hình kết hợp với việc nhắc đến những địa
danh gắn liền với sông Bạch Đằng, tác giả đã gợi cho người đọc vẻ đẹp hùng
vĩ, bát ngát, mênh mông của sông Bạch Đằng.
Câu sai kiến thức cơ bản:
Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu được xếp vào hạng kiệt tác
và được viết 50 năm sau cuộc kháng chiến chống quân Minh. (Lê Văn Nam)
Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu được xếp vào hạng kiệt tác
và được viết 50 năm sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.
Câu sai phong cách:
Khi nhắc đến Trương Hán Siêu thì ta nghĩ đến Phú sông Bạch Đằng
ngay tức khắc. (Lê Thanh Huyền).
Khi nhắc đến Trương Hán Siêu thì ta sẽ nghĩ đến Phú sông Bạch
Đằng.
16
Giáo viên lựa chọn những lỗi tiêu biểu của học sinh để cả lớp cùng sửa.
Mỗi câu sẽ có nhiều cách sửa, giáo viên lựa chọn các cách sửa tối ưu, chính
xác. Mỗi học sinh sẽ tìm ra những lỗi không giống nhau, cách sửa khác nhau.
Từ đó, giáo viên tạo điều kiện để học sinh phát huy tính tích cực.
PHẦN BA
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Đứng trước thời kì hội nhập, xã hội đặt ra yêu cầu giáo dục đào tạo ra
những con người có tri thức, trình độ đồng thời phải có những kĩ năng sống
cần thiết. Một trong những kĩ năng quan trọng đó chính là kĩ năng sử dụng
ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp. Muốn đổi mới dạy học để nâng cao chất lượng
dạy học không phải chỉ đổi mới trên một phương diện nào hay chỉ đổi mới
“suông” mà cần sự chung tay chung sức của toàn xã hội. Tất cả mọi người
phải có trách nhiệm trước sứ mệnh giáo dục khi các nước trên thế giới đã có
những hướng đi cho mình. Trên cơ sở đó, người viết xin đưa ra một số kiến
nghị sau:
1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: cần đưa thêm các tiết lý thuyết dạy
học về câu trong văn bản và câu trong văn bản thuyết minh vào chương trình
Ngữ văn phổ thông giúp cho công tác dạy học ngày càng có kết quả cao hơn,
thiết thực hơn để đào tạo được những học sinh không những giỏi về tri thức
câu tiếng Việt mà còn giỏi trong hoạt động giao tiếp.
2. Đối với Sở giáo dục và Đào tạo: Tổ chức tập huấn cho giáo viên theo
chuy ên đề gi úp giáo viên các trường có điều kiện học tập trao đổi kinh
nghiệm.
3. Đối với giáo viên: nên lồng ghép dạy kỹ năng sử dụng câu trong văn
bản nói chung và văn bản thuyết minh nói riêng trong các tiết dạy thực hành,
dạy làm văn và tiết trả bài kiểm tra. Chủ động dạy học tích cực, giúp học sinh
17
thêm yêu môn văn đòi hỏi mỗi giáo viên phải luôn tự học, tự bồi dưỡng kiến
thức.
Thanh Hoá, ngày 15 tháng 5 năm 2012
Người thực hiện
Lê Thị Hà
18